Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp thay đổi tư duy học sinh theo hướng tích cực
lượt xem 6
download
Mục đích của sáng kiến là đề xuất một số giải pháp thay đổi tư duy học sinh theo hướng tích cực. Chỉ ra mối quan hệ giữa tư duy tích cực và thay đổi bản thân. Nghiên cứu các phương pháp và cách thức lồng nội dung thay đổi tư duy vào các hoạt động học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp thay đổi tư duy học sinh theo hướng tích cực
- MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2 6. Những đóng góp mới của đề tài ..................................................................... 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 3 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI. ...................................................................... 3 1. Tư duy tích cực là gì? .................................................................................... 3 2. Đặc điểm của tư duy tích cực. ....................................................................... 3 3. Vì sao phải tư duy tích cực ............................................................................ 4 4. Mối quan hệ giữa tư duy tích cực và độc thoại bản thân........................... 4 5. Sức mạnh của tư duy tích cực ....................................................................... 5 6. phương pháp rèn luyện tư duy tích cực ...................................................... 6 6.1. Học cách kiểm soát trạng thái của bản thân ......................................... 6 6.2. Điều chỉnh cách suy nghĩ......................................................................... 6 6.3. Thay đổi thói quen ................................................................................... 6 6.4. Cẩn trọng trong lời nói ............................................................................ 7 6.5. Tìm đến những người bạn ngưỡng mộ .................................................. 7 6.6. Luôn biết ơn ............................................................................................. 8 6.7. Tập trung vào những suy nghĩ tích cực ................................................. 8 6.8. Xác định và kiểm soát suy nghĩ tiêu cực................................................ 8 6.9. Theo đuổi một lối sống lành mạnh ......................................................... 9 6.10. Đừng tiết kiệm nụ cười và những câu chuyện vui vẻ ......................... 9 6.11. Nghĩ đến thành công .............................................................................. 9 6.12. Đừng chỉ nhìn vào những thiếu sót ...................................................... 9 6.13. Tìm giải pháp thay vì đổ lỗi .................................................................. 9 1
- 7. Phương pháp nhận diện những suy nghĩ tiêu cực .................................... 10 8. Làm chủ tư duy tích cực thông qua thực hành mỗi ngày ........................ 10 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 10 1. Phương pháp điều tra, nghiên cứu để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài ... 10 1.1. Phỏng vấn và quay camera ................................................................... 10 1.2. Khảo sát về công tác tư vấn tâm lý trong dạy học và chủ nhiệm của GV và lối suy nghĩ thực tại của HS ............................................................. 10 2. Kết quả điều tra, khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài................................ 10 3. Kết luận ......................................................................................................... 12 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP HỌC SINH THAY ĐỔI TƯ DUY THEO HƯỚNG TÍCH CỰC ............................................................................. 12 1. Giải pháp đối với cá nhân từng học sinh ................................................... 12 2. Giải pháp dành cho các bậc phụ huynh..................................................... 17 3. Giải pháp đối với nhà trường, đoàn trường .............................................. 19 4. Đối với xã hội ................................................................................................ 27 IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM....................................................................... 28 1. Về nề nếp ....................................................................................................... 28 2. Về học tập ..................................................................................................... 29 3. Kết quả cụ thể về triển khai thực hành tư duy tích cực của các học sinh đặc biệt trước và sau khi áp dụng các giải pháp: ......................................... 30 4. Những thành tích khác ................................................................................ 31 V. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP THAY ĐỔI TƯ DUY HỌC SINH THEO HƯỚNG TÍCH CỰC ...................... 32 1. Mục đích khảo sát ......................................................................................... 32 2. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................................ 32 3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................ 33 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ....................................................................................................................... 33 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 42 1. .................................................................................................................... Kết luận .................................................................................................................................. 42 2
- 2. .................................................................................................... Đề xuất, kiến nghị .................................................................................................................................. 42 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 1 PHỤ LỤC 1: BẠN SUY NGHĨ TÍCH CỰC HAY BI QUAN .............................. 1 PHỤ LỤC 2: PHIẾU THĂM DÒ GV VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÍ TRONG DẠY HỌC VÀ CHỦ NHIỆM ................................................................. 3 3
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HS : Học sinh GV : Giáo viên PH : Phụ huynh GDCD : Giáo dục công dân THPT : Trung học phổ thông STKHKT : Sáng tạo khoa học kĩ thuật SGK : Sách giáo khoa GVCN : Giáo viên chủ nhiệm GVBM : Giáo viên bộ môn BGH : Ban giám hiệu TN : Thực nghiệm ĐC : Đối chứng 4
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều Quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu hướng toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện sứ mệnh các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ gửi gắm, chương trình giáo dục phổ thông mới góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của cá nhân và yêu cầu xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Tư duy tích cực là một trong những yếu tố giúp con người có thêm động lực để vượt qua những thử thách, vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Hơn thế, nó còn giúp cho chúng ta có thể sống một cách vui vẻ, hạnh phúc và thành công hơn. Tư duy tích cực là khởi nguồn cho mọi hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Tư duy tích cực sẽ gỡ rối khỏi mọi vướng mắc từ tinh thần đến hành động. Mọi thay đổi của chúng ta đều bắt đầu từ sự thay đổi trong suy nghĩ. Trong lớp học, nếu nhiều học sinh có những suy nghĩ vui vẻ tích cực sẽ góp phần lan tỏa năng lượng tích cực đến toàn thể học sinh trong tập thể, với tập thể đầy năng lượng sẽ xây dựng một tập thể hạnh phúc và tạo ra một nội động lực to lớn trong việc học tập và phát triển bản thân. Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp thay đổi tư duy học sinh theo hướng tích cực” với mong muốn đóng góp thêm ý tưởng và biện pháp mới trong công tác chủ nhiệm để phát huy những năng lực tích cực cho HS trong thời đại công nghệ 4.0. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của sáng kiến là đề xuất một số giải pháp thay đổi tư duy học sinh theo hướng tích cực. Chỉ ra mối quan hệ giữa tư duy tích cực và thay đổi bản thân. 1
- 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận về tư duy tích cực. - Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới. - Nghiên cứu các phương pháp và cách thức lồng nội dung thay đổi tư duy vào các hoạt động học. - Kết luận và đề xuất. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Cách rèn luyện tư duy tích cực. - Học sinh THPT. - Giáo viên giảng dạy ở THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát, thăm lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh. - Điều tra, khảo sát tư duy, suy nghĩ thực tại của học sinh. - Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. 6. Những đóng góp mới của đề tài - Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về các cách rèn luyện tư duy tích cực và giải pháp thay đổi tư duy theo hướng tích cực. - Về mặt thực tiễn: tuy tư duy tích cực không đưa ta ra khỏi thế giới còn nhiều sự thử thách, khó khăn nhưng nó sẽ giúp ta sống một cách thành công, hạnh phúc và vui vẻ hơn. Và chúng ta sẽ luôn cảm thấy biết ơn về điều đó. 2
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI. 1. Tư duy tích cực là gì? Tư duy tích cực là cách nhìn nhận vấn đề theo hướng tốt đẹp, lạc quan nhưng không phải là ở viễn cảnh thiếu thực tế hay xem mọi thứ trong cuộc sống luôn màu hồng. Tư duy này cho phép bạn thể hiện mong muốn cá nhân theo thái độ sống tích cực để đạt được thành công trong cuộc sống cũng như tinh thần vững vàng. Thông thường, tư duy tích cực được xem xét và nhìn nhận dưới ba góc độ: sinh học, tâm lý và xã hội. + Về mặt sinh học: Tư duy tích cực là hoạt động tạo ra những năng lượng trong tâm trí, kích thích các hoạt động trong cơ thể con người đặc biệt là hoạt động về trí não. Nhờ vậy mà con người cảm thấy vui vẻ, sảng khoái tinh thần, tập trung học tập và làm việc hơn. + Về mặt tâm lý: Tư duy tích cực giúp các cá nhân phát triển sự tự tin, khám phá ra những khía cạnh mới của bản thân. + Về mặt xã hội: Tư duy tích cực có thể xem là sự sáng tạo trong mỗi con người. Sự tích cực của mỗi cá nhân trong gia đình, cộng đồng và xã hội sẽ góp phần hình thành một môi trường lành mạnh để nuôi dưỡng tính cách, phát triển tài năng.[5,6] 2. Đặc điểm của tư duy tích cực. - Lạc quan: Người suy nghĩ tích cực có mong muốn, sẵn sàng nỗ lực và làm mọi việc - thay vì cảnh giác và nghi ngờ bản thân. Họ sẽ luôn nắm lấy cơ hội và nỗ lực để thành công. Trong cuộc sống họ luôn nhìn vào khía cạnh tích cực của mọi sự việc. - Kiên tâm: Kiên cường khi đối mặt với nghịch cảnh, buồn bã, mất mát, thất vọng hay thất bại là những đặc điểm bạn sẽ tìm thấy ở một người suy nghĩ tích cực. Thay vì chỉ đơn giản từ bỏ, họ sẽ quay trở lại ngay sau khi vấp ngã. - Biết ơn: Một trong những biểu hiện của tư duy tích cực là thái độ biết ơn đối với những điều tốt đẹp trong cuộc sống – ngay cả khi người khác cho rằng họ chẳng có gì cả. - Chánh niệm: Ngay cả trong những thời điểm khó khăn, những người suy nghĩ tích cực sẽ không để tâm trí của họ bị kích động – nhưng vẫn tỉnh táo và giữ vững hi vọng. - Chính trực: Đây là yêu cầu rất quan trọng nếu muốn trở thành một người tích cực. Cùng với việc nhìn thấy điều tốt ở người khác, cần rèn luyện thái độ tôn trọng, cũng như tránh xa mọi hành vi lừa dối hoặc phục vụ bản thân.[5,6] 3
- 3. Vì sao phải tư duy tích cực Các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá tác động của tư duy tích cực và lạc quan đối với sức khỏe. Những lợi ích sức khỏe mà suy nghĩ tích cực có thể mang lại bao gồm: • Tăng tuổi thọ. • Giảm tỷ lệ trầm cảm. • Giảm cảm giác đau khổ và tăng khả năng chịu đau đớn. • Khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn. • Tốt hơn về cả tinh thần lẫn thể chất. • Sức khỏe bên trong tốt hơn, giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và đột quỵ. • Giảm nguy cơ tử vong do ung thư. • Giảm nguy cơ tử vong do các tình trạng hô hấp. • Giảm nguy cơ tử vong do nhiễm trùng. • Khả năng đối phó trong môi trường, điều kiện khó khăn và căng thẳng. • Các mối quan hệ xung quanh bạn trở nên bền chặt nhờ vào việc giao tiếp tốt với mọi người. • Giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian và rút ngắn quá trình đi đến thành công. • Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng sẽ giúp bạn sống ý nghĩa hơn. Theo thời gian, tình trạng sức khỏe sẽ được cải thiện theo chiều hướng tốt. Người ta cũng cho rằng những người tích cực và lạc quan có xu hướng sống lành mạnh hơn, họ hoạt động thể chất nhiều hơn, tuân theo chế độ ăn uống khoa học hơn và không hút thuốc hoặc uống rượu hay sử dụng các chất kích thích khác.[5,6] 4. Mối quan hệ giữa tư duy tích cực và độc thoại bản thân Suy nghĩ tích cực thường bắt đầu bằng việc tự trò chuyện với bản thân. Đó là khi những dòng suy nghĩ không thành lời chạy qua trong tâm trí bạn. Những suy nghĩ này có thể tích cực, cũng có thể tiêu cực. Tư duy tích cực sẽ mang lại một số sự thay đổi lớn trong cuộc sống mỗi người nếu cố gắng rèn luyện, cụ thể như: • Trở nên thành công và hạnh phúc hơn: Những người tích cực luôn sẵn sàng chào đón những trải nghiệm mới và tìm cách để giải quyết các tình huống xảy ra. Họ cũng xem đó là những bài học kinh nghiệm cho mình, luôn tích cực 4
- chịu trách nhiệm với những thất bại do mình gây ra. Người tích cực sẽ xem đó làm tiền đề và cố gắng thay đổi bản thân trở nên tốt hơn. • Áp dụng luật hấp dẫn vào cuộc sống: Với sự bí ẩn của luật hấp dẫn, nó sẽ mang lại những niềm vui vô tận và là chìa khóa mở ra cuộc sống mà bạn mong muốn. Bạn cần học cách chịu trách nhiệm với bản thân, rèn luyện cơ thể dẻo dai và một cái đầu minh mẫn để vượt qua bất kỳ trở ngại nào. Mỉm cười nhiều và tận hưởng những điều thú vị trong cuộc sống để ngày càng thu hút được sự may mắn và hạnh phúc hơn. • Sức khỏe tốt hơn: Ngoài mang lại sức khỏe tinh thần cho người rèn luyện, tư duy tích cực còn giúp hỗ trợ sức khỏe về mặt thể chất như hạn chế được cách bệnh về tiêu hóa, tim mạch,... giúp cơ thể bạn luôn dồi dào sức sống. •Tận hưởng cuộc sống tốt đẹp: Tư duy tích cực giúp bạn luôn cảm thấy hạnh phúc, yêu đời từ đó cảm nhận được mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống. Không chỉ vậy, nó còn giúp bạn lan tỏa tinh thần này đến với mọi người xung quanh.[4,5] 5. Sức mạnh của tư duy tích cực Tư duy tích cực có một sức mạnh đáng kinh ngạc. Những người vui khỏe thường suy nghĩ về những điều mà họ muốn và cách để có được nó. Bằng cách đó, tạo ra một thái độ tích cực hoàn toàn có thể làm thay đổi cả cuộc đời bạn. Khi bạn nghĩ và nói về điều bạn muốn và cách đạt được nó, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và làm chủ cuộc đời mình tốt hơn. Bởi khi bạn nghĩ về những điều làm bạn vui vẻ, não của bạn sẽ tiết ra endorphin - hormone mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc. Như vậy là bạn đã đang tạo ra một thái độ tích cực cho mình. Người hạnh phúc luôn thấy được điều tốt đẹp trong cuộc sống. Người lạc quan dường như có những cách khác nhau để cảm nhận thế giới. Vì vậy mà họ khác với những người còn lại: Trước hết, tâm trí họ luôn hướng tới những gì họ muốn có và tìm cách để có được nó. Họ có một mục tiêu rõ ràng và tự tin rằng dù sớm hay muộn họ sẽ hoàn thành được nó. Thứ hai, những người lạc quan luôn tìm kiếm những điều tốt đẹp ngay trong mỗi vấn đề và khó khăn mà họ gặp phải. Mỗi lần như vậy, họ thường như thói quen và nói rằng: "Nó cũng ổn thôi" và sẵn sàng chỉ ra những điều tích cực về tình huống đó. Chúng ta đều biết rằng, nếu ta muốn tìm ra những điều tốt đẹp ở mỗi con người hay tình huống thì chắc chắn chúng ta sẽ tìm ra nó. Và trong quá trình tìm kiếm, ta sẽ trở thành một con người lạc quan, vui vẻ hơn. "Người bi quan thấy khó khăn trong mọi cơ hội Người lạc quan thấy cơ hội trong mọi khó khăn" 5
- Người lạc quan sẽ thường tìm ra những bài học quý giá từ những khó khăn và những điều họ không mong muốn, hơn là chỉ thấy thất vọng và đổ lỗi cho người khác vì những gì đã xảy ra. Họ kiểm soát cảm xúc mình bằng cách đặt câu hỏi: "tôi có thể học được điều gì từ việc đó?".[5,6] 6. phương pháp rèn luyện tư duy tích cực 6.1. Học cách kiểm soát trạng thái của bản thân Học được cách kiểm soát bản thân hiệu quả tức là bạn đã nắm được thành công trong cuộc sống của chính mình. Nhiều người luôn chỉ nghĩ đến việc kiểm soát công việc hay thời gian mà quên rằng gốc rễ đầu tiên là phải kiểm soát được bản thân. Kiểm soát bản thân nghe tưởng chừng như là một điều rất dễ dàng, nhưng lại có rất ít người có thể làm được. Phần còn lại giải thích vì thói quen, tác động từ công việc, môi trường,… mà đôi lúc họ không thể kiểm soát được chính bản thân mình khỏi một số hành động quá khích.[5] 6.2. Điều chỉnh cách suy nghĩ Nếu bạn đang bế tắc vì chưa tìm được câu trả lời dù đã cố nghĩ về nó nhiều lần, đây là lúc bạn nên dừng lại và tìm cách cách kiểm soát suy nghĩ. Đôi khi, việc chú tâm suy nghĩ đến mọi việc là việc làm có lợi. Bằng cách nhìn vào một tình huống từ nhiều góc độ và cân nhắc các tùy chọn, chúng ta có thể đưa ra quyết định với sự tự tin. Song, việc suy nghĩ quá mức thỉnh thoảng lại đem đến không ít khó khăn. “Việc cố gắng giải quyết những lo lắng là điều quen thuộc. Tuy nhiên, học cách kiểm soát suy nghĩ lại là điều quan trọng hơn. Nếu không giải quyết được những lo lắng của mình, chúng sẽ lớn dần và đáng sợ hơn”.[5] 6.3. Thay đổi thói quen Chúng ta ai cũng đều vô thức thực hiện những hành động lặp đi lặp lại mỗi ngày. Điều đó trở thành thói quen đôi khi chính bạn cũng không cân nhắc đến hiệu quả hay hậu quả của nó. Tuy nhiên, không phải thói quen nào cũng là tốt. Thói tham ăn, uống rượu, cờ bạc, hút thuốc lá, ăn uống linh tinh, lười vận động,... đều là những thói hư tật xấu làm tổn hại đến tinh thần, sức khỏe mối quan hệ xung quanh. Hãy thay đổi thói quen xấu để bản thân ngày càng trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình. Thói quen là gì? Thói quen là hành vi lặp đi lặp lại một hành động nhiều lần. Nó là kết quả của quá trình sinh hoạt, học tập, rèn luyện của mỗi cá nhân trong cuộc sống hàng ngày. Thói quen cũng có thể bắt nguồn từ việc bị lôi kéo thông qua người khác. 6
- Thay đổi thói quen sống là việc rất khó khăn. Việc này cần rất nhiều sự cố gắng và rèn luyện của chính bản thân chúng ta. Tại sao phải thay đổi thói quen? Cuộc sống quanh ta thay đổi hàng ngày, con người cũng cần thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh. Đôi khi, thay đổi thói quen thay đổi cuộc đời. Bạn cần thay đổi để phù hợp với môi trường sống, công việc để có thể phát triển bản thân, làm cuộc sống mỗi ngày một tốt hơn. Thay đổi thói quen có thể giúp bạn chủ động hơn trong mọi việc, thay đổi lối sống, suy nghĩ để tạo nên những giá trị tích cực trong cuộc sống, công việc. Thói quen biến lời hứa hẹn của ước mơ thành hiện thực. Bạn muốn biến ước mơ của bạn thành hiện thực nhưng nó chỉ dừng lại tại suy nghĩ chứ không phải hành động. Thay vì nói ngày mai mình sẽ làm, sau này mình sẽ làm,... tại sao lại không phải là thực hiện ngay bây giờ. Thay đổi thói quen sống khó hay dễ đều phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta. Hãy biến lời hứa hẹn của bạn thành hiện thực. Đầu tiên, hãy bắt đầu từ việc thay đổi thói quen từ trong suy nghĩ, sau đó biến suy nghĩ thành hành động để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.[5,6] 6.4. Cẩn trọng trong lời nói Người xưa có câu “Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người”, vậy nên lời ăn tiếng nói là điều mà chúng ta phải thực sự lưu tâm chú ý trong cuộc sống. Thành công, hạnh phúc hay thất bại, khổ đau nhiều khi cũng đến từ chính cái miệng mà ra. Để có một cuộc sống thanh thản, nhẹ nhàng, hãy học cách ăn nói hòa nhã và lịch sự. Nghe thì đơn giản, nhưng để thực hiện được điều này đòi hỏi phải tu dưỡng rèn luyện và có những cái nhìn đúng đắn về “tu khẩu”.[6] 6.5. Tìm đến những người bạn ngưỡng mộ Ai cũng có một thần tượng để noi theo và học hỏi. Không phải chỉ có lứa tuổi học trò hay tuổi mới lớn mới tìm cho mình một thần tượng. Nếu trong cuộc sống, bạn không có chuẩn mực nào để hướng theo, thì tôi nghĩ chẳng thể đạt được ước mơ của mình. Ai cũng có một thần tượng để noi theo và học hỏi. Không phải chỉ có lứa tuổi học trò hay tuổi mới lớn mới tìm cho mình một thần tượng. Nếu trong cuộc sống, bạn không có chuẩn mực nào để hướng theo, thì chẳng thể đạt được ước mơ của mình. Ngày nhỏ, bạn nhìn những ngưới lớn hơn trong cách họ cư xử và thể hiện mình để bắt chước theo vì tự thấy muốn làm giống họ. Lớn hơn một chút, bạn hiểu biết hơn thì muốn tìm cho mình một hình mẫu để noi gương. Hình mẫu đó 7
- có thể là một người bạn cùng lớp học giỏi, hát hay, cũng có thể là một trong những thầy cô giáo của bạn. Xa hơn chút nữa, trên đường đời gập ghềnh bạn lại thấy có nhiều gương sáng trong cuộc sống mà bạn ngưỡng mộ và muốn noi theo. Thần tuợng của giới trẻ ngày nay có thể là các ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên điện ảnh... Với những người khác đang phải đối mặt với nhiều chật vật lo toan, hoặc ai đó có ý chí vươn lên trong cuộc sống thì thần tượng của họ sẽ là một người gần gũi như cha, mẹ, những người xung quanh, xa hơn nữa sẽ là những tấm gương vượt lên số phận, hoặc những bậc vĩ nhân. Vậy thì thần tượng tại sao lại không nên? Mỗi người trong cuộc sống đều có mục đích và lý tưởng riêng của mình, vậy cũng nên có một thần tuợng để noi theo và vươn tới.[6] 6.6. Luôn biết ơn Bày tỏ lòng biết ơn với cha mẹ, người thân, thầy cô, bạn bè… là cách rèn luyện tư duy tích cực mà bạn nên tham khảo. Chúng ta hãy biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, của thầy cô và quý trọng những người bạn xung quanh mình. Lòng biết ơn giúp tư duy tích cực của chúng ta hình thành và phát triển. Ngay cả những người xa lạ đã cư xử tồi tệ với mình, vẫn hãy cứ biết ơn vì nhiều bài học cuộc sống mà họ đã dạy cho chúng ta. Đừng để sự ghét bỏ khiến bạn trở nên tiêu cực. Lòng biết ơn là sức mạnh để vượt qua nhiều khó khăn và cám dỗ.[6] 6.7. Tập trung vào những suy nghĩ tích cực Tập trung vào những suy nghĩ tích cực là chìa khóa dẫn đến tư duy tích cực. Khi gặp tình huống tiêu cực, bạn nên cố gắng gạt bỏ chúng và tập suy nghĩ theo hướng lạc quan hơn. Và khi bạn luôn nhìn mọi thứ xung quanh theo hướng tích cực, lạc quan thì bạn sẽ thấy cuộc sống này không đối xử tệ với chúng ta. Bên cạnh đó, suy nghĩ tích cực sẽ giúp chúng ta có một sức khỏe tốt và một tinh thần tuyệt vời.[6] 6.8. Xác định và kiểm soát suy nghĩ tiêu cực Phương pháp rèn luyện tư duy tích cực luôn đi kèm với việc kiểm soát luồng suy nghĩ tiêu cực. Thực ra điều này rất khó, ai chưa luyện tập chắc chắn sẽ dễ thất bại. Môi trường chúng ta sống và làm việc không phải lúc nào cũng thuận lợi. Trong thời điểm khó khăn, việc có những suy nghĩ tiêu cực là điều bình thường. Tuy nhiên, hãy học cách kiểm soát nó. Đối mặt với những thách thức của cuộc sống, chấp nhận chúng từ nhiều quan điểm khách quan và trung thực. 8
- Những suy nghĩ tiêu cực cũng giảm đi đáng kể nếu bạn suy nghĩ sâu sắc về mọi thứ.[6] 6.9. Theo đuổi một lối sống lành mạnh Ngoài việc chăm sóc sức khỏe tinh thần, đừng quên chăm sóc sức khỏe thể chất của bạn. Tập thể dục ít nhất 15 phút mỗi ngày để cơ thể bạn vận động. Đó có thể là đi bộ vào sáng sớm, đạp xe, chạy bộ hoặc đơn giản là đi cầu thang mỗi ngày. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn cần bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Thực đơn ăn kiêng cũng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, cân bằng bữa ăn, bổ sung trái cây và các chất dinh dưỡng khác như rau, củ, quả. Có một cơ thể khỏe mạnh cũng giúp tinh thần bạn luôn lạc quan và tích cực.[6] 6.10. Đừng tiết kiệm nụ cười và những câu chuyện vui vẻ Thói quen luôn mỉm cười với người khác sẽ giúp bạn tỏa năng lượng đến những người xung quanh, từ đó tiếp thêm năng lượng cho bản thân. Thay vì bắt đầu ngày mới với gương mặt u ám, hãy chủ động nở nụ cười thân thiện với mọi người nhé. Ngoài ra, kể cho bạn bè, người thân những câu chuyện vui vẻ trong cuộc sống cũng là cách giúp bạn luôn lạc quan và yêu đời.[6] 6.11. Nghĩ đến thành công Luôn nghĩ về thành công là một cách để có tư duy tích cực mà hàng triệu người luôn áp dụng. Thành công có thể giúp bạn có thêm động lực để cố gắng và nhắc nhở bản thân làm việc chăm chỉ hơn. Hãy tập thói quen suy nghĩ về thành công trong tương lai của bạn. Đây là những gì thúc đẩy bạn hành động ngày hôm nay.[6] 6.12. Đừng chỉ nhìn vào những thiếu sót Những thiếu sót, những sai lầm là điều không thể thiếu trong cuộc sống này. Bởi vậy mà chúng ta có câu “Thất bại là mẹ thành công”. Chính từ những thiếu sót ấy mà chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá. Do đó, đừng nhìn mãi vào thiếu sót và cảm thấy bản thân vô dụng hay thất bại mà hãy nhìn vào những lúc chúng ta thành công, những lúc chúng ta được hoan nghênh, được khen ngợi để thấy rằng cuộc sống này luôn tươi đẹp.[5,6] 6.13. Tìm giải pháp thay vì đổ lỗi Một số người luôn coi người khác là nguyên nhân cho những điều tồi tệ xảy đến với họ. Nguyên nhân chính của sự đổ lỗi này là do họ không sẵn sàng chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình. Có thể chúng ta cảm thấy thoải mái hơn khi người khác ngẩng cao đầu nhận trách nhiệm thay mình, nhưng thực ra, chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội thay đổi cách nghĩ, và chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội ngay tại 9
- thời điểm này. Thay vào đó tại sao không nhìn thẳng vào sự thật, nhìn nhận lỗi lầm từ đó đưa ra những giải pháp sáng suốt.[5,6] 7. Phương pháp nhận diện những suy nghĩ tiêu cực - Chọn lọc: Phóng đại khía cạnh tiêu cực của 1 tình huống, và bỏ qua tất cả mặt tích cực. - Cá nhân hóa: Khi một điều tồi tệ xảy ra, thường tự đổ lỗi cho chính mình. - Phóng đại: Tự động lường trước những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. - Phân cực: Mọi thứ hoặc là tốt hoặc xấu, không có trạng thái trung lập.[6] 8. Làm chủ tư duy tích cực thông qua thực hành mỗi ngày Giữ tư duy tích cực cần trở thành một thói quen hằng ngày. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng những trải nghiệm và sức mạnh của suy nghĩ tích cực mang lại cho cuộc sống thực sự xứng đáng. Có thể bắt đầu ngày mới bằng những khẳng định tích cực. Bằng cách thực hành mỗi ngày, hạn chế phê bình và chấp nhận bản thân nhiều hơn, sẽ học được cách ít phán xét thế giới xung quanh hơn.[5,6] II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Phương pháp điều tra, nghiên cứu để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài 1.1. Phỏng vấn và quay camera Phỏng vấn và quay camera các em học sinh các khối 10, 11, 12 ở các lớp A1, A2, D1, D5, D6 ở trường THPT X tỉnh Nghệ An và THPT Lê Quý Đôn tỉnh Bình Phước. 1.2. Khảo sát về công tác tư vấn tâm lý trong dạy học và chủ nhiệm của GV và lối suy nghĩ thực tại của HS Để tìm hiểu về thực trạng công tác tư vấn tâm lý trong dạy học và chủ nhiệm của GV, tôi đã tiến hành khảo sát 98 GV THPT (Nội dung phiếu khảo sát trình bày trong Phụ lục ) và 513 HS ở trường THPT X trên địa bàn tỉnh Nghệ An và tỉnh Bình Phước đầu năm học 2022 – 2023 (Nội dung phiếu khảo sát trình bày trong Phụ lục ). 2. Kết quả điều tra, khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài Qua kết quả phỏng vấn, quay camera tôi nhận thấy: - Phần lớn HS chưa nhận thức được tư duy tích cực, tư duy tiêu cực, chưa biết tư duy tích cực là gì, và vì sao phải tư duy tích cực. Các em chưa biết được sức mạnh của tư duy tích cực và chưa biết khống chế suy nghĩ của bản thân. - Chỉ 23% số HS được phỏng vấn có thần tượng để noi theo vào học hỏi. 10
- - Và thực hành lòng biết ơn hằng ngày chiếm số lượng rất ít, chỉ với 10% số HS được phỏng vấn, hầu hết học sinh được phỏng vấn đều mong muốn được thực hành các phương pháp rèn luyện tư duy tích cực. - 13% học sinh được phỏng vấn đang trong trạng thái stress vì những suy nghĩ tiêu cực. - 75% HS được phỏng vấn nhiều lúc chưa biết cách kiểm soát trạng thái của bản thân, còn có nhiều thói quen xấu ảnh hưởng đến trạng thái, sức khỏe và tinh thần như thói quen lười vận động, ăn thức ăn nhanh, sử dụng điện thoại quá độ, chơi game, xem tivi thâu đêm, đi học muộn, không đội mũ bảo hiểm, đi xe quá tốc độ….. Kết quả khảo sát về công tác tư vấn tâm lý trong dạy học và chủ nhiệm của GV: Khảo sát GV Nội dung khảo sát Kết quả Số lượng Tỉ lệ % Thầy/cô đã nghe đến Chưa từng 2 2,04 cụm từ “tư duy tích cực”? Thỉnh thoảng 91 92,86 Thường xuyên 5 5,10 Trong công tác giáo dục Không quan tâm 2 2,04 HS, thầy/cô có tư vấn, định Mới chỉ nghe nói đến 12 1,24 hướng HS suy nghĩ theo hướng tích cực không Rất muốn tìm hiểu 63 64,29 Đang tìm hiểu 21 21,43 Đang tư vấn 0 0 Thầy/cô đã tổ chức cho Chưa từng 77 78,57 HS thực hành rèn luyện tư Thỉnh thoảng 21 21,43 duy tích cực chưa? Thường xuyên 0 0 Kết quả khảo sát lối suy nghĩ thực tại của HS : Số lượng Tỉ lệ % HS đang có suy nghĩ bi quan 216 42,11 HS đang cố tỏ vẻ lạc quan 210 40,94 HS đang có suy nghĩ tích cực 87 16,95 11
- 3. Kết luận Như vậy có thể thấy “tư duy tích cực” đang là một vấn đề rất mới cần được triển khai và nhân rộng mô hình đến giáo viên các trường đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm vì tính ưu việt và hiệu quả của nó. Bên cạnh đó số giáo viên có nguyện vọng tìm hiểu chiếm tỉ lệ lớn đây là những cơ sở quan trọng cho việc đưa các giải pháp thay đổi tư duy học sinh theo hướng tích cực để triển khai vào áp dụng vào giảng dạy ở các trường học. Học sinh có nhiều em còn hoang mang không biết tư duy tích cực là gì, các em chưa thấy được sức mạnh của tư duy tích cực và không biết đến làm sao để thoát ra khỏi tâm trạng tồi tệ, bi quan. Nhiều em đang căng thẳng, stress vì áp lực học tập mà chưa tìm ra được lối thoát. Điều này cũng một phần do cách dạy của GV còn nặng về kiến thức sách vở, ít chú trọng đến rèn luyện tư duy tích cực cho học sinh, do sự kì vọng quá cao từ gia đình làm các em cảm thấy việc học trở thành một gánh nặng. Hầu hết HS đều có mong muốn các GV, nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục có thể rèn luyện cho các em thực hành, rèn luyện tư duy theo hướng tích cực, để các em có công cụ tự đưa mình thoát khỏi trạng thái bi quan, tiêu cực, tự tạo được niềm vui, hạnh phúc trong học tập và cuộc sống. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP HỌC SINH THAY ĐỔI TƯ DUY THEO HƯỚNG TÍCH CỰC 1. Giải pháp đối với cá nhân từng học sinh Để có suy nghĩ lạc quan, tư duy tích cực không phải là điều dễ dàng đối với mỗi học sinh mà phải trải qua sự nỗ lực, cố gắng, thực hành lâu dài chứ không thể thực hiện ngắn hạn ngày một ngày hai. Mỗi HS cần thực hành thường xuyên phương pháp rèn luyện tư duy tích cực: - Học cách kiểm soát bản thân: + Liệt kê thói quen cần kiểm soát: thói quen hút thuốc lá, thức khuya, mua sắm, ngủ dậy muộn, đi trễ, vắng học, ăn quà vặt, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, dùng điện thoại… + Bắt đầu kiểm soát thói quen điển hình: Với danh sách đã liệt kê ở trên, đầu tiên hãy chọn một hành vi hay thói quen mà bản thân muốn tự kiểm soát nhất. Không tham lam kiểm soát nhiều thói quen cùng một lúc dẫn đến dễ chán nản, bỏ cuộc. + Nghiên cứu từ người khác: Hãy học hỏi từ những người có hoàn cảnh tương tự cách mà họ đã xây dựng khả năng kiểm soát bản thân như thế nào. Hoặc hỏi ngay chính bạn bè và người thân xung quanh cách kiểm soát bản thân của họ. Tự tìm hiểu trên mạng về những cách để kiểm soát một thói quen hay hành vi cụ thể nào đó mà bản thân đang hướng đến. 12
- + Viết lại quá trình thay đổi: Tập viết nhật ký ghi chép lại hoạt động hàng ngày để cảm nhận được quá trình thay đổi của bản thân. Hãy ghi chép lại thật chi tiết và tỉ mỉ về những hành động và suy nghĩ mà mình đã làm khi không thể kiểm soát bản thân về một hành vi nào đó. Hãy nhớ ghi lại cả những biện pháp kiểm soát đã áp dụng để thay đổi hành vi đó và hiệu quả của chúng. + Đặt mục tiêu thay đổi cụ thể: Hãy tạo động lực thành công cho bản thân bằng cách đặt ra mục tiêu cụ thể sẽ đạt được cuối cùng và thay đổi từ từ, thay vì tự bỏ ngay lập tức. Đây là sự thay đổi sẽ mang lại hiệu quả bền vững cho cách kiểm soát bản thân của bạn. + Đánh dấu từng bước tiến bộ: thành công ở đây là sự tiến bộ chứ không phải là sự nhanh chóng. Hãy ghi chép và đánh dấu lại từng bước tiến bộ trong cả quá trình hướng đến mục tiêu đã đặt ra. Nếu lúc nào đó bạn bị mất tự chủ, thì cũng hãy đánh dấu lại và ghi vào nhật kí sự việc đã xảy ra. Khi bạn đã nhận thức được về nguyên nhân và lý do vì sao mình bị mất kiểm soát là bạn cũng đã có được một bước tiến quan trọng trong quá trình tự kiểm soát bản thân. + Suy nghĩ tích cực: tập suy nghĩ về những điều tích cực để thay thế những ý nghĩ về hành vi muốn thay đổi. Cũng không nên nản lòng quá sớm nếu như những nỗ lực chưa có được kết quả khả thi. Thay vào đó là suy nghĩ đến những cách thức thay đổi kiểu khác mà mình cho rằng là tốt hơn. Những suy nghĩ tích cực sẽ giúp bản thân vui vẻ hơn, kiểm soát được trạng thái và nghĩ ra được nhiều cách thức để thay đổi những thói quen mình mong muốn. + Tìm những sở thích mới: Một cách để thay đổi hành vi đó là thay thế hành vi đó bằng một sở thích khác lành mạnh hơn mà có thể kiểm soát được. Hãy tìm cho mình một sở thích khiến cho tâm trạng của bạn được thoải mái và bình tĩnh hơn. + Sự giúp đỡ từ bạn bè: mỗi khi không thể kiểm soát chính mình, thì một người bạn hay người thân thiết có thể giúp bạn phân tán suy nghĩ về hành vi đó bằng một việc làm khác, hoặc ít nhất là đưa ra lời khuyên để bạn bình tĩnh lại và lấy lại được quyền kiểm soát bản thân. Ngoài ra những lời cổ vũ, động viên hay đơn giản chỉ là lắng nghe khi cần cũng là nguồn động lực giúp bản thân dễ dàng thay đổi hơn. + Tự thưởng cho chính mình: hãy dành lời khen ngợi cho bản thân khi bạn đã tạo được sự thay đổi và xây dựng được khả năng tự kiểm soát cho mình. Hành động tự thưởng này sẽ giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục phát huy những hành động tích cực và thay thế cho những suy nghĩ mất kiểm soát trước đây. Việc tự kiểm soát được bản thân là điều rất cần thiết trong cuộc sống của mỗi người. Tùy vào hoàn cảnh và tính cách mà mỗi HS nên có cho mình một cách kiểm soát bản thân hiệu quả để đạt thành công trong cuộc sống. 13
- - Thay đổi suy nghĩ: + Tạm dừng suy nghĩ: khi ý thức được mình đang có xu hướng quan trọng hóa vấn đề, hãy tạm dừng mọi thứ, bạn không nên sa lầy vào mớ suy nghĩ hỗn độn vì bạn sẽ chẳng tìm ra được gì ngoài cảm giác khó chịu và mệt mỏi. + Làm điều gì đó thật khác: sau khi tạm dừng dòng suy nghĩ, bạn cần cho phép bản thân thư giãn trong khoảng thời gian này. Hay nói cách khác, hãy đánh lạc hướng bộ não bằng cách làm một điều gì đó khác đi. Ví dụ, bạn có thể đọc một quyển sách hay, xem phim, nấu ăn, đi dạo hoặc đơn giản là nghe những bài hát nhẹ nhàng để lấy lại cân bằng. Khi tâm trạng thoải mái, bạn sẽ dễ dàng tìm lại cảm hứng. + Mạo hiểm: hãy mạnh mẽ đón nhận mọi thứ xảy ra, dù là thành công hay thất bại vì sau đó, bạn sẽ nhận về nhiều bài học để trưởng thành hơn. + Nghĩ về những điều tích cực: hãy nghĩ đến việc bạn sẽ trở nên mạnh mẽ như thế nào nếu vượt qua giai đoạn khó khăn này. Suy nghĩ có thể quyết định cách thức bạn làm mọi việc trong cuộc sống. Ví dụ, khi bạn nhận thêm bài tập hoặc nhiệm vụ GV giao thì đây là động lực để hoàn thiện, bạn sẽ có thêm lý do cố gắng hơn thay vì trách móc, kêu ca. + Đặt mọi thứ vào bức tranh rộng hơn: khi trói mình vào dòng suy nghĩ không hồi kết, bạn sẽ cảm thấy trước mắt có một rào cản lớn rất khó vượt qua. Nhưng khi bạn dành thời gian để ngẫm nghĩ, đặt nó vào bức tranh rộng hơn, bạn sẽ nhận ra khó khăn hiện tại chỉ là một trong rất nhiều thử thách bạn sẽ gặp trên cuộc đời này. Liệu 1 năm sau, 5 năm sau hay 10 năm sau, câu chuyện này có còn quan trọng với bạn không? Khi nghĩ được như thế, bạn có thể hiểu rằng mỗi trở ngại hôm nay đều là từng viên gạch giúp bạn xây dựng sự tự tin, lòng can đảm và bản năng vững chãi sau này. + Thực hành lòng biết ơn: hãy nhớ về những điều bạn biết ơn trong cuộc sống. Nghe có vẻ không liên quan nhưng cách này sẽ giúp bạn hướng đến những điều ý nghĩa hơn. Não bộ của chúng ta sẽ không thể tồn tại song song hai luồng suy nghĩ biết ơn và sự hối tiếc. Do đó, khi nhớ về những câu chuyện hạnh phúc, tâm trí sẽ dần tránh xa cảm xúc tiêu cực. Hãy ghi lại những gì bạn biết ơn trong ngày, bạn sẽ nhận ra còn rất nhiều thứ đáng quan tâm hơn xung quanh bạn. + Thường xuyên lặp lại những thói quen trên: bộ não rất dễ quay về “con đường cũ” khi bạn không duy trì thói quen suy nghĩ tích cực mỗi ngày. Những biện pháp trên đây cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn không luyện tập chúng thường xuyên. Đừng để suy nghĩ kiểm soát hành động và cảm xúc của bạn. Chính bạn mới có thể quản lý và hướng nó đến những điều bạn mong muốn. - Thay đổi thói quen: không phải thói quen nào cũng tốt và lành mạnh, mỗi HS cần loại bỏ những thói hư tật xấu, thay thế chúng bằng những thói quen lành mạnh theo các bước: 14
- + Xác định thói quen: Hãy viết ra thói quen "có vấn đề" – điều bản thân tự nhận thức, hoặc có người nhắc nhở. Đừng chỉ liệt kê qua loa, mà nên mô tả chi tiết những hậu quả tiêu cực và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống hoặc chất lượng học tập của bạn. + Đưa ra quyết định, sau đó cam kết để thay đổi. + Xác định đâu là tác nhân gây nên những thói xấu + Lập kế hoạch: Mô tả cho chính mình chính xác những gì sẽ làm, làm thế nào sẽ làm điều đó, và những bước cần phải thực hiện. "Hãy suy nghĩ về điều bạn cần làm, cái gì bạn muốn học, hoặc vấn đề bạn phải đối mặt. Nó là gì? Bây giờ đưa ra một kế hoạch cụ thể. Khi nào bạn sẽ làm theo kế hoạch của mình? Bạn sẽ làm nó ở đâu? Bạn sẽ làm như thế nào? Hãy nghĩ về nó một cách chi tiết. " + Trực quan hóa và những lời tự khẳng định: khi giám sát thó quen, nên xem xét tần suất thói quen đó diễn ra, thời gian nó diễn ra, tinh thần và thể chất diễn biến ra sao lúc đó, có ai luôn song hành cùng thói quen đó không? + Tranh thủ sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè: Cho mọi người biết điều mà mình đang cố gắng thực hiện. Bằng cách này, họ sẽ hiểu rằng bạn đang thực sự nghiêm túc muốn loại bỏ những thói xấu. Từ đó họ cổ vũ và giúp đỡ bạn tránh xa cám dỗ. - Cẩn trọng trong lời nói: luôn nhớ đến lời khuyên mà ông bà đã dạy: + Không nên nói quá nhiều Rượu ngon uống mãi cũng say Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm Khi nói bất kể một điều gì, nên nói ngắn gọn, dễ hiểu để người nghe không cảm thấy khó chịu. Người xưa có câu: “Nói dài, nói dai thành ra nói dại”. Chúng ta chỉ nên diễn đạt đủ ý, nói năng điềm đạm, rõ ràng là được. + Không nên nói năng bộc trực, quá thẳng: Lời nói ko mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Nói thẳng nói thật là thói quen tốt. Nhưng trong một số trường hợp thì việc chỉ nói thẳng chứ không nói “khéo” sẽ khiến bạn mất nhiều hơn là được, dễ gây mâu thuẫn, thậm chí rước họa vào thân. Nói thẳng nhiều khi sẽ gây tổn thương cho người khác, hãy tìm cách nói mềm mại, hợp tình hợp lý và đảm bảo bạn mang tâm thế tích cực, góp ý chứ không muốn vùi dập người khác. + Không nên nói năng ngông cuồng, bất chấp: Xảy chân thì còn đỡ chứ xảy miệng khó đỡ. 15
- Để tránh vạ miệng, bạn nên nhận thức và phân biệt được khinh – trọng trong từng tình huống giao tiếp. Một khi đã nói ra những lời cuồng ngôn, thiếu suy nghĩ, bạn ắt sẽ phải hối hận về sau. Thứ mà con người có thể thể hiện trước mặt người khác nhiều nhất chính là ngôn từ. Thế nên, nói năng cuồng ngôn là điều tối kỵ. Cuồng ngôn sẽ gây ra sự khó chịu cho mọi người, gây ra thù hận… và dễ rước họa vào người. + Không nên nói năng tận diệt một sự việc: Kim vàng ai nỡ uốn câu Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời Ai cũng muốn bảo vệ quan điểm cá nhân, nhưng nếu vì tự tôn của bản thân mà chà đạp lên lòng tự trọng của người khác thì bạn mới là người gánh tai họa về sau. Nói năng cần phải hàm xúc và phải để lại một đường lui cho đối phương. Những người sống biết người biết ta sẽ không bao giờ nói lời tận ngôn, thay vào đó họ sẽ để lại cho người khác vài “lối thoát”, lưu lại chút khẩu đức cho bản thân. + Không nên nói những lời độc địa: Đao sang dị một, ác ngữ nan tiêu Vết thương do đao kiếm gây ra có thể sẽ phôi pha nhưng những lời ác ý thì mãi găm sâu trong lòng người khác. Những tổn thương trong tâm lý do cái gọi là “ác ngôn” gây ra luôn luôn đau hơn cả những vết thương trên thể xác. Vậy nên hãy cẩn trọng, dùng ngôn từ điềm đạm, hòa ái khi nói chuyện với mọi người. Cần ghi nhớ rằng: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. + Không nên nói năng thiếu suy nghĩ: Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói. Trong cuộc sống, có rất nhiều người thường ăn nói bộp chộp. Câu nói trên ngụ ý nhắc nhở chúng ta rằng hãy suy nghĩ kỹ trước khi nói một điều gì đó, đừng nói những lời lẽ bốc đồng, thiếu thận trọng. Nếu không, lời nói ra dễ gây hiểu nhầm, cung cấp thông tin sai, hoặc làm tổn thương người khác, gây ra những mối họa khó lường trước. + Không nên nói trong lúc tức giận: Người xưa có câu “cá giận mất khôn”. Khi nóng giận rất dễ bị cảm xúc chi phối, trở nên mất lý trí. Chính vì vậy, lúc này không nên nói nhiều, cũng không nên đưa ra kết luận gì cả. Bất cứ điều gì bạn quyết định trong lúc tức giận đều sẽ khiến bạn phải hối hận sau này. Những lời nói ra trong lúc tức giận sẽ gây tổn thương cho người khác và cho cả chính bạn. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 193 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 72 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả daỵ - học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh qua tiết 07 - bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
45 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 30 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn