Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp quản lý công tác xã hội nhằm phát triển kỹ năng sống và giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức và phát triển KNS cho học sinh, góp phần giáo dục toàn diện đối với học sinh THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp quản lý công tác xã hội nhằm phát triển kỹ năng sống và giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHỆM Đề tài: Một số giải pháp quản lý công tác xã hội nhằm phát triển kỹ năng sống và giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu Lĩnh vực: Quản lý Năm học: 2022 - 2023
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC MẬU SÁNG KIẾN KINH NGHỆM Đề tài: Một số giải pháp quản lý công tác xã hội nhằm phát triển kỹ năng sống và giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu Lĩnh vực: Quản lý Tác giả: Trần Quốc Tuấn - 0981517488 Lê Thị Diệu - 0346329909 - Hồ Thị Lan Hương - 0982479385 Năm học: 2022 - 2023
- MỤC LỤC PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trang 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trang 1 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trang 1 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trang 1 PHẦN B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Trang 2 I.THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN Trang 2 II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI Trang 2 III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI Trang 8 IV. CƠ SỞ KHOA HỌC Trang 2 V. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Trang 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Trang 8 1.1. Cơ sở lý luận Trang 8 1.1.1. Công tác xã hội trường học Trang 8 1.1.2. Nhân viên công tác xã hội trường học Trang 10 1.1.3. Phân biệt giữa công tác xã hội trường học và tham vấn trường học Trang 11 1.1.4. Vai trò chung của công tác xã hội trường học Trang 11 1.1.5. Công tác quản lý đối với hoạt động công tác xã hội trong nhà trường Trang 13 1.1.6. Công tác xã hội trong việc phát hiện sớm vấn đề của học sinh Trang 14 1.1.7. Công tác xã hội trong việc xây dựng và tổ chức các hoạt động phòng Trang 16 ngừa trong nhà trường 1.1.8. Công tác xã hội trong việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong hỗ Trang 16 trợ học sinh 1.1.9. Công tác xã hội trong việc giáo dục đạo đức học sinh Trang 17 1.1.10. Công tác xã hội trong việc phát triển kỹ năng sống đối với học sinh Trang 20 1.2. Cơ sở thực tiễn Trang 25 CHƯƠNG 2. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, Trang 25 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG NHÀ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐNG VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH 2.1. Nguyên tắc xây dựng và đề xuất các giải pháp Trang 25 2.2. Các giải pháp thực hiện Trang 26 2.3. Phụ lục khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề Trang 37 xuất CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM CỦA ĐỀ TÀI Trang 39 PHẦN C. KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ CỦA ĐỀ TÀI Trang 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 50
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 KNS Kỹ năng sống 2 GVCN Giáo viên chủ nghiệm 3 BGH Ban giám hiệu 4 NV Nhân viên 5 HS Học sinh 6 GDCD Giáo dục công dân 7 GVBM Giáo viên bộ môn 8 NGLL Ngoài giờ lên lớp 9 SGK Sách giáo khoa 10 THPT Trung học phổ thông 11 CSVC Cơ sở vật chất 12 CTXH Công tác xã hội 13 TNST Trải nghiệm sáng tạo 14 PPDH Phương pháp dạy học 15 TVTLHĐ Tư vấn tâm lý học đường 16 PP Phương pháp 17 PH Phụ huynh 18 TCM Tổ chuyên môn 19 HCMHS Hội cha mẹ học sinh 20 CBQL Cán bộ quản lý 21 FB Facebook
- PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Công tác xã hội ra đời từ đầu thế kỷ XX và phát triển như một ngành khoa học, hướng vào việc trợ giúp cho cá nhân, nhóm, cộng đồng trong xã hội, nâng cao năng lực của họ để khắc phục các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngành công tác xã hội đóng vai trò không thể thay thế trong việc hỗ trợ cung cấp các dịch vụ xã hội. Công tác xã hội trường học có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề của nhà trường thông qua quá trình tác động vào 04 đối tượng chính ở trường học đó là học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục với những hoạt động từ phòng ngừa đến giải quyết vấn đề. Công tác xã hội trường học trở thành cầu nối giữa học sinh, gia đình và nhà trường nhằm giúp các em có điều kiện và phát huy khả năng học tập tốt nhất, phòng ngừa và giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác giáo dục đạo đức học sinh và phát triển kỹ năng sống. Có thể thấy rằng công tác xã hội hiện nay là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp nhà trường giải quyết những vấn đề các em gặp phải một cách hiệu quả nhất. Trong bối cảnh xã hội mới thì việc phát triển kỹ năng sống, phát triển phẩm chất nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là then chốt, quyết định thành công trong sự phát triển của mỗi học sinh. Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao thì khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp còn yếu và thiếu. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu KNS. Công tác xã hội trường học là một trong những giải pháp phát huy năng lực bản thân, phát triển kỹ năng sống, chuẩn bị hành trang cho sự phát triển toàn diện của học sinh và góp phần đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận giáo dục. Tuy nhiên có những sự việc có thể sử dụng các kiến thức về khoa học, kiến thức phương pháp khoa học để giải quyết, tuy nhiên những vấn đề đòi hỏi các phương pháp khác mà trong đó phuong pháp xã hội học đã phát huy triệt để tiềm năng của nó. Học sinh trong độ tuổi trung học với những biến đổi mạnh mẽ về tâm sinh lí đang thể hiện cái tôi một cách rõ nét nhưng thường chưa có định hướng. Lúc này nếu được quan tâm và định hướng đúng đắn sẽ tạo động lực cho học sinh hoàn thiện nhân cách. Do đó, các thầy cô đặc biệt là những thầy cô làm quản lý và làm công tác chủ nhiệm đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng nhân cách cũng như nuôi dưỡng và phát triển những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn các em. Tạo cho các em một môi trường học đường hạnh phúc, an toàn, thân thiện là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kỹ năng sống và phẩm chất của học sinh. 1
- Hiện nay những nghiên cứu về vấn đề giáo dục kỹ năng sống phát triển kỹ năng sống thì tương đối nhiều nhưng rất ít tài liệu đưa ra các phương pháp quản lý thông qua công tác xã hội nhằm phát triển giáo dục đạo đức học sinh, phát triển kỹ năng sống chưa có nhiều. Với mong muốn đưa ra một số giải pháp quản lý khả thi để làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh, phát triển kỹ năng sống chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý công tác xã hội nhằm phát triển kỹ năng sống và giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức và phát triển KNS cho học sinh, góp phần giáo dục toàn diện đối với học sinh THPT. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Giáo viên, học sinh trường THPT Nguyễn Đức Mậu. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khảo sát thực trạng, lập bảng biểu so sánh, đánh giá, trắc nghiệm khách quan, ý kiến đóng góp của thầy cô, HS, PH, sử dụng các tài liệu tham khảo. PHẦN B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI I. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 1. Thuận lợi Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về hướng dẫn CTXH trong trường học nhằm hướng dẫn các nhà trường về nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm thực hiện CTXH trong trường học. Nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sở giáo dục Nghệ An tổ chức tập huấn CTXH trong trường học có hiệu quả, thiết thực đối với công tác quản lý của các nhà trường. 2. Khó khăn Nhân viên công tác xã hội trường học không chuyên: là GVCN, GVBM, cán bộ đoàn họ chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về CTXH trường học để có thể thực hiện được tốt vai trò của mình. Công tác giáo dục đạo đức lối sống, KNS cho HS trong nhà trường là một việc làm đa dạng và gặp nhiều khó khăn phức tạp khi giải quyết các tình huống xảy ra. II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI Do ảnh hưởng từ những tiêu cực của nền kinh tế thị trường, nhận thức của một bộ phận học sinh có những thay đổi lệch lạc, trong khi đó PH chưa thực sự quan tâm đến con em mình, còn phó thác cho nhà trường, hành vi lệch chuẩn đạo đức trong HS ngày càng phức tạp, công tác quản lý còn có một số hạn chế, chưa hợp lý, thiếu sáng tạo, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 2
- Một bộ phận GV, NV sợ liên quan trách nhiệm, ngại va chạm, có phần nương nhẹ trước những biểu hiện sai trái của HS nên chưa xử lí đúng mức. Tâm lý chung của một bộ phận GV cho rằng trách nhiệm trong giáo dục đạo đức cho HS là của GV chủ nhiệm lớp, của lãnh đạo nhà trường vẫn còn tồn tại, thực tiễn công việc của cán bộ, GV, NV các nhà trường vẫn còn hiện tượng thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ trong công tác giáo dục đạo đức học sinh sự bất hợp lý này đang là “lực cản” đối với công tác giáo dục đạo đức ở học sinh. Nhà trường chưa chủ động thực hiện CTXH, công tác tư vấn tâm lý, định hướng, giáo dục cho HS một cách đúng nghĩa; mỗi cán bộ, GV, NV chưa thật sự là một “cán bộ tư vấn” tích cực. Một bộ phận PH làm ăn xa nhà, dành ít thời gian giáo dục con cái, một số học sinh thiếu đi nền tảng giáo dục gia đình, thiếu đi khuôn phép đạo đức ngay từ ở gia đình các em. Bên cạnh đó, vẫn còn có “lỗ hổng” từ phía PH trong việc giáo dục đạo đức, không ít PH, HS có quan điểm và lối giáo dục chưa đúng, không phù hợp; còn xem nhẹ kết quả rèn luyện đạo đức của con em mình. Như vậy, giáo dục đạo đức không chỉ là chuyện của nhà trường mà cần được nhìn nhận đầy đủ hơn về mặt xã hội, ở góc độ toàn diện hơn. Thực tế cho thấy, tình trạng HS thiếu KNS vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: Ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp, nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động, nghiện game, nghiện Facebook. Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục KNS chưa được nhận thức một cách đúng mức trong một bộ phận CBQL, GV. Khi thực hiện giáo dục KNS, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng(chưa có tài liệu cho giáo viên và học sinh, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể). Tổ chức giáo dục KNS có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác(hoạt động NGLL, câu lạc bộ,..) cho nên phải tính đến CSVC, kinh phí để thực hiện, mà hiện nay việc đầu tư CSVC, kinh phí chưa đáp ứng được công việc của nhân viên làm CTXH. Giáo viên quen với việc tập trung cung cấp kiến thức mà không hoặc ít quan tâm giáo dục KNS cho học sinh. Chúng tôi khảo sát thực trạng của đề tài qua phiếu điều tra, phiếu khảo sát, qua đường linh khảo sát: https://forms.gle/ChQVZSmDs5badCCD8. Lập bảng biểu khảo sát học sinh có khó khăn trong học tập và cuộc sống, cá biệt, thiếu kỹ năng sống, có hành vi lệch chuẩn, thường vi phạm nội quy của nhà trường, gặp khó khăn trong học tập, hay bỏ học, gặp khó khăn trong cuộc sống, bố mẹ li thân, bố mẹ li dị, bố mất, mẹ mất. 3
- Bảng biểu 1: Số liệu khảo sát học sinh 36 lớp với 1540 học sinh tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu. TT Lớp Thường Nghiện Nghiện Nguy Kỹ Hành Thường Gặp Gặp Gia Facebook, vi điện thoại game cơ năng vi hay bỏ khó khó đình phạm BLHĐ sống lệch học khăn khăn bố mẹ nội quy chưa chuẩn trong trong li thân tốt học cuộc tập sống 1 10A1 2 2 0 0 0 1 0 0 0 0 2 10A2 2 3 0 0 0 1 0 0 1 1 3 10A3 3 4 1 0 0 2 0 0 0 0 4 10A4 6 4 1 2 0 5 0 0 0 0 5 10A5 2 5 0 0 0 5 0 0 0 0 6 10A6 2 6 0 0 0 6 0 0 0 0 7 10A7 5 8 1 1 6 0 2 9 3 0 8 10A8 2 9 0 0 0 10 4 11 2 0 9 10A9 3 4 0 0 2 3 1 0 2 0 10 10A10 6 6 5 3 7 5 2 12 6 1 11 10A11 7 5 5 3 0 6 2 8 3 0 12 10A12 4 8 5 3 4 6 0 3 5 2 13 11A1 0 2 0 0 0 1 0 0 0 0 14 11A2 0 3 0 0 0 0 0 0 3 0 15 11A3 2 3 0 0 0 0 0 2 2 0 16 11A4 2 4 0 0 0 4 0 0 3 0 17 11A5 3 7 2 3 6 9 1 10 9 0 18 11A6 4 7 2 2 0 8 2 9 3 0 19 11A7 0 2 0 0 3 3 2 4 2 2 20 11A8 4 8 0 0 10 9 3 8 3 0 21 11A9 5 8 0 0 7 8 1 9 2 0 22 11A10 2 6 0 2 4 6 0 5 3 0 23 11A11 5 6 0 0 0 4 0 4 4 0 24 11A12 4 4 0 0 4 5 0 9 3 0 25 12A1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 26 12A2 2 1 2 0 0 0 0 0 0 0 27 12A3 2 1 2 0 0 2 0 0 0 1 28 12A4 2 3 0 0 0 3 0 0 3 0 29 12A5 3 6 2 3 6 7 5 0 3 0 30 12A6 5 7 7 0 7 6 5 3 3 3 31 12A7 5 8 1 3 9 8 1 10 2 2 32 12A8 1 1 0 0 2 1 0 2 5 1 33 12A9 6 9 4 4 10 9 4 10 2 0 34 12A10 5 8 5 3 8 9 4 11 3 0 35 12A11 2 6 0 0 5 8 1 4 2 1 36 12A12 3 6 2 0 4 8 1 10 9 0 4
- Bảng biểu 2: Số liệu khảo sát về việc phụ huynh quan tâm giáo dục con, phụ huynh làm xa nhà, làm việc nước ngoài, học sinh ở với ông bà, người thân TT Lớp PH PH ít quan PH không PH làm PH làm HS sống HS sống quan tâm việc quan tâm xa nhà, việc ở tự lập cùng ông tâm giáo dục việc giáo không nước bà, người việc con dục con sống cùng ngoài thân giáo con dục con 1 10A1 46 0 0 5 1 0 1 2 10A2 42 0 0 3 2 0 0 3 10A3 40 2 0 4 2 0 2 4 10A4 39 2 0 5 1 0 0 5 10A5 40 3 0 3 1 0 0 6 10A6 40 3 0 1 2 0 0 7 10A7 40 3 0 6 3 0 3 8 10A8 40 6 0 11 5 0 2 9 10A9 46 2 0 7 2 0 2 10 10A10 35 6 0 6 1 0 1 11 10A11 37 4 0 4 2 0 2 12 10A12 38 6 1 5 1 0 2 13 11A1 37 0 0 0 0 0 0 14 11A2 32 0 0 3 2 0 0 15 11A3 34 2 0 1 1 0 0 16 11A4 32 4 0 5 1 1 0 17 11A5 35 7 0 4 0 0 0 18 11A6 37 6 0 5 3 1 2 19 11A7 40 2 0 3 1 0 1 20 11A8 32 8 1 4 1 0 0 21 11A9 34 7 0 7 1 0 0 22 11A10 40 5 0 3 0 0 0 23 11A11 36 7 0 6 2 0 0 24 11A12 39 4 0 7 1 0 0 25 12A1 37 0 0 0 0 0 0 26 12A2 40 0 0 0 0 0 0 27 12A3 45 0 0 6 2 0 1 28 12A4 38 2 0 6 1 0 1 29 12A5 37 6 0 5 1 0 0 30 12A6 32 6 1 6 2 1 5 31 12A7 37 6 0 10 3 3 2 32 12A8 38 1 0 1 0 0 1 33 12A9 36 6 0 4 2 1 1 34 12A10 30 9 0 9 3 0 0 35 12A11 36 5 0 8 2 1 2 36 12A12 33 6 0 7 0 1 3 5
- Bảng biểu 3: Danh sách học sinh qua sàng lọc, cần can thiệp, trợ giúp, hỗ trợ phát triển tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu tính đến tháng 2/2023. TT Lớp Họ và tên Nội dung cần lưu ý Ý thức học tập chưa tốt, trong giờ học thường sử dụng điện 1 10A9 Vũ Trần Đức Anh thoại, không chú ý học tập, muốn bỏ học, bố thường hay đánh con 2 10A10 Nguyễn Như Ý Trong giờ học thường sử dụng điện thoại, bố hay đánh con Nghiện game, thường sử dụng điện thoại trong giờ học, nghiện 3 10A12 Hồ Đình Trung mạng Facebook Nghiện game, thường sử dụng điện thoại trong giờ học, nghiện 4 10A12 Nguyễn Văn Duy mạng Facebook Nghiện game, thường sử dụng điện thoại trong giờ học, nghiện 5 10A12 Hồ Văn Trường mạng Facebook Nghiện game, thường sử dụng điện thoại trong giờ học, nghiện 6 10A12 Trần Đình Trọng mạng Facebook Nghiện game, thường sử dụng điện thoại trong giờ học, nghiện 7 12A7 Tô Bôn Khăm mạng Facebook. Thường xuyên nghỉ học không lý do, không tập trung trong giờ học, tâm lý không ổn định sau khi bố mẹ ly hôn. 8 11A5 Trần Văn Khánh Nguy cơ bạo lực học đường, vi phạm nội quy nhiều 9 11A5 Nguyễn Văn Thành Nguy cơ bạo lực học đường, vi phạm nội quy nhiều 10 10A4 Phan Đức Anh Nguy cơ bạo lực học đường, vi phạm nội quy nhiều Thường vi phạm nội quy, nghiện game, chơi Tài xỉu trên mang, 11 11A7 Nguyễn Văn Dũng cá độ, nguy cơ bỏ học. Thường xuyên nghỉ học không lý do,trong giờ học thường sử dụng điện thoại, nguy cơ bỏ học cao. Thường vi phạm nội quy, nghiện game, chơi Tài xỉu trên mang, cá độ, nguy cơ bỏ học. Trong giờ học thường sử dụng điện thoại, 12 11A7 Phạm Gia Hưng nói chuyện nhiều, ngủ trong giờ học, bố mất khi còn nhỏ, nguy cơ bỏ học cao. Trong giờ học thường sử dụng điện thoại, nói chuyện nhiều,làm 13 10A11 Phạm Vũ Thế Bảo việc riêng, đi học chậm, … Ý thức học tập chưa tốt, trong giờ học thường sử dụng điện 14 10A11 Phạm Văn Tiến thoại, không chú ý học tập, đi học chậm, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Trong giờ học thường sử dụng điện thoại, không chú ý học tập, 16 11A5 Trần Hoàng Vũ hay đi học chậm, thường xuyên vắng học không phép, nguy cơ bỏ học cao. Trong giờ học thường sử dụng điện thoại, vi phạm nội quy 17 12A9 Lê Tú Ngà nhiều, hút thuốc lá, thuốc lá điện tử, thường vi phạm nội quy. Trong giờ học thường sử dụng điện thoại, không chú ý học tập, 18 12A9 Nguyễn Đình Anh đi học chậm, không đội mũ bảo hiểm, … 6
- Hay nghỉ học, nghiện điện thoại, không để ý việc học. thường hay xin tiền bà để đổ xăng đi hoc, có nhiều hôm có tiền nhưng 19 10A3 Lê Anh Đức chơi game hết không đi học, muốn bỏ học. trong khi đó bố bệnh nặng, mẹ làm xa. Thường xuyên vi phạm nội quy, nghiện điện thoại, không để ý 20 10A3 Nguyễn Tiến Quang việc học. Vũ Nguyễn Đình Hay nghỉ học, vi phạm nội quy nhiều lần, không để tâm vào học 21 10A3 Quyết tập và rèn luyện. Thường xuyên vi phạm nội quy, thường xuyên sử dụng điện 22 10A10 Trần Trung Nguyên thoại nghiện game Nguyễn Thị Bảo Thường xuyên sử dụng điện thoại, nghiện Facebook, học tập 23 10A10 Trâm không tập trung, thường xuyên vi phạm nội quy Thường xuyên vi phạm nội quy, thường xuyên sử dụng điện 24 10A10 Nguyễn Thị Huyền thoại, nghiện Facebook, bố mẹ làm việc ở xa. Thường xuyên vi phạm nội quy, thường xuyên sử dụng điện 25 10A10 Lê Công Vượng thoại, nghiện game Ý thức học tập chưa tốt, trong giờ học thường sử dụng điện 26 10A4 Phan Đức Anh thoại, đi học chậm, có hành vi chống đối giáo viên. Trong giờ học thường sử dụng điện thoại, đi học chậm liên tục, 27 10A4 Vũ Duy Trung chưa tập trung học tập. Trong giờ học thường sử dụng điện thoại, nói chuyện nhiều,làm 28 10A7 Trần Lê Đức Trung việc riêng,đi học chậm và có hành vi trèo tường vào trường. Là học sinh mới chuyển về trường từ tháng 1, nhưng vi phạm 29 10A7 Ngô Chi Na nội quy liên tục, đi học chậm nhiều, ngồi học nói chuyện, to son. Ý thức học tập chưa tốt, trong giờ học thường sử dụng điện 30 10A8 Hò Việt Anh Tuấn thoại, không chú ý học tập, thường ngủ trong giờ học, hay gây lộ xộn trong giờ học. 31 10A8 Hoàng Trung Trong giờ học thường sử dụng điện thoại, quậy phá trong lớp. Hiếu Đinh Thị Anh Trong giờ học thường sử dụng điện thoại,vi phạm nội qui như đi 32 10A8 Nguyệt học chậm, không đeo ,và tô son, … 33 10A8 Đào Huy Hoàng Hay nghỉ học,sử dụng điện thoại và quáy phá trong lớp. Trong giờ học thường sử dụng điện thoại, hay nghỉ học, trốn học 34 10A8 Nguyễn Phúc Hùng ,yêu đương và lôi kéo đánh nhau. Thường xuyên nghỉ học không lý do,trong giờ học thường sử 35 11A6 Nguyễn Văn Quang dụng điện thoại. Trong giờ học thường sử dụng điện thoại, nói chuyện nhiều, làm 36 11A6 Lê Ngọc Anh việc riêng, đi học chậm. không chú ý học tập, đi chậm nhiều,sử dụng điện thoại, nằm ngủ 37 11A8 Bùi Hoàng Long trong giờ. Trong giờ học thường sử dụng điện thoại, không chú ý học tập, 40 11A8 Đàm Thùy Linh sau khi tham gia cuộc thi người đẹp lại càng không tập trung việc học tập. Mai Văn Quốc Gia Thường xuyên nghỉ học không lý do,trong giờ học thường sử 41 12A6 Dụng dụng điện thoại. Thường xuyên nghỉ học không lý do,trong giờ học thường sử 42 12A5 Nguyễn Phú Trọng dụng điện thoại. Thường xuyên nghỉ học không lý do,trong giờ học thường sử 43 12A5 Nguyễn Văn Bắc dụng điện thoại. Thường xuyên nghỉ học không lý do,vắng học thêm ở trường, 44 12A5 Nguyễn Chí Khang nghiện game, trong giờ học thường sử dụng điện thoại. Bố mất sớm Nghiện thuốc lá, nghiện game, thường xuyên vi phạm nội quy, 45 10A11 Đinh Phúc Đông thường xuyên sự dụng điện thoại 7
- III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI Đề tài được thực nghiệm ở cơ sở, phát huy tốt vai trò của công tác xã hội trong nhà trường, góp phần phát triển giáo dục KNS và giáo dục đạo đức HS có hiệu quả. Đề tài thể hiện sự quan tâm chăm lo phát triển giáo dục toàn diện, chú trọng phát triển và hình thành nhân cách học sinh dưới mái trường XHCN. Đề tài có nhiều điểm ưu việt và có thể nhân rộng cho ngành giáo dục. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Công tác xã hội trường học Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho mọi người trong xã hội. Trên một thế kỷ qua, khoa học và nghề chuyên môn công tác xã hội đã hình thành và phát triển đem lại những lợi ích đáng kể thông qua việc cung cấp các dịch vụ hữu ích cho con người. Đến nay, công tác xã hội có mặt tại 80 nước trên thế giới, đã và đang hỗ trợ cho những người yếu thế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại bình đẳng và công bằng xã hội. Với ý nghĩa quan trọng đó, công tác xã hội đã được đưa vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Chăm sóc hỗ trợ những đối tượng thiệt thòi, yếu thế (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật,…) trong bệnh viện, toà án và đặc biệt là trong trường học. Như vậy, có thể nói, công tác xã hội trường học là nền tảng thiết yếu của việc giảng dạy và giáo dục trong trường học, nó có một số đặc trưng sau đây: Cụ thể, công tác xã hội trường học có những đặc điểm sau đây: 8
- - Công tác xã hội trường học là một chuyên ngành của công tác xã hội Như chúng ta đã biết, công tác xã hội là một nghề, một ngành như bao ngành nghề khác trong xã hội, giống như ngành giáo viên, luật sư, bác sĩ…Nếu như ngành giáo viên có những người là giáo viên văn, giáo viên toán…thì công tác xã hội cũng có những chuyên ngành riêng của mình như là công tác xã hội bệnh viện, công tác xã hội với người khuyết tật, công tác xã hội trong lĩnh vực khác nhau, trong đó có công tác xã hội trường học. Chính vì vậy, công tác xã hội trường học là một bộ phận, một lĩnh vực hay nói cách khác, là một chuyên ngành của công tác xã hội. - Công tác xã hội trường học là các dịch vụ CTXH được thực hiện trong môi trường học đường. - Dịch vụ CTXH chính là các hoạt động hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu khác nhau cho các đối tượng tham gia vào trường học, chủ yếu vẫn là học sinh. Có thể kể ra đó là dịch vụ về sức khỏe tâm thần dành cho các học sinh có vấn đề về tâm lý, các dịch vụ hướng nghiệp, dạy nghề, tư vấn, các dịch vụ về chính sách và pháp luật, các dịch vụ giáo dục kỹ năng sống, dịch vụ giáo dục đặc biệt dành cho học sinh khuyết tật…. - Công tác xã hội trường học do những nhân viên CTXH có hệ thống kiến thức, kỹ năng riêng và được đào tạo về chuyên môn công tác xã hội. + Trước hết, nếu CTXH trường học chuyên nghiệp sẽ do nhân viên công tác xã hội đảm nhiệm. Họ có hệ thống kiến thức được đào tạo đó là hệ thống kiến thức về xã hội, về tâm lý, về chính sách, pháp luật, họ có kiến thức về các vấn đề xã hội; những nhân viên CTXH trường học đó có cách giải quyết vấn đề, sử dụng kỹ năng riêng không giống như những người thuộc lĩnh vực khác. Đó là các phương pháp công tác xã hội cá nhân, nhóm, cộng đồng, quản lý trường hợp; đó là các kỹ năng huy động, kết nối nguồn lực, điều phối các nguồn lực và dịch vụ, đó là các kỹ năng biện hộ, tư vấn, giáo dục. CTXH trường học giúp học sinh giải quyết các khó khăn, phát huy tốt khả năng học tập. + Bất kỳ một HS nào trong trường học, trong những giai đoạn khác nhau, cũng có thể có những khó khăn nhất định, khó khăn đó không chỉ là những khó khăn về tâm lý, mà còn bao hàm những khó khăn khác ảnh hưởng đến quá trình học tập. Một HS nghèo, gia đình không có điều kiện cho tiền ăn sáng, khó có thể tập trung vào học tập, một HS thiếu dụng cụ học tập, khó có thể học tốt nhất, một học sinh có bố mẹ bỏ mặc, không quan tâm, khó có thể học tốt, một học sinh bị lạm dụng, bị xâm hại, khó có thể tham gia được bài học của thầy cô…nhân viên CTXH trường học sẽ giải quyết những vấn đề đó theo phương pháp của CTXH. Và mặt khác, nhân viên CTXH trường học tổ chức những hoạt động chung, những câu lạc bộ, những buổi sinh hoạt tập thể, những chương trình giáo dục KNS để trang bị cho học sinh những kỹ năng phòng ngừa, phát huy thế mạnh của bản thân, tạo ra được một trạng thái sức khỏe tâm thần tốt nhất để tham gia vào quá trình học tập một cách hiệu quả nhất. - CTXH trường học là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội trong việc giải quyết các vấn đề của HS. Trước hết, những vấn đề của HS có thể xảy ra 9
- trong trường học, tuy nhiên, nguyên nhân của nó có thể không phải chỉ là ở trường học. Thứ hai, giải quyết vấn đề đó không chỉ là giải quyết tại trường học mà cần có sự phối hợp giải quyết ở cả gia đình và ngoài cộng đồng, cần có sự tham gia và hợp tác của tất cả các môi trường này. 1.1.2. Nhân viên công tác xã hội trường học Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, người làm CTXH trường học được gọi với những tên gọi khác nhau như cán sự xã hội trường học, cán bộ xã hội, nhân viên xã hội, nhân viên công tác xã hội trường học,… nhưng phổ biến là nhân viên công tác xã hội trường học. Nhân viên CTXH trường học là người được đào tạo cơ bản về công tác xã hội, có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về công tác xã hội trong lĩnh vực trường học, vận dụng kiến thức, kỹ năng đó vào quá trình tác nghiệp, can thiệp, hỗ trợ giải quyết các vấn đề gặp phải của các đối tượng trong trường học, liên quan đến trường học và môi trường giáo dục. Như vậy, nhân viên CTXH trường học phải là người được đào tạo cơ bản về công tác xã hội, có đầy đủ phẩm chất, năng lực, đảm bảo và đáp ứng các yêu cầu đặt ra về kiến thức, kỹ năng tác nghiệp trong môi trường ở trường học, trợ giúp cho các đối tượng (thân chủ là cá nhân hoặc nhóm) trong trường học và liên quan đến trường học (HS, SV, GV, CBQL giáo dục, đào tạo, PH, gia đình học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, hiệp hội trong cộng đồng, xã hội). Hiện nay trong các trường học lực lượng tham gia hoạt động CTXH thường bao gồm: - Nhân viên CTXH trường học chuyên nghiệp: là những người được đào tạo về công tác xã hội và công tác xã hội trường học, họ là lực lượng chính trong việc can thiệp, hỗ trợ học sinh giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và cuộc sống. - Nhân viên CTXH trường học không chuyên: là GVCN, GVBM, cán bộ Đoàn, ...chưa được đào tạo cơ bản về CTXH, họ thực hiện hoạt động công tác xã hội với chức năng là đầu mối vì vậy họ cần được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác xã hội trường học để có thể thực hiện được vai trò của mình. Thực tế ở các quốc gia cho thấy, mỗi trường học cần ít nhất 1 - 2 nhân viên công tác xã hội trường học chuyên nghiệp để có thể thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình trong trường học. Trong điều kiện thực tế hiện nay ở Việt Nam khi việc mở rộng biên chế ở trường học gặp nhiều khó khăn nên trước mắt có thể sử dụng đội ngũ những người làm tư vấn tâm lý trường học (theo Thông tư 31 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) cùng với cán bộ Đoàn, GVCN,... đào tạo, bồi dưỡng họ về chuyên môn nghiệp vụ công tác xã hội trường học để họ có thể làm cán bộ đầu mối về công tác xã hội trường học tại các trường phổ thông. 10
- 1.1.3. Phân biệt giữa công tác xã hội trường học và tham vấn trường học CTXH TRƯỜNG HỌC THAM VẤN TRƯỜNG HỌC Đội Do cán bộ được đào CTXH, hoặc Do các cán bộ được đào tạo chuyên ngành tâm ngũ một số ngành gần đảm nhiệm lý/hoặc ngành gần thực hiện Lĩnh Hỗ trợ giải quyết nhiều vấn đề khác Chủ yếu hỗ trợ các vấn đề cảm xúc và hành vi, vực nhau, mang tính tổng quát đặc biệt là các rối nhiễu tâm lý Mục Giúp học sinh có điều kiện sống và Giúp học sinh có được nhận thức, cảm xúc và tiêu học tập tốt nhất hành vi đúng đắn Đánh Đánh giá tổng thể nhiều khía cạnh Chủ yếu sử dụng các bài kiểm tra (test) tâm lý giá cuộc sống có ảnh hưởng tới học sinh Hoạt Bao gồm 3 cấp độ can thiệp, trong Thiên nhiều về can thiệp cá nhân, chủ yếu là động đó quan tâm nhiều đến phòng ngừa tham vấn và trị liệu Địa Làm việc ở nhiều nơi khác nhau với Chủ yếu làm việc một – một trong phòng tham điểm nhiều bên khác nhau vấn 1.1.4. Vai trò chung của công tác xã hội trường học 1.1.4.1. Với học sinh - Giúp giải quyết những căng thẳng và khủng hoảng về tâm lý. - Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm trí. Giúp học sinh khai thác và phát huy những điểm mạnh và thành công trong học tập. - Có được năng lực cá nhân và xã hội, cụ thể là giúp các em giảm những hành vi như: không hoàn thành việc học tập; có hành vi bạo lực học đường, không kiểm soát được bản thân; không có quan hệ với bạn đồng lứa và người lớn; bị lạm dụng thể chất; chán học; bị trầm cảm; có những dấu hiệu, hành vi tự tử, ... 1.1.4.2. Với các bậc phụ huynh - Hỗ trợ phụ huynh tham gia một cách có hiệu quả vào giáo dục con cái. - Hiểu được đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu của trẻ. - Tiếp cận các nguồn lực của trường học và cộng đồng để có thể đồng hành cùng nhà trường trong việc giáo dục con cái. Hiểu các dịch vụ giáo dục đặc biệt nhất là với phụ huynh có con bị khuyết tật, tự kỷ,... - Tăng cường kỹ năng, nghệ thuật làm cha mẹ. 1.1.4.3. Với các thầy cô giáo - Giúp cho quá trình làm việc với phụ huynh của học sinh tiến hành hiệu quả. 11
- - Có kỹ năng, nghệ thuật chủ nhiệm lớp. Khai thác, phát huy những nguồn lực trong và ngoài nhà trường. Tham gia vào tiến trình giáo dục, nhất là với các em cần sự giáo dục đặc biệt. - Hiểu hơn về gia đình, những yếu tố văn hóa và cộng đồng ảnh hưởng đến trẻ. 1.1.4.4. Với các nhà quản lý giáo dục - Hỗ trợ các nhà quản lý giáo dục lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo xây dựng hoạt động phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ phát triển. Đảm bảo thực hiện đúng một số luật. - Hỗ trợ nhà trường trong việc xây dựng nội quy, quy chế quản lý. - Hỗ trợ và tham gia vào việc xây dựng và hoạch định các chính sách. - Xây dựng các chương trình phòng ngừa tệ nạn xã hội, hành vi lệch lạc của HS. Đảm bảo thực hiện đúng một số luật, đặc biệt với trẻ em. Như vậy, người nhân viên công tác xã hội trường học có rất nhiều vai trò khác nhau trong việc trợ giúp các vấn đề trong trường học, tựu chung lại, có thể khái quát mấy điểm về vai trò của nhân viên công tác xã hội trường học như sau: Hiện tại, trong bối cảnh trường học ở nước ta, việc thực hiện các vai trò của nhân viên công tác xã hội là giáo viên, nhân viên, cán bộ được chỉ định trong trường học, với những người này, vai trò thực hiện hoạt động công tác xã hội trường học được thực hiện như sau: - Trong vai trò dự báo, phát hiện, phòng ngừa vấn đề xảy ra trong trường học và vấn đề của học sinh: 12
- + Về nhiệm vụ phát hiện vấn đề: giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn nếu thấy những bất thường hay những mối lo lắng về học sinh của mình cần báo lại cho cán bộ phụ trách công tác xã hội trường học. Cán bộ phụ trách sẽ thực hiện các hoạt động tiếp theo nhằm trợ giúp học sinh đó. + Về nhiệm vụ phòng ngừa: cán bộ phụ trách công tác xã hội trường học cần xây dựng những chương trình truyền thông nhằm nâng cao hiểu biết và kiến thức, kỹ năng cho học sinh về các vấn đề như phòng ngừa bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, sức khỏe sinh sản, quyền trẻ em… Xây dựng các hoạt động giáo dục kỹ năng sống phù hợp cho từng độ tuổi trong trường học. Phổ biến kiến thức về pháp luật cho giáo viên và cán bộ trong trường học. - Trong vai trò là người hỗ trợ trực tiếp: cán bộ phụ trách công tác xã hội trường học cần tìm hiểu các vấn đề học sinh gặp phải, hỗ trợ về tâm lý cho các đối tượng này, tư vấn, uốn nắn và giáo dục, nâng cao nhận thức cho đối tượng này. - Trong vai trò là người huy động nguồn lực: cán bộ phụ trách công tác xã hội trường học căn cứ trên những nhu cầu cần hỗ trợ của học sinh để tìm kiếm các nguồn lực là vật lực, nhân lực cũng như các dạng nguồn lực khác để đáp ứng nhu cầu của học sinh. - Trong vai trò là người kết nối: cán bộ phụ trách công tác xã hội trường học sẽ căn cứ trên cơ sở đánh giá nhu cầu của học sinh tìm kiếm các dịch vụ trợ giúp cho học sinh như các dịch vụ tâm lý, dịch vụ pháp lý và các dịch vụ khác. - Trong vai trò là người giáo dục: cán bộ phụ trách công tác xã hội trường học sẽ giúp học sinh có hiểu biết hơn về vấn đề mình đang gặp phải, thay đổi nhận thức và hành vi. - Trong vai trò là người đóng góp, cải thiện chất lượng giáo dục: nhận thấy trong trường mình công tác, giáo viên có kỹ năng yếu trong việc giao tiếp với học sinh, hiểu về sự phát triển tâm lý học sinh chưa phù hợp, cán bộ phụ trách công tác xã hội trường học có thể đề xuất với nhà trường các khóa tập huấn dành cho giáo viên để cải thiện vấn đề này và qua đó nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. - Trong vai trò là người hỗ trợ chính sách, vận động chính sách: cán bộ phụ trách CTXH trường học sẽ đề xuất những chính sách có lợi cho GV, NV trường học về các mặt như đảm bảo về đời sống kinh tế, quyền lợi đang được hưởng của giáo viên, đề xuất những hỗ trợ về chính sách đảm bảo các quyền của học sinh. Bảo vệ học sinh, giúp học sinh có được những quyền lợi các em đáng được hưởng. 1.1.5. Công tác quản lý đối với hoạt động công tác xã hội trong nhà trường - Tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh về công tác xã hội trường học. - Xây dựng kế hoạch triển khai công tác xã hội trường học; thành lập Tổ công tác xã hội trường học và thiết lập mạng lưới cộng tác viên CTXH tại đơn vị; phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trên địa bàn để triển khai dịch vụ công 13
- tác xã hội trường học đáp ứng nhu cầu và tình hình thực tế của đơn vị đảm bảo chất lượng và hiệu quả. - Tạo điều kiện để cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội của đơn vị được tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đảm bảo các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành. - Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện triển khai công tác xã hội tại đơn vị; có sơ kết, tổng kết, đánh giá, khen thưởng, đúc rút kinh nghiệm; tổng hợp, báo cáo kết quả về Sở GD&ĐT (qua Phòng Chính trị tư tưởng) để tổng hợp, báo cáo Bộ GDĐT và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định. - Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáoviên, học sinh và phụ huynh về vị trí vai trò của trẻ em, về quyền trẻ em, quyền của cán bộ, giáo viên, qua đó thay đổi hành vi: chăm sóc, tôn trọng trẻ em tốt hơn, không dùng bạo lực với trẻ em. Giáo dục nâng cao nhận thức về công tác xã hội nói chung, công tác xã hội trường học nói riêng (về kiến thức, kỹ năng CTXH với trẻ em, trong trường học....). Tuyên truyền để chủ thể của xã hội có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, không để trẻ em rơi vào tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích. Giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vai trò của trường học, gia đình và cộng đồng, làm cho trường học, gia đình và cộng đồng phát triển tốt đẹp, tạo môi trường nuôi dưỡng và phát triển trẻ em tốt nhất. - Phát triển dịch vụ CTXH trường học. Tăng cường công tác giám sát, phát hiện và ngăn chặn các tình huống xấu, tình huống bạo lực có ảnh hưởng đến học sinh. Tổ chức các hình thức giáo dục, trợ giúp nâng cao KNS của học sinh trong học tập, vui chơi và giúp học sinh có năng lực tự giải quyết các mối quan hệ xã hội. Phát hiện kịp thời các vấn đề ảnh hưởng đến học sinh, đưa ra phương án can thiệp trị liệu kịp thời. Khôi phục lại các chức năng cơ bản của HS bị tổn thương sau những biến cố xã hội của cá nhân, trường học, gia đình, cộng đồng. Liên kết và kết nối các tổ chức, các dịch vụ bảo vệ trẻ em, cung cấp dịch vụ xã hội - giáo dục cho học sinh, trẻ em tại cộng đồng. Liên kết chặt chẽ gia đình và cộng đồng thôn xã, khu phố trong bảo vệ học sinh, trẻ em. 1.1.6. Công tác xã hội trong việc phát hiện sớm vấn đề của học sinh - Giúp cho nhà trường rà soát tổng thể về học sinh để có thể phát hiện ra những nguy cơ xảy ra với HS từ đó có chương trình phòng ngừa phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất các nguy cơ có thể xảy ra với HS. Giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những tác động tức thời hoặc dài hạn của những vấn đề gặp phải ở HS. - Rà soát, nắm bắt thông tin, tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình và các hiện tượng bất thường của người học. Chủ động phát hiện người học có hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, nghỉ học thường xuyên, có nguy cơ bỏ học, bị xâm hại, bị bạo lực, vi phạm pháp luật. - Thiết lập hệ thống tiếp nhận thông tin của cơ sở giáo dục như hòm thư góp ý, đường dây nóng hoặc các hình thức sử dụng công nghệ thông tin để tiếp nhận các vụ 14
- việc có nguy cơ gây tổn hại đến người học. - Những thời điểm có thể tiến hành rà soát phát hiện nguy cơ đối với HS. + Các cấp học/trường học có một số lượng lớn học sinh có các vấn đề về nhận thức, cảm xúc hay hành vi. + Những học sinh mới vào trường. Những học sinh khó hoàn thành các nhiệm vụ học tập như chuẩn bị các kỳ thi. Trước khi rời khỏi trường học để chuyển cấp. - Nhận diện những vấn đề nổi cộm của học sinh toàn trường. + Nhận diện những học sinh có vấn đề trong học tập, giao tiếp và cuộc sống. Cán bộ được phân công làm đầu mối về CTXH trường học cần tiến hành nhận diện những HS có vấn đề trong học tập, giao tiếp và cuộc sống bằng nhiều phương pháp khác nhau, có thể thông qua hồ sơ của HS, thông qua phương pháp quan sát để phát hiện những nguy cơ bất thường từ dấu hiệu hành vi, có thể thông qua các công cụ như trắc nghiệm,... cán bộ đầu mối CTXH trường học cần được bồi dưỡng chuyên sâu để họ có thể sử dụng thành thạo các phương pháp nhận diện vấn đề của HS. Bởi lẽ, trên thực tế họ được đào tạo ở trường sư phạm nhưng không được học chuyên sâu về công tác xã hội trường học, không được đào tạo chuyên sâu về nhận diện những vấn đề của học sinh. - Đánh giá những dữ liệu thu được dựa trên việc kết hợp các nguồn thông tin khác nhau. + Cán bộ làm đầu mối công tác xã hội cần phối hợp với GVCN, cán bộ đoàn, PH, HS,… để tiến hành thu thập những thông tin từ các nguồn lực này. Trên cơ sở thu thập được các nguồn thông tin khác nhau về HS cần tiến hành đánh giá những dữ liệu được dựa trên việc kết hợp các nguồn thông tin khác nhau trên nguyên tắc: khách quan, bình đẳng, công bằng từ đó có thể phát hiện được những nguy cơ xảy ra với học sinh. - Trên thực tế, khi rà soát phát hiện nguy cơ xảy ra ở mỗi cấp học, mỗi trường học lại có những nguy cơ học sinh gặp phải khác nhau. Có trường học sinh có nguy cơ bỏ học nhiều, nhất là ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, còn tồn tại những hủ tục như tảo hôn nên các em có nguy cơ bỏ học sớm, có những trường tùy từng thời điểm lại có những nguy cơ khác nhau như nguy cơ học sinh có hành vi bạo lực trên đường từ nhà đến trường và ngược lại, có trường lại có nguy cơ học sinh yêu sớm, quan hệ tình dục không an toàn,… - Lên kế hoạch sử dụng những dữ liệu đã được sàng lọc. + Cán bộ đầu mối CTXH trường học trên cơ sở đánh giá những dữ liệu thu được dựa trên việc kết hợp các nguồn thông tin khác nhau họ sẽ cung cấp cho cán bộ quản lý nhà trường, cho giáo viên, cha mẹ học sinh,... để có thể lập kế hoạch sử dụng những dữ liệu đã được sàng lọc, đánh giá nhằm xây dựng được các chương trình phòng ngừa kịp thời, đúng đắn. 15
- 1.1.7. Công tác xã hội trong việc xây dựng và tổ chức các hoạt động phòng ngừa trong nhà trường - Giúp cho nhà trường xây dựng chương trình phòng ngừa phù hợp theo hướng chuyên nghiệp của công tác xã hội căn cứ vào kết quả hoạt động rà soát phát hiện vấn đề của học sinh nhằm hạn chế thấp nhất vấn đề có thể xảy ra. - Tuyên truyền phổ biến các vấn đề có nguy cơ tổn hại đến người học và cung cấp những kiến thức, thông tin cần thiết cho học sinh. - Các dịch vụ phòng ngừa dưới góc độ công tác xã hội có thể cung cấp tại trường. Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống. - Tổ chức trang bị về phương pháp kỷ luật tích cực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhất là GVCN. Tổ chức trang bị về nghệ thuật chủ nhiệm cho GVCN. - Thu thập, phân tích, đánh giá những vấn đề nổi cộm của học sinh trong trường (học sinh có nguy cơ bỏ học, học sinh có nguy cơ bạo lực học đường, học sinh có nguy cơ bị stress, căng thẳng trước mùa thi, học sinh có nguy cơ không biết lựa chọn nghề, định hướng giá trị bản thân…). - Lựa chọn vấn đề cần thiết có thể tổ chức các chương trình phòng ngừa các vấn đề có nguy cơ tổn hại đến người học và cung cấp những kiến thức, thông tin cần thiết cho học sinh. - Cán bộ đầu mối CTXH trường học tiến hành huy động nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện chương trình truyền thông phổ biến các vấn đề có nguy cơ tổn hại đến người học và cung cấp những kiến thức, thông tin cần thiết cho HS. Các nguồn lực trong và ngoài nhà trường. - Thiết kế các chương trình truyền thông phổ biến các vấn đề có nguy cơ tổn hại đến người học và cung cấp những kiến thức, thông tin cần thiết cho học sinh và triển khai toàn trường: xác định mục tiêu, đối tượng, xây dựng nội dung, thời gian, cách thức thực hiện, nhân lực tiến hành truyền thông phổ biến các vấn đề có nguy cơ tổn hại đến người học và cung cấp những kiến thức, thông tin cần thiết cho học sinh. 1.1.8. Công tác xã hội trong việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong hỗ trợ học sinh Can thiệp, trợ giúp là nhiệm vụ thứ ba cán bộ đầu mối công tác xã hội trường học cần phải thực hiện khi triển khai hoạt động công tác xã hội trong trường học. Quy trình can thiệp, trợ giúp học sinh bao gồm. - Chỉ định phương án can thiệp, trợ giúp. + Căn cứ kết quả xác minh và đánh giá nhu cầu của người học, Thủ trưởng cơ sở giáo dục quyết định phương án can thiệp, trợ giúp đối với người học. - Giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai công tác xã hội trong trường học xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp dựa trên kết quả 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 274 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 175 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 22 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 37 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn