Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Nguyễn Thái Học
lượt xem 3
download
Mục đích của đề tài là cung cấp kiến thức phổ thông cơ bản, hệ thống và hướng nghiệp cho học sinh; giúp học sinh tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và toàn thế giới; xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập tích cực, sáng tạo, lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Nguyễn Thái Học
- MỤC LỤC TRANG 1. LỜI GIỚI THIỆU…………………………………………………………… 3 2. TÊN SÁNG KIẾN…….. ……………………………………………………..5 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN………………………………………………….......5 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN………………………......................6 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN………………………………………6 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG…………………………………… 6 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN…………………………………...6 Chương I: Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Nguyễn Thái Học 1. Cơ sở lý luận ………………………………………………………………….7 2. Cơ sở pháp lý ………………………………………………………………....9 3. Cơ sở thực tiễn ……………………………………………………………… 10 Chương II: Công tác chỉ đạo tố chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở 1
- trường trung học phổ thông Nguyễn Thái Học 1. Một số đặc điểm chung của nhà trường …………………………………….11 2. Công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Nguyễn Thái Học ………………………………………..11 2. 1 Mục tiêu …………………………………………………………………...12 2. 2 Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp …………………………………….12 2. 3 Kết quả triển khai thực hiện ……………………………………………… 15 Chương III: Một số giải pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Nguyễn Thái Học 1. Nâng cao nhận thức về hoạt động ngoài giờ lên lớp ………………………..19 2. Công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ………………………………………………………………………….19 3. Tổ chức chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp ……………………………….21 4. Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, sơ kết thi đua về việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp..………………………………………… 22 5. Tăng cường xây dựng các điều kiện trọng việc chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Nguyễn Thái Học………….22 * 2
- 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN BẢO MẬT………………………………...24 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN…………..24 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC ……………………………………..24 11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU (nếu có) ………..25 TÀI LIỆU THAM KHẢO…...…. …………………………………………….27 3
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1/ LỜI GIỚI THIỆU: Nghị quyết Hội nghị Trung ương XIII khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh: “ Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp… xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và thực hiện tốt vệ sinh trường học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh trong các cơ sở giáo dục”. Điểm mới của quan điểm này trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là đề xuất hệ thống phẩm chất và năng lực của người học với những tiêu chí rất cụ thể: yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả. Mục tiêu giáo dục theo tinh thần đổi mới là: Phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; chú trọng phát triển cả phẩm chất và năng lực con người, có dạy chữ, dạy người, dạy nghề. Giáo dục và đào tạo phải thấm nhuần phương châm học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo 4
- dục xã hội. Giáo dục và đào tạo phải tạo ra những con người có phẩm chất, năng lực cần thiết như trung thực, nhân văn, tự do sáng tạo, có hoài bão và lý tưởng phục vụ Tổ quốc, cộng đồng. Đồng thời phải phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước và làm chủ xã hội; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong muốn: Một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em. “Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” là mục tiêu tổng quát của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo nước nhà trong những năm tới. Mục tiêu này hướng đến xây dựng một nền giáo dục hiện đại, nhân văn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế. Đây cũng là quan điểm thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục mang triết lý và hướng đích nhân văn của việc học là học để làm người. Đồng thời cũng là điều mà Người hằng mong muốn: Nền giáo dục mới của nước nhà phải đào tạo ra những con người mà sánh vai cùng các cường quốc năm châu, phải hướng tới đào tạo ra những thế hệ “vừa hồng vừa chuyên”, có đủ cả “đức và tài” để kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của cha anh. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện đòi hỏi hướng các hoạt động văn hóa giáo dục đào tạo vào việc xây dụng con người phát triển về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật; làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người phát triển vô tư hoàn thiện nhân cách; làm cho yếu tố con người thực sự trở thành nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Chiến lược Giáo dục và đào tạo năm 2010 2020 cũng chỉ rõ: “Mục tiêu và nhiệm vụ của Giáo dục và đào tạo là đào tạo con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Con người là nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện 5
- đại hóa đất nước”. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là thực hiện giáo dục toàn diện về Đức Trí Thể Mỹ, cung cấp kiến thức phổ thông cơ bản, hệ thống và hướng nghiệp cho học sinh; giúp học sinh tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và toàn thế giới; xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập tích cực, sáng tạo, lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Như vậy đào tạo con người phát triển toàn diện đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết và chiến lược phát triển của Đảng cũng như chủ trương của Bộ Giáo dục và đào tạo. Để làm được điều đó, trong chương trình đào tạo ở các cấp học, ngành học mà Bộ Giáo dục và đào tạo xây dựng, ngoài các môn học cung cấp kiến thức hàn lâm còn có các hoạt động bổ trợ trong đó phải kể đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với lứa tuổi học sinh là sự tiếp nối hoạt động văn hóa bằng các hình thức sinh hoạt hấp dẫn, nội dung phong phú góp phần củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng tình cảm, xây dựng ý thức độc lập, tinh thần tự chủ, phát triển tình đoàn kết của học sinh. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn là một hoạt động phù hợp với yêu cầu của các em như vui chơi, giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Nhu cầu giao lưu, nhu cầu được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi và hoạt động xã hội của học sinh trung học phổ thông rất lớn. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường và ngoài trường tạo môi trường cho học sinh được hoạt động phù hợp với lứa tuổi. Hiện nay, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông nhằm góp phần hoàn thiện mục tiêu giáo dục; đặc biệt là đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Thông qua hoạt động này, học sinh hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng. Đối với học sinh trung học phổ thông, hoạt động ngoài giờ lên lớp có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi đó là một chương trình có mục tiêu, có nội dung góp phần thực hiện mục tiêu 6
- giáo dục con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được triển khai tổ chức thực hiện ở các trường THPT; tuy nhiên một số trường vẫn chưa chú trọng đầu tư đúng mức, tổ chức còn tản mạn, quy trình và cách thức tổ chức còn hạn chế mang tính hình thức, chưa phát huy vai trò tác dụng trong việc hình thành những phẩm chất nhân cách toàn diện của người công dân chân chính tương lai, dẫn đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của năm học còn hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Nguyễn Thái Học”. 2/ TÊN SÁNG KIẾN: “Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Nguyễn Thái Học”. 3/ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: Họ và tên: Vũ Thị Tuyết Mai Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Thái Học Số điện thoại: 0914281623; Email: maihien68.nth@gmail.com. 4/ CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: Vũ Thị Tuyết Mai 5/ LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Đề tài tập trung nghiên cứu vào công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông Nguyễn Thái Học: Nội dung, kết quả và giải pháp. 6/ NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG: Ngày 24/08/2018. 7/ MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN: 7
- CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN THÁI HỌC 1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1.1 Khái niệm: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực hiện quá trình đào tạo học sinh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội. 8
- Hoạt động này do Ban giám hiệu nhà trường quản lý, tiến hành ngoài giờ dạy trên lớp (theo chương trình kế hoạch dạy học) được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội, được diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể được thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, thể dục thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giáo dục văn hóa, các hoạt động giáo dục môi trường; các hoạt động lao động công ích; các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh ( Điều 26 Điều lệ trường trung học phổ thông). Như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động được tổ chức ngoài giờ các môn học trên lớp, là sự tiếp nối bổ sung hoạt động trên lớp, là con đường gắn lý luận với thực tiễn nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng mục tiêu xã hội. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một chương trình bắt buộc, là một bộ phận trong quy trình giáo dục toàn diện học sinh trong chương trình chính khóa chứ không phải là ngoại khóa. 1.2 Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận cấu thành trong hoạt động giáo dục của nhà trường; được phân chia thành hai bộ phận: Hoạt động dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Cả hai bộ phận này đều nhằm mục đích giáo dục nhân cách học sinh. Mỗi hoạt động có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục; thực sự là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhà trường có điều kiện phát huy vai trò tích cực của mình với đời sống 9
- xã hội, gắn nhà trường với địa phương. Mặt khác, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện để huy động sức mạnh cộng đồng cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhà trường và sự nghiệp giáo dục nói chung. 1.3 Chức năng, nhiệm vụ và tác dụng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Củng cố, bổ sung kiến thức các môn học văn hóa, khoa học; củng cố mở rộng những kiến thức đã học trên lớp. Trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tài năng và thiên hướng nghề nghiệp cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống xã hội, với thiên nhiên và môi trường sống. Thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội tạo điều kiện cho học sinh hòa nhập vào đời sống xã hội. Phát huy tác dụng của nhà trường đối với đời sống, tạo điều kiện để huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường học và phát huy tác dụng trong công tác giáo dục. Giúp học sinh trong trường tăng thêm sự hiểu biết, có điều kiện mở rộng và phát triển tầm nhìn đối với thế giới khách quan. Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm, đạo đức trong sáng, giúp các em biết phân biệt cái tốt xấu, cái thiện ác, cái đúng sai. Hình thành ở học sinh thái độ kính yêu, trân trọng, yêu ghét rõ ràng; từ đó xác định hoặc điều chỉnh những hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp, định hướng phát triển nhân cách một cách toàn diện. Cung cấp cho học sinh kỹ năng cơ bản về mặt kỹ thuật trong các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; khả năng tập làm người điều hành, hướng dẫn tập thể. Qua đó hình thành ở các em học sinh tố chất nhanh nhẹn, có tính quyết đoán cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm 1.4 Tính chất của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Bình diện hoạt động rộng. Mang tính quy luật đặc thù của quá trình giáo dục học sinh. 10
- Tính đa dạng về mục tiêu. Tính năng động của chương trình kế hoạch. Tính đa dạng phong phú của nội dung và hình thức hoạt động, tính phức tạp, khó khăn của việc kiểm tra, đánh giá. 1.5 Nguyên tắc cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Đảm bảo tính mục đích, tính tổ chức, tính kế hoạch. Đảm bảo tính tự nguyện, tự giác, tự quản. Đảm bảo tính tập thể. Đảm bảo tính đa dạng phong phú. Đảm bảo tính hiệu quả. 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân” (Trích điều 35 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992). “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, tập trung với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Trích điều 2 Luật Giáo dục, sửa đổi bổ sung năm 2010). “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (Trích điều 9 Luật Giáo dục, sửa đổi bổ sung năm 2010). “Cán bộ quản lý giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục” (Trích điều 16 Luật Giáo dục, sửa đổi bổ sung năm 2010). 11
- “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường; các hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh” (Trích điều 26 Điều lệ trường trung học của Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2011). Thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo trong năm học 2018 2019; 2019 2020; các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc trong năm học 2018 2019; 2019 2020. 3. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trường trung học phổ thông Nguyễn Thái Học được thành lập từ năm 2000, trải qua 20 năm xây dựng và phát triển nhà trường đã đạt được những thành tích rất đáng tự hào với nhiều thuận lợi, khó khăn chung và riêng của một ngôi trường được chuyển đổi mô hình (từ bán công sang công lập bước sang năm thứ 11) đã đạt được những thành tích rực rỡ rất đáng trân trọng và phấn khởi: Nhà trường nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp Tỉnh; Công đoàn nhà trường được Công đoàn ngành Giáo dục khen; Đoàn Thanh niên được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen; nhiều lượt cán bộ, giáo viên được Bộ Giáo dục và đào tạo tặng Bằng khen; được Ủy ban nhân dân Tỉnh tặng Bằng khen; được Sở GD&ĐT tặng Giấy khen; đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh; Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở … Việc duy trì và phát huy các thành tích đã đạt được nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh là vấn đề hết sức cần thiết và luôn được tiến hành thường xuyên tại nhà trường. Ban giám hiệu có nhận thức rõ ràng, hoạt động đều tay và đồng thuận quan điểm: Việc quan tâm chỉ đạo, điều hành, tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một mặt vừa nâng cao được nhận thức của cán bộ, giáo 12
- viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh; mặt khác vừa tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức hoạt động này đạt hiệu quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục đã đề ra trong nhiệm vụ năm học. CHƯƠNG II CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN THÁI HỌC 1/ MỘT SÔ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÀ TRƯỜNG: Trường trung học phổ thông Nguyễn Thái Học được thành lập từ năm 2000, hiện nay trường được xây dựng trong một khuôn viên rộng 19.841m2 với 02 dãy nhà 2 tầng có 24 phòng học cho học sinh; 01 nhà 3 tầng với 01 phòng tin học; 04 phòng học bộ môn (Hóa học; Sinh học; Vật lý; Ngoại ngữ); 01 phòng Thư viện, phòng đọc cho giáo viên và học sinh; 01 phòng y tế; 01 nhà Rèn luyện thể chất; 01 nhà điều hành có đầy đủ các phòng chức năng cho hoạt động của nhà trường: Phòng làm việc của BGH, phòng họp Hội đồng giáo dục; phòng văn thư; phòng thủ quỹ; kế toán; công đoàn; đoàn thanh niên…, bàn ghế làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; các phòng chức năng có chất lượng tốt, khuôn viên nhà trường gọn gàng, khang trang, môi trường xanh sạch đẹp. Năm học 2019 2020 tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường là 67 người ( trong đó 03 cán bộ quản lý, 55 giáo viên, 09 nhân viên). Quy mô nhà trường ngày càng được phát triển khang trang sạch đẹp, nhà trường đã đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng tăng của học sinh và nhân dân. Đội ngũ giáo viên chuẩn hóa và ổn định, tâm huyết và yêu nghề. Toàn trường có 23 lớp với 919 học sinh. Năm học 2018 2019 tỷ lệ HS đỗ tốt 13
- nghiệp trung học phổ thông Quốc gia đạt 99,62% ; đỗ Đại học, cao đẳng đạt 75,58%; kỳ thi chọn HSG cấp Tỉnh đạt 64 giải; nhà trường tham gia đầy đủ các cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật; vận dụng Kiến thức liên môn; thi GVG cấp Tỉnh; thi dạy học theo chủ đề tích hợp… và đã đạt được thành tích cao khẳng định vị thế và sự phát triển đi lên bền vững của trường trong khối trung học phổ thông của Tỉnh Vĩnh Phúc. 2/ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN THÁI HỌC: Ban giám hiệu nhà trường phân công một đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách lập kế hoạch, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động hướng nghiệp trên cơ sở căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của Bộ Giáo dục và đào tạo; Sở giáo dục và đạo tạo ban hành. 2.1 Mục tiêu: Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu nhưng giá trị tốt đẹp của nhân loại, bổ sung, củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức được học trên lớp; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu: Năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị xã hội, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Giúp học sinh có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết phân biệt, đánh giá để tự điều chỉnh và tự hoàn thiện bản thân mình, hướng tới mục tiêu Chân Thiện Mỹ. 2.2 Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp: 2.2.1 Hoạt động chính trị xã hội, đạo đức, pháp luật: 14
- Với hoạt động ngoài giờ lên lớp, một yêu cầu rất cơ bản là giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh; ở giai đoạn hiện nay chúng ta không thể tập hợp các em để phổ biến chỉ thị, nghị quyết, như thế hiệu quả sẽ rất thấp. Muốn có hiệu quả cao cần phải hoạt động văn hóa, xã hội; qua đoàn thể mà tiến hành, có như vậy mới đi vào lòng học sinh mà từ từ bền vững. Một số hình thức hoạt động nhà trường đã tiến hành: a/ Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động chính trị như tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn (ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 12, ngày thành lập Đảng 3 2, ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26 3, ngày sinh nhật Bác 19 5…). Thông qua các hoạt động này để giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh. b/ Chăm sóc gia đình thương binh, giúp đỡ các em học sinh nghèo vượt khó. c/ Tham gia các chương trình từ thiện, thông qua đó để giáo dục lòng nhân ái cho học sinh. d/ Xây dựng nếp sống văn hóa phòng chống các tệ nạn xã hội. e/ Tuyên truyền pháp luật: Học tập luật lệ giao thông, nếp sống văn hóa; mời tuyên truyền viên của Sở giao thông Vĩnh Phúc giảng bài, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, luật lệ giao thông; triển khai chương trình giáo dục đạo đức pháp luật trong nhà trường. f/ Tìm hiểu lịch sử địa phương, anh hùng, lãnh tụ và danh nhân văn hóa trường mang tên. 2.2.2 Hoạt động lao động công ích, xã hội: Hoạt động lao động công ích nhằm giáo dục ý thức góp phần xây dựng môi trường Xanh Sạch Đẹp; lao động tu sửa trường lớp, xây dựng “Công trình thanh niên”. 15
- Những hình thức trên giúp các em nhận thức rõ hơn giá trị lao động, từ đó có thái độ đúng với người lao động; góp phần bảo vệ thành quả lao động, xây dựng quê hương đất nước. 2.2.3 Hoạt động văn hóa nghệ thuật: Mục đích của hoạt động văn hóa nghệ thuật là bồi dưỡng, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, bồi dưỡng lòng khát khao cái đẹp, đưa cái đẹp vào cuộc sống; biết thưởng thức cái đẹp để có hành động đẹp: a/ Giới thiệu những sách báo, tác phẩm có giá trị lớn mà thanh niên quan tâm. b/ Tổ chức các cuộc thi mang tính chất văn hoá giáo dục như “Sân chơi trí tuệ”, thi học sinh thanh lịch; thi nữ sinh duyên dáng; thi sáng tác văn thơ, giải báo bảng, làm báo tường… c/ Tổ chức hội thi văn nghệ, trưng bày báo ảnh, tham gia viết thư UPU lần thứ 49, viết bài tập san “Tôn sư trọng đạo”… d/ Tổ chức xem phim, ca nhạc, biểu diễn nghệ thuật… 2.2.4 Hoạt động thể thao quốc phòng, tham quan du lịch: Thực hiện Chỉ thị 112/CT của Hội đồng Bộ trưởng về công tác thể thao trong những năm trước mắt đã nhấn mạnh: Phải thực hiện nghiêm túc việc dạy và học môn thể dục thể thao mà chương trình quy định, có biện pháp tổ chức hướng dẫn các hình thức tập luyện và hoạt động thể thao tự nguyện ngoài giờ học: a/ Tổ chức hoạt động thể dục thể thao: Bóng đá, bóng bàn, cầu lông, đá cầu, điền kinh, võ thuật, kéo co… b/ Tham gia tổ chức “Hội khỏe Phù Đổng” cấp Tỉnh, cấp quốc gia. c/ Tổ chức kết nghĩa với đơn vị bộ đội kho KT 887. d/ Tổ chức các đội: Tuần tra bảo vệ trường, phòng cháy chữa cháy, chống các tệ nạn xã hội, phòng chống dịch bệnh. e/ Tổ chức tham quan du lịch: Tham quan bảo tàng, danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa lịch sử. 16
- 2.2.5 Tổ chức chỉ đạo hoạt động: a/ Thành lập Ban chỉ đạo, gồm đại diện Ban giám hiệu, đại diện Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ trưởng chuyên môn và tổ công tác, chi đoàn giáo viên, giáo viên chủ nhiệm các khối lớp, Hội cha mẹ học sinh… b/ Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo: Ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp có nhiệm vụ lập chương trình kế hoạch hoạt động và chỉ đạo thực hiện chương trình kế hoạch đó. Tổ chức những hoạt động lớn quy mô trường, thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn và các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường trong các hoạt động. Tổ chức hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm lớp, Đoàn thanh niên tiến hành hoạt động ở nhà trường có hiệu quả. Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động. c/ Các lực lượng tham gia: Trong trường: Tập thể cán bộ, giáo viên; ban chấp hành Đoàn trường, các chi đoàn, tổ chức đại diện của học sinh có nhiệm vụ tổ chức mọi hoạt động dưới sự hướng dẫn của nhà trường và Đoàn thanh niên phối hợp các giáo viên chủ nhiệm để tham gia quản lý lớp. Ngoài trường: Đoàn thanh niên địa phương, hội Cha mẹ học sinh, ngành công an tuyên truyền pháp luật, bảo vệ trật tự an ninh. d/ Chỉ đạo các hoạt động theo chủ điểm: Tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình. Tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 17
- Tháng 1: Thanh niên với hoạt động phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội. Tháng 2: Thanh niên với lý tưởng cách mạng Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp. Tháng 4: Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ. Tháng 6, 7, 8: Thanh niên với mùa hè tình nguyện và cuộc sống cộng đồng. 2. 3 Kết quả triển khai thực hiện: Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên, các ban ngành đoàn thể liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp cụ thể, chi tiết, khả thi, lôi cuốn được học sinh và giáo viên nhiệt tình tham gia, tạo hứng thú và phát huy được tính tích cực trong khi tổ chức các hoạt động. Từ đầu năm học đến nay, việc triển khai các hoạt động được tổ chức thường xuyên phù hợp tâm lý lứa tuổi và nhu cầu hiểu biết, rèn luyện của các em học sinh; hình thức tổ chức đa dạng, kích thích học sinh tham gia đầy đủ tạo nề nếp thói quen tốt trong quá trình tham gia các hoạt động tập thể. Các hoạt động sinh hoạt Đoàn, sinh hoạt lớp như theo dõi nề nếp, thi đua giữa các khối lớp, tổ chức các hội thi, sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm hàng tháng… được duy trì liên tục, có đánh giá và điều chỉnh kịp thời. Tập thể giáo viên, nòng cốt là các đồng chí trong tổ chức Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động một cách có hiệu quả. Nhà trường đã tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng chông tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh: chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách sống, ý thức trách nhiệm công dân cho học sinh; có sự tích hợp đầy đủ các nội dung vào chương trình ở một số môn, một số bài như quy định 18
- (môn Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục công dân…). Nhà trường đã kết hợp với các đơn vị như Chi cục Dân sốKế hoạch hóa gia đìnhSở Y tế Vĩnh Phúc triển khai công tác tuyên truyền về sức khỏe sinh sản vị thành niên; phối kết hợp với tổ tư vấn tâm lý học sinh triển khai công tác tuyên truyền về sức khỏe học đường; phối hợp với Bệnh viện tâm thầnSở Y tế Vĩnh Phúc triển khai tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về các rối nhiễu tâm lý tuổi học đường (với các bệnh phổ biến là trầm cảm, mất ngủ và stress); phối hợp với Thành đoàn Vĩnh Yên, Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đặc biệt ở các nội dung: Kỹ năng làm chủ cuộc sống, tự bảo vệ bản thân; kỹ năng phòng chống các tệ nạn xã hội; kỹ năng làm chủ trong học tập; kỹ năng giao tiếp và hội nhập; kỹ năng định hướng nghề nghiệp… Phát huy có hiệu quả các phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, qua đó thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường. Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa thông qua các hoạt động của Đoàn trường; tạo hứng thú học tập, rèn luyện cho học sinh đồng thời bổ sung những hiểu biết xã hội cũng như những giá trị nhân văn, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cho học sinh. Đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường (ngay tại lớp học, trường học, địa phương và bảo vệ môi trường chung quốc gia, toàn cầu), đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo thông qua hoạt động của Hội chữ thập đỏ nhà trường. Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác, đoàn kết, tăng cường đoàn kết, kỷ cương, bài trừ bạo lực học đường, xây dựng quy tắc ứng xử có văn hóa trong nhà trường. Nhà trường có chương trình hoạt động tập thể định kỳ và tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt; có hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá. Tổ chức tốt các hoạt động thể thao thu hút 100% đoàn viên thanh niên tham gia sôi nổi: Hội khỏe Phù Đổng cấp trường, cấp Tỉnh, cấp quốc gia; các hoạt động thể dục thể 19
- thao vào các ngày lễ 20 11, ngày 26 3… ; phát động toàn thể học sinh chọn môn thể thao mình yêu thích để rèn luyện thường xuyên. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ: Thực hiện tốt bảng thông tin trong Đoàn, bảng tin của các chi đoàn; giao Đoàn thanh niên thực hiện chương trình tổ chức cho đoàn viên thanh niên học các bài hát truyền thống của Đoàn và nhà trường; đặc biệt các buổi tập trung đầu tuần luôn được đổi mới về nội dung và hình thức: Tổ chức các sân chơi bổ ích như “Sân chơi trí tuệ”, hội thi văn nghệ, tổ chức hội thi văn nghệ, tham gia viết thư UPU lần thứ 49 với 320 bài dự thi, tham gia cuộc thi làm tập san “Tôn sư trọng đạo”, tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” vào dịp Tết Nguyên đán… Trường đã đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể, các hoạt động vui chơi giải trí của học sinh tại trường như kéo co, đi xe đạp chậm… phát huy được sức mạnh trí tuệ, sự đoàn kết, nhất trí cao của tập thể. Các trò chơi còn giải tỏa được những căng thẳng trong những giờ học tập vất vả, góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đồng thời qua đó phát hiện tài năng của học sinh, tạo không khí lành mạnh, sôi nổi, thân thiện, hòa đồng giảm bớt những tiêu cực của xã hội tác động vào đời sống học đường. Từ lâu, mỗi sáng thứ 2 hàng tuần luôn là niềm mong mỏi và yêu thích của các em học sinh trong trường, bởi ở đó có chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp là dịp để các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau ; là cơ hội để các em được thể hiện tài năng và cũng là lúc để các em có được tiếng cười sảng khoái, sẵn sàng chào đón một tuần học mới hiệu quả. Hoạt động ngoài giờ lên lớp góp thêm vào lòng mỗi học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Thái Học câu nói: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Nhà trường đã có tài liệu giới thiệu học sinh tích cực tham gia tìm hiểu, chăm sóc (nghĩa trang liệt sĩ thành phố Vĩnh Yên) và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Tích cực thực hiện các cuộc vận động đền ơn đáp nghĩa, tham gia các hoạt động từ thiện, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 276 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 42 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn