Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp quản lý phòng, chống, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường đạt chuẩn An toàn về an ninh, trật tự tại trường THPT Đô Lương 4
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp quản lý phòng, chống, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường đạt chuẩn An toàn về an ninh, trật tự tại trường THPT Đô Lương 4" nhằm đưa ra một vài biện pháp quản lý để giải quyết những mâu thuẫn tiềm ẩn trong các em học sinh nhằm xử lí, hòa giải những mâu thuẫn đó một cách triệt để, đồng thời triển khai các hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua mô hình “Trường học an toàn, thân thiện chấp hành tốt luật giao thông”n. Với những cách làm này nó sẽ ngăn chặn, răn đe các em còn lại và đồng thời xóa hết những mâu thuẫn mà các em đã gây ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp quản lý phòng, chống, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường đạt chuẩn An toàn về an ninh, trật tự tại trường THPT Đô Lương 4
- SƠ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 4 SÁNG KIẾM KINH NGHIỆM “Một số giải pháp quản lý phòng, chống, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường đạt chuẩn ‘An toàn về an ninh, trật tự’ tại trường THPT Đô Lương 4”. Người thực hiện: Nguyễn Quốc Dũng Chức vụ: Hiệu trưởng Lĩnh vực: Quàn lý Số điện thoại: 0914559598 1
- Năm 2022 2
- PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh của đề tài: Nhằm tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 48 /CT TW của bộ chính trị gắn với thực hiện nghị quyết số 09/1998 NQ CP ngày 31/7/1998 của chính phủ, giao cho lực lượng Công an, Quân sự tăng cường công tác tuần tra phát hiện kịp thời xử lý và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin của xã và của các xóm trên địa bàn nhằm giáo dục, răn đe những đối tượng có ý đồ phạm tội; Chỉ thị số 09 – CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban bí thư Trung ương Đảng; Quyết định số 57/2006/ QĐ – UBND ngày 09/06/2006 của UBND tỉnh Nghệ An về việc “ Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động tự quản về ANTT”; Kế hoạch số 05/KH/UBND, ngày 04/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về “ Xây dựng bảo vệ ANTQ”.Thực hiện có hiệu quả thông tư số 23/TT – BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn "An toàn về An ninh trật tự”. Quyết định số 79/QĐUBND ngày 02/11/2012 của UBND Tỉnh Nghệ An về việc ban hành Quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An đạt tiêu chuẩn "An toàn về an ninh, trật tự"; Hướng dẫn số 2437/HDCATPV28 ngày 25/11/2012 của Công an tỉnh Nghệ An về hướng dẫn thực hiện xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn "An toàn về an ninh, trật tự"; mới nhất là quyết định số 510 /QĐBCA.V05 ngày 20/1/2022 của Bộ Công an về ban hành “Quy định tiêu chí đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo về an ninh tổ quốc. Đồng thời góp phần thực hiện hiệu quả mô hình “Trường học an toàn, thân thiện, chấp hành tốt luật giao thông”, trong đó ngăn chặn, phòng, chống được bạo lực học đường là một trong những tiêu chí phải đạt được mà quy chế hoạt động của mô hình đã đề ra. Mặt khác sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm và dành nhiều tình cảm thương yêu sâu sắc đối với thế hệ trẻ. Trong “Thư gửi các bạn thanh niên” ngày 12/8/1947, Bác viết: “… Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó”. Trong “Di chúc”, Bác cũng dành những lời lẽ tâm huyết nói về thanh niên: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần 3
- phải chăm lo giáo dục đào tạo cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Bác xem đạo đức là yếu tố quan trọng hình thành nhân cách con người. Đối với học sinh thì việc giáo dục đạo đức lại là việc cần quan tâm trước tiên, như ông bà ta thường nói “dạy con từ thuở còn thơ”. Ý thức được tầm quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra chủ đề là “Học làm người trước khi học lấy chữ”. Chủ đề này được sự đồng tình của nhiều người, bởi những năm gần đây hạnh kiểm của một số em học sinh có chiều hướng giảm sút gây nỗi lo âu cho xã hội cũng như những người công tác trong ngành giáo dục. Trong những năm gần đây vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận rất quan tâm và được coi là một hiện tượng xã hội đã đến mức nguy hiểm và nghiêm trọng. Có rất nhiều cuộc hội thảo về chuyên đề phòng chống bạo lực trong nhà trường để đưa ra những biện pháp nhầm giải quyết hiện tượng bạo lực trong học sinh. Có ý kiến cho rằng “Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng trên đó chính là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người làm giảm hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, chưa quan tâm đầy đủ và huy động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục đạo đức học sinh”. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh là việc làm thường xuyên và cần phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, trong nhà trường vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của các thầy cô giáo, không thể phủ nhận vai trò của Ban Giám hiệu, đứng đầu là Hiệu trưởng, tổ chức Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Với thực trạng bạo lực trong học đường hiện nay, nhà trường cần phải làm gì để phòng, chống, ngăn chặn kịp thời và giúp học sinh phát triển nhân cách trở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước, có đức có tài. 2. Lý do chọn đề tài: Góp phần xây dựng nhà trường đạt tiêu chuẩn "An toàn về an ninh, trật tự". Mặt khác thời gian gần đây chúng ta đã nghe và đọc rất nhiều đến cụm từ “Bạo lực học đường”; sách báo đã dành rất nhiều trang để nói về điều này. “Bạo lực học đường”: đó là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường. Nếu 4
- nhìn từ góc độ lấy học sinh làm trung tâm thì bạo lực học đường là sự xâm hại của học sinh đối với học sinh, sự xâm hại của học sinh đối với người bên ngoài nhà trường và ngược lại, là sự xâm hại của giáo viên đối với học sinh và ngược lại… Bạo lực ấy xâm phạm đến sức khoẻ hoặc danh dự của người bị hại, hoặc xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩm của người bị hại. Bạo lực ấy không chỉ xảy ra trong phạm vi nhà trường mà còn xảy ra ngoài nhà trường. Bên cạnh đó ngoài việc phòng chống, ngăn chặn bạo lực học đường, chúng ta phải tập trung giáo dục toàn diện cho học sinh. Do đó tôi chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý phòng, chống, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường đạt chuẩn ‘An toàn về an ninh, trật tự’ tại trường THPT Đô Lương 4”. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Đứng trước những bức xúc của xã hội về bạo lực học đường ngày càng diễn ra phức tạp và nguy hiểm. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn thì các mâu thuẫn sẽ đẩy đến chỗ gay gắt hơn. Ở đây tôi đưa ra một vài biện pháp quản lý để giải quyết những mâu thuẫn tiềm ẩn trong các em học sinh nhằm xử lí, hòa giải những mâu thuẫn đó một cách triệt để, đồng thời triển khai các hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua mô hình “Trường học an toàn, thân thiện chấp hành tốt luật giao thông”n. Với những cách làm này nó sẽ ngăn chặn, răn đe các em còn lại và đồng thời xóa hết những mâu thuẫn mà các em đã gây ra. Đồng thời triển khai tổ hợp các giải pháp xây dựng trường đạt chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”, duy trì ổn định, đẩy mạnh chất lượng giáo dục toàn diện. 4. Phạm vi và đối tượng của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu “Một số giải pháp quản lý phòng, chống, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường đạt chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” nhằm giải quyết tình trạng bạo lực đang leo thang trong các trường phổ thông, giúp để giải quyết những mâu thuẫn của học sinh THPT nói chung và tập trung tại trường THPT Đô Lương 4, đồng thời tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, rèn luyện, phát triển các kỹ năng cho học sinh vùng nông thôn, vùng khó xa trung tâm huyện Đô Lương. Đối tượng nghiên cứu là học sinh ở bậc THPT, tập trung chủ yếu tại trường THPT Đô Lương 4. 5
- 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: ́ ̣ 5.1. Xac đinh cơ sở khoa hoc cua viêc quan ly chi đao hoat đông giao duc hoc ̣ ̉ ̣ ̉ ́ ̉ ̣ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ức, kỹ năng sống và nâng cao trí lực, phòng chống, ngăn sinh ren luyên đao đ ̀ chặn bạo lực học đường cho hoc sinh. ̣ 5.2. Phân tich, đi ́ ều tra thực trang viêc quan ly, chi đao hoat đông giao duc ̣ ̣ ̉ ́ ̉ ̣ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ức, kỹ năng sống và nâng cao trí lực, phòng chống, ngăn hoc sinh ren luyên đao đ ̀ chặn bạo lực học đường cho hoc sinh ̣ ở trương THPT Đô L ̀ ương 4, Tỉnh Nghệ An. ́ ̀ ́ ̉ ̣ ́ ̣ ̉ ̣ 5.3. Đề xuât va ly giai môt sô biên phap chi đao nh ́ ằm phòng, chống, ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh vùng khó, vùng xa trung tâm thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên trong giai đoan hiên nay. T ̣ ̣ ừ đó có cơ sở để từng bước xây dựng trường đạt chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” lớp ở trương THPT Đô L ̀ ương 4, tỉnh Nghệ An. 6. Phương pháp nghiên cứu. 6.1. Nhom ph ́ ương phap nghiên c ́ ứu ly luân ́ ̣ Nghiên cưu cac Văn kiên Đai hôi Đang, Hiên phap, Luât Giao duc, Điêu lê ́ ́ ̣ ̣ ̣ ̉ ́ ́ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ trương trung hoc, H ̀ ̣ ương dân th ́ ̃ ực hiên cḥ ương trinh giao duc nói chung và ̀ ́ ̣ ̉ ̣ ̣ HĐGDNGLL nói riêng cua Bô Giao duc và Đào t ́ ạo, Sở GDĐT tỉnh Nghệ An, Trương THPT Đô L ̀ ương 4. ́ ̀ ̉ ̉ ́ ́ ̣ Giao trinh, cac bai giang vê công tac quan ly giao duc. ́ ̀ ̀ ́ ̀ ̣ ̣ ́ ết về bạo lực học đường... Tai liêu, Tap chi vi 6.2. Nhom ph ́ ương phap nghiên c ́ ứu thực tiên ̃ ̣ ̉ ̉ Quan sat, đam thoai, trao đôi, khao sat... ́ ̀ ́ Triển khai bài bản các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tổ chức các hoạt động mô hình “Trường học an toàn, thân thiện, chấp hành tốt luật giao thông”. Tổ chức các câu lạc bộ “Văn học dân gian”; “Tiếng Anh”… ̉ ̣ ̉ ́ ́ ̣ Tông kêt kinh nghiêm quan ly giao duc. ́ Thông tin từ các chính quyền, địa phương, thực tế địa bàn… Thông tin từ Công An 5 xã có học sinh học tại trường (Hiến Sơn, Trù Sơn, Đại Sơn, Mỹ Sơn, Thượng Sơn); Công An Huyện Đô Lương. 6.3. Nhom ph ́ ương phap nghiên c ́ ứu hô tr ̃ ợ Thông kê, t ́ ổng hợp, toan hoc, biêu bang, s ́ ̣ ̉ ̉ ơ đô... ̀ 7. Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề: 6
- Đây là một trong những biện pháp quản lý mà tôi, cùng ban Giám hiệu, Đoàn thanh niên đã áp dụng trong công tác quản lý, chỉ đạo theo dõi việc thực hiện nội qui của học sinh và trực tiếp xử lí các mâu thuẫn đánh nhau của học sinh THPT, nhất là tại trường THPT Đô Lương 4, thuộc vùng nông thôn, vùng khó, xa trung tâm huyện Đô Lương. Các biện pháp quản lý này nó đã giúp cho nhà trường rất nhiều và đã hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi bạo lực trong trường, góp phần quan trọng trong việc xây dựng trường đạt chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”, duy trì ổn định, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đồng thời tạo tiền đề cho việc tổ chức thành công các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 8. Kết cấu của đề tài: Đề tài gồm có ba phần: Phần một: Phần mở đầu. Phần hai: Phần nội dung Phần ba: Bài học kinh nghiệmkết luậnkiến nghị. PHẦN HAI: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC QUẢN LÝ PHÒNG, CHỐNG CÁC HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG, GÓP PHẦN XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN “AN TOÀN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ” 1. Cơ sở lý luận của vấn đề bạo lực học đường. 1.1. Vì sao chúng ta phải quan tâm giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi: Trong tập thể nhà trường luôn tồn tại những học sinh dễ giáo dục và những học sinh khó giáo dục, hay có những hành vi không mong đợi. Những học sinh khó giáo dục là những em thường có những thái độ, hành vi không phù hợp với giá trị, nội quy, truyền thống của tập thể, không thực hiện tròn bổn phận và trách nhiệm của người học sinh, hoặc thiếu văn hóa, thiếu đạo đức trong quan hệ ứng xử với mọi người mặc dù đã được nhà trường, gia đình quan tâm chỉ dẫn, giáo dục… Nếu hành vi không mong đợi của các em 7
- lặp lại thường xuyên và trở thành hệ thống thì trong thực tiễn nhà trường hiện nay được gọi là học sinh cá biệt. Những học sinh này được giáo viên coi là khó dạy, thậm chí hư hỏng. Trách nhiệm của giáo dục nói chung và giáo viên nói riêng về lý thuyết không được để còn những học sinh có hành vi chưa phù hợp với giá trị, chuẩn mực xã hội và những qui định chung của nhà trường, lớp học, cộng đồng. Bởi giáo dục có sứ mạng là hình thành và phát triển nhân cách vừa có cá tính (mang bản sắc riêng của mình) nhưng phải biết sống hài hòa với các giá trị chung của loài người, dân tộc và cộng đồng để có cuộc sống hạnh phúc. Nếu trong lớp tồn tại những học sinh cá biệt, luôn có những hành vi tiêu cực, không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng đến tập thể, những thành viên khác. Trong thực tế nhiều giáo viên chủ nhiệm cảm thấy rất bị áp lực, có khi bất lực khi trong lớp có những học sinh được gọi là cá biệt. Bởi vì giáo viên chủ nhiệm không chỉ gặp khó khăn trong ứng phó với chính học sinh đó , mà đôi khi còn gây ảnh hưởng đến học sinh khác, đến tập thể lớp. Biểu hiện phổ biến của học sinh được coi là cá biệt có thể như sau: + Có những thay đổi khác lạ trong thái độ, cách cư xử: trở nên lãnh đạm, không chan hòa, không muốn hòa đồng, cáu kỉnh, xúc phạm người khác, thậm chí gây gổ dẫn đến đánh nhau. + Không quan tâm, hứng thú với những trường học và việc học, học sa sút, thậm chí là bỏ học. + Thiếu tự tin vào bản thân. Không tin cậy người khác. + Thường xuyên vi phạm nội qui của lớp, trường. + Cố thu hút sự chú ý của người khác bằng những hành vi như phá phách, vô lễ, ăn cắp, nói dối… + Hay đánh đập bạn, hay ồn trong giờ học, bỏ học trốn học để đi chơi. + Thậm chí có những em rơi vào con đường nghiện ngập ma túy và các tệ nạn xã hội khác… Tóm lại học sinh cá biệt là những học sinh có sự bất thường về tính cách, không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định. + Trong số những học sinh được coi là cá biệt, đôi khi có những em có tiềm năng về cá tính, do giáo viên không hiểu được, không có cách tiếp cận và 8
- tác động phù hợp hoặc không được sự giúp đỡ kịp thời, đúng cách… mà dẫn đến sự biểu hiện những hành vi không phù hợp của học sinh. Vì vậy, đối với học sinh cá biệt, cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm thực sự cần là kỹ sư tâm hồn, có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, mà trước hết là với tập thể lớp giúp những em này điều chỉnh, thay đổi niềm tin, thái độ, hành vi của mình để các em có tương lai tốt đẹp hơn. 1.2. Tìm hiểu các căn nguyên của hành vi không mong đợi: 1.2.1. Để hiểu được nội dung và biện pháp giáo dục học sinh cá biệt cần tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này. a. Nguyên nhân do yếu tố sinh học: Một số em sinh ra đã có vấn đề, bản thân tính hay gây gổ, hung hăng… do tình trạng cha mẹ yếu về thể chất, tinh thần, học sinh kém dinh dưỡng… b. Nguyên nhân do yếu tố tâm lí – xã hội: Các chuyên gia tâm lí và những người nghiên cứu về hành vi của học sinh ở trường học kết luận rằng những vấn đề thái độ và cách cư xử bất thường của các em phần lớn bắt nguồn từ những vấn đề thực tế mà các em phải đối mặt trong cuộc sống. Đó là những vấn đề có liên quan đến môi trường, hoàn cảnh sống của các em. Có thể các em gặp các vấn đề trong gia đình, hoặc trong quan hệ với bạn bè, thầy cô, hoặc những trở ngại khác… nên luôn gây khó chịu trong các mối quan hệ khiến mọi người không bằng lòng. Do đó mọi người lại đối xử khắt khe, không thông cảm. Chính sự khắt khe, thiếu quan tâm, bỏ mặc, không lắng nghe, thiếu thông cảm và tha thứ của mọi người lại càng làm cho các em thấy cô đơn,d ẫn đến sa sút trong học tập, buông thả trong lối sống. Trong số những học sinh có những hành vi không mong đợi , thậm chí trở thành học sinh cá biệt có cả những học sinh tiềm năng nhưng vì nguyên nhân nào đó cảm thấy chán nản về năng lực của mình, mất dần hứng thú, động cơ học tập, hoạt động. Học sinh đó tin rằng mình không thể “khá” lên được, đánh giá thấp về bản thân mình, không vượt qua được khó khăn, dễ bỏ giữa chừng, kém tự tin. Các nhà nghiên cứu về giáo dục đã kết luận rằng “tất cả những học sinh 9
- “hư” hay có hành vi không phù hợp đều là những học sinh chán nản”. Khi chán nản, học sinh không còn hứng thú hoạt động và động cơ hoạt động nữa. Chán nản là nguyên nhân của hầu hết những thất bại học đường, đặc biệt với những học sinh mới lớn. Một số em cho rằng mình không đáp ứng được mong mỏi của thầy cô, cha mẹ. Cảm giác, tâm trạng chán nản của học sinh nảy sinh còn do những nhu cầu cơ bản như: an toàn, yêu thương, tôn trọng… không được đáp ứng, hoặc gặp những vấn đề trong tình cảm, học sinh sẽ buồn rầu, có cảm xúc tiêu cực, cảm thấy bất hạnh, có thể không kiềm chế được bản thân. 1.2.2. Mục đích hành vi tiêu cực của học sinh: Giáo viên cần phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của học sinh. Có rất nhiều lí do được đưa ra nhưng lại không giúp lí giải được mục đích hành vi tiêu cực của học sinh. Xét cho cùng tất cả các hành vi đều có mục đích và có lí do, nó không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Giáo viên cần xác định được mục đích hành vi tiêu cực hay cư xử không phù hợp của học sinh để hiểu được tại sao học sinh lại làm như vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả. Mục đích hành vi tiêu cực của học sinh thường tồn tại dưới các dạng sau: 1.2.2.1 Thu hút sự chú ý: Đằng sau hành vi thu hút sự chú ý là suy nghĩ sai lệch của học sinh “Mình chỉ cảm thấy quan trọng khi nhận được sự quan tâm, chú ý của cha mẹ, thầy cô”. Đến tuổi mới lớn, học sinh thường hướng hành vi này tới bạn cùng tuổi nhiều hơn. Muốn được chú ý là nhu cầu, động cơ phổ biến ở bất cứ học sinh nào. Nếu không thu hút được sự chú ý thông qua việc được điểm cao, thành tích thể thao, hoạt động nhóm lành mạnh thì học sinh sẽ làm bằng cách tiêu cực khác. 1.2.2.2. Thể hiện quyền lực: Học sinh liên tục cố gắng khám phá xem mình “mạnh” đến mức nào. Đằng sau hành vi chứng tỏ mình cũng có “quyền lực” có thể để ra oai với bạn bè, hoặc muốn chứng tỏ mình xứng đáng làm thủ lĩnh… “Mình chỉ cảm thấy quan trọng nếu là người điều khiển và có những gì mình muốn” là suy nghĩ sai lệch của học sinh. Hoặc là một số học sinh chỉ cảm thấy quan trọng khi chúng thách thức quyền lực của người lớn, vi phạm nội quy, không làm theo lời cha mẹ, thầy cô. 1.2.2.3. Trả đũa: Học sinh cho rằng “Mình cảm thấy bị tổn thương và không được yêu quý, không được đối xử tôn trọng, công bằng, bị trừng phạt, 10
- mình phải đáp trả”. Học sinh làm người khác (anh chị em hay bạn cùng lớp) và cha mẹ, thầy cô bị tổn thương vì trước đó học sinh cảm thấy bị tổn thương, bị đối xử không công bằng. Do đó để tránh học sinh có thái độ và hành vi với mục đích là trả đũa nhà trường, cha mẹ học sinh cần rất thận trọng trong ứng xử với các em sao cho không để lại những ấn tượng tiêu cực này. 1.2.2.4. Thể hiện sự không thích hợp: Hành vi thể hiện sự không thích hợp chính là hành vi rút lui, né tránh thất bại của học sinh vì cảm thấy nhiệm vụ quá sức so với mong mỏi của thầy cô. Trong trường hợp này học sinh sẽ thiếu tự giác, không muốn thực hiện các nhiệm vụ, bổn phận của người học sinh, có thể có biểu hiện của sự tự ti trước những yêu cầu chung của lớp. 1.2.3. Những dạng suy nghĩ không hợp lí cũng dẫn đến học sinh có hành vi không mong đợi trong quan hệ với người khác hoặc đối với những sự việc, hiện tượng hay những việc cần làm. Suy nghĩ trắng – đen: nhìn sự vật, hiện tượng một cách tuyệt đối hoặc trắng hoặc đen. Khái quát hóa quá mức: Nhìn sự vật hiện tượng như một khuôn mẫu luôn như vậy. Định kiến: Chỉ tập trung vào điểm tiêu cực, bỏ qua điểm tích cực. Hạ thấp các điểm tích cực: Cho rằng những gì đã đạt được là không đáng kể. Kết luận vội vã: Nhanh chóng cho rằng người khác phản ứng với mình một cách tiêu cực khi chưa có bằng chứng rõ ràng. Phóng đại hoặc đánh giá thấp:Phóng đại sự việc, hiện tượng hoặc hạ thấp tầm quan trọng của sự việc, hiện tượng. Suy đoán cảm tính: Suy đoán từ trạng thái cảm xúc. Suy nghĩ là “phải” thế này hay thế kia: phê phán bản thân hay người khác, cho rằng mình hay người khác “phải” hay “không được” thế này hay thế kia. Chụp mũ: Đồng nhất mình với những khiếm khuyết của bản thân. Đáng lẽ nghĩ “mình có sai lầm” thì lại nghĩ “mình đúng là thằng ngu”. 11
- Cá nhân hóa và đổ lỗi: Đổ lỗi cho bản thân và người khác về những gì mà bản thân hay họ không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. 1.3. Nội dung và biện pháp giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi: 1.3.1. Nội dung cần giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi: Từ nguyên nhân và mục đích của những hành vi không mong đợi, để cho các em có thể tự thấy cần phải thay đổi… cho phép đề xuất nội dung cốt lõi cấn giáo dục các em bao gồm: * Nhận thức đúng điểm mạnh và điểm yếu của bản thân: Để học sinh có những ứng xủ phù hợp trong mối quan hệ, trong các tình huống, trước hết cần giúp học sinh nhận thức đúng được bản thân, trong đó xác định được đúng mình là ai? Mình có điểm mạnh, điểm yếu gì. Đây vừa là một kĩ năng sống quan trọng của mỗi cá nhân, nó càng trở nên quan trọng đối với những người hay có những thái độ, hành vi ứng xử không phù hợp, gây khó chịu, phản cảm cho mọi người. * Nhận thức được những giá trị đối với bản thân: Việc nhận thức được điều gì có nghĩa và quan trọng đối với mình và những điều đó có phải thực sự là chân giá trị của con người và đời người không? Rất quan trọng nữa là cần nhận thấy bên cạnh những hạn chế nhất định, mình là người có giá trị thì học sinh mới có nhu cầu, động lực để hoàn thiện bản thân. * Tự tin về giá trị và những điểm mạnh của mình để làm điểm tựa cho những hành vi và ứng xử một cách tích cực: Trên cơ sở làm cho học sinh nhận thức được những điểm mạnh, giá trị của bản thân khích lệ để các em tự tin phát huy những điểm mạnh và giá trị đó, đồng thời cố gắng khắc phục những hạn chế, những niềm tín vào cái phi giá trị hoặc phản giá trị để thay đổi hành vi, thói quen xấu, tiêu cực theo hướng lành mạnh và tích cực lên. * Nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay đổi thói quen hành vi cũ: Giáo viên phối hợp với tập thể lớp giúp học sinh dần nhận thức được 12
- nếu cứ hành động, ứng xử theo cách làm mọi người khó chịu, làm mọi người tổn thương, cản trở sự phát triển chung… thì không chỉ làm khổ, làm hại người khác, mà nguyên tắc sống trong tập thể, xã hội không cho phép bất cứ ai làm cũng vậy. Nếu không thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng đến tương lai, đến sự thành công và chất lượng cuộc sống của bản thân. Thay đổi hay là chấp nhận mọi sự rủi ro, thất bại? Sau khi nhận thức được điều này và học sinh có nhu cầu thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực thì giáo viên cần giúp các em xây dựng kế hoạch thay đổi hành vi, thói quen cũ. Thay đổi thói quen, hành vi tiêu cực không phải là chuyện dễ, không chỉ cần có kế hoạch thực hiện mà còn phải có ý chí, quyết tâm, kiên định thực hiện kế hoạch để biến kế hoạch thành hiện thực, do đó giáo viên và tập thể lớp cần luôn theo dõi sự tiến bộ để khích lệ và phòng ngừa hoặc hỗ trợ, giúp đỡ khi có dấu hiệu lập lại thói quen cũ. * Suy nghĩ tích cực và suy nghĩ trước khi hành động: Cùng với việc khắc phục những suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành vi tiêu cực của học sinh, giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen suy nghĩ cẩn trọng trước khi hành động để tránh những hành vi không mong đợi và các hậu quả đáng tiếc khác. * Giáo dục kỉ luật tích cực: Thông thường đối với những học sinh có hành vi không mong đợi, giáo viên thường khó kiểm soát cảm xúc nên rất dễ có những lời nói hoặc hành vi gây tổn thương cho học sinh về tinh thần hoặc thể chất. Cách ứng xử này đang bị ngành giáo dục nghiêm khắc xử lý. Để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc như giáo viên sử dụng hình thức trừng phạt đối với học sinh có hành vi tiêu cực, một mặt giáo viên cần học cách kiểm soát cảm xúc, mặt khác cần giáo dục kỉ luật tích cực cho các em. Giáo dục kỉ luật tích cực thay thế cho trừng phạt là giải pháp không chỉ có ý nghĩa nhân văn, mà còn đem lại hiệu quả giáo dục cao. Triết lý của giáo dục kỉ luật tích cực dựa trên sự điều chỉnh bên trong hơn là kiểm soát bên ngoài. Giáo dục kỉ luật tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của học sinh, mang tính phòng ngừa, tôn trọng trẻ, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của các em, có sự thỏa 13
- thuận của giáo viên và học sinh và phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh. 1.3.2. Giáo viên cần phải làm như thế nào để thay đổi thái độ, hành vi tiêu cực của học sinh: 1.3.2.1. Giáo viên cần phải quan tâm đến những khó khăn của học sinh. Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lí của học sinh để kịp thời hỗ trợ, khích lệ các em hành động đúng sẽ giúp các em tránh được những hành vi không mong đợi. 1.3.2.2. Giáo viên cần phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của học sinh để có cách ứng xử phù hợp. Nhiều người cho rằng học sinh hư vì bản thân học sinh có tính hay gây gổ hoặc được nuông chiều quá mức, hư vì cha mẹ hay anh chị đều hư, vì gia đình quá nghèo hoặc quá giàu… có rất nhiều lí do được đưa ra nhưng lại không giúp lí giải được mục đích hành vi tiêu cực của học sinh. Xét cho cùng tất cả các hành vi đều có mục đích và lí do, nó không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Hành vi tiêu cực hay cư xử không phù hợp của học sinh cũng vậy. Giáo viên cần xác định được mục đích hành vi tiêu cực của học sinh để hiểu được tại sao học sinh lại làm như vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả. Điều đáng lưu ý là nhiều khi học sinh không ý thức được những suy nghĩ, niềm tin sai lệch của mình. Nếu sau này giáo viên có hỏi học sinh tại sao lại cư xử như vậy, các em thường trả lời là “không biết” hoặc đưa ra một vài lí do, nguyên cớ để bao biện. Nguyên tắc chủ yếu là trong các tình huống đó, giáo viên cần cố gắng bình tĩnh, hiểu học sinh, tôn trọng học sinh và dùng các phương pháp kỷ luật tích cực, lắng nghe tích cực, khích lệ, kiềm chế bản thân để giải quyết. Cách ứng xử đối với những hành vi không mong đợi của học sinh * Với loại hành vi nhằm thu hút sự chú ý giáo viên nên: Giảm thiểu hoặc không để ý đến hành vi của học sinh khi có thể, chủ động chú ý học sinh vào lúc khác, những lớp phù hợp dễ chịu hơn. Nhìn nghiêm nghị nhưng không nói gì. Hướng học sinh vào hành vi có ích hơn. Nhắc nhở cụ thể (tên, công việc phải làm), cho học sinh lựa chọn có giới 14
- hạn. Dùng hệ quả lôgic. Lập nội quy hay lịch trình mà giáo viên sẽ thường xuyên dành thời gian cho học sinh. * Với hành vi nhằm thể hiện quyền lực, giáo viên nên: Bình tĩnh, rút khỏi cuộc đôi co, xung đột, không “tham chiến” để học sinh nguôi dần. Sử dụng các bước khuyến khích học sinh hợp tác (hiểu cảm xúc của học sinh, thể hiện mình hiểu cảm xúc đó, chia sẽ cảm xúc của mình về tình huống đó, cùng nhau trao đổi để phòng tránh vấn đề tương tự trong tương lai). Giúp học sinh thấy có thể sức mạnh, quyền lực theo cách thức tích cực. Giáo viên cần biết rằng tham gia đôi co quyền lực hoặc nhượng bộ chỉ làm học sinh mong muốn có “quyền lực” hơn. Quyết định xem mình sẽ làm gì, chứ không phải sẽ bắt học sinh làm gì. Lập nội quy hay kế hoạch mà giáo viên sẽ thường xuyên dành thời gian cho học sinh. * Với hành vi nhằm trả đũa thì giáo viên nên: Kiên nhẫn, rút khỏi vòng luẩn quẩn “trả miếng” lẫn nhau. Tránh những hình thức trừng phạt học sinh. Duy trì tâm lí bình thường trong khi đợi học sinh nguôi dần. Khích lệ sự hợp tác, xây dựng lòng tin từ học sinh. Tâm sự riêng với học sinh để giải quyết khó khăn. Sử dụng kỹ năng khích lệ, cho học sinh thấy học sinh được thương yêu tôn trọng. Lập nội quy hay kế hoạch mà giáo viên thường xuyên dành thời gian cho học sinh. * Với loại hành vi thể hiện sự không thích hợp giáo viên nên: Không phê phán, chê bai học sinh. Dành thời gian rèn luyện, phụ đạo cho học sinh, đặc biệt về học tập. 15
- Chia nhỏ nhiệm vụ, bắt đầu từ việc dễ để học sinh có thể đạt thành công ban đầu. Sử dụng kỹ năng khích lệ, tập trung vào điểm mạnh, vốn quý của học sinh. Không thể hiện thương hại, không đầu hàng. Dành thời gian thường xuyên cho học sinh, giúp học sinh. 1.3.2.3. Tiếp cận cá nhân đối với những học sinh có hành vi không mong đợi theo quan điểm tích cực: Giáo viên một mặt cần phát huy tối đa được những điểm mạnh, phát triển tiềm năng, mặt khác phải hạn chế, phòng ngừa những hành vi không mong đợi của từng học sinh. Muốn đạt được điều đó, giáo viên cần quán triệt cách tiếp cận cá nhân. 1.3.2.4. Trong tình huống học sinh thực hiện các hành vi không mong đợi, giáo viên cần đặt mình vào vị thế của các em để lắng nghe tích cực các vấn đề của các em, khích lệ những suy nghĩ và thái độ hành vi tích cực đối với những vấn đề các em đang phải đương đầu. Tôn trọng quyền tự ra quyết định và giải quyết vấn đề của các em. Giáo viên chỉ giữ vai trò khơi gợi những hướng giải quyết tích cực, hoặc phản biện những suy nghĩ, thái độ có thể dẫn đến hành vi có nguy cơ rủi ro. Nguyên tắc chủ yếu là trong các tình huống đó, giáo viên cần cố gắng bình tĩnh, hiểu học sinh, tôn trọng học sinh và dùng các phương pháp kỷ luật tích cực, khích lệ, kiềm chế bản thân để giải quyết. Giáo viên cần kiềm chế, không nên thể hiện thái độ quá nóng nảy, căng thẳng trước mặt học sinh. Nếu giáo viên không kiểm soát được cảm xúc thì có thể khiến học sinh trở nên tức giận hơn, làm học sinh suy nghĩ tiêu cực dẫn đến hậu quả không lường. Đồng thời cũng cần tránh hồ đồ và quan liêu đưa ra những lời chỉ trích chưa tìm hiểu nguyên nhân, mục tiêu của hành vi không mong đợi. 1.3.2.5. Muốn thay đổi hành vi của học sinh một cách hiệu quả, giáo viên cần có sự hợp tác của học sinh, được học sinh tin cậy. Do đó, giáo viên cần chủ động tiếp xúc với học sinh để nắm bắt về điều kiện, hoàn cảnh, tâm sự, sức khỏe… của học sinh. Học sinh cần được giáo viên hiểu những khó khăn, nhu cầu tình cảm của mình. Do đó giáo viên cần quan sát và tìm ra nguyên nhân 16
- không được đáp ứng những nhu cầu tình cảm của các em và phải quan tâm đến những khó khăn của học sinh. Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lí của học sinh sẽ giúp giáo viên không phải dùng biện pháp xử phạt mà vẫn giáo dục học sinh có kết quả. 1.3.2.6 Sử dụng biện pháp khích lệ và củng cố tích cực: Khi giáo viên giao cho các em nhiệm vụ gì cần thức tỉnh lòng tự trọng, kết hợp với tin tưởng và tôn trọng học sinh, kể cả trong quá trình các em thực hiện bằng những câu hỏi mang tính khích lệ như: “thầy/cô tin tưởng ở em đấy; thầy/cô nghĩ em có thể làm được hơn thế.” 1.3.2.7. Phương pháp sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgic: Mục đích chủ yếu của việc sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgic dạy cho học sinh có ý thức trách nhiệm về các hành vi của chính mình, khích lệ học sinh đưa ra những quyết định có trách nhiệm, do đó cách làm này có thể thay thế cho trừng phạt: học sinh vẫn học được cách ứng xử tốt giúp cho mối quan hệ ấm áp hơn, ít xung đột hơn. 1.3.2.8. Những hình thức xử phạt phù hợp nhất quán: Khi những yêu cầu, mong đợi đã được đặt ra rõ ràng thì cũng cần có những biện pháp xử phạt cụ thể, rõ ràng đối với những hành vi vi phạm và các biện pháp phải được áp dụng một cách nhất quán. Giáo viên cần lưu ý những điều sau đây khi sử dụng các biện pháp xử phạt: Các biện pháp xử phạt phải nhằm mục đích dạy học sinh biết rằng thái độ, hành vi của các em như vậy là sai. Không bao giờ sử dụng những hình phạt khiến học sinh cảm thấy mình là đồ bỏ đi, vô dụng. Tuyệt đối không sử dụng hình thức phạt mang tính bạo lực. Sử dụng những hình phạt bạo lực không những không có tác dụng đối với học sinh mà chỉ thể hiện sự bất lực và còn vi phạm những điều giáo viên không được làm và vi phạm pháp luật. Các hình thức phạt cần phù hợp với mức độ vi phạm. Những hình phạt nên mang tính tích cực để thông qua những hình phạt học sinh có thể học thêm được một kỹ năng nào đó. Biện pháp xử phạt có thể vận dụng là: Tước bỏ hoạt động yêu thích cho đến khi khắc phục được lỗi. Tạm dừng việc học tập để học sinh tự kiểm điểm bản thân với mục đích 17
- để giúp học sinh thoát ra khỏi trạng thái căng thẳng để kiềm chế bản thân và tạo điều kiện cho học sinh bình tĩnh trở lại. Yêu cầu viết báo cáo hằng ngày với mục đích là để học sinh nhận biết được những lỗi thường xuyên mắc phải và tạo cho các em cơ hội điều chỉnh. Lưu ý: không nên phạt học sinh bằng cách giao thêm bài tập, hoặc nhiệm vụ lao động cho học sinh sẽ khiến cho các em nghĩ rằng học tập hay lao động là sự trừng phạt. 1.3.2.9. Phát huy tối đa vai trò của tập thể thân thiện, các mối quan hệ gắn bó, chia sẻ, thiện chí, tạo điều kiện để các em tham gia vào các hoạt động đa dạng của lớp để các em được trãi nghiệm những cảm xúc tích cực. 1.3.2.10. Giáo viên cần phải nói chuyện với cha mẹ các em về vấn đề của các em để cùng phối hợp hỗ trợ. Trong những trường hợp đó, tình yêu thương, sự động viên của cha mẹ, thầy cô sẽ có sức thuyết phục giúp các em phát triển những suy nghĩ tích cực khắc phục được những tâm trạng căng thẳng. 1.3.2.11. Những điều cần tránh trong giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi, học sinh cá biệt: Không dùng các biện pháp trừng phạt thể chất hoặc tinh thần đối với học sinh. Nếu giáo viên trừng phạt học sinh thì không những không mang lại hiệu quả mà còn gây hại cho học sinh, làm học sinh lo âu và hạn chế kết quả học tập và phát triển của bản thân. Nếu dùng các hình phạt mang tính xúc phạm sẽ đẩy học sinh đi xa hơn, làm cho học sinh muốn chống đối hơn là hợp tác. Nếu học sinh có thay đổi thì có thể vì ép buộc nhiều hơn là muốn hay tự nguyện thay đổi. Đánh giá học sinh thiếu khách quan, thiếu thận trọng. Trong trường hợp bị đánh giá không đúng, học sinh sẽ quyết định không đáp lại các mong mỏi, các yêu cầu do người lớn đặt ra cho học sinh nữa. Học sinh mất dần hứng thú và cố gắng. Hầu hết người lớn thường nhìn nhận học sinh đang có vấn đề về cảm xúc hoặc hành vi một cách tiêu cực hơn thực tế (“bôi đen”). Khi đó, các em có thể biểu hiện sự chán nản, cảm thấy giận dữ, bất lực, có khi trầm cảm. Học sinh cảm thấy chán đến trường, dần dần học sinh sợ đi học và không cố gắng nữa. Học sinh mất dần động cơ hoạt động. Khi các hành vi của người lớn ở nhà và ở trường tạo cho học sinh cảm xúc bất lực, đau đớn, sợ h ãi, ngượng ngùng và bất an thì học sinh khó phát triển bình thường, khỏe mạnh. Giáo viên 18
- cũng cảm thấy căng thẳng và bất lực khi có những học sinh hư, gây rối trong lớp. Tập thể lớp không nên có thái độ thiếu thiện chí đối với bạn. Nếu một học sinh cảm thấy bất lực và gặp thêm những thất bại, học sinh sẽ càng cảm thấy không có hy vọng. Nếu bị bạn học trêu chọc thêm, học sinh càng cảm thấy chán nản hơn. Nếu giáo viên trừng phạt, đánh giá không đúng, bạn bè thiếu thiện chí sẽ làm động cơ của các em học sinh giảm dần, học sinh càng ngày càng ít cố gắng, chán nản, bất lực và buồn bả, thậm chí bị tổn thương. Càng ít cố gắng học sinh lại càng dễ thất bại. Trong trường hợp này, vòng xoắn tròn ốc sẽ tiến triển theo chiều đi xuống. Điều đó tạo ra sự củng cố tiêu cực. Những tiêu cực sau đây khiến cho một vòng xoắn tiêu cực ở học sinh tiếp tục đi xuống: + Môi trường sống trong gia đình tiêu cực. + Bị coi thường, chê trách, sỉ nhục, la mắng, đánh phạt. + Khi cần không được ai giúp đỡ. + Những lời nhận xét không hay của bạn bè. + Bị bạn bè gán tội hay tẩy chay. 2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 2.1. Mục tiêu giáo dục của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Chương trình “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” (HĐGDNGLL) cho học sinh THPT nhằm thực hiện các mục tiêu sau: 2.1.1. Củng cố, bổ sung những kiến thức trong giờ học trên lớp: Với các chủ điểm hoạt động giáo dục trong 12 tháng, chương trình HĐGDNGLL giúp củng cố và mở rộng sự hiểu biết của các em qua các môn học trên lớp. Đặc biệt với hình thức hoạt động phong phú, đa dạng và hệ thống trong suốt năm học, HĐGDNGLL nhằm nâng cao trí lực của học sinh, là điều kiện giúp học sinh liên hệ kiến thức lý thuyết với thực tế, phát triển vốn sống thực tế về mọi mặt ở học sinh. 2.1.2. HĐGDNGLL góp phần phát triển tình cảm, niềm tin đạo đức và pháp luật ở học sinh: 19
- Thái độ, tình cảm, niềm tin đạo đức là động lực bên trong, có khả năng quyết định điều chỉnh hành vi, hoạt động của mỗi cá nhân. Song niềm tin vào bản thân, vào người khác và tin vào cuộc sống được hình thành không chỉ thông qua việc học tập trên lớp, mà còn nhờ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, khi cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác, mặt tích cực và tiêu cực đang đan xen tồn tại thì rất cần cho các em tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể. Kết quả hoạt động sẽ tạo ra cho học sinh lòng ham muốn, sự say mê học tập để trở thành một con người có ích cho xã hội. HĐGDNGLL còn góp phần bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm đạo đức trong sáng, biết tôn trọng những cái tốt, cái đẹp, biết ghét những cái xấu, cái lạc hậu, xây dựng lối sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. HĐGDNGLL còn đồng thời giáo dục cho học sinh tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè quốc tế, với các dân tộc khác trên thế giới. Qua HĐGDNGLL, học sinh sẽ được rèn luyện ý thức tự giác tham gia các hoạt động xã hội, sống hòa đồng với tập thể, với mọi người . 2.1.3. HĐGDNGLL nhằm rèn luyện các kỹ năng sống, phát triển các năng lực hoạt động ở học sinh: Chúng ta đang bước vào thế kỷ bùng nổ thông tin, hội nhập cùng phát triển, vì vậy rất cần hình thành ở học sinh những kỷ năng sống cụ thể để phát triển năng lực tự hoàn thiện, năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động nghề nghiệp. Các kỹ năng, năng lực đó chỉ có thể được phát triển khi tham gia, rèn luyện qua các loại hình hoạt động tập thể. Nội dung và các hình thức hoạt động trong chương trình HĐGDNGLL ở trường THPT bước đầu góp phần hình thành kỹ năng tự quản, kỹ năng tổ chức trong hoạt động tập thể, hoạt động giao tiếp, vui chơi giải trí và hoạt động xã hội ở học sinh. 2.2. Nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Các hoạt động có thể lựa chọn bao gồm: - Hoạt động của các câu lạc bộ học sinh như: Câu lạc bộ văn thơ, Câu lạc bộ Toán học, Câu lạc bộ Vật lý, Câu lạc bộ Tiếng Anh v.v… - Các hội diễn văn nghệ - Hoạt động của các đội thể thao theo lớp, khối lớp hay toàn trường như: đội bóng đá, điền kinh, cờ vua v.v… - Tổ chức các cuộc cắm trại, du lịch, tham quan danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 279 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn