Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 thông qua môn Công nghệ
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh; Nghiên cứu về thực trạng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn trong dạy học môn Công nghệ ở các trường phổ thông hiện nay nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 thông qua môn Công nghệ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ----------------------------------- Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA MÔN CÔNG NGHỆ Lĩnh vực: Vật Lí Năm học:2022- 2023 0
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ----------------------------------- Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA MÔN CÔNG NGHỆ Lĩnh vực: Vật Lí Tác giả: Bùi Văn Hoàng Đơn vị:THPT Quỳ Hợp 3 Số đt: 0982 970290 Năm học:2022- 2023 1
- MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 4 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Tính mới và đóng góp của đề tài 5 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Phạm vi nghiên cứu 5 5. Thời gian nghiên cứu 5 6. Phương pháp nghiên cứu PHẦN II: NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài. 6 2. Cơ sở lí luận 6 3. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp thông qua môn Công Nghệ 12 10 B. XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƢỚNG 13 NGHIÊP CHO HỌC SINH QUA MÔN CÔNG NGHỆ 12 1. Xây dựng các giải pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp thông qua môn 13 Công Nghệ lớp 12. 1.1. Phương pháp thảo luận nhóm 13 1.2. Phương pháp trải nghiệm thông qua các dự án học tập 15 1.3. Ứng dụng chuyển đổi số 17 2. Hình thành các định hướng nghề nghiệp của học sinh qua các giải pháp 20 C. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 23 1. Mục đích của thực nghiệm 23 2. Nội dung và kết quả thực nghiệm 23 2.1. Kế hoạch bài dạy minh hoạ 23 2.2. Tiến hành thực nghiệm 29 2.3. Kiểm tra, thu nhận và xử lý kết quả 29 2
- 2.4. Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm 31 3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 33 3.1.Mục đích khảo sát 33 3.2.Nội dung và phương pháp khảo sát 33 3.3. Đối tượng khảo sát và hình thức khảo sát 34 3.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải phápt 34 4. Kết luận về hiệu quả của đề tài.. 38 PHẦN III – KẾT LUẬN 39 1. Kết luận 39 2. Ý nghĩa của đề tài. 39 3. Một số đề xuất 39 Tài liệu tham khảo 40 Phụ lục DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Trung học phổ thông THPT Giáo viên, học sinh GV, HS Công nghệ thông tin CNTT Thực nghiệm, Đối chứng TN, ĐC 3
- ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Nghề nghiệp là một vấn đề quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người. “Chọn nghề gì?” luôn là vấn đề trăn trở đối với học sinh THPT khi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Có nghề nghiệp sẽ giúp chúng ta ổn định cuộc sống và đem lại giá trị tích cực cho xã hội. chọn được nghề phù hợp với nguyện vọng bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, góp phần vào việc phân luồng và sử dụng hợp lý nguồn lao động trong thời kì đổi mới. Tuy nhiên, lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân luôn là vấn đề khó khăn, đặc biệt là với những học sinh trung học phổ thông, khi mà các em sắp bước vào cánh của cuộc đời. Vì vậy, năng lực tự định hướng nghề nghiệp là một năng lực quan trọng của học sinh THPT, giúp các em có định hướng rõ ràng về công việc trong tương lai phù hợp với năng lực bản thân đồng thời đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Một trong những con đường có thể giúp học sinh phát triển năng lực tự định hướng nghề nghiệp đó là thông qua dạy học các môn văn hóa. Khi lí thuyết từ sách vở gắn liền với thực tiễn cuộc sống, không chỉ làm tăng hứng thú của học sinh với các môn học mà còn góp phần mang lại những hiểu biết cơ bản về các ngành nghề có liên quan đến kiến thức môn học, từ đó hình thành cho các em động cơ, nhu cầu và góp phần giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong tương lai. Trong thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, trong mỗi năm học, những học sinh có thiên hướng khoa học tự nhiên được chọn học một số ngành như: điện tử, cơ khí…Vì vậy trong hoạt động giáo dục của nhà trường, chương trình hướng nghiệp đóng vai trò quan trọng, giúp cho học sinh định hướng nghề nghiệp cho phù hợp với bản thân và xu thế nhu cầu việc làm của xã hội, nhất là tích hợp,lồng ghép trong các bộ môn cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề tích hợp, lồng ghép các hoạt động giáo dục hướng nghiệp qua các môn học, nhất là môn công nghệ vẫn còn chưa thực hiện đồng bộ ,đa số giáo viên chưa chú trọng và còn lúng túng về mặt phương pháp tổ chức. Do vậy hiệu quả giáo dục mang lại chưa cao. Do vậy, với giáo viên dạy môn Công Nghệ lớp 12 bên cạnh việc tổ chức các hoạt động dạy học để học sinh chiếm lĩnh kiến thức và hình thành kĩ năng thì cần tích hợp giáo dục hướng nghiệp qua các hoạt động dạy học, từ đó giúp học sinh không chỉ yêu thích môn học mà còn có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bản thân. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA MÔN CÔNG NGHỆ”. Giúp học sinh hiểu sâu hơn vai trò của môn Công nghệ trong đời sống thực tế, những ngành 4
- nghề có liên quan đến môn học này, để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này cũng như có đủ năng lực để giải quyết những vấn đề có liên quan đến các ngành có sử dụng kĩ năng của môn học và tiếp tục tự học hoá học suốt đời. 2. Tính mới và đóng góp của đề tài. - Đa dạng hóa các hình thức dạy học nhằm tích hợp giáo dục hướng nghiệp góp phần phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh. + Học sinh vận dụng kiến thức môn Công nghệ để tìm hiểu các nghề nghiệp có liên quan cho bản thân. + Khơi dậy niềm đam mê, theo đuổi với các ngành nghề về điện, điện tử, định hướng các ngành nghề tương lai cho học sinh ở trường THPT 3. Phạm vi nghiên cứu. - Đề tài đã tổ chức thực nghiệm ở đơn vị công tác và một số trường THPT thuộc huyện Quỳ Hợp - Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi và phù hợp ở nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh. - Nghiên cứu về thực trạng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn trong dạy học môn Công nghệ ở các trường phổ thông hiện nay nhằm giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh. - Xây dựng công cụ đánh giá để đánh giá tính cấp thiết và khả thi của đề tài. - Kết luận khoa học và đề xuất một số khuyến nghị. 5.Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm. - Các giải pháp trong sáng kiến được thực nghiệm trong hai năm: năm học 2021- 2022 và 2022- 2023. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. - Thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế. - Xử lý, tổng hợp thông tin, khái quát, rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp. - Thể nghiệm đề tài vào thực tiễn và tiếp tục bổ sung hoàn thiện. 5
- PHẦN II: NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài. Vấn đề tích hợp các chủ đề trong chương trình THPT đã có nhiều tác giả viết như “Khơi nguồn cảm hứng học tập và định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua chuyên đề Hóa học trong việc phòng chống cháy, nổ” của tác giả Nguyễn Thị Hằng môn Hoá học.Với môn công nghệ 12 đã có một số tác giả đề cập như “ Dạy chủ đề linh kiện điện tử theo hướng nghề nghiệp cho học sinh” của tác giả Hoàng Thị Thanh Nhàn. Tuy nhiên vấn đề tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong toàn bộ chương trình Công Nghệ 12 với các hình thức dạy học đa dạng thì trong các công trình mà tôi sưu tập được chưa tác giả nào đề cập, đó là một khoảng trống lớn về lí luận và thực nghiệm mà đề tài của tôi thực hiện. 2. Cơ sở lí luận 2.1.Một số vấn đề về giáo dục hướng nghiệp Hƣớng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động)ở cấp độ địa phương và quốc gia. Giáo dục hƣớng nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện giúp mỗi học sinh có sự hiểu biết về tính chất của ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường hoạt động và tháo gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bản thân, từ đó mỗihọc sinh tự xác định được đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc không phù hợp với mình. Trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT, hoạt động tư vấn nghề có liên quan tới hiệu trưởng, ban hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, thư viện, y tế,... Trong đó, hiệu trưởng là người phụ trách chung về các hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường, trong đó có hoạt động tư vấn. Hiệu trưởng có trách nhiệm thông qua và ký các quyết định về kế hoạch tiến hành các hoạt động tư vấn trong và ngoài trường. Ban hướng nghiệp chịu trách nhiệm thu thập xử lý những thông tin do các bộ phận cung cấp, đưa ra những nhận định, đánhgiá sơ bộ về xu hướng nghề của học sinh. 2.2 . Một số phương pháp trong tích hợp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh *Dạy học dự án (DHDA) Dạy học dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo 6
- ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA. Dựa trên cấu trúc chung của một dự án trong lĩnh vực sản xuất, kinh tế, nhiều tác giả phân chia cấu trúc của dạy học theo dự án qua 4 giai đoạn sau: Quyết định, lập kế hoạch, thực hiện, kết thúc dự án. Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp, người ta có thể chia cấu trúc của DHDA làm nhiều giai đoạn nhỏ hơn. Sau đây trình bày một cách phân chia các giai đoạn của dạy hoc theo dựán theo 5 giai đoạn. + Bước 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: Giáo viên và học sinh cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án. Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến việc liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống. Cần chú ý đến hứng thú của người học cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài. Giáo viên có thể giới thiệu một số hướng đề tài để học sinh lựa chọn và cụ thể hoá. Trong trường hợp thích hợp, sáng kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía học sinh. + Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện: Trong giai đoạn này, học sinh với sự hướng dẫn của giáo viên xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí,phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm. + Bước 3: Thực hiện dựán: Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này học sinh thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn. Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra. + Bước 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, tiểu luận… Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành. Sản phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm sinh viên, có thể được giới thiệu trong nhà trường, hay ngoài xã hội. + Bước 5: Đánh giá dự án: 7
- Giáo viên và học đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. Kết quả của dự án cũng có thể đuợc đánh giá từ bên ngoài. Hai giai đoạn cuối này cũng có thể được mô tả chung thành giai đoạn kết thúc dự án. Ưu điểm: Các đặc điểm của DHDA đã thể hiện những ưu điểm của PPDH này. Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án: Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm Phát triển khả năng sáng tạo Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc Phát triển năng lực đánh giá. *Phương pháp thảo luận nhóm Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng mộtnhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tậpchung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếunhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp. Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành: Làm việc chung cả lớp: + Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. + Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ. + Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm. Làm việc theo nhóm. + Phân công trong nhóm. 8
- + Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm + Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm Tổng kết trước lớp + Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. + Thảo luận chung. + Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề tiếp theo trong bài hoặc đặt vấn đề cho bài tiếp theo. Phương pháp thảo luận nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Ngoài hai phương pháp dạy học dự án và thảo luận nhóm tôi còn kết hợp với phương pháp thuyết trình, vấn đáp,… để tiết học thêm hứng thú và hiệu quả hướngnghiệp cao hơn. - Tổ chức hoạt động trải nghiệm Dạy học trải nghiệm khác với dạy học thông thường, giáo viên phải thiết kế tạo ra các tình huống, các phương án để người học hoạt động, trải nghiệm. Môn Công nghệ 12 là môn học ứng dụng,vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có những nội dung có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh mà HS được tiếp xúc hàng ngày như:Mạch điện, mạng điện sản xuất, các linh kiện điện tử.. Do đó khi dạy học cần chọn các nội dung gần gũi với cuộc sống thường ngày. *Các nguyên tắc vận dụng dạy học trải nghiệm trong giáo dục hướng nghiệp qua môn Công Nghệ lớp 12. - Lựa chọn các phương pháp phải xuất phát từ nội dung, mục tiêu dạy học, kĩ năng hiện có của HS. - Đảm bảo cho HS được hoạt động trải nghiệm trong điều kiện thuận lợi nhất từ đó tạo khuyến khích được sự tham gia hoạt động của HS. *Quy trình vận dụng Bước 1: Nghiên cứu nội dung, chương trình Công nghệ 12, xác định các bài học có thể tổ chức trải nghiệm để giáo dục hướng nghiệp Bước 2: Xác định các nội dung cụ thể Bước 3: Lựa chọn phương pháp phù hợp với từng nội dung 9
- Bước 4: Thiết kế hoạt động Bước 5: Kiểm nghiệm, đánh giá bài dạy - Ứng dụng chuyển đổi số: +Sử dụng các đường link các video bài dạy trên youtobe về các ngành nghề có liên quan đến môn Công Nghệ để tổ chức dạy học như: Khởi động, các bài tập luyện tập,vận dụng… +Một số phần mềm phổ biến được sử dụng để hỗ trợ thiết kế, biên tập nội dung dạy học trong môn Công nghệ như: Video edit, Pait… + Việc lựa chọn thiết bị công nghệ và phần mềm để triển khai hoạt động học nhằm: tổ chức hoạt động học; triển khai nội dung học liệu số; thực hiện quá trình kiểm tra đánh giá, phản hồi và lưu trữ sản phẩm học tập. Sự lựa chọn này phụ thuộc nhiều vào hình thức dạy học trực tiếp hay trực tuyến và tính năng của các phần mềm. – Với hình thức dạy học trực tiếp, việc tổ chức và quản lí lớp học được GV thực hiện ngay tại lớp học, trong giờ học. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT trong tổ chức dạy học trực tiếp có thể chỉ bao gồm sử dụng CNTT triển khai nội dung dạy học và nội dung kiểm tra đánh giá dạng học liệu số, lưu trữ sản phẩm học tập và kết quả học tập. Chẳng hạn, có thể sử MS-PowerPoint,… để triển khai học liệu số; dùng các phần mềm như Kahoot,… để kiểm tra đánh giá; dùng các phần mềm như OneNote, Padlet,… để lưu trữ sản phẩm và kết quả học tập. 3. Thực trạng giáo dục hƣớng nghiệp thông qua môn Công Nghệ 12 3.1. Kết quả khảo sát thực trạng học sinh và giáo viên. 3.1.1. Về phía giáo viên Như chúng ta đã biết, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai là hết sức quan trọng. Để giúp học sinh lựa chọn đúng đắn ngành học phù hợp với năng lực, sở thích và điều kiện cá nhân, thì công tác tư vấn định hướng nghề nghiệp hết sức quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động tư vấn và giáo dục hướng nghiệp còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Muốn làm tốt công tác tư vấn nghề nghiệp cho học sinh, chúng ta cần nghiên cưú, tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của học sinh, để từ đó tổ chức các hoạt động tư vấn có nội dung, hình thức và thời điểm phù hợp nhằm giúp các em lựa chọn được một nghề đúng với bản thân. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và kết quả khảo sát 15 thầy cô trong trường THPT dạy môn Vật lí-Công Nghệ trên địa bàn Huyện Quỳ Hợp: ❖ Với câu hỏi “Theo các thầy (cô) dạy học thông qua môn Công Nghệ lớp 12 có ý nghĩa gì?” được tổng hợp trong bảng kết quả sau: 10
- Ý kiến Tỉ lệ % Nâng cao hứng thú học tập 92% Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS 65% Kết nối trường học với cộng đồng 73% Tích hợp giáo dục hướng nghiệp 83% Như vậy, đa số các thầy cô cho rằng ý nghĩa của việc dạy học dạy học thông qua môn Công Nghệ lớp 12 có thể “Nâng cao hứng thú học tập” (chiếm 92%) “Tích hợp giáo dục hướng nghiệp” (chiếm 83%). Từ bảng số liệu, có thể thấy rằng hầu hết các GV đã nhận thức được ý nghĩa quan trọng thông qua môn Công Nghệ lớp 12 nhằm khơi nguồn hứng thú học tập và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. ❖ Với câu hỏi “Theo thầy (cô) dạy học thông môn Công Nghệ lớp 12 có thể giáo dục định hướng nghề nghiệp cho HS không?” được thể hiện theo biểu đồ sau: Kết quả của câu hỏi này là 83,2% GV có câu trả lời “Hoàn toàn có thể” chỉ có số ít GV trả lời “Không thể” (chiếm 16,8%). Từ các kết quả trên có thể thấy các thầy (cô) có những đánh giá rất tích cực về việc tích hợp giáo dục nghề nghiệp cho HS thông qua môn Công Nghệ lớp 12. Đạt được mục đích tốt như “HS tìm được niềm đam mê, sở thích với lĩnh vực nào đó” và “HS biết thêm thông tin về nghề, yêu cầu, đặc điểm cơ bản của nghề thông qua môn học”. 3.1.2. Về phía học sinh Kết quả khảo sát 138 học sinh lớp 12A1, 12A2, 12C1, 12C7 tại trường THPT Quỳ Hợp 3 ❖ Cảm nhận của HS với câu hỏi “Em thấy việc học tập môn Công Nghệ lớp 12 có ý nghĩa như thế nào?” thu được kết quả như sau: 11
- Ý kiến Tỉ lệ % Nâng cao hứng thú học tập 81% Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS 65% Kết nối trường học với cộng đồng 58% Có vai trò giáo dục định hướng nghề nghiệp 72% Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy nhận thức rõ các em đều cho rằng khi học môn Công Nghệ lớp 12 bên cạnh tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng nó còn có vai trò quan trọng là giáo dục định hướng nghề nghiệp cho các em. ❖ Để khảo sát về mức độ hiểu biết ngành nghề liên quan đến môn Công Nghệ của các em thông qua những các tiết của môn học chúng tôi có đặt câu hỏi “Em có biết thêm ngành nghề liên quan đến lĩnh vực điện tử, cơ điện khi học môn Công Nghệ 12 không?” và kết quả thu được như sau: tất cả 100% HS đều có câu trả lời là “Có”. Như vậy, ta có thể nhận định rằng, thông qua những bài học của bộ môn, HS có thêm hiểu biết về ngành nghề liên quan đến môn học. ❖ Câu hỏi cuối cùng “Em có định hướng cho bản thân sẽ theo đuổi ngành nghề liên quan đến lĩnh vực Công Nghệ như : điện, điện tử.. trong tương lai không?”. Kết quả thu được ở biểu đồ sau: Biểu đồ thể hiện rằng: 32,3% HS “Có” định hướng cho bản thân sẽ theo đuổi ngành nghề liên quan đến môn Công Nghệ, 41,7 % HS “Đang suy nghĩ” về vấn đề này và 26 % HS chọn đáp án là “Không”. Từ đây ta thấy rằng, sau khi được tích hợp hướng nghiệp với môn Công Nghệ 12 thì các em cũng đã có động cơ để định hướng cho bản thân sẽ theo đuổi ngành nghề liên quan đến các ngành công nghệ, một số HS cũng đang trong quá trình suy nghĩ, cân nhắc và số còn lại có thể các em đã có những định hướng riêng cho bản thân. Nhìn chung với việc dạy học môn 12
- Công Nghệ 12 cũng đã tạo cho các em động cơ để theo đuổi ngành nghề phù hợp với bản thân. 3.2. Phân tích thực trạng 3.2.1. Thuận lợi - Việc thay đổi phương pháp dạy học gắn với những tình huống cụ thể cho các em được trải nghiệm nhiều hơn, được hoạt động nhiều hơn giúp các em có thêm nhiều kiến thức thực tế hơn, khơi nguồn học tập và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. - Môn Công Nghệ 12 có rất nhiều vấn đề có liên quan đến các nghề nghiệp, gắn liền với thực tế nên giáo viên dễ dàng lồng ghép vào chương trình dạy học. - Học sinh THPT là lứa tuổi đã có ý thức, nhận thức rất cụ thể về định hướng nghề nghiệp cho bản thân,do đó từ bài học các em có thể rút ra cho mình các kiến thức bổ ích. Các em cũng đã nhận thức được vấn đề lựa chọn nghề nghiệp đang rất quan trọng sau khi tốt nghiệp THPT - Được sự hỗ trợ và hợp tác của Ban giám hiệu trường cùng các giáo viên trong nhóm Vật lí – Công Nghệ, trong tổ trong việc tạo môi trường cho học sinh hoạt động tích cực hơn. 3.2.2. Khó khăn - Hiện tại đang thực hiện chương trình giáo dục 2006, chương trình này chưa đưa giáo dục hướng nghiệp, trải nghiệm vào trong dạy học nên giáo viên đang phải tự lồng ghép vào cho học sinh nên đang gặp một số khó khăn. Thời gian dành cho một tiết học không nhiều để giáo viên khi dạy có thể giáo dục cho các em cũng như để học sinh có nhiều hoạt động. - Cùng với đó việc dạy học lồng ghép còn chưa đồng bộ giữa các giáo viên nên khi nhận một số lớp mới thì giáo viên sẽ khó khăn hơn khi đưa vấn đề này vào. - Bên cạnh đó, học sinh đang đặt nặng vấn đề thi cử nên không dành nhiều thời gian để tìm hiểu về vấn đề này. Một bộ phận học sinh ý thức học tập kém và ý thức tìm hiểu các vấn đề này chưa cao. B. XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIÊP CHO HỌC SINH QUA MÔN CÔNG NGHỆ 12 1. Xây dựng các giải pháp tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp thông qua môn Công Nghệ lớp 12. 1.1. Phương pháp thảo luận nhóm Ví dụ 1: Tổ chức Hoạt động Mở đầu (Khởi động ) Làm nảy sinh và phát biểu các vấn đề cần nghiên cứu về Linh kiện điện tử thụ động ( chủ đề điện trở, tụ điện, cuộn cảm) a) Mục tiêu: 13
- - Xác định được các vấn đề cần nghiên cứu về linh kiện điện tử thụ động, từ đó có thái độ học tập tích cực, chủ động trong hoạt động học. b) Nội dung: HỌC SINH quan sát hình ảnh một vài mạch điện tử và mạch điện tử thực tế, thảo luận và trả lời các câu hỏi để nhận biết 1 số linh kiện điện tử mà HS đã biết về tên gọi, màu sắc, kích thước, mô tả hình dạng. c) Sản phẩm: Bảng nhận biết các linh kiện điện tử và các câu hỏi nghiên cứu của bài học d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Chia nhóm HS theo bàn. Cho HS xem vi deo các - Thảo luận theo nhóm và linh kiện điện tử cấu thành mạch tại link trả lời vào vở. https://www.youtube.com/watch?v=Mk0VNAlwaT8 Đại diện nhóm trả lời, các và quan sát hình ảnh 1 vài mạch điện tử và mạch nhóm khác bổ sung. điện tử thực tế - Lắng nghe, ghi nhận vấn - Yêu cầu các nhóm HS quan sát, thảo luận và trả lời đề các câu hỏi: - Đọc SGK, suy nghĩ từ C1: Trong mạch em có thể nhận biết được loại linh thực tế vấn đề được nảy kiện điện tử nào mà em biết? sinh, thảo luận nhóm và C2( Tích hợp giáo dục hướng nghiệp) đặt ra câu hỏi cần nghiên Theo em có những ngành nghề nào có thể sữa chữa cứu cho bài học. được các linh kiện điện tử này? Thống nhất câu hỏi. Có thể là: Tên gọi linh Vị trí Mô tả hình dạng, màu kiện trong sắc + Tìm hiểu về điện trở: mạch Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu, quy ước màu để ghi và đọc giá trị điện trở, đọc và đo giá trị điện trở. + Tìm hiểu về tụ điện: - Nhận xét và KL: Như vậy có thể thấy một mạch Công dụng, cấu tạo, phân điện tử nhỏ nhưng nó sử dụng rất nhiều linh kiện loại, kí hiệu, cách đọc số điện tử thụ động. Với những hiểu biết của mình các liệu kĩ thuật ghi trên tụ. em đã nhận ra được 1 số linh kiện điện tử trong + Tìm hiểu về cuộn cảm: mạch, Vậy, để nhận biết đc nhiều linh kiện điện tử Công dụng, cấu tạo, phân hơn cũng như tìm hiểu sâu hơn về khái niệm, tên loại, kí hiệu, cách đọc số gọi, kí hiệu, công dụng, thông số kỹ thuật … của các liệu kĩ thuật ghi trên cuộn linh kiện điện tử cơ bản chúng ta cùng tìm hiểu cảm. trong các chủ đề về linh kiện điện tử, trong đó chủ đề 1: Linh kiện điện tử thụ động sẽ được tìm hiểu - Ghi nhận 14
- trong 3 tiết với các nội dung ở bài 2 và 3 SGK - Yêu cầu HS đọc SGK và đặt ra các câu hỏi nghiên cứu của bài học - Gợi ý, hướng dẫn các nhóm thống nhất được câu hỏi nghiên cứu, nhận xét và nhấn mạnh các vấn đề ngoài SGK. - Thống nhất các vấn đề cần nghiên cứu Ví dụ 2: Trò chơi “đi tìm thông tin” tô chức ở hoạt động tìm hiểu nguồn một chiều trong bài 7 “ Khái niệm mạch điện, chỉnh lưu, nguồn một chiều” Ở trò chơi này HS đã có kĩ năng là biết các loại mạch chỉnh lưu,ưu và nhược điểm của từng loại. Thông qua trò chơi nàyHS biết được sơ đồ mạch nguồn một chiều thực tế, hiểu được nguyên lí làm việc của mạch. Đồng thời giúp học sinh rèn luyện kĩ năng vẽ hình, tư duy kĩ thuật, sự tập trung, chú ý,khả năng khái quát hoá. Từ đó hình thành niềm đam mê đối với các ngành nghề như: nghề điện, nghề sửa chữa điện tử, điện lạnh…. Cách tiến hành Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, chia dụng cụ ( giấy A0,bút dạ) GV nêu yêu cầu và luật chơi + GV đưa hình ảnh sơ đồ mạch nguồn 1 chiều còn thiếu các thông tin, các nhóm sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau Nhiệm vụ 1: Hoàn thiện cấu tạo sơ đồ mạch điện Nhiệm vụ 2: Điền tên các linh kiện của mạch Nhiệm vụ 3: Nêu chức năng của từng khối trong mạch điện Nhiệm vu 4: Nếu là thợ điện,muốn thay đổi biến áp chúng ta phải làm như thế nào? Bước 2: Các nhóm thảo luận, vẽ và trả lời các câu hỏi Bước 3: Các nhóm dán kết quả lên bảng Bước 4: Gv nhận xét và cho điểm các nhóm 1.2. Phương pháp trải nghiệm thông qua các dự án học tập Ví dụ: Tổ chức tham quan mạng lưới điện sản xuất của nhà máy Hiện nay,điện năng là nguồn năng lượng phổ biến phục vụ các nhu cầu cấp thiết của cuộc sống, điện là ngành công nghiệp trọng điểm được xác đinh “ cần phải đi trước một bước” trong sự nghiệp công nghiệp hoá của đất nước, phục vụ các nhu cầu cấp thiết của con người. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng nắm rõ hệ thống điện được sản xuất. truyền tải và phân phối ra sao. Chính vì vậy, việc tham quan mạng điện nhà máy 15
- sản xuất nhằm để học sinh được trải nghiệm thực tế về các quá trình sản xuất và truyền tải điện năng/ Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Giáo viên nêu yêu cầu đối với học sinh -Từ những kiến thức đã được học, sau buổi tham quan học sinh cần giải quyết được các vấn đề sau: nguồn điện của nhà máy lấy từ đâu?điện áp và công suất của trạm biến áp của nhà máy, từ trạm biến áp này được phân phối đến các công xưởng, các bộ phận… như thé nào? Nhà máy đã sử dụng loại thiết bị và điện nào? Biện pháp sử dụng và và quản lí điện năng hợp lí mà nhà máy đã áp dụng? hiệu quả kinh tế của việc sử dụng điện năng của nhà máy. - GV phổ biến những trình tự nội dung của buổi tham quan, chia nhóm, nhắc nhở nội quy an toàn, kỉ luật trong buổi tham quan - Yêu cầu về sản phẩm: vẽ được sơ đồ mạng lưới điện của một phân xưởng trong nhà máy Bước 2: HS lập kế hoạch Khi lập HS kế hoạch cần hướng dẫn HS phân bố thời gian hợp lí cũng như phân công nhiệm vụ của từng thành viên rõ ràng để các thành viên phát huy hết khả năng của bản thân trong quá trình tham gia. Từ đó hoàn thành được yêu cầu của dự án. Bảng kế hoạch dự án Thời gian Bƣớc Công việc Tổng Thực hiện Tìm hiểu về mạng diện sản xuất quy mô nhỏ Trạm biến áp,hệ thống dây truyền dẫn tải điện( loại biến áp, loại dây dẫn, tiết diện, vật liệu…), các thiết bị biến đổi điện áp, dòng điện. Các thiết bị điều khiển, bảo vệ (cầu dao, cầu chì, role, aptomat…) được sử dụng. Các thiết bị tiêu thụ điện năng ( động cơ điện, máy hàn các loại, thiết bị đốt nóng, thiết bị làm lạnh, thiết bị chiếu 1 sáng…) Tuần 32 1 ngày Cách bố trí mạng điện chiếu sáng và mạng điện động lực ở từng bộ phận, từng phân xưởng của nhà máy Các biện pháp quản lí và và sử dụng của nhà máy, các biện pháp an toàn điện… Hiệu quả sử dụng năng lượng điện của nhà máy ( điện năng tiêu thụ hàng tháng, giá trị kinh tế thu được từ các phân xưởng bộ phận trong từng tháng, từng năm..) 2 Hoàn thành bản vẽ và viết báo cáo. 4 ngày 3 Công bố bản vẽ Tuần 33 1 ngày 16
- Bước 3: Thực hiện dự án - Tìm hiểu về mạng điện sản xuất quy mô nhỏ HS tìm hiểu thông tin qua sách báo, internet và phân tích đánh giá thông tin thu được. Dưới sự điều hành của giáo viên và người hướng dẫn,HS lần lượt tham quan từng trạm biến áp đến các phân xưởng có sử dụng điện năng của nhà máy Trọng tâm quan sát,tìm hiểu của HS cần chú ý vào các nội dung đã phân công -Hoàn thành sản phẩm và báo cáo Viết báo cáo về sản phẩm mà nhóm đã thực hiện -Công bố sản phẩm: giới thiệu sơ đồ mạng điện mà nhóm đã thực hiện. Bước 4: Tổng hợp kết quả và báo cáo Mỗi nhóm chuẩn bị kết quả thu thập được,thực hiện báo cáo và giới thiệu về mạng điện sản xuất của nhà máy trước lớp. Phần trình bày trong 5 phút GV và các nhóm còn lại trao đổi nhận xét, đánh giá kết quả thu được Bước 5: Đánh giá kết quả Thông qua dự án, HS quan sát được các quá trình vận hành, truyền tải điện năng của hệ thống điện sản xuất.Từ đó có thể liên hệ đến các hệ thống điện khác mà HS thường gặp trong cuộc sống hàng ngày,đồng thời góp phần giáo dục hướng nghiệp về nghề điện dân dụng cho học sinh. 1.3. Ứng dụng chuyển đổi số + Phần mềm Powerpoint : Đây là phần mềm có sẵn trong bộ MS Office, dùng để tạo các Slide trình diễn đa dạng trên máy tính. Nếu chỉ dừng ở mức gõ nhữngnội dung cần thiết cộng thêm những định dạng về Font chữ, màu sắc thì có lẽ giáo viên nào cũng làm được. Nhưng nếu chỉ đơn giản thế thì chúng ta chưa thấy được hết tính năng của phần mềm này, do đó chúng ta phải biết cách sử dụng và sử dụng thành thạo thì mới phát huy được tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đồng thời giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động, soạn nội dung trình bày trên powerpoint giúp nâng cao trình độ tin học và khả năng thuyết trình , khả năng hoạt động nhóm của học sinh. + Tra cứu thông tin, tìm kiếm tài liệu, sách, giáo trình điện tử qua internet qua phần mềm google, youtube….. Thông qua internet, giáo viên và học sinh có thể dễ dàng tra cứu thông tin và tìm kiếm tài liệu cần thiết. Đây là kho dữ liệu khổng lồ, chứa đựng được rất nhiều thông tin mà học sinh và giáo viên cần. 17
- Chỉ cần một thiết bị thông minh được kết nối internet, vô vàn đầu sách và giáo án điện tử được đăng tải trên những nguồn học liệu mở. Việc tham khảo này có thểđược thực hiện bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết cách truy cập vào Internet tìm kiếm những thông tin, hình ảnh phù hợp với nội dung bài học, làm cho tiết dạy sinh động và phong phú hơn. +Phần mềm theo dõi hoạt động nhóm của học sinh : Padlet.com + Phần mềm thí nghiệm ảo : https://phet.colorado.edu/sims/html/circuit- construction-kit-ac-virtual-lab/latest/circuit-construction-kit-ac-virtual- lab_vi.html + Một số phần mềm giúp thực hành và thiết kế mạch điện tử như : DcAcLab – Phần mềm mô phỏng mạch điện có đồ họa trực quan,https://dcaclab.com/en/lab, EasyEDA – Phần mềm mô phỏng mạch điện tử và thiết kế PCB, https://easyeda.com/vn 123D Circuits – Chương trình được phát triển bởi AutoDesk,https://library.io/ Những phần mềm này giúp học sinh được hiểu và làm quen với các linh kiện điện tử , thực hành đo các đại lượng, nắm bắt xu hướng và hiểu hơn về nghề nghiệp trong tương lai. Ví dụ: .Tìm hiểu về các linh kiện tích cực : Điốt, Tranzito, Tirixto, Triac vàđiac, quang điện tử , vi mạch tổ hợp IC. GV chia lớp thành 5 nhóm .Mỗi nhóm tìm hiểu và trình bày trên powerpoint theo nội dung giáo viên đã định hướng trước. Nhóm 1 : Tìm hiểu điốt. Chuẩn bị mạch điện tử dùng trong thực tế có chứa điốt , tranzito - Quan sát mạch điện tử, trả lời các câu hỏi sau: + Chỉ rõ các điốt có mặt trong mạch điện tử, kí hiệu trong sơ đồ mạch điện , nêu cấu tạo và công dụng của điốt. + Trong thực tế thì có những loại điôt nào? Phân loại điốt ( kèm hình ảnh) + Đưa ra hình ảnh một số mạch điện tử dùng Điốt + Điốt hoạt động thế nào? ?( vào google hoặc you tube để tìm hiểu ) 18
- Nhóm 2 : Tìm hiểu về Tranzito HS quan sát hình ảnh trên , rồi trả lời các câu hỏi sau: + Em hãy cho biết cấu tạo , công dụng của tranzito. + Em hãy cho biết trong sơ đồ mạch điện tranzito được kí hiệu như thế nào? + Tìm bảng điện tử có sử dụng Tranzito trong mạch. + Tranzito hoạt động như thế nào ? Cách xác định các cực của tranzito ( vàogoogle hoặc you tube để tìm hiểu ) Nhóm 3 : Tìm hiểu về Tirixto ( điốt chỉnh lƣu có điều khiển ) + Em hãy cho biết cấu tạo , công dụng của tirixto. + Em hãy cho biết trong sơ đồ mạch điện tirixto được kí hiệu như thế nào? + Tìm bảng điện tử có sử dụng tirixto trong mạch. + Tirixto hoạt động như thế nào ? Khi dùng tirixto người ta quan tâm đến những số liệu kĩ thuật nào? + So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa điốt và tirixto. Nhóm 4 : Tìm hiểu về Triac và điac. Yêu cầu HS quan sát hình 4.6 SGK, rồi trả lời các câu hỏi sau: + Em hãy cho biết cấu tạo của Điac và Triac? + Em hãy so sánh cấu tạo của Tirixto với cấu tạo của Điac và Triac? 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 274 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 175 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 22 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 37 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn