intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phát huy vai trò của Ban nữ công trong công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc ở trường THPT Quỳ Hợp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp phát huy vai trò của Ban nữ công trong công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc ở trường THPT Quỳ Hợp" nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc, cũng như vai trò, nhiệm vụ của Ban nữ công trong việc phối hợp với với các tổ chức trong và ngoài nhà trường về giáo dục học sinh nói chung và học sinh nữ dân tộc nói riêng ở trường THPT Quỳ Hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phát huy vai trò của Ban nữ công trong công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc ở trường THPT Quỳ Hợp

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA BAN NỮ CÔNG TRONG CÔNG TÁC QUAN TÂM GIÁO DỤC HỌC SINH NỮ DÂN TỘC Ở TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP Nhóm tác giả: 1. Lê Thị Mỹ - SĐT 0396374719 2. Nguyễn Thị Oanh - SĐT 0962973385 Tổ chuyên môn: Tổ Ngữ Văn NĂM HỌC: 2023-2024
  2. MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................... 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2 III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................... 2 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 3 VI. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .................................................. 3 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................. 4 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................................... 4 1. Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi .................................................................................................. 4 2. Hướng dẫn hoạt động của Ban Nữ công quần chúng nhiệm kì 2018-2023 của Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam....................................... 5 3. Vai trò, nhiệm vụ của Ban nữ công trong trường THPT .................................. 7 4. Công tác giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số ở trường THPT ...................... 8 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................................................................ 9 1. Thực trạng về công tác giáo dục học sinh nữ dân tộc ở các trường THPT ...... 9 1.1. Thuận lợi .................................................................................................... 9 1.2. Khó khăn .................................................................................................. 10 2. Thực trạng về công tác giáo dục học sinh nữ dân tộc ở trường THPT Quỳ Hợp . 11 3. Sự cần thiết của việc quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc ở trường THPT Quỳ Hợp .............................................................................................................. 13 4. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên ............................................................. 13 4.1. Nguyên nhân khách quan ......................................................................... 13 4.2. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................. 14 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA BAN NỮ CÔNG TRONG CÔNG TÁC QUAN TÂM, GIÁO DỤC HỌC SINH NỮ DÂN TỘC Ở TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP .......................................................................... 14 1. Phối hợp với BCH công đoàn để thực hiện tốt công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc trong nhà trường ................................................................. 14 1.1. Cách thức thực hiện.................................................................................. 14 1.1.1. Cập nhật các văn bản có tính pháp lí về vai trò, nhiệm vụ của Ban nữ công trong công tác giáo dục học sinh nữ dân tộc ...................... 14
  3. 1.1.2. Tham mưu với BCH công đoàn về việc chọn giáo viên nữ làm công tác chủ nhiệm, công tác tuyên truyền, tư vấn tâm lí cho học sinh .. 15 1.1.3. Tham mưu với BCH công đoàn để xây dựng chính sách ưu đãi đặc biệt đối với học sinh nữ dân tộc ....................................................... 17 1.2. Bài học kinh nghiệm ................................................................................ 19 2. Phân công nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban nữ công về công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc trong nhà trường ................... 19 2.1. Phân công nhiệm vụ ................................................................................. 19 2.1.1. Tìm hiểu phong tục, tập quán, lối sống của đồng bào dân tộc ở Quỳ Hợp để nắm rõ hơn đối tượng học sinh nữ dân tộc trong nhà trường. .............................................................................................. 19 2.1.2. Tìm hiểu những chế độ, chính sách ưu tiên đối với đối tượng học sinh nữ dân tộc ................................................................................. 23 2.1.3. Khảo sát, tìm hiểu những hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ của các em học sinh nữ dân tộc ........................................................ 23 2.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động.................................................................. 25 3. Tổ chức các hoạt động cụ thể để phát huy vai trò nòng cốt của Ban nữ công về công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc trong nhà trường............... 26 3.1. Xây dựng hình ảnh học sinh nữ dân tộc tiêu biểu trong trường học........ 26 3.2. Lồng ghép xây dựng và thực hiện các chuyên đề, các buổi nói chuyện về tâm lí lứa tuổi, giáo dục giới tính, tình yêu học đường .............................. 28 3.3. Kết nối với phụ huynh học sinh để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh nữ dân tộc.......................................................................................... 31 3.4. Phối hợp với các đơn vị trong nhà trường để tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT cho học sinh nữ dân tộc ............................................... 32 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ............................................................................... 34 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM............................................................................ 37 1. Về công tác tham mưu với BCH công đoàn ................................................... 37 2. Về xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban nữ công ........................................ 37 3. Về vai trò nòng cốt của nữ cán bộ giáo viên trong công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc ....................................................................................... 37 VI. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ................................................................................................ 38 1. Mục đích khảo sát ........................................................................................... 38 2. Nội dung và phương pháp khảo sát................................................................. 38 2.1. Nội dung khảo sát..................................................................................... 38 2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ................................................. 38 3. Đối tượng khảo sát .......................................................................................... 39
  4. 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất .... 39 4.1. Sự cấp thiết của giải pháp đã đề xuất ....................................................... 39 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ..................................................... 41 PHẦN III. KẾT LUẬN ......................................................................................... 43 1. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 43 2. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 43 2.1 Kết luận ..................................................................................................... 43 2.2. Kiến nghị .................................................................................................. 43 2.2.1. Với Công đoàn Ngành GD Nghệ An ................................................ 43 2.2.2. Với BGH và các tổ chức đoàn thể trong trường ............................... 44 2.2.3. Với cán bộ giáo viên trong nhà trường ............................................. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 45 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 47
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT BCHCĐ : Ban chấp hành công đoàn BGH : Ban giám hiệu BNC : Ban nữ công CBGV : Cán bộ giáo viên CĐCS : Công đoàn cơ sở CMHS : Cha mẹ học sinh CSVC : Cơ sở vật chất DTTS : Dân tộc thiểu số GD : Giáo dục GVCN : Giáo viên chủ nhiệm SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm THPT : Trung học phổ thông
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong chiến lược xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đây cũng là cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách "Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc". Cùng với sự phát triển của giáo dục nói chung, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, chú trọng đến giáo dục đào tạo vùng DTTS và miền núi. Đây là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước đặt ra phải hoàn thành trong thời kỳ đổi mới, là chính sách quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, và là một yêu cầu tất yếu để phát triển đất nước một cách bền vững. Chăm lo, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết trong các nhà trường ở vùng miền núi, ở các vùng đồng bào DTTS. Từ thực tế dạy học và hoạt động giáo dục ở các trường THPT miền núi cho thấy, có rất nhiều vấn đề cần được đặc biệt quan tâm, nhất là với đối tượng học sinh nữ dân tộc. Để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ DTTS rất cần sự quan tâm sâu sắc của nhà trường, sự phối kết hợp giáo dục của các tổ chức trong và ngoài nhà trường, góp phần vào thành tích giáo dục toàn diện của các trường THPT. Đặc biệt quan tâm đến giáo dục học sinh nữ dân tộc sẽ góp phần giảm bớt được tình trạng bỏ học, nạn tảo hôn, giúp các em có thêm kiến thức, kĩ năng để tiếp tục học tập và thành công hơn trong cuộc sống. Quỳ Hợp là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An. Nơi đây, ngoài dân tộc Kinh thì tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số như Thái, Thổ và một số ít dân tộc khác sinh sống chiếm khoảng 52% dân số. Trường THPT Quỳ Hợp là một trong ba trường phổ thông trên địa bàn huyện có số học sinh DTTS chiếm khá cao, nữ học sinh dân tộc thiểu số năm học 2022-2023 là 350 em trên tổng số 482 học sinh nữ (chiếm 72,61% ), năm học 2023-2024 là 322 em trên tổng số 479 học sinh nữ (chiếm 67,22%). Với đặc điểm về địa hình, kinh tế khó khăn, trình độ học vấn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, các tập tục lạc hậu vẫn còn tồn tại. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục học sinh DTTS nói chung và học sinh nữ dân tộc nói riêng. Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của giáo dục học sinh nữ dân tộc trong nhà trường, trong những năm qua Ban nữ công đã tích cực phối hợp với các tổ chức trong và ngoài trường lồng ghép, triển khai kế hoạch hành động bằng những việc làm cụ thể nhằm mục đích: Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường về việc quan tâm, chăm lo giáo dục học sinh nữ dân tộc vì sự phát triển giáo dục toàn diện của nhà trường. Tiếp tục tham mưu cho BCH công đoàn có những biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đặc biệt đối với học sinh nữ dân tộc. Xây dựng chương trình và kế hoạch thực hiện của Ban nữ công bằng những hoạt động thiết thực, đúng đối tượng nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, động viên, giúp đỡ kịp thời để các em vươn lên trong học tập và cuộc sống. 1
  7. Trong quá trình xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động, với tư cách là uỷ viên BCHCĐ, trưởng Ban nữ công, tôi luôn bám sát chủ trương, đường lối của các cấp quản lí, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong nhà trường thực hiện có hiệu quả công tác quan tâm giáo dục học sinh nữ dân tộc của trường THPT Quỳ Hợp. Với mong muốn được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác nữ công trường học, đưa ra những giải pháp phát huy hiệu quả vai trò của Ban nữ công trong giáo dục học sinh nữ dân tộc nói riêng và giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung. Công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch hoạt động của BCHCĐ mà vai trò nòng cốt chính là Ban nữ công. Từ thực tiễn hoạt động cho thấy, trong những năm gần đây, công tác giáo dục cho đối tượng học sinh nữ dân tộc của nhà trường đã có nhiều chuyển biến tích cực. Bởi vậy, tôi mạnh dạn thực hiện và trao đổi đề tài "Một số giải pháp phát huy vai trò của Ban nữ công trong công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc ở trường THPT Quỳ Hợp" II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc, cũng như vai trò, nhiệm vụ của Ban nữ công trong việc phối hợp với với các tổ chức trong và ngoài nhà trường về giáo dục học sinh nói chung và học sinh nữ dân tộc nói riêng ở trường THPT Quỳ Hợp. Trên cơ sở đó, giúp nữ giáo viên nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác phối hợp, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ dân tộc. Đồng thời, nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác Nữ công, giúp các nữ giáo viên có những đổi mới, sáng tạo trong giáo dục ý thức, phát triển kĩ năng, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục toàn diện chung của nhà trường. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Thực hiện đề tài này, chúng tôi xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm như sau: - Chỉ ra các văn bản pháp quy, xác định cơ sở lí luận về vai trò của Ban nữ công trong công tác phối hợp giáo dục học sinh - Nghiên cứu về thực trạng học sinh nữ dân tộc và vai trò, chức năng của Ban nữ công trong công tác phối hợp giáo dục học sinh nói chung và học sinh nữ dân tộc nói riêng - Nêu ra các giải pháp có tính khả thi về việc phát huy vai trò của Ban nữ công trong công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc, góp phần vào thành tích giáo dục chung của nhà trường. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh nữ dân tộc thiểu số 2
  8. - Ban nữ công của nhà trường - Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn - Phụ huynh học sinh 2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Thực nghiệm tại Trường THPT Quỳ Hợp- huyện Quỳ Hợp- tỉnh Nghệ An - Phạm vi thời gian: Từ năm học 2021-2022 đến năm học 2023-2023 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu và viết SKKN này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: - Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các văn bản pháp quy về giáo dục học sinh dân tộc thiểu số, về vai trò của Ban nữ công; Thu thập và xử lí thông tin - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, phân tích, thống kê, xử lí số liệu, phỏng vấn, so sánh, đối chiếu kết quả hoạt động. VI. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đổi mới trong công tác Nữ công góp phần quan trọng vào việc đổi mới và thực hiện có hiệu quả hoạt động của BCH công đoàn cơ sở. Với SKKN này, chúng tôi đã cập nhật có hệ thống các văn bản có tính pháp lý để Ban nữ công làm cơ sở và nâng cao hiệu quả hoạt động. Đặc biệt, SKKN đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn nhà trường nên đã mang lại những đóng góp đáng kể trong việc phối hợp giáo dục học sinh nói chung, nâng cao chất lượng học sinh nữ dân tộc nói riêng. Thực hiện tốt các giải pháp mà SKKN đưa ra, giúp nữ giáo viên, học sinh nữ nói chung và học sinh nữ dân tộc nói riêng thêm tự tin phát huy năng lực bản thân, hoà đồng, mạnh dạn tham gia các hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi, hạn chế những biểu hiện tiêu cực, lệch lạc, góp phần giúp nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra. 3
  9. PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Cùng với sự phát triển toàn diện của đất nước, giáo dục đào tạo vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số đang từng bước được nâng lên rõ rệt. Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên để xây dựng, hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm phát triển giáo dục miền núi, góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo chung trong thời kì hội nhập quốc tế. Sự ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục miền núi thể hiện rõ qua các văn bản hướng dẫn về công tác giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi như sau: 1. Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi - Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009). - Nghị định số 61/2006/NĐ-CP, ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Luật bình đẳng giới, chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 của Thủ tướng Chính phủ; - Nghị quyết số 06b/NĐ - TLĐ, ngày 29 tháng 01 năm 2011 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh C Nghị định số 19/2013/NĐ-CP, ngày 23/02/2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; - Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; - Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, HS, SV các DTTS rất ít người; Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015. - Quyết định 2123/2010/QĐ-TTg ngày 22-11-2010 về đảm bảo quyền được giáo dục cho các DTTS rất ít người. - Quyết định số 383/QĐ-BGDĐT ngày 26/01/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Quyết định số 693/QĐ-BGDĐT ngày 14/3/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch thực hiện các nội dung do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì 4
  10. thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; - Chỉ thị 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Nghị quyết Đại hội XX Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An. - Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 19/11/2021 của Ban Chấp hành Tỉnh ủy Nghệ An ban hành về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 - Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030 2. Hướng dẫn hoạt động của Ban Nữ công quần chúng nhiệm kì 2018- 2023 của Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Hướng dẫn hoạt động ban nữ công quần chúng nhiệm kỳ 2018-2023, cần tập trung vào các nội dung sau: 1. Tuyên truyền giáo dục Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội công đoàn và Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp; nội quy, quy chế cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; trọng tâm là những nội dung liên quan trực tiếp tới lao động nữ và trẻ em. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giới và bình đẳng giới; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề. 2. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nữ CNVCLĐ; quan tâm công tác dân số, gia đình, trẻ em và tổ chức các phong trào thi đua trong nữ CNVCLĐ Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên nữ, người lao động và phản ánh, đề xuất, kiến nghị với BCH CĐCS những giải pháp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ và tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ đoàn viên, người lao động. - Hướng dẫn, giúp đỡ lao động nữ ký kết hợp đồng lao động; đề xuất đưa vào TƯLĐTT những quy định có lợi hơn cho lao động nữ so với quy định của pháp luật. Tham gia xây dựng và giám sát thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ và trẻ em; tham mưu cho BCS CĐCS về tham gia giải quyết, hỗ trợ công tác nhà trẻ, mẫu giáo; tham mưu đề xuất kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho lao động nữ, chăm lo cho con CNVCLĐ. 5
  11. Tổ chức và vận động lao động nữ tích cực tham gia các phong trào thi đua, đặc biệt là thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Tham mưu tổ chức sơ, tổng kết và đề nghị khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong các phong trào thi đua của nữ CNVCLĐ. - Đại diện cho lao động nữ tham gia các tổ chức hợp pháp, các hội đồng tư vấn có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ, trẻ em; Dự các cuộc họp do công đoàn, ban nữ công công đoàn cấp trên triệu tập. Trường hợp trưởng ban nữ công quần chúng không là ủy viên ban chấp hành, được mời dự họp ban chấp hành CĐCS khi có nội dung liên quan đến lao động nữ. 3. Công tác cán bộ nữ Phát hiện, bồi dưỡng đoàn viên nữ ưu tú để giới thiệu cho ban chấp hành công đoàn trong quá trình tham gia công tác quy hoạch, đào tạo và xem xét giới thiệu bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo các cấp. Tham mưu BCH công đoàn đề xuất nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và người lao động cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia với chuyên môn, cấp ủy trong công tác quy hoạch cán bộ, phát hiện, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ. Tham mưu BCH công đoàn phối hợp Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, Hội phụ nữ (nếu có) trong công tác vận động nữ CNVCLĐ. 4. Củng cố kiện toàn ban nữ công quần chúng và hướng dẫn hoạt động tổ nữ công Kiện toàn ban nữ công quần chúng kịp thời; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cán bộ nữ công; đề xuất chính sách, cơ chế tạo điều kiện để cán bộ nữ công hoạt động; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc hoạt động tổ nữ công. Định kỳ tổ chức sinh hoạt với các tổ trưởng nữ công để phổ biến, hướng dẫn nội dung hoạt động cụ thể, thiết thực. 5. Phương pháp hoạt động Tham mưu giúp ban chấp hành công đoàn cơ sở xây dựng chương trình công tác, nội dung, kinh phí tổ chức các hoạt động triển khai công tác nữ công theo nhiệm kỳ và từng năm. Chú trọng phương pháp quần chúng, thuyết phục vận động lao động nữ; lựa chọn hoạt động đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng thiết thực, chính đáng và hợp pháp của lao động nữ. Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức hoạt động công tác nữ công; phổ biến nhân rộng các điển hình tiên tiến. 6. Hình thức hoạt động Hội nghị, hội thảo, hội thi, sinh hoạt định kỳ, kiểm điểm công tác; đối thoại, tọa đàm, gặp mặt hoặc nghe nói chuyện các chuyên đề; tham quan du lịch, trao đổi kinh nghiệm; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; tuyên truyền, tư vấn trực tiếp hoặc sử dụng tờ gấp, loa đài, bảng tin… tổ chức sinh hoạt tổ, câu lạc bộ nữ công. - Tổ chức các hoạt động thiết thực trong nữ CNVCLĐ nhân dịp những 6
  12. ngày kỷ niệm liên quan tới nữ CNVCLĐ, công tác dân số, gia đình, trẻ em trong năm: 8/3, 20/10, Ngày Gia đình Việt Nam, Tháng hành động vì trẻ em, ngày Dân số Việt Nam… 7. Chế độ họp: Ban nữ công quần chúng công đoàn cơ sở họp định kỳ 6 tháng 1 lần; họp đột xuất khi cần thiết. 3. Vai trò, nhiệm vụ của Ban nữ công trong trường THPT Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Trong hàng ngàn năm lịch sử, phụ nữ Việt Nam luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng nước nhà độc lập, phồn vinh. Lịch sử đã ghi dấu công ơn của những nữ anh hùng trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Họ đã viết nên những trang sử vẻ vang, làm rạng ngời vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, người phụ nữ có nhiều đóng góp quan trọng vào các thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Phát huy truyền thống về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết của cấp trên về các vấn đề bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, rất cần sự phát huy cao độ vai trò của Ban nữ công. Căn cứ vào vị trí công tác đảm nhận, Ban nữ công cần cụ thể hoá nội dung hoạt động để phù hợp với tình hình thực tiễn, đẩy mạnh phong trào nữ công ngày một phát triển. Trong phạm vi trường THPT, Ban nữ công cần phát huy vai trò, nhiệm vụ của mình ở một số nội dung như công tác tuyên truyền vận động, công tác bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng, công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản và các hoạt động xã hội. Về công tác tuyên truyền, vận động, Ban nữ công phối hợp cùng BCHCĐ tuyên truyền, phổ biến đầy đủ 100% các quy định của pháp luật về chế độ, chính sách có liên quan đối với lao động nữ, các Luật như Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Lồng ghép phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” với phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tham gia, hưởng ứng phong trào trồng cây xanh trong khuôn viên trường và phát động thực hiện chuyên đề: xanh – sạch – đẹp. Hưởng ứng cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”và cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung được Bộ Giáo dục đã quy định. Ngoài hoạt động tập thể BNC còn vận động chị em phải luôn luôn nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ động tham gia các lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018. Về công tác bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng, Ban nữ công phối hợp với chuyên môn, tham mưu phân công chuyên môn, công tác kiêm nhiệm phù hợp, không để nhiều kiêm nhiệm trên mỗi chị em, tạo điều kiện bố trí thời khoá biểu với 7
  13. một số chị em nhà xa, con nhỏ, một số chị em đã lớn tuổi thì hạn chế tiết 1, tiết 5. Bên cạnh việc phân công nhiệm vụ phù hợp thì đăng kí thi đua, đăng kí thực hiện các cuộc vận động giúp cho mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên rèn luyện, trau dồi đạo đức nhà giáo, bản lĩnh sư phạm làm tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Phối hợp vơi BCHCĐ cơ sở vận động chị em quyên góp các nguồn quỹ như quỹ tham quan, quỹ tương trợ, quỹ nữ công, tạo điều kiện cho chị em có hoàn cảnh về kinh tế, hoặc khó khăn đột xuất được mượn quỹ tương trợ không tính lãi, tạo điều kiện cho chị em vay vốn làm ăn trang trải thêm cuộc sống. Ban nữ công phân công chị em chia sẻ kịp thời, động viên tinh thần khi gia đình tổ viên có việc hiếu, hỉ hoặc ốm đau. Về công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản và các hoạt động xã hội, Ban nữ công hướng dẫn, vận động nữ đoàn viên và lao động học tập, quán triệt hoặc tham gia các hoạt động mang tính đặc thù về giới theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Ban nữ công CĐCS. Ban nữ công đã phát huy được tài năng, trí tuệ đóng góp công sức của mình trong nhiều lĩnh vực hoạt động, tham gia tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tư vấn, hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt trong công tác giáo dục học sinh về bạo lực học đường, giáo dục những hành vi lệch chuẩn khi sử dụng mạng xã hội; phối hợp trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tư vấn kiến thức liên quan nữ giới, sức khỏe sinh sản vị thành niên. Những kết quả mà ngành đã đạt được trong nhiều năm qua đã có những đóng góp to lớn của lực lượng các bộ, giáo viên, công nhân viên là nữ, khơi dậy những tiềm năng trí tuệ của mỗi chị em cán bộ, giáo viên và thu hút chị em tích cực tham gia các hoạt động trong nhà trường, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Mọi việc làm chỉ có ý nghĩa nếu được xây dựng thành một thói quen, một nếp sinh hoạt và một tình cảm chân thành. Đó sẽ là cầu nối, là sợi dây vô hình thắt chặt hơn tình cảm của đoàn viên, tạo điều kiện giúp chị em thuận lợi hơn trong cuộc sống và công việc. 4. Công tác giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số ở trường THPT Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn xác định chăm lo cho giáo dục là quốc sách hàng đầu. Ba mục tiêu của phát triển giáo dục là nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Trong chiến lược đó, ưu tiên cho phát triển giáo dục vùng cao, vùng DTTS miền núi, vùng hải đảo, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện chính sách "Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển" giữa các dân tộc, hướng đến xây dựng và phát triển đất nước một cách bền vững. Đây là một chiến lược phát triển lâu dài, bền vững, và là tiền đề quan trọng để giáo dục vùng DTTS và miền núi có cơ hội phát triển, tạo ra những bước đột phá mới trong những giai đoạn tiếp theo. Công tác giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nói chung và học sinh nữ dân tộc thiểu số nói riêng trong các trường THPT còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc quan tâm và giáo dục đối tượng học sinh nữ dân tộc cần có kế hoạch cụ thể và sát với tình 8
  14. hình thực tế của mỗi địa phương. Do điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, học sinh nữ dân tộc lứa tuổi THPT không có điều kiện để tiếp xúc, giao lưu mở rộng hiểu biết về văn hoá, xã hội, pháp luật. Trong khi đó, độ tuổi này lại thích khám phá, thích khẳng định, dễ sa đà trước những cạm bẫy, rủ rê. Điều này dễ dẫn đến những hành vi lệch lạc, sai trái, thậm chí có những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra. Trong cuộc sống và giao tiếp, hầu hết học sinh nữ dân tộc còn rụt rè, không mạnh dạn chia sẻ và trao đổi với giáo viên và các bạn trong lớp. Trong học tập, khả năng lĩnh hội kiến thức của các em chậm, khả năng tư duy, lập luận còn hạn chế. Các em thiếu kiến thức và thiếu cả kĩ năng thực hành, kỹ năng đối phó và giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Đặc biệt nhất, học sinh nữ dân tộc ở độ tuổi THPT thiếu kĩ năng phòng vệ bản thân trước những cạm bẫy xảy ra trong cuộc sống. Rào cản về ngôn ngữ cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình học tập và hình thành các kĩ năng sống cho các em. Cộng thêm vào đó là những tư tưởng còn lạc hậu, ấu trĩ vẫn ăn mòn trong nếp sống, sinh hoạt của các em, dẫn đến những hệ quả như yêu sớm, kết hôn sớm ở rất nhiều học sinh nữ dân tộc khi đang ở độ tuổi đi học. Trong khi đó, yêu cầu của cuộc sống ngày càng hiện đại luôn đòi hỏi con người phải có kiến thức, kĩ năng, có khả năng thích ứng được mọi môi trường làm việc, chủ động giải quyết mọi khó khăn trong cuộc sống. Đây vừa là một nhiệm vụ trọng tâm, vừa là một thách thức lớn cho công tác giáo dục học sinh nữ dân tộc ở các vùng DTTS miền núi, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giải quyết những khó khăn đó cũng như nhằm hỗ trợ, nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS miền núi để các em học sinh dân tộc nói chung và học sinh nữ dân tộc nói riêng không phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống và học tập. Trên cơ sở đó, các trường phổ thông cần cụ thể hoá thành mục tiêu và phương châm thực hiện, có kế hoạch quan tâm, giáo dục cụ thể cho học sinh nữ dân tộc, hướng tới mục tiêu học để biết, học để làm, học để chung sống, và học để tự khẳng định mình. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng về công tác giáo dục học sinh nữ dân tộc ở các trường THPT 1.1. Thuận lợi Công tác giáo dục học sinh vùng DTTS miền núi nói chung và học sinh nữ dân tộc nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Điều kiện cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp, trang thiết bị phục vụ dạy học, chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng có những bước phát triển đáng kể. Quy mô mạng lưới và chất lượng giáo dục trong các trường THPT được nâng lên. Trong khuôn khổ các chính sách cho DTTS và vùng miền núi vùng đặc biệt khó khăn, Nhà nước đã tập trung đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục tại các vùng này. Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Sở, ban, ngành, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể các cấp, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp 9
  15. nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS trên cả nước. Ở Nghệ An, ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đã tiếp thu, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của các cấp lãnh đạo. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm các cấp ủy đảng, các ngành, chính quyền và các lực lượng xã hội trong việc nâng cao chất lượng học sinh DTTS; tuyên truyền, vận động học sinh đến lớp, duy trì sĩ số, nâng cao tỷ lệ chuyên cần, hạn chế học sinh nghỉ học, bỏ học; tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống, kỹ năng sống, giá trị sống, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, trách nhiệm công dân cho học sinh, đặc biệt là học sinh DTTS. Các chính sách, chế độ hỗ trợ cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn cơ bản đã phủ khắp đối tượng, tạo điều kiện cho các em được tham gia học tập. Đó là chế độ miễn giảm học phí, chế độ hỗ trợ theo Nghị định 86, Nghị định 116 của Chính phủ. Công tác quản lí được tăng cường, Các chế độ, chính sách hỗ trợ đến học sinh được sử dụng hiệu quả và kịp thời. Do đó chất lượng giáo dục cho học sinh vùng DTTS miền núi cấp THPT được nâng lên. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin đã tạo ra bước đột phá mới, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh. Sử dụng CNTT để dạy tuyên truyền về các tệ nạn xã hội, cung cấp những minh chứng sinh động về các sai lầm, vướng mắc mà lứa tuổi học đường đang phải đối diện. Tuyên truyền những vấn đề về giới, sức khoẻ sinh sản, tình yêu học đường, về những hủ tục lạc hậu cần được xoá bỏ…Từ đó nâng cao tư tưởng, nhận thức giúp các em tự tin, chủ động có định hướng công việc và tương lai của mình. 1.2. Khó khăn Học sinh THPT nói chung, học sinh nữ dân tộc thiểu số nói riêng đang ở độ tuổi mà tâm sinh lý phát triển mạnh, các em có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu tìm hiểu, thích đua đòi ăn chơi, thích khẳng định mình là người lớn. Trong khi đó các kiến thức về hiểu biết xã hội, hiểu biết về gia đình, hiểu biết về pháp luật còn rất hạn chế, thậm chí có em còn mơ hồ; do đó các em chưa có trách nhiệm với hành vi của mình, nên dễ dẫn đến suy nghĩ lệch lạc, quyết định thiếu sáng suốt, vi phạm nội quy nhà trường. Những rào cản về ngôn ngữ, sự khác biệt về văn hoá, phong tục tập quán, lối sống, cách nghĩ, cách làm cũng ảnh hưởng rất lớn và gây khó khăn cho công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc. Giáo viên THPT cũng phần lớn là người dân tộc Kinh nên vốn hiểu biết về văn hoá, lối sống của đồng bào dân tộc cũng hạn chế. Các em học sinh nữ dân tộc chủ yếu sinh sống ở các xã đặc biệt khó khăn, từ nhỏ đã phải sống thu mình, ít có cơ hội giao lưu, mở rộng tiếp xúc để nâng cao kĩ năng giao tiếp, vốn sống, vốn hiểu biết. Các em thiếu tự tin, rụt rè, không dám thổ lộ hoặc chia sẻ với bạn bè, thầy cô những khó khăn, vướng mắc của bản thân về tâm lí, tình cảm, tình bạn, tình yêu…Điều này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra mà đến khi thầy cô, nhà trường phát hiện sự việc thì đã quá muộn. 10
  16. Trong nhà trường THPT, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết bè phái gây mất đoàn kết. Một số học sinh có dấu hiệu sa sút về đạo đức, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu, những cạm bẫy. Một số giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy trí thức khoa học, thiếu sự quan tâm, chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh. Sự chênh lệch giữa nhận thức, tư tưởng, vốn sống, vốn tri thức giữa các đối tượng học sinh dân tộc Kinh với học sinh các DTTS cũng đặt ra cho nhà trường và giáo viên nhiều khó khăn trong công tác quản lí và giáo dục. Làm thế nào để nâng cao chất lượng đại trà. Làm thế nào để không xảy ra hiện tượng quá chênh lệch về văn hoá, ngôn ngữ giữa các em học sinh trong một trường, một khối, một lớp? Điều này đặt ra yêu cầu lớn cho nhà trường là phải có kế hoạch cụ thể, giáo dục và hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. 2. Thực trạng về công tác giáo dục học sinh nữ dân tộc ở trường THPT Quỳ Hợp Trường THPT Quỳ Hợp là một ngôi trường miền núi có tỉ lệ học sinh người DTTS chiếm tỉ lệ khá cao, trong đó các em chủ yếu là người dân tộc Thái, Thổ và một số ít dân tộc khác. Hầu hết học sinh DTTS sinh sống tại những địa bàn xa xôi, có em cách trường từ 20 đến 30km nên phải ở lại thuê trọ khu vực gần trường. Các em học sinh DTTS nói chung và học sinh nữ dân tộc nói riêng đều xuất thân từ những gia đình nông nghiệp, kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi nên chất lượng cuộc sống rất thấp. Ngoài việc học, các em còn phải lo phụ giúp gia đình để trang trải cuộc sống. Buổi sáng đến trường, buổi chiều các em phải chăn trâu, chặt củi, lên nương cùng bố mẹ. Điều khó khăn nhất trong công tác quan tâm giáo dục học sinh nữ dân tộc là các em chưa xác định được động cơ, mục đích của việc học, xem việc học là do cha mẹ ép buộc, do xã hội quy định. Do đó, các em học sinh nữ dân tộc phần lớn học đối phó, miễn cưỡng. Học sinh đến trường không đều đặn, bữa đến học, bữa nghỉ, thậm chí giáo viên chủ nhiệm còn phải đi vận động các em đến trường. Một số em do học yếu, mất căn bản, xấu hổ, mặc cảm, không có ý chí phấn đấu. Từ nhận thức chưa cao nên đa số các em có tư tưởng lập gia đình từ rất sớm. Việc kết hôn sớm dẫn đến việc mang thai và sinh con ở tuổi vị thành niên. Tảo hôn cũng chính là một trong những tác nhân dẫn đến tình trạng bỏ học ở trẻ em gái dân tộc thiểu số, tước đi hy vọng và ước mơ của các em. Từ thực trạng trên, Ban Giám hiệu nhà trường đã có những giải pháp phù hợp, kịp thời để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh DTTS nói chung và học sinh nữ dân tộc nói riêng. Đó là công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ huynh và học sinh về tầm quan trọng của việc học, về tác hại của nạn tảo hôn, sinh đẻ sớm không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của các em mà về lâu dài còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Các em thiếu kĩ năng chăm 11
  17. sóc sức khoẻ sinh sản, thiếu kĩ năng làm mẹ, kĩ năng quản lí kinh tế, chi tiêu trong gia đình, dẫn đến hạnh phúc gia đình không được đảm bảo. Nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động tập thể nhằm giáo dục các chuẩn mực đạo đức ở các em, các ý thức công dân, phát triển kỹ năng sống, giáo dục con người một cách toàn diện. Hàng năm, nhà trường cho GVCN khảo sát tình hình học sinh các khối lớp để nắm bắt thực trạng và điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp, nhất là đối với học sinh nữ gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Danh sách học sinh nữ DTTS cần được quan tâm đặc biệt năm học 2023-2024 TT Họ và tên Lớp Dân tộc Quê quán Hoàn cảnh, mặt yếu 1 Vi Thị Lan Anh 10D1 Thái Châu Cường Hộ Nghèo, bố mẹ đi làm ăn xa 2 Quang Thị Hà Vi 10C2 Thái Châu Quang Mồ côi 3 Võ Thị Khánh Linh 10C3 Thái Châu Quang Khuyết tật 4 Trương Thị Thân 10D1 Thổ Thị Hợp Khuyết tật 5 Lương Thị Huân 11A2 Thái Văn Lợi Mồ côi bố, hay nghỉ học 6 Lo Thị Châu Anh 11C1 Thái Châu Lý Khuyết tật 7 Vi Thị Khánh Ly 11C1 Thái Liên Hợp Khuyết tật, bố mẹ bắt nghỉ học 8 Trương Thị Cầm Tuyến 11C2 Thổ Hạ Sơn Bệnh hiểm nghèo 9 Hà Thị Ngọc Trâm 11C3 Thái Châu Lộc Mồ côi mẹ 10 Lô Minh Quyên 11D1 Thái Bắc Sơn Mồ côi bố, khuyết tật 11 Lại Thị Tâm 11D3 Thái Châu Thái Mồ côi mẹ 12 Vi Thị Cẩm Tú 11D3 Thái Châu Lý Mồ côi bố 13 Trương Văn Giáp 12A Thổ Văn Lợi Mồ côi cả bố và mẹ 14 Lò Thị Uyên 12D2 Thổ Hạ Sơn Khuyết tật 15 Mạc Thị Xuân 12D2 Thái Châu Cường Sức khoẻ yếu 16 Trương Quang Nhật 12D3 Thổ Hạ Sơn Sức khoẻ yếu, tiếp thu chậm 17 Đậu Băng Được 12C Thổ Thọ Hợp Chậm tiến 18 Lương Văn Vỹ 12C Thổ Thọ Hợp Mồ côi mẹ 19 Vi Thị Duyên 12D1 Thái Châu Quang Mắt kém 20 Lô Thị Bảo Vy 12D Thái Châu Lộc Khuyết tật 21 Trương Ánh Tuyết 12D4 Thổ Hạ Sơn Mồ côi bố, thường xuyên bỏ học 22 Lương Thị Trang 12D4 Thái Châu Lý Bệnh tim bẩm sinh 12
  18. 3. Sự cần thiết của việc quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc ở trường THPT Quỳ Hợp Trường THPT Quỳ Hợp là một trong ba trường THPT trên địa bàn huyện luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự ủng hộ của các đoàn thể, các bậc phụ huynh và các thế hệ học sinh. Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, ngôi trường đã thực sự lớn mạnh về CSVC, trang thiết bị dạy học, chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng lên. Chất lượng dạy học cũng vì thế đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. Trường THPT Quỳ Hợp đã được công nhận trường đạt Chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 và đang hoàn thiện hồ sơ để được công nhận Chuẩn Quốc gia giai đoạn 2. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập trong công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc trong nhà trường. Để nắm bắt rõ tình hình, chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát theo phiếu (Phụ lục 01) đối với 45 nữ giáo viên trong nhà trường về công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc trong năm học 2023-2024 và thu được kết quả như sau: Về công tác quản lí lớp học, 45/45 giáo viên đều quan tâm đến các em học sinh nữ dân tộc trong lớp học, chiếm tỉ lệ 100%. Tuy nhiên, mức độ quan tâm của các giáo viên không giống nhau. Mức độ đặc biệt quan tâm: 16 giáo viên- chiếm tỉ lệ 35,6%, rất quan tâm: 20 giáo viên- chiếm tỉ lệ 44,4%, còn 9 giáo viên- chiếm tỉ lệ 20% thì xem học sinh nữ dân tộc thiểu số cũng giống như các em học sinh khác trong lớp Về thái độ, tình cảm, 100% giáo viên đều rất thương yêu, quan tâm giúp đỡ, động viên các em trong học tập và cuộc sống, mong muốn các em trưởng thành và có định hướng đúng đắn trong cuộc đời. Về khó khăn trong quá trình triển khai kế hoạch quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc cho kết quả như sau: do không có nhiều thời gian chiếm tỷ lệ 30 %, do nhận thức của học sinh 60 %, do thiếu sự phối hợp của gia đình chiếm tỷ lệ 10 %. Về các giải pháp đem lại hiệu quả trong giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số mà các cô tâm đắc: hầu hết đồng ý việc phối hợp giáo dục các em cùng các tổ chức đoàn thể, xã hội là rất quan trọng chiếm tỷ lệ 100 %; chỉ có 45 % làm tốt việc phát hiện, động viên, chia sẻ; việc lựa chọn GVCN có trách nhiệm chiếm tỷ lệ 80 %; 80 % quan tâm đến việc đội ngũ GV bộ môn có trách nhiệm trong giảng dạy; 90 % đồng ý với giải pháp nghiên cứu và thực hiện các văn bản về giáo dục học sinh nữ dân tộc phát triển toàn diện; còn lại là các giải pháp khác. Từ những vấn đề trên cho thấy, việc quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc ở các giáo viên là chưa đồng bộ, chưa thực sự tâm huyết nên hiệu quả giáo dục chưa cao. Rất nhiều học sinh nữ dân tộc vẫn chịu thiệt thòi, chưa được quan tâm giáo dục để nâng cao hiểu biết về tri thức, pháp luật, các kĩ năng ứng xử trong cuộc sống. 4. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên 4.1. Nguyên nhân khách quan Trong quá trình giáo dục học sinh DTTS nói chung và học sinh nữ dân tộc nói 13
  19. riêng còn rất nhiều rào cản như từ phía chính quyền địa phương, từ các hủ tục lạc hậu, phong tục tập quán, từ chính bản thân học sinh và phụ huynh học sinh. 4.2. Nguyên nhân chủ quan Xét từ phía các em học sinh: Những ràng buộc từ gia đình, lối sống, phong tục tập quán ràng buộc các em từ nhỏ nên phần nào ảnh hưởng tới cách nghĩ, cách làm. Các em bị hổng kiến thức, thiếu kỹ năng, chưa xác định được mục đích của việc học, chưa có định hướng nghề nghiệp. Điều này dẫn đến những khó khăn nhất định trong công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc trong nhà trường THPT. Xét về phía gia đình học sinh: Hầu hết gia đình các em học sinh DTTS đều ở vùng sâu, vùng xa nên điều kiện kinh tế gia đình còn hết sức khó khăn. Bố mẹ chủ yếu đi rừng, đi làm ăn nên ít có thời gian quan tâm, chăm sóc các em. Đây là lí do quan trọng dẫn đến việc các em buông lỏng, sống tự ti, ít chia sẻ, ít hoà đồng với mọi người. Trên đây là những lý do dẫn đến tình trạng chưa tìm được giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số. Từ những thực tế trên cùng với tâm huyết của người giáo viên, những trải nghiệm trong những năm qua tại trường THPT Quỳ Hợp, tôi đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số tại ngôi trường mình công tác. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA BAN NỮ CÔNG TRONG CÔNG TÁC QUAN TÂM, GIÁO DỤC HỌC SINH NỮ DÂN TỘC Ở TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 1. Phối hợp với BCH công đoàn để thực hiện tốt công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc trong nhà trường 1.1. Cách thức thực hiện 1.1.1. Cập nhật các văn bản có tính pháp lí về vai trò, nhiệm vụ của Ban nữ công trong công tác giáo dục học sinh nữ dân tộc Để có kế hoạch giáo dục học sinh nữ dân tộc trong nhà trường, Ban nữ công phối hợp với BCH công đoàn phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ban viên, thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học của nhà trường. Trước hết Ban nữ công nghiên cứu kĩ các văn bản và hướng dẫn của cấp trên về công tác giáo dục học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nữ dân tộc. Trên cơ sở nắm bắt chỉ đạo của BGH, BCH công đoàn, căn cứ tình hình thực tế của trường học để triển khai kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể để thực hiện. Tiến hành tổ chức các cuộc họp, các đợt tập huấn, tuyên truyền phổ biến nhiệm vụ của cấp trên, đảm bảo các ban viên trong Ban nữ công đều nắm được các văn bản có tính pháp lí làm căn cứ để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Sau khi nắm các văn bản, các tài liệu liên quan về công tác giáo dục học sinh nữ dân tộc, mỗi cán bộ nữ công cần phát huy hết vai trò, trách nhiệm, sự nhiệt huyết, tình yêu thương đối với học sinh để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Mỗi cán bộ nữ 14
  20. công luôn tìm tòi, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và hoàn cảnh cụ thể của từng em học sinh. Có ý kiến tham mưu kịp thời với BCH công đoàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để đem lại hiệu quả giáo dục tốt hơn. 1.1.2. Tham mưu với BCH công đoàn về việc chọn giáo viên nữ làm công tác chủ nhiệm, công tác tuyên truyền, tư vấn tâm lí cho học sinh Dạy học được coi như một nghệ thuật mà giáo viên chính là người nghệ sĩ truyền cảm hứng. Tuỳ vào hoàn cảnh và đối tượng học sinh, người giáo viên phải có sự sáng tạo, linh hoạt, khéo léo trong công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện. Với đối tượng là học sinh nữ dân tộc, giáo viên cần có vốn am hiểu tâm lí lứa tuổi, sức khoẻ, tình bạn, tình yêu tuổi học đường, những khó khăn vướng mắc mà các em đang phải đối diện. Năm học 2023-2024 toàn trường có 33 lớp thì có 23 giáo viên nữ làm công tác chủ nhiệm. Việc chọn giáo viên nữ làm công tác chủ nhiệm sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên hiểu học sinh hơn, có nhiều cơ hội gần gũi nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn tâm lí cho học sinh, nhất là các em học sinh nữ DTTS, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hàng năm, Ban nữ công phối hợp với BCH công đoàn tham mưu với BGH thành lập tổ tư vấn tâm lí cho học sinh. Tham gia tập huấn theo kế hoạch của Công đoàn ngành để phổ biến cho các đồng chí giáo viên nữ, giáo viên tham gia tổ tư vấn tâm lí hỗ trợ học sinh. Tổ tư vấn tâm lí cho học sinh công khai danh sách và số điện thoại đến các lớp để các em kịp thời phản ảnh, đề xuất hỗ trợ giải quyết những vướng mắc của học sinh nói chung và nữ sinh nói riêng. Tổ tư vấn tâm lí cho học sinh có nhiệm vụ lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lí tình cảm, những bức xúc của tuổi học trò, những vướng mắc trong học tập, định hướng nghề nghiệp. Với tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương đối với học trò, các nữ giáo viên đã định hướng cho học sinh tự nhận thức được bản thân, có khả năng ứng phó tích cực với những khó khăn trong cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình và xã hội, tạo lối sống lạc quan, hài hoà và lành mạnh. DANH SÁCH TỔ TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH NĂM HỌC 2023 - 2024 (Kèm theo QĐ số 120 /QĐ-THPTQH ngày 12 /8/2023 của Hiệu trưởng trường THPT Quỳ Hợp) TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ Số ĐT/ Zalo 1 Bà Hoàng Thị Nghi Quỳnh Phó Hiệu trưởng Tổ trưởng 0986777977 2 Bà Nguyễn Lê Vinh Hương Giáo viên Tổ phó 0942981884 3 Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy GVCN Thành viên 0846886267 4 Ông Nguyễn Anh Tuấn GVCN Thành viên 0388345281 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2