intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tổ chức hoạt động Lễ tri ân và trưởng thành đối với học sinh lớp 12 trường THPT. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành

  1. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cái cây lớn lên phải nhờ đến gốc, đến rễ. Con người trưởng thành cần nhớ ơn đức sinh thành và công dưỡng dục. Truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo đã có từ ngàn đời, được lưu giữ trong mỗi người con nước Việt. Điều này được thể hiện rõ nét trong cả nền nho học phong kiến trước đây lẫn tục ngữ, ca dao đương đại. Chẳng hạn như: Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy. Ăn quả nhớ người trồng cây. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Không thầy đố mày làm nên. Hay Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy… Chính từ nguồn gốc con Lạc cháu Hồng, truyền thống uống nước nhớ nguồn, tính cách ái quốc thương nòi,… đã hun đúc thành sức mạnh quật cường để dân tộc ta chiến thắng bao kẻ thù gian ác, đế quốc hùng mạnh. Truyền thống này biết ơn cha mẹ, quý trọng thầy cô càng được thể hiện sâu sắc hơn nữa từ khi Đảng ta lãnh đạo đất nước. Với quan điểm giáo dục toàn diện, rèn đức gắn với luyện tài, ngành giáo dục nước ta đã có nhiều chủ trương đổi mới nhằm hướng tới một sự phát triển hài hòa giữa kiến thức, kĩ năng và phẩm chất đạo đức người học. Quan điểm này ngày càng đi sâu vào quá trình dạy học với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được bắt đầu từ năm học 2008 – 2009. Đây thực sự là phong trào làm dịch chuyển nhiều hoạt động giáo dục truyền thống. Nó đã góp phần không nhỏ tạo nên chất keo gắn kết tình thầy trò, hướng các hoạt động giáo dục vào thực chất hơn, nhân bản hơn. Mỗi dịp hè sang, chương trình Lễ tri ân và trưởng thành dành cho học sinh khối 12 đều được các trường cấp trung học phổ thông (THPT) tổ chức. Đến nay, hoạt động này đã trở thành thông lệ hàm chứa nhiều giá trị nhân văn cao cả. Lễ tri ân và trưởng thành – ngay cái tên gọi đã gợi lên trong mỗi chúng ta thật nhiều cảm xúc. Với guồng quay xô bồ của cuộc sống hiện nay, bên cạnh biết bao phương tiện và hình thức giải trí, tổ chức được một chương trình nhằm ghi lại một dấu ấn của sự trưởng thành, một chương trình để học sinh biết nhớ về công lao cha mẹ, thầy cô,… trước khi rời xa mái trường thật không đơn giản. 1
  2. Dẫu rằng ý nghĩa của Lễ tri ân và trưởng thành là thế, song vì nhiều lí do mà các nhà trường THPT vẫn rất băn khoăn, lúng túng, bị động khi tiến hành triển khai. Nguyên nhân của sự khó khăn xuất phát từ ngay tên gọi của chương trình – cái tên chất chứa nhiều thông điệp. Để thực hiện một chương trình thực sự lay động được cảm xúc, chạm đến được trái tim của đa số người xem thì chưa bao giờ là điều dễ dàng, kể cả với những nhà tổ chức chuyên nghiệp. Thứ đến, tổ chức hoạt động này lại dưới thời tiết nóng như đổ lửa của mùa hè thì càng khó khăn lên. Ngoài ra, việc chuẩn bị và tổ chức đều diễn ra trong khoảng thời gian mà thầy trò đang dồn hết sức lực cho các kì thi lớn, quyết định với cả đời người quả thật cũng là một trong những khó khăn. Và còn nhiều nguyên nhân khác nữa. Qua nhiều năm tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành, trường chúng tôi cũng từng đối mặt với những khó khăn như thế. Những lần đầu tổ chức, loay hoay với cách làm này, giải pháp kia, song có năm kết quả vẫn không được như kì vọng. Đã có lúc, Nhà trường hết sức ái ngại khi tổ chức vì công sức bỏ ra thì nhiều mà kết quả đạt được thì rất mong manh. Tuy nhiên, dù ít dù nhiều, sau mỗi lần tổ chức, chúng tôi đều tìm được những điểm sáng và bài học kinh nghiệm. Từ những kết quả tích cực này, các tổ chức và cá nhân có liên quan trong Nhà trường đã tiến hành thảo luận, phân tích và tìm ra được những giải pháp tối ưu nhất. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu, thăm dò ý kiến của toàn thể giáo viên và học sinh cũng cho chúng tôi nhiều ý tưởng mới mẻ, sáng tạo và giàu lòng nhân ái. Do đó, việc tiến hành chuẩn bị cũng như tổ chức hoạt động Lễ tri ân và trưởng thành ở trường chúng tôi đã có được kết quả ngoài sức mong đợi. Giáo viên, học sinh, phụ huynh, nhân dân địa phương đã nhận thấy ý nghĩa nhân văn lớn lao của chương trình. Không những vậy, sự gắn kết giữa thầy và trò, giữa học trò với học trò, giữa các thế hệ học sinh của trường ngày càng sâu sắc. Sức lan tỏa giá trị giáo dục của chương trình vượt ra ngoài tên gọi của nó. Từ những thành công của hoạt động ý nghĩa này, chúng tôi đã tổng hợp và ghi chép lại. Với mục đích được chia sẻ và học hỏi, chúng tôi mạnh dạn trình bày hoạt động này thông qua sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành”. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tổ chức hoạt động Lễ tri ân và trưởng thành đối với học sinh lớp 12 trường THPT. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. 2
  3. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp Test. - Phương pháp khảo sát thực tiễn. - Phương pháp so sánh đối chiếu. IV. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Phần I: Đặt vấn đề. Phần II: Nội dung. Phần III: Kết luận. Phần IV: Phụ lục. 3
  4. PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận về lễ tri ân và lễ trưởng thành Tiếng Việt ngày nay được phát triển từ nhiều nguồn, trong đó từ Hán Việt chiếm một số lượng lớn. Theo nhiều nghiên cứu thì từ Hán Việt chiếm khoảng 70% trong tiếng Việt. Thế nên để hiểu rõ, hiểu chắc tiếng Việt thì không thể mơ hồ về từ Hán Việt. Một số không nhỏ người Việt Nam hiện nay sử dụng tiếng Việt nhưng lại chưa hiểu được nghĩa thực sự của từng câu, từng chữ đang nói, đang đọc hay đang thực hiện theo. Thực trạng này không chỉ dẫn đến sự nhầm lẫn về bản chất của các sự vật, hiện tượng mà còn gây ra sự sai lệch mục đích trong quá trình thực hiện các hoạt động, công việc. Từ những phân tích sơ lược trên, để thực hiện một hoạt động nói chung và hoạt động giáo dục nói riêng, trước hết ta phải hiểu đúng và đủ về khái niệm đó. Chẳng hạn như cụm từ lễ tri ân và trưởng thành thì các từ lễ, tri ân và trưởng thành đều là các từ gốc Hán. Thế nên, tổ chức hiệu quả một chương trình mà nặng các từ Hán Việt như Lễ tri ân và trưởng thành thực sự rất khó. 1.1. Khái niệm về tri ân và lễ tri ân 1.1.1. Khái niệm về tri ân Tri ân là một từ ghép Hán Việt. Theo Từ điển Hán – Việt (Đào Duy Anh – NXB Khoa học xã hội, 1996) thì tri (知) có nghĩa là biết, ân (恩) có nghĩa là ơn. Như vậy, tri ân có nghĩa là biết ơn. Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên – NXB Đà Nẵng, 2003) thì tri ân cũng có nghĩa tương đồng. 1.1.2. Khái niệm về lễ tri ân Theo Từ điển Hán Việt (đã dẫn) thì lễ (禮) có nghĩa là lễ nghi. Các bộ từ điển của Thiều Chửu, Nguyễn Quốc Hùng đều giải thích như vậy. Theo Từ điển tiếng Việt (đã dẫn) thì lễ có nghĩa là những nghi thức tiến hành nắm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó. Tựu trung lại, ta có thể hiểu sát nhất của từ lễ tri ân có nghĩa là những nghi thức tiến hành thể hiện sự biết ơn. Ta thường thấy như lễ tri ân thầy cô, lễ tri ân cha mẹ, lễ tri ân khách hàng,… Có nhiều lễ hội hiện nay, tuy là tên gọi hoàn toàn không có cụm từ tri ân nhưng quá trình tổ chức và mục đích tổ chức vẫn toát lên ý nghĩa này. Ta rất dễ nhận thấy trong đa số các lễ hội đã và đang được tổ chức trên khắp thế giới, dù cho đó là lễ hội thờ Thiên thần, Nhiên thần (như thờ trời, đất, gió, mưa,…), Tô tem (như thờ hổ, rắn, rồng, chồn, khỉ, chó,…), hay Nhân thần (các nhân vật truyền thuyết hay các nhân vật lịch sử), …. Chẳng hạn như Lễ hội Đền Cuông, Lễ hội vua Mai, Lễ hội Đền Hạc Linh, Lễ hội làng Sen,… đều có phần dâng hương, phần lễ tạ – những biểu hiện của lòng biết ơn. 4
  5. Bên cạnh đó, một số lễ hội mặc dù tên gọi hoàn toàn không có sự xuất hiện của cụm từ lễ tri ân song ý nghĩa vẫn hướng tới điều này như Ngày của Cha, Ngày của Mẹ, Ngày nhà giáo Việt Nam, … Như vậy, ta dễ nhận thấy trong các lễ hội, lễ tục luôn hàm chứa thành tố nhân bản, đó là sự biết ơn. Chính nhờ sự biết ơn mà các thế hệ loài người đã biết lĩnh hội, học hỏi các kinh nghiệm, tri thức, kĩ năng của các lớp người đi trước, để rồi phát triển, sáng tạo lên giúp xã hội loài người ngày càng tốt đẹp hơn. 1.2. Khái niệm về trưởng thành, tuổi trưởng thành và lễ trưởng thành Cũng như tri ân, trưởng thành là một từ Hán Việt. Theo Từ điển Hán – Việt (đã dẫn) thì trưởng (長) có nghĩa là lớn, lớn lên, đứng đầu, còn từ thành có tám nghĩa. Tuy vậy, nghĩa sát nhất của từ này ở từ ghép trưởng thành thì thành (成) là xong, nên việc. Cũng theo học giả Đào Duy Anh, từ trưởng thành (長成) nghĩa là người đã lớn, thành nhân rồi. Theo Từ điển tiếng Việt (đã dẫn) thì trưởng thành có nghĩa là phát triển đến mức hoàn chỉnh, đầy đủ về mọi mặt hoặc trở nên lớn mạnh, vững vàng qua quá trình thử thách, rèn luyện. Như vậy, để hiểu đúng từ trưởng thành ta cần hiểu cả theo nghĩa sinh học, cả theo nghĩa tâm lí học. Từ đó, ta có thể hiểu trưởng thành là phát triển đầy đủ về mặt tâm sinh lí và đủ tư cách pháp nhân trước pháp luật. Trong cuộc đời con người có những thời điểm vô cùng quan trọng, đánh dấu một sự kiện trong đời như: lúc chào đời, lúc lập gia đình, lúc có con,... Tuy nhiên có một thời điểm quan trọng không kém chính là thời điểm trưởng thành của một con người. Để đánh giá một con người và xem họ đã trưởng thành chưa thật là khó khăn, mơ hồ. Có người thì xem tuổi 18 là trưởng thành, đánh đồng với tuổi thành niên (tương đương đến tuổi được pháp luật công nhận và công nhận là công dân với đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ (theo Từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê)). Người thì lại nghĩ lập gia đình mới xem là trưởng thành. Có người còn cầu toàn hơn nữa, trưởng thành là khi họ đạt được một địa vị nhất định nào đó… Các quốc gia quan niệm về tuổi trưởng thành cũng có sự khác nhau. Chẳng hạn một số quốc gia ở Châu Phi và Nam Mỹ thì thường công nhận tuổi trưởng thành là 14 đến 16 tuổi. Ở Hàn Quốc hay Nhật Bản thì xem tuổi này là 20. Còn đa số các quốc gia khác, tuổi trưởng thành thường lấy là 18. Việt Nam cũng vậy. Bộ luật Dân sự 2005 (Điều 18), quy định: “Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”. Mặc dù quan niệm về tuổi trưởng thành có sự khác nhau, nhiều quốc gia hay bộ tộc trên thế giới vẫn thường tổ chức lễ trưởng thành để ghi nhớ thời khắc trọng đại đó đối với mỗi con người. Với hai nhánh nghĩa chính của từ trưởng thành, cách tổ chức lễ trưởng thành của một số nước trên thế giới cũng rất đa dạng và thú vị. 5
  6. Đối với những quốc gia đang phát triển, những bộ tộc lạc hậu, thì mặt phát triển về hình thể, sức khỏe, sinh lí được đề cao. Vì thế, lễ trưởng thành được tổ chức thường dựa vào mặt phát triển, hoàn chỉnh về tâm sinh lí. Chẳng hạn như cắt bao quy đầu, phải nhảy qua lưng bốn con bò, bị biệt lập và dùng một loại ma túy địa phương trong một khoảng thời gian nhất định đối với nam giới; mài răng sắc nhọn, vỗ béo đối với phụ nữ,… Những nghi lễ này thường rất khắc nghiệt, có khi dẫn đến tử vong. Lễ trưởng thành ở một số quốc gia phát triển lại được tổ chức vô cùng trang trọng, thiêng liêng. Ta có thể thấy qua cách thức tổ chức lễ này ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Mê hy cô,… Cách thức tổ chức thì không nặng về thử thách thể chất mà hướng tới ý nghĩa thiêng liêng của tuổi được xem là trưởng thành – tuổi có thêm nhiều quyền lợi song áp lực về trách nhiệm cũng lớn hơn. Trước khi lễ hội diễn ra, người lớn phải chuẩn bị hết sức tất bật. Bắt đầu của buổi lễ, những quý cô, quý cậu đến lứa tuổi quy định được chuẩn bị trang phục đẹp nhất (thường là trang phục dân tộc của quốc gia đó), được đưa đến trụ sở hành chính công của địa phương (như nhà hội đồng thành phố), được người đứng đầu địa phương đọc lời chúc mừng, tặng quà, gửi gắm trách nhiệm,… Cuối cùng thường là buổi tiệc liên hoan. Dù độ tuổi được xem là trưởng thành ở từng quốc gia có khác nhau, song những người được công nhận là trưởng thành sau buổi lễ đều thấy rất hãnh diện, hạnh phúc; đồng thời họ cũng cảm nhận được trách nhiệm sẽ lớn hơn. Ở Việt Nam, dù tên gọi lễ trưởng thành không xuất hiện nhiều trong các lễ tục, lễ hội nhưng qua tìm hiểu, chúng tôi thấy một số tập tục văn hóa có thể được xem như lễ trưởng thành. Lễ này từng có dưới thời phong kiến. Theo Văn hóa làng Nghệ An (Trung tâm KHXH&NV Nghệ An, NXB Nghệ An, 2017): Con trai, khi mới sinh ra được cha mẹ làm lễ để được vào giáp, hạng ty ấu, có quyền lợi, được chia phần khi làng có lễ hội. Đến 18 tuổi, người con trai phải làm lễ để lên đinh/tráng (đinh = đứa, tráng = khỏe mạnh). Đinh/ tráng có nghĩa vụ với làng (giúp đỡ trong các dịp lễ lạt, đình đám) và với đất nước (đóng sưu thuế, đi lính, đi phu). Đinh/tráng được ngồi trên một chiếu nhất định trong các kỳ họp hành, ăn uống, hoặc được nhận một phần ruộng công để cày, ngoài ra còn được thêm một phần hoa màu thu hoạch trên đất công. Đến 60 tuổi (một số nơi là 49, 50 hoặc 55), đinh/ tráng được lên lão làng, một vinh dự rất lớn, được mọi người nể trọng, xin ý kiến khi gặp khó khăn. Ngày nay, tập tục được xem là lễ trưởng thành ở nước ta không thấy, có chăng thì chỉ xuất hiện rải rác trong một số tín ngưỡng tôn giáo hay quy định của họ tộc. Như vậy, hình thức và mục tiêu hướng tới một nơi một khác, nhưng gần như các nơi trên thế giới đều có tổ chức lễ trưởng thành nhằm mục đích đánh dấu một cột mốc mới trong cuộc đời của con người. Những vùng đang lạc hậu thì thường chỉ tổ chức cho nam giới và nặng về vấn đề vóc dáng, thể chất. Ở các quốc gia tiến bộ, nghi thức này lại được tổ chức cho cả nam và nữ, hướng tới danh dự và trách nhiệm của con người trước gia đình, xã hội. 6
  7. Lễ tri ân và trưởng thành được các trường THPT trên toàn quốc tổ chức hiện nay cũng có một lịch sử ra đời rất thú vị. Hoạt động ý nghĩa này được tổ chức lần đầu tại một số trường tư thục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, như trường THPT Trương Vĩnh Ký, trường THPT Thái Bình vào khoảng những năm 2000, xuất phát từ việc những người đứng đầu của trường đã học tập mô hình ở những nước có nền giáo dục phát triển. Phong trào đã lan tỏa mạnh mẽ. Bắt đầu từ năm học 2008 – 2009, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức lễ trưởng thành và tri ân gắn liền với phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 1.3. Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa Bước 1: Đặt tên cho hoạt động Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên hoạt động nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn. - Phản ánh được chủ đề và nội dung hoạt động. - Tạo được ấn tượng ban đầu cho những người tham gia. Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động. Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu đạt được về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị. Khi xác định mục tiêu, cần phải trả lời các câu hỏi sau: - Hoạt động có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào? - Những kĩ năng nào có thể hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động? - Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động? Bước 3: Xác định nội dung, sản phẩm Căn cứ vào chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định nội dung phù hợp cho hoạt động, cần liệt kê đầy đủ các nội dung của hoạt động phải thực hiện, từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể trong một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là trung tâm, còn hình thức khác là phụ trợ. Bước 4: Chuẩn bị hoạt động Trong bước này, cả giáo viên và học sinh cùng tham gia công tác chuẩn bị. Để chuẩn bị tốt cho hoạt động, giáo viên cần làm tốt những công việc sau đây: 7
  8. - Nắm vững các nội dung và hình thức hoạt động đã được xác định và dự kiến tiến trình hoạt động. - Dự kiến những phương tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động có thể được thực hiện một cách có hiệu quả như: tài liệu cần thiết, phương tiện âm thanh, đạo cụ, phục trang, máy tính, máy chiếu, các loại bảng, phòng, bàn ghế và phương tiện phục vụ khác… - Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm hay cá nhân và thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị. - Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động, những lực lượng mời tham gia hoạt động. - Dự kiến những hoạt động của giáo viên và học sinh với sự tương tác tích cực trong quá trình tổ chức hoạt động. Bước 5: Lập kế hoạch - Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài liệu) và thời gian, không gian,... cần cho việc hoàn thành các mục tiêu. - Chi phí về tất cả các mặt được xác định. - Tính cân đối giữa kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải tìm ra đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện sau mỗi mục tiêu. Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy Trong bước này, cần phải xác định: - Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện? Nội dung của mỗi việc đó ra sao? - Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào? - Các công việc cụ thể cho tổ, nhóm, các cá nhân Để các lực lượng tham gia có thể phối hợp tốt, nên thiết kế chi tiết hoạt động trên các cột. Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động - Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lí, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được. - Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lí ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh. Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động. 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.1. Sơ lược về tình hình kinh tế - xã hội ở địa bàn trường chúng tôi tuyển sinh Diễn Châu là huyện có kinh tế tương đối phát triển ở tỉnh Nghệ An. Con người Diễn Châu cần cù, chịu khó và có tính sáng tạo cao. Một số xã ở Diễn Châu 8
  9. có thu nhập bình quân thuộc diện điển hình trong tỉnh như Diễn Hồng, Diễn Tháp, Diễn Yên, Diễn Kỷ,… bởi sớm biết làm giàu từ sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh, cũng đang còn một số xã có kinh tế kém phát triển, đó là các xã nằm ở vùng tây nam của huyện, nơi trường chúng tôi tuyển sinh. Vùng này gồm các xã: Diễn Phú, Diễn Thọ, Diễn Lợi, Diễn Lộc, Minh Châu và Diễn Cát. Kinh tế của vùng phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, cụ thể là trồng lúa và chăn nuôi hộ gia đình. Người dân hiền lành nhưng kém năng động trước thời cuộc. Thu nhập của người dân tương đối thấp, từ đó nhận thức về sự học nói chung, về giáo dục kĩ năng sống cho con cái nói riêng cũng có phần hạn chế. Những năm gần đây, kinh tế thế giới và kinh tế trong nước có nhiều biến động, việc học của học sinh vùng này cũng có dấu hiệu đi xuống. Nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp làm cho tâm lí học của một bộ phận không nhỏ học sinh và gia đình các em không muốn theo con đường học tập. Có gia đình sẵn sàng cho con bỏ học khi học hết lớp 9 để đi làm thuê hoặc chọn hướng xuất khẩu lao động. Có một câu nói cửa miệng của người dân trong vùng về việc coi thường sự học là: “Học vừa vừa thì dưa nước mắm, học cho lắm cũng nước mắm với dưa” hay “Đại học không bằng Đại Hàn”. Hệ lụy là thanh niên ở vùng này có công việc ổn định ít, các tệ nạn trong vùng có dấu hiệu gia tăng. Cũng do vùng này chủ yếu sản xuất nông nghiệp, ít tiếp xúc nên con người thiếu năng động và ngại tiếp xúc. Học sinh của vùng cũng kém về kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thích ứng hoàn cảnh và điều kiện mới, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng thể hiện sự tự tin,... Nói về tính cách con người, ở đây có rất nhiều điều thú vị. Trường chúng tôi nằm trên mảnh đất mà dưới thời phong kiến, gần như toàn bộ vùng này đều thuộc xã Nho Lâm. Lịch sử của vùng đất này đã có đến hơn 4000 năm với di chỉ người Việt cổ Rú Ta – Đồng Mõm. Sách giáo khoa lịch sử cũng đã ghi danh Nho Lâm là nơi nổi tiếng từ thời nhà Trần với nghề luyện sắt và nghề rèn. Đây là những nghề vô cùng cực nhọc. Dân Nho Lâm xưa phải đi lấy quặng cách nơi sinh sống đến cả chục cây số. Đường đi thời đó thì đầy rẫy những khó khăn. Quặng sắt lại nằm sâu trong lòng đất. Để có được quặng, họ phải đào, phải cuốc hết sức gian nan, cực khổ. Lấy được quặng về, quá trình biến quặng thành sắt cũng nhọc nhằn không kém. Chính sự gian khổ này, đã tạo cho người dân Nho Lâm một sức vóc cường tráng. Câu ca dao về vùng này, đến nay dân chúng ai ai đều nhớ: Nho Lâm than quánh nặng nề Em mà đương được thì về Nho Lâm. Quá trình luyện sắt và rèn sắt đã dần hình thành trong họ một tính đặc thù. Họ phải ăn nhiều để có sức. Môi trường làm việc ồn ào, chật hẹp (trong hầm lấy quặng hay xưởng luyện sắt, xưởng rèn) bắt buộc họ phải nói to và nói gọn. Dần dà, điều này đã tạo nên phong cách ăn nói đặc trưng cho vùng. Người ở nơi khác mới đến rất dễ hiểu nhầm về cách nói thô, nói cộc lốc này; có khi đánh đồng với nhân cách, đạo đức người Nho Lâm. Thế nên nói về tính cách người Nho Lâm, câu ca dao sau không thể không nhắc đến: 9
  10. Nho Lâm ăn nói nặng nề Lời nói đi trước, “mà lề” theo sau. Câu ca dao với lối chơi chữ rất thâm thúy. “Mà lề” vừa là cái lề, cái thói, vừa là phương ngữ của vùng, nó là đề ngữ sau mỗi câu nói, chẳng hạn như Ăn rồi mà lề, gặt rồi mà lề,…. Cách ăn nói này xưa thì có thể được, nhưng nay có phần tạo ra trở ngại trong công việc và việc giao tiếp. Biết về lịch sử của vùng, hiểu được tính cách con người của vùng là một trong những yếu tố then chốt để nâng cao tính hiệu quả trong quá trình giáo dục của giáo viên. Cụ thể, học sinh ở đây thường thật thà, mộc mạc, thích sự chân thành chứ không quen hoa lá, rườm rà. Khi tổ chức các hoạt động thiên về cảm xúc, tình cảm, đòi hỏi giáo viên phải thực sự tâm huyết và chân thành. 2.2. Thực tiễn về việc tổ chức hoạt động tri ân và trưởng thành hiện nay Giá trị chân thiện mỹ của Lễ tri ân và trưởng thành mang lại là rất lớn, có tính lan tỏa cao. Từ Lễ tri ân và trưởng thành, học sinh biết được mình đã phần nào trưởng thành, mình cần phải sống có trách nhiệm với xã hội và với cả bản thân. Để trưởng thành thì cần phải biết tri ân. Tri ân những đấng sinh thành, nuôi mình khôn lớn. Tri ân những người đã dạy dỗ để mình biết được cái cái hay, cái đẹp của cuộc sống, biết được bổn phận và trọng trách của mình. Sự tri ân làm cho con người trưởng thành lên. Và cũng từ quá trình trưởng thành, cần phải biết tri ân. Như vậy, tổ chức tốt Lễ tri ân và trưởng thành chính là một hoạt động trải nghiệm bổ ích để rèn luyện phẩm chất, thái độ và kĩ năng sống cho học sinh. Kết quả tốt đẹp của buổi lễ nhân văn này sẽ là cầu nối gắn kết tình cảm con cái và cha mẹ, học trò và thầy cô giáo, nhà trường và gia đình, xã hội. Cha mẹ và thầy cô cũng hiểu được con cái, học trò hơn. Kết quả tốt đẹp của buỗi lễ này chính là liều thuốc tinh thần quan trọng giúp các em tăng sự quyết tâm và đạt được kết quả cao trong các kì thi sắp tới. Mặc dù ý nghĩa lớn lao của hoạt động này là thế, song do nhiều nguyên nhân nên khi tiến hành lên kế hoạch cũng như tổ chức, hiện nay các trường THPT vẫn còn nhiều thụ động, bế tắc dẫn tới kết quả đạt được chưa như kì vọng. Theo chúng tôi, khó khăn trong việc tổ chức hoạt động này có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. - Về nguyên nhân khách quan: + Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổ chức nhưng nội dung và cách thức tổ chức thì từng nhà trường phải tự mò mẫm. + Đối tượng tham gia rất lớn, nội dung của hoạt động đòi hỏi phải khơi gợi một cách sâu sắc về cảm xúc song lại được tổ chức dưới điều kiện thời tiết hết sức oi bức. - Về nguyên nhân chủ quan: 10
  11. + Tên của chương trình thực sự yêu cầu cao về mặt cảm xúc. Song để đạt được điều này, đòi hỏi cả một quá trình. Không những thế, tạo ra được sự rung động tình cảm chân thực, chạm được trái tim của đại đa số người tham gia thì không chỉ phụ thuộc vào khâu chuẩn bị kĩ lưỡng là đủ. + Hoạt động này thường được tiến hành vào khoảng thời gian là cao trào của mùa ôn thi nên cũng gây ra khó khăn cho cả thầy và trò về khâu chuẩn bị. + Nhiều nhà trường và giáo viên hiểu chưa đúng và chưa đầy đủ về hoạt động này như mục tiêu đặt ra, nội dung và cách thức tiến hành. + Học sinh nhận thức mơ hồ về Lễ tri ân và trưởng thành. + Một số nhà trường thường giao hẳn cho một vài giáo viên phụ trách hoặc giao nhiệm vụ bắt buộc cho học sinh, xem đó là một mảng thi đua, đánh giá bằng thưởng phạt điểm số. Cá biệt, để tiết kiệm thời gian và công sức, một số nhà trường đã thuê hẳn các đơn vị tổ chức sự kiện đảm nhận. Để có cách nhìn đầy đủ và khách quan về tiến trình thực hiện Lễ tri ân và trưởng thành, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối với giáo viên và học sinh ở một số trường học trong tỉnh Nghệ An. Về phía học sinh, chúng tôi khảo sát bằng phiếu thăm dò sau: Phiếu khảo sát thực tế việc tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành Em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi sau: Nội dung hỏi Câu trả lời Trường em đã tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành hay chưa? Nếu có thì vào lúc nào? Nhà trường triển khai kế hoạch đến các lớp vào khoảng tháng nào? Giáo viên chủ nhiệm và lớp có phải chuẩn bị gì không? Bố hay mẹ của em có được nhà trường mời tham gia hay không? Cảm nhận của em về Lễ tri ân và trưởng thành do nhà trường tổ chức? Xin chân thành cảm ơn! Chúng tôi đã khảo sát 400 học sinh lớp 12 ở 4 trường THPT thuộc các vùng khác nhau: 1 trường ở thành phố Vinh, 1 trường ở huyện Diễn Châu, 1 trường ở huyện Đô Lương, 1 trường ở huyện Tương Dương. Thời gian khảo sát vào đầu tháng sáu năm 2018 (đây là khoảng thời gian các em học sinh 12 đang ôn thi THPT quốc gia tại nhà trường). 11
  12. Kết quả thu được như sau: Câu hỏi 1: Trường em đã tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành hay chưa? Nếu có thì vào lúc nào? Câu trả lời có tổ chức là 100%. Thời gian: chủ yếu là tháng năm. Câu hỏi 2: Nhà trường triển khai kế hoạch đến các lớp vào khoảng tháng nào? Câu trả lời nhận được về thời gian như sau: Thời gian Đầu học kì 2 Tháng ba Tháng tư Tháng năm Số câu trả lời 0 (0%) 67 (16,75%) 139 (34,75%) 194 (48,5%) Câu hỏi 3: Giáo viên chủ nhiệm và lớp có phải chuẩn bị gì không? Câu trả lời nhận được: - 125/400 là không phải chuẩn bị (chiếm 31,25%); - 237/400 là chuẩn bị về trang phục, bóng bay, hoa, quà,… (chiếm 59,25%); - 27/400 là chuẩn bị tập luyện về văn nghệ (chiếm 6,75%); - 11/400 là chuẩn bị về viết bài (chiếm 2,75%). Câu hỏi 3: Bố hay mẹ của em có được nhà trường mời tham gia hay không? Có 367/400 câu trả lời là không, chiếm 91,75%. Có 33/400 câu trả lời là có, chiếm 8,25%. Câu hỏi 4: Cảm nhận của em về Lễ tri ân và trưởng thành do nhà trường tổ chức? Câu trả lời nhận được như sau: Cảm nhận Rất thích Thích Bình thường Không thích Số câu trả lời 13 (3,25%) 102 (25,5%) 146 (36,5%) 139 (34,75%) Về phía giáo viên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 40 thầy, cô giáo thuộc 4 trường như đã khảo sát đối với học sinh. Các giáo viên được khảo sát đều giảng dạy hoặc chủ nhiệm lớp 12. Phiếu thăm dò như sau: Phiếu khảo sát thực tế việc tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành Thầy/cô hãy vui lòng trả lời các câu hỏi sau: Nội dung hỏi Câu trả lời Theo thầy/cô thì việc tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành ở các trường THPT có bắt buộc hay không? Thầy/cô có biết Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động việc tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành vào năm nào hay không? 12
  13. Nhà trường đã bắt đầu triển khai hoạt động này từ năm nào? Năm nay, Nhà trường có giao nhiệm vụ gì đối với thầy/cô về hoạt động này không? Thầy/cô nhận thấy Lễ tri ân và trưởng thành ở trường có thành công hay không? Xin chân thành cảm ơn! Kết quả thu được như sau: Câu hỏi 1: Theo thầy/cô thì việc tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành ở các trường THPT có bắt buộc hay không? Câu trả lời: Bắt buộc 32/40, chiếm 80%; không bắt buộc 8/40, chiếm 20%. Câu hỏi 2:Thầy/cô có biết Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động việc tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành vào năm nào hay không? Câu trả lời đúng: 7/40, chiếm 17,5%. Câu hỏi 3:Nhà trường đã bắt đầu triển khai hoạt động này từ năm nào? Câu trả lời như sau: Năm Trước Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2013 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Kết 0 0 0 9/40 22/40 6/40 3/40 0 0 quả (0%) (0%) (0%) (22,5%) (55%) (15%) (7,5%) (0%) (0%) Câu hỏi 4: Năm nay, Nhà trường có giao nhiệm vụ gì đối với thầy/cô về hoạt động này không? Câu trả lời là: Có: 13/40, chiếm 32,5%; không: 67,5%. Câu hỏi 5:Thầy/cô nhận thấy Lễ tri ân và trưởng thành ở trường có thành công hay không? Câu trả lời: Thành công: 6/40 (chiếm 15%), bình thường: 25/40 (chiếm 62,5%), không thành công: 9/40 (chiếm 22,5%). 2.3. Thực trạng về việc tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành của trường chúng tôi ở một số năm trước khi áp dụng đề tài Để khách quan nhất và xác thực nhất có thể, chúng tôi cũng tiến hành thăm dò ý kiến học sinh thông qua phiếu khảo sát về mong muốn và hiểu biết của các em về việc tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành. Cụ thể, vào đầu tháng 3 năm 2019 (tức là khoảng đầu nửa sau của học kì 2), chúng tôi đã khảo sát ở 120 em lớp 12 (mỗi lớp 10 em). 13
  14. Phiếu khảo sát thực tế việc tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành Em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi sau: Nội dung hỏi Câu trả lời Theo em, có nên tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành đối với học sinh lớp 12 hay không? Tại sao? Theo em, tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành nhằm mục đích gì? Em mong muốn những ai có mặt trong Lễ tri ân và trưởng thành? Xin chân thành cảm ơn! Kết quả thu được như sau: Câu hỏi 1: Theo em, có nên tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành đối với học sinh lớp 12 hay không? Tại sao? Câu trả lời như sau: - Nên tổ chức: 93/120 (chiếm 77,5%). Lí do chủ yếu: Để đánh dấu năm học cuối cấp, đánh dấu kết thúc quảng đời học sinh, có những hình ảnh đẹp và ý nghĩa về năm học cuối cấp,… - Không nên tổ chức: 27/120 (chiếm 22,5%). Lí do chủ yếu: Không cần thiết, mất thời gian và lãng phí tiền bạc, không có ý nghĩa,… Câu hỏi 2: Theo em, tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành nhằm mục đích gì? Câu trả lời chủ yếu: - Đánh dấu lứa tuổi trưởng thành. - Nhà trường tổ chức để chia tay học sinh khối 12. - Để học sinh tri ân thầy cô. Câu hỏi 3: Em mong muốn những ai có mặt trong Lễ tri ân và trưởng thành? Câu trả lời chiếm đại đa số: Học sinh khối 12 và giáo viên nhà trường. Từ việc khảo sát qua phiếu thăm dò, kết hợp với quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy một số điểm khó khăn khi tiến hành Lễ tri ân và trưởng thành tại trường. Ngoài những nguyên nhân khách quan và chủ quan như một số trường đã gặp, trường chúng tôi còn đối mặt với những khó khăn sau: - Một số giáo viên và rất nhiều học sinh chưa thực sự hiểu đúng và đầy đủ về Lễ tri ân và trưởng thành. Cụ thể, một số giáo viên thì cho rằng, hoạt động này là tự để học trò tổ chức nhằm tri ân thầy cô. Còn với nhiều học sinh thì lại nghĩ, đây là dịp mà nhà trường tổ chức để chia tay học sinh 12 trước khi rời mái trường. Khi ta thực hiện một công việc mà chưa biết mục tiêu của nó là gì, nội dung nó ra sao thì thật khó thành công. - Mặc dù kế hoạch tổ chức đã được lập từ đầu mỗi năm học, nhưng do nhiều hoạt động khác gắn với thi đua cần hoàn thành trước nên việc tổ chức Lễ tri ân và 14
  15. trưởng thành đôi khi bị Nhà trường xem nhẹ. Điều này dẫn tới quá trình chuẩn bị của Nhà trường ở có năm còn sơ sài, còn mang tính đối phó. Chẳng hạn như hoạt động này được “khoán trắng” cho Đoàn trường hoặc nhóm giáo viên phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp. Có năm học, hoạt động này chỉ được chuẩn bị và tiến hành tổ chức trong vòng một tuần. Toàn bộ công việc như lên kế hoạch, nội dung chương trình, các bài viết tri ân cha mẹ, thầy cô, lời hứa quyết tâm của học sinh đều được giáo viên chuẩn bị trước. Tiếp sau đó, một số học sinh được đưa bài đã chuẩn bị để đọc trong buổi lễ. Đáng lẽ, học sinh mới là những nhân vật trung tâm của hoạt động này thì lại là ngược lại. Một số em thì như diễn viên. Phần lớn còn lại thì chỉ như khán giả. Các em hoàn toàn bị động và gần như là người ngoài cuộc của buổi lễ này. Dù người chuẩn bị nội dung chương trình tài giỏi đến đâu đi chăng nữa thì buổi lễ vẫn rất khó thành công, bởi những lời văn, những cảm xúc đó đâu phải được thốt ra và vang lên từ trái tim và khối óc của các em. - Có một số năm học, việc chuẩn bị và tổ chức của Nhà trường lại hoàn toàn ngược lại. Đó là giao hẳn cho học sinh từng lớp và đánh giá bằng điểm số thi đua giữa các lớp khối 12. Nhà trường lên kế hoạch và thông báo trước từ 2 tuần đến 1 tháng để các lớp chuẩn bị. Buổi lễ chính sẽ là sự tuyển chọn những tiết mục xuất sắc của các lớp được thi qua vòng loại. Lễ tri ân và trưởng thành thường tổ chức vào cuối tháng 5. Thế nhưng, thời gian này lại rất bộn bề đối với các em. Các ngày trong tuần thì các em còn bận học chính và học thêm. Cuối tuần vào thời điểm này thì một số em lại dồn sức lực để kiểm tra khả năng qua các cuộc thi thử. Bên cạnh đó, một số giáo viên chủ nhiệm không thực sự sát sao, quan tâm. Điều này dẫn tới sự chuẩn bị của nhiều lớp hoàn toàn mang tính đối phó. Cá biệt, có lớp cử 1 hoặc 2 học sinh chuẩn bị 1 bài hát cho có lễ. Quả thật, sự chuẩn bị như thế thì rất khó tạo ra cảm xúc đích thực cho một hoạt động đòi hỏi nhiều về sự rung động. - Nhà trường có khi đã đánh giá chưa đúng về mục tiêu và ý nghĩa của Lễ tri ân và trưởng thành. Có năm, hoạt động này chỉ được xem như một buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp hay một buổi thi văn nghệ. Ngoài nội dung chuẩn bị sơ sài như đã phân tích ở trên, thành phần tham gia cũng không đầy đủ. Đúng ra, những người tất nhiên có mặt trong buổi lễ là thầy cô, học sinh khối 12 và phụ huynh của các em. Nhưng thực tế, chỉ có những giáo viên được nhà trường phân công nhiệm vụ, giáo viên chủ nhiệm khối 12 và một số ít giáo viên khác có mặt. Phụ huynh thì chỉ có Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh hoặc Hội trưởng Hội cha mẹ học sinh của các lớp. Tệ hơn, học sinh khối 12 - nhân vật trung tâm của buổi lễ cũng vắng mặt không ít. Mục tiêu của buổi lễ chính như tên gọi - tri ân và trưởng thành. Nhưng quả thực, tri ân ai, ai trưởng thành thì buổi lễ chưa thể hiện được. - Cũng xuất phát từ việc người tổ chức không hiểu bản chất thực sự của Lễ tri ân và trưởng thành nên cá biệt có năm, hoạt động ý nghĩa và nhân văn này hoàn toàn phản tác dụng. Cụ thể, học sinh chỉ nghĩ rằng đây là buổi lễ ghi nhận sự trưởng thành cho học sinh khối 12, là buổi lễ để các em được vui chơi để giải tỏa sự căng thẳng. Thế nên những trò chơi tự phát từ lớp này sang lớp khác đã được chuẩn bị từ trước như ném bóng nước, tung bột màu, té nước. Buổi lễ chỉ diễn ra 15
  16. theo đúng kế hoạch do Ban tổ chức chuẩn bị được một phần nhỏ. Phần lớn thời gian sau đó đã bị biến thành sân khấu để học sinh 12 viết lên áo của nhau, ném bóng nước, ném bột màu, hắt nước, “xõa”, “quẩy” rồi “quậy”. Tệ hơn, một số vật dụng trong nhà trường cũng trở thành công cụ tiêu khiển như ghế ngồi của học sinh, xô, chậu, bình nước,… Một số lớp, một số em “chơi chán” trong khuôn viên trường rồi thì lại lao ra ngoài cổng trường, chơi các trò như ném bùn, xô nhau xuống mương nước,… Cuối buổi lễ là một cổng trường bẩn thỉu, một sân trường tan tác. Thầy cô giáo – những người đáng ra được tri ân thì trở thành những bảo vệ bất lực, những nhân viên dọn vệ sinh bất đắc dĩ. Những nhà dân ở xung quanh trường thì vội vàng cửa đóng then cài mà cũng không ngăn hết được bùn đất, bột màu,.. Thật là một khung cảnh hỗn loạn và nhớp nhúa! Một số quan điểm cho rằng các trò nghịch ngộ của những “nhân vật thứ ba” sau quỷ và ma ấy chẳng có gì là ghê gớm. Một buổi lễ để được “xả stress” cũng rất cần thiết trước khi các em bước vào kì thi quan trọng trước mắt. Tuy nhiên, nếu đã gọi là lễ tri ân thì thật khó chấp nhận chuyện học sinh hắt cả chậu nước vào người giáo viên, nếu đã gọi là trưởng thành thì không thể có chuyện ba bốn học sinh xách tay, túm chân rồi ném bạn mình xuống ao tù hay mương nước bẩn mà không lường trước được hậu quả có thể xẩy ra. Nó vừa thiếu văn hóa, vừa rất nguy hiểm, vừa trái với thuần phong mĩ tục của dân tộc. Học trò vẫn có thể chơi những trò này, nhưng có lẽ nên ở một sự kiện khác, môi trường khác. Nói tóm lại, mặc dù chủ trương tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành của Bộ Giáo dục và Đào tạo là hết sức đúng đắn, nhân văn, song khi triển khai vào thực tế lại gặp một số vấn đề nhất định. Ở một số nơi và một số thời điểm, nó đã bị méo mó, biến dạng và sai lệch cả bản chất. Nguyên nhân có thể do sự hiểu biết chưa đầy đủ, mục tiêu đặt ra không rõ ràng, cách tổ chức còn cập rập, nặng tính chiếu lệ, không dự đoán trước các tình huống xảy ra,… Hơn thế, hoạt động này đòi hỏi một sự tâm huyết thực sự của nhiều cá nhân và tập thể, song thời điểm tổ chức lại rất bộn bề, thời tiết thì khắc nghiệt,… Một số trường học thực sự thấy khó khăn với việc tổ chức hoạt động này. Và một giải pháp được nhiều trường đang áp dụng và triển khai là kết hợp lễ này trong lễ tổng kết cuối năm học. Thay bằng việc phải tiến hành nhiều bước, nội dung này chỉ thu gọn trong lời tâm sự của đại diện thầy cô giáo, lời hứa quyết tâm của đại diện học sinh, một vài bài hát, điệu múa,… Giải pháp này nói chung là an toàn, tiết kiệm về cả thời gian, công sức và tiền bạc, cũng thực hiện đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo. Nhưng quả thực, ý nghĩa của sự kết hợp và tinh giản này quả là một vấn đề cần phải xem xét một cách đầy đủ, thấu đáo và nghiêm túc. Dưới đây là những hình ảnh chưa đẹp về Lễ tri ân và trưởng thành 16
  17. Trong lúc buổi lễ đang tổ chức nhưng học sinh thiếu nghiêm túc Học sinh ra ngoài cổng trường ném bùn lẫn nhau 17
  18. Ném bóng nước và té nước phản cảm Một trò chơi nguy hiểm sau buổi Lễ tri ân và trưởng thành 18
  19. II. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LỄ TRI ÂN VÀ TRƯỞNG THÀNH Ở TRƯỜNG CHÚNG TÔI Trên cơ sở phân tích về khái niệm và ý nghĩa Lễ tri ân và trưởng thành, đặc điểm kinh tế - xã hội và con người ở địa bàn trường chúng tôi tuyển sinh, đặc điểm học sinh của trường, những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành tổ chức, những kết quả đạt được và những điểm cần khắc phục, toàn thể tập thể sư phạm Nhà trường đã tiến hành thảo luận, phân tích kĩ lưỡng để tìm ra được những giải pháp tối ưu nhất. Để dễ dàng trình bày các giải pháp cũng như tạo sự đồng bộ trong các bước thực hiện giải pháp, chúng tôi xin trình bày toàn bộ quá trình lên kế hoạch và tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành học sinh khối 12 Khóa 18 (K18) niên khóa 2016 – 2019 của trường. 2.1. Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức 2.1.1. Thuận lợi - Ban giám hiệu của Nhà trường có năng lực, có khả năng lôi cuốn, thu hút khi tổ chức các hoạt động. Hơn nữa các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu có độ tuổi tương đối trẻ nên đều có tinh thần cầu thị và cách tân. - Các tổ chức, đoàn thể của Nhà trường giàu kinh nghiệm và sự nhiệt tình, có sự tâm huyết với các hoạt động tập thể. - Trường có đội ngũ giáo viên đủ năng lực, đặc biệt một số giáo viên có năng khiếu về hoạt động tập thể như tổ chức trò chơi, tổ chức văn nghệ hay có khả năng thuyết trình, hùng biện. - Nhân dân địa phương dù khó khăn về vật chất nhưng sống có tình có nghĩa, thương yêu con cái theo nề nếp gia phong truyền thống. - Tình cảm bạn bè, thầy trò viên đã được Nhà trường dày công xây dựng và dần dần đã trở thành truyền thống, nguồn lực và sức mạnh của Nhà trường. - Học sinh của trường nói chung chăm ngoan, thích tìm hiểu các phương pháp giáo dục mới cũng như thực sự có mong muốn được học hỏi các kiến thức về cuộc sống và rèn luyện kĩ năng sống. - Nhiều học sinh thích được tham gia khám phá tri thức, kĩ năng qua các trò chơi trí tuệ. Một số học sinh có năng khiếu văn nghệ nên muốn được thể hiện. Ngoài ra, một số học sinh có đam mê và khả năng hùng biện nên các em muốn có sân khấu để thử thách. Bên cạnh đó, nhiều câu lạc bộ đã được hình thành và đang dần ổn định. Đây là những điều kiện rất thuận lợi khi tiến hành các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến nghệ thuật. - Hiện nay có nhiều phương tiện, công cụ để hỗ trợ quá trình biên tập, chuẩn bị cũng như tổ chức. - Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành nhưng không đưa ra cấu trúc cứng cũng là điểm thuận lợi để Nhà trường có thể sáng tạo, đa dạng hóa hình thức nhằm phát huy tối đa hiệu quả. 19
  20. 2.2.2. Khó khăn - Do tổ chức ngoài trời, thường vào thời điểm cuối tháng 5 nên dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiêu cực của thời tiết. - Số lượng người tham gia buổi lễ rất lớn (khoảng một nghìn người), thuộc nhiều đối tượng, độ tuổi, nhận thức (cả giáo viên, phụ huynh, học sinh) nên việc viết kịch bản chương trình đòi hỏi sự đầu tư bài bản cả về trí tuệ lẫn sự tâm huyết. - Khoảng thời gian để chuẩn bị và tổ chức rơi vào thời điểm thi cuối năm và hoàn thành điểm số nên các giáo viên và cả học sinh đều rất tất bật. - Vì đối tượng tham gia tương đối lớn, việc đi lại có phần khó khăn nên hoạt động này bắt buộc phải tổ chức vào ban ngày. Cùng với sự khắc nghiệt của thời tiết, việc sử dụng các trang thiết bị kĩ thuật hỗ trợ cho chương trình cũng khó triển khai. Chẳng hạn, việc lắp ti vi hay máy chiếu ngoài trời vào mùa hè rất khó đạt được hiệu quả cao. Điểm bất lợi này gây khó khăn thực sự trong việc đa dạng hóa hình thức tiến hành. - Như đã phân tích, đặc điểm dân cư của vùng nói chung thật thà, chất phác nhưng hơi khô khan, do đó việc lên kế hoạch, viết kịch bản, chuẩn bị các bài diễn văn và tổ chức đòi hỏi phải rất nghiêm túc và phải thực chất có chiều sâu cảm xúc, chạm được đến trái tim của những người tham gia. 2. 2. Xây dựng kế hoạch tổ chức Do đã có chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên trường chúng tôi lên kế hoạch ngay từ đầu năm học, được thể hiện ngay trong Bản kế hoạch, phương hướng, nhiệm vụ năm học của Nhà trường. Là một hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, có sự tham gia của nhiều đối tượng, nếu được tổ chức tốt thì Lễ tri ân và trưởng thành không những là chất keo gắn kết tình cảm to lớn mà còn là nguồn động lực mạnh mẽ cho học sinh cuối cấp, thêm nữa khẳng định thương hiệu của Nhà tường. Từ đó, Nhà trường đã lên kế hoạch sơ bộ và kế hoạch chi tiết về Lễ tri ân và trưởng thành tương ứng với từng khoảng thời gian cụ thể. 2.2.1. Kế hoạch sơ bộ Thời gian triển khai: ngày 2 tháng 10. Nhiệm vụ: Phân công sơ bộ nhiệm vụ tổ chức Lễ tri ân và trưởng thành. - Tổng phụ trách: Ban giám hiệu Nhà trường. - Lên kịch bản tổ chức: Ban chấp hành đoàn trường. - Lên kế hoạch viết bài tri ân của học sinh và giáo viên: Tổ Ngữ văn – Ngoại ngữ. - Theo dõi việc viết bài tri ân: Giáo viên Ngữ văn, giáo viên chủ nhiệm. - Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất: Nhóm hoạt động ngoài giờ lên lớp và Hội cha mẹ học sinh các lớp 12. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ: Ban chấp hành đoàn trường phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp 12. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2