intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý và giúp đỡ học sinh ở trọ thông qua công tác chủ nhiệm tại trường THPT Tương Dương 2 trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý và giúp đỡ học sinh ở trọ thông qua công tác chủ nhiệm tại trường THPT Tương Dương 2 trong giai đoạn hiện nay" nhằm cung cấp cơ sở lí luận về công tác quản lí học sinh, học sinh ở trọ, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT, vai trò của việc quản lí và giúp đỡ học sinh ở trọ. Làm rõ thực trạng học sinh ở trọ tại trường THPT Tương Dương 2, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý và giúp đỡ học sinh ở trọ thông qua công tác chủ nhiệm tại trường THPT Tương Dương 2 trong giai đoạn hiện nay

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ GIÚP ĐỠ HỌC SINH Ở TRỌ THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TƯƠNG DƯƠNG 2 TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 2 =====*===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ GIÚP ĐỠ HỌC SINH Ở TRỌ THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TƯƠNG DƯƠNG 2 TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Người thực hiện: Phan Thị Thu Hiền – GV Vật lí, Chủ nhiệm Trần Đình Mạnh - Quản lý Số điện thoại: 0976 165 468 - 0946021789 Năm thực hiện: 2023 - 2024
  3. MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Tính mới và những đóng góp của đề tài .......................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2 3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 2 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 2 4. Đối tượng và giới hạn của đề tài ..................................................................... 3 5. Thời gian thực hiện đề tài ................................................................................ 3 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 7. Cấu trúc của đề tài Gồm 62 trang, trong đó: ................................................... 3 I. Cơ sở lí luận ..................................................................................................... 4 1. Quản lý và quản lý học sinh ............................................................................ 4 1.1. Quản lý ......................................................................................................... 4 1.2. Quản lý học sinh ........................................................................................... 4 2. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT ............................................................. 5 3. Vai trò của việc quản lý và giúp đỡ học sinh ở trọ.......................................... 5 4. Khái niệm giáo viên chủ nhiệm ....................................................................... 6 5. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp ................ 6 6. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm ................................................................. 7 7. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lí và giúp đỡ học sinh ở trọ ......................................................................................................................... 7 II. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 8 1. Thực trạng học sinh ở trọ và thực trạng công tác quản lí và giúp đỡ học sinh ở trọ tại trường THPT Tương Dương 2 .................................................................. 8 2. Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của thực trạng công tác quản lí và giúp đỡ HS ở trọ tại trường THPT Tương Dương 2 ................................................. 10 2.1. Thuận lợi..................................................................................................... 10 2.2. Khó khăn..................................................................................................... 11 III. Một số kinh nghiệm và giải pháp tăng cường công tác quản lý, giúp đỡ học sinh ở trọ thông qua công tác chủ nhiệm tại Trường THPT Tương Dương 2 .. 14 1. Tìm hiểu nhu cầu, nắm bắt số lượng học sinh ở trọ vào đầu mỗi năm học để xây dựng kế hoạch quản lý, giúp đỡ .................................................................. 14
  4. 1.1. Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp rà soát, nắm bắt, tìm hiểu hoàn cảnh, nắm bắt tư tưởng lối sống học sinh. ................................................................................ 14 1.2. Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu thông tin của các chủ thể liên quan ........... 15 1.3. Xây dựng kế hoạch quản lý, giúp đỡ .......................................................... 15 2. GVCN hướng dẫn HS ở trọ xây dựng thời gian biểu tự học......................... 16 3. Thực hiện chương trình đưa học sinh ở trọ lên trường học vào các buổi tối 17 4. Quan tâm, thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với học sinh, nhất là học sinh ở trọ ............................................................................................................ 18 5. Coi trọng công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh nói chung và học sinh ở trọ nói riêng ................................................................................. 18 6. Giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật; nội quy, quy chế; cam kết với nhà trường .......................................................................................................... 21 7. Tăng cường giáo dục kĩ năng sống................................................................ 24 8. Phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trọ ..................................................... 25 9. Tăng cường công tác phối hợp quản lý và giúp đỡ học sinh ở trọ; nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực của nhà trường, chính quyền địa phương, chủ trọ và cha mẹ trong quản lý và giúp đỡ học sinh ở trọ ...................................... 27 9.1. Đối với bản thân học sinh ở trọ .................................................................. 27 9.2. Đối với Ban Giám hiệu, Đoàn trường, Giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh ở trọ và các tổ chức khác trong trường .............................................................. 28 10. Thiết lập đường dây nóng giữa chủ nhà trọ, ban quản lý trường, giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh........................................................................... 33 11. Đổi mới cách thức phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương và chủ nhà trọ ................................................................................................................ 33 12. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở trường THPT Tương Dương 2 ........................................................................................................................... 36 12.1. Tạo ra các sân chơi lành mạnh cho học sinh ở trọ sau giờ học ................ 36 12.2. Phát động thi đua xây dựng khu trọ văn hóa, lành mạnh, vệ sinh, thân thiện ........................................................................................................................... 37 IV. Kết quả đạt được khi thực hiện sáng kiến trong công tác quản lý và giúp đỡ học sinh ở trọ tại Trường THPT Tương Dương 2 ............................................. 38 1. Những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý học sinh ở trọ và nề nếp nhà trường. ......................................................................................................... 38 2. Sự thay đổi trong nhận thức của học sinh ở trọ, phụ huynh và chủ nhà trọ .. 38 3. Xây dựng được những tấm gương tích cực, trưởng thành trong số học sinh ở trọ đóng góp chung vào thành tích của nhà trường, đoàn trường ..................... 39
  5. 4. Những việc làm thiết thực tạo dấu ấn và niềm tin đối với phụ huynh, học sinh và nhân dân trên địa bàn .................................................................................... 39 5. Kết quả chất lượng học sinh ở trọ ................................................................. 40 5.1. Kết quả chất lượng học sinh ở trọ của toàn trường .................................... 40 5.2. Kết quả chất lượng học sinh lớp chủ nhiệm ............................................... 41 V. Khảo sát mực độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp................. 43 1. Mục đích khảo sát .......................................................................................... 43 2. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................................... 43 2.1. Nội dung khảo sát ....................................................................................... 43 2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ................................................... 43 3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................ 44 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ............... 44 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ................................................... 44 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất .................................................. 46 PHẦN III. KẾT LUẬN ..................................................................................... 49 1. Kết luận.......................................................................................................... 49 2. Đề xuất, kiến nghị.......................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 51 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 52 Phụ lục 01: Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên .................................................. 52 Phụ lục 02: Phiếu tham khảo ý kiến học sinh ................................................... 54 Phụ lục 03. Nội quy nhà trọ ............................................................................... 57 Phụ lục 04: Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ................. 58
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN TT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Học sinh HS 2 Giáo viên GV 3 Ban giám hiệu BGH 4 Trung học phổ thông THPT 5 Giáo dục phổ thông GDPT 6 Phụ huynh PH 7 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 8 Phó hiệu trưởng PHT 9 Học kỳ HT
  7. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trường THPT Tương Dương 2 đóng trên địa bàn xã Tam Quang, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An thuộc huyện miền núi có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn (một trong 3 huyện nghèo của tỉnh Nghệ An), có diện tích rộng, địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, một số xã vùng sâu thì đi lại chỉ bằng đường sông. Huyện có 17 xã và 1 thị trấn; có nhiều xã, bản thuộc khu vực biên giới với nước Lào. Học sinh chủ yếu là con em người dân tộc Thái. Đời sống nhân dân trong huyện còn rất khó khăn, điều này đã tác động không nhỏ đến các điều kiện phát triển giáo dục và đào tạo. Vùng tuyển của trường thuộc các xã: Tam Quang, Tam Đình, Yên Thắng, Yên Hoà, Nga My, Xiềng My, Yên Tĩnh thuộc huyện Tương Dương và xã Lạng Khê thuộc Huyện Con Cuông nên có nhiều học sinh phải di chuyển một khoảng cách khá xa từ nhà đến trường, thậm chí có em phải đi hơn 100 km. Do đường sạt lở đi lại khó khăn nên đa số gia đình phải lựa chọn giải pháp là thuê nhà trọ cho các em ở lại gần khu vực trường để tham gia học tập. Theo thống kê, tại trường THPT Tương Dương 2 có hơn 200/568 em học sinh phải ở trọ, đây là một con số không nhỏ, nếu công tác quản lý không tốt sẽ có những hệ luỹ, tác động và ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học của nhà trường. Vì vậy, vấn đề quan tâm đến công tác quản lý, giúp đỡ học sinh ở trọ cần được chú trọng hơn bao giờ hết. Đối với các em học sinh ở trọ, đây là lứa tuổi vị thành niên, các em phải ở trọ xa gia đình, xa vòng tay của bố mẹ; bản thân các em cũng chưa trưởng thành, bản lĩnh chưa đủ vững vàng, dễ lơ là, buông thả nếu thiếu sự quan tâm của bố mẹ, chủ nhà trọ, của thầy cô và buông lỏng quản lý của địa phương dễ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát bản thân và gây nên những hậu quả đáng tiếc, có thể kể đến như: xao nhãng việc học tập, ham chơi quá mức, đi quá giới hạn trong vấn đề tình cảm, tảo hôn, bỏ học giữa chừng và cuối cùng dẫn đến việc hủy hoại tương lai của chính bản thân mình. Vấn đề quản lý, đảm bảo an ninh, giáo dục và giúp đỡ học sinh ở trọ thời gian trước vẫn chưa thực sự được nhà trường quan tâm đúng mức, các bậc phụ huynh thiếu phương pháp, địa phương còn buông lỏng. Có thể đã có sự can thiệp và một vài biện pháp nhất định nhưng nhìn chung, vẫn chưa triệt để và tác động sâu sắc đến các em trong sinh hoạt và học tập. Bởi vậy, chúng tôi nhận thấy, đây thực sự là một vấn đề mang tính cấp thiết, hệ trọng và cần có sự phối hợp đồng bộ. Nếu giải quyết tốt vấn đề này thì ngoài việc đảm bảo an ninh và giáo dục học sinh, nâng cao được chất lượng học tập còn góp phần ổn định và phát triển đối với địa phương. Công tác chủ nhiệm đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường với học sinh, là sợi dây liên kết không thể thiếu với phụ huynh học sinh, là người chịu trách nhiệm 1
  8. trước nhà trường về mọi hoạt động, hành vi của học sinh và là người quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu với học sinh trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Đặc biệt là những khó khăn mà học sinh ở trọ gặp phải trong học tập và cuộc sống. Do đó, giáo viên chủ nhiệm cần phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức trong nhà trường, phụ huynh, các tổ chức xã hội khác để có các giải pháp quản lí, giáo dục và giúp đỡ học sinh, đặc biệt là học sinh ở trọ. Đứng trước thực trạng đó, chúng tôi luôn trăn trở và nỗ lực tìm kiếm những giải pháp thực sự hiệu quả để có thể cải thiện công tác quản lý, giáo dục và giúp đỡ đối với học sinh ở trọ tại trường THPT Tương Dương 2 trong những năm qua, đồng thời nhân rộng ra đối với các trường khác trên địa bàn huyện Tương Dương. Với những kết quả đã đạt được, chúng tôi thực hiện đề tài:“Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý và giúp đỡ học sinh ở trọ thông qua công tác chủ nhiệm tại trường THPT Tương Dương 2 trong giai đoạn hiện nay”. 2. Tính mới và những đóng góp của đề tài Cung cấp cơ sở lí luận về công tác quán lí học sinh, học sinh ở trọ, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT, vai trò của việc quản lí và giúp đỡ học sinh ở trọ. Làm rõ thực trạng học sinh ở trọ tại trường THPT Tương Dương 2, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. Đề xuất một số giải pháp cơ bản tăng cường công tác quản lý và giúp đỡ học sinh ở trọ tại trường THPT Tương Dương 2 thông qua công tác chủ nhiệm, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. Những giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm có thể trở thành tài liệu tham khảo cho giáo viên chủ nhiệm, các cấp quản lý giáo dục, các trường học thực hiện tốt việc quản lý, giúp đỡ những học sinh ở trọ, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh để đạt mục tiêu đề ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích thực trạng học sinh ở trọ tại trường THPT Tương Dương 2, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây. Từ những giải pháp đã áp dụng có hiệu quả trong việc quản lý và giúp đỡ học sinh ở trọ tại Trường THPT Tương Dương 2 trong những năm gần đây, đề xuất các giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ đối với việc quản lý, giúp đỡ học sinh ở trọ thông qua công tác chủ nhiệm tại trường THPT Tương Dương 2 trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ thực trạng học sinh ở trọ tại Trường THPT Tương Dương 2, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây. 2
  9. Trình bày một số giải pháp mà Trường THPT Tương Dương 2 đã thực hiện trong những năm gần đây. Phân tích nguyên nhân và đề ra một số giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, giúp đỡ học sinh ở trọ đạt hiệu quả cao. 4. Đối tượng và giới hạn của đề tài Tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý và giúp đỡ cho học sinh ở trọ tại trường THPT Tương Dương 2 5. Thời gian thực hiện đề tài Năm học 2021-2022: hình thành ý tưởng. Năm học 2022-2023: trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, điều tra thực trạng quản lí và giúp đỡ học sinh ở trọ tại trường THPT Tương Dương 2, để thấy được những thuận lợi và khó khăn của thực trạng quản lí và giúp đỡ học sinh ở trường THPT Tương Dương 2. Từ đó, phân tích nguyên nhân và đề ra một số giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, giúp đỡ học sinh ở trọ đạt hiệu quả cao. Năm học 2023-2024: Tiến hành thực nghiệm sư phạm, viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm và tham vấn đồng nghiệp. 6. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp, điều tra xã hội học, thống kê thực tế tại trường THPT Tương Dương 2 từ năm học 2022 – 2023. 7. Cấu trúc của đề tài Gồm 62 trang, trong đó: Phần I: Đặt vấn đề (3 trang) Phần II: Nội dung nghiên cứu (40 trang) trong đó: I. Cơ sở lí luận (4 trang) II. Cơ sở thực tiễn (6 trang) III. Một số kinh nghiệm và giải pháp tăng cường công tác quản lý, giúp đỡ học sinh ở trọ thông qua công tác chủ nhiệm tại Trường THPT Tương Dương 2 (24 trang) IV. Kết quả thực nghiệm (5 trang) V. Kết quả khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất (6 trang) Phần III: Kết luận (3 trang) Tài liệu tham khảo (1 trang) Phụ lục (11 trang) 3
  10. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lí luận 1. Quản lý và quản lý học sinh 1.1. Quản lý Quản lý đó là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống các quy định, các chính sách, các nguyên tắc, phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. Nói một cách khái quát: Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt tới các mục tiêu đề ra. 1.2. Quản lý học sinh Quản lý học sinh là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của hệ thống tổ chức quản lý học sinh thông qua các quy định, quy chế, các chính sách và bằng các phương pháp, biện pháp cụ thể, với những nội dung cụ thể nhằm đạt được các mục đích, yêu cầu của công tác học sinh. Nội dung công tác quản lý học sinh trong trường THPT bao gồm: Công tác tổ chức hành chính (tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học; sắp xếp bố trí vào các lớp; chỉ định Ban cán sự lớp lâm thời; làm thẻ cho học sinh; tiếp nhận học sinh vào ở nội trú; thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của học sinh...); công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh (theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của học sinh; phân loại, xếp loại học sinh; tổ chức thi đua, khen thưởng, kỷ luật học sinh; tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - học sinh”; tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi học sinh giỏi, Olympic các môn học; tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh; tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác; tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng nhà trường với phụ huynh học sinh; theo dõi công tác phát triển Đảng trong học sinh; tổ chức tư vấn học tập, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh …); Công tác y tế, thể thao; thực hiện các chế độ, chính sách đối với học sinh; Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; thực hiện công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa ba môi trường Nhà trường - Gia đình và Xã hội; quản lý học sinh nội trú, ngoại trú… Hệ thống tổ chức, quản lý công tác học sinh trong trường THPT gồm có Hiệu trưởng (các Phó hiệu trưởng phụ trách công tác học sinh), các tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm (cố vấn học tập, trợ lý) và lớp học sinh. Muốn quản lý học sinh tốt, trước tiên người quản lý phải được đào tạo các kiến thức cơ bản về lĩnh vực này một cách có hệ thống, nắm được các quy luật khách quan về sự phát triển tâm lý, sinh lý của học sinh, biết vận dụng các quy luật kinh tế 4
  11. trong việc động viên khuyến khích học sinh. Bên cạnh đó người làm công tác quản lý học sinh còn phải biết phát huy vai trò của các lực lượng khác nhau trong xã hội để tạo ra và duy trì môi trường sư phạm mà ở đó mọi thành viên tham gia công tác học sinh cùng hợp tác để hoàn thành mục tiêu đào tạo đã đề ra. 2. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT Nắm bắt đặc điểm, nhận thức, tâm sinh lý của học sinhTHPT là cơ sở cần thiết để chúng ta có cái nhìn đa chiều và đưa ra được các giải pháp cần thiết nhằm quản lý và giúp đỡ các em, nhất là đối với những học sinh ở trọ xa gia đình. Học sinh THPT có độ tuổi từ 15 đến 18. Đây là giai đoạn phát triển, bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi vào tuổi người lớn, là tuổi đầu thanh niên. Ở lứa tuổi này các em có những thay đổi nhanh chóng về tâm lý, sinh lý. Về mặt sinh lý: ở tuổi này các em có sự phát triển khá hoàn chỉnh về cơ thể. Do có sự phát triển mạnh của các hoóc môn sinh dục ở tuổi vị thành niên, các em bắt đầu quan tâm đến bạn khác giới, xuất hiện những cảm giác, cảm xúc giới tính mới lạ, chứa đựng rất nhiều tâm trạng: thiện cảm, buồn rầu, nhớ nhung, phấn khởi... Tuy nhiên, có một số em không kiểm soát được cảm xúc của mình dẫn đến bị lôi cuốn vào con đường yêu đương, tình ái nên các em rất dễ sa ngã, dễ bị rủ rê, lôi kéo vào các hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy kết quả học tập, lao động và sức khỏe bị giảm sút rõ rệt, có nhiều hành vi thiếu kiểm soát dẫn đến những hậu quả xấu ngoài ý muốn của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. Về mặt tâm lý: lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn có những chuyển biến lớn. Các em chưa thoát khỏi gia đình để hoàn toàn độc lập nhưng mong muốn được tự lập, chưa là người lớn nhưng muốn làm người lớn, muốn được trao đổi, bàn bạc nhiều vấn đề hơn với người lớn và có xu hướng tách khỏi sự ràng buộc của gia đình. Các em không còn muốn đi chung với cha mẹ, muốn tự chọn bạn, muốn được thực hiện mọi việc theo ý thích của mình, tự chứng minh bản thân... Trong suy nghĩ thường thích lập luận, lý sự và nhìn sự việc theo quan điểm riêng, không còn coi gia đình là giá trị duy nhất, bắt đầu tìm những chỗ dựa nhất định từ phía giáo viên, nhà trường, bạn bè nơi mình đang sống và học tập. Giai đoạn phát triển đặc biệt này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ gia đình, nhà trường, bạn bè và xã hội, đồng thời đây cũng là giai đoạn gây nhiều lo lắng cho các bậc cha mẹ, nhà trường và cộng đồng. 3. Vai trò của việc quản lý và giúp đỡ học sinh ở trọ Công tác quản lý trong trường học nói chung và quản lý học sinh ở trọ nói riêng có vị trí, vai trò rất quan trọng trong quá trình quản trị trường học. Học sinh ở trọ là một bộ phận không thể tách rời trong quá trình giáo dục tại nhà trường, việc quản lý và giúp đỡ các đối tượng học sinh này là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, nhà trường đóng vai trò chủ đạo, là khâu then chốt, quan trọng để chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, đi vào ý thức, hành động của từng học sinh. 5
  12. Nhà trường là cầu nối, đồng thời là chủ thể trong việc quản lý và giúp đỡ học sinh để đạt được các mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Vai trò quan trọng này của công tác quản lý bắt nguồn từ chính vai trò và giá trị của các nhà trường, quản lý của giáo viên đối với học sinh và nó sẽ được nâng cao tới việc tất cả học sinh trong trường đều được chăm sóc, dạy dỗ và quản lý tốt. 4. Khái niệm giáo viên chủ nhiệm Từ điển tiếng Việt cũng như các tài liệu khác cho đến nay chưa hề có khái niệm về giáo viên chủ nhiệm. Đã có một vài tài liệu đưa ra cách hiểu về thuật ngữ này ở các phương diện khác nhau nhưng đều thống nhất cho rằng: “Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý, giáo dục học học sinh; tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của lớp do mình phụ trách; phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh”. Ở đây, trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ bàn đến giáo viên chủ nhiệm là người làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT, đơn vị cơ bản được thành lập để tổ chức giảng dạy và giáo dục học sinh đó là lớp học. Để quản lý và giáo dục học sinh của lớp học, nhà trường cử ra một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp đó có đủ tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Như vậy, có thể hiểu: Giáo viên chủ nhiệm là giáo viên chính, giáo viên chủ chốt, chịu trách nhiệm quản lý, giáo dục học sinh trong một lớp học trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. 5. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức, nhân cách. Chính vì thế, có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm . Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp học, là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Nói như PGS.TS Đặng Quốc Bảo - học viện quản lý giáo dục - thì giáo viên chủ nhiệm lớp là nhà quản lý không có dấu đỏ. Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: người lãnh đạo lớp học; người điều khiển lớp học; người làm công tác phát triển lớp học; người làm công tác tổ chức lớp học; người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh; người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp. Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường - gia đình và xã hội, là cánh tay nối dài của hiệu trưởng. Nếu thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng, 6
  13. có ý thức tổ chức và kỷ luật tốt. 6. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm Thứ nhất, giáo viên chủ nhiệm phải là người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển lớp học, bao quát toàn bộ các phương diện của lớp học. Thứ hai, giáo viên chủ nhiệm là người giám sát mọi hoạt động trong lớp, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của học sinh. Thứ ba, trong các hoạt động tập thể, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò định hướng cho học sinh, tham mưu, cố vấn khi cần thiết, tuyệt đối không làm thay việc. Bản thân người giáo viên phải luôn lấy học sinh làm trung tâm của 8 hoạt động dạy học và giáo dục. Với vai trò định hướng, giáo viên chủ nhiệm sẽ thực hiện “giao quyền” cho học sinh, từ đó góp phần phát triển phẩm chất, năng lực người học, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. Thứ tư, giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp mình phụ trách, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng, trước hội đồng giáo dục nhà trường về chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh trong lớp khi tổng kết năm học. Thứ năm, giáo viên chủ nhiệm phải là cầu nối giữa ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức trong trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm còn giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội. Cầu nối giữa các tổ chức, cá Vai trò của GVCN Lãnh đạo, tổ chức, nhân với lớp học điều khiển lớp học Chịu trách nhiệm về chất Định hướng, tham mưu, cố Giám sát, kiểm tra, lượng học tập của HS vấn cho học sinh đánh giá học sinh Vai trò của giáo viên chủ nhiệm 7. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lí và giúp đỡ học sinh ở trọ Giáo viên chủ nhiệm là người có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh đặc biệt là học sinh ở trọ, vì vậy giáo viên cần xác định được trách nhiệm, vai trò của mình đối với việc quản lí và giúp đỡ học sinh ở trọ. GVCN cần dành nhiều thời gian, công sức và sự quan tâm để nắm bắt được tình hình, đặc điểm trên cơ sở đó tìm ra biện pháp giúp đỡ các em học tập tốt hơn. GVCN là người giúp học sinh xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập, động viên giúp đỡ các em giải quyết các khó khăn trong học tập. GVCN chính là cầu nối giữa nhà trường, gia đình và chủ trọ trong việc phối hợp quản lý, giáo dục và giúp đỡ học 7
  14. sinh, là sợi dây liên kết giữa giáo viên bộ môn và học sinh lớp chủ nhiệm. Như vậy, GVCN có một vị trí quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, ý thức đạo đức HS, tạo điểm nhấn góp một phần xây dựng “Trường học hạnh phúc” là một trong những nhân tố thúc đẩy sự hình thành nhân cách của HS, mang lại một phần kết quả rèn luyện đạo đức, học tập của các em. II. Cơ sở thực tiễn 1. Thực trạng học sinh ở trọ và thực trạng công tác quản lí và giúp đỡ học sinh ở trọ tại trường THPT Tương Dương 2 Để tiến hành tìm hiểu về thực trạng học sinh ở trọ và thực trạng công tác quản lí và giúp đỡ học sinh ở trọ tại trường THPT, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn đối với GV và HS với mục đích thu thập thông tin, phân tích khó khăn, thuận lợi của thực trạng học sinh ở trọ và thực trạng công tác quản lí và giúp đỡ học sinh ở trọ tại trường THPT. Nội dung khảo sát: Tìm hiểu về nhận thức, hiểu biết về việc quản lí và giúp đỡ HS ở trọ của GV và HS; nhu cầu, số lượng HS ở trọ và chất lượng phòng trọ, sự quan tâm của phụ huynh, chủ nhà trọ về vấn đề quản lí và giúp đỡ HS ở trọ trong sinh hoạt ăn ở, không gian, môi trường học tập; an ninh nơi trọ, nội quy tại nhà trọ; những khó khăn của học sinh ở trọ. Đối tượng khảo sát: 30 chủ nhà trọ; 38 giáo viên ở trường THPT Tương Dương 2 và 323 học sinh ở trọ của trường THPT Tương Dương 2. Thời gian khảo sát: Từ tháng 9/2023 đến tháng 11/2023 Phiếu khảo sát GV và HS (trong phần phụ lục 01, 02 kèm theo) Sau khi thu thập, phân tích, tổng hợp qua các phiếu điều tra, kết quả như sau: 1. Thống kê tỉ lệ % đánh giá của GV và HS về mức độ quan trọng của việc lựa chọn nơi ở trọ của HS Đánh giá của HS Đánh giá của GV Bình Không Bình thường quan trọng thường Không 12% 0% 5% quan trọng 0% Rất quan Quan trọng trọng 40% 29% Rất quan Quan trọng trọng 66% 48% Qua kết quả khảo sát cho thấy: cả GV và HS đều thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn nơi ở trọ, nơi ở trọ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và nhất là việc 8
  15. học tập của HS. 2. Thống kê đánh giá của HS về thời gian học bài ở phòng trọ Không cần Đánh giá của GV thiết Đánh giá của HS 0% Cần thiết 32% Không cần Cần thiết thiết 33% 1% Rất cần Rất cần thiết thiết 68% 66% Kết quả thống kê cho thấy: các em dành rất ít thời gian để học bài ở nhà trọ, hầu hết các em chỉ học khoảng 30 phút hoặc chỉ soạn sách vở cho ngày mai. 3. Thống kê tỉ lệ % đánh giá của GV và HS theo các mức độ cần thiết phải giúp đỡ và quản lí HS ở trọ Nhận xét của HS Từ biểu đồ, cả 150 GV và HS đều cho 100 rằng rất cần thiết và cần thiết giúp đỡ và 50 quản lí HS ở trọ. 0 30 phút 1 giờ 1,5 giờ > 2 giờ Chỉ soạn sách vở 4. Nhận xét của GV về việc nhà trường, GVCN kiểm tra việc sinh hoạt, học tập tại phòng trọ của HS Nhận xét của GV Biểu đồ thể hiện, BGH, Chưa bao giờ Thường xuyên GVCN đã quan tâm đến việc 34% 26% kiểm tra việc sinh hoạt, học tập Thỉnh thoảng tại phòng trọ của HS nhưng 40% chưa thật thường xuyên. 5. Thống kê đánh giá của GV về mức độ phối hợp của GVCN, chính quyền địa phương, công an xã, chủ nhà trọ, phụ huynh có con em ở trọ với nhà trường về việc giúp đỡ, quản lí HS ở trọ TT Các chủ thể Các mức độ Rất phối hợp Phối hợp Bình thường Không phối hợp 1 Chính quyền địa phương 5 (13%) 20 (53%) 13 (34%) 0 (0%) với nhà trường 9
  16. 2 Công an xã với nhà trường 7 (18%) 8 (21%) 12 (32%) 11 (29%) 3 Chủ nhà trọ với nhà 4 (11%) 13 (34%) 18 (47%) 3 (8%) trường, GVCN 4 Phụ huynh có HS ở trọ với 12 (32%) 21 (55%) 5 (13%) 0 (0%) nhà trường, GVCN Qua bảng kết quả khảo sát cho chúng ta thấy được: đã có sự phối kết hợp giữa các chủ thể gồm nhà trường, gia đình và xã hội nhưng đang ở mức bình thường là chủ yếu. 6. Thống kê đánh giá của GV và HS về công tác vệ sinh chung tại các nhà trọ Đáng giá của GV Đánh giá của HS Không Tốt đảm bảo Không Tốt 10% 25% đảm bảo 9% Khá 33% 17% Bình Khá thường 41% Bình 24% thường 41% Qua khảo sát: công tác vệ sinh chung và riêng tại các khu nhà trọ chưa được đảm bảo, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và sinh hoạt của HS. Như vậy, thông qua khảo sát GV và HS chúng tôi nhận thấy nhìn chung các GV đều nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tăng cường công tác quản lí và giúp đỡ học sinh ở trọ. Tuy nhiên, việc triển khai, tổ chức sao cho hiệu quả, phù hợp với điều kiện của nhà trường là vấn đề trăn trở của các thầy cô. Đối với các em HS, để sống trong môi trường mới (nhà trọ) sao cho tự lập, tự phát triển bản thân hoà nhập, thích ứng với cuộc sống, phát triển kĩ năng và năng lực là điều hết sức cần thiết. 2. Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của thực trạng công tác quản lí và giúp đỡ HS ở trọ tại trường THPT Tương Dương 2 2.1.Thuận lợi Phần lớn học sinh trường THPT Tương Dương 2 đều có đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó; có ý thức chăm chỉ học tập, chịu khó rèn luyện phẩm chất đạo đức. Một số em có có ý chí học tập, vượt khó, vươn lên trong học tập nên thành tích học tập tốt, đạt kết quả cao, có một số em nằm trong đội tuyển học sinh giỏi của trường và đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, thi đỗ đại học. Các em luôn tin tưởng vào thầy cô, ngoan hiền và dễ bảo, luôn tôn trọng và 10
  17. kính trọng thầy cô. Đa số giáo viên nhiệt tình, luôn quan tâm và giúp đỡ HS trong mọi tình huống. Coi HS như con của mình, chăm sóc yêu thương và quý trọng các em. GV đều có phẩm chất đạo đức tốt, luôn đi đầu và làm gương cho học sinh noi theo trong mọi tình huống. Không ngừng học tập rèn luyện bản thân để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 2.2. Khó khăn Về phía giáo viên chủ nhiệm Một số giáo viên chủ nhiệm chưa nhiệt tình, trách nhiệm, chưa quan tâm, sát sao đối với học sinh, không nắm được thông tin về HS, địa điểm trọ của các em, chưa có những biện pháp để quản lí, giúp đỡ, động viên, khích lệ các em, đặc biệt là HS ở trọ. Về phía học sinh Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của giáo dục còn hạn chế, 92% HS được tham gia phỏng vấn coi nhận thức về giáo dục chưa đầy đủ là yếu tố tác động tiêu cực đến việc học tập. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến thái độ, quyết tâm, nỗ lực cần thiết và chuyên cần của học sinh, hệ quả là học sinh đi học không chuyên cần. Học sinh ở trọ xa gia đình thiếu sự quan tâm, chăm sóc và giám sát chặt chẽ của bố mẹ. Không ít HS ở trọ chưa đủ ý thức và sự tự giác, không những không chịu tự nỗ lực học tập mà còn lợi dụng sự kiểm soát lỏng lẻo khi sống xa bố mẹ để chơi bời lêu lổng, đánh bài, chơi game thường xuyên hay chơi điện thoại quá nhiều; thậm chí, một số trường hợp không tránh khỏi những cám dỗ của cuộc sống mà dấn thân vào những con đường tiêu cực như đánh bài ăn tiền, trộm cắp, thậm chí có học sinh nghiện ngập và vi phạm pháp luật. Do tác động của kinh tế thị trường, một số học sinh còn đề cao giá trị vật chất, sống buông thả, xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, coi nhẹ môi trường giáo dục gia đình và nhà trường. Tư tưởng bằng lòng với cuộc sống hiện tại, không phấn đấu, chỉ thích chơi, nghiện game và mê điện thoại…đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý, giáo dục của các nhà trường, nhất là rơi vào những học sinh ở trọ xa nhà. Phần lớn các em học sinh còn ít quan tâm đến các vấn đề chính trị xã hội, thiếu thông tin về tình hình kinh tế, chính trị của đất nước; ít tham gia các hoạt động xã hội; chưa được giao lưu, tiếp xúc nhiều. Các em còn thiếu các tri thức thực tiễn và kỹ năng sống, do đó xử lý các tình huống trong cuộc sống có lúc còn bồng bột, nóng vội, theo bản năng...Bởi vậy các em dễ bị sa đà vào các tệ nạn xã hội; kẻ xấu lợi dụng lôi kéo vào các hoạt động thiếu lành mạnh, quan hệ nam nữ lứa tuổi học trò…Điều này lại càng nguy hiểm hơn đối với những học sinh ở trọ khi thiếu sự quản lý của gia đình, sự quan tâm của nhà trường và các tổ chức xã hội. 11
  18. Do vậy, ngoài giờ học chính ở trường, các em thường tự do đi chơi không kể giờ giấc, không đầu tư cho học tập. Về phía phụ huynh Do điều kiện sống khó khăn, nhận thức giản đơn, phụ huynh học sinh là dân dân tộc thiểu số, miền núi chưa quan tâm nhiều đến việc học tập và phát triển của con mình. Nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục còn hạn chế, 100% người được tham gia phỏng vấn coi nhận thức về giáo dục chưa đầy đủ là yếu tố tác động tiêu cực đến việc học tập của con em. Bên cạnh đó tập quán của các dân tộc thiểu số có lịch sử du canh, du cư lâu đời, cha mẹ đi làm ăn xa, đi làm nương rẫy để con ở nhà với ông bà nên thiếu sự quản lí từ nhỏ. Vấn đề trường lớp xa nhà, đi lại khó khăn cũng là một trong những rào cản đối với việc quản lí của phụ huynh đối với con em mình. Các gia đình hầu hết thuộc hộ nghèo, cận nghèo nên chi phí sinh hoạt hàng tháng cho HS ở trọ cũng là điều trăn trở của phụ huynh và HS. Nó ảnh hưởng không nhỏ tới đời sông sinh hoạt của các em ở trọ. Về phía chủ nhà trọ Việc sinh hoạt của học sinh tại các khu nhà trọ nhìn chung phụ thuộc vào từng chủ nhà trọ và ý thức tự giác, tự quản của các em. Đa số các chủ trọ chỉ quản lí số lượng học sinh ở trọ, không quản lí thời gian tự học và nề nếp sinh hoạt. Một số nhà trọ không có sự quản lí của chủ trọ hoặc quản lí rất lỏng lẻo, lâu lâu chủ trọ ghé qua để thu tiền. Ngoài ra, có vài nhà trọ còn đặt thêm bàn Pi-A, mở quán nhậu … để tăng thêm thu nhập. Về cơ sở vật chất ở các khu nhà trọ Phần lớn, mỗi phòng trọ chỉ đủ chỗ cho một chiếc giường (được đóng từ các tấm ván ghép lại với nhau), một bàn để vật dụng nấu nướng và không có nơi để đặt bàn học cho các em. Việc tắm giặt đa phần đều phải sinh hoạt chung, thêm vào đó là ở một số dãy trọ, các công trình vệ sinh luôn ở trong tình trạng không đảm bảo, kém chất lượng. Mọi sinh hoạt của một học sinh chỉ gói gọn trong không gian chật hẹp ấy. Phòng ở chật hẹp thiếu thốn nhưng các em lại ở ghép 4 đến 5 học sinh trong một phòng để giảm chi phí phòng ở (vì một mình không thể chi trả tiền thuê trọ hàng tháng). Vì thế khó khăn cho việc học tập lại càng khó khăn hơn. Về phía nhà trường Trong một thời gian dài, do không nắm bắt được nhu cầu cần thiết, đánh giá được thực trạng và những hệ lụy trong việc buông lỏng quản lý đối với đối tượng học sinh này nên phần lớn nhà trường đã bị động trước nhiều trường hợp học sinh ở trọ vi phạm pháp luật bị buộc thôi học, bỏ học giữa chừng để đi làm hoặc lập gia 12
  19. đình. Tính trung bình chung tại Trường THPT Tương Dương 2 từ năm học 2022- 2023 trở về trước, mỗi năm có khoảng 25 đến 30 em rơi vào trường hợp này và phải chia tay lứa tuổi học trò. Nhà trường chưa có động thái, giải pháp có tính bài bản, hệ thống và hiệu quả chưa cao để quản lý, giáo dục và giúp đỡ đối với HS ở trọ mà chỉ chỉ dừng lại ở việc giải quyết các vụ việc đơn lẻ. Sự phối kết hợp trong việc quản lý, giáo dục học sinh ở trọ chưa được định hình, còn thiếu chặt chẽ. Lãnh đạo nhà trường chưa xác định được vị trí trung tâm để làm cầu nối trong sự phối hợp công tác quản lý, giúp đỡ các em học sinh ở trọ. Mối quan hệ giữa Nhà trường - Cha mẹ học sinh ở trọ - Chủ nhà trọ - Chính quyền địa phương nơi có học sinh ở trọ (nhất là lực lượng Công an) chưa được thiết lập. Chính điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc đề ra các giải pháp phối hợp có tính khả thi và hiệu quả. Việc tuần tra, kiểm soát của lực lượng Công an đối với các khu nhà trọ chưa nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các chủ nhà trọ; các chủ trọ chưa làm tốt công tác khai báo tạm trú, tạm vắng đối với học sinh ở trọ hoặc chưa có nội quy phòng trọ...giữa cha mẹ học sinh ở trọ cùng nhau hoặc giữa cha mẹ học sinh ở trọ với chủ nhà trọ chưa có sự liên hệ, gửi gắm nên chưa nhận được sự quan tâm để quản lý, giúp đỡ các em. Sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm lớp đôi khi chưa thật nhịp nhàng. Việc tổ chức các hoạt động nhằm tập hợp học sinh ở trọ chưa nhiều, nhất là thời gian các em không lên lớp; thời gian rảnh rỗi các em còn thiếu các sân chơi bổ ích, thiết thực, thiếu sự quản lí thúc dục việc tự ôn tập. Cơ sở vật chất trong khu nhà trọ chưa đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của học sinh, phần lớn mới chỉ đảm bảo nhu cầu tối thiểu trong việc sinh hoạt và học tập. GVCN và Đoàn thanh niên chưa phối hợp nhịp nhàng nên chưa phát huy hết tinh thần sáng tạo trong hoạt động, chưa xây dựng được các câu lạc bộ, các mô hình học tập để tạo điều kiện giúp đỡ học sinh ở trọ trong học tập, rèn luyện. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân, khó khăn đã đề cập ở trên, chúng tôi thấy nhận thấy, việc xây dựng cho học Dãy nhà trọ đang được HS thuê ở sinh những thói quen về hành vi, đạo đưc và học tập tốt khi xa gia đình là việc làm cần thiết. Bản thân được giao nhiệm vụ làm GVCN nên hiểu rõ tầm quan trọng của mình đối với HS lớp chủ nhiệm và HS ở trọ toàn trường. Vì thế, chúng tôi đã thực hiện một số biện pháp mang lại hiệu quả tốt trong việc quản lí và giúp đỡ học sinh ở trọ. 13
  20. III. Một số kinh nghiệm và giải pháp tăng cường công tác quản lý, giúp đỡ học sinh ở trọ thông qua công tác chủ nhiệm tại Trường THPT Tương Dương 2 1. Tìm hiểu nhu cầu, nắm bắt số lượng học sinh ở trọ vào đầu mỗi năm học để xây dựng kế hoạch quản lý, giúp đỡ 1.1. Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp rà soát, nắm bắt, tìm hiểu hoàn cảnh, nắm bắt tư tưởng lối sống học sinh. Vào đầu mỗi năm học, BGH có quyết định phân công nhiệm vụ, trong đó có phân công GVCN ở các lớp và yêu cầu tìm hiểu về hoàn cảnh của học sinh, đặc biệt là học sinh ở trọ, để từ đó có các giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các em sớm ổn định chỗ ăn, ở để yên tâm học hành. Với trường học có hơn 500 HS, trong đó với hơn 300 HS ở trọ (đều là học sinh dân tộc Thái và Khơ mú). Số HS ở trọ chiếm tỉ lệ gần 60% HS toàn trường. Tổng số HS ở trọ và HS toàn trường trong các năm học 2021-2022, 2022-2023, 2023-2024 được thể hiện ở bảng sau: Năm học 2021 - 2022 2022 - 2023 2023 - 2024 Tổng số HS 521 523 565 Tổng số HS ở trọ 307 318 323 Mỗi HS với những cá tính, phong cách, đặc điểm và hoàn cảnh sống khác nhau. Lối sống, hoàn cảnh sống và cả thói quen sinh hoạt còn chịu ảnh hưởng từ cách giáo dục của mỗi gia đình và cả phong tục tập quán của địa phương. Điều đó đã tác động khác nhau lên việc học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày tại khu trọ đồng thời tác động đến cách ứng xử với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. Bởi vậy, GVCN lập danh sách học sinh lớp 10 có nhu cầu ở trọ khi các em nhập học, rà soát lại các học sinh ở trọ của khối 11 và 12 và tìm hiểu thông tin học sinh về các mặt: năng lực học tập, đạo đức trong học tập; hoàn cảnh gia đình, môi trường sống; nghề nghiệp của bố mẹ; sinh sống ở đâu; gia đình có mấy anh chị em; nhu cầu, sở thích; ưu điểm, nhược điểm thậm chí cả những thói quen, tật xấu. Khi lập hồ sơ về học sinh ở trọ cần cụ thể, chi tiết với nhiều nguồn thông tin, vừa trực tiếp, vừa qua gia đình, bạn bè cùng lớp, GVCN ở cấp THCS; nắm bắt tất cả những thông tin về học sinh để từ đó phân loại ra các nhóm đối tượng khác nhau nhằm có cách thức quản lý, giúp đỡ phù hợp. Chính hoàn cảnh sống tác động lớn đến hành vi và cách ứng xử cũng như lối sống và sinh hoạt khi các em ở trọ: + Có nhiều gia đình không kiểm soát được việc chi tiêu của con, nay ở trọ con dễ chi tiêu sai mục đích; + Một số HS ở nhà được bố mẹ và anh chị nuông chiều nên không phải làm gì, giờ ra ở trọ chưa thể tự lập được. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2