Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng hoc sinh giỏi ở trường THPT Con Cuông
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Con Cuông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng hoc sinh giỏi ở trường THPT Con Cuông
- A. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 I. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 II. Mục đích của đề tài........................................................................................... 1 III. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 1 B. NỘI DUNG .......................................................................................................... 1 I. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................... 1 1. Cơ sở lý luận. --------------------------------------------------------------------------------- 1 2. Cơ sở thực tiễn. ------------------------------------------------------------------------------- 3 II. Thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Con Cuông .......................................................................................................... 4 III. Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi . 6 1. Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ----------------------------------------------------------------------------------------- 6 2. Xây dựng, quy hoạch và tuyển chọn đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. ------------------------------------------------------------------------------------------------ 8 3. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ---------------------------------------------------------------------------------------- 10 4. Quản lý chuyên môn bồi dưỡng học sinh giỏi bằng kế hoạch ----------------- 12 5. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng cho giáo viên bồi dưỡng và học sinh khi đạt thành tích. ---------------------------------------------------------------------------- 14 IV. Kết quả thành tích học sinh giỏi tỉnh của trường THPT Con Cuông từ năm học 2017 – 2018 đến nay. .......................................................................... 15 1. Kết quả xếp hạng học sinh giỏi cấp tỉnh khối 11 của nhà trường năm học 2017-2018: ------------------------------------------------------------------------------------ 15 2. Kết quả xếp hạng học sinh giỏi cấp tỉnh khối 11 của nhà trường năm học 2018-2019: ------------------------------------------------------------------------------------- 15 3. Kết quả xếp hạng học sinh giỏi cấp tỉnh khối 12 của nhà trường năm học 2020-2021: ------------------------------------------------------------------------------------- 16 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 16 1. Kết luận .......................................................................................................... 16 2. Kiến nghị ........................................................................................................ 17
- A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Ông cha ta đã đúc kết: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước, là nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường. Nghị Quyết số 29/NQ-TW của Hội nghị TW 8 khóa XI tiếp tục khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Cần quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trường THPT Con Cuông đóng trên địa bàn khối 5, thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông, có 33 lớp với trên 1200 học sinh, trong đó có trên 57% là học sinh dân tộc thiểu số. Chất lượng đầu vào nhìn chung tương đối thấp, thậm chí có những năm tuyển sinh không đủ chỉ tiêu. Tuy nhiên công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được nhà trường chú trọng, có các giải pháp quản lý chặt chẽ, phù hợp với đối tượng, kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh hằng năm đều đạt kết quả cao, xếp nhất, nhì Bảng B. Để nâng cao công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng hoc sinh giỏi ở trường THPT Con Cuông” II. Mục đích của đề tài Đề xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Con Cuông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. III. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài Phương pháp điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. B. NỘI DUNG I. Cơ sở khoa học của đề tài 1. Cơ sở lý luận. Trong thời đại khoa học và công nghệ ngày nay, nhân lực có trình độ cao không chỉ là tiền đề mà còn là yếu tố có tính quyết định cho sự phát triển của một đất nước. Để tạo nguồn nhân lực có trình độ cao thì vấn đề phát hiện, bồi dưỡng và 1
- sử dụng người tài có vai trò quan trọng. Nhận thức được vai trò quan trọng của nhân tài, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Để góp phần thực hiện chủ trương đó, ngành giáo dục cần chú trọng nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ bậc học cơ sở, các nhà quản lý phải đề ra được những biện pháp quản lý dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi để công tác này đạt kết quả cao nhất. Chính vì vậy, nhiệm vụ chính trị quan trọng của người lãnh đạo nhà trường là quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao nhất. Tuy nhiên, công tác quản lý bồi dưỡng họcsinh giỏi của trường vẫn chỉ làm theo kinh nghiệm. Việc tìm kiếm được các biện pháp quản lý công tác này một cách khoa học, có hệ thống là vấn đề cấp bách và cần thiết để đáp ứng yêu cầu của xã hội, phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Bác luôn khẳng định một khi đã có đường lối cách mạng đúng đắn thì cán bộ là khâu quyết định. Người viết “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Bác căn dặn trọng dụng nhân tài phải làm thường xuyên, liên tục như “người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”; “Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc ấy. Biết dùng người như vậy, ta sẽ không lo gì thiếu cán bộ”. Dù Bác đã đi xa nhưng quan điểm của Người về sử dụng, trọng dụng nhân tài đến nay vẫn còn nguyên giá trị, Đảng ta tiếp tục kế thừa vận dụng sáng tạo trong việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài. Công tác cán bộ trong thời kỳ đổi mới và hội nhập càng chứng tỏ rằng cốt lõi vẫn là yếu tố con người. Ngay từ những năm đầu đổi mới, trong Văn kiện Đại hội VI, Đại hội VII, Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của giáo dục là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Từ năm 1997, Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TW về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Năm 2008, Trung ương Ðảng ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khẳng định, một bộ phận của trí thức Việt Nam là những trí thức Việt kiều luôn hướng về quê hương đất nước. Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” nhấn mạnh: “Đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài”. Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết này, Hội nghị Trung ương 9 (khoá X) xác định một trong những nhiệm vụ rất cần thiết là “triển khai xây dựng đề án Chiến lược quốc gia về nhân tài”. Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng nhân tài, thu hút nhân tài vào những lĩnh vực quan trọng, không phân biệt người trong Đảng hay ngoài Đảng”. Đại hội XI khẳng định: “Có chính sách 2
- trọng dụng trí thức, đặc biệt đối với nhân tài của đất nước”; “Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nhân tài”; “Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài…”. Tại Đại hội XII, Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng người có đức, có tài; tạo bước chuyển căn bản trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài; xây dựng chiến lược quốc gia về nhân tài; coi đó là giải pháp quan trọng trong thực hiện chiến lược cán bộ”, “lựa chọn những người thực sự có đức, có tài giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu, có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài”. Đại hội XII đã nhấn mạnh đến việc: Thực hiện chính sách nhân tài trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược. Để có cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ, bên cạnh việc đổi mới bầu cử trong Đảng, thay đổi phương thức tuyển chọn, bổ nhiệm cần có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài và “có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài”. 2. Cơ sở thực tiễn. Con Cuông là huyện miền núi cao biên giới của tỉnh Nghệ An, có 55,3 km đường biên giới giáp nước bạn Lào, diện tích 174.451 ha trong đó diện tích rừng và đất rừng chiếm trên 75%. Toàn huyện có có 13 xã, thị trấn, 124 thôn (bản), 15.905 hộ với trên 77.000 khẩu thuộc 8 dân tộc Thái, Kinh, Đan Lai, Tày, Nùng, Hoa, Ê đê, Khơ Mú. Đảng bộ huyện có 48 chi, đảng bộ cơ sở với 4323 đảng viên. Trường THPT Con Cuông được thành lập vào năm 1967 thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo con em của huyện miền núi vùng cao. Trong 53 năm qua, Trường THPT Con Cuông đã đạt được nhiều thành tích, đặc biệt là công tác dạy - học, chất lượng dạy - học ngày được nâng cao, số học sinh giỏi các cấp mỗi ngày được tăng, nhiều học sinh đậu vào các trường đại học tốp đầu của cả nước, một số em được chọn đi đào tạo ở nước ngoài, chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng cao đảm bảo chỉ tiêu, kế hoạch đặt ra của ngành. Để đạt được những thành tích trên, bên cạnh sự chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Con Cuông thì tập thể nhà trường đoàn kết, nhất trí cao trong mọi nhiệm vụ và sự chỉ đạo cụ thể, chặt chẽ của Chi ủy, Chi bộ và Ban Giám hiệu nhà trường. Chi bộ nhà trường đã coi trọng công tác giáo dục chất lượng mũi nhọn cho học sinh nhằm tạo nguồn cán bộ cho địa phương và cho cả nước. Xuất phát từ thực tế trong nhà trường, với cương vị của người quản lý chỉ đạo chuyên môn, chúng tôi nhận thấy để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao cần có sự phối kết hợp đồng bộ giữa cán bộ quản lí chuyên môn với đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy và sự vào cuộc của phụ huynh học sinh. 3
- II. Thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Con Cuông 2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Con Cuông, huyện Con Cuông qua khảo sát về tính cấp thiết của công tác bồi dưỡng HSG, cho thấy nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh đều cho rằng rất cấp thiết. Về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG cũng được đa số nhận thức rất quan trọng. 2.2. Công tác tuyển chọn học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm, nhà trường tổ chức tuyển sinh đầu vào dưới hình thức thi tuyển sinh vào lớp 10 đầu cấp. Dựa vào kết quả tuyển sinh nhà trường cho học sinh đăng ký vào học các lớp tự chọn các môn tự nhiên và xã hội, trên cơ sở đó lập nên các đội tuyển các bộ môn theo các yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo về học sinh giỏi cấp THPT. 2.3. Công tác tuyển chọn giáo viên tham gia bồi duỡng học sinh giỏi, việc tuyển chọn giáo viên tham gia bồi dưỡng do các tổ bộ môn tuyển chọn. Giáo viên được tuyển chọn là những giáo viên nòng cốt của tổ, giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh. Số giáo viên tham gia bồi dưỡng chiếm khoảng 30% trong tổng số giáo viên toàn trường, trong đó đa số đều đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh. 2.4. Nội dung, chương trình bồi dưỡng: Căn cứ vào cấu trúc đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An ban hành, trường yêu cầu các tổ/nhóm bộ môn xây dựng khung chương trình cho từng bộ môn. 2.5. Xây dựng các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Về cơ sở vật chất, phòng học, tài liệu cơ bản đáp ứng được công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Về giáo viên, nhà trường phân công giáo viên tham gia dạy đội tuyển là những giáo viên có chuyên môn vững vàng. Về học sinh, các em tham gia đội tuyển được phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng từ lớp 10 đến lớp 12. Mỗi năm, trường có từ 19 đến 20 em dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh ở lớp 12 và có khoảng 160 em tham gia dự thi học sinh giỏi cấp trường ở khối 11. Về chế độ chính sách, nhà trường tính cho mỗi giáo viên tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh mỗi năm 40 tiết x 55.000đ = 2.200.000đ . Sau khi có kết quả giáo viên được thưởng theo Quyết định số 91/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An năm 2011 về khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc tế, khu vực, Quốc gia và cấp tỉnh. 2.6. Các ưu điểm và tồn tại - Ưu điểm: 4
- + Cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường đều có nhận thức đúng đắn về tầm qua trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; + Học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi có ý thức tốt trong công tác học tập và bồi dưỡng; + Đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng của nhà trường là những giáo viên nòng cốt của tổ chuyên môn, tâm huyết với nghề, tận tụy với học sinh; + Việc xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng HSG đã trở thành yêu cầu bắt buộc hằng năm trước khi bước vào năm học mới; + Việc quản lý, sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học góp phần thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông tương đối nghiêm túc, đã khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất để có đủ phòng thiết bị, thư viện và phòng học bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; Nhà trường đã thực hiện tốt công cuộc vân động “Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” trong chỉ đạo bồi dưỡng HSG. + Công tác thi đua khen thưởng đã có những đổi mới thiết thực. - Nguyên nhân của những thành công + Do có sự chỉ đạo sát sao của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An; + Đội ngũ cán bộ quản lý từ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn đều nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa trong việc thực hiện kế hoạch, trách nhiệm của từng người trong việc thực hiện nhiệm vụ; + Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo và năng lực sư phạm, tâm huyết, có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. + Nhiều năm liền trường đã thu được những kết quả to lớn trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh là một động lực to lớn cho học sinh và giáo viên phấn đấu. - Những tồn tại hạn chế: + Một bộ phận giáo viên và học sinh chưa quan tâm nhiều đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, chưa xác định được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. + Công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi chưa được một số giáo viên và học sinh quan tâm; công tác kiểm tra, đánh giá công việc này còn có phần xem nhẹ. + Một số giáo viên chưa thật sự tích cực trong việc trang bị cho học sinh phương pháp tự học, chưa chú trọng nhiều đến việc rèn kĩ năng cho học sinh; + Việc duyệt kế hoạch bồi dưỡng HSG đầu năm đôi lúc còn chậm tiến độ, và mang tính hình thức; 5
- + Việc tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm, chuyên đề bồi dưỡng hàng năm chưa có kết quả cao; + Hệ thống thiết bị phục vụ dạy học còn thiếu và chưa đồng bộ, nhất là bộ môn Tiếng Anh + Chế độ về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi còn thấp, việc động viên, khen thưởng cho giáo viên và học sinh giỏi đôi lúc chưa kịp thời, chưa gắn được việc bồi dưỡng học sinh giỏi với công tác thi đua của giáo viên. III. Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi 1. Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Vấn đề về tinh thần đạo đức trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức là vấn đề mà Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Vì vậy, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TW ngày 14/5/2011 về việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và năm 2014 với chủ đề “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm” và cho đến nay, Chỉ thị này đang có giá trị to lớn trong xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn, nhắc nhở, yêu cầu cán bộ đảng viên, công chức, viên chức phải thực hiện tốt các đức tính, phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đồng thời phải nêu cao trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và nhất là trước nhiệm vụ, công việc được giao, dù là việc lớn hay việc nhỏ - nội dung này chúng ta thấy Bác dạy vô cùng sâu sắc. Lời dặn đó của Người càng có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Như vậy chúng ta có thể hiểu, việc nêu cao trách nhiệm là cán bộ công chức, viên chức phải đảm bảo làm tròn nhiệm vụ, công việc, phần việc bản thân được giao; nếu kết quả thực hiện không tốt hoặc thực hiện sai, thất hứa thì phải gánh chịu hậu quả. việc nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ viên chức là: tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao - khi được Đảng, chính quyền phân công nhiệm vụ, từ dễ hay khó cũng phải đưa cả tinh thần ra để thực hiện đến nơi đến chốn, vượt qua khó khăn để làm cho thành công. Rồi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải có gan phụ trách, dám nghĩ dám làm và biết chịu trách nhiệm, chủ động sáng tạo trong công việc để có kết quả cao nhất và cần làm việc theo lương tâm. Nếu làm việc cẩu thả, làm cho có chuyện, thấy dễ thì làm, thấy khó thì bỏ hoặc đùn đẩy, tránh né … là không có tinh thần trách nhiệm. Mỗi một người cần ý thức đúng đắn về vị trí trách nhiệm của mình trên mọi cương vị công tác. Đối với tất cả mọi người, ở mọi vị trí công tác, trong bất kì hoàn cảnh nào đều phải nêu cao tinh thần trách nhiệm. Đối với đội ngũ giáo viên Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đặc biệt quan tâm đến phương pháp nêu gương của giáo viên, bởi: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”, do đó tấm gương nhà giáo có tác dụng 6
- giáo dục học sinh rất lớn. Thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu; một tấm gương sáng của người thầy sẽ có cả một thế hệ noi theo, ngược lại một hành vi xấu của người thầy có thể làm tổn thương, làm mất niềm tin cả một lớp người. Người thường dặn dò, các thầy, cô giáo không được đánh mất phẩm chất của mình, dù hoàn cảnh nào cũng phải là tấm gương cho học sinh noi theo, tránh thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống thực tế, lười biếng trong học tập và nâng cao trình độ; thái độ kèn cựa địa vị, xem nhẹ công việc của mình, thiếu tinh thần xây dựng tập thể,... Nhà giáo là tấm gương cho nhân dân, cho thế hệ trẻ của đất nước noi theo. Người thầy nêu gương rõ nét nhất khi có trách nhiệm đi tiên phong trong việc tự học, tự nghiên cứu nâng cao năng lực công tác, trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ được phân công. Đây không chỉ là một trong những đặc thù của người trí thức, mà theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đó còn là nhiệm vụ hàng đầu của trí thức, của nhà giáo - “chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”. Người thầy phải gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đi đầu trong mọi công việc của cơ quan, đơn vị, công tác được đoàn thể giao phó, làm việc hết sức mình, làm việc chất lượng, làm việc có hiệu quả, có năng suất. Bản thân mỗi người thầy giáo phải xây dựng cho mình một phong cách sống khiêm tốn, giản dị, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, không ham danh lợi, chức, quyền. Lối sống mẫu mực mà mỗi người thầy thể hiện không chỉ bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, mà còn góp phần nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, hình thành tác phong công nghiệp cho người lao động; đưa lối sống văn hóa thấm sâu vào từng người, trong mỗi gia đình, khu dân cư, công sở, doanh nghiệp... góp phần tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong mọi tầng lớp nhân dân để xây dựng và phát triển đất nước. Người thầy không chỉ chọn lọc, tiếp thu những tinh hoa, trí tuệ của nhân loại, mà còn có trách nhiệm giới thiệu, thể hiện và phổ biến với loài người tiến bộ trên toàn thế giới về truyền thống văn hóa của dân tộc ta, tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã được hun đúc qua hàng nghìn năm văn hiến. Đó chính là sự kết tinh tinh thần và trí tuệ của cả dân tộc Việt Nam - dân tộc yêu chuộng hòa bình, công lý, là người bạn đáng tin cậy cho sự hợp tác và phát triển. Tất cả những giá trị đó cần được thể hiện qua chính phong cách, lối sống, tư duy, hành động, chất lượng, hiệu quả của công việc mà mỗi trí thức đảm nhận trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân. Một nguyên do căn bản mà Bác Hồ luôn đề cao và yêu cầu cao đối với nghề dạy học xuất phát từ việc trồng cây đã khó, trồng người còn khó hơn. Sản phẩm của “trồng người” là tạo ra con người của thế hệ tương lai, do đó không được phép làm ra sản phẩm lỗi. Một người cán bộ, một công nhân tồi có thể làm hỏng một vài sản phẩm, vài công trình, nhưng một người giáo viên tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ, đó là hậu quả khôn lường mà cả xã hội phải gánh chịu. Vì lẽ đó, nhà giáo cần phải thường xuyên trau dồi không chỉ trình độ chuyên môn mà còn cả về đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong và cái tâm trong sáng để xứng đáng với danh hiệu “Người kỹ sư tâm hồn” để có thầy giỏi thì rồi sẽ có trò giỏi. 7
- 2. Xây dựng, quy hoạch và tuyển chọn đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. 2.1. Đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo và CBQL: 2.1.1. Đối tượng và nội dung điều tra chất lượng đội ngũ: Đánh giá về năng lực và phẩm chất đạo đức của CBQL và GV. Các nội dung này được đánh giá theo: + Đối với CBQL, đánh giá chuẩn HT, PHT theo Thông tư số 14/2018/TT- BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018. + Đối với giáo viên, đánh giá chuẩn giáo viên THPT theo Thông tư số 20/2018/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018. 2.1.2. Hình thức và nguyên tắc đánh giá: - Hình thức + Hiệu trưởng tự đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng; + Nhà trường tổ chức lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường đối với hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng; + Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng trên cơ sở kết quả tự đánh giá của hiệu trưởng, ý kiến của giáo viên, nhân viên và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp. + Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; + Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp. - Nguyên tắc: Đúng theo quy chế quy định, đảm bảo chính xác, khách quan, khoa học đúng với thực trạng đội ngũ của đơn vị: Về số lượng, cơ cấu, trình độ, năng lực, phẩm chất đảm bảo với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị do ngành quy định. 2.2. Công tác quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng: Trên cơ sở công tác điều tra, đánh giá đội ngũ, nhà trường đã tập trung làm tốt các công tác sau: 2.2.1. Phân loại theo phẩm chất, trình độ, năng lực, cơ cấu và độ tuổi, qua đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo; Tham mưu với lãnh đạo ngành hướng bố trí, sử dụng, điều chuyển, luân chuyển một cách hợp lý theo từng môn dạy, lớp học. 8
- 2.2 2. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đăng ký chương trình học tập nâng chuẩn đến năm 2020. Trong năm tiến hành quy hoạch và phát triển đội nhà giáo và CBQL để thường xuyên đủ vế số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Có kế hoạch chọn và cử giáo viên trẻ có triển vọng đủ tiêu chuẩn để phát triển trong tương lai khi cần thiết để đi học các lớp về chuyên môn, nghiệp vụ và lí luận chính trị. 2.2.3. Thực hiện tốt chế độ học tập, bồi dưỡng bắt buộc trong hè hàng năm và các hình thức tổ chức bồi dưỡng chuyên môn theo kế hoạch của nhà trường và Sở giáo dục và đào tạo 2.2.4. Nghiêm túc thực hiện tốt công tác phân công chuyên môn khách quan, hợp lý. Đặt lợi ích của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường lên trên lợi ích cá nhân. Cử chọn giáo viên cốt cán đúng thực chất để làm hạt nhân đòn bẩy phong trào tự học tập của nhà trường được phát huy mạnh mẽ. 2.2.5. Xây dựng cụ thể kế hoạch bồi dưỡng giáo viên trong năm học phù hợp với thực tiễn của đơn vị và chính xác với từng giáo viên. Định kỳ hằng năm có sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm thật thiết thực và hiệu quả với từng cán bộ, giáo viên và nhân viên. 2.2.6. Tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên và nhân viên có điều kiện học tập về các khả năng sư pham, tin học, ngoại ngữ để không ngừng nâng cao năng lực làm việc. 2.3. Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bồi dưỡng giáo viên 2.3.1. Nắm vững nội dung chương trình và sách giáo khoa.; tổ chức cho giáo viên nắm vững sự liên kết các mạch kiến thức của lớp 10; 11; 12. 2.3.2 Nắm vững chuẩn kiến thức tối thiểu theo quy định của từng môn học ở từng lớp học. Có kỹ năng xác định tốt kiến thức trọng tâm của từng bài học và xác địng được nội dung của các bài khó để thống nhất trong tổ chuyên môn. 2.3.3. Tập trung bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy HS làm trung tâm, phù hợp với năng lực và phẩm chất của học sinh. Tổ chức tốt các hình thức dạy học để HS tự phát hiện và tự chiếm lĩnh kiến thức theo hướng giao việc của GV cho HS hoạt động; dạy học phân hóa đối tượng HS. 2.4. Biện pháp thực hiện: 2.4.1. Tham gia tập huấn đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng của Sở giáo dục và đào tạo. 2.4. 2. Nghiêm túc thực hiện tốt các chế độ chính sách hiện hành đối với CBQL và nhà giáo. 9
- 2.4.3. Làm tốt công tác tổ chức và công tác cán bộ, phân công chuyên môn một cách công khai, khoa học và dân chủ. 2.4.4. Làm tốt công tác đánh giá GV công bằng, chính xác, thực chất, đúng từng thành viên trong đội ngũ. Đẩy mạnh các hình thức thi đua và qua đây có các chế độ ưu tiên phát triển hợp lý các danh hiệu thi đua đã đạt được. 2.4.5. Về công tác xây dựng cơ sở vật chất: Căn cứ vào các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia mức độ 2 tham mưu cho các cấp lãnh đạo ngành và địa phương cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tạo điều kiện để cho toàn thể CBQL và GV có cơ hội nâng cao năng lực công tác. 3. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THPT đóng góp vai trò quan trọng, trong việc tuyển chọn lực lượng lao động sau khi tốt nghiệp THPT. Thấy rõ được tầm quan trọng đó, việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục thông qua bồi dưỡng chuyên môn, năng lực cho đội ngũ giáo viên luôn là mục tiêu đặt ra hàng đầu đối với các cán bộ quản lí nhà trường. Dưới đây là một số những biện pháp hữu ích giúp cán bộ, quản lí nhà trường có thể chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện hiệu quả công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của nhà trường. 3.1. Nâng cao chất lượng chuyên môn thông qua nhiều hình thức Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể xuất phát từ nhu cầu đào tạo của từng giáo viên (những giáo viên nào cần được nâng cao trình độ? Về vấn đề gì?). Đồng thời, lập kế hoạch bồi dưỡng dài hạn nhằm xác định mục tiêu và định hướng đào tạo nhân lực (Số lượng khóa đào tạo, thời gian diễn ra, kết quả dự tính đạt được,…). Tham mưu với Hiệu trưởng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài việc được tham gia các lớp tập huấn, khóa đào tạo nghiệp vụ, trong quá trình làm việc giáo viên đều phải có ý thức tự học: tham gia các buổi dự giờ, sinh hoạt chuyên môn cùng đồng nghiệp, tham quan các trường bạn về cách sắp xếp, tổ chức các hoạt động chuyên môn,… chủ động học và tìm hiểu thêm một số kinh nghiệm trong giảng dạy cúng như trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 3.2. Bồi dưỡng giáo viên chủ động xây dựng bộ hồ sơ Để công tác bồi dưỡng chuyên môn giáo viên đạt hiệu quả cao, người quản lí cần phải hiểu rõ giáo viên của mình: trình độ chuyên môn, cá tính, năng lực sư phạm, sở trường trong từng hoạt động, những hạn chế và yếu kém trong công tác 10
- giảng dạy,…Bồi dưỡng giáo viên xây dựng bộ hồ sơ, giáo án là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp đánh giá năng lực, trình độ của giáo viên để từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp nhằm cải thiện và nâng cao năng lực cho họ. 3.3. Đa dạng hóa các hình thức đánh giá giáo viên Cán bộ quản lí nhà trường cần sử dụng đa dạng các hình thức đánh giá khác ngoài việc đánh giá qua giờ dạy, đánh giá qua kết quả học tập của học sinh còn có thể đánh giá qua các kênh thông tin từ đồng nghiệp, từ dư luận của học sinh, phụ huynh và quần chúng nhân dân ngoài xã hội. Các hình thức đánh giá năng lực giáo viên cần công khai, minh bạch kết quả đánh giá mang tính khách quan và chính xác. Từ đó, giúp giáo viên tự đánh giá năng lực của bản thân và rút ra bài học kinh nghiệm. 3.4. Đẩy mạnh sinh hoạt tổ chuyên môn Một biện pháp không thể thiếu trong công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên là đẩy mạnh sinh hoạt tổ chuyên môn. Ngay từ khi bắt đầu năm học, người cán bộ quản lí cần phân công giáo viên phù hợp với các tổ dựa theo năng lực và trình độ. Khi chọn tổ trưởng cho mỗi tổ chuyên môn cân chọn lựa những giáo viên có năng lực chuyên môn, nhiệt tình năng động, có khả năng lãnh đạo để dẫn dắt và điều hành tổ. 3.5. Tổ chức các hội thi Quản lí nhà trường cần chủ động khởi xướng phong trào và động viên đội ngũ giáo viên tham gia các hoạt động, phong trào thi đua tạo cơ hội giúp giáo viên nhận thức và phá huy năng lực bản thân. + Hội thi giáo viên dạy giỏi: Thông qua các hội thi giáo viên sẽ được thể hiện năng lực của bản thân, đánh giá điểm mạnh điểm yếu, rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh để nâng cao trình độ, chuyên môn trong công tác giảng dạy. + Hội thi làm đồ dùng dạy học: Tổ chức cuộc thi làm đồ dùng dạy học không chỉ giúp giáo viên nắm được phương pháp và yêu cầu bài dạy mà còn tăng tính sáng tạo, chủ động tích cực trong việc tự nâng cao năng lực, trình độ của bản thân. + Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi: Tổ chức Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi nhằm mục đích khuyến khích giáo viên làm tốt hơn trong công tác quản lý các hoạt động của học sinh ngoài giờ học, qua đó tạo cho học sinh có những động lực phấn đấu nhằm thu được những kết quả cao nhất trong công tác giảng dạy cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi. 3.6. Thực hiện kiểm tra nội bộ Kiểm tra nội bộ là chức năng, nhiệm vụ của quản lí nhà trường và xuyên suốt quá trình quản lí. Công tác kiểm tra, giám sát giúp đánh giá mặt mạnh, yếu 11
- của từng cá nhân trong đội ngũ để hoàn thiện tập thể. Kiểm tra định kỳ hay đột xuất nhằm nâng cao tính tự giác, chủ động của giáo viên và đảm bảo tính công bằng, khách quan. 3.7. Phối hợp cùng các lực lượng trong và ngoài nhà trường Kết hợp với các tổ chức ngoài trường nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục, quản lý học sinh và bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên nói riêng như: Tham mưu kịp thời với hiệu trưởng đề nghị với các cấp chính quyền địa phương, hỗ trợ trang thiết bị dạy học như máy tính, máy chiếu đa năng,…; Huy động phụ huynh học sinh mang đồ phế thải sẵn có để giúp giáo viên sáng tạo đồ dùng đạy học, bổ sung phương tiện dạy học,… Hằng tháng nhà trường tổ chức cho các tổ/nhóm chuyên môn sinh hoạt chuyên đề, kỹ năng phương pháp giảng dạy cho tổ chuyên môn thảo luận. Sau đó tổ chức dạy mẫu để thực hiện các chủ đề, chủ điểm nói trên. Bên cạnh đó, khảo sát lại năng lực chuyên môn của từng giáo viên thông qua dự giờ, thăm lớp. Đối với những giáo viên mới vào trường và giáo viên lớn tuổi cần có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ cùng xu hướng hội nhập thế giới, nền giáo dục Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức. Từ đó, đòi hỏi Giáo dục mầm non cần khắng định vai trò và vị trí của mình, làm tiền đề cho sự phát triển bền vững cả toàn ngành giáo dục Việt Nam, thông qua việc bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế đặt ra. 4. Quản lý chuyên môn bồi dưỡng học sinh giỏi bằng kế hoạch 4.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. Đây là điều cần làm đầu tiên để bảo đảm cho công việc BDHSG diễn ra theo đúng hướng và đạt được hiệu quả. Nội dung bản kế hoạch phải nhằm đạt được mục tiêu đề ra của năm học 4.1.1. Căn cứ để xây dựng bản kế hoạch : - Dựa trên bản kế hoạch chung (kế hoạch năm học) của Hiệu trưởng; - Dựa trên chỉ tiêu nhà trường đặt ra cho chỉ tiêu học sinh giỏi hàng năm xếp thứ nhất bảng B với 5 giải nhất, 5 giải nhì, 4 giải 3 và 5 giải khuyến khích. - Dựa trên nguồn lực chủ yếu nhà trường hiện có về đội ngũ giáo viên, về chất lượng tuyển sinh học sinh đầu cấp, về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 4.1.2.Biện pháp nhằm đạt mục tiêu đề ra. - Tuyển chọn học sinh giỏi vào đội tuyển; tuyển chọn giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi; chuẩn bị CSVC, tạo điều kiện hỗ trợ công tác BDHSG; Động viên khen thưởng 12
- - Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi: Đây là khâu mà người quản lý trực tiếp ra các quyết định để chọn nhân sự và tổ chức giảng dạy một cách khoa học, nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu kế hoạch đề ra - Quản lý chặt chẽ hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: + Quản lý ngày giờ công của giáo viên: Bảo đảm giờ giấc lên lớp, giáo án giảng dạy, bài dạy (thể hiện qua lịch báo giảng). + Quản lý học sinh: Bảo đảm sĩ số, đi học đúng giờ, tác phong học tập nghiêm túc, công tác thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao về nhà 4.2. Về thời lượng và thời gian 4.2.1. Số tiết học: 40 tiết/10 tuần 4.2.2. Thời gian học: Tập trung vào chiều thứ hai hàng tuần. 4.2.3. Theo qui định số tiết BDHSG là 40 tiết 4.3. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá về hiệu quả việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh - Trong đợt bồi dưỡng HSG có từ 3 đến 5 bài kiểm tra dưới hình thức tự luận. Mục đích rèn cho học sinh phương pháp làm bài và đánh giá kiến thức, khả năng của học sinh. - Điểm kiểm tra từng đợt được báo về bộ phận chuyên môn của trường để theo dõi. - Thăm các lớp học tập để có sự động viên về mặt tinh thần và lắng nghe ý kiến học sinh. 4.4. Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất tạo sự thuận lợi cho giáo viên giảng dạy - Ban Lao động và cơ sở vật chất thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất và nếu có tình huống xảy ra sẽ kịp thời xử lý để bảo đảm giờ dạy của giáo viên - Cán bộ thư viện luôn có mặt và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh đến mượn sách. 4.5. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường - Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn khác + Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với GV bộ môn trước khi gửi danh sách đề nghị cho bộ phận chuyên môn lập danh sách bồi dưỡng học sinh giỏi. + Phối hợp trong việc giảng dạy: Giáo viên chủ nhiệm làm việc với GV bộ môn để nắm bắt thêm về tình hình học tập của học sinh và có sự phối hợp trong giảng dạy và quản lý học sinh. 13
- - Phối hợp với phụ huynh học sinh + Nhà trường thông báo kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cho Ban Đại diện cha mẹ học sinh và cho từng phụ huynh có con em học bồi dưỡng để biết rõ nội dung của kế hoạch, từ đó có sự ủng hộ về tinh thần và vật chất cho công tác này. + Mặt khác, phụ huynh còn hỗ trợ nhà trường trong việc nhắc nhở và quản lý giờ giấc học tập của học sinh - Phối hợp với thư viện, văn thư, Ban Lao động và cơ sở vật chất: Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi phải phối hợp với nhân viên thư viện, văn thư nhà trường để được hỗ trợ về tài liệu, hồ sơ sổ sách theo dõi quản lý đội tuyển học sinh giỏi. Ban lao động và cơ sở vật chất bố trí phòng học, thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng có đủ điều kiện thuận lợi như ánh sáng, bảng, bàn ghế, đèn, quạt… bảo đảm thoáng mát. 5. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng cho giáo viên bồi dưỡng và học sinh khi đạt thành tích. Công tác thi đua khen thưởng là động lực thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường. Trong điều kiện thực tế của nhà trường, kinh phí giành cho hoạt động bồi dưỡng HSG còn hạn chế dẫn đến công tác thi đua khen thưởng cho giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhà trường đã chú trọng tới các hình thức khen thưởng. Nhà trường đã tổ chức khen thưởng một cách trang trọng đảm bảo trân trọng những thành tích mà giáo viên và học sinh đã nỗ lực đạt được. Đối với học sinh: Cuối mỗi năm học, trong các đợt tổng kết nhà trường đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu với Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp tuyên dương và có những phần thưởng ý nghĩa để làm nguồn động viên cho các em và tạo động lực để các em tiếp tục phân đấu. Trong lễ tổng kết năm học nhà trường đã tổ chức lễ khen và thưởng các em đạt giải một cách trang trọng, tiết kiệm. Đối với giáo viên: Trước hết, mỗi giáo viên trong nhà trường đều xác định rõ ràng phần thưởng cao quý nhất của mình là sự tin yêu của các em học sinh, uy tín, sự tôn trọng, thán phục của phụ huynh học sinh và bạn bè, đồng nghiệp. Bên cạnh đó, hằng năm nhà trường cần theo dõi thành tích mà giáo viên đạt được để tuyên dương trong các cuộc họp hội đồng, các dịp lễ sơ kết, tổng kết, đề xuất với Ủy ban nhân dân huyện tặng giấy khen cho những giáo viên có thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Với những phần thưởng tuy không lớn về giá trị vật chất nhưng là nguồn động viên tinh thần lớn đối với giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Công tác khen thưởng đối với học sinh và giáo viên là hoạt động quan trọng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG của nhà trường. 14
- IV. Kết quả thành tích học sinh giỏi tỉnh của trường THPT Con Cuông từ năm học 2017 – 2018 đến nay. 1. Kết quả xếp hạng học sinh giỏi cấp tỉnh khối 11 của nhà trường năm học 2017-2018: Tập thể xếp thứ nhất bảng B Môn Số lượng Giải Giải Giải Giải Hỏng Xếp thứ tự dự thi nhất nhì ba KK trong bảng Ngữ văn 2 0 0 1 1 0 12 Toán 2 1 1 0 0 0 1 Vật lý 2 1 0 0 1 0 1 Hóa học 2 1 1 0 0 0 1 Sinh học 2 1 0 1 0 0 2 Tiếng Anh 2 0 1 1 0 0 1 Lịch sử 2 1 0 1 0 0 1 Địa lý 2 0 0 2 0 0 3 GDCD 2 0 0 1 0 1 6 Tin học 1 0 1 0 0 0 2 2. Kết quả xếp hạng học sinh giỏi cấp tỉnh khối 11 của nhà trường năm học 2018-2019: Tập thể xếp thứ nhất bảng B Môn Số lượng Giải Giải Giải Giải Hỏng Xếp thứ tự dự thi nhất nhì ba KK trong bảng Ngữ văn 2 0 0 1 1 0 6 Toán 2 1 0 1 0 0 1 Vật lý 2 1 1 0 0 0 1 Hóa học 2 1 0 1 0 0 1 Sinh học 2 0 1 1 0 0 3 Tiếng Anh 2 0 0 1 1 0 1 Lịch sử 2 1 1 0 0 0 1 Địa lý 2 0 0 1 1 0 5 15
- GDCD 2 0 1 0 1 0 1 Tin học 1 0 0 1 0 0 1 19 4 4 7 4 0 1 ( Năm học 2019-2020: không tổ chức thi) 3. Kết quả xếp hạng học sinh giỏi cấp tỉnh khối 12 của nhà trường năm học 2020-2021: Tập thể xếp thứ nhất bảng B Môn Số lượng Giải Giải Giải Giải Hỏng Xếp thứ tự dự thi nhất nhì ba KK trong bảng Ngữ văn 2 1 0 1 0 0 1 Toán 2 0 0 0 2 0 3 Vật lý 2 1 0 1 0 0 2 Hóa học 2 1 1 0 0 0 1 Sinh học 2 0 1 1 0 0 2 Tiếng Anh 3 0 2 0 1 0 1 Lịch sử 2 0 0 1 1 0 1 Địa lý 2 0 0 1 1 0 5 GDCD 2 2 0 0 0 0 1 Tin học 1 1 0 0 0 0 1 20 6 4 5 5 0 1 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua việc quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bằng các giải pháp nêu trên, chúng tôi thấy rằng chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càng được nâng lên rõ rệt, nhà trường đã xây dựng được một đội ngũ nhà giáo tâm huyết với nghề, yêu nghề, lựa chọn được những học sinh năng động, tích cực, hăng say học tập không quản thời gian. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng cao rõ rệt, số học sinh giỏi của nhà trường giữ ổn định ở vị trí dẫn đầu bảng B, số học sinh đậu vào các trường đại học tốp đầu cả nước ngày càng tăng. Dưới đây là bảng thống kê kết quả giáo dục của nhà trường trong 5 năm trở lại đây: 16
- - Kết quả học lực T/T Năm học Số Số học Số học Số học Số học Số học sinh học sinh đạt sinh đạt sinh sinh yếu giỏi tỉnh sinh loại giỏi loại khá đạt TB các môn 1 2016-2017 985 75 462 413 34 17/19 2 2017-2018 1085 100 488 476 21 18/19 3 2018 -2019 1157 133 553 451 20 19/19 4 2019 -2020 1234 185 629 405 14 0 5 2020-2021 1285 125 399 608 148 5 (HK I) - Kết quả hạnh kiểm T/T Năm học Số học sinh Loại tốt Loại khá Loại TB Loại yếu 1 2016-2017 985 719 186 71 9 2 2017-2018 1085 831 223 31 0 3 2018 -2019 1157 975 161 20 01 4 2019-2020 1234 1059 158 17 0 5 2020-2021 1285 875 306 67 37 (HK I) Đề tài của chúng tôi đã được áp dụng tại Trường THPT Con Cuông nơi chúng tôi công tác. Từ năm học 2017-2018 đến nay chất lượng chuyên môn, đặc biệt là chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi luôn luôn dẫn đầu bảng B. Trong lễ vinh danh học sinh có thành tích xuất sắc trong các kỳ thi quốc tế, khu vực, kỳ thi quốc gia và thi tốt nghiệp THPT, rất vinh dự Trường THPT Con Cuông đã có 3/43 em có thành tích xuất sắc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, trong đó có 1 em là thủ khoa khối A của tỉnh Nghệ An. 2. Kiến nghị Trên đây là một số kinh nghiệm của chúng tôi trong quá trình làm công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi tại Trường THPT Con Cuông, chúng tôi mạnh dạn chia sẻ với các đơn vị khác trong địa phương và rộng hơn là trong các trường 17
- THPT trên toàn tỉnh Nghệ An để lựa chọn những cá nhân xuất sắc trong quá trình giảng dạy, học tập và tu dưỡng nhằm ươm những mầm xanh tươi đẹp nhất cho Tổ quốc, xây dựng Tổ quốc, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Trong quá trình thực hiện có thể còn nhiều thiếu sót, hạn chế nhất định, kính mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn. 18
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Tên đầy đủ 1 BDHSG Bồi dưỡng học sinh giỏi 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 CNH Công nghiệp hóa 4 GV Giáo viên 5 HĐH Hiện đại hóa 6 HS Học sinh 7 HSG Học sinh giỏi 8 THPT Trung học phổ thông 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 274 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 175 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 22 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 37 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn