intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số góp phần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn cơ sở trong tình hình mới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số góp phần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn cơ sở trong tình hình mới" được hoàn thành với mục tiêu nhằm góp phần thúc đẩy, nhằm nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ số vào đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn cơ sở cho đội ngũ BCH, Đoàn viên công đoàn nói chung và trường THPT Diễn Châu 2 hiện nay nói riêng; Góp phần xây dựng công đoàn ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu trong mọi bối cảnh hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số góp phần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn cơ sở trong tình hình mới

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ----------  --------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ GÓP PHẦN ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI Lĩnh vực: CÔNG ĐOÀN
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 ----------  --------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ GÓP PHẦN ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI Lĩnh vực: CÔNG ĐOÀN Người thực hiện: Nguyễn Văn Thanh - Trƣờng THPT Diễn Châu 2 SĐT: 0965418815 Email: nguyenvanthanhdc2@gmail.com Năm thực hiện: 2024 Diễn Châu, tháng 4/2024 NghÖ An, th¸ng 12/ 2020 1
  3. MỤC LỤC Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 I. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 II. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2 III. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 2 V. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI .............................................................................. 4 Chƣơng I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................. 4 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm chuyển đổi số .......................................................................... 4 1.1.2. Chuyển đổi số trong giáo dục là gì? ......................................................... 4 1.1.3. Chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn là gì?..................................... 4 1.1.4. Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn .............. 4 1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................... 5 1.2.1. Thực trạng chung về chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn ............. 5 1.2.2. Thực trạng về chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn tại trường THPT Diễn Châu 2 hiện nay............................................................................... 6 Chƣơng II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ GÓP PHẦN ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN CƠ TRONG TÌNH HÌNH MỚI .............................................................. 10 2.1. Các giải pháp chung .................................................................................... 10 2.1.1. Tăng cường quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, nghị quyết công đoàn nghành GD&ĐT đối với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn cơ sở, trọng tâm là chuyển đổi số trong tình hình mới.. 10 2.1.2. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ BCH, đoàn viên công đoàn, các tổ chức trong nhà trường về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn cơ sở, trọng tâm là chuyển đổi số trong tình hình mới.. 11 2.2. Các giải pháp cụ thể .................................................................................... 12 2.2.1. Xác định rõ đặc điểm, nét đặc thù của nhà trường ................................. 12
  4. 2.2.2. Chú trọng công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và ứng dụng CNTT vào hoạt động Công đoàn cơ sở ................ 12 2.2.3. Phối hợp nhà trường chuẩn bị đội ngũ nhân lực, tăng cường quản lý việc tổ chức tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng CNTT, an toàn thông tin để tác nghiệp trên môi trường số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số cho Đoàn viên Công đoàn ........................................................................................................................... 14 2.2.4. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ, thiết bị công nghệ thông tin thiết thực phục vụ cho Công tác thu thập và quản lý dữ liệu đoàn viên ........................... 16 2.2.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin các hoạt động điều hành, chế độ quản lý, kiểm tra, giám sát tài chính, tài sản Công đoàn ............................. 17 2.2.6. Thiết lập các kênh truyền thông để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền ................................................................................................................ 18 2.2.7. Thiết lập kênh trực tuyến tiếp nhận thông tin, ý kiến đề xuất, kiến nghị, thắc mắc của đoàn viên ..................................................................................... 21 Chƣơng III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .......................................................... 24 3.1. Số liệu thực nghiệm và kết quả so sánh .................................................... 24 3.2. Kết quả so sánh trƣớc và sau khi áp dụng giải pháp .............................. 26 3.3. Hiệu quả của đề tài...................................................................................... 26 3.3.1. Phạm vi ứng dụng ................................................................................... 26 3.3.2. Mức độ vận dụng .................................................................................... 27 3.3.3. Hiệu quả nghiên cứu ............................................................................... 27 3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi các giải pháp đề xuất ................ 27 3.4.1. Đối tượng khảo sát .................................................................................. 27 3.4.2. Khảo sát tính cấp thiết (https://forms.gle/3z1jBmMx8onc3gnj8). ......... 27 3.4.3. Khảo sát tính khả thi (https://forms.gle/3z1jBmMx8onc3gnj8)............. 29 3.4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất .................................................................................................................... 30 PHẦN III. KẾT LUẬN ......................................................................................... 33 I. Những đóng góp của đề tài ............................................................................ 33 1. Tính mới của đề tài .......................................................................................... 33 2. Tính khoa học................................................................................................... 33 3. Tính hiệu quả.................................................................................................... 33 II. Một số kiến nghị, đề xuất ............................................................................. 33
  5. 1. Đối với sở GD&ĐT.......................................................................................... 33 2. Với Công đoàn nghành Giáo dục ..................................................................... 33 3. Với đoàn viên Công đoàn ................................................................................ 34 PHỤ LỤC ...................................................................................................................
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT 1 BCH Ban chấp hành 2 ĐVCĐ Đoàn viên Công đoàn 3 GD Giáo dục 4 LĐ Lao động 5 GSTS Giáo sư Tiến sĩ 6 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 7 GDPT Giáo dục phổ thông 8 GVDG Giáo viên dạy giỏi 9 GS Giáo sư 10 THPT Trung học phổ thông 11 CNTT Công nghệ thông tin 12 TSKH Tiến sĩ khoa học 13 ĐH Đại học 14 CĐ Cao đẳng
  7. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Hiện nay, chúng ta đang được sống, được làm việc trong một thế giới mở, hội nhập và năng động, được hưởng rất nhiều những tiện ích, những mặt tích cực của một xã hội công nghệ hiện đại và phát triển. Chuyển đổi số có vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số để ứng dụng vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, nhằm thay đổi cơ bản cách vận hành và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người sử dụng. Đây là sự thay đổi căn bản về tư duy, đòi hỏi các tổ chức phải định nghĩa lại những mô hình vận hành của mình, thử nghiệm những điều mới mẻ, liên tục cải tiến để vượt qua các thách thức, và chấp nhận thất bại. Bill Gates từng nói: “Chúng ta đã thay đổi thế giới dựa trên công nghệ. Trong đó, chuyển đổi số sẽ làm thay đổi tận gốc rễ nền tảng kinh tế, xã hội và phương thức giao tiếp của loài người”. Chuyển đổi số mở ra cơ hội cho tất cả các lĩnh vực, trong đó có hoạt động Công đoàn ngành giáo dục. Việc áp dụng công nghệ số vào hoạt động Công đoàn ngành giáo dục có vai trò vô cùng lớn, tạo nên bước ngoặt phát triển đột phá cho toàn xã hội trong tình hình mới ngày nay. Xã hội không ngừng phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ của khoa học, công nghệ. Để bắt kịp với yêu cầu phát triển của chuyển đổi số Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 131/QĐ - TTg ngày 25/01/2022 “về việc phê duyệt đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết 02 NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị “về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”; chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An lần thứ XX, nhiệm kỳ 2023 - 2028, với chủ đề: “Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn; Tập trung thực hiện tốt phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển bền vững giáo dục và đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trong đó chỉ rõ một trong ba khâu đột phá là “Đổi mới phương thức hoạt động, trọng tâm là chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn”…Tuy nhiên, Chuyển đổi số trong ngành giáo dục nói chung và Công đoàn cơ sở hiện nay cũng đang phải đối diện với vô vàn thách thức. Tại nhiều trường học vấn đề thiếu hạ tầng kỹ thuật gây ra khó khăn trong việc đào tạo năng lực số hóa. Ngoài ra còn một số cán bộ, đoàn viên Công đoàn còn ngại hoặc không muốn thay đổi nội dung, phương thức vì nhiều những khó khăn trong quá trình tiếp cận công nghệ hiện đại. Với những khu vực thuộc miền núi, các vùng sâu, vùng xa thì hạ tầng Internet cùng các trang bị về công nghệ thông tin hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Tại địa bàn các khu vực này, việc dạy học trực tuyến, chia sẻ, áp dụng các phần mềm thông minh là quá khó bởi sự yếu kém về kinh tế, khó khăn về địa hình. Ngoài ra, các kho tài liệu số, phần mềm quản lý khi được thiết lập thì gặp nhiều khó khăn do hạn chế về kinh phí, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời nhiều kiến thức được đăng tải mà chưa được xác thực, chưa 1
  8. đồng nhất toàn bộ về kiến thức gây lãng phí thời gian, ngân sách. Bên cạnh đó, một số những quy định pháp lý chuyên về giáo dục chưa được hoàn thiện gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền sở hữu trí tuệ và an ninh thông tin. Xuất phát từ tìm tòi, đúc rút từ thực tiễn công tác hoạt động Công đoàn cơ sở tại nhà trường, chúng tôi nhận thấy việc đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng CNTT trong hoạt động Công đoàn đáp ứng tình hình mới là yêu cầu cấp thiết. Chính từ những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số góp phần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn cơ sở trong tình hình mới”. Đề tài nhằm mục đích góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở, giúp tổ chức Công đoàn hoạt động ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu trong mọi bối cảnh hiện nay. II. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích lí luận và tình hình thực tiễn, đề tài nghiên cứu và triển khai nhằm các mục đích: - Góp phần thúc đẩy, nhằm nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ số vào đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn cơ sở cho đội ngũ BCH, Đoàn viên công đoàn nói chung và trường THPT Diễn Châu 2 hiện nay nói riêng. - Góp phần xây dựng công đoàn ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu trong mọi bối cảnh hiện nay. - Rèn luyện ý thức trách nhiệm, lề lối làm việc của một số cán bộ Công đoàn và Đoàn viên công đoàn chưa thực sự đổi mới một cách quyết liệt, triệt để. III. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng hoạt động của Công đoàn cơ sở hiện nay từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số góp phần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn cơ sở trong tình hình mới. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lí luận của công tác chuyển đổi số và chuyển đổi số trong giáo dục - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác chuyển đổi số Công đoàn cơ sở trường THPT Diễn Châu 2 hiện nay. - Trình bày cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về các giải pháp. - Trình bày các giải pháp. - Trình bày về tính hiệu quả của các giải pháp. - Thực nghiệm đổi mới. - So sánh giải pháp mới và giải pháp cũ. - Đề xuất thêm một số giải pháp trong thời gian tới. 2
  9. V. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, phỏng vấn, nắm thông tin. - Phương pháp phân tích, trình bày nội dung của vấn đề. - Phương pháp phân tích - So sánh. - Phương pháp thực nghiệm. 3
  10. PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chƣơng I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm chuyển đổi số Chuyển đổi số (Digital Transformation) là khái niệm ra đời trong thời đại internet bùng nổ, đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, mô tả việc ứng dụng công nghệ số (digitalize) vào tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Nếu đạt hiệu quả, hoạt động này sẽ thay đổi toàn diện (transformation) cách thức mà một chủ thể hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho đối tượng thụ hưởng. Chuyển đổi số thay đổi cách thức làm việc từ thủ công như ghi chép sách vở truyền thống, hội họp trực tiếp sang ứng dụng công nghệ phần mềm để giảm thiểu nhân sự lao động. Ngoài ra, chuyển đổi số đóng vai trò thay đổi tư duy kinh doanh, phương thức điều hành, văn hóa tổ chức...Trong cơ quan hành chính công, chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi các quy trình, dịch vụ và thông tin của chính phủ sang môi trường trực tuyến, thông qua việc sử dụng các công nghệ số như Internet, điện thoại di động, và các ứng dụng điện tử. Một số ví dụ như phát triển chính quyền số, đô thị thông minh... Mục đích của chuyển đổi số hành chính công là tăng cường tính minh bạch, hiệu quả và tiện lợi trong việc cung cấp các dịch vụ công và tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Cụ thể như: Hệ thống quản lý văn bản điện tử, hệ thống quản lý hồ sơ điện tử, cổng thông tin điện tử, hệ thống quản lý dịch vụ công trực tuyến, hệ thống xếp hàng tự động... 1.1.2. Chuyển đổi số trong giáo dục là gì? Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình chuyển đổi hoạt động GD từ không gian truyền thống sang không gian số thông qua công nghệ mới, thay đổi phương thức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí quá trình DH nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy, giúp phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của GV và HS. 1.1.3. Chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn là gì? Chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn là quá trình chuyển đổi hoạt động từ không gian truyền thống sang không gian số thông qua công nghệ mới góp phần thay đổi phương thức hoạt động công đoàn, từ tuyên truyền, vận động đến công tác tập hợp, phát triển và quản lý đoàn viên công đoàn; công tác tài chính, tài sản công đoàn. 1.1.4. Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn Chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn đóng vai trò to lớn trong việc Công tác thu thập và quản lý dữ liệu đoàn viên; công tác quản lý tài chính, tài sản Công đoàn; thiết lập các kênh truyền thông để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, lập kênh trực tuyến tiếp nhận thông tin, ý kiến đề xuất, kiến nghị, thắc mắc của 4
  11. đoàn viên qua đó kịp thời tư vấn, hỗ trợ người lao động góp phần chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên. Công đoàn cần sử dụng triệt để dữ liệu số góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn; phát huy vai trò liên kết chuyển đổi số giữa các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và các tổ nhóm chuyên môn, tạo hiệu ứng lan tỏa ra toàn xã hội. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng chung về chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn Sự bùng nổ của công nghệ đã giúp quá trình chuyển đổi số nói chung và trong hoạt động Công đoàn nói riêng đang mang lại tín hiệu tích cực. Các thiết bị thông minh cũng như các phần mềm được trang bị và lắp đặt một cách khá đầy đủ. Việt Nam đã và đang chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn bằng hàng loạt các chính sách đã được ban hành như: “Đề án chuyển đổi số của Tổng Liên đoàn giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030” và xác định việc ban hành “Chương trình chuyển đổi số toàn diện trong hoạt động công đoàn” là chuyên đề để triển khai các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2023 - 2028 trong Văn kiện Đại hội đã thể hiện quyết tâm của các cấp Công đoàn cũng như của hơn 11 triệu đoàn viên đối với Chương trình chuyển đổi số Quốc gia. Đây được xem là một trong những giải pháp mới, tối ưu; không những chăm lo mà còn phục vụ tốt hơn và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn thời gian qua ở các cấp còn một số tồn tại, hạn chế như: Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong một số cán bộ Công đoàn các cấp còn hạn chế dẫn đến thiếu quyết tâm, quyết liệt trong triển khai thực hiện. Chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ, am hiểu về công nghệ thông tin trong các tổ chức Công đoàn để làm hạt nhân triển khai thực hiện chuyển đổi số. Công tác tuyên truyền, tổ chức tập huấn, đào tạo về chuyển đổi số cho cán bộ làm công tác Công đoàn chưa được thường xuyên, liên tục. Công đoàn chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung đủ lớn để phục vụ công tác chuyển đổi số. Hệ thống tổng hợp số liệu cơ bản vẫn làm thủ công, khó kiểm soát. Việc xây dựng và sử dụng phần mềm quản lý đoàn viên, phần mềm kế toán… vẫn còn chưa đồng bộ, thống nhất trong tất cả các cấp Công đoàn. Chưa sử dụng các công cụ như App Công đoàn, sử dụng trí tuệ nhân tạo AI, trợ lý ảo, phần mềm đào tạo trực tuyến… để hỗ trợ các hoạt động Công đoàn. Việc triển khai hệ thống văn bản điện tử mới chỉ đang triển khai ở cấp Tổng Liên đoàn đến các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, chưa triển khai được đến các tổ chức Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và Công đoàn cơ sở. Nhiều tổ chức Công đoàn vẫn còn điều hành thủ công, sử dụng văn bản giấy. Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc chuyển đổi số. Việc triển khai họp trực tuyến mới chỉ triển khai được đến Liên 5
  12. đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, chưa triển khai được đến các tổ chức Công đoàn cấp dưới. Chất lượng đường truyền trực tuyến chưa ổn định, hình ảnh không sắc nét, âm thanh đôi khi bị ngắt quãng. Hệ thống thông tin của nhiều tổ chức Công đoàn chưa được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin định kỳ. Nguy cơ mất an toàn thông tin, đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật dữ liệu là mối đe dọa lớn, hiện hữu và ngày càng gia tăng. Thực trạng trên là một thách thức rất lớn đối với hoạt động Công đoàn trong tình hình mới ngày nay. 1.2.2. Thực trạng về chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn tại trường THPT Diễn Châu 2 hiện nay 1.2.2.1. Thực trạng về việc ứng dụng CNTT và chuyển đổi số tổ chức Công đoàn tại trường THPT Diễn Châu 2 trong thời gian trước đây Trước đây, việc thực hiện chuyển đổi số tại trường THPT Diễn Châu 2 đã diễn ra nhưng đó vẫn là việc làm mang tính tự phát, chưa có sự kết nối, liên thông và chỉ dừng lại ở một số khía cạnh công việc nhà trường, chưa mang tính tổng thể, đồng bộ. Nhận thức và tư duy của cán bộ, giáo viên nhà trường về chuyển đổi số còn nhiều hạn chế; không ít thầy cô giáo hạn chế nhiều về tiếp cận CNTT, về kiến thức tin học phổ thông, về kĩ năng sử dụng các phần mềm. Cơ sở vật chất, hạ tầng mạng, trang thiết bị (máy tính, camera, máy in, máy quét), đường truyền, dịch vụ internet… còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ. Kho học liệu số của nhà trường còn nghèo nàn, thiếu sự kiểm soát sát sao và toàn diện về học liệu số. Vì vậy xảy ra tình trạng về học liệu số tràn lan, thiếu tính xác thực và không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng cũng như nội dung. 1.2.2.2. Tình hình ứng dụng CNTT và chuyển đổi số ở trường THPT Diễn Châu 2 trong giai đoạn hiện nay Gần đây, xác định chuyển đổi số là khâu đột phá, là xu thế tất yếu và là nhiệm vụ trọng tâm trong hiện tại và tương lai, Công đoàn trường THPT Diễn Châu 2 đã tiến hành ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lý, công tác thu thập và quản lý dữ liệu đoàn viên; công tác quản lý tài chính, tài sản Công đoàn; thiết lập các kênh truyền thông để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, lập kênh trực tuyến tiếp nhận thông tin, ý kiến đề xuất, kiến nghị, thắc mắc của đoàn viên qua đó kịp thời tư vấn, hỗ trợ người lao động góp phần chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên. Tuy nhiên trong quá trình triển khai tại đơn vị, chúng tôi gặp phải một số thách thức và khó khăn như sau: Thứ nhất, công việc chủ yếu tại các nhà trường là dạy học nên việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động Công đoàn còn thiếu sự quan tâm đúng mức của không ít một số đội ngũ cán bộ, Đoàn viên công đoàn. Thứ hai, Sự chuyển mình, đầu tư vào công tác chuyển đổi số trong hoạt động dạy học cũng như hoạt động Công đoàn còn nhiều hạn chế. Việc tiếp cận các 6
  13. phần mềm trong quản lý, công tác thu thập và quản lý dữ liệu đoàn viên; công tác quản lý tài chính, tài sản Công đoàn; thiết lập các kênh truyền thông để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, lập kênh trực tuyến tiếp nhận thông tin, ý kiến đề xuất, kiến nghị, thắc mắc của đoàn viên chưa được thực chất, hiệu quả. Thứ ba, kho tài liệu số hiện nay còn tràn lan, tính xác thực chưa cao, nội dung chưa được kiểm soát chặt chẽ. Điều này gây ra tình trạng không đồng nhất về kiến thức, gây ra nhiều hệ lụy như tốn thời gian, ngân sách... Thứ tư, hạ tầng kỹ thuật và internet chưa đáp ứng yêu cầu. Cơ sở vật chất, hạ tầng mạng, trang thiết bị (như máy tính, camera, máy in, máy quét), đường truyền, dịch vụ Internet … còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ, chưa thể đáp ứng yêu cầu cho việc chuyển đổi số. Từ thực tiễn công tác chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn tại nhà trường, với những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục, tôi tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng các tiêu chí của tổ chức Công đoàn 5 đơn vị với số lượn 376 ĐVCĐ tại huyện Diễn Châu thông qua các bảng sau: Bảng 1a. Nhận thức của Đoàn viên về chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn Ý kiến trả lời của ĐVCĐ ĐVCĐ đƣợc Nhận thức đầy Nhận thức chƣa STT Tên trƣờng đủ đầy đủ khảo sát Số Số Tỷ lệ % Tỷ lệ % lượng lượng 1 THPT Diễn Châu 2 75 51 68,0 24 32,0 2 THPT Nguyễn Xuân Ôn 82 56 68,3 26 31,7 3 THPT Diễn Châu 5 73 50 68,5 23 31,5 4 THPT Diễn Châu 3 76 48 63,2 28 36,8 5 THPT Diễn Châu 4 70 52 74,3 18 25,7 7
  14. Bảng 2a. Hoạt động chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn tại các đơn vị. Ý kiến trả lời của ĐVCĐ ĐV CĐ Tất cả các Chỉ một số Chỉ một số STT Tên trƣờng đƣợc hoạt động hoạt động cuộc họp khảo sát Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % 1 THPT Diễn Châu 2 75 68 90,7 3 4 4 5,3 THPT Nguyễn Xuân 5 6,1 2 82 70 85,4 7 8,5 Ôn 3 THPT Diễn Châu 5 73 63 86,3 6 8,2 4 5,5 4 THPT Diễn Châu 3 76 65 85,5 9 11,8 2 2,7 5 THPT Diễn Châu 4 70 62 88,6 5 7,1 3 4,3 Bảng 3a. Công tác tập huấn, bồi dưỡng về chuyển đổi số tại các đơn vị. Ý kiến trả lời của ĐVCĐ ĐV CĐ Đƣợc tập Không đƣợc Tự bồi STT Tên trƣờng đƣợc huấn tập huấn dƣỡng khảo sát Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % 1 THPT Diễn Châu 2 75 70 93,3 0 0 5 6,7 THPT Nguyễn Xuân 1 1,2 2 82 80 97,6 1 1,2 Ôn 3 THPT Diễn Châu 5 73 70 95,9 0 0 3 4,1 4 THPT Diễn Châu 3 76 72 94,7 1 1,4 3 3,9 5 THPT Diễn Châu 4 70 68 97,1 0 0 2 2,9 8
  15. Bảng 4a. Năng lực chuyển đổi số của Đoàn viên Công đoàn tại các đơn vị. ĐV Ý kiến trả lời của ĐVCĐ CĐ STT Tên trƣờng đƣợc Tốt/khá Trung bình Hạn chế khảo Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ sát lượng % lượng % lượng % 1 THPT Diễn Châu 2 75 42 56 21 28 12 16 THPT Nguyễn Xuân 2 82 48 58,5 20 24,4 14 17,1 Ôn 3 THPT Diễn Châu 5 73 46 63 14 19,2 13 17,8 4 THPT Diễn Châu 3 76 49 64,5 12 15,8 15 19,7 5 THPT Diễn Châu 4 70 43 61,4 11 15,7 16 22,9 Nhận xét: Từ kết quả điều tra, khảo sát thực trạng, tôi nhận thấy rằng: - Bảng 1a: Nhận thức của Đoàn viên về chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn nhận thức đầy đủ về chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn có số lượng 257/376 ĐVCĐ, chiếm tỷ lệ 68,4%. Trong khi đó nhận thức chưa đầy đủ về chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn có số lượng 119/376 ĐVCĐ, chiếm tỷ lệ 31,6%. - Bảng 2a: Tất cả các hoạt động có số lượng 328/376 ĐVCĐ, chiếm tỷ lệ 87,2%. Trong khi đó chỉ một số hoạt động có số lượng 30/376 ĐVCĐ, chiếm tỷ lệ 8,0% và chỉ một số cuộc họp có số lượng 18/376 ĐVCĐ, chiếm tỷ lệ 4,8%. - Bảng 3a: Được tập huấn có số lượng 360/376 ĐVCĐ, chiếm tỷ lệ 95,7%. Trong khi đó không được tập huấn có số lượng 2/376 ĐVCĐ, chiếm tỷ lệ 0,6% và tự bồi dưỡng có số lượng 14/376 ĐVCĐ, chiếm tỷ lệ 3,7%. - Bảng 4a: Năng lực tốt/khá có số lượng 228/376 ĐVCĐ, chiếm tỷ lệ 60,6%. Trong khi đó năng lực trung bình có số lượng 78/376 ĐVCĐ, chiếm tỷ lệ 20,7% và năng lực hạn chế có số lượng 70/376 ĐVCĐ, chiếm tỷ lệ 18,6%. Từ quá trình khảo sát điều tra, tôi nhận thấy rằng việc thúc đẩy chuyển đổi số góp phần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn cơ sở trong tình hình mới đang có những khó khăn, hạn chế nhất định. Để tháo gỡ vướng mắc và giải quyết những khó khăn trên tôi tiến hành nghiên cứu, áp dụng một số giải pháp sau: 9
  16. Chƣơng II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ GÓP PHẦN ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN CƠ TRONG TÌNH HÌNH MỚI 2.1. Các giải pháp chung 2.1.1. Tăng cường quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, nghị quyết công đoàn nghành GD&ĐT đối với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn cơ sở, trọng tâm là chuyển đổi số trong tình hình mới - Quán triệt và nhận thức đúng đắn, sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước về công tác chuyển đổi số trong “Đề án chuyển đổi số của Tổng Liên đoàn giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030” và xác định việc ban hành “Chương trình chuyển đổi số toàn diện trong hoạt động công đoàn”. - Phổ biến các tài liệu, những chủ trương của Đảng và nhà nước, những văn bản của Bộ giáo dục, Sở giáo dục đào tạo Nghệ An, Liên đoàn LĐ tỉnh Nghệ An, Công đoàn ngành GD&ĐT Nghệ An…về việc hướng dẫn đẩy mạnh công tác chuyển đổi số cho cho đội ngũ BCH Công đoàn cơ sở và Đoàn viên công đoàn. - Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, các khoá bồi dưỡng về công tác chuyển đổi số, bồi dưỡng kiến thức về CNTT, giúp đội ngũ BCH Công đoàn cơ sở và Đoàn viên công đoàn nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số. - Tổ chức cho BCH Công đoàn cơ sở và Đoàn viên công đoàn trao đổi, tìm hiểu về hoạt động chuyển đổi số thông qua sinh hoạt chuyên môn, từ đó nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số trong thời đại 4.0. - Đôn đốc, kịp thời khích lệ cũng như tạo điều kiện cho đội ngũ BCH Công đoàn cơ sở và Đoàn viên công đoàn có tâm huyết, tích cực trong các hoạt động trao đổi về chuyển đổi số, về ứng dụng CNTT trong hoạt động Công đoàn… Hình ảnh: Quán triệt quan điểm, đường lối, nghị quyết trên nhóm Zalo. 10
  17. 2.1.2. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ BCH, đoàn viên công đoàn, các tổ chức trong nhà trường về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn cơ sở, trọng tâm là chuyển đổi số trong tình hình mới Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ BCH, đoàn viên công đoàn, các tổ chức trong nhà trường về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn cơ sở, trọng tâm là chuyển đổi số trong tình hình mới là nâng cao nhận thức và trách nhiệm, tạo được sự quyết tâm, đồng thuận để thực hiện nhiệm vụ trong tập thể đội ngũ BCH, đoàn viên công đoàn, các tổ chức trong nhà trường. Làm cho đội ngũ BCH, đoàn viên công đoàn, các tổ chức trong nhà trường nhận thức rõ chuyển đổi số là bước chuyển mình mạnh mẽ đòi hỏi sự thay đổi từ trong tư duy, nhận thức của mỗi người. - Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số qua các phương tiện thông tin, truyền thông nhà trường như tuyên truyền trên trang facebook, Youtube.., tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh nhà trường, tuyên truyền qua các hội họp, hội thảo. Xây dựng các nội dung tin bài, ảnh, video, clip … để đăng, phát trên phương tiện truyền thông nhà trường; Tổ chức các gameshow, cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số đối với ĐVCĐ. - Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn chia sẻ, các khoá bồi dưỡng về công tác chuyển đổi số, bồi dưỡng kiến thức về CNTT, giúp đội BCH, ĐVCĐ để nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số. - Tổ chức cho giáo viên trao đổi, tìm hiểu về hoạt động chuyển đổi số thông qua sinh hoạt chuyên môn, từ đó nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số trong thời đại 4.0. - Đôn đốc, kịp thời khích lệ cũng như tạo điều kiện cho những ĐVCĐ có tâm huyết, tích cực trong các hoạt động trao đổi về chuyển đổi số, về ứng dụng CNTT trong giảng dạy, giáo dục… Hình ảnh: Tập huấn đội ngũ BCH Công đoàn. 11
  18. 2.2. Các giải pháp cụ thể 2.2.1. Xác định rõ đặc điểm, nét đặc thù của nhà trường Trường THPT Diễn Châu 2 được thành lập từ năm 1965, trên cơ sở tách ra từ Trường cấp 3 Diễn Châu 1 (nay là Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn). Nhiệm vụ của trường là đào tạo giáo dục con em học sinh vùng Trung, Bắc Diễn Châu và một số xã huyện Yên Thành (Đô Thành, Đức Thành, Thọ Thành). Trải qua gần 60 năm thành lập, trường đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển quê hương, đã đạt được nhiều thành tích. Trường đã đào tạo được hơn 18.813 học sinh tốt nghiệp ra trường. Nhiều cựu học sinh đã, đang đảm nhận những chức vụ quan trọng trong Đảng và Nhà nước, trở thành những nhà hoạt động danh tiếng trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá - xã hội, nhiều người có học hàm, học vị: GS, PGS.TS, TSKH, là Tướng lĩnh cao cấp, là các nhà khoa học đầu ngành, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc ưu tú; là các nhà quản lý có uy tín cao với các chức vụ từ thứ trưởng, vụ trưởng, chủ tịch, phó chủ tịch các tỉnh, huyện; giám đốc các sở; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ, phổ thông; tổng giám đốc, giám đốc các doanh nghiệp, các công ty lớn, vừa và nhỏ …Về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện nay, toàn bộ phòng học, phòng thực hành, phòng học chuyên môn của THPT Diễn Châu 2 đã được kiên cố hóa cao tầng. Không chỉ vậy, trang thiết bị phục vụ chuyển đổi số phục vụ cho công tác dạy học cũng như phục vụ cho các hoạt động điều hành, chế độ quản lý, kiểm tra, giám sát tài chính, tài sản Công đoàn đều đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định. 2.2.2. Chú trọng công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và ứng dụng CNTT vào hoạt động Công đoàn cơ sở Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo cho cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong các hoạt động GD, hoạt động Công đoàn cơ sở và các kết quả ứng dụng CNTT đã đạt được; triển khai các hoạt động hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia vào ngày 10 tháng 10 hàng năm. Ở giải pháp này tôi thực hiện như sau: Thứ nhất, đội ngũ BCH trước hết phải tích cực, tiên phong trong công tác nâng cao nhận thức và năng lực của mình về công tác chuyển đổi số bằng những việc làm cụ thể như là phổ biến kịp thời, đầy đủ các văn bản chỉ đạo về chuyển đổi số đến các Đoàn viên. Thứ hai, đội ngũ BCH mạnh dạn sử dụng các phần mềm quản lý Đoàn viên, quản lý tài chính, tài sản Công đoàn…, tổ chức các cuộc họp trực tuyến BCH trên các phần mềm như Zoom Meeting, Google Meet, Skype, CISCO Webex Meetings, Microsoft teams…sau đó lan tỏa, chia sẻ đến các tổ Công đoàn thực hiện. Thứ ba, phối hợp với nhà trường, các chuyên gia tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo về công tác chuyển đổi số. Ví dụ: Công đoàn trường tôi tổ chức tập huấn 12
  19. bồi dưỡng về quy trình thiết lập kho dữ liệu các hoạt động Công đoàn qua các thời kỳ hay quy trình khai thác, chia sẻ dữ liệu, thông tin… Thứ tư, phối hợp tổ chức các hội thi về công tác chuyển đổi số cho các Đoàn viên Công đoàn trong nhà trường. Ví dụ như hội thi GVDG các cấp… Thứ năm, Thực hiện nghiêm túc việc thanh kiểm tra và chế độ báo cáo định kỳ về việc triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số trong đơn vị. Thứ sáu, đưa việc thực hiện chuyển đổi số vào quy chế thi đua Công đoàn và khen thưởng kịp thời đối với Đoàn viên có thành tích, tâm huyết trong việc thực hiện chuyển đổi số. Trích yếu hình ảnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và ứng dụng CNTT vào hoạt động Công đoàn. Hình ảnh: Tuyên truyền nâng cao nhận thức chuyển đổi số tại trường. Hình ảnh: Hướng dẫn hội thi cải cách hành chính. 13
  20. Kết quả đạt được là 100% đoàn viên công đoàn tại nhà trường được nắm bắt đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác chuyển đổi số cũng như nâng cao được nhận thức cũng như kỹ năng thực hiện chuyển đổi số như: Cập nhật mã định danh điện tử VNeID các cấp độ, bổ sung các thông tin dữ liệu ngành csdl.moet.gov.vn, tham gia đầy đủ và hiệu quả các cuộc thi trực tuyến của Công đoàn ngành trên phần mềm Online như: Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa 8 khóa VIII, Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công doàn tỉnh Nghệ An lần thứ XIX; 2.2.3. Phối hợp nhà trường chuẩn bị đội ngũ nhân lực, tăng cường quản lý việc tổ chức tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng CNTT, an toàn thông tin để tác nghiệp trên môi trường số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số cho Đoàn viên Công đoàn Chuyển đổi số đang trở thành xu thế chung của thời đại với việc áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc. Song song với sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin thì mức độ thiệt hại và tác động khi xảy ra sự cố mất an toàn thông tin theo đó cũng ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực Công đoàn. Bên cạnh nỗ lực của việc duy trì các hệ thống ứng dụng dùng chung, nâng cao năng lực hệ thống giám sát có khả năng cảnh báo sớm, chính xác các nguy cơ gây mất an toàn thông tin, tăng cường khả năng hỗ trợ ứng cứu, tham gia hỗ trợ giải quyết các sự cố an ninh khi có yêu cầu, trong quá trình chuyển đổi số, thì đội ngũ BCH cũng như Đoàn viên công đoàn cần nhận thức đầy đủ hơn, chuẩn bị các nguồn lực về kỹ thuật, con người để sẵn sàng phản ứng với các sự cố an toàn thông tin. Ở giải pháp này tôi thực hiện như sau: - Phối hợp với nhà trường chọn cử phó hiệu trưởng phụ trách CNTT tham gia các lớp bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT hoặc Sở giáo dục đào tạo Nghệ An tổ chức hàng năm. - Phối hợp với nhà trường tổ chức tập huấn cho cán bộ, đoàn viên công đoàn. Trong các buổi tập huấn, cán bộ, đoàn viên công đoàn được tiếp cận và thực hành trên máy tính, đảm bảo lý thuyết đi đôi với thực hành, có thể trao đổi thông tin và phương pháp tiếp cận vấn đề CNTT, đây là một hình thức tập huấn rất có chất lượng, hiệu quả. - Để có được những chuyên đề tập huấn bổ ích thiết thực, nên tổ chức khảo sát để biết được khả năng tin học của mỗi cán bộ, đoàn viên công đoàn rồi phân loại nhóm bồi dưỡng theo khả năng. - Lên kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đoàn viên công đoàn về kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin, an toàn thông tin cần thiết để tác nghiệp trên môi trường số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số cho đoàn viên công đoàn. - Lựa chọn nội dung và tổ chức các khóa bồi dưỡng phải gắn với nhu cầu thực tiễn về triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số được quy định tại: 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2