intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tạo động lực và hứng thú trong học tập môn giáo dục thể chất ở trường THPT Quỳ Hợp 2

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:47

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là đánh giá thực trạng công tác GDTC ở Trường THPT Quỳ Hợp 2 tỉnh Nghệ An, đề tài lựa chọn các giải pháp có tính khả thi và bước đầu ứng dụng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho học sinh và đánh giá hiệu quả các giải pháp lựa chọn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tạo động lực và hứng thú trong học tập môn giáo dục thể chất ở trường THPT Quỳ Hợp 2

  1. PHẦN I:  ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Thể dục thể thao (TDTT) là lĩnh vực hoạt động không thể thiếu trong nền  văn hoá của mỗi dân tộc cũng như nền văn hoá của nhân loại. Là một phương tiện   giáo dục hữu hiệu về thể chất đối với mỗi con người. Giáo dục thể chất (GDTC)  có tầm quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ về thể lực với mục tiêu “Khoẻ để  học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ  quốc, khoẻ để chinh phục đỉnh cao tri thức” và   góp phần vào việc phát triển nhân cách cho học sinh. GDTC trong các trường phổ  thông là một mặt giáo dục quan trọng không thể  thiếu được trong sự  nghiệp   giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng  nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước, cũng như để mỗi công dân, nhất là thế  hệ  trẻ  có điều kiện “Phát triển cao về  trí tuệ, cường tráng về  thể  chất, phong   phú về  tinh thần, trong sáng về  đạo đức” để  đáp  ứng nhu cầu đổi mới của sự  nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong nhiều năm qua, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến việc phát  triển nền TDTT Việt Nam dân tộc, khoa học và nhân dân, chú trọng đến việc   tăng cường công tác GDTC trong các nhà trường. Quyết định số 2198/QĐ ­ TTg  ngày 03 tháng  12 năm 2010 của Th ủ  t ướ ng Chính phủ  về  Chiến lượ c phát  triển thể  dục, th ể  thao Vi ệt Nam  đến năm 2020 đề  cập: “ Đẩy mạnh công   tác giáo dục thể  chất và thể  thao trườ ng h ọc, bảo đả m yêu cầu phát triển   con ngườ i toàn diện, làm nền tảng phát triển thể  thao thành tích cao và góp   phần xây dựng lối sống lành mạnh trong tầng l ớp thanh ­ thi ếu niên”.   Chính vì vậy, công tác GDTC và hoạt động TDTT trong Nhà trường các   cấp là một mặt giáo dục quan trọng trong sự  nghiệp giáo dục và đào tạo, góp   phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài  cho đất nước. Quán triệt được vấn đề  này trong nhiều năm qua Bộ  Giáo dục   Đào tạo đã chú trọng cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm đưa vào   nề nếp, phát triển thể lực nâng cao chất lượng GDTC trong Nhà trường các cấp,  xây dựng qui hoạch phát triển và kế hoạch đổi mới công tác GDTC và thể thao  học đường. Trường THPT Quỳ  Hợp 2 tỉnh Nghệ An  tiền thân là trường vừa học vừa   làm, hiện tại 100% đội ngũ giáo viên đã được chuẩn hoá (tốt nghiệp đại học trở lên),  trong đó bộ môn Thể dục có 07 giáo viên. Nhiều năm qua giáo viên trong bộ môn đã   đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, học hỏi vươn lên nhằm không ngừng nâng cao trình độ  chuyên môn, năng lực sư phạm đặc biệt là kỹ năng lên lớp thực hành và tổ chức tập   luyện theo hướng tích cực, nhờ đó mà chất lượng dạy học ngày một nâng lên. Bộ  môn thường xuyên đề xuất với lãnh đạo nhà trường đẩy mạnh phong trào rèn luyện   thân thể trong đông đảo học sinh. Vì vậy, hiện nay nhà trường có phong trào TDTT   phát triển mạnh mẽ.Tuy nhiên, chất lượ ng các hoạt động TDTT nói chung,   công tác GDTC nói riêng còn chưa cao, m ột số không nhỏ  học sinh ch ưa hào  hứng với nội dung h ọc t ập, kh ả năng vận độ ng và việc thích ứng với các bài   1
  2. 2 tập của môn học còn hạn chế. Điều đó do nhiều nguyên nhân, song nguyên   nhân cơ bản là: ­ Các nội dung môn học trong chương trình còn đơn điệu. ­ Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu, cũ, lạc hậu. ­ Mặt bằng làm sân tập còn bị nhỏ hẹp, nằm trong khuôn viên sân trường   nên hạn chế đến không gian học tập. ­ Công tác GDTC chưa có giải pháp triển khai một cách hợp lý. ­ Nhận thức của một số cán bộ giáo viên và phụ huynh cũng như bản thân  học sinh về GDTC còn chưa đúng đắn.  Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề  tài:  “Một số giải pháp tạo động lực và hứng thú trong học tập môn giáo dục thể   chất ở trường THPT Quỳ Hợp 2”. 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:  Trên cơ  sở  đánh giá thực trạng công tác GDTC  ở  Trường THPT Quỳ  Hợp 2 tỉnh   Nghệ An, đề tài lựa chọn các giải pháp có tính khả thi và bước đầu ứng dụng nhằm   góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho học sinh và đánh giá hiệu quả các  giải pháp lựa chọn. Nhiệm vụ  1: Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục thể  chất cho học  sinh trường THPT Quỳ Hợp 2. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả công  tác GDTC cho học sinh Trường THPT Quỳ Hợp 2. 3.  Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp nâng cao hiệu quả  công tác GDTC cho học sinh Trường THPT  Quỳ Hợp 2. 4. Phương pháp nghiên cứu:           Để  giải quyết các mục đích nghiên cứu nêu trên, đề  tài dự  kiến sẽ  sử  dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp tham khảo tài liệu: Ðây là phương pháp được sử  dụng nhằm hệ  thống hoá các kiến thức có   liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, đề  tài đã thu  thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu: ­ Các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp quy của ngành  về công tác GDTC trường học;  ­ Các sách, tạp chí, tài liệu khoa học về vấn đề  GDTC trong trường học   các cấp. 2
  3. ­ Các kết quả  nghiên cứu của tác giả, các nhà khoa học trong và ngoài  nước liên quan đến GDTC trong nhà trường các cấp. 4.2. Phương pháp phỏng vấn Quá trình nghiên cứu sử  dụng cả  phương pháp phỏng vấn trực tiếp và  phương pháp phỏng vấn gián tiếp. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được tiến hành trên các giáo viên hiện  đang làm công tác GDTC tại trường THPT Quỳ Hợp 2 để  tìm hiểu các vấn đề  về thực trạng công tác GDTC tại nhà trường. Phương pháp phỏng vấn gián tiếp: Sử  dụng phiếu hỏi trên đối tượng là  các chuyên gia (các cán bộ  khoa học, cán bộ  quản lý công tác GDTC cho học  sinh lâu năm) và các cán bộ, giáo viên làm việc công tác giảng dạy trên 10 năm   trong ngành giáo dục và TDTT về các giải pháp nâng cao chất lượng GDTC cho  học sinh trường THPT Quỳ Hợp 2.... Các phiếu phỏng vấn, phiếu điều tra được  xây dựng trên cơ  sở  thu thập các chỉ  tiêu đánh giá trình độ  thể  lực ở  đối tượng   nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.  4.3. Phương pháp quan sát sư phạm Đề tài tiến hành quan sát giờ học GDTC của học sinh trường THPT Quỳ  Hợp 2 để tìm hiểu về cơ sở vật chất, thực trạng công tác tổ  chức giờ học... từ  đó đánh giá thực trạng công tác GDTC tại trường THPT Quỳ Hợp 2 tỉnh Nghệ  An và tìm hiểu các vấn đề nghiên cứu của đề tài. 4.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm Sử dụng các chỉ tiêu lựa chọn để kiểm tra đánh giá trình độ thể lực của   đối tượng nghiên cứu, đồng thời giải quyết các nhiệm vụ của đề tài. Việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, dựa trên 06 nội dung, cụ thể là:   Lực bóp tay thuận, Nằm ngửa gập bụng, Bật xa tại chỗ, Chạy 30m xuất phát   cao (XPC), Chạy con thoi 4 x 10m, Chạy tùy sức 5 phút và được thực hiện theo  quyết định số 53/2008/QĐ­BGDĐT, ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ giáo dục   và đào tạo.          Test 1. Lực bóp tay thuận 1. Yêu cầu dụng cụ: Lực kế 2. Yêu cầu kỹ  thuật động tác: Người được kiểm tra đứng hai chân bằng  vai, tay thuận cầm lực kế hướng vào lòng bàn tay. Không được bóp giật cục và  có các động tác trợ giúp khác. Thực hiện hai lần, nghỉ 15 giây giữa hai lần thực  hiện. 3. Cách tính thành tích: Lấy kết quả lần cao nhất, chính xác đến 0,1kg Test 2. Nằm ngửa gập bụng 3
  4. 4 1. Yêu cầu dụng cụ: Đệm cao su hoặc ghế băng, chiếu cói, trên cỏ  bằng   phẳng, sạch sẽ. 2. Yêu cầu kỹ  thuật động tác: Người được kiểm tra ngồi chân co 90 0 ở  đầu gối, hai bàn chân áp sát sàn. Một học sinh, sinh viên khác hỗ  trợ  bằng cách   hai tay giữ  phần dưới cẳng chân, nhằm không cho bàn chân người được kiểm  tra tách ra khỏi sàn. 3. Cách tính thành tích: Mỗi lần ngả  người, co bụng được tính một lần.  Tính số lần đạt được trong 30 giây. Test 3. Bật xa tại chỗ 1. Yêu cầu dụng cụ: Thảm cao su giảm chấn, kích thước 1 x 3m (nếu   không có thảm có thể thực hiện trên nền đất, cát mềm). Đặt một thước đo dài   làm bằng thanh hợp kim hoặc bằng gỗ kích thước 3 x 0,3m trên mặt phẳng nằm  ngang và ghim chặt xuống thảm (nền đất, cát mềm), tránh xê dịch trong quá  trình kiểm tra. 2. Yêu cầu kỹ  thuật động tác: Người được kiểm tra đứng hai chân mở  rộng tự  nhiên, ngón chân đặt sát mép vạch giới hạn; khi bật nhảy và khi tiếp  đất, hai chân tiến hành cùng lúc. Thực hiện hai lần nhảy. 3. Cách tính thành tích: Kết quả  đo được tính bằng độ  dài từ  vạch xuất  phát đến vệt cuối cùng của gót bàn chân (vạch dấu chân trên thảm). Lấy kết   quả lần cao nhất. Đơn vị tính là cm. Test 4. Chạy 30m xuất phát cao 1. Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đồng hồ  bấm giây; đường chạy thẳng có  chiều dài ít nhất 40m, chiều rộng ít nhất 2m. Kẻ vạch xuất phát và vạch đích,   đặt cọc tiêu bằng nhựa hoặc bằng cờ hiệu  ở hai đầu đường chạy. Sau đích có  khoảng trống ít nhất 10m để giảm tốc độ sau khi về đích. 2. Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất   phát cao. Thực hiện một lần 3. Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số  lẻ  từng 1/100giây. Test 5. Chạy con thoi 4 x 10m 1. Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đường chạy có kích thước 10 x 1,2m bằng  phẳng, không trơn, bốn góc có vật chuẩn để  quay đầu, hai đầu đường chạy có  khoảng trống ít nhất là 2m. Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, thước đo dài, bốn  vật chuẩn đánh dấu bốn góc đường chạy. 2. Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất   phát cao. Khi chạy đến vạch 10m, chỉ  cần một chân chạm vạch, nhanh chóng  quay 1800 chạy trở  về vạch xuất phát và sau khi chân lại chạm vạch xuất phát  4
  5. thì lại quay trở  lại. Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường, tổng số  bốn  lần 10m với ba lần quay. Quay theo chiều trái hay phải là do thói quen của từng   người. Thực hiện một lần. 3. Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số  lẻ  từng 1/100 giây. Test 6. Chạy tùy sức 5 phút 1. Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đường chạy dài ít nhất 52m, rộng ít nhất 2m,   hai đầu kẻ hai đường giới hạn, phía ngoài hai đầu giới hạn có khoảng trống ít   nhất 1m để  chạy quay vòng. Giữa hai đầu đường chạy (tim đường) đặt vật   chuẩn để quay vòng. Trên đoạn 50m đánh dấu từng đoạn 5m để xác định phần  lẻ quãng đường (± 5m) sau khi hết thời gian chạy. Thiết bị đo gồm có đồng hồ  bấm dây, số đeo và tích ­ kê ghi số ứng với mỗi số đeo. 2. Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất   phát cao (tay cầm một tích – kê tương  ứng với số  đeo  ở  ngực). Khi chạy hết  đoạn đường 50m, vòng (bên trái) qua vật chuẩn và chạy lặp lại trong thời gian 5  phút. Khi hết giờ, người được kiểm tra lập tức thả  tích ­ kê của mình xuống   ngay nơi chân tiếp đất. Thực hiện một lần. 3. Cách tính thành tích: Đơn vị đo quãng đường chạy được là mét. 4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Là phương pháp được sử  dụng trong quá trình nghiên cứu của đề  tài để  đánh giá hiệu quả ứng dụng một số giải pháp đã lựa chọn, các mô hình tổ chức,   quản lý mà đề tài đã xác định trong thực tiễn tại nhà trường, nhằm nâng cao hiệu   quả  GDTC cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh   trường THPT Quỳ Hợp 2. Quá trình thực nghiệm sư phạm sẽ được tiến hành trong thời gian 9 tháng  (ứng với 01 năm học) trên đối tượng thực nghiệm, và được thực hiện theo   phương pháp thực nghiệm so sánh song song để  so sánh kết quả  trước và sau  thực nghiệm. ­ Đối tượng thực nghiệm của đề tài là gồm 325 học sinh, trong đó có 112   học sinh lớp 10 (trong đó có 58 nam và 54 nữ) và 105 học sinh lớp 11 (trong đó có  49 nam và 56 nữ) và 108 học sinh lớp 12 (trong đó có 53 nam và 55 nữ). Đối tượng thực nghiệm của đề  tài được chia thành 2 nhóm theo phương   pháp bốc thăm ngẫu nhiên. + Nhóm thực nghiệm gồm 159 học sinh, trong đó có 51 học sinh lớp 10 (26   nam và 25 nữ) và 55 học sinh lớp 11 (25 nam và 30 nữ); 53 học sinh lớp 12 (24  nam và 29 nữ); Nhóm thực nghiệm áp dụng các giải pháp lựa chọn của đề tài để  nâng cao chất lượng GDTC. 5
  6. 6 + Nhóm đối chứng gồm 166 học sinh, trong đó có 55 học sinh lớp 10 (27   nam và 28 nữ) và 59 học sinh lớp 11 (26 nam và 33 nữ); 52 học sinh lớp 12 (25  nam và 27 nữ). Nhóm đối chứng tập luyện GDTC theo phương pháp thường  được tổ chức tại trường. ­ Thời gian thực nghiệm được căn cứ vào chương trình môn học giáo dục thể  chất năm học 2019­2020 từ  tháng 9 năm 2019 tới tháng 5 năm 2020 tương  ứng   với 02 học kỳ. 4.6. Phương pháp toán học thông kê Phương pháp này được sử  dụng trong việc phân tích và xử lý các số  liệu   thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình xử lý các số  liệu đề tài, các tham số và các công thức toán thống kê truyền thống được trình  bày trong cuốn “Đo lường thể  thao”, “Những cơ  sở  của toán học thống kê”,  “Phương pháp thống kê trong TDTT”. Cụ  thể  các công thức toán học được sử  n xi x i 1 n dụng gồm:  1. Giá trị trung bình cộng: ( xi − x ) δ2 = n           2. Phương sai:  (Với n > 30) 3. Độ lệch chuẩn: 2 δ δ 4. So sánh 2 số trung bình tự đối chiếu: d xd n 2 2 d2 d d n n xd t d n 6
  7. 2 d d Trong đó 5. Nhịp độ tăng trưởng: 100 (V2 V1 ) W % 0,5 (V1 V2 ) ả kiPHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC VÀ HỨNG  THÚ TRONG HỌC TẬP MÔN GDTC Ở TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2. I.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài: GDTC trong trường học được đánh giá là một bộ  phận không thể  thiếu  của nền giáo dục XHCN. Hoạt động GDTC trong các nhà trường được tiến  hành với mục đích tăng cường thể chất cho học sinh, nâng cao trình độ thể thao   của các em, góp phần làm phong phú đời sống văn hoá và giáo dục học sinh phát  triển toàn diện, có khả năng phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng đất nước I.1.1. Giáo dục thể chất        GDTC là một mặt, một bộ  phận của quá trình giáo dục. Do đó, khái niệm  GDTC nằm trong giáo dục thể chất theo nghĩa rộng. Khái niệm GDTC: là một hình thức giáo dục nhằm trang bị  cho học sinh  vốn kỹ  năng, kỹ  xảo vận động cơ  bản, cần thiết trong cuộc sống và những tri   thức chuyên môn (gọi là giáo dưỡng thể chất), phát triển các tố chất thể lực và  tăng cường sức khoẻ (gọi là giáo dục các tố chất vận động).ủ ỉ tiêu. Giáo dục thể  chất trong trường học là một hoạt động giáo dục và nó  được tổ  chức một cách có tổ  chức, có kế  hoạch có hệ  thống và nhằm truyền   thụ  tri thức văn hoá thể  chất từ  người thầy sang trò. Giáo dục thể  chất mang   đầy đủ  các đặc điểm của quá trình sư  phạm. Đó là vai trò chủ  đạo điều khiển   của giáo viên trong giảng dạy, tính chủ  động tích cực của học sinh trong học   tập. Nội dung đặc trưng của GDTC là dạy học động tác và giáo dục tố chất vận   động. Hai mặt này tuy không đồng nhất song lại liên quan mật thiết với nhau.   cvàc hố.  1.1.2. Phát triển thể chất Thể  chất của con người bao gồm các đặc điểm, hình thái và chức năng  của cơ thể. Vì thế phát triển thể chất là sự thay đổi về hình thái, kích thước và  chức năng của cơ thể trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân. 7
  8. 8 Phát triển vừa là quá trình tự  nhiên (nó tuân thủ  các qui tắc tự  nhiên và  sinh học) vừa là quá trình xã hội nó phụ  thuộc vào hai loại yếu tố: Môi trường   tự  nhiên và môi trường giáo dục. Trong đó yếu tố  môi trường giáo dục có tác  động một cách tích cực và chủ động. I.2. Vị  trí, vai trò của công tác GDTC đối với phát triển con người toàn  diện. Chúng ta đang trong thời kỳ  đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở  cửa hội nhập, mở rộng quan h ệ qu ốc t ế v ới nhi ều qu ốc gia trên tinh thần hoà  bình, hữu nghị  và hợp tác. Do vậy, tất cả  các lĩnh vực đều đòi hỏi  ở  con  người có sự  phát triển toàn diện về  văn hoá, thể  chất và tinh thần. Đó là con  người đượ c chuẩn bị  về  mọi mặt, biết làm mọi việc, đảm nhận đượ c các  chức năng khác nhau trong xã hội. Công tác GDTC trong trường học các cấp là một bộ phận không thể tách rời của  quá trình giáo dục trong nhà trường, góp phần tích cực hình thành nhân cách và   phát triển thể  chất cho học sinh. GDTC có tác dụng tích cực tới hoàn thiện cá  tính, nhân cách, những phẩm chất cần thiết và hoàn thiện phẩm chất của học   sinh nhằm đào tạo con người mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực cho sự  nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.  GDTC kết hợp với các mặt giáo dục khác trở thành phương tiện gián tiếp nâng  cao hiệu quả  sản xuất, còn là phương thức cơ  bản để  đào tạo ra những con  người phát triển toàn diện. Trong văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình  GDTC trong trường học các cấp theo quy định đào tạo mới số 904 viết: “ GDTC   được thực hiện trong hệ thống nhà trường từ  mầm non đến đại học, góp phần   đào tạo những công dân phát triển toàn diện”.         GDTC là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm giúp  con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh   thần, trong sáng về đạo đức. GDTC là môn học bắt buộc được dạy chính thức  trong kế hoạch giảng dạy các trường từ bậc mầm non đến đại học.         GDTC chịu  ảnh hưởng khác nhau từ  các mặt của quá trình giáo dục toàn  diện. Song dưới một góc độ  nào đó, GDTC lại có sự  kết hợp hài hoà khoa học  các mặt khác nhau của quá trình giáo dục, mang lại hiệu quả lớn trong việc giáo   dục con người. Cá nhân và xã hội không thể  không thừa nhận những tác động  tích cực quan trọng của công tác GDTC trong nhà trường. 1.3. Những đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi học sinh trung học phổ  thông.         1.3.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông Ở  lứa tuổi học sinh trung học phổ  thông thế  giới quan tự  ý thức, tính   cách, đặc biệt hướng về  tương lai đầy đủ  nhu cầu sáng tạo mong muốn cho  cuộc sống tốt đẹp. 8
  9. ­ Hứng thú đã phát triển rõ rệt và hoàn thiện mang tính chất bền vững sâu   sắc phong phú. Hứng thú rất năng động sẵn sàng đi vào lĩnh vực mình ưa thích  do thái độ tự giác tích cực trong cuộc sống hình thành từ động cơ đúng đắn. ­ Tình cảm đi đến hoàn thiện, biểu hiện các nét yêu quý tôn trọng mọi  người, cư xử đúng mực, biết kính trên nhường dưới… ­ Trí nhớ phát triển hoàn thiện, đảm bảo nhớ một cách có hệ thống, logic   tư duy chặt chẽ. ­ Các phẩm chất ý chí được kiên định. ­ Sự phát triển về nhân cách. + Phát triển và tồn tại độc lập như  là một thành viên trong xã hội và lấy  chuẩn của những người đã trưởng thành làm mục tiêu phấn đấu của bản thân. + Bắt đầu thể hiện sự phản đối công khai với sự quản lý của cha mẹ. + Có xu hướng coi trọng mối quan hệ bạn bè hơn là mối quan hệ  xã hội  nói chung. + Thích xây dựng các mối quan hệ thân thiết với người khác giới. + Thích gần gũi với những người lớn tuổi có học thức và hiểu họ. ­ Sự phát triển về trạng thái tình cảm. + Rất nhạy cảm với những vấn đề  của bản thân, có xu hướng thích sử  dụng bạo lực và luôn hướng tới sự hoàn thiện. + Hay dao động và dễ nổi cáu nhưng cũng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh. + Nhìn chung đã biết suy nghĩ và định hướng cho tương lai, hưng phấn   cao khi được thành công, sống thân ái chan hoà với bạn bè và biết rút ra những   bài học kinh nghiệm từ những thất bại mắc phải. ­ Sự phát triển về trí tuệ + Đặc điểm nổi bật của thời kì này là theo đuổi hoạt động trí tuệ và thực   hiện quá trình hệ thống hoá lại các kiến thức đã học. + Năng khiếu thẩm mỹ đã được nâng cao. + Học sinh có xu hướng tìm tòi những thông tin và khoa học trên mọi lĩnh   vực. + Thích tìm hiểu những vấn đề  mà đòi hỏi phải có một suy nghĩ trừu   tượng. + Quan tâm hơn đến các hoạt động xã hội, chính trị, kinh tế  và nghề  nghiệp khi mình ra trường. 9
  10. 10 + Đối với học sinh trường THPT Quỳ Hợp 2, đây chính là thời kỳ  chính   của việc học để  hình thành nên nhân cách, đạo đức của một người làm thầy,  làm huấn luyện viên. 1.3.2. Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông 1.3.2.1. Hệ thần kinh Hệ thần kinh diễn biến rất phức tạp và có sự phát triển nhanh chóng. Đến lứa tuổi trung học phổ  thông, sự  phát triển về  thể  hình đã hoàn  thiện xong. Kích thước não và hành tủy đã đạt đến mức của người trưởng   thành. Hoạt động phân tích ­ tổng hợp của vỏ não tăng lên, tư duy trừu tượng  đã hình thành tốt. Hơn nữa, Hệ  thần kinh tiếp tục được phát triển đi đến hoàn thiện. Khả  năng tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp và trừu tượng hoá được phát triển tạo   thuận lợi cho việc hình thành nhanh chóng phản xạ  có điều kiện. Đây là đặc  điểm thuận lợi để các em nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật động tác.   Tuy nhiên, đối với một số bài tập mang tính đơn điệu, không hấp dẫn cũng làm   cho các em chóng mệt mỏi. Cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện một cách   phong phú đặc biệt tăng cường các hình thức thi đấu, trò chơi để  gây hứng thú   và tạo điều kiện hoàn thành tốt các bài tập chính, nhất là các bài tập về sức bền.  Ngoài ra, do sự  hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến  yên, làm cho tính hưng phấn thần kinh chiếm ưu thế, giữa hưng phấn và ức chế  không cân bằng đã ảnh hưởng đến hoạt động thể lực. Đặc biệt là ở các em nữ,   tính nhịp điệu giảm sút nhanh chóng, khả năng chịu đựng lượng vận động yếu.   Vì vậy, giáo viên cần sử  dụng các bài tập thích hợp và thường xuyên quan sát   phản ứng của cơ thể nữ học sinh để có giải pháp giải quyết kịp thời. 1.3.2.2. Hệ vận động Hệ xương bắt đầu giảm tốc độ  phát triển. Mỗi năm Nữ  cao thêm 0,5 ­ 1   cm, Nam cao thêm 1 ­ 3 cm. Tập luyện TDTT một cách thường xuyên liên tục   làm cho bộ  xương khoẻ  mạnh hơn.  Ở  lứa tuổi học sinh trung học phổ thông,  các xương nhỏ như xương cổ tay, bàn tay hầu như đã hoàn thiện nên các em có   thể tập một số động tác treo, chống, mang vác nặng mà không làm tổn hại hoặc  không tạo sự  phát triển lệch lạc của cơ  thể. Cột sống đã  ổn định hình dáng,  nhưng vẫn chưa được hoàn thiện, vẫn có thể bị cong vẹo, nên việc tiếp tục bồi  dưỡng tư  thế  chính xác thông qua hệ  thống bài tập như  đi, chạy, thể  dục nhịp   điệu, thể dục cơ bản…cho các em là rất cần thiết và không thể xem nhẹ. Riêng đối với các em nữ, xương xốp hơn các em nam, ống tủy rỗng hơn,   chiều dài ngắn hơn, bắp thịt nhỏ  hơn và yếu hơn, nên xương của nữ  không   khoẻ bằng nam. Đặc biệt là xương chậu của nữ to hơn và yếu. Vì thế trong quá  trình tập luyện không thể sử dụng các bài tập có khối lượng vận động và cường  độ vận động như nam và phải có sự phù hợp với đặc điểm giới tính. Hệ  cơ, các tổ  chức cơ  phát triển muộn hơn xương nên sức co cơ  vẫn  tương đối yếu, các bắp cơ lớn phát triển tương đối nhanh (cơ đùi, cơ  cánh tay)   10
  11. còn các cơ nhỏ (cơ bàn tay, ngón tay ) phát triển chậm hơn, các cơ co phát triển   sớm hơn các cơ duỗi, các cơ duỗi của nữ lại càng yếu. Đặc biệt vào tuổi 16 các   tổ chức mỡ dưới da của nữ phát triển mạnh, ảnh hưởng đến việc phát triển sức   mạnh của cơ thể. Nói chung, cuối thời kỳ học sinh trung học cơ sở và đầu thời   kỳ học sinh phổ thông trung học (thông thường nữ 13 ­ 15 tuổi, nam 14 ­ 16 tuổi)   là thời kỳ cơ bắp phát triển nhanh nhất.  Do vậy, cần tập luyện những bài tập phát triển sức mạnh để  góp phần  thúc đẩy sự  phát triển các cơ. Nhưng các bài tập không nên chỉ  có treo hoặc   chống đơn thuần mà phải là những bài tập kết hợp giữa treo và chống cùng với  những bài tập khắc phục lực đối kháng khác nữa. Tập như  vậy vừa phát triển   các cơ  co, cơ  duỗi, vừa giảm như  sức chịu đựng của các cơ  khi tập liên tục   trong thời gian dài. Các bài tập phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và đảm bảo  cho tất cả  các loại cơ  (to, nhỏ) đều được phát triển. Nhưng cần có yêu cầu  riêng biệt đối với các em nữ; tính chất động tác của nữ cần toàn diện mang tính   mềm dẻo, nhịp điệu và khéo léo. 1.3.2.3. Hệ tuần hoàn: Hệ  tuần hoàn của học sinh THPT đang phát triển và đi đến hoàn thiện.  Buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh. Mạch đập của nam vào khoảng 70 ­   80 lần/ phút, nữ  là 75 ­ 85 lần/ phút. Hệ  thống điều hoà vận mạch phát triển  tương đối hoàn chỉnh. Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ   rệt, nhưng sau vận động, mạch đập và huyết áp hồi phục tương đối nhanh   chóng. Cho nên, lứa tuổi này có thể tập những bài tập chạy dai sức và những bài   tập có khối lượng và cường độ  vận động tương đối lớn hoặc các bài tập phát  triển sức bền, cần phải thận trọng và thường xuyên kiểm tra theo dõi trạng thái  sức khoẻ của học sinh. 1.3.2.4. Hệ hô hấp Đã phát triển và tương đối hoàn thiện, vòng ngực trung bình của nam từ  67 ­72 cm, nữ từ 69 ­ 74 cm. Diện tích tiếp xúc của phổi khoảng 100 ­ 120 cm 2  gần bằng tuổi trưởng thành. Dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng, từ  lúc 15  tuổi là 2 ­ 2,5 lít đến 16 ­ 18 tuổi là khoảng 3 ­ 4 lít, tần số  hô hấp gần giống   người lớn: 10 ­ 20 lần/ phút. Tuy nhiên, các cơ hô hấp vẫn còn yếu nên sự co giãn của lồng ngực nhỏ,   chủ yếu là co giãn cơ hoành. Trong tập luyện cần thở sâu và tập trung chú ý thở  bằng ngực các bài tập bơi, chạy cự ly trung bình, việt dã có tác dụng tốt đến sự  phát triển của hệ hô hấp. Việc xác định chính xác cơ  sở  sinh lý của học sinh THPT là điều kiện  giúp cho giáo viên thể  dục đề  ra được các giải pháp tác động hợp lý, phù hợp  với đặc điểm lứa tuổi, giới tính làm cho quá trình GDTC trong nhà trường đạt  hiệu quả cao. Từ đó, giúp cho việc soạn giáo án sát với thực tế giảng dạy, tránh   được việc cho học sinh tập luyện quá sức dẫn đến cơ  thể  suy nhược, chấn  thương, ảnh hưởng tiêu cực đến các giờ học văn hoá và sinh hoạt hàng ngày của  11
  12. 12 các em. Nắm được cơ chế sinh lý của học sinh để áp dụng nguyên tắc thích hợp   và cá biệt hoá trong giảng dạy giúp cho các em có được giờ  học lý thú, say mê   tạo được động cơ  tập luyện bền vững làm tăng sức khoẻ…đây là một trong   những giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng GDTC trong trường THPT. 1.4. Cơ  sở  lý luận đánh giá chất lượng công tác GDTC trong trường học   các cấp.           1.4.1. Cơ sở lý luận đánh giá chất lượng giáo dục Đánh giá chất lượng và hiệu quả dạy học là quá trình thu nhận, xử lý kịp  thời có hệ  thống thông tin về  hiện trạng, khả  năng hay nguyên nhân của chất   lượng và hiệu quả giáo dục, căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo, làm  cơ  sở  cho những chủ  trương giải pháp và hành động giáo dục tiếp theo. Đánh  giá chất lượng và hiệu quả dạy học là quá trình thu nhận xử lý thông tin, nhằm  mục đích tạo cơ  sở  cho những quyết định về  mục tiêu, chương trình, phương   pháp dạy học, về những hoạt động khác có liên quan đến nhà trường và ngành  giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu nhận xử lý thông tin về trình  độ khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động của quá trình  dạy học nhằm tạo cơ  sở  cho những quyết định sư  phạm của giáo viên và nhà  trường cho đối tượng học sinh, sinh viên để họ học tập ngày một tiến bộ. Theo  Đặng Bá Lâm và cộng sự cho rằng: “Đánh giá chất lượng giáo dục là một công   việc được tiến hành có hệ thống để xác định mức độ  đạt được của người học   đối với các mục tiêu dạy học hay đào tạo đã đặt ra. Nó có thể  bao gồm sự  mô   tả liệt kê định lượng hay định tính các kết quả đó kèm theo nhận xét khi đem đối   chiếu, so sánh chúng với mong muốn đã đặt ra”. Đánh giá giáo dục luôn gắn liền với mục tiêu giáo dục là hình thành và  bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của học sinh, sinh viên, đào tạo  những người lao động phát triển toàn diện, trung thành với lý tưởng độc lập dân  tộc và chủ  nghĩa xã hội, có đạo đức, sức khoẻ  học vấn và nghề  nghiệp, có ý  thức cộng đồng, năng động và sáng tạo, có ý thức giữ gìn phát huy các giá trị văn  hoá dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, có tính tổ chức kỷ luật và tác   phong công nghiệp, đáp  ứng yêu cầu của sự  nghiệp xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc.          1.4.2. Cơ sở lý luận đánh giá chất lượng giáo dục thể chất Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và  Nhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được  hiểu là: “Quá trình sư  phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ  trẻ, hoàn thiện   về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của   con người”.  Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục, nên nó là một quá trình giáo  dục có tổ  chức, có mục đích, có kế  hoạch để  truyền thụ  những tri thức, kỹ  12
  13. năng, kỹ xảo... từ thế hệ này cho thế hệ khác. Điều đó có nghĩa là, giáo dục thể  chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc  điểm của nó, có vai trò chủ  đạo của nhà sư  phạm, tổ  chức hoạt động của nhà  sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. Giáo dục thể chất chia  thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể  chất) và   giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo  dục thể chất được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục  lao động. Giáo dục thể  chất là một lĩnh vực TDTT xã hội với nhiệm vụ  là: “Phát  triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ  sở  đó phát triển các năng lực thể  chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống  và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ  năng và kỹ  xảo quan trọng   cho cuộc sống. Đồng thời, giáo dục các phẩm chất đạo đức giáo dục ý thức và  nhân cách”. Chương trình giáo dục thể  chất trong các trường học nhằm giải   quyết các nhiệm vụ giáo dục: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực  của học sinh”.  Nội dung chương trình giáo dục thể chất trong các trường học được tiến  hành trong cả  quá trình học tập của  học  sinh trong nhà trường bằng các hình  thức: ­ Giờ học thể dục thể thao chính khoá: Là hình thức cơ bản nhất của giáo dục thể chất được tiến hành trong kế  hoạch học tập của nhà trường. Vì việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho   học sinh là nhiệm vụ  cần thiết, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để  phát triển các tố  chất thể  lực và phối hợp vận động cho học sinh . Đồng thời,  giúp các em có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT. Với mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong   trường học là: “Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất  và thể thao của học sinh, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm  lý, tạo ý thức tập luyện TDTT thường xuyên, giáo dục được đức tính cơ bản và  lòng nhân đạo cho học sinh”.  Do vậy, giờ  học chính khoá TDTT mang tính hành chính pháp quy, quy   định đối với học sinh và cán bộ giảng dạy. Đó là, giờ học theo chương trình có  quy định thời gian và quy cách đánh giá chất lượng, được bắt đầu từ tập và làm  quen từ mẫu giáo, sau đó là dạy TDTT theo chương trình ở các cấp học cho đến   đại học. Bản thân giờ  học TDTT có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc  quản lý và giáo dục con người trong xã hội. Việc học tập các bài tập thể  dục,   các kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một   cách hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung và chuyên   13
  14. 14 môn. Mặt khác, trong giờ  học TDTT, những phẩm chất  ý chí của con người   như: Lòng dũng cảm, tính mạnh dạn quyết đoán, tính kiên trì và khả  năng tự  kiềm chế... được hình thành và hoàn thiện. Các giờ  học còn có vai trò rất lớn   trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tập thể, sự thẳng thắn trung thực. ­ Giờ học thể dục thể thao ngoại khoá.      Là một bộ phận có nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi của học sinh   với mục đích và nhiệm vụ  là góp phần phát triển năng lực, thể  chất một cách   toàn diện, đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể  thao của học sinh. Giờ  học ngoại khoá nhằm củng cố  và hoàn thiện các bài học chính khoá và được  tiến hành vào giờ tự học của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT.  Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Luyện  tập trong các câu lạc bộ, các đội đại biểu từng môn thể thao, các bài tập thể dục  vệ  sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như  giờ  tự  luyện tập của học sinh,   phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể. Hoạt động ngoại khoá với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người   tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, rèn luyện thân thể tham gia cổ vũ   phong trào rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp. Tác dụng của giáo dục thể  chất và các hình thức sử  dụng TDTT có chủ  đích áp dụng trong các trường học là toàn diện góp phần đóng góp là phương   tiện để  hợp lý hoá chế  độ  hoạt động, nghỉ  ngơi tích cực, giữ  gìn và nâng cao  năng lực hoạt động, học tập của học sinh trong suốt thời kỳ học tập trong nhà   trường, cũng như  đảm bảo chuẩn bị  thể lực chung và chuẩn bị  thể  lực chuyên  môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai. Thể dục thể thao là một bộ phận cấu thành quan trọng của giáo dục nhà   trường. Công tác giáo dục nhà trường cần phải đặt TDTT vào những vị trí xứng  đáng và phải được coi trọng nhằm tăng cường thể  chất học sinh, xúc tiến phát   triển tâm sinh lý, phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ  và giúp học sinh nắm   được các tri thức cơ  sở  của TDTT, kỹ  năng và kỹ  thuật cơ  bản, làm cho học   sinh lý giải được mục đích nhiệm vụ  của TDTT nhà trường, vị  trí và ý nghĩa   của TDTT nhà trường trong công tác giáo dục, học được các kỹ năng thực dụng,  kỹ thuật vận động cơ bản, phương pháp giải trí TDTT trong rèn luyện thân thể  và sinh hoạt, làm cho học sinh hiểu được những nguyên lý cơ bản của rèn luyện  thân thể  và phương pháp tự  rèn luyện thân thể  có khoa học để  thích  ứng với   việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt giải trí. Đồng thời, phải đảm bảo giáo dục  học sinh tình yêu Tổ  quốc, bồi dưỡng hứng thú TDTT, ý thức thường xuyên   luyện tập TDTT, phát triển cá tính học sinh, bồi dưỡng ý chí kiên cường, tinh  thần dũng cảm ngoan cường và tính sáng tạo, bồi dưỡng học sinh biết phục   tùng tổ  chức, tuân thủ  kỹ  luật, tác phong đoàn kết hợp tác, tính hoạt bát năng  động, bồi dưỡng mỹ cảm TDTT và hành vi có văn hoá của học sinh. 14
  15. Căn cứ  vào những cơ  sở  lý luận đánh giá chất lượng giáo dục, và mục  đích yêu cầu của chương trình giáo dục thể chất theo quyết định 203/QĐ TDTT   ngày 23/01/1989 của Bộ Đại học ­ Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề (nay  là Bộ Giáo dục và Đào tạo), việc đánh giá chất lượng giáo dục thể chất của học   sinh được tiến hành theo các nội dung: ­ Kiến thức lý luận về giáo dục thể chất được qui định theo chương trình. ­ Kỹ năng thực hiện kỹ thuật các môn thể thao. ­ Thực hiện các chỉ  tiêu thể  dục theo nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân  thể. ­ Tính chuyên cần và hứng thú tập luyện, thi đấu thể thao. 1.4.3. Các chỉ tiêu thể lực Các chỉ tiêu thể lực được xác định dựa trên các nguyên tắc và cơ  sở khoa  học GDTC và mức độ  đánh giá cho các thành viên trong xã hội thực hiện, các  tiêu chuẩn này được xác định theo lứa tuổi, năm học và giới tính. Nội dung và   yêu cầu tiêu chuẩn phụ thuộc vào hệ thống GDTC của mỗi quốc gia. Trong tổ hợp: '' Sẵn sàng lao động và bảo vệ Tổ quốc'' đã thể hiện rõ các  nguyên tắc cơ  bản của hệ  thống GDTC Xô Viết như  nguyên tắc liên hệ  với  thực tiễn lao  động và quốc phòng, nguyên tắc phát triển cân đối toàn diện,  nguyên tắc nâng cao sức khoẻ. Các tiêu chuẩn trong tổ hợp đã là cơ sở cho mọi   tiêu chuẩn thể hiện các chương trình GDTC ở Liên Xô (cũ). Trong tổ hợp ''sẵn   sàng lao động và bảo vệ Tổ quốc'' có 5 cấp: cấp 1,2,3 là các cấp dành cho thanh  thiếu niên, nhi đồng, cấp 4 là cấp '' hoàn thiện thể chất'' dành cho các lứa tuổi 19   ­ 28 và 29 ­ 39 (nam) 19­ 28 tuổi và nữ  29 ­ 34 tuổi, cấp 5 '' Sảng khoái và sức   khoẻ '' là cấp giành cho nam từ 40 đến 60 tuổi, cho nữ là từ 35 đến 55 tuổi. Tổ hợp các bài tập này bao quát hầu hết các giai đoạn phát triển của con  người qua các lứa tuổi và sự  chuyển biến từ cấp này sang cấp khác chỉ rõ mức  độ chuẩn bị thể lực theo lứa tuổi, sự tăng tiến theo yêu cầu và các tiêu chuẩn đó   tăng từ cấp này sang cấp khác cho tới khi các yếu tố tự nhiên và thoái biến theo   lứa tuổi bắt đầu tác động tới cơ  thể. Trong các tiêu chuẩn và yêu cầu của mỗi   cấp còn xét đến các chỉ số phát triển và năng lực thể chất và các chỉ số về thành  tích, về mức độ tiếp thu kiến thức kỹ năng, kỹ xảo quan trọng trong cuộc sống   con người. 1.4.4. Những điều kiện để bảo đảm cho công tác giáo dục thể chất Giáo dục thể chất là một mặt giáo dục đào tạo trong nhà trường. Do vậy,   cần phải có sự đầu tư, trang bị những điều kiện đảm bảo cần thiết phục vụ cho   công tác giảng dạy và tập luyện ngoại khoá, cũng như tự rèn luyện thể thao, rèn  luyện thân thể  và hoạt động văn hoá ­ thể  thao của học sinh. “Từng trường có   định mức kinh phí phục vụ cho công tác giáo dục thể chất và hoạt động văn hoá   15
  16. 16 thể thao của học sinh trong quá trình giáo dục. Từng trường phải đảm bảo yêu  cầu tối thiểu về  các phương tiện dụng cụ  phục vụ  việc dạy và học thể  dục   theo chương trình giáo dục thể chất và hoạt động thể thao của nhà trường”.  Do vậy, phải tạo mọi điều kiện cần thiết và cơ  sở  vật chất và kinh phí  để  thực hiện việc dạy và học thể  dục bắt buộc  ở  tất cả  các trường học. Ban   quy hoạch xây dựng và nâng cấp trường phải đảm bảo sân chơi, bãi tập cho học   sinh. Các văn bản pháp quy, đó là những văn bản quy chế, quy định tính chất   bắt buộc thực hiện công tác giáo dục thể  chất trong nhà trường. Đó cũng là  những chỉ thị, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Bộ  Giáo dục ­ Đào   tạo về việc tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục thể chất và các quy  phạm đánh giá, cũng như  những văn bản chế  độ  chính sách động viên, chế  độ  đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với các tổ  chức, cá nhân tham gia thực hiện  công tác giáo dục thể chất để giáo dục thể chất là một công tác của toàn xã hội. Công tác cán bộ giảng dạy và cán bộ  quản lý phong trào TDTT trong các  trường  học, là nhân tố quyết định chất lượng công tác giáo dục thể  chất trong   nhà trường. Giáo viên TDTT có trách nhiệm lập kế hoạch công tác giáo dục thể  chất, tiến hành việc dạy môn thể  dục theo chương trình quy  định, tổ  chức  hướng dẫn các hoạt động ngoại khoá và tổ chức ngày Hội thể thao của trường.  1.5. Ý nghĩa của việc tạo động lực và hứng thú cho học sinh trong học   tập môn GDTC ở Trường THPT Quỳ Hợp 2. Giúp học sinh có động lực học tập bằng cách đáp  ứng nhu cầu cơ  bản   của chúng trong lớp học. Học sinh khi học tập một cách có động lực sẽ là người   học suốt đời. Những chiến lược dưới đây sẽ  cải thiện động lực  và hứng thú  của học sinh trong lớp học và mang đến một môi trường học tập tốt hơn. Khi nói đến việc tạo động lực trong lớp học chúng ta thường nghĩ về các   chiến lược để động viên, khuyến khích học sinh làm điều gì đó hoặc thực hiện   nhiệm vụ học tập với nỗ  lực cao hơn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu một cách sâu  hơn, chúng ta nhận ra rằng, động lực học tập không đơn thuần đến từ  lời khen   hay phần thưởng. Nó là sự  thỏa mãn bên trong giống như  sự  thỏa mãn những  nhu cầu cá nhân.Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng có thể  phân   loại các chiến lược tạo động lực và hứng thú thành những chiến lược bên ngoài  và những chiến lược tạo động lực từ bên trong. Các hình thức tạo động lực bên ngoài đến từ  một tác nhân bên ngoài.  Ngược lại, các hình thức động lực nội  tại khai thác vào các yếu tố từ chính bên  trong. Những hình thức động lực này có thể đến sự  thỏa mãn bên trong, chẳng   hạn như  sự  thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Để  học sinh có động lực nội tại, điều  quan trọng là các nhu cầu cơ bản của chúng được đáp ứng. Điều này có nghĩa là,  16
  17. giáo viên phải cung cấp một môi trường lớp học và trạng thái cảm xúc của học  sinh mà việc học tập cá nhân có thể phát triển. Nhu cầu cơ bản Nhu cầu cơ  bản của con người về  tình yêu và sự  thuộc về, quyền lực,   năng lực, tự do và niềm vui dường như là những điều vốn có và mang tính phổ  quát. Những nhu cầu cơ  bản này tồn tại liên tục cả  trong và ngoài lớp học.  Bằng chứng cho thấy một học sinh đến từ một gia đình trong đó nhu cầu cơ bản   được đáp ứng, nhiều khả năng học sinh đó sẽ hành động tự tin hơn, tập trung và  tin tưởng hơn. Là giáo viên, chúng ta phải nhận ra học sinh có những nhu cầu cơ bản và   những nhu cầu đó sẽ  tự  thể  hiện, bằng cách này hay cách khác  ở  trường. Khi  chúng ta nhìn nhận các vấn đề  về  hành vi và không khí cảm xúc trong lớp học   thông qua lăng kính của các nhu cầu cơ bản, các vấn đề  sẽ được chiếu sáng và  các giải pháp trở nên rõ ràng hơn Yêu và tin Cảm giác yêu thương và thuộc về được cho là nhu cầu cơ  bản nhất của   con người. Khi một học sinh cảm thấy không được yêu thương, xa lánh hoặc cô   lập, các phản  ứng bên trong thông thường là cảm giác tội lỗi, vô dụng, cô đơn  và lòng tự trọng bị hạ thấp, trong khi các phản ứng bên ngoài thông thường bao  gồm những hành động quá khích. Giáo viên có thể  cho học sinh cảm giác yêu   thương và thân thuộc hơn bằng cách nhận ra những phẩm chất và tài năng độc  đáo, tạo ra một môi trường lớp học an toàn về  mặt cảm xúc, và thể  hiện sự  quan tâm và tôn trọng thực sự. Sức mạnh Ý thức về  quyền lực có liên quan cơ  bản đến sự  phát triển của nhu cầu   kiểm soát bản thân. Khi một học sinh cảm thấy chúng không có bất kỳ  sức   mạnh nào, các phản  ứng bên trong phổ biến bao gồm rút lui và thụ  động, trong  khi các phản ứng bên ngoài phổ biến bao gồm nổi loạn và thù địch. Giáo viên có  thể  cung cấp cho học sinh cảm giác có quyền lực bằng cách cho họ  lựa chọn,  trao trách nhiệm và cơ hội cho lãnh đạo và trao quyền sở hữu cho việc phát triển  các nội quy, quy trình của lớp. Năng lực Phần lớn bản sắc của chúng ta được kết nối với những gì chúng ta có thể  làm và khả năng thực hiện tốt như thế nào. Khi một học sinh cảm thấy vô dụng,  không được đánh giá cao, không đủ  năng lực hoặc không được coi trọng, các  phản ứng thông thường bao gồm mất động lực hoặc cảm giác không thỏa đáng,  trong khi các phản  ứng bên ngoài thông thường là khoe khoang, hành động quá  thẩm quyền, gây chú ý và kiếm cớ gây sự. Giáo viên có thể cho học sinh ý thức   17
  18. 18 cao hơn về  năng lực bằng cách tập trung vào sự  tiến bộ  chứ  không phải kết   quả, xóa bỏ  sự so sánh giữa các học sinh với nhau, nhận ra sự tiến bộ của học   sinh, bày tỏ kỳ vọng cao và giúp học sinh đạt được mục tiêu mà chúng đã đặt ra. Sự tự do Mỗi chúng ta đều cần cảm giác rằng chúng ta tự  chủ  và có quyền tự  do  lựa chọn. Chúng ta phải cảm thấy được tự  do để  có thể  thể  hiện cá tính của   mình. Khi học sinh cảm thấy quá bị hạn chế hoặc bị cầm tù, các phản ứng bên  trong thông thường sẽ bị rút lại hoặc bực bội. Trong khi các phản ứng bên ngoài  phổ biến bao gồm chống trả, chống cự tích cực  hoặc tìm kiếm con đường xung  quanh sự  kiểm soát. Giáo viên có thể giúp học sinh trải nghiệm sự tự do thông   qua việc hỗ trợ học sinh tự chủ và sáng tạo, tránh sự khen ngợi và thất vọng cá   nhân, xác nhận các quan điểm khác nhau trong lớp. Cho học sinh thấy rằng giáo  viên không phải lúc nào cũng biết tất cả  và mọi người đều có quyền mắc sai   lầm. Sự vui vẻ Mỗi chúng ta đều cần được vui chơi, trải nghiệm sự ngạc nhiên và niềm   vui. Khi một học sinh bị  đặt trong một môi trường kìm nén hoặc tẻ  nhạt, các   phản ứng bên trong phổ biến bao gồm buồn chán, thất vọng và mơ mộng, trong   khi các phản ứng bên ngoài phổ biến bao gồm tạo ra một trò vui của riêng mình,  lôi kéo giáo viên vào các trò chơi (ngoài nhiệm vụ). Giáo viên có thể  thúc đẩy   học sinh cảm giác vui vẻ  bằng cách sử  dụng sự  hài hước, tạo cơ  hội cho chơi   sáng tạo, làm cho việc học trở nên hấp dẫn và thú vị  và sử  dụng chu đáo cạnh  tranh lành mạnh. Một khi năm nhu cầu này được đáp  ứng trong lớp học, học sinh sẽ  có  được khát khao, mong muốn học tập từ bên trong. Đó chính là nguồn động lực  gây hứng thú cho học sinh trong học tập môn GDTC  mà chúng được sống trong  một không gian nơi chúng có thể tập trung vào việc học có mong muốn tự học. Chương 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC  MÔN GDTC Ở TRƯỜNG THPT  QUỲ HỢP 2 TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. 2.1. Các quan điểm của Đảng, Nhà nước và định hướng phát triển GDTC  trong thời kì đổi mới. Ngay từ khi nước ta giành độc lập, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm,   chú trọng đến sức khoẻ  của toàn dân.  Đảng ta đã nhiều lần khẳng định con  người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao  nhất của chế độ ta. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại thì sự quan tâm ấy còn   lớn lao hơn bao giờ hết. Trong n hững năm tháng cách mạng, các tầng lớp nhân  dân ta đã chịu nhiều hy sinh, gian khổ về vật chất, tinh thần, làm cho sức khoẻ  về thể chất bị giảm sút. Thấu hiểu điều đó mà Bác ra lời kêu gọi toàn dân tập   thể dục: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng   18
  19. cần đến sức khoẻ mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả   nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân khoẻ mạnh tức là góp phần làm cho   cả  nước khỏe mạnh. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận   của mỗi một người dân yêu nước”. Mục tiêu giáo dục của chúng ta là “…đào tạo con người Việt Nam phát   triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung   thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ  nghĩa xã hội, hình thành bồi dưỡng   nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo   vệ tổ quốc”.  Bác Hồ  rất quan tâm đến sự  nghiệp phát triển TDTT vì sức khoẻ  nhân  dân, vì rằng việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công, Bác kêu gọi toàn dân   thường xuyên rèn luyện thân thể  nhằm giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể  lực cho  mọi người. Bác Hồ  rất tin yêu thế  hệ  trẻ, Người quan tâm và săn sóc đến sự  phát triển thể chất của thế hệ trẻ. Bác đã căn dặn: “ Các cháu học thể dục thể   thao ở đây không phải để đạt ông kiện tướng này, bà kiện tướng nọ. Cái chính   là, là người cán bộ  phục vụ  đắc lực cho nhân dân, đem hiểu biết của mình ra   hướng dẫn mọi người cùng tập luyện để nâng cao sức khoẻ đẩy lùi bệnh tật”. Người đã thấy tác dụng to lớn của TDTT đối với sức khoẻ, nên Bác đã  khuyên mọi người “lúc ngủ dậy tập ít phút thể dục thì khí huyết lưu thông, tinh   thần đầy đủ như vậy là sức khoẻ”. Đồng thời, Người cũng chỉ  ra rằng “…việc   đó không tốn kém, khó khăn gì, già trẻ  gái trai ai cũng làm được”. Chủ  tịch Hồ  Chí Minh đã trở  thành làm tấm gương sáng cho mọi người noi theo về  việc   chăm chỉ rèn luyện thân thể. Với tầm nhìn sâu rộng và toàn diện, ngay sau Cách   mạng tháng Tám thành công năm 1945, mặc dù bận trăm công nghìn việc, Bác   Hồ  kính yêu của chúng ta đã xác định rõ TDTT là một trong những nhiệm vụ  cách mạng quan trọng. Người đã quan tâm sâu sắc tới sự nghiệp phát triển văn   hoá giáo dục, Y tế, TDTT và khẳng định đó là những thể hiện sinh động cho bộ  mặt của đất nước, trình độ  văn minh của một quốc gia và tính ưu việt của một  chế  độ  xã hội. Chủ  tịch Hồ  Chí Minh không chỉ  là người khai sinh ra ngành   TDTT cách mạng Việt Nam, mà còn là người khởi xướng phong trào thể  thao   quần chúng với khẩu hiệu cách mạng “Khỏe vì nước”. Ngày nay Đảng ta đã khẳng định “Phát triển TDTT là một bộ phận quan   trọng trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm   bồi dưỡng và phát huy nhân tố  con người; công tác TDTT phải góp phần tích   cực nâng cao sức khỏe, thể  lực; giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống lành   mạnh; làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; nâng cao năng   xuất lao động xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang ”. Để  xứng  đáng với vị  trí quan trọng đó, công tác TDTT phải theo đúng định hướng của   Đảng, bám sát các yêu cầu thực tiễn cuộc sống, hoạt động có hiệu quả  thiết  thực, gắn mục tiêu xây dựng con người, phục vụ các nhiệm vụ  kinh tế xã hội,  19
  20. 20 an ninh quốc phòng, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu của các   tầng lớp nhân dân về  sức khỏe, chăm sóc và giáo dục thế  hệ trẻ, nâng cao đời  sống văn hóa tinh thần, xây dựng lối sống lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. TDTT quần chúng là bộ  phận cấu thành quan trọng nhất của một nền   TDTT nước nhà và phát triển TDTT quần chúng là mục tiêu, nhiệm vụ   ưu  tiên hàng đầu trong định hướ ng phát triển sự  nghiệp TDTT nước ta. B ởi ch ỉ  có chăm lo, gây dựng phong trào thể thao quần chúng tốt mới có thể tạo dựng   được nền tảng và những điều kiện tiền đề  cần thiết để  phát triển thể  thao   thành tích cao, mở rộng quan h ệ qu ốc t ế và qua đó đưa sự nghiệp TDTT nước   nhà tiến nhanh, ti ến m ạnh, ti ến v ững ch ắc. GDTC trong nhà trường là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được  của nền giáo dục XHCN. GDTC có tác dụng tích cực đối với sự  hoàn thiện cá  tính, nhân cách, những phẩm chất cần thiết và hoàn thiện thể chất của học sinh  nhằm đào tạo con người mới phát triển toàn diện, phục vụ  đắc lực cho công   nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ  vững an ninh quốc phòng, thực hiện   thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn hiện nay là Xây dựng thành  công CNXH và Bảo vệ  vững chắc Tổ  quốc Việt Nam XHCN, vì mục tiêu dân  giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng ta luôn khẳng định rõ vị trí và tầm quan trọng của TDTT trong việc   thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tạo ra sức mạnh   và động lực phát triển đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng   diễn ra từ  ngày 19/4 đến 22/4/2011 đã đề  ra văn kiện quan trọng về  chủ  trương   đường lối trong lãnh đạo xây dựng đất nước trong những năm đầu thế kỷ 21. Đối   với công tác TDTT văn kiện có ghi “Phát triển mạnh hoạt động TDTT cả về quy   mô và chất lượng, góp phần nâng cao thể lực và phát huy tinh thần dân tộc của   con người Việt Nam”. Văn kiện cũng khẳng định “Xây dựng và thực hiện chiến   lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam. Đẩy mạnh phát   triển thể dục thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao”. Cùng với các nghị  quyết, ch ỉ  th ị  c ủa Đảng và Nhà nướ c, Bộ  GD&ĐT  đã thực hiện chủ  tr ươ ng, đườ ng lối về  công tác giáo dụ c thể  thao nói chung  và giáo dục thể  chất học đườ ng nói riêng, bằng rất nhiều các văn bản pháp  quy cụ thể nh ư: ­ Chỉ  thị  36 CT/TW ngày 24/3/1994 của Ban bí thư  Trung  ương Đảng   (Khóa VII): “...Bộ giáo dục­đào tạo và ủy ban TDTT thường xuyên phối hợp chỉ   đạo, tổng kết công tác GDTC, cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn   luyện thân thể, đào tạo đội ngũ giáo viên TDTT cho Nhà trường các cấp, tạo   những điều kiện cần thiết về  cơ  sở  vật chất để  thực hiện chế  độ  GDTC bắt   buộc ở tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống   hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, qua đó phát hiện và tuyển chọn được   nhiều tài năng thể thao cho quốc gia”. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2