intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường THPT Yên Thành 2 – Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:54

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường THPT Yên Thành 2 – Nghệ An" này nhằm mục đích phát triển và lan tỏa văn hóa đọc đến đối tượng là học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Yên Thành 2 nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường THPT Yên Thành 2 – Nghệ An

  1. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 2 – NGHỆ AN” Lĩnh vực: Giáo dục thường xuyên Tác giả: Nguyễn Thị Trang Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị: Trường THPT Yên Thành 2 Số điện thoại: 0912247785 Yên Thành, tháng 12 năm 2022
  2. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1.Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Tính mới của đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 1. Cơ sở lí luận 5 1.1.Các căn cứ pháp lí 5 1.2. Khái niệm văn hóa đọc 6 1.3. Tầm quan trọng của văn hóa đọc 6 2. Cơ sở thực tiễn 7 2.1.Thực trạng đọc sách trong giới trẻ nói chung và học sinh 7 trường THPT Yên Thành 2 nói riêng. 2.2. Các yếu tố thuận lợi cho học sinh đọc sách trong giai 12 đoạn hiện nay. 2.3. Một số hạn chế ảnh hưởng đến phát triển văn hóa đọc 13 trong giai đoạn hiện nay. 2.4. Nguyên nhân 13 3. Các giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học 14 sinh trường THPT Yên Thành 2 – Nghệ An. 3.1. Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về văn 14 hóa đọc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh nhà trường. 3.2. Khảo sát nhu cầu đọc sách của các đối tượng (chú ý 16 học sinh mới tuyển sinh vào trường) để xây dựng, bổ sung nguồn học liệu, sách phù hợp. 3.3. Vận động các đơn vị, các cá nhân, tổ chức tặng sách 17 cho thư viện đáp ứng nhu cầu đọc cho giáo viên và học sinh. 3.4. Xây dựng thư viện thân thiện, tạo nhiều tủ sách dùng 18
  3. chung và duy trì nền nếp đọc sách hàng ngày trong Giáo viên, học sinh. 3.5. Tổ chức các sân chơi, các hoạt động bổ trợ, các câu lạc 20 bộ những người yêu sách để thúc đẩy văn hóa đọc trong nhà trường. 4. Khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải 22 pháp 4.1. Mục đích khảo sát 22 4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 22 4.3. Đối tượng khảo sát 23 4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và khả thi của các giải 23 pháp đề xuất 5. Hiệu quả, lợi ích thu được và một số bài học rút ra 26 trong quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 5.1. Hiệu quả và lợi ích 26 5.2. Một số bài học rút ra trong quá trình áp dụng sáng kiến 27 kinh nghiệm. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28 1. Kết luận 28 2. Kiến nghị, đề xuất 28
  4. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Lúc nhỏ, tôi có nghe hay đọc được đâu đó một câu nói đại ý rằng: “Muốn lập thân, lập nghiệp trước hết phải học, muốn học phải lấy đọc sách làm cái gốc”. Sau này lại đọc được một câu của nhà văn Macxin Gorki: “ Mây đen có thể che được ánh sáng mặt trời, nhưng không gì có thể che được ánh sáng của sách mang lại. Mỗi cuốn sách đều mang tới cho người đọc rất nhiều ý nghĩa của cuộc sống.Không chỉ với người lớn, với trẻ thơ mỗi cuốn sách còn là một thế giới bí ấn, khám phá nó sẽ thấy được vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống”. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng căn dặn: “Bất luận làm việc gì cũng cần phải đọc sách. Người mới học chữ cần đọc để không mù lại, người công an cần đọc để nắm tình hình. Những người làm công việc chuyên môn cần phải đọc để nâng cao trình độ. Người làm quản lý, lãnh đạo cần phải đọc để quản lý, lãnh đạo tốt hơn…” Từ đó, tôi nhận thức được việc đọc sách rất quan trọng, bởi sách không chỉ cho ta những tri thức tổng hợp; hiểu biết kiến thức về nhiều mặt; đọc sách giúp cho ngôn ngữ của chúng ta phong phú hơn, đọc sách còn bồi đắp cho tâm hồn mình những tình cảm nhân văn cao đẹp; sách thắp sáng ước mơ, lí tưởng cho người đọc, … Như nhà văn Macxin Gorki cũng từng nói: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người". Để khẳng định những giá trị to lớn của sách báo, cũng như nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa đọc trong đời sống tinh thần của mỗi con người và cộng đồng xã hội, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ- TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam. Nhằm mục đích khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người, góp phần xây dựng và phát triển xã hội học tập. Tuy nhiên, thực tế thì số người Việt thường xuyên đọc sách là rất ít. Theo ghi nhận của báo Thanh niên ngày 18.4.2019 cho biết: “Một khảo sát quốc tế năm 2016 cho thấy người Việt Nam đọc sách ít hơn nhiều so với các nước trong khu vực, chỉ có 30% người Việt đọc sách thường xuyên, 44% thỉnh thoảng mới đọc sách và 26% hoàn toàn không đọc sách. Trong khi đó, người Ấn Độ đọc gần 11 giờ/tuần, người Đài Loan đọc 5 giờ/tuần, người Nhật Bản đọc 4 giờ/tuần, người Hàn Quốc đọc 3 giờ/tuần…thì người Việt Nam trung bình đọc chưa đến 1 giờ/tuần. Hiện người Việt thụ hưởng 4,2 cuốn sách mới mỗi năm, nhưng trong đó 2,3 cuốn là sách giáo khoa, đồng nghĩa mỗi người mỗi năm chỉ thực sự thụ hưởng gần 2 cuốn sách mỗi năm”. 4
  5. Như vậy, Người Việt nói chung và học sinh nói riêng rất ít đọc sách, kể cả sách tham khảo dành cho các môn học. Trong lúc đó, trường học nào cũng trang bị một thư viện với hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn đầu sách hay, nhưng nhiều lúc cán bộ thư viện không có việc để làm theo nghĩa thực. Vậy tại sao người Việt ít đọc sách? Phải chăng xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp, mà người Việt chủ yếu làm theo kinh nghiệm, nên ít người tự mày mò để lĩnh hội tri thức? Hay do người Việt không có điều kiện để mua sách? Hay họ không biết các đơn vị hành chính cấp Huyện, Tỉnh, các nhà trường đều có thư viện và họ có thể được mượn sách về đọc? Dần dà, họ không có cơ hội tiếp xúc với sách (trừ sách giáo khoa) rồi không hình thành được thói quen đọc sách. Hiện nay, sự phát triển như vũ bảo của các phương tiện truyền thông, các thiết bị nghe - nhìn hiện đại đầy sắc màu, các tiện ích xã hội như báo điện tử, truyền hình đa phương tiện, mạng xã hội Facebook, youtube… đã cuốn chúng ta vào đó đặc biệt là giới trẻ. Nhà nhà wifi, người người smart phone.Các thiết bị điện tử, các trang mạng xã hội…chiếm hết sự chú ý của các em, khiến các em say mê hơn bất cứ cuốn sách nào.Sự say mê đó khiến các em không làm chủ được cảm xúc, dễ nổi nóng, cáu giận, ít quan tâm đến người khác, thậm chí tạo nên tâm lí vô cảm (chai lì cảm xúc)…điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và sự phát triển nhân cách cũng như tâm sinh lí của trẻ. Quĩ thời gian eo hẹp cùng với sự xuất hiện của nhiều loại hình giải trí nghe – nhìn đã làm thay đổi thói quen đọc sách trong học sinh. Các em không ham đọc sách, nếu đọc cũng đọc nhanh, đọc lướt. Các em có xu hướng tìm kiếm hình ảnh, tìm kiếm các thông tin theo kiểu giật tít, câu like trên mạng internet qua điện thoại thông minh. Việc đọc sách in, báo giấy ngày càng giảm.Vì thế việc hình thành thói quen đọc sách cho các em là rất quan trọng. Sách quí như vậy, sách cần như vậy nhưng tại sao học sinh lại không muốn đọc sách? Đây là câu hỏi mà bản thân tôi suy nghĩ, trăn trở từ mấy năm nay. Qua khảo sát sát với rất nhiều học sinh về nguyên nhân tại sao các em không muốn đọc sách? Chúng tôi nhận lại được các thông tin có thể gom lại đó là: các phương tiện nghe – nhìn khác đã lấn át sách; không có người định hướng sách cho các em đọc; các em chưa gặp sách hay; các em chưa có kĩ năng đọc sách; các em chưa hình thành được thói quen đọc sách, gia đình không xây dựng truyền thống đọc sách... Với vai trò một cán bộ cán bộ quản lí trường học, tôi thấy mình cần phải đưa sách đến với các em, phải làm sao để các em đọc sách nhiều hơn: hướng dẫn kĩ năng đọc sách cho các em; định hướng sách hay cho các em; giúp các em hình thành và phát triển câu lạc bộ đọc sách; tổ chức các cuộc thi liên quan đến việc đọc sách; tạo thói quen đọc sách cho các em…Đến nay, sau 2 năm từ khi áp dụng các giải pháp để phát triển văn hóa đọc ở trường Trung học phổ thông (THPT) Yên Thành 2 tôi đã thấy được sự lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh, trong cán bộ giáo viên. Vì vậy tôi xin được đúc rút và viết thành sáng kiến “Một số giải pháp phát 5
  6. triển văn hóa đọc cho học sinh trường THPT Yên Thành 2 – Nghệ An”, như là một sự chia sẻ kinh nghiệm, truyền cảm hứng đến những cán bộ, giáo viên, những nhà quản lí giáo dục có thể áp dụng, triển khai để học sinh nói chung và học sinh trong các trường THPT trên địa bàn Tỉnh Nghệ An nói riêng có thể đọc sách nhiều hơn. Tôi xin cam đoan tất cả những gì tôi viết ở trong bản sáng kiến này là những gì bản thân tôi thấy thực sự cần thiết và những giải pháp tôi đã áp dụng tại đơn vị mình trong 2 năm học vừa qua, có hiệu quả. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu - Đề tài này nhằm mục đích phát triển và lan tỏa văn hóa đọc đến đối tượng là học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Yên Thành 2 nói riêng. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Việc đọc sách trong trường THPT học sinh trung học phổ thông. - Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THPT Yên Thành 2 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp: Nghiên cứu lí thuyết, điều tra khảo sát, quan sát, phỏng vấn, xử lí số liệu, tổng kết kinh nghiệm… 5. Tính mới của đề tài Phát triển văn hóa đọc nói chung và phát triển văn hóa đọc trong học sinh THPT nói riêng lâu nay được nhiều nhà nghiên cứu, các nhà quản lí giáo dục quan tâm. Những năm gần đây, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” nhằm mục đích khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với các em học sinh ở mọi lứa tuổi; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của việc đọc sách; khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc sách cũng như hình thành thói quen đọc sách; kĩ năng đọc sách cho học sinh, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường. Việc tìm kiếm các giải pháp để nâng cao văn hóa đọc cho học sinh, hình thành kĩ năng đọc cho học sinh cũng đã có một số cán bộ quản lí, giáo viên, cán bộ thư viện ở một số trường học quan tâm (chủ yếu ở bậc tiểu học). Ở bậc THPT các giáo viên thường có suy nghĩ học sinh lớn tuổi rồi, các em tự tìm hiểu, nên ít quan tâm đến vấn đề phát triển văn hóa đọc cho các em. Tại trường THPT Yên Thành 2 – Nghệ An, từ khi những giải pháp được nêu trong sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng, số học sinh đến thư viện để mượn sách, tìm hiểu sách và đọc sách tăng lên rõ rệt. Những cuốn sách hay được các em trong câu lạc bộ “Đọc và chia sẻ ” và thầy, cô giáo giới thiệu trước toàn trường, số lượt mượn tăng lên rất nhiều. Có thể nói, các giải pháp để phát triển văn hóa đọc cho học sinh THPT trường THPT Yên Thành 2 Nghệ An mà tôi đề cập đến trong đề tài này là hoàn toàn mới (trước đó tại trường tôi chưa cán bộ, giáo viên, nhân viên nào làm); tính hiệu quả, khả thi cao; có thể áp dụng rộng rãi cho các trường THPT trong cả nước. 6
  7. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận 1.1.Các căn cứ pháp lí Nhằm tôn vinh văn hóa đọc, khuyến khích mọi người dân Việt Nam đọc sách.Ngày 21 tháng 11 năm 2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Thư viện số 46/2019/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020, trong đó khoản 1 Điều 30 quy định ngày 21 tháng 4 hằng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Ngày 21/4 là ngày có ý nghĩa rất quan trọng, vì đây là thời điểm ra mắt cuốn sách “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh – tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam.Bên cạnh đó, tháng 4 còn là thời điểm diễn ra Ngày sách và Bản quyền Thế giới (23/4). Việc ban hành Luật 7
  8. Thư viện có tác động rất lớn đến đời sống xã hội, trong đó nổi bật nhất đó là văn hóa đọc của người dân, góp phần quan trọng trong chấn hưng văn hóa đọc tại Việt Nam đồng thời cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước. Để xây dựng và phát huy giá trị của văn hóa đọc trong cộng đồng; Hàng năm Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo và yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin truyền thông các tỉnh, thành chỉ đạo hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn tổ chức các hoạt động nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4. Căn cứ điều kiện thực tiễn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động khuyến đọc bằng nhiều hình thức và chủ đề phong phú khác nhau, thu hút được nhiều người tham gia, nhất là xây dựng được mối liên hệ mật thiết giữa các thư viện – nhà xuất bản – cơ quan phát hành – và bạn đọc; đồng thời tổ chức tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa, tinh thần của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (theo tinh thần Luật Thư viện) nhằm xây dựng phát triển văn hóa đọc của người dân. Bộ thông tin truyền thông ra kế hoạch số 5270/KH-BTTTT ngày 24/12/2021 về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 trên toàn quốc; Công văn Số 1139 /BGDĐT-GDTX ngày 28/3/2022 V/v tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022. Công văn số 1738 /UBND-VX ngày 17/03/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc triển khai Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2023. Trên cơ sở đó, Sở GD & ĐT Nghệ An ra công văn số 558/SGD-ĐT-VP ngày 21 /3/2023 về việc triển khai Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023. Ngày 10/4/2023, GD & ĐT Nghệ An ra công văn số 745/SGD-ĐT-VP về việc tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An lần thứ 5, năm 2023. Mục đích chung các văn bản trên là nhằm nâng cao nhận thức về văn hóa đọc, khơi dậy lòng ham mê đọc sách, hình thành thói quen đọc, ý thức tự học, học tập thường xuyên, suốt đời, của người dân, đặc biệt là học sinh; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc, góp phần xây dựng xã hội học tập. 1.2. Khái niệm văn hóa đọc Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một định nghĩa hay khái niệm hoàn chỉnh và thống nhất được đưa vào trong các bộ từ điển. Trong nền kinh tế tri thức sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, việc đọc không chỉ giữ ở phương thức đọc truyền thống (sách in), mà còn chuyển sang phương thức đọc hiện đại (đọc trên các phương tiện nghe nhìn, thiết bị điện tử máy tính, sách điện tử). Hiện nay, vấn đề văn hóa đọc đang được xã hội quan tâm, đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều học giả đưa ra khái niệm về thuật ngữ văn hóa đọc. Tuy nhiên, Tại Hội thảo “Văn hóa đọc, thực trạng và giải pháp” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh (2010), khái niệm “văn hóa đọc” được lý giải theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp như sau: 8
  9. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. 1.3. Tầm quan trọng của văn hóa đọc - Phát triển văn hóa đọc là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Đó cũng là hành trình giúp học sinh tự khám phá chính mình, hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, góp phần vào quá trình hình thành nhân cách, bồi đắp tâm hồn, bồi dưỡng và thắp sáng ước mơ, lý tưởng cho người học.Văn hóa đọc chính là cốt lõi của đổi mới giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển xã hội. Văn hóa đọc, suy cho cùng là nền tảng quan trọng hình thành giá trị nhân văn, sáng tạo của một quốc gia. - Không phải ngẫu nhiên mà người dân ở các Quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Ấn Độ, Israel… người ta đọc trung bình hàng chục cuốn sách/năm. Vì từ lâu họ biết rằng sách là kho báu vô tận, đúc kết những tinh hoa, tri thức của nhân loại qua các thế hệ; giúp người đọc có được kiến thức, sự hiểu biết về mọi phương diện của đời sống, có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động sản xuất, học tập và trau dồi tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ và tư duy. - Vì sự phát triển của cá nhân và xã hội, đọc sách đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Đọc sách giống như việc ta ăn cơm uống nước hàng ngày, có khi trong cuộc đời ta được ăn rất nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng mà ta không thể nhớ ta đã ăn những gì, nhưng những chất bổ dưỡng từ thức ăn sẽ ngấm dần vào máu thịt, nuôi sống cơ thể ta, giúp chúng ta tồn tại và phát triển. Đọc sách cũng vậy, có khi ta đọc, nghe rất nhiều cuốn sách, chúng ta cũng không thể hết được từng câu chữ trong đó, nhưng nó cứ ngấm dần và lắng đọng ở trong tư tưởng, tình cảm, tầm nhìn và chiều sâu tâm hồn của chúng ta. Đọc một cuốn sách hay giúp chúng ta trưởng thành hơn trong trong mỗi việc làm và hành động; tự tin hơn trong giao tiếp ứng xử; sống nhân văn hơn; gần hơn với Chân – Thiện – Mỹ… - Ở thời đại nào thì con người cũng lấy việc học và đọc sách là một trong những mục đích để hoàn thiện nhân cách con người, để tiến bộ trong cuộc sống cá nhân và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Vì vậy, ngoài việc học, đọc những cuốn sách giáo khoa trong chương trình phổ thông thì cũng cần đọc thêm các cuốn sách về lịch sử, các cuốn sách về danh nhân, sách văn học, sách địa lí, sách dạy kĩ năng sống, sách khoa học…Nói về việc đọc sách thì Bác Hồ là một nhân chứng quan trọng: trong buổi nói chuyện tại Hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày 01/9/1961 Hồ Chủ tịch đã tâm sự như sau: “ Về văn hóa tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông: 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngon đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi tôi mới nghe radio lần đầu”. Vậy mà Người có một trí tuệ phi 9
  10. thường, một sự hiểu biết đáng khâm phục, hiếm có chính khách nào có được. Bởi với Bác là “ngày nào cũng phải học…Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau.” ( trích bài nói chuyện với các Đảng viên hoạt động lâu năm vào ngày 19/12/1961).“Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân” ( Trích trong Hồ Chí Minh, Phát huy tinh thần cầu học cầu tiến bộ - NXB Sự thật, 1690, Tr 14) 2. Cơ sở thực tiễn 2.1.Thực trạng đọc sách trong giới trẻ nói chung và học sinh trường THPT Yên Thành 2 nói riêng. Trong thời đại công nghệ 4.0, các thiết bị công nghệ hiện đại ngày càng phát triển, phương tiện nghe nhìn hiện đại xuất hiện làm cho con người dần thay đổi phương thức tiếp cận thông tin từ sách, báo truyền thống sang phương tiện nghe – nhìn hiện đại. Điều này khiến văn hóa đọc dần trở nên kém hấp dẫn hơn, đặc biệt giới trẻ ngày càng ít đọc sách, ngại đọc sách. Giới trẻ nói chung và học sinh THPT nói riêng chỉ thích cầm điện thoại thông minh trên tay lướt mạng vào Facebook, titok, chơi gema và tìm kiếm những video ngắn để giải trí. Khi được hỏi vì sao bạn không thích đọc sách? Một bộ phận không nhỏ trả lời rằng: không có thời gian vì việc học ở trường nhiều, cảm thấy không thích sách bởi vì xem phim, xem các video trên mạng hay hơn, lôi cuốn hơn. Trong khi lứa tuổi học sinh THPT nằm trong độ tuổi từ 15 – 18 tuổi, đây là giai đoạn đã trưởng thành về cơ thể, nhưng chưa đạt sự trưởng thành về mặt xã hội. Lứa tuổi này là giai đoạn quan trọng và có ý nghĩa trong tiến trình phát triển của con người. Ở lứa tuổi này đối tượng tiếp xúc chủ yếu là cha mẹ; ông bà; thầy cô; bạn bè cùng trang lứa. Sự giao tiếp chủ yếu ở gia đình và trong nhà trường, các em ít tiếp xúc ngoài xã hội, nên ngoài gia đình thì thầy cô là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển tâm lí của các em, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ và nhân cách. Đây là lứa tuổi có nhiều biến động về tâm, sinh lí, cần có những tri thức, kĩ năng cơ bản trong giao tiếp, ứng xử cuộc sống cần có định hướng phát triển nhân cách, tình cảm, trí tuệ… Để sự phát triển hoàn thiện hơn thầy, cô cần sự định hướng cho các em, cách học, cách đọc… Có thể nói văn hóa đọc đang được toàn xã hội quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa đọc và nhằm lan tỏa văn hóa đọc đến mọi người, nhiều cá nhân, tổ chức… thông qua các nền tảng mạng xã hội, nhiều tổ chức đã thành lập các trang giới thiệu sách hay ( Sachhaynendoc.net; Reader.comvn; SachHay24H.com; Sachvanhoc.vn; Sachkinhdoanh.com.vn; Tramdoc.vn; Bookhunterclub.com; Reviewsach.net… Không chỉ vậy, một số người họ nhận thức việc tặng sách cho học sinh cho học sinh, đặc biệt là học sinh ở vùng nông thôn là rất quan trọng, góp phần khai mở tri thức, nâng cao trình độ dân trí,… ví dụ như Chương trình “ Tủ sách nhân ái” và “ “Ngôi nhà trí tuệ” do anh nhóm Nguyễn 10
  11. Anh Tuấn; Anh Phan Đăng Chương; Anh Nguyễn Hoài ( quê Nghệ An và Hà Tĩnh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh sáng lập và điều hành. Đến nay Công ty TNHH Tủ sách nhân ái đã mua sách tặng cho các nhà trường đặc biệt là các trường tiểu học trên nhiều địa phương trong cả nước, trong đó gần 100% trường tiểu học ở huyện Yên Thành được tổ chức này tặng sách. Hay như Chương trình “Sách hóa nông thôn” của anh Nguyễn Quang Thạch ( quê Hà Tĩnh) thực hiện trong hơn 20 năm qua và anh đã nhận được giải Vua Sejong về xóa mù chữ của UNESCO năm 2016 – một giải thưởng tôn vinh những người khai trí… Sách có ý nghĩa như vậy, văn hóa đọc đã được các cấp, ngành quan tâm quan tâm. Thế nhưng nhìn chung tỉ lệ người người Việt đọc sách so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới còn rất thấp,...“trung bình người Việt Nam đọc 4 cuốn/người/năm, trong đó có 2,8 cuốn là sách giáo khoa và 1,2 cuốn là các loại sách khác. Theo thống kê hàng năm dựa trên báo cáo của các thư viện gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo, người Việt đọc trung bình 0,8 cuốn sách/người/năm (tức là chưa được 1 cuốn sách. Tỉ lệ sách bình quân đầu người tại các thư viện công cộng là 0,38 cuốn. Đây là một con số rất khiêm tốn, phản ánh chính xác văn hóa đọc còn yếu kém của người Việt”.. (nguồn Báo VOV.VN ngày 15/4/2019) . Trường THPT Yên Thành 2, hiện có 88 cán bộ giáo viên, nhân viên và 1350 học sinh. Học sinh nhà trường nhìn chung có điểm đầu vào thấp, điểm tuyển sinh lớp 10 trong những năm gần đây trung bình chỉ ở mức 13-15 điểm/3 môn ( Toán – Văn – Tiếng Anh), thậm chí các em chỉ đạt 7-8đ/3 môn đã trúng tuyển. Ý thức học tập và rèn luyện của nhiều em học sinh chưa cao. Trong lúc đó, trường đóng trên một vùng đất bán sơn địa, gần 100% dân số làm nông nghiệp, thu nhập thấp, đời sống còn nhiều khó khăn, nhận thức của đại đa số phụ huynh về đầu tư cho giáo dục chưa đầy đủ. Lâu nay phần lớn phụ huynh chỉ biết mua sách giáo khoa cho con học, chưa có điều kiện cũng như chưa có thói quen mua sách tham khảo hay các cuốn sách dạy kĩ năng sống, sách văn học, lịch sử cho con đọc thêm. Rất ít phụ huynh định hướng sách đọc cho con, dạy con đọc sách từ bé, vì thế kĩ năng đọc sách của các em hạn chế, chưa hình thành được thói quen đọc sách. Thế nhưng, trong vài ba năm trở lại đây nhờ vào một số giải pháp của nhà trường đưa ra, nên phong trào đọc sách của của các em học sinh cũng như giáo viên được nâng lên đáng kể, tỉ lệ giáo viên và học sinh vào thư viện mượn sách tăng lên (riêng năm học 2021-2022 do ảnh hưởng dịch CoVid – 19 nhà trường tổ chức học trực tuyến 1 thời gian ngắn, số học sinh cũng như giáo viên đến đọc và mượn sách ở thư viện giảm). ( Có thể thấy rõ trong các bảng số liệu thống kê dưới đây) Bảng 1: Thống kê số học sinh đến thư viện mượn và đọc sách báo trong 2 năm học từ 2019 – 2020 đến năm học 2022 – 2023. (số liệu do nhân viên thư viện cung cấp) Năm học Tổng số học Số lượt học sinh đến thư viện mượn, 11
  12. sinh đọc sách báo ( lượt) 2019 - 2020 1359 2450 2020 - 2021 1378 2632 2021 - 2022 1368 1251 2022 -2023 1352 2700 * (*Riêng năm học 2022 -2023 chỉ tính từ đầu năm học đến 31/3/2023) Bảng 2: Thống kê số giáo viên đến thư viện mượn và đọc sách báo trong 2 năm học từ 2019 – 2020 đến năm học 2022 – 2023 (số liệu do nhân viên thư viện cung cấp) Năm học Tổng số, Số lượt Tỉ lệ GV mượn sách (%) CB, GV, Giáo viên Sách giáo Sách NV đến thư khoa, sách khác viện mượn tham khảo sách. (lượt) môn học 2019 – 92 430 100% 30% 2020 2020 – 91 465 100% 34% 2021 2021 – 90 150 100% 25% 2022 2022-2023 89 520 100% 40% * (* Riêng năm học 2022 -2023 chỉ tính từ đầu năm học đến 31/3/2023) Qua kết quả khảo sát thực trạng đọc sách tại trường chúng tôi thu được một số kết quả như sau ( trích lược một số câu hỏi trong phần khảo sát): ( Quá trình khảo sát ngẫu nhiên, không chọn mẫu, chỉ gửi đường link vào nhóm GVCN nhờ GVCN chuyển đến các lớp) Nội dung câu hỏi Tiêu chí Số Tỉ lệ lượng trả lời 1. Bạn có thường xuyên Thường xuyên 201 72,6% đọc sách không? Thỉnh thoảng 67 24,2% Không bao giờ 9 3,2% 2. Mỗi ngày bạn dành bao Dưới 30 phút 113 40,8% nhiêu thời gian để đọc Từ 30 phút đến 60 phút 144 52% 12
  13. sách (trừ sách GK)? Trên 60 phút 20 7,2% 3. Vì sao bạn đọc sách ? Đam mê 18 6,5% Tìm kiếm tri thức mới 151 54,5% Giải trí 108 39% Như vậy việc đọc sách đã được các em quan tâm, thường xuyên đọc (72,6%) và phần lớn các em dành từ 30 – 60 phút để đọc sách trong một ngày (52%), tuy nhiên vẫn còn một số ít không bao giờ đọc sách (3,2%); số có đọc với thời gian trên 1 tiếng đồng hồ không nhiều (7,2%). Điều này cũng phù hợp, bởi chúng ta thấy các em trong lứa tuổi học sinh THPT tìm kiếm đến sách chủ yếu vì mục đích tìm kiếm tri thức mới hỗ trợ cho việc học tập, chứ số đam mê đọc sách thực sự rất ít (6,5%). Nội dung câu hỏi Tiêu chí Số Tỉ lệ lượng trả lời 4. Bạn thường chọn đọc Sách Văn học 61 22% sách thể loại nào? Sách cung cấp kiến 83 30% thức nhân loại Sách dạy kĩ năng sống 133 48% 5. Bạn tìm kiếm thông tin Giáo viên 17 6,1% cuốn sách bạn đọc thông Bạn bè, người thân 81 29,2% qua: Qua internet 133 64,4% 6. Bạn thích hoạt động Tuyên truyền, giới thiệu 135 48,7% tuyên truyền, giới thiệu sách trước giờ chào cờ sách nào sau đây? đầu tuần Xem triễn lãm sách 86 31% Thi kể chuyện theo 37 13,4% sách Thi vẽ tranh theo sách 19 6,9% 7. Bạn thấy câu lạc bộ Rất hiệu quả 98 35,4% “Đọc và chia sẻ” của Hiệu quả 147 53.1% trường THPT Yên Thành 2 Không hiệu quả 32 11,5% hoạt động như thế nào? Qua các mẫu câu hỏi và kết quả trả lời như trên chúng ta có thể thấy rằng ở lứa tuổi học sinh THPT các em vẫn rất cần các cuốn sách dạy kĩ năng sống (48%); sách cung cấp kiến thức nhân loại (30%). Thế nhưng 13
  14. những cuốn sách mà các em đọc, thì phần lớn các em tự tìm hiểu nó qua internet. Điều này cho thấy các em ở lứa tuổi này, đã biết chủ động tìm kiếm sách và mạng internet là một người bạn của các em. Tuy nhiên, qua đó cũng thấy rằng vai trò của giáo viên, của người thân trong việc định hướng sách cho các em đọc là chưa nhiều. Trong các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách thì phần lớn (48%) các em được hỏi thích hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách trước giờ chào cờ đầu tuần. Với câu hỏi : Bạn thấy câu lạc bộ “Đọc và chia sẻ” của trường THPT Yên Thành 2 hoạt động như thế nào? Có đến 88,5% học sinh được khảo sát trả lời hiệu quả và rất hiệu quả. Tóm lại, học sinh THPT có nhu cầu đọc sách, hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách, biết tìm kiếm thông tin cuốn sách để đọc. Tuy nhiên, việc đọc chưa thật thường xuyên, chưa nhiều và có rất ít bạn đọc vì đam mê, các em đang đọc vì nhu cầu tìm kiếm thông tin, tri thức mới phục vụ mục đích học tập trong các dịp chuẩn bị các kì thi học sinh giỏi. Các em rất thích giáo viên, hoặc bạn bè của mình giới thiệu trong những buổi chào cờ những cuốn sách hay đáng đọc và cần đọc. Các em cũng đánh giá cao về hoạt động thư viện cũng như hoạt động của câu lạc bộ “ Đọc và chia sẻ “ của trường. Kết quả khảo sát cụ thể có ở địa chỉ sau: (https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfteyjUb8uIZFXFD1j6YhBJ6aBsEIm jR8VqIsC5tLSCCrjRwg/viewform?usp=pp_url) Cũng qua trao đổi với nhân viên thư viện và quan sát của cá nhân, chúng tôi nhận thấy ở một số thời điểm số học sinh vào thư viện tăng lên đột biến đặc biệt như chuẩn bị các kì thi: học kì, thi học sinh giỏi, hay là vào sau thời điểm các em được nghe thầy cô hoặc các em trong câu lạc bộ “Đọc và chia sẻ” của trường giới những cuốn thiệu sách hay, trước thời điểm nhà trường phát động và tổ chức các cuộc thi liên quan đến sách, các thời điểm đó số lượt học sinh vào thư viện tìm kiếm sách tăng lên nhiều, kết quả này cũng khá phù hợp với kết quả khảo sát. 2.2. Các yếu tố thuận lợi cho học sinh đọc sách trong giai đoạn hiện nay. Theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước xuất bản khoảng gần 400 tên báo, tạp chí, 25.000 tên sách. Hệ thống thư viện công cộng đã phát triển từ tỉnh tới huyện và đang vươn tới nhiều xã trên toàn quốc, khắp từ Bắc tới Nam, bao gồm 64 thư viện tỉnh, 587 thư viện huyện và khoảng 10.000 thư viện và tủ sách cơ sở ở xã. Trong loại thư viện phục vụ công chúng rộng rãi còn phải kể tới 10.000 tủ sách pháp luật xã và cũng khoảng trên 10.000 điểm bưu điện văn hoá xã. Ở Yên Thành, ngoài thư viện trong các nhà trường, còn có 1 thư viện Huyện, khoảng trên 20 điểm bưu điện văn hóa xã và 2 ngôi nhà trí tuệ ở các xã Hoa Thành, Bắc Thành với hàng trăm, hàng nghìn đầu sách, rất thuận lợi cho học sinh mượn đọc. 14
  15. Bên cạnh sách in, với sự bùng nổ thông tin và các thiết bị công nghệ hiện đại, sách nói cũng phát triển với nhiều ứng dụng trên điện thoại, máy tính. Chúng ta chỉ cần vào mạng và cài đặt các trang như YouTube; Spotify; Fonos; Voiz FM; TuneFM; Audiobook.xyz… thì có thể nghe sách nói miễn phí với những giọng đọc rất truyền cảm. Với những người không biết bắt đầu đọc từ đâu, đọc cuốn sách nào thì có thể vào các trang web giới thiệu sách hay (web review) như Reader.com.vn; Sachhaynendoc.net; SachHay24H.com; Sachvanhoc.vn;….Việc xem giới thiệu sách trước khi đọc, các em sẽ không phải mất thời gian tìm sách, hơn nữa có thể giúp người đọc biết trước được nội dung cuốn sách, tác giả cuốn sách, ý nghĩa, thông điệp của cuốn sách mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc. Ở trường THPT Yên Thành 2, từ lâu chúng tôi đã chú trọng đến công tác đọc sách và quan tâm đầu tư xây dựng thư viện, năm 2011 thư viện nhà trường đã được công nhận thư viện chuẩn Quốc gia. Hiện nay số đầu sách trong thư viện ( trừ sách giáo khoa) có đến hàng chục nghìn đầu sách, báo các loại, với nhiều thể loại khác nhau. Hàng năm ngoài việc bổ sung sách giáo khoa, sách tham khảo từ nguồn chi thường xuyên, nhà trường còn vận động các em là cựu học sinh nhà trường, các nhà hảo tâm tặng hàng trăm đầu sách cho thư viện nhà trường. 2.3. Một số hạn chế ảnh hưởng đến phát triển văn hóa đọc trong giai đoạn hiện nay. - Bên cạnh những thuận lợi do thời đại công nghệ số mang lại thì cũng có những mặt hạn chế đó là: sự bùng nổ thông tin, các trang giải trí đa dạng như YouTube; Facebook; Titok; phim ảnh,...có sức hút kì diệu đối với giới trẻ. Ngày nay hầu như bạn trẻ nào cũng được tiếp cận điện thoại thông minh, sở hữu riêng một chiếc điện thoại thông minh ( đặc biệt là từ sau khi dịch Covid – 19 việc triển khai học trực tuyến tạo cơ hội cho nhiều em sở hữu thiết bị này ngay từ khi là học sinh tiểu học). Do thiếu sự quản lí, kiểm soát của phụ huynh đối với các em, nhiều em lâm vào tình trạng nghiện Game, chơi và xem các trò chơi, các video ngắn … trên không gian mạng. Vì vậy, giới trẻ nói chung và học sinh THPT nói riêng không mặn mà gì với sách. - Thời đại công nghệ số nên việc xuất bản, in và phát hành sách trở nên thuận lợi hơn, nguồn sách phong phú, đa dạng hơn, song việc quản lí nhà nước chưa chặt chẽ ở một số cửa hàng sách cho thuê sách truyện nhỏ lẻ, sách in lậu, sách không rõ nguồn gốc xuất xứ, sách có nội dung xấu, tiêu cực… làm ảnh hưởng đến tính giáo dục, không phù hợp với thuần phong mĩ tục Việt Nam. - Nguồn sách phong phú song giá thành mỗi cuốn sách vẫn còn cao, những người có thu nhập thấp ít khi bỏ tiền ra mua sách. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn đọc sách chưa được thường xuyên, liên tục và có định hướng. - Ngoài thời gian học ở trường, các em còn tham gia các lớp học thêm ngoài giờ, không có thời gian nhàn rỗi để đọc sách. 15
  16. 2.4. Nguyên nhân - Công tác xây dựng giáo dục kỹ năng, thói quen đọc có hệ thống từ bậc tiểu học lên đến bậc đại học còn hạn chế. - Công tác tuyên truyền chưa thường xuyên; hệ thống thư viện ở cấp huyện, xã chưa được quan tâm đúng mức, mô hình thư viện chưa hấp dẫn. - Thời gian học ở trường đã nhiều, học sinh còn đi học thêm ở ngoài nên thời gian nhà rỗi rất ít, trong khi các phương tiện nghe nhìn hiện đại phát triển, mạng Intrernet, Facbook, zalo, titok… lấn lướt, làm cho thói quen đọc của mọi người. - Gia đình người Việt nhìn chung không có truyền thống đọc sách, hơn nữa đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, không có tiền mua thêm các loại sách (ngoài sách giáo khoa), vì vậy các em không được định hướng sách đọc sách từ trong gia đình. 3. Các giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường THPT Yên Thành 2 – Nghệ An. 3.1. Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về văn hóa đọc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Muốn hành động đúng phải có nhận thức đúng.Đọc sách là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao kiến thức, kĩ năng, hình thành nhân cách mỗi người và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên, để xây dựng và phát triển thói quen, kĩ năng và phong trào đọc sách trong học sinh toàn trường, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả hệ thống chính trị trong toàn trường từ Chi bộ Đảng, tổ chức Công Đoàn, Đoàn Thanh niên và Hội cha mẹ học sinh. Trường THPT Yên Thành 2 năm học 2022-2023 có 88 cán bộ, giáo viên nhân viên trong đó số Đảng viên là 48 đồng chí, số lớp 34 lớp với 1350 học sinh. Địa bàn tuyển sinh của trường không thuận lợi ( chỉ có 5 xã tuyển sinh trọng điểm, nhưng các trường thuộc địa bàn tuyển sinh có học sinh tốt nghiệp lớp 9 hàng năm ít), làm cho chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp. Tuy nhiên với sự tận tâm của tập thể lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ giáo viên, cùng sự cố gắng nổ lực của học sinh nên chất lượng đầu ra của trường hiện đứng ở tốp khá của Tỉnh (năm học 2021 -2022 trường xếp thứ 28 trong toàn Tỉnh về kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều môn học có điểm trung bình thi được xếp trong tốp 10 như môn Địa lí, Môn Hóa học, Môn Văn học). Sở dĩ có được kết quả đó một phần là do sự nổ lực của học sinh, sự tích cực, nhiệt tình và tâm huyết của giáo viên. Mặt khác, đó là sự trăn trở của Ban lãnh đạo đã xây dựng nhiều nhiều giải pháp quản lí tích cực như: động viên; khuyến khích; kích cầu, kể cả tạo áp lực cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Song song với việc học trên lớp, trong sách giáo khoa, giáo viên cũng yêu cầu học sinh đọc thêm các tài liệu tham khảo để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và kết quả thi tốt nghiệp nói riêng. 16
  17. Giải pháp tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về văn hóa đọc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường là một giải pháp mà chúng tôi cho là quan trọng hàng đầu. Để thực hiện giải pháp này, trong các buổi sinh hoạt Chi bộ, các buổi họp Hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên môn,..chúng tôi lồng ghép, đan xen nội dung đề cao văn hóa đọc trong nhà trường. Treo một số câu khẩu hiệu về vai trò của đọc sách để mọi người luôn nhìn thấy được mình cần đọc sách mỗi ngày. Mỗi giáo viên ngoài đọc sách giáo khoa, sách tham khảo, nếu không muốn bị tụt hậu, lạc hậu với thời đại, phải tự mình đọc và tìm hiểu thêm sách báo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (như sách lịch sử, địa lí, văn học, các tài liệu sách báo về kinh tế - văn hóa - xã hội đương đại). Tự bồi dưỡng là nhiệm vụ nghề nghiệp thường xuyên của mỗi nhà giáo, đọc sách, báo, các tài liệu khác… là một phần của tự bồi dưỡng. Chúng tôi đề cao vai trò tự học, chủ động tìm kiếm thông tin, tri thức qua sách vở của học sinh cũng như tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên. Từ đó, giáo viên thấy được vai trò của sách đối với bản thân, sẽ có định hướng đúng cho học sinh, giúp học sinh tìm kiếm tri thức từ những cuốn sách hay. Trong nhà trường, giáo viên là người đóng vai trò dẫn dắt và định hướng vì thế vai trò truyền thông, định hướng sách cho học sinh đọc trước hết là các giáo viên, đầu tiên phải kể đến là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ môn xã hội như Văn, Lịch sử, Địa lí; Giáo dục công dân…Tuy nhiên, để định hướng được thì chính bản thân giáo viên phải là người biết đọc, ham đọc và phải đọc trước, biết trước nội dung cuốn sách và thông điệp cuốn sách mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc để định hướng cho học sinh đọc, như vậy sẽ có ý nghĩa giáo dục hơn. Vì vậy, chúng tôi giao trách nhiệm, đồng thời động viên các giáo viên môn Ngữ văn, yêu cầu họ phải xác định mình là sứ giả, là cầu nối, là người truyền lửa cho các em học sinh, thổi bùng lên trong các em ngọn lửa tình yêu đối với sách, say mê đọc, say mê khám phá thế giới vô cùng vô tận bên ngoài và thế giới tâm hồn con người thông qua những trang sách quý. Giao cho 1 phó hiệu trưởng phụ trách mảng thư viện, thường xuyên phối hợp với nhân viên thư viện tham mưu, đề xuất các giải pháp để thư viện nhà trường hoạt động một cách có hiệu quả nhất, không để sách “chết” trong kho… Thông qua các nhóm mạng xã hội như Zalo, Facebook; qua các giờ chào cờ đầu tuần, tổ chức cho nhân viên thư viện, cán bộ, giáo viên giới thiệu cho học sinh những cuốn sách hay, cần thiết cho các em lứa tuổi THPT. Trong những năm học qua cán bộ, giáo viên, nhân viên thư viện cùng các em trong câu lạc bộ “ Đọc và chia sẻ” đã giới thiệu cho học sinh toàn trường hàng chục đầu sách hay, phù hợp lứa tuổi, có thể kể như: “Hạt giống tâm hồn”( nhiều tác giả); “Đắc Nhân Tâm” của Dale Carnegie; “Dám nghĩ lớn” của David J Schwartz; “Quẳng gánh lo đi và vui sống” của Dale Carnegie; “Tôi tài giỏi bạn cũng thế” của Adam khoo; “Nhà giả Kim” của Paulo Coelho; “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu” Rosie Nguyễn; “Khi bạn đang mơ thì người khác 17
  18. đang nổ lực” Vĩ Nhân; “Trí tuệ do Thái” của Eran Katz; “The one thing”( Điều ý nghĩa nhất trong từng khoảnh khắc cuộc đời) của Jay Papasan, Gary Kellr; “Học khôn ngoan không gian nan” của Kevin Paul; “Không gia đình” của Hector Malot; “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” của Trác Nhã; “Trên đường băng” – Tony buổi sáng; “Cà phê cùng Tony” – Tony buổi sáng…Tất cả những cuốn sách trên đều là những cuốn sách hay mà bản thân tôi cũng từng đọc và cùng các em câu lạc bộ “ Đọc và chia sẻ” của trường giới thiệu cho các em. Mỗi cuốn sách có những thông điệp riêng nhưng chung qui lại đều những giá trị nhất định mà ở lứa tuổi học sinh THPT, trước ngưỡng cửa của cuộc đời cần đọc. Về phía giáo viên, thông qua các tổ chuyên môn, tổ Công đoàn, Ban nữ công đã hình thành một số nhóm giáo viên thường xuyên trao đổi những cuốn sách hay từ tủ sách gia đình, tủ sách dung chung của nhà trường, những tài liệu quí được trao đổi và đọc trong những giờ giải lao. Có thể nói rằng, việc tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về văn hóa đọc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường đã góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc đến mọi người. 3.2. Khảo sát nhu cầu đọc sách của các đối tượng (chú ý học sinh mới tuyển sinh vào trường) để xây dựng, bổ sung nguồn học liệu, sách phù hợp. Việc khảo sát nhu cầu hứng thú và sở thích đọc sách cho học sinh nhằm mục đích xây dựng vốn tài liệu và tổ chức phục vụ học sinh trong nhà trường; để xây dựng thư viện thân thiện và định hướng loại sách theo nhu cầu, tâm lí lứa tuổi học sinh. Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã giao cho nhân viên thư viện tổ chức khảo sát và nắm bắt nhu cầu đọc của học sinh, từ đó thư viện lập kế hoạch đề xuất nhà trường mua sách bổ sung để đáp ứng kịp thời nhu cầu của học sinh. Ngoài ra, nhân viên thư viện thông qua qua nhu cầu tìm sách của học sinh khi vào thư viện, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng cũng như tâm lí của các em học sinh để có định hướng phù hợp. Qua khảo sát học sinh lớp 10 thấy rằng 1/3 số học sinh tham gia khảo sát có thẻ thư viện, còn lại các em chưa làm thẻ thư viện. Trung bình mỗi ngày các em dành 30 – 60 phút để đọc sách, rất ít em dành thời gian đọc sách trên một giờ đồng hồ. Có đến 46,6% các em thích đọc tiểu thuyết (trinh thám, tình cảm, kinh điển) 25% số học sinh đọc loại sách dạy kĩ năng sống; tỉ lệ học sinh đọc sách về nhân vật lịch sử, sách về Bác hồ rất ít. Hơn 90% số học sinh tham gia khảo sát trả lời rằng các em đọc sách là do tự thích và qua bạn bè giới thiệu. Số học sinh đọc sách do được bố mẹ khuyên hay thầy cô giáo yêu cầu đọc chiếm tỉ lệ rất nhỏ chưa đầy 10%. Khi trả lời câu hỏi “Kể tên một số cuốn sách mà em đã đọc và muốn giới thiệu cho bạn bè cùng đọc” thì chúng tôi nhận được một số tên sách hay mà chúng tôi cũng đã từng giới thiệu cho các em trong thời gian qua, ví dụ như: “Cà phê cùng Tony” -Tony buổi sáng; “Trên đường băng” -Tony buổi sáng; “Hạt giống tâm hồn”( 18
  19. nhiều tác giả); “Quà tặng cuộc sống” – Nhiều tác giả; “Đắc nhân tâm” - Dale Carnegie; “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu” - Rosie Nguyễn; “Không gia đình” – Hector Malot; “Cây cam ngọt của tôi” – Jose Mauro De Vasconcelos; “Nhà giả kim” - Paulo Coelho; “Cánh đồng bất tận” – Nguyễn Ngọc Tư; “Những người khốn khổ”Victor Hugo; … (https://docs.google.com/forms/d/1ZFJ6E29JFrVa5EpzbytfCFsk3IvQELfKGrZS6B5 nFhA/edit) địa chỉ link khảo sát. Qua theo dõi nhu cầu mượn sách tại thư viện chúng tôi nhận thấy học sinh khối 12 thường vào mượn sách tham khảo các môn học, để phục vụ thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp. Học sinh khối 10, 11 tỉ lệ mượn sách tham khảo ít hơn, các em thường hỏi mượn sách truyện, tiểu thuyết và một số cuốn dạy kĩ năng sống được thầy cô giới thiệu. Nắm bắt được nhu cầu, tâm lí, sở thích đọc sách của giáo viên cũng như của học sinh, chúng tôi đã xây dựng được nguồn học liệu cũng như sách phù hợp, để giáo viên và học sinh nhà trường sử dụng hiệu quả. Đồng thời coi đây là một kênh tham khảo và làm cơ sở để khi vận động các nhà tài trợ sách.Thông thường các cá nhân họ tặng sách chủ yếu là những cuốn sách mà chính họ là tác giả.Nhưng với những tập thể, khi chúng tôi vận động họ tặng sách họ thường trao đổi với nhà trường cần mua thể loại sách nào?nhu cầu đọc của học sinh ra sao? Họ sẽ mua tặng để đáp ứng tốt nhu cầu cần đọc của học sinh và giáo viên.Riêng chương trình tặng sách từ “Tủ sách nhân ái” thì họ có bộ phận chuyên môn phân loại và chọn lọc sách phù hợp cho từng lứa tuổi, từng đối tượng đọc khác nhau.Tuy nhiên nhà trường vẫn có thể đặt ra một số yêu cầu, để họ chọn sách cho đối tượng học sinh của mình một cách tốt nhất. Tóm lại, việc khảo sát nhu cầu đọc sách của học sinh là cần thiết để nhà trường nắm bắt được nhu cầu, tâm lí đọc sách của các em, biết được các mặt tích cực để từ đó xây dựng nguồn sách phong phú, phù hợp với học sinh. Đồng thời qua khảo sát cũng thấy được những điểm hạn chế, những mặt tồn tại mà nhà trường cần phải điều chỉnh, có định hướng tốt hơn cho các em. 3.3. Vận động các đơn vị, các cá nhân, tổ chức tặng sách chothư viện đáp ứng nhu cầu đọc cho giáo viên và học sinh. Dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu đọc sách của học sách, cán bộ thư viện lên kế hoạch đề xuất phương án xây dựng, bổ sungnguồn sách. Mỗi năm trung bình nhà trường mua thêm hàng trăm sách đầu sách với trị giá hàng chục triệu đồng, tuy nhiên nguồn ngân sách chi thường xuyên hạn hẹp vì vậy nhà trường chủ yếu mua sách giáo khoa, sách giáo viên và một số sách tham khảo môn học. Để đáp ứng nhu cầu đọc sách cho giáo viên và học sinh, nhà trường thường xuyên vận động các đơn vị, các cá nhân, tổ chức tặng sách chothư viện. 19
  20. Trong nhiều năm qua, trường THPT Yên Thành 2 luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành, đặc biệt là sự quan tâm theo dõi từ các anh, chị là cựu học sinh nhà trường qua các thế hệ. Hàng năm, thư viện trường nhận được hàng trăm cuốn sách từ các các cá nhân, tổ chức. Cụ thể: năm học 2019-2020 nhà trường nhận được hơn 100 đầu sách (chủ yếu sách tham khảo các môn học dành cho học sinh, mua theo nhu cầu học sinh) trị giá 12 triệu đồng do một cựu học sinh đang làm việc và sinh sống tại Nhật Bản quyên góp và tài trợ. Năm học 2020-2021 một số cựu học sinh, một số bạn bè của giáo viên đã tặng nhà trường gần 200 cuốn sách. Năm học 2021-2022 qua kết nối của học sinh và lãnh đạo nhà trường, chương trình “Tủ sách nhân ái” tặng riêng cho câu lạc bộ “Đọc và chia sẻ sách” của trường 200 đầu sách các loại (chủ yếu sách dạy kĩ năng sống). Năm học 2022-2023 trường được tặng 50 cuốn sách dạy kĩ năng sống từ một em cựu học sinh. Bên cạnh đó, hàng năm PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (cựu học sinh của trường) nguyên Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, nguyên Phó Ban Tuyên giáo TW; nguyên Tổng Giám đốc đài tiếng nói Việt Nam; hiện là Chủ tịch Hội đồng lí luận, phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương cũng gửi tặng nhà trường hàng chục đầu sách văn học và các tạp chí hay. Ngoài ra, để tăng số lượng sách và tăng số tủ sách dung chung, năm học 2022- 2023 trong kế hoạch hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 21/4 có 2 nội dung hoạt động chính là: Tổ chức cho các lớp ở khối 10 và 11 thi “kể chuyện theo sách” và tổ chức quyên góp sách từ giáo viên và học sinh, một mặt giúp cho những em học sinh nghèo không có điều kiện mua có thể mượn sách giáo khoa, sách tham khảo. Mặt khác, góp phần làm tăng số lượng sách, báo ở tủ sách dùng chung của nhà trường để các em có nhu cầu đọc có thể vào tủ sách để đọc. Trong điều kiện nguồn chi thường xuyên từ ngân sách hạn chế, không thể đáp ứng được nhu cầu mua thêm nhiều loại sách (ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên), thì giải pháp vận động các đơn vị, các cá nhân, tổ chức tặng sách cho thư viện để đáp ứng nhu cầu đọc cho giáo viên và học sinh là một giải pháp mà nhiều đơn vị có thể áp dụng. Ở các trường THPT có một lợi thế hơn ở các trường trung học cơ sở và các trường Tiểu học đó là các em học sinh cũ thường quay trở lại thăm trường, tổ chức các cuộc gặp mặt theo niên khóa. Lúc này các nhà trường có thể tranh thủ vận động nguồn lực từ những cựu học sinh thành đạt dành một số phần quà là sách cho thư viện nhà trường. 3.4. Xây dựng thư viện thân thiện, tạo nhiều tủ sách dùng chung và duy trì nền nếp đọc sách hàng ngày trong Giáo viên, học sinh. Thư viện thân thiện là nơi học sinh được khuyến khích và hỗ trợ cho việc đọc một cách tích cực trong một môi trường thân thiện và an toàn. Một thư viện thu hút người đọc không chỉnhiều đầu sách hay mà còn phải sạch – đẹp – thân thiện. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1