Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phát triển phong trào bơi lội và phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh trường THPT Yên Mô B
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Một số giải pháp phát triển phong trào bơi lội và phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh trường THPT Yên Mô B" nhằm giúp học sinh có hiểu biết chính xác về bộ môn bơi lội, thấy được ý nghĩa thiết thực của việc biết bơi, đồng thời trang bị cho mình và mọi người xung quanh những kĩ năng để phòng chống tai nạn đuối nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phát triển phong trào bơi lội và phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh trường THPT Yên Mô B
- 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) đóng góp Ngày tháng Nơi công Chức Trình độ TT Họ và tên vào việc năm sinh tác vụ chuyên môn tạo ra sáng kiến THPT Giáo 1 Mai Văn Hiếu 29/07/1977 Đại học 40% Yên Mô B viên Nhóm THPT trưởng 2 Đinh Phúc Dũng 12/03/1979 Đại học 15% Yên Mô B chuyên môn THPT Giáo 3 Vũ Văn Đường 27/08/1987 Đại học 15% Yên Mô B viên THPT Giáo 4 Trương Thị Lụa 10/05/1986 Đại học 15% Yên Mô B viên THPT Giáo 5 Lê Thị Thu 27/11/1984 Đại học 15% Yên Mô B viên 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Tên sáng kiến: Một số giải pháp phát triển phong trào bơi lội và phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh trường THPT Yên Mô B. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục thể chất. 2. Nội dung a. Giải pháp cũ thường làm: - Chi tiết giải pháp cũ: Bộ môn bơi lội đã được đưa vào chương trình phổ thông là môn học tự chọn. Tuy nhiên việc thực còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi trường, như giáo viên giảng dạy chuyên sau môn bơi lội, hay cơ sở vật chất như hồ bơi… Phong trào bơi lội của trường chưa được quan tâm một cách sâu sắc, mới dừng lại ở việc nhắc nhở các em tự phòng tránh tai nạn đuối nước. Hàng năm nhà trường đã thành lập đội tuyển bơi, huấn luyện cho các em nâng cao thành tích, tham gia các bơi lội cấp Huyện và cấp Tỉnh. - Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:
- 2 Ưu điểm: Việc nhắc nhở các em chú ý phòng tránh tai nạn đuối nước đã góp phần hạn chế được những tai nạn đuối nước cho các học sinh trong trường, chưa có trường hợp học sinh nào của trường bị tai nạn đuối nước. Việc tuyển chọn vận động viên thành lập đội tuyển bơi đã phát hiện ra những học sinh có năng khiếu bơi lội, tiếp tục bồi dưỡng để nâng cao thành tích cho các em. Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục: Nhà trường chưa có hồ bơi nên bộ môn bơi cũng chưa thể trở thành môn học của các em học sinh. Công tác tuyên truyền kiến thức về môn bơi cũng như cách phòng chống tai nạn đuối nước chưa được phát triển. Nhiều học sinh chưa hiểu thế nào là một người biết bơi, các nguyên tắc khi tham gia hoạt động bơi lội, chưa nắm được các kĩ năng phòng tránh đuối nước, hay cách giúp đỡ, sơ cứu người khác khi gặp tai nạn đuối nước. Nhà trường mới quan tâm tới các em đã biết bơi để huấn luyện, và chưa có kế hoạch hướng dẫn các học sinh trong toàn học bơi. b. Giải pháp mới cải tiến: - Mô tả bản chất của giải pháp mới: “Tuyên truyền là việc đưa ra các thông tin (vấn đề) với mục đích đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu thông tin mong muốn. Mục tiêu tối hậu của tuyên truyền hiện đại không dừng lại ở thay đổi suy nghĩ hay thái độ của quần chúng, mà cần phải tạo hành động trong quần chúng”. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về môn bơi lội, tôi coi hoạt động này là bước đi đầu tiên và xuyên suốt trong quá trình phát triển phong trào bơi lội và phòng chống đuối nước cho các học sinh trong trường học. Làm tốt công tác tuyên truyền sẽ giúp học sinh có hiểu biết chính xác về bộ môn bơi lội, thấy được ý nghĩa thiết thực của việc biết bơi, đồng thời trang bị cho mình và mọi người xung quanh những kĩ năng để phòng chống tai nạn đuối nước. Những nội dung tuyên truyền: Phổ biến các kiến thức về bộ môn bơi lội: + Giới thiệu khái niệm của môn bơi lội để học sinh hiểu rõ bản chất của môn bơi lội. + Lợi ích, tác dụng của môn bơi lội. Khi biết được nội dung này học sinh sẽ thấy được tầm quan trọng của việc học bơi, tạo động lực để các em quyết tâm học bơi. Đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của gia đình tạo điều kiện cho bản thân học bơi. + Lịch sử của bơi lội Việt Nam. Giới thiệu cho học sinh về lịch sử phát triển bơi lội Việt Nam để các em thêm yêu thích môn thể thao dưới nước này. Các em sẽ có lòng tự hào về những thành tựu mà môn bơi lội đem lại cho nền thể thao nước nhà, nhen nhóm những mơ ước trở thành vận động viên bơi lội trong tương lai.
- 3 Phổ biến kiến thức phòng tránh tai nạn đuối nước: + Nguyên nhân gây đuối nước. + Nguyên tắc an toàn khi bơi. + Xử lí khi gặp tai nạn đuối nước. Hình thức tuyên truyền Để những nội dung trên học sinh tiếp cận một cách tự nhiên, dễ hiểu, dễ nhớ và vận dụng tôi đề xuất các hình thức tuyên truyền như sau: Đăng tải các tài liệu lên trên mạng xã hội của trường. Phối hợp với các giáo viên Thể dục giới thiệu sơ lược về môn bơi lội lồng ghép trong các tiết dạy của mình. Phối hợp với Giáo viên chủ nhiệm lớp cùng ban cán sự lớp cho học sinh nghiên phổ biến tài liệu trong các tiết sinh hoạt. Phối hợp với Đoàn Thanh niên của nhà trường lên kế hoạch tổ chức một số cuộc thi tìm hiểu về môn bơi lội với hình thức như diễn kịch, tổ chức các cuộc thi như Rung chuông vàng…trong các giờ chào cờ, hoạt động ngoại khóa. Đề xuất lên Ban giám hiệu để tiến hành thực hiện. Tham mưu với lãnh đạo nhà trường tuyên truyền tới các phụ huynh để họ thấy rõ được tầm quan trọng của việc học bơi, tạo điều kiện cho con em mình học bơi. Song song với việc tuyên truyền, tôi tiến hành điều tra thực trạng bơi lội của các em học sinh trong nhà trường, để nắm bắt được số lượng cụ thể các học sinh đã biết bơi, biết bơi những kiều bơi nào cũng như số lượng các em chưa biết bơi, lí do vì sao các em chưa biết bơi… Các phiếu điều tra sẽ đưa đến tất cả các lớp trong trường, với sự hướng dẫn và đôn đốc của giáo viên chủ nhiệm lớp, các học sinh kê khai một cách trung thực, thẳng thắn bày tỏ những tâm tư nguyện vọng của mình về môn thể thao này. Căn cứ vào kết quả thu thập được tôi tiến hành tổng hợp phân loại đối tượng, để nghiên cứu các các biện pháp riêng biệt và phù hợp với mỗi nhóm đối tượng - nâng cao thành tích bơi lội hay và hướng dẫn các em chưa biết bơi học bơi. Nhóm đối tượng học sinh đã biết bơi: Tôi áp dụng phương pháp khích lệ động viên các em thường xuyên tập luyện để nâng cao thành tích, đồng thời hoàn thiện các động tác kĩ thuật cho các em. Giới thiệu thêm cho các em các kiểu bơi mà các em chưa biết, gửi các video về những động tác chuẩn nhất của các kiểu bơi kèm theo những lưu ý giúp các em tự hoàn thiện các động tác của mình. + Đối với các em có năng khiếu môn bơi lội động viên khuyến khích các em thường xuyên tập luyện nâng cao thành tính, tạo nguồn cho đội tuyển bơi lội của nhà trường. + Giới thiệu các em tham gia các cuộc thi bơi do Sở Giáo dục và Sở thể thao văn hóa tổ chức cũng như các cuộc thi do Huyện Đoàn tổ chức. Nhóm đối tượng học sinh chưa biết bơi: tôi tiến hành hướng dẫn các em từ những điều căn bản nhất.
- 4 + Những trang bị cần thiết khi học bơi. + Thói quen nên tránh khi học bơi cũng như khi tham gia các hoạt động bơi. + Quy trình học bơi. + Những bài tập cơ bản cần luyện tập trước khi học bơi. + Hướng dẫn một kiểu bơi cụ thể. - Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: Trong thời đại 4.0 hình thức dạy học online qua mạng Internet là một xu thế tất yếu, và giảng dạy- học tập trên mạng xã hội là hình thức được nhiều người biết đến. Kể đến đầu tiên là Youtube là nền tảng đang “hot” nhất hiện nay, với hơn 1 tỷ người dùng. Và tại Việt Nam, mỗi người trung bình dành ra hơn 50% tổng thời gian online cho Youtube. Có thể nói đây là nền tảng hỗ trợ việc dạy học trực tuyến hiệu quả với nhiều bài học có nội dung đa dạng và chi tiết. Tương tự như Youtube thì mạng xã hội như Facebook cũng có lượng người dùng lớn. Không ít trung tâm và thầy cô đã lập nhóm, trang trên Facebook để đăng tải bài học và dùng nó như một kênh chính để dạy học. Với mạng xã hội, hầu như không mất chi phí gì để đăng tải bài học, dễ dàng thực hiện, phổ biến và có khả năng tương tác trực tiếp với học viên qua việc livestream, messenger. Các thầy cô giáo sẽ tham gia giảng dạy trước máy quay, giúp hình ảnh và thông tin bài học được đăng tải đầy đủ, liền mạch. Chính vì thế giáo viên có thể hướng dẫn để học sinh có thể tự học bơi qua mạng internet đáp ứng với tình hình thực tế khi các môn văn hóa có chương trình khá nặng, thời gian để tập chung học sinh offlien là rất ít, đồng thời với việc hướng dẫn online học sinh hoàn toàn chủ động về thời gian để có thể tự tập luyện. Khi quan sát các video trong quá trình học, học sinh rất dễ dàng tiếp thu các kĩ thuật của môn bơi lội, các em có thể tua lại, xem chậm, xem kĩ những động tác đó, điều này là không thể thực hiện khi xem người bơi trực tiếp. Thông qua mạng xã hội gắn kết các học sinh có cùng nguyện vọng, đam mê theo đuổi môn bơi lội, cùng nhau chia sẻ các kinh nghiệm trong quá trình học bơi, động viên khuyến khích lẫn nhau cùng cố gắng để đạt mục tiêu. 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được - Hiệu quả kinh tế: Trong sự phát triển không ngừng của xã hội, tại Việt Nam cũng như trên thế giới ngày càng xuất hiện nhiều loại bệnh dịch nguy hiểm, gần đây nhất là dịch Covid 19 vẫn đang lan rộng trên toàn thế giới. Muốn giảm thiểm nguy cơ mắc các dịch bệnh thì một biện pháp cốt lõi là nâng cao sức khỏe, tăng cường
- 5 sức đề kháng cho bản thân mỗi người. Khi phong trào bơi lội được quan tâm và phát triển sẽ tác động lớn tới không chỉ học sinh trong trường THPT Yên Mô B, mà còn ảnh hưởng sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân khác nhau trong xã, trong Huyện, trong Tỉnh…Từ đó số lượng học sinh biết đến và yêu thích môn bơi lội ngày càng nhiều, giúp cho bản thân mỗi học sinh phát triển thể lực một cách toàn diện, tạo nguồn lực lao động khỏe mạnh trong tương lai. Đồng thời hoàn thiện nhiều đức tính cần thiết cho con người, đáp ứng được nhu cầu nhân lực của đất nước trong thời đại 4.0. Không chỉ vậy sáng kiến này đề ra những giải pháp để giúp cho học sinh biết phòng tránh tai nạn đuối nước cho mình và mọi người xung quanh, giảm thiểu được những rủi ro, những tai nạn đuối nước luôn có thể xảy ra trong bất kì hoàn cảnh nào. - Hiệu quả xã hội: Sáng kiến đưa hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bơi lội cho toàn thể học sinh, tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh. Giúp cho các em tránh xa các tai tệ nạn xã hội, hướng tới lối sống lành mạnh. Ngoài ra sáng kiến cũng đã tác động tới đông đảo phụ huynh, nhắc nhở mọi người quan tâm chăm lo cho đời sống con em mình, nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước. Sáng kiến được sự ủng hộ của tất cả em học sinh và các phụ huynh, từ đó phong trào bơi lội được thay đổi một cách rõ rệt. Trong quá trình thực hiện những giải pháp trên tôi cũng đã phát hiện và đào tạo được nhiều nhân tố cho đội tuyển bơi lội, góp phần nâng cao thành tích của đội tuyển thể dục thể thao của nhà trường. 4. Điều kiện và khả năng áp dụng - Điều kiện áp dụng: điều kiện áp dụng rất thuận lợi. Với giải pháp tuyên truyền, các em học sinh đã được làm quen với nhiều hình thức tuyên truyền khác truyền khác nhau, bộ môn bơi lội cũng rất gần gũi, những kiến thức về bơi lội sẽ dễ dàng được các em đón nhận. Với giải pháp hướng dẫn học sinh tự học bơi qua các tài liệu, internet… các em có thể chủ động tự luyện tập các bài tập bổ trợ ở bất cứ thời gian và địa điểm nào, ngay kể chỉ tập những động tác trên cạn cũng giúp các em chủ động ứng phó trong các hoàn cảnh cụ thể, không còn tâm lí lo lắng, hoảng loạn khi xuống nước. Trong địa bàn Huyện Yên Mô cũng đã xây dựng hai hồ bơi, đồng thời các bể bơi di động phục vụ cho việc học bơi cũng đã được triển khai, là điều kiện thuận lợi để các em học sinh yên tâm học bơi mà không sợ tình trạng ô nhiễm nguồn nước như ở các sông, hồ tự nhiên. Các phụ huynh cũng hoàn toàn yên tâm khi cho con em mình tham gia tập bơi tại các hồ bơi. - Khả năng áp dụng: Trong tình hình phát triển của xã hội, đặc biệt sự nhạy bén của giới trẻ hiện nay, việc áp dụng các giải pháp nêu trên có tính khả thi cao. Các em học sinh trong thời đại này tính cách độc lập, thích khám phá, tự tìm tòi học hỏi, đối với các nội dung mà bản thân đam mê như tự học đàn, học nhảy, tự học vẽ tranh… Vì thế nếu khơi dạy trong các em niềm yêu thích bộ môn bơi lội thì việc các em có thể tự học bơi cũng là điều tất yếu.
- 6 Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, các phụ huynh đã quan tâm chăm lo nhiều hơn cho con em mình, chính vì vậy các giải pháp phát triển phong trào bơi lội nhận được nhiều sự đồng tình của các tầng lớp xã hội. Từ kết quả thực nghiệm trên học sinh khối 10,11 trường THPT Yên Mô B, chúng tôi đảm bảo về tính khả thi của sáng kiến, và khả năng áp dụng rộng rãi không chỉ dành cho đối tượng học sinh mà tất cả mọi lứa tuổi, tầng lớp nhân dân đều có thể tiến hành học bơi, hay phòng tránh các tai nạn đuối nước theo tài liệu hướng dẫn trong sáng kiến. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Yên Mô, ngày 05 tháng 05 năm 2022 XÁC NHẬN Người nộp đơn CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ Mai Văn Hiếu Đinh Phúc Dũng Vũ Văn Đường Trương Thị Lụa Lê Thị Thu
- 7 PHỤ LỤC MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO BƠI LỘI VÀ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT YÊN MÔ B A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hàng năm có rất nhiều tai nạn đuối nước xảy ra, cướp đi nhiều sinh mạng. Đặc biệt tỉ lệ tử vong do đuối nước ở lứa tuổi trẻ em là nhiều nhất.Theo báo cáo toàn cầu của WH0 tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 6400 người bị đuối nước trong đó mỗi ngày có khoảng 20 trẻ em bị đuối nước.Thực tế các vụ đuối nước hàng loạt đang xãy ra ở việt nam như : vụ 6 học sinh lớp 9 Ở Quảng Nam vào mùng 4 tết, 21/3/2019 8 Học sinh đuối nước khi tắm sông Đà (Quảng Bình ) , 17/4 học sinh tại Thừa Thiên Huế, rủ nhau đi tắm biển bị sóng cuốn đi 4 người mất tích, gần đây nhất 6/5/2019 học sinh trường Vĩnh Lộc –Thanh Hóa bị đuối nước khi tắm ở sông Mã trong đó có hai anh em sinh đôi… Địa bàn Huyện Yên Mô là khu vực nông thôn cũng có nhiều sông, hồ, đầm nước, ao, cá, mương máng…chính vì vậy tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước. Khi biết bơi trẻ sẽ chủ động phòng tránh được các tai nạn đuối nước. Chính vì vậy công tác phổ cập kiến thức và kĩ năng bơi lội là việc vô cùng cấp bách và là chiến lược lâu dài trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Mặt khác Trong giáo dục toàn diện cho học sinh một phần không thể thiếu được là giáo dục về thể chất. Vì nó tác động tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản làm cơ sở cho học sinh để rèn luyện thân thể đạo đức tác phong con người mới. Trong giáo dục thể chất có nhiều môn thể dục, thể thao khác nhau. Bơi lội là một môn thể thao toàn diện nhất. Bộ môn này rất lý tưởng cho mọi lứa tuổi và mọi thể trạng và cũng được đa số các em học sinh yêu thích. Bản thân chúng tôi là một giáo viên giáo dục thể chất, từng được đào tạo chuyên sâu môn bơi lội, nhiều năm tham gia huấn luyện các đội tuyển bơi lội. Chúng tôi đã đúc rút được cho mình một số kinh nghiệm nhất định, vì vậy, sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi thực hiện đề tài “ Một số giải pháp phát triển phong trào bơi lội –phòng chống đuối nước cho học sinh trường THPT Yên Mô B” năm 2020-2021, và TRONG NĂM 2021-2022 tiếp tục phát triển đề tài với nội dung hướng dẫn học sinh thêm kiểu bơi trườn sấp. Rất mong hội đồng khoa học các cấp và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của chuyên đề. a) Mục tiêu: Nhằm đề xuất các giải pháp giúp học sinh trang bị những kiến thức căn bản về môn bơi để có thể tự học bơi khi môn Bơi lội chưa được đưa vào học chính thức trong trường THPT Yên Mô B, đồng thời có khả năng
- 8 phòng tránh những tai nạn đuối nước cho bản thân, bạn bè và mọi người xung quanh. b) Nhiệm vụ: Cung cấp cho các học sinh trong trường THPT Yên Mô B : - Các khái niệm cơ bản về môn bơi lội. - Các điều kiện và nguyên tắc khi tự học bơi. - Các bài tập bổ trợ giúp học sinh có thể tự học bơi. - Kĩ năng phòng chống đuối nước. Thông qua đó để phát triển phong trào bơi lội cho học sinh THPT. 3. Đối tượng nghiên cứu : Các em học sinh trong trường THPT Yên Mô B. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. - Nghiên cứu học sinh khối 10 trường THPT Yên Mô B năm 2020-2021 B. PHẦN NỘI DUNG I. CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận 1.1. Khái niệm môn bơi lội thể thao: Bơi lội là môn thể thao dưới nước, do tác dụng của sự vận động toàn thân, đặc biệt là sự vận động của chân, tay mà người bơi có thể vượt qua được những khoảng đường dưới nước với những tốc độ nhất định. Nhờ những yếu tố cơ bản từ nước như lực đẩy từ dưới lên, lực cản, lực nâng... nên người bơi có thể vận động trên mặt nước để tiến về phía trước bằng nhiều kiểu bơi khác nhau. Bơi lội hình thành, phát sinh và phát triển do nguồn gốc lao động của con người, do yêu cầu bức thiết của lao động sản xuất, sự khắc nghiệt trong việc chống lại thiên tai, địch họa, bảo vệ cuộc sống mà con người phải biết bơi. Từ đó bơi lội là phương tiện phục vụ hữu ích cho đời sống của con người. 1.2. Lợi ích, tác dụng của môn bơi lội Thông qua việc tập luyện bơi lội, con người có thể rèn luyện ý chí, lòng dũng cảm, tính cần cù chịu khó, tinh thần tập thể. Khi tập bơi, nhất là người mới tập bơi phải cố gắng rất lớn để khắc phục những khó khăn ban đầu như cảm giác sợ nước, sợ lạnh, sợ chết đuối… Còn đối với vận động viên, tập luyện bơi lội là một quá trình nỗ lực đầy gian khổ để vươn tới thành tích cao, vận động viên phải có ý chí, quyết tâm lớn để thực hiện khối lượng vận động lớn. Tập trung cao độ trí lực và sức lực như vậy trong quá trình tập luyện, vận động viên đã thực sự được rèn luyện mình trong quá trình hình thành phẩm chất ý chí. Tập luyện bơi lội còn có lợi cho việc củng cố và nâng cao sức khỏe, phát triển toàn diện con người. Vận động trong môi trường nước có ảnh hưởng tốt tới việc nâng cao chức năng một số bộ phận của cơ thể như hệ tim mạch, hô hấp, tăng quá trình trao đổi chất, đồng thời phát triển cân đối cơ thể. Tập luyện bơi lội còn nâng cao thể lực toàn diện như sức mạnh, sức nhanh, sức bền, linh hoạt, khéo léo kết hợp các hoạt động. Bơi lội có tính quần chúng cao, dễ tập luyện, đặc biệt phù hợp với tất cả mọi lứa tuổi. Bơi lội cũng là niềm đam mê với đại đa số thanh thiếu niên.
- 9 Tuy nhiên ở Việt Nam, đặc biệt khu vực nông thôn số người biết bơi chưa nhiều. Hàng năm, số lượng người chết đuối còn rất cao, nhất là là ở lứa tuổi học sinh. Khi biết bơi các em sẽ chủ động phòng tránh được các tai nạn đuối nước. Chính vì vậy công tác phổ cập kiến thức và kĩ năng bơi lội là việc vô cùng cấp bách và là chiến lược lâu dài trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ trẻ em. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1 Thuận lợi Việt Nam có địa hình với chiều dài hơn 3.000km bờ biển cùng 3.112 sông ngòi, kênh rạch, hồ ao là điều kiện thuận lợi để bơi lội phát triển. Trong lịch sử chiến tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, nhiều cuộc chiến được diễn ra trên sông nước, ví dụ như trận Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 hay như cuộc chiến của Trần Hưng Đạo tiêu diệt quân Nguyên năm 1288,…Và dân tộc ta còn rất nhiều chiến thắng oanh liệt trên địa hình sông nước, khẳng định bơi lội đã phát triển từ thời kỳ cận đại. Bơi lội song hành cũng dân tộc ta trong suốt thời kỳ phong kiến với các cuộc đấu tranh dưới sự đô hộ của Mỹ, Pháp. Đất nước giải phóng, bơi lội cũng dần khẳng định vị trí và phát triển. Đất nước sôi nổi với các phong trào thể thao, trong đó có môn thể thao bơi lội. Các hồ bơi, bể bơi được xây dựng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa,…và phát triển mạnh mẽ trong lực lượng vũ trang. Tại địa bàn tỉnh Ninh Bình, sở Thể thao và Du lịch hàng năm vẫn thường xuyên phát động phong trào thể thao bơi lội qua các hoạt động cụ thể như tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về bộ môn bơi lội, các kĩ năng phòng tai nạn đuối nước cho học sinh, sinh viên. Tại địa phương, Ban Văn hóa – Thể thao Huyện Yên Mô có những hoạt động tuyên tuyền trong các dịp nghỉ hè tại Bể Bơi Yên Mĩ, gần trường học THPT Yên Mô B . Trường THPT Yên Mô B là nơi học sinh của 8 xã phía Nam huyện Yên Mô học tập: Yên Từ, Yên Nhân, Yên Mạc, Yên Lâm, Yên Thái, Yên Đồng, Yên Thành, Yên Mỹ, là khu vực có nhiều ao, hồ, sông, suối…các em học sinh sớm được làm quen với môi trường sông nước, nhiều em cũng đã tự biết bơi trong quá trình sinh sống tại địa phương, nhất các học sinh thuộc xã Yên Đồng, Yên Thái. Đội ngũ giáo viên nhóm Thể dục trong trường đều nhiệt huyết trong việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học các môn Thể dục trong trương trình Giáo dục THPT, đồng thời luôn mong muốn phổ biến những kiến thức về bơi lội cho học sinh ngoài giờ học để các em nâng cao sức khỏe đặc biệt có thể phòng tránh các tai nạn đuối nước . 2.2 Khó khăn Phần lớn thời gian của học sinh dành cho các môn học văn hóa, thời lượng dành cho môn thể dục còn ít, đặc biệt môn Bơi lội lại chưa phải là nội dung chính thức trong trương trình Môn Thể dục. Chính vì vậy để phổ biến các kiến thức về bơi lội, tôi chỉ có thể thực hiện trong các buổi ngọai khóa. Nhà trường chưa xây dựng bể bơi, trong khu vực cũng mới có một bể bơi duy nhất. Mặt khác nguồn nước tự nhiên tại các sông, suối, ao hồ ngày càng ô nhiễm không đảm bảo vệ sinh cho học sinh khi tiến hành tự học bơi.
- 10
- 11 II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN MÔN BƠI LỘI VÀ PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH THPT Với mong muốn phát triển được môn bơi lội và phòng tránh tai nạn đuối nước cho các học sinh THPT Yên Mô B tôi đề xuất một số giải pháp sau 1. Làm tốt việc tuyên truyền về môn bơi lội cũng như cách phòng chống tai nạn đuối nước. Để các học sinh nắm bắt được nội dung kiến thức về môn bơi lội tôi tiến hành tham khảo các giáo trình về môn bơi lội, các tài liệu trên báo, đài, internet… và kinh nghiệm thực tế của bản thân thu thập được, để biên soạn các nội dung về môn thể thao dưới nước này như lịch sử hình thành và phát triển môn bơi lội, ý nghĩa của hoạt động bơi và các bốn kiểu bơi cơ bản, những chuẩn bị cần thiết khi tập bơi, các bước tập bơi. Những lưu ý để có thể phòng chống tai nạn đuối nước….Sau đó chúng tôi in tài liệu để phát cho các lớp học, đồng thời đăng tải tài liệu lên các trang mạng xã hội của nhà trường. 1.1. Tài liệu về môn bơi lội 1.1.1 Khái niệm về môn bơi lội Bơi lội là môn thể thao dưới nước, do tác dụng của sự vận động toàn thân, đặc biệt là sự vận động của chân, tay mà người bơi có thể vượt qua được những khoảng đường dưới nước với những tốc độ nhất định. Nhờ những yếu tố cơ bản của nước như lực đẩy từ dưới lên (lực nổi), lực cản, lực nâng … nên người bơi có thể vận động trên mặt nước để tiến về phía trước bằng nhiều kiểu, cách bơi khác nhau. Nước là môi trường lỏng, do đó vận động trong nước là vận động trong môi trường xa lạ đối với con người. Khi bơi, thân người lại nằm ngang bằng trên mặt nước. Vì lẽ đó, bơi lội khác với các môn thể thao trên cạn. Tính chất cơ bản của bơi lội là loại vận động có chu kỳ (trừ xuất phát và quay vòng), còn lại trên cự ly người bơi thực hiện lắp đi lắp lại động tác tạo lực tiến đưa cơ thể về phía trước. Bơi lội hình thành, phát sinh và phát triển do nguồn gốc lao động của con người, do yêu cầu bức thiết của lao động sản xuất, sự khắc nghiệt trong việc chông thiên tai, địch họa, bảo vệ cuộc sống mà con người phải biết bơi. Từ đó bơi lội là phương tiện phục vụ hữu ích cho cuộc sống con người. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, bơi lội thực sự là một môn thể thao của mọi người. Bơi lội thực sự là một môn thể thao của mọi người. Bơi lội được vận dụng vào mục đích phát triển sức khỏe, vui chơi giải trí, nhằm nâng cao khả năng sản xuất và chiến đấu của mọi người. Nhờ đó mà phong trào bơi lội thể thao luôn luôn được phát triển rộng khắp. Nội dung của môn bơi lội ở nước ta hiện nay bao gồm: - Bơi, lặn thể thao
- 12 - Bơi thực dụng - Bơi nghệ thuật - Trò chơi giải trí trong nước. 1.1.2. Lợi ích, tác dụng của môn bơi lội.
- 13 Ý nghĩa và lợi ích của môn bơi lội rất lớn; thông qua việc tập luyện bơi lội, con người có thể rèn luyện ý chí, lòng dũng cảm, tính cần cù chịu khó, tinh thần tập thể, củng cố nâng cao được sức khỏe của mình. Khi tập bơi, nhất là người mới tập bơi phải cố gắng rất lớn để khắc phục những khó khăn ban đầu như cảm giác sợ nước, sợ lạnh, sợ chết đuối … Còn đối với vận động viên, tập luyện bơi lội là một quá trình lao động đầy gian khổ để vươn tới thành tích cao, vận động viên phải có ý chí, quyết tâm lớn để thực hiện khối lượng vận động lớn. Tập trung cao độ trí lực và sức lực như vậy trong quá trình tập luyện, vận động viên đã thực sự rèn luyện mình trong quá trình hình thành phẩm chất ý chí. Mức độ hiệu quả giáo dục đạo đức ý chí cho vận động viên phụ thuộc vào huấn luyện viên và giáo viên bơi lội. Bản thân họ không những là tấm gương cho học viên noi theo mà họ còn là người chủ động vận dụng mọi phương pháp để giáo dục học viên của mình tương trợ, mọi phương pháp để giáo dục học viên của mình về mọi mặt như: Giáo dục tính kỷ luật, tự giác, tính tương trợ, ý thức tập thể, ý thức kiên trì nhẫn nại, tình yêu lao động, dũng cảm vượt khó khăn… Để hoàn thành tốt được nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng, người huấn luyện viên, thầy giáo bơi lội luôn luôn tu dưỡng chính trị tư tưởng trau dồi tác phong và đạo đức của người cán bộ khoa học kỹ thuật thể dục thể thao xã hội chủ nghĩa. Có như vậy mới đạt được hiệu quả giáo dục. Tập luyện bơi lội còn có lợi cho việc củng cố và nâng cao sức khỏe, phát triển toàn diện con người. Vận động trong môi trường nước có ảnh hưởng tốt tới việc nâng cao chức năng một số bộ phận của cơ thể như hệ tim mạch, hô hấp, tăng quá trình trao đổi chất. Ta biết rằng nước có khả năng hấp thụ nhiệt gấp 4 lần không khí. Nước lại có áp suất lớn vào bề mặt cơ thể, mặt khác khi bơi con người phải chịu một lực cản rất lớn của nước, đặc biệt khi bơi nhanh, phải chịu đựng các tác động “dòng chảy” của nước. Do vậy trong tập luyện bơi lội, con người sẽ thích ứng dần. Do vậy trong tập luyện bơi lội, con người sẽ thích ứng dần, làm cho các chức năng vận động cơ thể được hoàn thiện nâng cao. Khi bơi, các nhóm cơ của toàn thân cùng tham gia hoạt động. Do đó vận động viên bơi lội cơ bắp phát triển cân đối, nở nang, hài hòa. Bơi lội lại là phương tiện để rèn luyện cơ thể làm cho cơ thể thích nghi với sự thay đổi của khí hậu bên ngoài, do đó có thể ngăn ngừa được những bệnh cảm lạnh. Người ta còn dùng bơi lội để chữa một số bệnh về hình thể như gù lưng, cong chữ “C” thuận và ngược của trẻ em. Ngoài ra, các cố tật cứng khớp do bị gẫy xương gây nên, bơi lội cũng là phương tiện chữa có hiệu quả. Luyện tập bơi lội có tác dụng lớn đến sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương, làm cho hệ thống tiền đình phát triển tốt.Luyện tập bơi lội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hệ tuần hoàn và hô hấp.
- 14 Tập luyện bơi lội còn có tác dụng phát triển thể lực toàn diện như: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, linh hoạt, khéo léo và khả năng phối hợp vận động… Bản thân bơi lội là môn thể thao phát triển toàn thân. Tham gia tập luyện bơi lội không những tạo cho mình thói quen hoạt động trong nước mà còn để phát triển cân đối cơ thể. Thường xuyên tập luyện bơi lội, các tố chất sức mạnh, sức nhanh, sức bền, linh hoạt, khéo léo… được phát triển, do đó nâng cao được khả năng vận động, tạo điều kiện tốt để sản xuất, phục vụ quốc phòng. Vì vậy bơi lội cần được phổ cập rộng rãi trong mọi ngành, mọi nghề, mọi đối tượng để phục vụ cho mục đích chính trị của Đảng là bồi dưỡng sức dân để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Bơi lội là một môn thể thao có ý nghĩa thực dụng rất lớn trong đời sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta. Do yêu cầu cơ động trên chiến trường, do yêu cầu xây dựng hạ tầng, mạng lưới giao thông vận tải, sự đòi hỏi về nâng cao năng suất, đưa khoa học kỹ thuật vào mặt trận nông, lâm nghiệp v.v… mà mỗi người dân nước ta sống trong một đất nước nhiệt đới nhiều sông ngòi ao hồ và biển bao quanh, đặc biệt thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt, hàng năm mưa bão lũ lụt thường xảy ra đòi hỏi phải biết bơi lội. Biết bơi con người như có thêm đôi mái chèo trên sông nước. Trong thực tế của xã hội ta từ ngàn xưa, lịch sử đã ghi nhận các vị anh hùng chống ngoại xâm đã dùng bơi lội trong các trận thủy chiến với quân thù, ngày nay bơi lội được vận dụng trong nhiều ngành quan trọng như quân sự, hàng hải, giao thông vận tải, thủy sản, nông nghiệp, xây dựng v.v… Trong các lĩnh vực ấy bơi lội có ý nghĩa thực dụng rất lớn, chính trị vì vậy đối với dân tộc ta bơi lội là một môn thể thao có truyền thống lâu đời và được mọi người yêu thích. Bơi lội không chỉ có ý nghĩa thực dụng rất lớn mà còn có ý nghĩa thể thao quan trọng. Môn bơi lội nước ta hiện nay đã được xác định là một môn thể thao trọng điểm thuộc nhóm I. Phong trào bơi lội đang có nhiều triển vọng, những trung tâm bơi lội được hình thành, nhiều câu lạc bộ bơi lặn phát triển, nhiều tỉnh, thành, ngành đã được đào tạo vận động trẻ theo chương trình mục tiêu, những trung tâm này tập trung các chuyên gia huấn luyện giỏi của quốc gia và các chuyên gia nước ngoài được mời giúp cho công tác huấn luyện. Qua các cuộc thi đấu trong nước và quốc tế, nhiều kỷ lục bơi lặn đã được phá. Lực lượng vận động viên trẻ đã ngày một trưởng thành, hy vọng trong một thời gian ngắn, nền bơi lội của Việt Nam chúng ta sẽ tiếp cận được khu vực và châu lục. Chính vì ý nghĩa trên mà bơi lội đã trở thành môn học chính thức trong các trường chuyên nghiệp thể dục thể thao, các trường chuyên nghiệp hàng hải thủy sản, giao thông vận tải, các trường đại học (thuộc quân đội), và các trường khác…
- 15 1.1.3. Lịch sử bơi lội Việt Nam từ 1975 đến nay Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc ngày 30/04/1975 đã chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài 1/3 thế kỷ trên đất nước ta và mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ của Tổ Quốc Việt Nam thống nhất. a. Về phong trào bơi lội quần chúng Sau khi đất nước thống nhất, Đại hội Đảng toàn quốc lần thức IV đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng về đường lối phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và coi công tác TDTT là một phương tiện đối ngoại quan trọng. Bởi vậy Đảng, Chính phủ ta cho phép mở thêm một trường Đại học ở phía nam và trường Trung cấp ở Đà Nẵng. Các Ty, Sở TDTT cũng có các trường năng khiếu. Các trường phổ thông và trung học, đại học đã đưa môn bơi lội vào giảng dậy chính khóa. Năm 1977 cuộc chiến tranh ở biên giới Tây – Nam nổ ra, và năm 1979 chiến tranh ở biên giới phía Bắc. Trong khi đó Mỹ bao vây cấm vận, nền kinh tế kiệt quệ sau chiến tranh nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển phong trào bơi lội. Cơ sở vật chất thiếu thốn; cán bộ, VĐV chưa yên tâm huấn luyện, tập luyện, nên số người tham gia ngày càng ít ỏi. Từ những năm 1988 trở lại đây, nền kinh tế thị trường đã bắt đầu phát huy tác dụng, nhất là các tỉnh phía Nam như TP. HCM, Long An… đã nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động bơi lội quần chúng. Còn các tỉnh phía Bắc, do đổi mới cơ chế quản lý TDTT có nơi còn quá chậm hoặc trình độ kinh tế thấp … phong trào bơi lội sút kém rõ rệt như Hà Nam Ninh, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Tây, Hà Bắc… Từ năm 1993 đến nay, phong trào bơi lội Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, cả nước ta đã có hàng chục bể bơi được xây dựng ở các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Nội, Tây Ninh, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc… Nhìn tổng thể phong trào bơi lội quần chúng trong những năm gần đây trên phạm vị cả nước vẫn chưa được phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy chúng ta vẫn tin tưởng rằng dân tộc ta có truyền thống thượng võ, với khối óc thông minh và với điều kiện địa lý vô cùng thuận lợi cho bơi lội phát triển. Với một đất nước như vậy bơi lội nhất định sẽ phải phát triển mạnh mẽ.
- 16 b. Về bơi lội thể thao thành tích cao. Ngay sau ngày giải phóng đất nước do nhận biết được vai trò và tầm quan trọng của thể thao thành tích cao. Nhiều tỉnh, thành, ngành chẳng những đã duy trì mà còn phát triển các đội tuyển của mình. Các huấn luyện viên cơ sở đã tìm tòi nghiên cứu và đã có kinh nghiệm nhất định trong huấn luyện. Do vậy, hàng năm ta vẫn tổ chức được các giải bơi vượt sông Bạch Đằng truyền thống, các giải bơi đội mạnh v.v… Thành tích và kỷ lục ngày càng nâng cao. Bơi lội thể thao thành tích cao đã được chú trọng ở các trung tâm bơi lội, nơi có huấn luyện viên giỏi và có cơ sở tập luyện tốt như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Long An, Thanh Hóa, Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng… Để tham gia Olympic lần thức XXII năm 1980 ở Matxcowva, Tổng cục TDTT đã quyết định cho thành lập đội tuyển Quốc Gia vào năm 1978. Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô (cũ) và Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ) nên ta đã thu được kết quả tốt ở Olympic lần thứ XXII. Tại Đại hội Thể dục Thể thao thế giới này ta đã phá được nhiều kỷ lục quốc gia, trong đó có kỷ lục bơi 100m trườn sấp của Tô Văn Vệ với thành tích 55’’75, phá kỷ lục của Trương Ngư cũ năm 1966 là 55’’9; kỷ lục 100m ếch của Nguyễn Mạnh Tuấn và Trần Dương Tài v.v… Năm 1985 Đại hội TDTT toàn quốc đã được tổ chức tại Hà Nội. Trong Đại hội này, môn thi đấu bơi đã có hàng chục kỷ lục quốc gia được lập. Đội bơi thành phố Hồ Chí Minh đã giữ vị trí vô địch toàn quốc. Năm 1988, Đội tuyển bơi lội Việt Nam lần thứ 2 tham dự Đại hội Olympic. Tại đại hội Olympic 24 Seeun (Nam Triều Tiên) chỉ có hải VĐV tham dự và mặc dù không lọt vào chung kết, nhưng đã lập được kỷ lục mới ở Việt Nam với cự ly 200m ếch: 2’39’’69 của Quách Hoài Nam và 100m bướm 1’07’’96 và 200m bướm 2’3’’69 của Kiều Oanh. Năm 1990 đội bơi của Việt Nam tham dự Đại hội TDTT châu Á tổ chức tại Bắc Kinh. Dự đại hội có 3 VĐV (Nguyễn Kiều Oanh, Trương Hải Phong, Trần Vinh Quang), cả 3 VĐV đều lập kỷ lục Quốc gia mới. Năm 1991 chúng ta có 4 vận động viên tham dự SEA Games tổ chức tại Philippines. Tuy thành tích đứng ở vị trí 7/10 nước Đông Nam Á, những cũng đã lập được kỷ lục Quốc gia mới. Qua các SEA Games 17, 18, 19, vị trí bơi lội của Việt Nam vẫn chỉ xếp ở hạng thứ 7 và chưa giành được huy chương bơi lội nào. Điều đó đòi hỏi Hiệp hội thể thao dưới nước cũng như mỗi cán bộ huấn luyện viên cần phải phấn đấu rất cao mới có thể đưa được nền bơi lội nước ta sánh vai với các nước khu vực và châu lục. Tới kỳ SEA Games 28 diễn ra ở Singapore. Làng bơi lội Đông Nam Á chứng kiến sự ưu thế vượt trội của 2 tài năng trẻ mới nổi đó là nam vận động
- 17 viên Joseph Isaac Schooling của Singapore và nữ vận động viên Nguyễn Thị Ánh Viên của Việt Nam. Cả hai kình ngư trẻ đều là những vận động viên tài năng của hai nước được đầu tư để sang Mỹ tập luyện từ nhỏ. Tại SEA Games 28, cả hai đã thi đấu rất xuất sắc, họ giành rất nhiều huy chương vàng (HCV) và hầu hết trong số đó là những kỷ lục mới của SEA Games. Kết thúc SEA Games 28, J.Schooling giành 9 HCV (6 nội dung cá nhân và 3 nội dung tiếp sức), trong số 9 HCV đó của J.Schooling thì có đến 8 chiếc huy chương là 8 kỷ lục mới của SEA Games được anh và các đồng đội ở đội tuyển bơi Singapore thiết lập. Còn Ánh Viên giành được tới 8 HCV (tất cả là các nội dung cá nhân) và tất cả chúng đều là những kỷ lục mới của SEA Games ngoại trừ chiếc HCV cuối cùng của Ánh Viên ở nội dung 200m ếch. Đến với SEA Games 30 năm 2019 tại Philippines, với việc giành được 6 huy chương Vàng, cá nhân “kinh ngư” Nguyễn Thị Ánh Viên đã được vinh danh là nữ vận động viên xuất sắc nhất tại SEA Games 30. Bên cạnh đó, những gương mặt trẻ, như Nguyễn Huy Hoàng phá kỷ lục SEA Games - giành vé dự Olympic 2020; kình ngư trẻ 16 tuổi Trần Hưng Nguyên phá kỷ lục SEA Games cho thấy bơi lội Việt Nam đang phát triển, đủ lực lượng tốt hướng tới tương lai. 1.2 Tài liệu tuyên truyền phòng chống tai nạn đuối nước. Hàng năm có rất nhiều tai nạn đuối nước xảy ra, cướp đi nhiều sinh mạng. Đặc biệt tỉ lệ tử vong do đuối nước ở lứa tuổi trẻ em là nhiều nhất.Theo báo cáo toàn cầu của WHO tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 6400 người bị đuối nước trong đó mỗi ngày có khoảng 20 trẻ em bị đuối nước. Thực tế các vụ đuối nước hàng loạt đang xảy ra ở Việt Nam như: vụ đuối nước ở Quảng Ngãi có 9 e học sinh bị tử vong và mới nhất là vụ đuối nước ở Khánh Hòa có 4 nữ sinh bị tử vong…. , tai nạn đuối nước thường xảy ra trong dịp hè do chủ quan không nghĩ tới hậu quả và những thương tâm đáng tiếc cho bản thân gia đình và xã hội. - Khi có sự xâm nhập đột ngột và nhiều của nước hoặc chất dịch vào đường thở (mũi, miệng , khí phế quản, phổi) làm cho không khí có chứa oxy không thể vào phổi được gọi là đuối nước. Hậu quả là não bị thiếu oxy, nếu không được cấp cứu kịp thời nạn nhân sẽ bị chết hoặc để lại di chứng não nặng nề. Như chúng ta đã biết Đuối nước là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được và gây ra những thương tổn thực thể trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi học sinh.Vì ở lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn đuối nước. a. Nguyên nhân gây đuối nước: - Nguyên nhân đuối nước hay xảy ra đối với trẻ lớn tuổi do bản tính hiếu động, tò mò; đối với trẻ nhỏ do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Cho dù trẻ em không biết bơi lội hay biết bơi lội nhưng do sự chủ quan nên cũng không lường trước hết được sự nguy hiểm của tai nạn. - Ngoài ra, môi trường sống chung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng nước... không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước...
- 18 không được rào chắn và có biển báo nguy hiểm. Hơn nữa, tình trạng xây dựng các công trình, đào bới khai thác cát, đất đá tràn lan, sự vô ý thức của con người... đã để lại các hố ao sâu gây nguy hiểm như hố vôi tôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… không có hàng rào cũng là những nơi dễ gây nên tai nạn đuối nước. - Tai nạn do đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp: ngạt nước, những người không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã cắm đầu vào chậu nước hay bồn tắm; ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước; lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp bị ngạt; bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút rồi ngất đi… b. Phòng tránh tai nạn đuối nước - Những nguyên tắc an toàn khi bơi: Không nhảy cắm đầu ở những nơi không có chỉ dẫn. Không tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy xiết, xoáy và không có người lớn biết bơi và cứu đuối. Không bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa. Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm. Phải khởi động trước khi xuống nước. Không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước. Không dùng các phao bơm hơi. Không đi tắm bơi lội ở ao hồ một mình mà không có người lớn biết bơi đi, kèm. Cần thực hiện nghiêm túc về an toàn giao thông đường thủy như: An toàn về phương tiện, có đầy đủ phao cứu sinh, áo phao, chở đúng số người quy định. c. Xử lí khi gặp tai nạn đuối nước: - Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước. - Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao có buộc dây thừng... và kéo nạn nhân lên bờ một cách an toàn. Có thể ném một sợi dây dài, chắc... từ bờ để nạn nhân túm lấy được dây thừng và kéo nạn nhân vào bờ, hoặc cùng với mọi người vớt nạn nhân lên… - Đặt nạn nhân nằm chỗ thoáng khí. - Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát chuyển động của lồng ngực: -Nếu lồng ngực không chuyển động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy thổi ngạt miệng qua miệng. Sau đó kiểm tra mạch cổ, mạch bẹn xem có đập không; nếu không bắt được mạch tức là nạn nhân đã ngưng tim, phải ấn tim ngoài lồng
- 19 ngực ở nửa dưới xương ức. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt liên tục trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế. Nếu nạn nhân còn thở được, hãy đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm bằng cách đắp lên người nạn nhân tấm khăn khô. - Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có vẻ bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau khi ngạt nước… - Mùa hè đến, các em được nghỉ hè, thời gian vui chơi nhiều, đồng thời cũng là mùa mưa lũ, mùa du lịch. Vậy tôi mong rằng các bậc phụ huynh hãy quan tâm hơn nữa đến tai nạn thương tích trong dịp nghỉ hè của con em mình , đặc biệt công tác phòng chống đuối nước để các cháu có kỳ nghỉ hè thực sự an toàn và bổ ích sau một năm học, để tránh những rủi ro đáng tiếc nào với các em Trên đây là bài viết tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước của trường... Qua bài tuyên truyền này tôi đề nghị các thầy giáo cô giáo các bậc phụ huynh học sinh tuyên truyền hướng dẫn các em học sinh thực hiện tốt cách phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước cho các em học sinh để cho các em có một cuộc sống bình an. Đối với các em học sinh thực hiện tốt cách phòng chống đuối nước cho mình và tuyên truyền cho cộng đồng cùng nhau thực hiện cách phòng chống các tai nạn thương tiếc xảy ra để các em có một cuộc sống vui tươi khỏe mạnh. 2. Khảo sát thực trạng phong trào bơi lội của học sinh trường THPT Yên Mô B Khảo sát thực trạng phong trào bơi lội của các học sinh trong trường bằng hình thức phát phiếu điều tra trên từng đơn vị lớp: Chưa Đã biết bơi biết STT (kiểu bơi- Số mét) bơi Họ tên (lí do) Bơi Trườn Bơi Bơi Nam Nữ ếch sấp ngửa bướm 1 2 … Tổng 3. Hướng dẫn học sinh học bơi Sau khi có kết quả khảo sát tôi tiến hành chia ra 2 đối tượng để có biện pháp hướng dẫn riêng biệt. bầu chọn các nhóm trưởng tạo nhóm trên các mạng
- 20 xã hội để dễ hướng dẫn online cho các em vì ít có thời gian tập trung tất cả các em. 3.1. Nhóm đối tượng học sinh đã biết bơi - Tập hợp các em có đam mê với môn bơi, giới thiệu cho các em các hình thức bơi mà các em chưa được học, gửi các video về những động tác chuẩn nhất của các kiểu bơi kèm theo những lưu ý giúp các em tự hoàn thiện các động tác của mình. - Đối với các em có năng khiếu môn bơi lội động viên khuyến khích các em thường xuyên tập luyện nâng cao thành tính, tạo nguồn cho đội tuyển bơi lội của nhà trường. - Giới thiệu các em tham gia các cuộc thi bơi do Sở Giáo dục và Sở thể thao văn hóa tổ chức cũng như các cuộc thi do Huyện Đoàn tổ chức. 3.2. Nhóm đối tượng học sinh chưa biết bơi Tôi đưa ra những kinh nghiệm để hướng dẫn các em tự học bơi nhanh và an toàn 3.2.1. Những trang bị cần thiết khi học bơi: - Quần áo bơi: mặc quần áo gọn ngàng, không mặc quần chất lệu như vải bò, kaki gây khó khăn khi thực hiện các động tác. Tốt nhất nên mặc quần áo chuyên dành cho môn bơi. - Kính bơi: là vật không thể thiếu khi tập bơi vì đeo kính sẽ giúp cho mắt không đau, tránh các bệnh về mắt. 3.2.2. Thói quen nên tránh khi học bơi: Để học bơi một cách an toàn ta cần chú ý các vấn đề sau: - Đi tập bơi khi cơ thể mệt mỏi: Nhiều người cho rằng bơi khi cơ thể đang mệt mỏi sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn. Việc làm này hoàn toàn sai lầm bởi khi mệt mỏi khả năng tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết bị giảm mạnh. Khi bạn bơi vào lúc này đặc biệt bơi nước lạnh có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và bạn dễ bị cảm lạnh, choáng thậm chí dễ gây ra tử vong. Cách tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi để lấy lại sức rồi mới đi bơi. - Tập bơi khi ăn quá no hoặc quá đói: Khi quá no hoặc đói, bạn cũng không nên bơi. Bơi khi no dễ mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày. Khi đói lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất, dễ bị chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu. Nên bơi sau khi ăn cơm khoảng hai tiếng hoặc trước khi ăn cơm 1 tiếng. - Không tập bơi ở vùng nước quá sâu hoặc nước chảy xiết, không tập bơi ở sông, hồ tự nhiên một mình. 3.2.3 Quy trình dạy bơi và học bơi: Với kinh nghiệm lâu năm trong việc dạy bơi, tôi hướng dẫn học sinh học bơi theo quy trình sau: - Khởi động. - Tập làm quen với nước. - Tập nổi trong nước. - Tập động tác chân. - Tập động tác tay. - Tập phối hợp tay và chân. - Tập thở nước. và phối hợp tay, chân.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 277 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 178 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 26 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn