Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cho đoàn viên, thanh niên ở trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay
lượt xem 7
download
Nghiên cứu đề tài nhằm cung cấp các giải pháp thực tế để nâng cao hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ đoàn viên và thanh niên ở trường THPT, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cho đoàn viên, thanh niên ở trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục theo hướng tích cực là một trong những mục tiêu quan trọng mà Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đang hướng đến. Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức, nhằm giúp học sinh có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng, các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông (THPT) đã chú trọng thành lập các câu lạc bộ theo hai hướng chính là câu lạc bộ học thuật và câu lạc bộ theo sở thích. Câu lạc bộ học thuật là nơi tập hợp, trao đổi, giúp học sinh phát triển kỹ năng ở các môn học như: Toán, Tiếng Anh, Ngữ văn,... Còn các câu lạc bộ theo sở thích như: Bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền, âm nhạc... Với mục tiêu tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh sau những giờ học tập căng thẳng, những năm qua, tại các trường THPT đã hình thành hàng trăm câu lạc bộ (CLB) cho học sinh, đoàn viên, thanh niên tham gia. Thông qua các CLB này giúp đoàn viên thanh niên rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, làm việc trước đám đông, tạo cơ hội cho các em được thể hiện năng khiếu, thỏa mãn đam mê; là nơi giao lưu, học hỏi giữa các học sinh, đoàn viên, thanh niên của nhà trường từ đó hỗ trợ cho hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên của nhà trường ngày càng phát triển. Những năm gần đây, hàng trăm câu lạc bộ (CLB) của học sinh trong các trường THPT được thành lập và hoạt động, thông qua hoạt động các CLB các đoàn viên, thanh niên được rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, làm việc theo nhóm từ đó không ngừng phát huy tính tích cực trong quá trình học tập và rèn luyện. Một môi trường giáo dục toàn diện cả tri thức, kỹ năng và thể chất đang là xu hướng của bậc giáo dục phổ thông hiện nay nhằm tiệm cận với sự phát triển của nền giáo dục thế giới. Bám sát mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo điều kiện để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực, đặc biệt trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì càng đòi hỏi các trường THPT tạo ra môi trường giáo dục toàn diện để phát triển năng lực học sinh, của đoàn viên, thanh niên. Vậy làm thế nào để tạo ra một môi trường học tập mà ở đó học sinh, đoàn viên, thanh niên luôn có thể khẳng định, khám phá các năng lực của bản thân và phát huy những năng lực, sở trường của mình về một số lĩnh vực nào đó... Hoạt động câu lạc bộ (CLB) là hình thức phù hợp nhất tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, đoàn viên, thanh niên. Bởi lẽ, CLB là nơi tổ chức các hoạt động phong phú, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, đáp ứng các nhu cầu, lợi ích của học sinh, tạo môi trường cho những tài năng được bộc lộ, phát triển. Đó là môi trường để học sinh tự học hỏi, điều chỉnh nhận thức, hành vi, rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành. CLB cũng là hình thức để bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hóa, giáo dục truyền thống và văn, thể, mỹ cho học sinh hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện. Trong những năm gần đây, các nhà trường cũng đã quan tâm tổ chức các CLB học thuật, CLB sở thích để tạo sân chơi cho học sinh, đoàn viên thanh niên tham 1
- gia. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiệu quả hoạt động của các CLB trong các trường THPT chưa cao, nhiều CLB được lập ra hầu như không hoạt động hoặc hoạt động không thường xuyên. Các câu lạc bộ hoạt động được chủ yếu vẫn là các câu lạc bộ học thuật do giáo viên môn học đảm nhiệm gắn với yêu cầu học tập bộ môn của nhà trường. Còn các câu lạc bộ phát triển kỹ năng của học sinh trên thực tế được thành lập nhưng mang tính tự phát, nhiều CLB không có ban chủ nhiệm và hoạt động chỉ gắn với việc thực hiện nhiệm vụ được giao như CLB tình nguyện chỉ hoạt động khi nhà trường, Đoàn thanh niên lên kế hoạch, nội dung các dự án, công việc cụ thể…; hay hoạt động của CLB âm nhạc chỉ gắn với các chương trình văn nghệ do trường tổ chức… mà không có sự chủ động, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ. Do dó các CLB cũng chưa thu hút và tạo nên sự hấp dẫn cho đoàn viên, thanh niên tham gia, gia nhập. Vì vậy, là những giáo viên làm công tác đoàn luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để các câu lạc bộ trong các trường THPT hoạt động có hiệu quả, có chiều sâu, thu hút được đông đảo các thành viên tham gia. Xuất phát từ thực tiễn, chúng tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cho đoàn viên, thanh niên ở trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay”, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả các cho các câu lạc bộ trong trường học phổ thông hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài nhằm cung cấp các giải pháp thực tế để nâng cao hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ đoàn viên và thanh niên ở trường THPT, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay. Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu bao gồm: Phân tích tình hình hoạt động của câu lạc bộ đoàn viên và thanh niên ở trường THPT hiện nay; đưa ra các giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ đoàn viên và thanh niên ở trường THPT, tăng cường liên kết giữa các câu lạc bộ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục, nâng cao chất lượng hoạt động của câu lạc bộ, đề xuất các hình thức hoạt động mới phù hợp với đổi mới giáo dục và đào tạo. Áp dụng các giải pháp quản lý đã đề xuất để đánh giá hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ đoàn viên và thanh niên ở trường THPT. Đề xuất các kiến nghị để tăng cường hoạt động của câu lạc bộ đoàn viên và thanh niên ở trường THPT trong tương lai. Với mục tiêu này, nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của câu lạc bộ đoàn viên và thanh niên ở trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay, cũng như giúp cho các câu lạc bộ trở thành một môi trường hoạt động hấp dẫn, sáng tạo và phát triển cho đoàn viên và thanh niên trong trường học. Từ đó giúp đoàn viên, thanh niên nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng… và giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục truyền thống; Tạo điều kiện cho HS giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải trí lành mạnh, bày tỏ quan điểm, tâm tư nguyện vọng; Tạo ra nhiều loại hình hoạt động giúp các em phát triển nhân cách toàn diện; giúp các em bắt đầu định hướng nghề nghiệp, phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu giúp các em tự 2
- nhận ra giá trị của bản thân, tự trau dồi để phát triển một cách toàn diện. Học sinh nhận ra giá trị đoàn kết thông qua việc sinh hoạt tập thể, sinh hoạt nhóm, qua đó học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình làm việc và học tập. Do đó mục đích của việc phát triển, cải tiến mô hình câu lạc bộ học sinh trong trường THPT phải đáp ứng được mục đích chung của các câu lạc bộ, đồng thời đáp ứng mục tiêu về định hướng, phát triển năng lực học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lí, tổ chức câu lạc bộ cho đoàn viên, thanh niên ở trong các trường THPT. Đánh giá thực trạng việc quản lí, chỉ đạo và tổ chức thực hiện câu lạc bộ cho đoàn viên, thanh niên ở trong các trường THPT trong những năm gần đây. Đề xuất một số giải pháp về quản lý nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ trong trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu lý luận các vấn đề liên quan đến nội dung của đề tài. Nghiên cứu thực tiễn việc quản lý, tổ chức câu lạc bộ cho đoàn viên, thanh niên ở trong các trường THPT trong những năm qua. Đánh giá thực nghiệm kết quả thực hiện các giải pháp nghiên cứu của đề tài trong trường THPT những năm qua. 5. Đóng góp của đề tài. Một, sáng kiến kinh nghiệm làm rõ thực trạng của vấn đề khi chưa áp dụng sáng kiến. Hai, sáng kiến kinh nghiệm lựa chọn và nghiên cứu được cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về kinh nghiệm quản lí, tổ chức các câu lạc bộ trong trường học THPT cho có hiệu quả. Ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lí, tổ chức các câu lạc bộ trong trường học THPT giai đoạn hiện nay. Bốn, hi vọng sáng kiến này có thể trở thành tài liệu tham khảo cho giáo viên làm công tác đoàn trong và ngoài trường nhằm nâng cao hiệu quả các câu lạc bộ cho đoàn viên, thanh niên khi tham gia. 6. Tính mới của đề tài. Đây là sáng kiến kinh nghiệm mà chúng tôi đúc rút thời gian dài trong quá trình làm công tác đoàn. Trên thực tế chưa có SKKN nào tại trường THPT Đô lương 1 nói riêng và các trường THPT nói chung nêu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ cho đoàn viên, thanh niên ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay. 3
- Tính mới của đề tài này còn được xác định bằng cách phân tích các yếu tố sau: Thiết lập kế hoạch hoạt động rõ ràng và chi tiết cho câu lạc bộ, đảm bảo sự đồng bộ và hiệu quả trong việc tổ chức các hoạt động. Xây dựng mô hình quản lý chuyên nghiệp cho câu lạc bộ, bao gồm việc bổ sung đội ngũ lãnh đạo và quản lý, đào tạo cho các thành viên của câu lạc bộ về kỹ năng quản lý và lãnh đạo. Tăng cường sự tham gia của đoàn viên, thanh niên trong các hoạt động của câu lạc bộ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn, đồng thời xây dựng môi trường cởi mở, thân thiện và tôn trọng sự đa dạng. Phát triển các chương trình hoạt động phong phú và đa dạng, bao gồm cả các hoạt động giáo dục, văn hóa, thể thao và giải trí, đáp ứng nhu cầu và sở thích của các đoàn viên, thanh niên. Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để tăng cường sự tương tác và giao lưu giữa các đoàn viên, thanh niên trong câu lạc bộ, cũng như quảng bá và thu hút thêm sự quan tâm và tham gia của các đối tượng khác. 7. Kế hoạch nghiên cứu. TT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm Từ tháng 8 đến tháng Chọn đề tài sáng kiến 1 Tên đề tài 9/2022 kinh nghiệm Đọc tài liệu Tập hợp tài liệu lí Từ tháng 9 đến tháng thuyết 2 Khảo sát thực trạng 10/2022 Số liệu khảo sát đã xử Tổng hợp số liệu lí Trao đổi với đồng nghiệp Tập hợp ý kiến đóng Từ tháng 10 đến tháng để đề xuất biện pháp, các 3 góp của đồng nghiệp. 12/2022 sáng kiến. Kết quả thử nghiệm Áp dụng thử nghiệm Bản đề cương chi tiết Từ tháng 12/2022 đến Xin ý kiến của đồng 4 tháng 1/2023 nghiệp Tập hợp ý kiến đống góp của đồng nghiệp Từ tháng 2 đến tháng Viết sáng kiến Bản sáng kiến chính 5 3/2023 Hoàn thiện sáng kiến thức 4
- PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận về quản lí, tổ chức câu lạc bộ ở trường THPT 1.1. Một số khái niệm về Câu lạc bộ trong trường phổ thông Câu lạc bộ (CLB) (tiếng Anh: Club) dùng để định nghĩ cho một nhóm các cá nhân tự nguyện tham gia, là nơi sinh hoạt, trao đổi, tìm hiểu, những nhu cầu về tình cảm, học thuật, tri thức, sinh hoạt văn hóa văn nghệ. CLB nơi tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm học tập, kinh nghiệm nghiên cứu, giao lưu giao tiếp, thể hiện năng lực của mỗi cá nhân, vì lợi ích và mục tiêu chung, dựa trên những người có cùng sở thích thuộc các lĩnh vực khác nhau trong xã hội. CLB có thể hoạt động thông qua người điều hành của họ, hoặc các thành viên được ủy quyền trong quản lý của nhóm. CLB hoạt động dự trên một nguồn quỹ của các thành viên, CLB có thể tồn tại tạm thời hoặc vĩnh viễn. Hoạt động của CLB là hoạt động của một nhóm chính thức, một tập thể có mục tiêu, định hướng nội dung, phương thức sinh hoạt. Câu lạc bộ là một hoạt động ngoại khóa thường được tổ chức trong trường học, nhằm tạo điều kiện cho học sinh, đoàn viên, thanh niên có cơ hội phát triển các kĩ năng, sở thích và tương tác với những người có cùng đam mê. CLB là một hoạt động bổ ích cho hoc sinh phổ thông, giúp họ phát triển kĩ năng và sở thích của mình ngoài giờ học. Học sinh tham gia của CLB tiếng Anh Câu lạc bộ trong trường phổ thông là một tổ chức ngoài giờ học thuộc trường học, được thành lập với mục đích kết nối các học sinh, đoàn viên, thanh niên có cùng sở thích hoặc mục đích trong một hoạt động nhất định. Các câu lạc bộ này có thể bao gồm nhiều loại như: Câu lạc bộ học thuật: chuyên về các môn học như khoa học, toán học, văn học, lịch sử, ngoại ngữ... 5
- Câu lạc bộ văn hóa: chuyên về các hoạt động văn hóa như múa, ca hát, đàn nhạc, hội họa, nhiếp ảnh... Câu lạc bộ thể thao: chuyên về các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, đua xe, bơi lội, quần vợt, võ thuật... Câu lạc bộ tình nguyện: chuyên về các hoạt động tình nguyện như giúp đỡ cộng đồng, đóng góp cho các tổ chức từ thiện, bảo vệ môi trường, v.v... Tùy vào mục đích và quy mô của câu lạc bộ mà các hoạt động của chúng có thể được tổ chức hàng tuần, hàng tháng hoặc trong các sự kiện đặc biệt. Câu lạc bộ còn giúp học sinh phát triển kỹ năng xã hội, rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian và trở thành những người tự tin hơn trong cuộc sống. Theo học thuyết “Trí thông minh đa chiều”, giáo sư Howard Gardner – Đại học Harvard, mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều có đủ 8 loại hình thông minh: ngôn ngữ, toán học, thế giới tự nhiên, không gian, âm nhạc, vận động, giao tiếp và nội tâm. Mỗi học sinh là một cá nhân độc lập với những khả năng riêng biệt. Các em thể hiện tốt năng lực của mình khi được phát triển trong môi trường giáo dục toàn diện về thể chất - trí tuệ - cảm xúc. Việc phát hiện để bồi dưỡng phát triển từng loại hình thông minh ở mỗi cá nhân tạo cơ hội để họ phát triển đúng năng lực sở trường của mình và thành công hơn trong cuộc sống. Trong lịch sử giáo dục thế giới, Câu lạc bộ sở thích của học sinh trong các trường học đã được hình thành và phát triển từ hàng trăm năm nay. Ở Việt Nam, hiện nay, các nhà trường cũng đã quan tâm tổ chức các Câu lạc bộ các môn học để tạo sân chơi cho học sinh nói chung và đoàn viên, thanh niên nói riêng. Tổ chức Câu lạc bộ theo sở thích của đoàn viên, thanh niên là một trong những hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Khi tham gia hoạt động của Câu lạc bộ, ngoài mục tiêu rèn luyện khả năng tự chịu trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm; đoàn viên, thanh niên còn được định hướng, trải nghiệm các nội dung học tập để khám phá bản thân và phát triển năng khiếu. Thông qua hoạt động của các Câu lạc bộ, giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu nguyện vọng và mục đích chính đáng của học sinh, đoàn viên, thanh niên. Các học sinh trong CLB kĩ năng (Thiện nguyện) trao quà cho đồng bào ở Nga My – Tương Dương 6
- Nét đặc thù của các câu lạc bộ trong hoạt động của tổ chức Đoàn tại trường trung học phổ thông là. Thứ nhất: Nội dung hoạt động của các câu lạc bộ học sinh trung học phổ thông Các CLB học sinh trung học phổ thông, hoạt động chính thức dưới sự điều hành của Đoàn trường THPT và hoạt động ngoại khóa mang tính tự nguyện, phù hợp với hứng thú của cá nhân. Ví dụ có nhiều câu lạc bộ với tên gọi rất đặc thù và phổ biến thường gặp như: CLB bóng đá, CLB bóng rổ, CLB cầu lông, CLB văn học, CLB sách… Nội dung hoạt động của các CLB học sinh trường trung học phổ thông không chịu sự hạn chế của chương trình, không mang tính bắt buộc mà được sáng tạo, xây dựng ý tưởng từ các thành viên CLB. Nội dung thay đổi tùy theo nguyện vọng và yêu cầu của cá nhân học sinh tham gia CLB. Nhưng không phải là không tiến hành một cách thống nhất, không có định hướng và không cần một sự lãnh đạo cần thiết. Đơn vị quản lý trực tiếp CLB (Đoàn trường THPT) đề ra mục tiêu phương hướng hoạt động của Đoàn trong đó có hoạt động của các CLB. Các kế hoạch của Đoàn trường THPT là tài liệu tham khảo có định hướng quan trọng, mang tính chỉ đạo cho hoạt động CLB về mặt hình thức và nội dung hoạt động. BCNCLB có thể dựa trên tài liệu này để đặt một kế hoạch công tác cụ thể thích hợp cho chuỗi hoạt động của CLB theo chủ đề rõ ràng, có sự phê duyệt của cấp trên trực tiếp đó là Đoàn trường THPT. Như vậy, Câu lạc bộ là một hoạt động đặc biệt trong trường học, thường được tổ chức bởi các học sinh và giáo viên với mục đích giúp học sinh, đoàn viên, thanh niên phát triển kỹ năng, tìm kiếm sở thích, giao lưu và học hỏi từ nhau. Các câu lạc bộ trong trường phổ thông có thể bao gồm nhiều lĩnh vực như thể thao, âm nhạc, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, tiếng nước ngoài, tình nguyện, và nhiều hơn nữa. Các câu lạc bộ thường được tổ chức vào giờ nghỉ trưa hoặc sau giờ học, và thường hoạt động ngoài giờ học, hoặc vào các ngày cuối tuần. Một số câu lạc bộ có thể có chương trình đào tạo chuyên sâu hoặc các sự kiện và hoạt động ngoại khóa để đưa các thành viên của câu lạc bộ gần nhau hơn. Việc tham gia câu lạc bộ giúp cho học sinh phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, tự tin, sự tự chủ, và cả kỹ năng chuyên môn. Nó cũng giúp cho học sinh tìm ra sở thích của mình và tìm kiếm các bạn cùng sở thích, giao lưu và học hỏi lẫn nhau. 1.2. Vị trí, vai trò của quản lý, tổ chức các câu lạc bộ trong trường THPT Quản lý và tổ chức các câu lạc bộ trong trường THPT có vai trò rất quan trọng để phát triển năng lực, kỹ năng và tư duy cho đoàn viên, thanh niên. Các câu lạc bộ giúp học sinh trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng mềm, và phát triển sự sáng tạo, tư duy logic.Vị trí của quản lý câu lạc bộ thường thuộc về Giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên phụ trách hoạt động ngoại khóa, phụ trách các hoạt động giáo dục ngoài giờ học. Họ có trách nhiệm tìm kiếm và chọn lọc các chủ đề câu lạc bộ phù hợp với sở thích và nhu cầu của đoàn viên, thanh niên . Họ cũng đảm bảo hoạt động của câu lạc bộ diễn ra đúng lịch trình, an toàn, có hiệu quả. Tuy nhiên, quản lý câu lạc bộ không thể làm tất cả mọi việc một mình, họ cần sự hỗ trợ của các giáo viên và các học sinh đam mê và có kỹ năng trong lĩnh vực tương ứng để giúp đỡ trong việc tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ. Về vai trò của các câu lạc bộ trong trường THPT, chúng giúp cho đoàn viên, thanh niên tìm được niềm 7
- đam mê và có cơ hội trải nghiệm những hoạt động ngoại khóa hấp dẫn, giúp phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo, sáng tạo và động não. Các hoạt động của các câu lạc bộ cũng giúp cho đoàn viên, thanh niên phát triển tính tự giác, học hỏi kinh nghiệm từ người khác và rèn luyện tinh thần đoàn kết. Tổ chức các câu lạc bộ trong trường THPT rất quan trọng và có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với học sinh, đoàn viên, thanh niên, giáo viên và cả nhà trường. Dưới đây là một số tầm quan trọng của tổ chức các câu lạc bộ trong trường THPT hiện nay: Phát triển kỹ năng cho học sinh,cho đoàn viên, thanh niên: Tổ chức các câu lạc bộ là cơ hội tuyệt vời để học sinh có thể phát triển các kỹ năng mềm và chuyên môn. Nhờ đó, học sinh có thể phát triển bản thân một cách toàn diện, trở thành những người có khả năng đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Gia tăng tinh thần đoàn kết: Các câu lạc bộ trong trường THPT giúp học sinh, cho đoàn viên, thanh niên có thể giao lưu, tìm hiểu và tạo dựng mối quan hệ trong trường học. Điều này giúp cho học sinh có cơ hội rèn luyện và phát triển tinh thần đoàn kết, giúp cho họ có thể hòa nhập vào môi trường xã hội nhanh chóng hơn. Xây dựng hình ảnh cho trường học: Tổ chức các câu lạc bộ giúp cho trường THPT có được những hoạt động ngoại khóa đa dạng và phong phú. Điều này giúp cho hình ảnh của trường học được nâng cao, đồng thời thu hút được nhiều học sinh, cho đoàn viên, thanh niên đến học tập và trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín. Tạo ra một môi trường học tập tích cực: Tổ chức các câu lạc bộ giúp cho học sinh, cho đoàn viên, thanh niên có thể trau dồi kiến thức và kỹ năng một cách hiệu quả. Nhờ đó, học sinh có cơ hội học tập trong một môi trường tích cực, sáng tạo và đầy kích thích. Điều này giúp cho đoàn viên, thanh niên có thể tăng cường sự hứng thú và đam mê với học tập. Tăng cường vai trò của giáo viên: Tổ chức các câu lạc bộ giúp cho giáo viên, đoàn trường có thể trở thành những người hướng dẫn và giám sát hoạt động của câu lạc bộ. Điều này giúp cho các đoàn trường có cơ hội tương tác với học sinh ngoài giờ học. Như vậy, tăng cường hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Các câu lạc bộ giúp các học sinh, đoàn viên, thanh niên phát triển kỹ năng mềm, rèn luyện tinh thần đoàn kết, tăng cường sức khỏe và nâng cao kiến thức. Nhờ đó có thể trau dồi kinh nghiệm, mở rộng tầm nhìn và phát triển sự tự tin, tạo đà cho sự phát triển toàn diện của các đoàn viên, thanh niên. Tạo điều kiện để các học sinh, đoàn viên, thanh niên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm: Các câu lạc bộ thường có những hoạt động giao lưu, thi đấu, thể hiện tài năng và kinh nghiệm của các học sinh. Nhờ đó, các học sinh có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ nhau, nâng cao kỹ năng và sáng tạo. Góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết trong cộng đồng học đường: Việc tham gia các câu lạc bộ giúp các học sinh tạo ra mối quan hệ gắn kết, giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau hoàn thành các hoạt động. Nhờ đó, các học sinh có thể phát triển tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống, tạo sự thân thiện và ấm áp trong cộng đồng học đường. Tạo sự đa dạng cho hoạt động giáo dục của nhà trường: Các câu lạc bộ 8
- giúp cho nhà trường có thể đa dạng hóa hoạt động giáo dục, tạo ra nhiều cơ hội cho các học sinh tham gia các hoạt động phù hợp với sở thích, năng lực và khả năng của mình. Nhờ đó, các học sinh có thể phát triển toàn diện và đạt được những thành tựu trong các lĩnh vực mình yêu thích. Câu lạc bộ Kĩ năng (Tin học) trong cuộc thi trực tuyến Như vậy, CLB là sân chơi bổ ích để học sinh, đoàn viên, thanh niên giao lưu, gặp gỡ những người bạn có cùng đam mê sau những giờ học. Với hình thức tự nguyện, đoàn viên, thanh niên, tham gia CLB theo sở thích cá nhân. Nhờ đó, các thành viên được thể hiện bản thân, khám phá, phát triển năng khiếu. 2.Thực trạng về quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cho đoàn viên, thanh niên ở trường THPT những năm qua. 2.1. Thực trạng quản lý tổ chức các câu lạc bộ trong trường THPT trên địa bàn huyện thời gian qua. Với mục tiêu tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh sau những giờ học tập căng thẳng, những năm qua, tại các trường học trên địa bàn huyện Đô Lương đã hình thành hàng trăm câu lạc bộ (CLB) cho học sinh, đoàn viên thanh niên. Thông qua các CLB này giúp học sinh, học sinh, đoàn viên, thanh niên rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, làm việc trước đám đông và không ngừng phát huy khả năng sở trường của bản thân. Giáo dục theo hướng tích cực là một trong những mục tiêu quan trọng mà Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đang hướng đến. Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức, nhằm giúp học sinh có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng, các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông (THPT) đã chú trọng thành lập các CLB theo hai hướng chính là CLB học thuật và CLB theo sở thích. CLB học thuật là nơi tập hợp, trao đổi, giúp học sinh phát triển kỹ năng ở các môn học như: Toán, Tiếng Anh, Ngữ văn,... Còn các CLB theo sở thích như: Bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền... 9
- Tính đến nay các trường THPT trên địa bàn Đô Lương đã thành lập và duy trì được 50 CLB, trong đó có 28 CLB học thuật và 22 CLB theo sở thích như: Tiếng Anh, nhiếp ảnh, Toán học và tuổi trẻ, bóng rổ, bơi lội,... Các CLB này thu hút đông đảo học sinh, đoàn viên, thanh niên của trường yêu thích tham gia. Qua từng năm học, các CLB của các trường trường đều được được đổi mới cả về nội dung, hình thức, gần gũi với học sinh, đoàn viên, thanh niên tạo môi trường thuận lợi để học sinh trở thành chủ thể hoạt động. Ngay sau khoảng thời gian 02 năm tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì đến nay hoạt động của các CLB trong các nhà trường dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, sự hướng dẫn của các giáo viên của nhóm bộ môn và Đoàn Thanh niên đã khắc phục khó khăn, từng bước đi vào nền nếp và hiệu quả. Trên cơ sở kế hoạch hoạt động, các CLB đã tổ chức các hoạt động vào các mốc thời gian như ngoài giờ học hoặc những ngày cuối tuần để sinh hoạt, giao lưu. Có thể thấy, nếu như các CLB học thuật thông thường chỉ xoay quanh một số nội dung liên quan đến môn học, kỹ năng làm bài tập, giải đề sao cho hiệu quả thì hoạt động của các CLB liên quan đến sở thích, kỹ năng sống nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh,đoàn viên, thanh niên. Theo một số bạn ở các trường học trên địa bàn thì một số CLB chỉ mới ra đời đầu năm học 2022 - 2023. Tuy còn mới mẻ nhưng CLB đã nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều bạn học sinh ở các khối của trường tham gia tập luyện. Tham gia CLB, các bạn sẽ được các thành viên hướng dẫn các kỹ năng, kỹ thuật thi đấu căn bản, ứng xử đẹp trong chơi thể thao. CLB bóng rổ là sân chơi bổ ích, lành mạnh, là nơi tập luyện cho các giải hội thao của trường, của ngành Giáo dục. Theo các giáo viên phụ trách các CLB ở các trường học, các CLB thật sự là sân chơi bổ ích cho học sinh sau những giờ học căng thẳng trên lớp. Thông qua các CLB, học sinh sẽ được sinh hoạt, rèn luyện những kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giải các bài tập theo chủ đề, kỹ năng giao tiếp trước đám đông..., đặc biệt là giúp học sinh rèn giũa các vấn đề liên quan đến kỹ năng sống, ứng xử, giao tiếp; qua đó góp phần giúp học sinh bước đầu có những định hướng về nghề nghiệp, tương lai cho bản thân. Quá trình các CLB hoạt động được sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám hiệu nhà trường, sự định hướng, phối hợp chặt chẽ của các tổ chuyên môn, và đặc biệt là phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên để nâng cao chất lượng hoạt động. Từ hoạt động của các CLB, nhiều học sinh đã tự tin hơn, mạnh dạn giao tiếp trước đám đông, đặc biệt là hình thành được kỹ năng làm việc nhóm. Trong thời gian tới, nhà trường sẽ tạo điều kiện tốt để hoạt động của CLB thật sự là sân chơi bổ ích, rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Bên cạnh những kết quả và lợi ích của các CLB mang lại thì trong thời gian qua việc quản lý và tổ chức các câu lạc bộ trong trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương vẫn còn nhiều thách thức. 10
- Một số hoạt động của các CLB đội, nhóm còn nặng về tính hình thức; điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất hoạt động CLB vẫn còn hạn chế. Vẫn còn một số lượng lớn học sinh thờ ơ với phong trào chung, không tự giác rèn luyện bản thân trong các CLB. CLB thu hút, tập hợp đoàn viên rất tốt nhưng trên tinh thần tự nguyện, thiếu ràng buộc nên tổ chức đôi khi lỏng lẻo, thiếu tính kỉ luật; số lượng thành viên thường xuyên thay đổi dẫn đến nhiều hoạt động dài hơi bị thiếu nhân lực và thất bại trong một thời gian ngắn. Trong quá trình hoạt động, mục tiêu đề ra còn chung chung, chưa xây dựng được nhiều chương trình sinh hoạt hấp dẫn và thiết thực để thu hút được nhiều thành viên tham gia. Đôi lúc trong sinh hoạt còn ôm đồm quá nhiều nội dung. Khó khăn trong công tác xây dựng và phát triển bởi các yếu tố khách quan như: địa điểm sinh hoạt chưa ổn định, vật dụng sinh hoạt còn thiếu, Ban chủ nhiệm được bầu ra chủ yếu dựa trên sự nhiệt tình, năng động mà chưa có sự đào tạo bài bản... Ban chủ nhiệm và Ban điều hành thường gặp khó khăn trong công tác huấn luyện và đào tạo nhân sự kế thừa nên thường gây ra sự hụt hẫng và bị động về nhân sự. Thành viên công việc chủ yếu là học tập nên gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian đi sinh hoạt đều đặn. Bên cạnh đó thì quá trình tổ chức duy trì các CLB trong các trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương còn gặp phải những khó khăn sau: Thiếu nguồn lực: Nhiều trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương gặp khó khăn trong việc cung cấp đủ nguồn lực để tổ chức và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ. Các câu lạc bộ thường phải tự tìm kiếm nguồn lực từ các tổ chức hay cá nhân để có thể hoạt động. Thiếu sự quan tâm và hỗ trợ từ phía các bộ môn và Ban giám hiệu: Một số trường THPT không đánh giá cao vai trò của các câu lạc bộ trong việc phát triển năng lực và kỹ năng cho học sinh, không đưa các câu lạc bộ vào kế hoạch hoạt động của trường, cũng như không hỗ trợ đầy đủ cho các câu lạc bộ. Thiếu chuyên môn và kỹ năng quản lý: Một số người quản lý các câu lạc bộ trong trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý, dẫn đến việc không hiểu rõ hoạt động của các câu lạc bộ và không thể giúp đỡ các thành viên của câu lạc bộ phát triển hết mức. Không đáp ứng nhu cầu của học sinh: Các câu lạc bộ trong trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh do thiếu sự đa dạng trong hoạt động của các câu lạc bộ hoặc không có các câu lạc bộ phù hợp với sở thích của học sinh. * Khảo sát đầu năm học 2022 - 2023 với 05 trường THPT trên địa bàn Huyện Đô Lương tham gia các câu lạc 11
- Trước khi áp dụng sáng kiến Tên trường THPT Chưa TT Tham gia trên địa bàn Tỷ lệ tham gia Tỷ lệ Các CLB các CLB 1 THPT Đô Lương 2 350/1433 24,5% 1083/1433 75,5% 2 THPT Đô Lương 3 400/1600 25,0% 1200/1600 75,0% 3 THPT Đô Lương 4 200/950 21,0% 750/950 79,0% 4 TTGDTX 150/700 21,5 % 550/700 78,5% 5 THPT Duy Tân 150/750 20,0 % 600/750 80% Kết quả từ bảng khảo sát trên cho thấy tỷ lệ học sinh ở các trường THPT trên địa bàn Huyện Đô Lương tham gia các CLB trong trường học đạt tỷ lệ còn khá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu về mục đích của hoạt động ngoại khóa trong các trường học hiện nay. 2.2. Thực trạng quản lý, tổ chức các câu lạc bộ trong trường THPT tại đơn vị trong những năm qua. * Về thuận lợi. Nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trong những năm qua Trường THPT mà chúng tôi đang công tác đã thành lập và duy trì tốt hoạt động của các Câu lạc bộ trong trường học đã và đang mang lại nhiều sân chơi bổ ích cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trường được thành lập năm 1969, với quy mô hiện nay là 39 lớp chia đều cho 3 khối với hơn 1.600 học sinh. Trường luôn nằm trong tốp đầu về học sinh giỏi cấp tỉnh, đặc biệt trong năm học 2021 – 2022 trường đứng thứ 3 toàn tỉnh về tỷ lệ học sinh giỏi. Để gặt hái được những thành quả đó, Nhà trường luôn bám sát nhiệm vụ trọng tâm của năm học đề ra những nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của trường. Luôn quan tâm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, xây dựng môi trường học đường thân thiện, an toàn và hạnh phúc. Là một trường có kỷ cương, nề nếp giáo dục tốt cả đức dục và trí dục, học sinh của trường có ý thức trong việc thực hiện nề nếp, nhà trường là một điểm sáng của huyện về công tác an ninh trường học, trường liên tục được Ủy ban Nhân dân huyện tặng giấy khen về công tác an ninh – quốc phòng. Năm học 2019 – 2020 trường được SGD&ĐT Nghệ An chọn làm thí điểm xây dựng mô hình trường học hạnh phúc và trường trọng điểm, đây chính là mục tiêu đồng thời là động lực lớn để đội ngũ nhà giáo không ngừng đổi mới về 12
- phương pháp dạy học và không ngừng đổi mới trong công tác quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt là quản lý, tổ chức hoạt động của các CLB trong nhà trường. Ngoài hoạt động dạy và học, nhà trường còn tổ chức tốt các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như tổ chức các cuộc thi “Tài trí học đường”, “Rung chuông vàng”, “hát dân ca”, “Nữ thanh niên thanh lịch” , “Tìm kiếm tài năng”… Nhiều mô hình CLB đã được thành lập: Câu lạc bộ đàn, CLB Sáo, CLB võ thuật, CLB nhảy, CLB Múa, CLB ghi ta, CLB bóng rổ… Sự ra đời và duy trì hoạt động của mô hình các câu lạc bộ trong nhà trường những năm gần đây đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Mỗi CLB có một thế mạnh riêng nhưng khi tham gia hoạt động của các câu lạc bộ, ngoài việc rèn luyện, nâng cao kỹ năng, học sinh còn được phát triển năng khiếu, sở trường từ đó nuôi dưỡng những ước mơ, hoài bão, lập thân, lập nghiệp. Trong năm học 2021 – 2022, Đoàn trường đã thành lập mới và duy trì nhiều câu lạc bộ, tiêu biểu như: CLB Polymath, CLB trao niềm yêu thương, CLB Ghita, CLB sách và hành động, CLB Truyền thông, CLB khiêu vũ, các CLB thể thao…Trong đó các CLB thể thao trong nhà trường luôn được đông đảo các bạn học sinh, đoàn viên, thanh niên tham gia đông đảo, hưởng ứng nhiệt tình. Nhiều bộ môn thể thao đã có đoàn viên đạt giải cao trong các giải đấu trong và ngoài nhà trường. CLB là nơi mỗi học sinh rèn luyện thể chất, vui chơi bổ ích sau các giờ học trên lớp. Trong điều kiện dịch bênh covid phức tạp, nhưng Đoàn trường đã hướng dẫn các CLB tổ chức thành công lễ ra mắt các CLB thể thao Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu lông, Bóng đá nam, Bóng đá nữ…CLB thể thao thực sự là sân chơi rèn luyện thể chất và tinh thần cho học sinh với tinh thần “Khỏe để học tập”. Hình ảnh học sinh tham gia câu lạc bộ thể thao (bóng chuyền, bóng rổ) 13
- CLB Nhảy tập hợp các đoàn viên, thanh niên có niềm yêu thích với vũ điệu. Được thành lập từ năm 2016, câu lạc bộ nhận được rất nhiều sự ủng hộ và là một sân chơi bổ ích nhằm phát triển năng lực của học sinh, các đoàn viên, thanh niên trường. Câu lạc bộ là một ứng cử viên sáng giá cho các hoạt động văn nghệ của đoàn trường, không chỉ là những sự kiện của nhà trường mà còn có những hoạt động do Huyện đoàn, Tỉnh đoàn tổ chức. Đây là cơ hội để học sinh có thể tạo ra một phong trào với bộ môn nghệ thuật mới, hoà nhập cùng trào lưu giới trẻ hiện nay. Bên cạnh đó, CLB nhảy còn là nơi để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để rồi từ đó tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên. Từ khi thành lập cho đến nay CLB nhảy luôn thu hút được đông đảo các thành viên qua các thế hệ học sinh của trường tham gia, và đạt được nhiều thành tích quan trọng do Huyện đoàn, Tỉnh đoàn tổ chức, là sân chơi vui nhộn, trẻ trung, phong cách, cá tính luôn tạo nên được tiếng vang trong quá trình hoạt động của Đoàn trường trong nhiều năm qua. Hình ảnh học sinh tham gia câu lạc bộ nghệ thuật (Nhảy) * Khó khăn. Hoạt động của các CLB của nhà trường đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát triển toàn diện cho học sinh, đoàn viên, thanh niên. Thời gian tới, các CLB sẽ có nhiều đổi mới về phương thức hoạt động, phong phú nội dung, bắt nhịp với xu hướng của xã hội. Thích ứng hơn trong tình hình mới và luôn giữ vai trò sát cánh cùng đoàn viên, thanh niên phát triển toàn diện bản thân. Bên cạnh những thuận lợi của việc quản lý, tổ chức các câu lạc bộ thì trong những năm qua quá trình xây dựng và phát triển các CLB trong các trường học nói chung và đơn vị bản thân công tác còn gặp phải không ít khó khăn sau. Ý định thành lập CLB Lịch sử vẫn chưa thành hiện thực. Các hoạt động trao đổi, thảo luận của học sinh đối với bộ môn chỉ là một số nhóm nhỏ, được hình thành mang tính tự phát vào các thời điểm ôn thi học sinh giỏi hoặc ôn tập thi trung học phổ thông quốc gia. Ý tưởng đề xuất thành lập một CLB Lịch sử đã gặp nhiều khó khăn. Khi tiến hành thăm dò, khảo sát thực trạng thái độ học sinh về tham gia 14
- và nhu cầu thành lập CLB Lịch sử tại nơi công tác, tôi nhận được kết quả không tích cực. Thực tế trên phản ánh khách quan về sức hấp dẫn của bộ môn Lịch sử và mức độ quan tâm của học sinh về việc thành lập CLB. Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ nhiều phía. Về phía học sinh, việc tổ chức thi trắc nghiệm trong kì thi THPTQG, ít nhiều có sự may rủi đã tạo cho học sinh tâm lí chủ quan, thờ ơ với bộ môn Lịch sử. Học sinh không có nhiều quỹ thời gian để sinh hoạt CLB, bản thân các em còn rụt rè, thiếu tự tin, kĩ năng giao tiếp, ứng xử còn hạn chế. Số học sinh thực sự đam mê với bộ môn rất hiếm hoi. Về phía các giáo viên Lịch sử, những hạn chế trong mức thu nhập và vị trí xã hội đã ít nhiều tác động đến sự đổi mới trong giảng dạy. Tổ chức CLB Lịch sử cho học sinh 3 khối với quy mô của trường 39 lớp là việc khó khăn. Bên cạnh đó, công đoạn nuôi dưỡng CLB, tạo “ lửa đam mê” để duy trì sức sống CLB trong bối cảnh tác động của cơ chế thị trường đòi hỏi nỗ lực rất lớn. Trong khi quan niệm của nhiều phụ huynh, CLB sẽ tạo sân chơi nhưng học sinh sẽ sao nhãng học tập, mất nhiều thời gian, nhiều phụ huynh còn chưa nhận thấy đó là một phương pháp dạy học. Thiếu người quản lý: Việc quản lý các câu lạc bộ trong trường yêu cầu sự quan tâm và giám sát của giáo viên. Tuy nhiên, đôi khi trường thiếu người giáo viên có khả năng và thời gian để quản lý các câu lạc bộ. Thiếu nguồn tài trợ: Một số câu lạc bộ cần chi phí để hoạt động, chẳng hạn như mua đồ dùng thể thao, trang phục biểu diễn, hoặc sách vở. Tuy nhiên, trường, đoàn trường không đủ ngân sách để hỗ trợ tài chính cho việc mua sắm cần thiết để duy trì, phát triển các CLB. Thiếu nguồn nhân lực: Các câu lạc bộ thường cần có những người đứng đầu, quản lý và tổ chức các hoạt động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trường có thể thiếu nguồn nhân lực để đảm nhiệm vai trò này. Việc thiếu người đứng đầu và quản lý câu lạc bộ có thể dẫn đến việc tổ chức các hoạt động không hiệu quả hoặc không duy trì được thường xuyên. Sự thiếu quan tâm của học sinh, đoàn viên, thanh niên: Có nhiều học sinh có thể không quan tâm đến các câu lạc bộ do các hoạt động này, CLB khác do không phù hợp với sở thích hoặc nhu cầu của họ nên nhiều CLB hoạt động trong nhiều năm mà vẫn có những đoàn viên không biết, không quan tâm đến sự tồn tại và phát triển của nó trong nhà trường. Thiếu không gian và thiết bị: Để tổ chức các hoạt động câu lạc bộ, trường cần có đủ không gian và thiết bị phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đơn vị thiếu không gian và thiết bị để đáp ứng các nhu cầu của các câu lạc bộ. Ví dụ thiếu sân cỏ nhân tạo để CLB bóng đá luyện tập thường xuyên, hay thiếu phòng để có không gian cho CLB bóng bàn thi đấu… 15
- Thời gian: Học sinh thường có rất nhiều hoạt động khác nhau, và việc tìm thời gian để tham gia các hoạt động câu lạc bộ cũng là một vấn đề. Việc đoàn trường tổ chức các hoạt động vào thời gian phù hợp và tiện lợi sẽ giúp cho các thành viên của các CLB có thể tham gia nhiều hơn và đóng góp tích cực cho các câu lạc bộ vẫn là một vấn đề cần giải quyết hợp lý trong quá trình quản lý. Đa dạng hoạt động: Để thu hút sự quan tâm của học sinh, các câu lạc bộ cần đa dạng hoạt động và nội dung để phù hợp với sở thích của đa số học sinh, đoàn viên, thanh niên. Tuy nhiên, việc thiếu ý tưởng mới hoặc thiếu sự sáng tạo có thể khiến hoạt động của câu lạc bộ trở nên nhàm chán và không hấp dẫn từ đó việc phát triển tạo uy tín của CLB gặp không ít khó khăn. Các thủ lĩnh CLB còn thiếu nhiều về kĩ năng; sự kết nối chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp tổ chức hoạt động các CLB giữa Đoàn trường chưa đậm nét. * Số liệu khảo sát trước khi thực hiện. Để tổ chức quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cho đoàn viên, thanh niên ở trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay ngay từ đầu năm học chúng tôi đã tiến hành khảo sát 1600 học sinh ở trường THPT Đô Lương 1và đạt kết quả cụ thể như sau: Trước khi áp dụng sáng kiến Nội dung khảo sát Chưa TT Tham gia Tỷ lệ Tỷ lệ tham gia 1 CLB tiếng Anh 500/1600 31,3 % 1100/1600 68,7% 2 CLB thể thao 600/1600 37,5% 1000/1600 62,5% 3 CLB nghệ thuật 400/1600 25,0% 800/1600 50,0 % 4 CLB kĩ năng 500/1600 31,3 % 1200/1600 75,0% Từ những thuận lợi và khó khăn trên trong việc quản lý, tổ chức các câu lạc bộ trong trường THPT tại đơn vị trong những năm qua cho thấy CLB, mô hình CLB theo sở thích phát huy hiệu quả thiết thực, giúp các đoàn viên khám phá sở trường, tôi luyện bản lĩnh. Đồng thời là môi trường để học sinh tự học hỏi, điều chỉnh hành vi, phấn đấu, trưởng thành, tránh xa tệ nạn dưới sự định hướng của giáo viên và Đoàn Thanh niên. Với hình thức vừa học, vừa chơi, mô hình CLB đang góp phần xây dựng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 2.3. Sự cần thiết về đổi mới về nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ trong trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Cùng với thực hiện dạy tốt, học tốt, những năm qua, trên cơ sở nhu cầu chính đáng của học sinh các khối lớp, Trường chúng tôi còn chú trọng thành lập và duy trì tốt hoạt động của các câu lạc bộ tạo sân chơi bổ ích cho học sinh. Sự phát 16
- triển đa dạng cùng với hiệu quả hoạt động được khẳng định trong thực tế của các CLB, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giáo dục lấy học sinh làm trung tâm và hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh. Thông qua hoạt động ở các CLB, học sinh còn có cơ hội trau dồi, luyện tập và trao đổi những kinh nghiệm, kĩ năng rèn luyện thể thao, biểu diễn nghệ thuật; kĩ năng giao tiếp thiết lập mối quan hệ; kĩ năng lắng nghe - thấu hiểu; kĩ năng làm việc nhóm… Đồng thời, qua đây giúp các thầy cô phát hiện những cá nhân có năng khiếu để bồi dưỡng và định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Vậy, để các CLB hoạt động hiệu quả và xây dựng thương hiệu trong quá trình phát triển thì cần phải đổi mới từ quản lý đến cách thức tổ chức, xây dựng và phát triển các CLB ở trong nhà trường. Là một CLB mang tính nghệ thuật, CLB Guitar được thành lập khá sớm, đã tạo ra một sân chơi dành cho các học sinh yêu thích âm nhạc, đặc biệt là guitar. Khởi đầu của CLB chỉ là những cá thể đơn lẻ nhưng được lớn dần qua các khóa học và cũng rất nhanh chóng có được cho mình một “thương hiệu”. CLB Guitar mang đậm chất nghệ sĩ, nơi của những tâm hồn bay bổng, yêu âm nhạc, thích đàn ca được thoải mái thể hiện cá tính của mình; được trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, kĩ năng biểu diễn nghệ thuật. Với các thành viên của CLB, hạnh phúc chính là sau thời gian học hành mệt mỏi lại được ôm đàn để ngân lên những giai điệu. Niềm hạnh phúc ấy còn được nhân lên gấp bội khi CLB nhận được sự ủng hộ, động viên, khích lệ của khán giả qua các buổi biểu diễn, trong các hoạt động ngoại khóa mà đoàn trường tổ chức. Hình ảnh học sinh tham gia CLB nghệ thuật (CLB ghi ta) Các câu lạc bộ cần xác định rõ mục tiêu và sứ mệnh của mình để có thể tập trung vào những hoạt động mang tính chất xây dựng và phát triển cho các thành viên của câu lạc bộ. 17
- Các câu lạc bộ có thể tăng cường hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh bằng cách tổ chức các buổi tư vấn, hướng dẫn hoặc tìm kiếm thông tin về các ngành nghề hoặc định hướng học tập, giúp học sinh có thể có được sự lựa chọn phù hợp cho tương lai của mình. Các câu lạc bộ có thể tổ chức các hoạt động giúp học sinh phát triển kỹ năng mềm, như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự quản lý và kỹ năng giải quyết vấn đề. Tham gia các hoạt động ngoại khóa: Các câu lạc bộ cần tham gia các hoạt động ngoại khóa để giúp học sinh có thêm cơ hội giao lưu và học hỏi kinh nghiệm từ các câu lạc bộ khác. Các câu lạc bộ cần tăng cường quản lý và tổ chức hoạt động một cách hiệu quả, đảm bảo sự tham gia tích cực của các thành viên, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của câu lạc bộ được diễn ra suôn sẻ. Cần tạo ra sự khác biệt và độc đáo cho câu lạc bộ của mình, từ cách thức hoạt động đến các hoạt động tổ chức, giúp học sinh có thêm niềm đam mê và tình yêu của bản thân vào hoạt động của CLB mà mình yêu thích. Có thể đa dạng hoạt động của mình bằng cách tổ chức các chương trình, sự kiện và cuộc thi khác nhau. Điều này sẽ giúp các học sinh có thể tìm thấy các hoạt động phù hợp với sở thích của mình, đồng thời tạo ra sự đa dạng trong các hoạt động của trường. Các câu lạc bộ có thể sử dụng các công nghệ như ứng dụng quản lý hoạt động, email, chat để tăng cường quản lý và giao tiếp giữa các thành viên trong câu lạc bộ. Điều này giúp cho việc tổ chức và thực hiện các hoạt động của câu lạc bộ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Hợp tác với các tổ chức ngoài trường để tăng cường kinh nghiệm và kiến thức cho học sinh: Các câu lạc bộ có thể hợp tác với các tổ chức ngoài trường như các trường đại học, các doanh nghiệp nhất là các trường THPT đóng trên địa bàn của huyện. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các câu lạc bộ: Nhà trường nên cung cấp đầy đủ các phương tiện và thiết bị cho các câu lạc bộ hoạt động, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên trong câu lạc bộ có thể tổ chức các hoạt động một cách dễ dàng. Tăng cường tư vấn và hướng dẫn cho các câu lạc bộ, có thể cung cấp thêm tư vấn và hướng dẫn cho các nhóm câu lạc bộ về cách hoạt động hiệu quả hơn. Nếu các thành viên câu lạc bộ có được sự hỗ trợ tốt hơn, họ sẽ có thể phát triển các kỹ năng cần thiết và hoạt động hiệu quả hơn. Nhà trường cần khuyến khích các câu lạc bộ phát triển các hoạt động đa dạng, phù hợp với sở thích và nhu cầu của các em học sinh. Các hoạt động này có 18
- thể bao gồm các cuộc thi, chương trình đào tạo, thực tập và các sự kiện văn hóa, thể thao, xã hội. Đảm bảo tính chuyên nghiệp và sự tham gia của giáo viên: Nhà trường cần cung cấp cho các giáo viên những thông tin và kiến thức mới nhất về các hoạt động câu lạc bộ, giúp các giáo viên có thể hỗ trợ và tư vấn cho các em học sinh trong quá trình tham gia hoạt động của câu lạc bộ. Nhà trường cần khuyến khích các em học sinh tự chủ và tự quản trong việc thực hiện các hoạt động của câu lạc bộ. Đồng thời, cần khuyến khích các em học sinh có tinh thần sáng tạo và đóng góp ý tưởng mới để phát triển câu lạc bộ. Tăng cường giám sát và đánh giá, sau một năm hoạt động đoàn trường cần tăng cường giám sát và đánh giá hoạt động của các câu lạc bộ để có những điều chỉnh phù hợp và đảm bảo hiệu quả của hoạt động câu lạc bộ. Mỗi CLB có riêng cho mình một “bản sắc” và những tiêu chí hoạt động đặc thù, nhưng đều hướng tới mục đích gắn kết, chia sẻ, phát triển đồng đều, đa dạng, đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh các khối lớp. Việc thành lập và duy trì có hiệu quả hoạt động các CLB không chỉ giúp học sinh vừa học, vừa chơi, có điều kiện phát triển toàn diện, mà còn giúp nhà trường thành công hơn với mô hình xây dựng trường học lấy học sinh làm trung tâm, xây dựng trường học thân thiện, trường học hạnh phúc. Với tiêu chí xây dựng môi trường học tập thân thiện, văn minh, bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện, Trường THPT mà chúng tôi công tác đã không ngừng xây dựng những mô hình giáo dục hiện đại, bắt kịp xu thế. Trong đó, việc đa dạng các hình thức sinh hoạt CLB tại trường là một trong những công tác tiên phong góp phần đẩy mạnh hiệu quả dạy và học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Chính vì lẽ đó, việc lắng nghe tâm tư, nhu cầu của học sinh là một điều cần thiết để dần hoàn thiện chuỗi các CLB nhằm hỗ trợ tối đa cho việc học tập và rèn luyện trí, đức, thể, mỹ, góp phần rèn nhân - luyện tài. Cùng với đó, việc khuyến khích học sinh chủ động tham gia sinh hoạt các CLB theo năng lực, sở trường, niềm đam mê cũng được nhà trường coi trọng, tạo môi trường thuận lợi để học sinh có thêm cơ hội khám phá nội lực của mình, được tiếp xúc, trải nghiệm và lĩnh hội những tri thức, kĩ năng cần thiết nhằm hỗ trợ tích cực cho sự phát triển không giới hạn của bản thân. 3. Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cho đoàn viên, thanh niên ở trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay. 3.1. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch thành lập và quản lý câu lạc bộ. Trong giai đoạn hiện nay, xã hội ngày một phát triển, nhu cầu được giao lưu, học hỏi, trải nghiệm của đoàn viên thanh niên theo đó cũng ngày càng cao hơn. Chính vì vậy, việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Đoàn để đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên ở các trường 19
- Trung học phổ thông là điều cần thiết, góp phần xây dựng tổ chức Đoàn trở thành mái nhà chung để đoàn kết, giáo dục và rèn luyện. Trước thực tiễn đó, từ nhiều năm nay, Đoàn trường đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm những phương cách và mô hình hoạt động mới nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trong đó, việc xây dựng và phát triển các câu lạc bộ đội của đoàn viên thanh niên theo sở thích, chuyên môn, năng khiếu là một hướng đi mang lại hiệu quả thiết thực giúp nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn cũng như hỗ trợ tích cực cho học sinh, đoàn viên, thanh niên trong học tập và rèn luyện, nâng cao nhận thức và trình độ kỹ năng, nhất là các kỹ năng cần thiết để tiếp cận thế giới hiện đại. Việc xây dựng các câu lạc bộ kỹ năng cho đoàn viên thanh niên trong nhà trường là mô hình không mới và đã được áp dụng rộng rãi cho tất cả các hoạt động của CLB. Thời gian qua, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, các CLB, đội, nhóm ở trường đã tạo sức lan tỏa lớn, làm được nhiều điều thiết thực bổ ích trong việc tạo nên chơi ưa thích, đam mê của đoàn viên, khẳng định sự năng động của tuổi trẻ và sự cống hiến của đoàn viên, thanh niên vì lợi ích chung của cộng đồng. Xuất phát từ đặc điểm hoạt động câu lạc bộ là hoạt động ngoại khóa mang tính tự nguyện, phù hợp với tâm lý của cá nhân; Không chịu sự hạn chế của chương trình, không mang tính bắt buộc. Nội dung thay đổi tùy theo nguyện vọng và yêu cầu của cá nhân. Nhưng không phải là không tiến hành một cách thống nhất và không cần một sự lãnh đạo cần thiết. Để khắc phục thực trạng các câu lạc bộ được thành lập và hoạt động tự phát đòi hỏi người quản lý phải chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch thành lập và quản lý câu lạc bộ. Nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, khi lập kế hoạch, người cán bộ quản lý cần chú ý: Nội dung kế hoạch phải cụ thể, khoa học; Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục đạo đức với mục tiêu giáo dục trong trường THPT; Cần phối hợp chặt chẽ, hữu cơ với kế hoạch dạy chung của nhà trường với hoạt động của các câu lạc bộ; Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý học sinh để có hiệu quả giáo dục cao. Vậy, người quản lý khi lập kế hoạch quản lý, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch thành lập câu lạc bộ hiệu quả cần thực hiện các bước sau: Khảo sát tình hình, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên. Để xây dựng kế hoạch thành lập và hoạt động của các câu lạc bộ người quản lý phải nắm bắt được tình hình, nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, đoàn viên, thanh niên trong nhà trường và phụ huynh.Từ đó để có căn cứ xây dựng kế hoạch thành lập, số lượng câu lạc bộ, chương trình hoạt động của câu lạc bộ. Ban giám hiệu giao cho tổ chức Đoàn thanh niên phối hợp với tổ chuyên môn, các giáo viên đặc thù xây dựng mẫu phiếu khảo sát dựa trên mục đích và dự kiến các nội dung hoạt động của Câu lạc bộ và đặc thù của trường cho phù hợp. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 279 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 29 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn