intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phòng ngừa tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh trường THPT Tương Dương 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số giải pháp phòng ngừa tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh trường THPT Tương Dương 2" được hoàn thành với mục tiêu nhằm khảo sát thực trạng nhận thức, mức độ, biểu hiện, nhu cầu cải thiện những tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh THPT Tương Dương 2 và thực trạng giáo dục của giáo viên về vấn đề; Đánh giá hiệu quả các giải pháp tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh trường THPT Tương Dương 2.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp phòng ngừa tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh trường THPT Tương Dương 2

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TIÊU CỰC TỪ MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 2 LĨNH VỰC: QUẢN LÝ
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 2 ----------  ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TIÊU CỰC TỪ MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 2 LĨNH VỰC: QUẢN LÝ Nhóm tác giả: 1. TRẦN VĂN KHÁNH - Phó Hiệu trưởng - SĐT: 0816461600 2. NGUYỄN VĂN HUẤN - Giáo viên - SĐT: 0943553567 3. PHÙNG THỊ THU - Giáo viên- SĐT:0948010451 Nghệ An, tháng 04 năm 2024 1
  3. MỤC LỤC Trang DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC HÌNH............... Error! Bookmark not defined. PHẦN 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 I. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 II. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2 III. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2 IV. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 V. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 2 VI. Những đóng góp của đề tài .............................................................................. 2 PHẦN 2. NỘI DUNG .............................................................................................. 4 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỪ MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH........................ 4 1. Một số khái niệm của đề tài ............................................................................... 4 1.1. Khái niệm mạng xã hội ............................................................................... 4 1.2. Chức năng của mạng xã hội ........................................................................ 5 1.3. Phòng ngừa tiêu cực từ mạng xã hội ........................................................... 6 2. Phòng ngừa tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh ...................................... 6 3. Đặc điểm của học sinh THPT miền núi ........................................................... 10 3.1. Đặc điểm tâm lý học sinh THPT ............................................................... 10 3.2. Đặc điểm tâm lý học sinh THPT miền núi................................................ 10 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 2 ..................................................... 12 1. Thực trạng sử dụng MXH của HS hiện nay .................................................... 12 2. Thực trạng những tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh THPT Tương Dương 2 ............................................................................................................... 12 2.1. Thực trạng học sinh THPT Tương Dương 2 tham gia MXH hiện nay ..... 14 2.2. Những kết quả đạt được trong việc phòng ngừa tiêu cực từ MXH những năm học gần đây.................................................................................... 20 2.3. Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân ............................................... 20 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP PHÒNG N5GỪA TIÊU CỰC TỪ MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 2 ................. 21 1. Giải pháp Thứ nhất: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sử dụng Mạng xã hội .................................................................................................................... 21 1.1. Thành lập trang Fanpage “Sử dụng Mạng xã hội thông minh - Trường THPT Tương Dương 2” ................................................................................... 21
  4. 1.2. Chia sẻ cẩm nang và giới thiệu các địa chỉ bồi dưỡng kỹ năng sử dụng MXH an toàn và hiệu quả tới các bạn HS ........................................................ 22 1.2.1. Thiết kế sổ tay về kỹ năng sử dụng MXH .......................................... 22 1.2.2. Chia sẻ, tuyên truyền các tài liệu của các cơ quan chức năng về sử dụng MXH .......................................................................................... 23 1.2.3. Tìm hiểu những trang web, trang fanpage học tập, bồi dưỡng kỹ năng ứng xử với MXH hiệu quả của các chuyên gia có chuyên môn sâu............................................................................................... 24 2. Giải pháp thứ hai: Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh về sử dụng MXH lành mạnh. Xây dựng Bộ chủ đề ngoại khoá về MXH trong thời đại công nghệ số và tổ chức thực nghiệm tại các lớp học .................. 24 2.1. Tổ chức các hoạt động giáo dục, tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho HS về sử dụng MXH lành mạnh thông qua các hoạt động cụ thể ............ 24 2.1.1. Tổ chức hoạt động viết bài tìm hiểu về MXH, kỹ năng phòng ngừa tiêu cực từ MXH.....................................................................................24 2.1.2. Tổ chức cuộc thi vẽ tranh, Pano tuyên truyền về phòng ngừa tiêu cực từ MXH .......................................................................................................25 2.1.3. Tổ chức thi dựng video clip tuyên truyền về phòng ngừa tiêu cực từ MXH ...............................................................................................................26 2.1.4. Tổng kết hoạt động ...........................................................................................27 2.2. Xây dựng Bộ chủ đề ngoại khoá về MXH trong thời đại Công nghệ số và tổ chức thực nghiệm tại các lớp học ............................................................ 27 2.2.1. Thiết kế chuyên đề .............................................................................. 28 2.2.2. Tổ chức thực hiện ............................................................................... 31 2.2.3. Đánh giá .............................................................................................. 32 3. Giải pháp thứ ba: Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý học sinh, cán bộ đoàn và GVCN giáo dục sử dụng MXH cho học sinh; ................................................ 32 3.1. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý học sinh, cán bộ Đoàn và GVCN để giáo dục sử dụng MXH cho học sinh ............................................................... 32 3.2. Nội dung hướng dẫn kỹ năng sử dụng MXH an toàn, hiệu quả, có văn hóa;... 33 4. Giải pháp thứ tư: Kết nối với Phụ huynh, tư vấn cho phụ huynh một số giải pháp để bảo vệ con được an toàn khi sử dụng MXH ................................... 34 CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM...................................................... 36 1. Phân tích định tính ........................................................................................... 36 2. Phân tích kết quả định lượng ........................................................................... 36 3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất đối với đề tài nghiên cứu....................................................................................................... 39 3.1. Mục đích khảo sát...................................................................................... 39
  5. 3.2. Nội dung khảo sát ...................................................................................... 39 3.3. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá .................................................. 39 3.4. Đối tượng khảo sát .................................................................................... 40 3.5. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ........... 41 3.5.1. Kết quả khảo sát sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ................ 41 4. Hiệu quả của đề tài........................................................................................... 45 PHẦN III. KẾT LUẬN ......................................................................................... 46 1. Kết luận chung ................................................................................................. 46 1.1. Quá trình nghiên cứu ................................................................................. 46 1.2. Ý nghĩa của đề tài: ..................................................................................... 46 1.3. Phạm vi và nội dung ứng dụng:................................................................. 47 2. Kiến nghị, đề xuất ............................................................................................ 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC HÌNH Hình 1. Minh họa các trang mạng phổ biến hiện nay ............................................ 4 Hình 2. Minh họa chức năng giao tiếp trên MXH ................................................. 5 Hình 3. Minh họa chức năng chia sẻ trên MXH .................................................... 5 Hình 4. Minh họa chức năng liên kết của MXH .................................................... 6 Hình 5. Mã QR link khảo sát ............................................................................... 13 Hình 6. Biểu đồ đối tượng học sinh tham gia khảo sát ........................................ 13 Hình 7. Biểu đồ giới tính học sinh tham gia khảo sát .......................................... 13 Hình 8. Biểu đồ khảo sát nền tảng MXH sử dụng chủ yếu ................................. 14 Hình 9. Biểu đồ khảo sát nền tảng MXH được sử dụng chủ yếu hiện nay ......... 15 Hình 10. Biểu đồ khảo sát thời gian sử dụng MXH trong ngày của HS ............... 15 Hình 11. Biểu đồ khảo sát mục đích sử dụng MXH của HS ................................. 16 Hình 12. Biểu đồ khảo sát nội dung ảnh hưởng tiêu cực với HS khi sử dụng MXH không phù hợp .............................................................................. 17 Hình 13. Khó khăn HS gặp phải trong quá trình tham gia sinh hoạt trên không gian MXH ............................................................................................... 18 Hình 14. Mong muốn của HS được áp dụng các biện pháp hỗ trợ để sử dụng MXH an toàn và hiệu quả, góp phần phát triển lành mạnh trong cuộc sống số..................................................................................................... 19 Hình 15. Trang Page “Sử dụng Mạng xã hội thông minh - THPT Tương Dương 2” ................................................................................................. 22 Hình 16. Bìa sổ tay về kỹ năng sử dụng MXH ...................................................... 23 Hình 17. Bìa, mã QR cẩm nang tuyên truyền pháp luật và kỹ năng sống về sử dụng Internet an toàn và hiệu quả (Dùng cho các trường học và học sinh, sinh viên) ........................................................................................ 23 Hình 18. Bài dự thi tìm hiểu về MXH, kỹ năng phòng ngừa tiêu cực từ MXH .... 25 Hình 19. Bài dự thi vẽ tranh về kỹ năng phòng ngừa tiêu cực từ MXH của HS ... 26 Hình 20. Hình ảnh từ sản phẩm video clip dự thi .................................................. 26 Hình 21. Hoạt động khởi động của học sinh ......................................................... 31 Hình 22. Hoạt động tìm hiểu kiến thức về MXH .................................................. 31 Hình 23. Hoạt động luyện tập, vận dụng thực hành xử lý tình huống................... 31 Hình 24. Biểu đồ đối chiếu mức độ HS THPT Tương Dương 2 bị ảnh hưởng tiêu cực từ MXH trước và sau thực nghiệm ............................................ 37 Hình 25. Biểu đồ đối chiếu mức độ phòng ngừa tiêu cực từ MXH của HS trước và sau thực nghiệm ........................................................................ 38 Hình 26. Biểu đồ đối tượng khảo sát ..................................................................... 40 Hình 27. Khảo sát tính cấp thiết của đề tài .............................................................. 41 Hình 28. Khảo sát tính khả thi của đề tài ................................................................. 43 Hình 29. Biểu đồ mối tương quan giữa mức độ cấp thiết và khả thi của đề tài ...... 45
  7. DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC BẢNG Bảng 1. Nội dung ảnh hưởng tiêu cực từ MXH với HS THPT Tương Dương 2... 17 Bảng 2. Khó khăn HS gặp phải trong quá trình tham gia sinh hoạt trên không gian MXH ................................................................................................. 18 Bảng 3. Mong muốn của HS được áp dụng các biện pháp hỗ trợ để sử dụng MXH an toàn và hiệu quả, góp phần phát triển lành mạnh trong cuộc sống.... 19 Bảng 4. Mức độ ảnh hưởng, tiêu cực từ MXH đối với HS sau khi thực nghiệm .. 37 Bảng 5. Mức độ phòng ngừa tiêu cực từ MXH của HS THPT TD2 sau thực nghiệm . 38 Bảng 6. Quy ước tiêu chí và điểm đánh giá tương ứng các tiêu chí ...................... 40 Bảng 7. Đối tượng khảo sát tính cấp thiết và khả thi của đề tài ............................. 41 Bảng 8. Tổng hợp ý kiến đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất ......... 42 Bảng 9. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất.... 44
  8. DANH MỤC THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 BGH Ban Giám hiệu 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 CTGD Chương trình giáo dục 4 GV Giáo viên 5 GVBM Giáo viên bộ môn 6 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 7 HS Học sinh 8 MXH Mạng xã hội 9 PHHS Phụ huynh học sinh 10 QĐ-BGDĐT Quyết định-Bộ giáo dục và Đào tạo 11 SĐT Số điện thoại 12 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 13 TBTM Thiết bị thông minh 14 THPT Trung học phổ thông
  9. PHẦN 1. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Mạng xã hội là một thuật ngữ quen thuộc, phổ biến trong xã hội hiện đại, việc sử dụng mạng xã hội đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tại Việt Nam, MXH phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, có đến 86% người dùng internet từng ghé thăm các trang MXH. Những trang MXH thường được sử dụng tại Việt Nam là Facebook, Youtube, Zalo, Instagram, Twitter,…. Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng thành viên trên các trang mạng xã hội cao nhất trên thế giới. Sự phát triển của Internet trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay đã đem lại cho học sinh những lợi ích hết sức to lớn trong việc tiếp nhận, chia sẻ thông tin hay những kiến thức phục vụ giải trí, học tập. Học sinh có thể kết nối, chia sẻ dễ dàng mọi lúc mọi nơi. Học sinh sử dụng trang cá nhân và trang mạng xã hội diễn ra phổ biến và ngày càng gia tăng. Việc sử dụng MXH không còn là xa lạ, thậm chí còn gây “nghiện”. Tuy có nhiều lợi ích, ứng dụng thực tiễn trong đời sống cũng như trong học tập và công việc, nhưng việc sử dụng MXH vẫn còn nhiều ảnh hưởng đến cá nhân cũng như đến tập thể. Có thể kể đến là việc sử dụng MXH với thời lượng lớn cũng như trong những thời điểm không thích hợp dễ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi, thói quen trong các hoạt động sống hàng ngày và tác động đến các vấn đề sức khỏe như thị lực, thể lực cũng như tâm lý. Bên cạch mặt tích cực như học sinh sử dụng MXH để tạo ra hiệu ứng tốt cho quá trình học tập, trao đổi, giao lưu, tự học, tự nghiên cứu, chia sẻ kỹ năng sống, học online….thì MXH đã và đang gây ra những hệ lụy, bộc lộ nhiều tiêu cực. MXH đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để thế lực thù địch lợi dụng tiến hành phá hoại tư tưởng trong học sinh. Độ tuổi học sinh THPT nằm trong giai đoạn thanh niên, là lứa tuổi có những diễn biến phức tạp về hành vi. Đặc biệt khi sử dụng MXH rất dễ bị mặt trái, mặt tiêu cực của MXH làm cho ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, hoạt động học tập và kỹ năng sống. Học sinh THPT ở huyện miền núi Tương Dương phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Các em có sự hạn chế về giao tiếp, thiếu hụt nhiều kỹ năng sống cơ bản nên rất dễ bị lôi cuốn vào những tệ nạn hay hệ lụy từ MXH. HS mắc hội chứng này thường gặp khó khăn trong việc phát huy năng lực, phẩm chất của bản thân dẫn đến ảnh hưởng kết quả học tập và các mối quan hệ xung quanh. Cho nên vấn đề tư vấn, hỗ trợ học sinh miền núi hạn chế tiêu cực từ MXH là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. 1
  10. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp phòng ngừa tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh trường THPT Tương Dương 2” làm đề tài sáng kiến. II. Mục đích nghiên cứu Giải pháp phòng ngừa tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh trường THPT Tương Dương 2. III. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng và những giải pháp phòng ngừa tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh trường THPT Tương Dương 2. IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập tư liệu, phân tích, tổng hợp một số công trình nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp điều tra: Xây dựng bảng câu hỏi để khảo sát và thu thập thông tin về thực trạng tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh trường THPT Tương Dương 2. + Phương pháp thống kê toán học: Thống kê kết quả khảo sát và xử lý kết quả trước và sau thực nghiệm. + Phương pháp thực nghiệm: Phối hợp các biện pháp cụ thể để có những tác động nhằm nâng cao nhận thức và cách khắc phục tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh trường THPT Tương Dương 2, trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả các biện pháp được đề xuất và thực hiện. V. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về hội chứng sợ giao tiếp xã hội. - Khảo sát thực trạng nhận thức, mức độ, biểu hiện, nhu cầu cải thiện những tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh THPT Tương Dương 2 và thực trạng giáo dục của giáo viên về vấn đề. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông qua các cuộc thi, chuyên đề.. nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh trường THPT Tương Dương 2. - Tiến hành thực nghiệm, phân tích kết quả thu được sau khi thực nghiệm. - Đánh giá hiệu quả các giải pháp tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh trường THPT Tương Dương 2. VI. Những đóng góp của đề tài - Trình bày, nghiên cứu lý luận về tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh THPT Tương Dương 2. Từ đó đề xuất, tiếp cận một số giải pháp khắc phục cho học sinh trường THPT Tương Dương 2. 2
  11. - Nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đối với học sinh trường THPT Tương Dương 2 và vai trò quan trọng của giáo dục trong vấn đề phòng ngừa tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh THPT Tương Dương 2. - Xác định được thực trạng những tác động tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh THPT Tương Dương 2. Từ đó cho thấy sự cần thiết nâng cao nhận thức và có các giải pháp khắc phục phù hợp đối tượng HS của trường. - Kết quả nghiên cứu giúp cải thiện môi trường học tập và phát triển cá nhân của học sinh trường THPT Tương Dương 2, góp phần thực hiện mục tiêu của CTGD 2018 hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực của HS. - Giảm bớt những khó khăn mà học sinh trường THPT Tương Dương 2 đang gặp phải, hình thành lối sống tích cực, hòa đồng, hướng đến xây dựng mô hình “lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc”. 3
  12. PHẦN 2. NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỪ MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH 1. Một số khái niệm của đề tài 1.1. Khái niệm mạng xã hội * Định nghĩa: Theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng quy định: Mạng xã hội (MXH) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ, lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn, trò chuyện trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác. MXH là một nền tảng trực tuyến, là nơi mà mọi người có thể xây dựng các mối quan hệ ảo với những người có chung tính cách, sở thích, nghề nghiệp hoặc với cả những người có mối quan hệ ngoài đời thực. Ngày nay, MXH đã và đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Tính đến tháng 9 năm 2022, Việt Nam có trên 72,1 triệu người sử dụng Internet, gấp đôi số người sử dụng năm 2011, tương ứng với hơn 73,3% dân số, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 6 Châu Á và thứ 12 trên thế giới. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet thì xuất hiện ngày càng nhiều trang mạng xã hội, công cụ tìm kiếm như Google, Tiktok, Facebook, Zalo, Viber… Như vậy có thể hiểu: “Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn (forum), trò chuyện trực tiếp (chat) và các hình thức tương tự khác”. * Mạng xã hội được sử dụng phổ biến hiện nay: Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các trang mạng xã hội khác nhau, một trong số đó được ưa chuộng nhiều và sử dụng nhiều hơn cả là Facebook, Zalo, Tiktok, Youtube, Instagram, Twitter,…. Facebook Tiktok Instagram Twitter Hình 1. Minh họa các trang mạng phổ biến hiện nay 4
  13. MXH được học sinh sử dụng phổ biến nhất là Facebook, điều này cũng khá hợp lý bởi Facebook hiện đang là mạng xã hội mạnh nhất trên thế giới. Hầu như cứ mỗi học sinh sử dụng MXH đều có 01 tài khoản Facebook. Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, mọi người sử dụng mạng xã hội Facebook nhiều hơn các mạng xã hội khác, tiếp đến là Zalo, Twitter, Youtube. 1.2. Chức năng của mạng xã hội Trong thời đại 4.0 hiện nay, MXH là dịch vụ không thể thiếu trong hầu hết các hoạt động làm việc, học tập của người dân nói chung và học sinh nói riêng. MXH có tính năng khác nhau tùy vào mục đích của người sử dụng như dùng trong làm việc: Email, Zalo, zoom… hoặc phục vụ nhu cầu ca nhạc, phim ảnh, livestream… Có thể thấy hiện nay MXH tập trung vào các chức năng cơ bản sau: Chức năng giao tiếp: là chức năng chủ yếu, người dùng có thể giao tiếp với một cá nhân nào đó hoặc một nhóm người với không gian mở rộng, có thể trong nước hoặc quốc tế. Ví dụ: sử dụng Zalo, Facebook… Hình 2. Minh họa chức năng giao tiếp trên MXH Chức năng chia sẻ: Khi khai thác, sử dụng MXH có thể chia sẻ một cách nhanh chóng các thông tin hoặc nội dung theo nhu cầu. Có thể nhanh chóng chia sẻ và nhận về nội dung bất kỳ như hình ảnh, video, tài liệu… Hình 3. Minh họa chức năng chia sẻ trên MXH 5
  14. Chức năng hiển thị: Người dùng có thể thông qua các dòng trạng thái để biết người khác có đang online hay không. Hình 4. Minh họa chức năng liên kết của MXH Chức năng liên kết và “nhóm”: Nhiều người có thể cùng liên kết với nhau thông qua thiết lập bạn bè trên các trang mạng, các nhóm được tạo ra có thể do cùng sở thích, cùng làm việc hoặc học tập. Chức năng đánh giá: Thể hiện trên các ứng dụng khác nhau có thể sẽ thể hiện khác nhau, ví dụ: lượt thích, lượt like trên Facebook, lượt chia sẻ… 1.3. Phòng ngừa tiêu cực từ mạng xã hội * Phòng ngừa: Phòng không cho điều bất lợi, tai hại xảy ra * Tiêu cực: Tiêu cực là một trạng thái cảm xúc không lạc quan, luôn hướng mọi thứ theo chiều hướng xấu. Người tiêu cực được định nghĩa là những người có suy nghĩ, hành động theo xu hướng tồi tệ. Tiêu cực là để chỉ những hiện tượng không lành mạnh, có tác dụng phủ định, cản trở, không tốt đối với quá trình phát triển của xã hội; tiêu cực là trái với tích cực. * Phòng ngừa tiêu cực từ mạng xã hội: Phòng ngừa không cho những tác động tiêu cực từ mạng xã hội xảy ra. Điều này đến từ chính sự chủ động của mỗi người trong cách sử dụng mạng xã hội, trong đó: Tham gia và sử dụng mạng xã hội một cách tích cực trong việc đăng tải, chia sẻ, hay tiếp nhận nội dung. Phối hợp với các cơ quan tổ chức để kịp thời ngăn chặn và xử lý những cá nhân chia sẻ thông tin tiêu cực, sai sự thật, gây ảnh hưởng đến cộng đồng. Chủ động bảo vệ quyền riêng tư và thông tin cá nhân của mình. Thận trọng trước những mối quan hệ trên mạng xã hội. Quản lý thời gian dành cho mạng xã hội một cách hợp lý. 2. Phòng ngừa tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh Có thể nói tiêu cực của mạng xã hội là những tác động do mạng xã hội tạo ra và để lại kết quả nhất định (tiêu cực) lên một đối tượng nào đó. Tiêu cực từ mạng xã hội đến học sinh là những tác động của mạng xã hội gây nên sự biến đổi trong học tập và đời sống của học sinh. Để phòng ngừa tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh, các cơ sở giáo dục, các nhà trường đã ban hành nhiều quy định, quy tắc sử dụng mạng xã hội. 6
  15. Đoàn Thanh niên tại các trường học, các cơ sở giáo dục trực tiếp tham mưu lãnh đạo trong việc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác quản lý, giáo dục học sinh, theo đúng quy chế, quy định. Ngoài ra, tại các nhà trường đều hướng dẫn các hoạt động học tập, tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu trên MXH, khuyến khích sử dụng MXH như một công cụ học tập hữu ích. Tuy nhiên, việc quản lý sử dụng MXH trong học sinh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót như: Việc quản lý MXH trong các nhà trường hiện vẫn thiếu chặt chẽ đã khiến một bộ phận học sinh sao nhãng học tập cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa. Quỹ thời gian tự học của học sinh giảm đi do dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động trên các trang mạng. MXH còn tiềm ẩn nguy cơ khi những thông tin, nội dung, hình ảnh riêng tư được đưa lên mạng để chia sẻ với người thân, bạn bè... vô tình bị kẻ xấu lợi dụng và sử dụng vào mục đích xấu. Tình trạng một số học sinh vi phạm nội quy, quy định của nhà trường về sử dụng MXH và đã phải chịu các hình thức xử lý kỷ luật vẫn còn diễn ra. - Lợi ích của MXH: Sự phát triển của mạng máy tính mang lại những thay đổi lớn cho cuộc sống của con người, nó là một nguồn dự trữ thông tin vô cùng lớn với khả năng thông tin liên lạc một cách nhanh chóng và chính xác đã trở thành một nhân tố quan trọng trong sự phát triển của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia. Ngoài ra, với hàng loạt những ứng dụng, tiện ích như “trò chơi trực tuyến”, “tán gẫu”, “nhật kí điện tử”, “mạng xã hội”,… mạng máy tính đã trở thành một công cụ giải trí hấp dẫn mà chưa có một loại hình nào có thể sánh bằng, đặc biệt là cho giới trẻ. Vì vậy, việc sử dụng MXH đã cho phép những người trẻ tuổi sử dụng mạng thỏa mãn nhu cầu rộng rãi trong việc kết bạn, trao đổi thông tin, giao tiếp, duy trì các mối quan hệ, giải trí, học tập, sáng tạo, được nhận biết và được thừa nhận hoặc chấp nhận. Không chỉ giúp cho việc mở rộng mạng lưới bạn bè cũ, thường xuyên “gặp nhau”, MXH còn giúp người dùng kết nối tìm lại bạn bè cũ một cách thuận lợi. MXH đem lại rất nhiều lợi ích cho mọi người, đặc biệt là nhóm thanh thiếu niên, nó tạo cơ hội tốt để thanh thiếu niên thể hiện bản thân và tương tác với bạn bè đồng lứa. Những cơ hội này lại giúp họ phát triển bản sắc và điều chỉnh khả năng tương tác của mình một cách lành mạnh, từ đó cá nhân có thể hòa nhập vào xã hội tốt hơn. Ngoài việc hỗ trợ phát triển xã hội, các dịch vụ MXH cũng tạo điều kiện cho việc chia sẻ liên kết web, hình ảnh và tin tức giúp người dùng kết nối một cách thân thiết và gần gũi hơn với bạn bè ở mọi khoảng cách không gian. MXH đã trở thành phương tiện hữu ích cho giới trẻ xây dựng, duy trì và phát triển các liên hệ xã hội, từ đó mở rộng mạng lưới xã hội. Việc tạo dựng mới hay duy trì các mạng lưới xã hội vốn có bằng việc tham gia MXH cung cấp cho giới trẻ những lợi ích về cả vật chất lẫn tinh thần. Việc tham gia các MXH đã giúp cho giới trẻ thể hiện những thái độ, quan điểm, hành vi, 7
  16. định hướng giá trị trong nhiều lĩnh vực của đời sống, từ công việc, học tập đến vui chơi giải trí. Hơn nữa, MXH có thể hỗ trợ tốt cho những người trẻ trong việc học và chia sẻ thông tin. Thêm vào đó, các trang mạng cho phép thanh thiếu niên có cơ hội tự thể hiện và truyền thông một cách bình đẳng. Một số nghiên cứu khác còn cho rằng, “không gian xã hội” còn mang lại lợi ích về mặt giáo dục, nó giúp cá nhân có thể tích lũy những kinh nghiệm học tập trong môi trường trực tuyến nhiều hơn. Dễ dàng nhận thấy rằng, MXH là phương thức kết nối các thành viên với nhau trên thế giới ảo không phân biệt không gian và thời gian. Mỗi người tham gia vào MXH có thể tự tạo cho mình một mạng lưới, duy trì và phát triển các thành viên trong mạng lưới đó. Do tính ưu việt của mình, các MXH đã giành được sự ưa chuộng của xã hội và có sự phát triển hết sức nhanh chóng, trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của mỗi người tham gia. MXH ngoài việc duy trì mạng lưới liên kết cũ, sẵn có, MXH còn giúp giới trẻ tạo ra hoặc mở rộng những liên kết xã hội mới hoặc giúp cho tương tác giữa cá nhân ở ngoài đời thực gắn chặt hơn, đặc biệt là giữa các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, MXH cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho những người sử dụng như việc cập nhật kiến thức, tin tức và xu thế một cách nhanh chóng, kịp thời; kết nối các mối quan hệ; cải thiện các kỹ năng; kinh doanh, quảng cáo không mất chi phí; giải trí; chia sẻ và bày tỏ cảm xúc; giáo dục,… Đối với học sinh, MXH cho phép các bạn học sinh kết nối với nhau mọi lúc, mọi nơi, giúp nhau chia sẻ học tập. Bên cạnh đó trên MXH có rất nhiều tài liệu, là nguồn tài nguyên to lớn phục vụ nhu cầu tìm hiểu, học tập, nghiên cứu của HS. MXH giúp các bạn HS kết nối những người cùng sở thích, cùng chung mối quan tâm thông qua lập hội, nhóm hoặc tham gia các nhóm. Hơn thế nữa, MXH còn giúp HS có thể mở rộng kết nối với bạn bè trên thế giới, bạn bè trong nước và ở nước ngoài, không còn trở ngại về mặt thời gian hay khoảng cách địa lý. - Những mối nguy hại tiềm ẩn khi sử dụng MXH: Bên cạnh những lợi ích mà MXH mang lại thì vẫn có những mối nguy hại tiềm ẩn tồn tại song song cho những người dùng MXH. Người dùng MXH vẫn gặp phải những rủi ro và quấy rối trực tuyến. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người ít tuổi có thể không có sự chuẩn bị tốt cho sự riêng tư, những chuẩn mực đạo đức trong giao tiếp trực tuyến. Khi cá nhân hiển thị công khai thường xuyên thông tin trên MXH thì thông tin đó có thể bị sao chép, tải về hoặc phát tán bởi bất kỳ người xem nào và nó có thể gây ra những rủi ro trực tuyến không mong muốn như bị quấy rối, bắt cóc, mất uy tín nghề nghiệp… + Đầu tiên phải nói đến là nguy cơ lừa đảo: nếu không cảnh giác khi sử dụng MXH, đặc biệt là học sinh thì rất dễ bị lừa đảo, bị dụ dỗ, thành nạn nhân của các vụ lừa đảo, bắt cóc, tống tiền hay bị bán thông tin. + Giảm tương tác thực tế: thay vì tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài, nhiều người trẻ hiện nay có xu hướng “nghiện” mạng xã hội. Họ dành quá nhiều thời 8
  17. gian để lướt Facebook, dán mắt vào màn hình điện thoại và quan tâm nhiều hơn đến các mối quan hệ “ảo”. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nó có thể gây rạn nứt các mối quan hệ quan trọng như: người thân, bạn bè, gia đình,... Nghiện mạng xã hội đang là thực trạng phổ biến, khiến nhiều người dùng dành ít thời gian cho người thật việc thật ở quanh mình. Bên cạnh đó, nó cũng khiến bạn buồn phiền khi bạn coi trọng “bạn bè ảo” hơn cuộc sống thực. Dần dần, làm giảm tương tác giữa người với người trong đời sống thực tế. + Làm tăng nguy cơ bị trầm cảm: các nghiên cứu gần đây cho thấy một người càng dành nhiều thời gian cho mạng xã hội thì nguy cơ trầm cảm ngày càng cao. Điều này lại càng nguy hiểm hơn ở những người đã từng có tiền sử mắc bệnh trầm cảm. Nguyên nhân là do những thông tin tiêu cực xuất hiện tràn lan sẽ vô thức in sâu vào tâm trí của người dùng và ảnh hưởng trực tiếp tới cảm xúc của con người. + Mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ánh sáng xanh tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử có khả năng đánh lừa bộ não, khiến bạn cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon. Lâu dần, thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ sẽ làm rối loạn nhịp sinh học. Từ đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người dùng. Sử dụng MXH trong thời gian dài trong ngày gây đau mỏi mắt, đau lưng, mất ngủ. Ngày càng có nhiều học sinh bị cận thị, nhược thị, giảm thị lực, béo phì do dùng MXH không kiểm soát. + Ảnh hưởng tới học tập: Nghiện MXH làm tình hình học tập các em bị sa sút, lâu dần sẽ bị hổng kiến thức, chán nản và dễ gây tâm lý muốn bỏ học. + Ảnh hưởng uy tín, hình ảnh cá nhân: Bất kể thông tin nào khi được đăng tải trên MXH cũng có thể bị tìm ra, phát hiện ra. Kẻ xấu có thể khai thác thông tin, hình ảnh cá nhân để sử dụng vào mục đích xấu, như xuyên tạc sự thật, bôi nhọ danh dự… Nếu không thực hiện bảo mật thông tin còn xảy ra tình trạng bị đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản cá nhân, thông tin nhạy cảm của cá nhân, từ đó bị lợi dụng cho mục đích xấu. Có thể thấy rằng MXH phát triển mở ra một hướng đi mới, mang ý nghĩa tích cực cho những ai biết tận dụng và kiểm soát nó. MXH cũng là nơi bồi dưỡng tâm hồn, đời sống tình cảm của con người. Tuy nhiên, mạng xã hội đã để lại hệ lụy không nhỏ đối với con người. Việc lạm dụng, quá chú tâm vào các hoạt động trên mạng xã hội đang ảnh hưởng không nhỏ tới công việc, học tập, sinh hoạt của rất nhiều người; có nhiều cá nhân lợi dụng mạng xã hội để làm những điều phản cảm, vô văn hoá,... Bên cạnh đó, nhiều người dùng không biết cách chuẩn bị để đối phó với những mặt xấu của thế giới ảo, không ít người vấp phải những hệ lụy khôn lường như: bỏ quên thời gian cho học tập, công việc, dần biến họ thành những người phụ thuộc và bị thao túng thời gian, thậm chí cả quyền riêng tư, sức khoẻ, vật chất,... khi gặp khó khăn, bế tắc trong cuộc sống, họ lại đi vào thế giới ảo để tìm lối thoát; đắm mình trong thế giới ảo, dễ dàng bày tỏ trên mạng, quên đi cuộc sống hiện tại và con người thực của chính mình. 9
  18. 3. Đặc điểm của học sinh THPT miền núi 3.1. Đặc điểm tâm lý học sinh THPT Lứa tuổi THPT là giai đoạn mà các em đang dần hoàn thiện về bản thân và nhân cách. Bên cạnh đó, lứa tuổi này vẫn còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức sống, kỹ năng sống, bản lĩnh sống… Nên giai đoạn này, các em thường gặp những khó khăn, khủng hoảng nhất. Độ tuổi từ 15-18, HS có sự phát triển về sinh lý với một số biểu hiện như dậy thì, thay đổi hooc môn, thiếu niên có xu hướng tăng hưng phấn nhẹ hoặc căng thẳng xúc cảm. Sự phát triển về sinh lý dẫn đến sự thay đổi nhất định về tâm lý. Ở lứa tuổi này các em còn hình thành những quan điểm sống riêng biệt, biết bảo vệ lẽ phải và cái đẹp; phê phán những điều sai trái. Lứa tuổi THPT có nhiều thay đổi hơn so với những lứa tuổi trước. Với sự phát triển của mạng xã hội, các mối quan hệ xã hội hiện nay của học sinh THPT đang ngày càng mở rộng. Khác với học sinh lớp dưới, học sinh cấp 3 phải đối diện với những thách thức của cuộc sống. 3.2. Đặc điểm tâm lý học sinh THPT miền núi Học sinh dân tộc thiểu số có ưu điểm về thể chất, thể lực, có tính cách riêng, yêu lao động, quý thầy cô, tình bạn, trung thực, dũng cảm. Tuy nhiên, các em lại rụt rè, nhút nhát, tự ti, tự ái, thiếu ý chí phấn đấu, ít có ước mơ, hoài bão. Tính tự ti cộng với khả năng diễn đạt tiếng phổ thông còn hạn chế, tạo cho các em tâm lý khó hoà đồng. Đồng thời học sinh dân tộc miền núi có tính tự ái cao, nếu các em gặp phải những lời phê bình nặng nề hoặc khi kết quả học tập kém, quá thua kém bạn bè một vấn đề nào đó trong sinh hoạt, bị dư luận, bạn bè chê cười, miệt thị … các em dễ xa lánh thầy cô giáo và bạn bè. Một số HS thậm chí bỏ học, có những suy nghĩ và hành động tiêu cực. Học sinh miền núi luôn có tính thẳng thắn, thật thà và tự trọng. Nếu gặp phải điều gì không vừa ý thì các em thường tỏ thái độ ngay. Học sinh luôn có niềm tin sâu sắc vào GV và thực tiễn. Các em thường dễ dàng nghe theo những người mình đã tin cậy, đặc biệt là GV. Khi HS đã tin tưởng GV, các em sẽ chân thành bộc bạch hết những khó khăn, vướng mắc của bản thân. Vì vậy, GV phải luôn gần gũi, đi sâu, đi sát; tận tình giúp đỡ, chăm sóc và cảm hóa các em, đồng thời GV cũng cố gắng gương mẫu về mọi mặt để tạo được sự tin yêu, kính trọng ở các em, từ đó phát huy tác dụng giáo dục của mình. HS miền núi sống rất thực tế, những điển hình gần gũi đều có tác dụng thuyết phục rất lớn. Trong quá trình giáo dục, những vấn đề thực tế liên quan đến bản thân học sinh luôn tạo sức hút rất lớn với các em. Do đó GV cần lưu ý việc lồng ghép các nội dung giáo dục thực tế và kỹ năng sống vào các hoạt động giáo dục. Từ đó hình thành cho HS khái niệm về phẩm chất đạo đức tốt, đồng thời khắc phục dần những tàn dư lạc hậu còn rơi rớt trong nhận thức của một số em. 10
  19. Học sinh con em đồng bào các dân tộc miền núi đến trường với lòng ham học hỏi, niềm tin sâu sắc về tương lai phía trước. GV cần nắm vững một số đặc điểm tâm lí, tình cảm của học sinh miền núi, con em đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa để hoạt động giáo dục HS phát huy được hiệu quả cao hơn, nhất là trong việc trang bị cho các em những kỹ năng sống cần thiết. 4. Vai trò của Nhà trường, cha mẹ học sinh, GV trong vấn đề giáo dục kỹ năng phòng ngừa tiêu cực từ MXH cho học sinh THPT Nhà trường, GV, cha mẹ học sinh cần nhận thức rõ những tác động tiêu cực từ MXH đối với học sinh cả về mặt thể chất và tinh thần. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến những hành vi, thái độ “lệch chuẩn” gây nên tình trạng bạo lực học đường. Nhà trường có trách nhiệm tạo ra một môi trường học tập an toàn, văn minh, không phân biệt đối xử, đồng thời cung cấp cho học sinh các hoạt động, chương trình giáo dục phù hợp với độ tuổi và nhu cầu của học sinh để phát triển các kỹ năng xã hội, tăng cường lòng tự tin và khả năng chịu đựng và ứng phó với các áp lực học tập và cuộc sống. Nhà trường cần tổ chức các hoạt động, chương trình giáo dục về sử dụng MXH an toàn, văn minh. Nhà trường cần cung cấp cho học sinh các nguồn tài nguyên hữu ích có thể bao gồm sách, báo, tài liệu, video và các tài liệu trực tuyến khác về MXH. Giáo viên, đặc biệt GVCN có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách HS. GVCN là người trực tiếp quản lý và giáo dục HS trong quá trình học tập, rèn luyện. Đặc biệt là ở miền núi, HS phần lớn ở trọ xa gia đình thì GVCN đóng vai trò như người cha, người mẹ không chỉ dạy học, giáo dục HS trên lớp học mà còn giáo dục HS trên mọi phương diện cuộc sống. Trước hết là giáo dục HS những kỹ năng sống cơ bản để các em có thể tự bảo vệ được bản thân trong mọi hoàn cảnh. Vì thế, trong hoạt động giáo dục kỹ năng cho HS THPT Tương Dương 2, GVCN đóng vai trò chủ chốt trong việc triển khai các giải pháp một cách sâu sát, liên tục và đồng bộ. Ngay từ đầu năm học, GVCN được nhà trường giao nhiệm vụ và được hỗ trợ về thể chế, quy định xử phạt nghiêm khắc học sinh có hành vi sử dụng không đúng các quy định về MXH. GVCN là người đứng ra tuyên truyền các kiến thức và hướng dẫn các kỹ năng phòng ngừa; phối hợp với nhà trường, phụ huynh, cơ quan pháp luật xử lý các hành vi gây tổn thương nặng nề cho HS. Giáo viên chủ nhiệm còn đóng vai trò như một người bạn đồng hành, người lắng nghe và tư vấn học sinh trong quá trình đối phó với các tiêu cực từ MXH. GV tạo ra một môi trường học tập an toàn, văn minh, không phân biệt đối xử để học sinh có thể tự tin hơn trong việc phát triển bản thân và đối mặt với những thách thức của cuộc sống. 11
  20. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 2 1. Thực trạng sử dụng MXH của HS hiện nay Những năm gần đây, MXH (MXH) đã có bước phát triển mạnh mẽ, tác động lớn đến đời sống xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. MXH đã trở thành một thuật ngữ phổ biến, một phương tiện thuận lợi với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Không thể phủ nhận vai trò tích cực của MXH, song cũng phải nhận thấy rằng trên MXH cũng có tràn lan những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, tin giả về dịch bệnh, những clip nhảm nhí, gợi cảm, những sản phẩm tục tĩu núp bóng nghệ thuật... đang tác động tiêu cực tới nhận thức và hành vi của mọi người, đặc biệt là HS trung học. Điều đáng nói là những thông tin đó lại hiện hữu nhiều lúc, nhiều nơi, rất dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm kiếm trên MXH. Bởi vậy, khi người dùng vô tình hoặc cố ý cập nhật vào nó thì sức hút và sự đeo bám rất mãnh liệt, có thể gây ra những hậu quả khó lường. Công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng phát triển mạnh mẽ với tốc độ rất nhanh và ngày càng hiện đại. Các thiết bị thông minh (TBTM) không chỉ dừng ở việc liên lạc mà nó còn là một phương tiện giải trí, lướt web, cập nhật thông tin nhanh chóng, thường xuyên, linh hoạt. Bên cạnh đó, các hoạt động sáng chế, thiết kế, kinh doanh, quản lý, học tập... cũng trở nên hiệu quả và tiện lợi. Tuy nhiên, rất nhiều người, phần lớn là giới trẻ, trong đó có HS trung học đang sử dụng các MXH chưa đúng cách, chưa mang lại hiệu quả cao, quá lạm dụng hoặc bị biến thành “nô lệ”, bị chịu “tác dụng ngược” của chúng. 2. Thực trạng những tiêu cực từ mạng xã hội đối với học sinh THPT Tương Dương 2 Để tìm hiểu thực trạng của những tiêu cực từ MXH đối với học sinh ở trường THPT Tương Dương 2, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra. - Nội dung khảo sát: Mức độ sử dụng MXH, các nền tảng MXH thường sử dụng và các tác động tiêu cực từ MXH, mong muốn cách phòng chống tiêu cực từ MXH của học sinh trường THPT Tương Dương 2. - Đối tượng khảo sát: 203 HS ngẫu nhiên các khối 10, 11, 12 trường THPT Tương Dương. Cụ thể: Khối 10: 52 học sinh; khối 11: 80 học sinh; khối 12: 71 học sinh. - Thời gian khảo sát: Từ tháng 9/2023 đến tháng 10/2023. Phiếu khảo sát HS [Phụ lục 1]. Sau khi thu thập, tổng hợp cho kết quả như sau: 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2