intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp xây dựng văn hóa làm du lịch cho học sinh trên địa bàn Thị xã Cửa Lò

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài là giúp học sinh nâng cao văn hóa, phát triển kĩ năng làm du lịch, góp phần cải thiện môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch Cửa Lò.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp xây dựng văn hóa làm du lịch cho học sinh trên địa bàn Thị xã Cửa Lò

  1. Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA LÀM DU LỊCH CHO HỌC SINH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ Lĩnh vực: Kĩ năng sống
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỬA LÒ --------------------------- Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA LÀM DU LỊCH CHO HỌC SINH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ Nhóm tác giả: Hoàng Thị Hồng Mơ Lê Văn Hoàng Tổ bộ môn: Ngữ văn Điện thoại: 0941477129 0988836977 Năm học: 2022 - 2023
  3. MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................... 1 2. Mục đính nghiên cứu: ......................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: ................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học:........................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................... 3 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài: ............................................................. 4 8. Đóng góp mới của đề tài:.................................................................................... 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HÓA LÀM DU LỊCH CỦA HỌC SINH TRÊN ĐỊA BÀN DU LỊCH BIỂN CỬA LÒ ............................................ 6 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 6 1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài.................................................................. 6 1.2. Một số vấn đề về thể chất, tâm sinh lí học sinh THPT ..................................... 7 1.3. Các quan điểm chỉ đạo .................................................................................... 7 1.4. Tầm quan trọng của văn hóa làm du lịch trong thực tế. ................................... 8 1.5. Tổng quan về đề tài nghiên cứu ..................................................................... 10 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VĂN HÓA LÀM DU LỊCH CỦA HỌC SINH TRÊN ĐỊA BÀN DU LỊCH BIỂN CỬA LÒ..................................................... 11 1.Thực trạng nhận thức của giáo viên, phụ huynh, học sinh về văn hóa làm du lịch của học sinh THPT trên địa bàn du lịch biển Cửa Lò ........................................... 11 2. Thực trạng văn hóa làm du lịch của học sinh THPT trên địa bàn du lịch biển Cửa Lò ......................................................................................................................... 12 CHƯƠNG III: CÁC SÁNG KIẾN VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ............ 16 1. Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................... 16 2. Những nguyên tắc đề xuất giải pháp ................................................................. 16 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa làm du lịch cho học sinh trên địa bàn du lịch biển Cửa Lò. ................................................................................. 16 3.1 Giải pháp 1: Giáo dục kĩ năng ứng xử qua các tiết sinh hoạt cuối tuần ........... 16
  4. 3.2. Giải pháp 2: Giáo dục kĩ năng làm du lịch thông qua việc kết nối chương trình chính khóa: ........................................................................................................... 20 3.3 Giải pháp 3: Tổ chức ngoại khóa với chủ đề: Thanh niên THPT Cửa Lò với nhiệm vụ phát triển du lịch địa phương ................................................................ 27 3.4. Giải pháp 4: Tham gia các hoạt động quảng bá du lịch địa phương do chính quyền, các cơ quan đoàn thể cấp trên tổ chức phát động: ..................................... 29 3.5. Giải pháp 5: Tham gia hoạt động xung kích, tình nguyện: Vệ sinh làm sạch bãi biển, Trồng hoa cúc biển, Ngày chủ nhật xanh, Tết trồng cây… .......................... 37 ́ CHƯƠNG IV: KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CAC GIAI PHAP ĐỀ XUÂT………………………………………………………….41 ̉ ́ ́ 1. Mục đích khảo sát ............................................................................................ 41 2. Nội dung và phương pháp khảo sát................................................................... 41 3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................... 41 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ... 42 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ....................................................... 42 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ........................................................... 43 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHYẾN NGHỊ ....................................................... 45 1. Kết luận. ........................................................................................................... 45 2. Đề xuất và khyến nghị: ..................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO: ................................................................................ 46
  5. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Xã hội hiện đại luôn đòi hỏi con người kỹ năng ứng phó trước những tình huống xảy ra trong cuộc sống vì vậy việc rèn luyện kỹ năng sống giữ một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện mỗi con người nói chung và các em học sinh nói riêng. Tổ chức UNESCO đề xướng mục đích của học tập là: Learn to Know (Học để biết), Learn to Do (Học để làm), Learn to Live together (Học để chung sống), Learn to Be (Học để khẳng định mình). Và mục đích đó cũng đã được cụ thể hóa trong nội dung Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với 5 phẩm chất và 10 năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh. Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 nhấn mạnh: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Quyết định số 711/QĐ - TTg năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020” cũng đã xác định mục tiêu tổng quát phát triển giáo dục đến năm 2020 như sau: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”. Tôi nhận thấy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hiện đã và đang là nội dung giáo dục nhận được rất nhiều sự quan tâm, kì vọng của xã hội; đông đảo phụ huynh, học sinh. Chính vì thế đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường hơn ai hết phải nhanh chóng lĩnh hội tinh thần, kịp thời điều chỉnh và lên kế hoạch thực hiện một cách bài bản và phù hợp thực tế trong xu thế đổi mới tổng thể của chương trình. Theo thông tin từ Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2022 thực sự là một năm bùng nổ của ngành Du lịch sau hai năm phải đóng cửa do dịch bệnh Covid- 19. Toàn ngành đạt được 3,5 triệu lượt khách quốc tế và 101,3 triệu lượt khách du lịch nội địa. Một con số ấn tượng vượt lên trên cả sự kì vọng. Song bên cạnh những thành công, không phải du lịch nước ta không còn những hạn chế. Sự nghèo nàn về sản phẩm du lịch; sự nhếch nhác, mất vệ sinh ở các địa điểm tham quan, nghỉ dưỡng; nạn chặt chém, chèo kéo du khách; buôn bán các đặc sản du lịch kém chất 1
  6. lượng… đang thực sự là điểm yếu, kém hấp dẫn của du lịch Việt Nam. Du lịch Nghệ An cũng không nằm ngoài những đặc điểm chung đó. Đặc biệt là thị xã Cửa Lò - một địa điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn của tỉnh, hàng năm thu hút rất đông du khách trong nước và quốc tế. Với vị trí địa lí và đặc trưng khí hậu, du lịch Cửa Lò chủ yếu được khai thác cao điểm vào 3 tháng mùa hè. Nhiệt độ cao, cộng với hoạt động mạnh của gió Phơn Tây Nam, mùa hè ở khu vực Bắc Miền trung cực gay gắt. Hàng năm du lịch Cửa Lò đón một lượng khách rất đông, một số thời điểm quá tải, dẫn đến sản phẩm du lịch phục vụ khách hàng không đạt chất lượng như mong muốn. Chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển, nâng cao tầm vóc của khu du lịch Cửa Lò. Song trong thực tế, bên cạnh những mặt mạnh, ưu thế như: bãi tắm đẹp, không khí trong lành, ẩm thực ngon, thái độ phục vụ thân thiện, mến khách… thì ngành du lịch thị xã còn phải khắc phục rất nhiều hạn chế để tự nâng tầm. Một trong những khó khăn dễ nhận diện trong hoạt động du lịch hàng năm ở địa phương: vì phải phục vụ một lượng lớn du khách trong dịp cao điểm nên nhân lực chính thức của ngành không bao giờ đủ để đảm nhận. Do đó địa phương bắt buộc phải huy động thêm rất nhiều lao động không chuyên, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Học sinh THPT trên địa bàn và các vùng phụ cận trở thành lực lượng lao động đông đảo tham gia vào hoạt động này. Bên cạnh những ưu thế thì đối tượng lao động trên cũng còn rất nhiều hạn chế. Nắm bắt được đặc điểm đó, với mong muốn đóng góp vào hoạt động chính trị chung của địa phương, các trường THPT, chuyên nghiệp trên địa bàn đã rất có ý thức trong việc xây dựng cho học sinh mình văn hóa và kĩ năng làm du lịch. Nhận thấy đây là một nội dung giáo dục quan trọng, có ý nghĩa thiết thực; và xuất phát từ hoạt động giáo dục đã thực hiện, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số các giải pháp giáo dục mà chúng tôi đã triển khai để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế địa phương. Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số giải pháp xây dựng văn hóa làm du lịch cho học sinh trên địa bàn Thị xã Cửa Lò” ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó. 2. Mục đính nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài là giúp học sinh nâng cao văn hóa, phát triển kĩ năng làm du lịch, góp phần cải thiện môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch Cửa Lò. Cụ thể hơn, nghiên cứu này hướng đến: Mục tiêu 1: Hướng học sinh quan tâm hơn đến đời sống cộng đồng xung quanh mình, giúp các em nhận ra vai trò và trách nhiệm của thanh niên trong việc xây dựng và phát triển quê hương. Mục tiêu 2: Có những hành động thiết thực chung tay xây dựng và phát triển cộng đồng, nhất là xây dựng môi trường du lịch - vốn là đặc điểm kinh tế chủ đạo của địa phương. Mục tiêu 3: Cải thiện những kĩ năng trong lao động và ứng xử khi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động kinh tế địa phương. 2
  7. Mục tiêu 4: Quảng bá và phát triển du lịch địa phương trong tầm và năng lực của mình. Đặc biệt phát huy tinh thần sáng tạo, xung kích của tuổi trẻ. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đề tài được tiến hành thực nghiệm và khảo sát trên các khách thể là học sinh trường THPT Cửa Lò và một số trường THPT trên địa bàn phụ cận. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Để những giải pháp trong đề tài có thể ứng dụng phổ biến cho các trường THPT có đặc điểm tương tự, chúng tôi chủ yếu tiến hành thực nghiệm và khảo sát ở một số lớp cơ bản khối 10, 11 của trường THPT Cửa Lò. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi của sáng kiến “Một số giải pháp xây dựng văn hóa làm du lịch cho học sinh trên địa bàn Thị xã Cửa Lò” thì chắc chắn môi trường du lịch Cửa Lò sẽ được cải thiện đáng kể dựa trên sự cải thiện chất lượng nguồn nhân lực cũng như cộng đồng dân cư, góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu, phân tích, khái quát hóa cơ sở lý luận về văn hóa làm du lịch của học sinh trên địa bàn thị xã du lịch Cửa Lò. - Nghiên cứu thực trạng văn hóa làm du lịch của học sinh THPT Cửa Lò và những nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng đó. - Đề xuất và thực nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng cao văn hóa cũng như kĩ năng làm du lịch cho học sinh THPT. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp: Giáo dục kĩ năng ứng xử qua các tiết sinh hoạt cuối tuần; Quảng bá du lịch thông qua việc kết nối chương trình chính khóa; Tổ chức ngoại khóa ngoài giờ lên lớp với chủ đề: Thanh niên THPT Cửa Lò với nhiệm vụ phát triển du lịch địa phương; Tham gia các hoạt động xung kích, tình nguyện; Tham gia các hoạt động quảng bá du lịch địa phương do chính quyền phát động; dựa trên cơ sở lí luận và thực trạng của vấn đề. Về thời gian nghiên cứu, chúng tôi tập trung trong khoảng 2 năm học 2021 - 2022 và 2022 - 2023. 6. Phương pháp nghiên cứu Các phân tích trên giúp tôi định vị cách nhìn khoa học đối với vấn đề nghiên cứu đặt ra và cho phép cụ thể hoá mục tiêu nghiên cứu thành các vấn đề và sử 3
  8. dụng các phương pháp nghiên cứu: 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Thông qua việc sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu về văn hóa, kĩ năng làm du lịch của học sinh THPT để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. 6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Xây dựng một hệ thống câu hỏi cho giáo viên và học sinh THPT nhằm thu thập các thông tin về văn hóa, kĩ năng làm du lịch của học sinh THPT Cửa Lò. 6.3. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn giáo viên và học sinh nhằm thu thập thêm thông tin về văn hóa và kĩ năng làm du lịch của học sinh THPT Cửa Lò. 6.4. Phương pháp trắc nghiệm Sử dụng một số phần mềm khảo sát bằng hình thức câu hỏi trắc nghiệm để nắm bắt thực tiễn vấn đề, đề xuất giải pháp phù hợp. 6.5. Phương pháp quan sát Quan sát trực tiếp và ghi chép các biểu hiện văn hóa và kĩ năng làm du lịch của học sinh thông qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường của học sinh THPT Cửa Lò. 6.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng thống kê toán học để xử lý các số liệu điều tra nghiên cứu thực tiễn. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài: Nâng cao văn hóa và kĩ năng làm du lịch cho học sinh trên địa bàn thị xã du lịch là cần thiết và cấp bách. Cần có những biện pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao văn hóa và kĩ năng làm du lịch cho học sinh. 8. Đóng góp mới của đề tài: Du lịch Cửa Lò trải qua quá trình xây dựng và phát triển gần 30 năm. Để thúc đẩy hoạt động kinh tế trọng tâm và mũi nhọn này hàng năm chính quyền thị xã rất chú trọng phát triển văn hóa làm du lịch cho nhân dân địa phương và trực tiếp là những người tham gia trong ngành du lịch. Tổ chức các lớp học bồi dưỡng về kĩ năng, nghiệp vụ phục vụ khách du lịch; tuyên truyền nhắc nhở qua hệ thống loa phát thanh của phường xã, tổ chức kí cam kết hoạt động với các đối tượng có liên quan… Song thanh thiếu niên, học sinh chưa phải là đối tượng được quan tâm đúng mức trong việc tuyên truyền giáo dục của chính quyền. Trong khi đó đối tượng này tham gia vào hoạt động du lịch khá tích cực và đông đảo. Thiết nghĩ, trường học là nơi quản lí và giáo dục trực tiếp nên hơn đâu hết phải có trách nhiệm 4
  9. hướng dẫn, tuyên truyền cho học sinh, biến các em trở thành lực lượng xung kích đi đầu xây dựng văn hóa du lịch và cải thiện môi trường du lịch địa phương. Trong thực tế vấn đề này nhận được nhiều sự quan tâm song chưa có một nghiên cứu bài bản nào hỗ trợ. Nhận thấy vai trò ý nghĩa đó trường chúng tôi đã có những giải pháp cụ thể trong giáo dục để đóng góp cùng địa phương phát triển kinh tế mũi nhọn; góp phần hoàn thiện nhân cách với những phẩm chất cần có của học sinh: chăm chỉ, trách nhiệm, nhiệt huyết, yêu nước, gắn bó với quê hương và hình thành ở các em những kĩ năng sống, kĩ năng ứng phó với các hoạt động thực tiễn. Đề tài có tính khả thi và tính thực tiễn, được áp dụng tại trường THPT Cửa Lò hiện nay. Đề tài cũng sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích, dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 5
  10. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HÓA LÀM DU LỊCH CỦA HỌC SINH TRÊN ĐỊA BÀN DU LỊCH BIỂN CỬA LÒ 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.1.1. Du lịch Theo Tổ chức du lịch thế giới: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi và giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và mục đích khác nữa. Du lịch cũng là ngành kinh doanh nhằm thu hút, cung cấp và giải trí cho khách du lịch, và việc kinh doanh của các tổ chức điều hành các tua du lịch”. 1.1.2. Văn hóa Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỉ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc. Hồ Chí Minh quan niệm: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp ta hiểu văn hóa là mọi hoạt động của con người vì mục đích sinh tồn, những hoạt động đó trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi lặp lại thành thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực thành kho tàng quý giá của toàn nhân loại. Từ những định hướng trên văn hóa có thể hiểu là các chuẩn mực một người cần có để thích ứng, hòa nhập với cộng đồng. 1.1.3. Văn hóa làm du lịch Ở đây chúng tôi tiếp cận khái niệm văn hóa làm du lịch với nghĩa khi tham gia, tiếp xúc với các hoạt động du lịch, những người có liên quan phải có được năng lực văn hóa nhất định. Mục đích là tạo nên một thương hiệu du lịch uy tín, để lại ấn tượng tốt, thu hút du khách. Đó có thể là ứng xử, giao tiếp có văn hóa; thể hiện trách nhiệm của một công dân văn hóa với địa phương; thành thục kĩ năng phục vụ như một cách tôn trọng khách hàng … 6
  11. 1.2. Một số vấn đề về thể chất, tâm sinh lí học sinh THPT 1.2.1. Học sinh THPT Học sinh THPT là những người thuộc giai đoạn đầu tuổi thanh niên (từ 15 đến 18 tuổi) tham gia hoạt động học tập tại nhà trường, có sự biến chuyển mạnh mẽ về tâm, sinh lí, trưởng thành về mặt thể chất nhưng chưa trưởng thành về mặt xã hội. 1.2.2. Đặc điểm về thể chất, tâm sinh lí của học sinh THPT Về thể chất, học sinh THPT đã có sự trưởng thành gần hoàn thiện như người lớn. Thể lực của các em phát triển mạnh giúp cho việc thực hiện các công việc nặng nhọc, các công việc có kỹ thuật tốt hơn. Sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh trung ương và các giác quan giúp các em tiếp thu những kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật và thông tin mới của xã hội một cách nhanh nhạy. Về nhận thức và phát triển trí tuệ, học sinh THPT thực sự lớn mạnh. Trí nhớ đạt đỉnh cao, các em có khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa mọi vấn đề. Hoạt động tư duy mang tính độc lập, tính tranh luận, phê phán, tính linh hoạt, sáng tạo, … Điều này làm tăng khả năng thích ứng trong các tình huống giao tiếp đột xuất, học hỏi nhanh nhạy các kĩ năng, hiểu rõ trách nhiệm của bản thân trong đảm nhận nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, sự hiểu biết, vốn sống, kinh nghiệm ứng xử của các em còn non, chủ kiến cũng chưa được củng cố, dễ bị kích động, lung lay bởi những biểu hiện tiêu cực, … Về nhân cách, học sinh THPT đã có sự định hình nhưng chưa thật vững bền, chưa được trải nghiệm nhiều. Ý thức làm người lớn khiến các em có nhu cầu tự khẳng định mình, muốn thể hiện bản thân. Vì thế mong muốn làm thêm, kiếm tiền chính đáng để phục vụ nhu cầu cá nhân, nhu cầu học tập trở nên bức thiết. Về thế giới tâm hồn, tình cảm, đạo đức, học sinh THPT đã hình thành và phát triển mạnh mẽ. Các em nhạy cảm, dễ rung động trước vạn vật, cuộc sống, người xung quanh. Song sức chống chịu chưa qua tôi luyện, rèn dũa nên đa phần còn khá yếu đuối. Khi bước vào thực tế lao động, gặp áp lực lớn trước công việc, không phải bạn nào cũng dễ dàng vượt qua. Tóm lại, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi là một trong những yếu tố chi phối mạnh mẽ đến văn hóa, kĩ năng làm du lịch của học sinh THPT trên địa bàn du lịch. Thầy cô, gia đình cần nắm vững điều này để thấu hiểu, sẻ chia và áp dụng các biện pháp giáo dục các em phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất. 1.3. Các quan điểm chỉ đạo  Quan điểm đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Quan điểm chỉ đạo đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xác định rất rõ ràng. Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến 7
  12. thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống.  Chương trình giáo dục kĩ năng sống Giáo dục kỹ năng sống ngày càng có vai trò quan trọng trong việc phát triển của cá nhân, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, xã hội ngày càng phát triển mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho con người. Bên cạnh việc học kiến thức, các nội dung giáo dục kỹ năng sống sẽ giúp các em học tập tốt hơn, biết được phương pháp học hiệu quả. Ngoài ra giáo dục kỹ năng sống còn giúp các em nhận thức được bản thân mình cũng như biết cách giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh…. Đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của học sinh.  Chương trình hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên, với nghề nghiệp. Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn và phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập.  Chương trình giáo dục địa phương Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch thực hiện giáo dục địa phương nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, có trách nhiệm với cộng đồng, biết trân trọng và phát huy văn hóa truyền thống quê hương, phát triển năng lực và phẩm chất, ý thức tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn của địa phương. 1.4. Tầm quan trọng của văn hóa làm du lịch trong thực tế Trong thực tế thương hiệu của một địa điểm du lịch không chỉ được làm nên bởi danh lam thắng cảnh, sản phẩm du lịch, hoạt động chuyên nghiệp mà còn là sự đóng góp không nhỏ của môi trường du lịch lành mạnh, người dân thân thiện, mến khách. Cho nên việc nâng cao dân trí, trình độ văn hóa cho dân cư cũng là một việc làm quan trọng góp phần phát triển du lịch. Ý thức rõ điều này, chính quyền địa phương đã quan tâm bằng cách xây dựng và ban hành các văn bản về nâng cao văn hóa phát triển du lịch để các tổ chức, cơ quan, đoàn thể xã hội tuyên truyền cho người dân thực hiện. Ngày 02 tháng 12 năm 2022, Thị ủy Cửa Lò ban hành Chỉ thị số 04: “Về đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội về phát triển du lịch và ứng xử văn 8
  13. minh trong hoạt động du lịch trên địa bàn thị xã Cửa Lò”. Sau khi điểm lại những thành tích đã đạt được của ngành du lịch qua 28 năm xây dựng và phát triển, thị xã Cửa Lò cũng đã nhìn nhận một cách khách quan những mặt còn tồn tại, hạn chế trong đó nhấn mạnh: công tác quản lí nhà nước về du lịch có những bất cập, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế, công tác xã hội hóa trong hoạt động du lịch còn khó khăn, đặc biệt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức xã hội về phát triển du lịch và ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch còn nhiều yếu kém. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng du lịch Cửa Lò phát triển bền vững, hiện đại văn minh, toàn dân nâng cao nhận thức về phát triển du lịch và ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch trên địa bàn thị xã Cửa Lò, Ban Thường vụ Thị Ủy yêu cầu tập trung quyết liệt thực hiện các giải pháp. Trong 9 nội dung yêu cầu thì nội dung 6 liên quan nhiều đến hệ thống giáo dục: Lồng ghép, đưa nội dung về ứng xử văn minh du lịch vào hầu hết các chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng các kĩ năng nghề du lịch đến các đối tượng tham gia tại các cơ quan ban ngành, địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn thị xã. Riêng Ngành Giáo dục được chỉ đạo đưa nội dung này lồng ghép vào giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân và các giờ ngoại khóa thường xuyên trong năm học. Quyết định Về việc ban hành Đề án “Nâng cao chất lượng nguồn lao động phục vụ du lịch gắn với giải quyết việc làm và xóa nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025” của Thị ủy, Ủy ban nhân dân thị xã Cửa Lò ban hành ngày 14/3/2021 đã cho thấy nhu cầu bức thiết nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đề án đã chỉ rõ thực trạng nguồn lao động địa phương, trong đó có đến hơn 40% lực lượng lao động chưa qua đào tạo, độ tuổi lao động từ 15 đến 24 chiếm 22,7% cơ cấu lao động. Vì vậy Đề án xác định nhiệm vụ và giải pháp: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về chất lượng lao động phục vụ du lịch trong bối cảnh mới; Tăng cường công tác quản lí nhà nước về hoạt động du lịch và nhân lực ngành du lịch; Làm tốt công tác đào tạo nguồn lao động phục vụ du lịch; Thực hiện phân hóa dạy học tích cực gắn với hướng nghiệp và định nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT, tăng cường đào tạo ngoại ngữ, tin học… 9
  14. 1.5. Tổng quan về đề tài nghiên cứu Thực chất đây là một vấn đề lớn của Ngành Du lịch. Đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu, các bài báo quan tâm và bàn về các hình thức du lịch, cách thức kinh doanh du lịch đạt hiệu quả, xây dựng và phát triển môi trường du lịch…đặc biệt là du lịch Cửa Lò: - Liên kết du lịch Cửa Lò với làng nghề có sản phẩm Ocop, Lưu Khuyên, https://kinhtenongthon.vn/Lien-ket-du-lich-Cua-Lo-voi-cac-lang-nghe-co-san- pham-OCOP-post53692.html - Điểm tên 7 địa điểm du lịch Cửa Lò - Nghệ An đẹp nhất https://vinpearl.com/vi/hot-diem-ten-7-dia-diem-du-lich-cua-lo-nghe-an-dep-nhat. - Du lịch biển Cửa Lò - Một khát vọng vươn xa, Thanh Quỳnh - Thục Linh, https://baonghean.vn/du-lich-bien-cua-lo-mot-khat-vong-vuon-xa-post268035.html - Biển Cửa lò: “Đừng để du khách đi cho biết, biết rồi sẽ không đến nữa”, Phương Linh, https://www.saostar.vn/am-thuc-mua-sam/bien-cua-lo-dung-de-du- khach-di-cho-biet-biet-roi-se-khong-di-nua-202206291519063758.html - Người già, trẻ em đeo bám khách du lịch giữa trời giá rét ở Sapa, Lã Nghĩa Hiếu, https://thanhnien.vn/nguoi-gia-tre-em-deo-bam-du-khach-giua-troi-gia-ret-o- sa-pa-1851544539.htm - Hàng rong, chèo kéo khách thành “ấn tượng du lịch”, Triệu Ngọc Diệp, https://tuoitre.vn/hang-rong-cheo-keo-khach-thanh-an-tuong-du-lich-418725.htm Đây là đề tài đầu tiên chúng tôi đã hệ thống hóa được cơ sở lí luận và phân tích chi tiết, rõ ràng, sát thực thực trạng học sinh THPT tại thị xã Cửa Lò tham gia làm du lịch. Đề tài nêu ra một số giải pháp giúp nâng cao văn hóa và kĩ năng làm du lịch, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế ngành và thương hiệu khu nghỉ dưỡng. 10
  15. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VĂN HÓA LÀM DU LỊCH CỦA HỌC SINH TRÊN ĐỊA BÀN DU LỊCH BIỂN CỬA LÒ 1. Thực trạng nhận thức của giáo viên, phụ huynh, học sinh về văn hóa làm du lịch của học sinh THPT trên địa bàn du lịch biển Cửa Lò Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được quan tâm đúng mức. Song tại thời điểm hiện nay, chương trình mới chỉ áp dụng cho học sinh lớp 10 mà học sinh lớp 11 và 12 chưa được tiếp cận nhiều. Hơn nữa, nhiều môn học mới được đưa vào nhà trường nên hoạt động giảng dạy còn nhiều khó khăn, bất cập. Một số giáo viên đứng lớp chưa được đào tạo bài bản chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều trường, việc phân công đảm nhận một số môn học mới theo hình thức: giáo viên nào chưa đủ số tiết quy định sẽ phải đảm nhận để đảm bảo mặt bằng và công bằng lao động. Cho nên hiệu quả chưa cao. Chương trình còn nặng về lí thuyết hàn lâm, còn ít gắn với thực tiễn ứng dụng, khiến cho học sinh được đào tạo có thể rất giỏi về kiến thức song kĩ năng thực hành còn rất hạn chế. Nhiều em bắt gặp tình huống trong thực tế xử lí còn lóng ngóng hoặc không thể xử lí. Việc kết nối tri thức nhà trường với kĩ năng cuộc sống là hết sức quan trọng. Vì thế chúng tôi đã triển khai đề tài trên cơ sở khảo sát kĩ thực trạng. Để tìm hiểu và đánh giá nhận thức của giáo viên và học sinh về mức độ quan trọng của việc nâng cao văn hóa làm du lịch chúng tôi đã phát phiếu điều tra, khảo sát. Kết quả thu được như sau: 1.1. Nhận thức của giáo viên Câu hỏi khảo sát: Thầy cô có nhận thấy việc nâng cao văn hóa làm du lịch cho học sinh THPT là quan trọng không? a. Rất quan trọng b. Quan trọng c. Không quan trọng Bảng 1.1 (Kết quả khảo sát) Các tham số Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Số lượng 50 38 12 0 % 100 76 24 0 Chúng tôi nhận thấy hầu hết giáo viên đều cho rằng nâng cao văn hóa làm du lịch cho học sinh trên địa bàn du lịch biển là rất quan trọng (76%), có 24 % giáo viên cho rằng quan trọng và không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy đa số thầy cô đều hiểu và nhìn nhận được tầm quan trọng của việc nâng cao văn hóa làm du lịch cho học sinh trên địa bàn. Tính chất của vấn đề khá cấp thiết. Đây là cơ sở quan trọng để khi triển khai các 11
  16. giải pháp chúng tôi nhận được sự đồng thuận, chung tay góp sức cao của toàn thể hội đồng giáo viên. 1.2. Nhận thức của học sinh Để kiểm tra mức độ nhận thức, quan tâm của học sinh với việc nâng cao văn hóa làm du lịch cho học sinh THPT trên địa bàn du lịch biển Cửa Lò, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 120 học sinh gồm 3 lớp 11A1, 11T1, 11D1 và thu được kết quả như Bảng 1.2. Câu hỏi khảo sát: Theo em việc nâng cao văn hóa làm du lịch cho học sinh THPT là? a. Rất quan trọng b. Quan trọng c. Không quan trọng Bảng 1.2 (Kết quả khảo sát) Các tham số Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Số lượng 120 106 14 0 % 100 83 17 0 Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết học sinh nhận thức được tầm rất quan trọng của việc nâng cao văn hóa khi tham gia làm du lịch (83%). Từ đó chúng tôi nghĩ khi triển khai các giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ chắc chắc các em sẽ hợp tác và tham gia nhiệt tình. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một bộ phận học sinh chưa coi trọng đúng mức vấn đề này đòi hỏi chúng tôi phải lưu ý để hướng dẫn và thay đổi suy nghĩ của các em về một vấn đề quan trọng liên qua đến môi trường sống, cộng đồng, quê hương. 2. Thực trạng văn hóa làm du lịch của học sinh THPT trên địa bàn du lịch biển Cửa Lò 2.1. Việc làm thêm của học sinh trong hè 12
  17. Qua phản hồi ý kiến khảo sát, chúng tôi nhận thấy học sinh trên địa bàn thị xã Cửa Lò tham gia làm thêm trong hè khá đông. Vì đây là khoảng thời gian các em không phải tham gia học tập ở trường, các em có khá nhiều thời gian rỗi. Ở lứa tuổi này sức khỏe và thể chất các em đã phát triển khá mạnh, có thể đảm nhận các công việc nặng của người lớn. Hơn nữa việc làm thêm đem lại nhiều lợi ích cho các em: có thêm vốn sống, vốn hiểu biết thực tế; được trải nghiệm để thử thách năng lực, sở thích, hứng thú, định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai; có cơ hội rèn giũa, hoàn thiện phẩm chất, nhân cách; được khẳng định bản thân với những người xung quanh; mở rộng các mối quan hệ; và hơn hết các em có được khoản thu nhập khá để trang trải nhu cầu cá nhân, hỗ trợ gia đình bằng chính sức lao động của mình, … Đó chính là mặt tích cực của việc làm thêm trong hè. Dựa vào biểu đồ có thể thấy số lượng các em tham gia làm thêm trong hè khá đông (77%), cách thức để các em làm việc cũng khá đa dạng. Các em có thể chọn cách tham gia lao động cùng gia đình (25%). Bởi dân cư trên địa bàn thị xã Cửa Lò, số lượng các hộ kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phục vụ hoạt động du lịch khá lớn. Số đông các em xin việc ở các cơ sở ngoài (47%). Số ít trong đó các em chủ động và thử sức với cách thức tự làm (buôn bán online; quầy lưu động; chụp ảnh; quay video sự kiện; nhóm múa, nhóm nhảy phục vụ sự kiện, …) (5%). Đây là nhu cầu thiết yếu và chính đáng. Nhiều phụ huynh rất có ý thức mong muốn cho con em được trải nghiệm các hoạt động ở ngoài đời sống thực tiễn. Họ ủng hộ việc con em mình tham gia làm thêm các dịch vụ du lịch trong thời gian nghỉ hè. Song không phải học sinh nào muốn là có thể làm được. Ưu thế của lực lượng lao động học sinh là tuổi trẻ, sức khỏe, sự nhanh nhẹn, tháo vát, nhiệt tình và khả năng ngoại ngữ, tin học. Song nhược điểm cũng khá nhiều. Hầu hết chưa có kĩ năng nghề nghiệp, kĩ năng giao tiếp còn hạn chế, sức chống chịu áp lực kém, non nớt kinh nghiệm trong xử lí tình huống, không quen với cường độ lao động cao, … Do đó lực lượng lao động này gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều em không chịu được áp lực công việc cả về tâm lí và sức khỏe cho nên phải nghỉ việc sau một thời gian ngắn; có em vì không đáp ứng được yêu cầu cho nên bị các chủ lao động từ chối tiếp nhận; số còn lại làm việc khá áp lực vì không đủ kĩ năng để xử lí các công việc, bị chê trách, phàn nàn nhiều; cách thức làm việc còn rất tùy hứng và dựa vào kinh nghiệm ít ỏi của bản thân là chính; ý thức quảng bá du lịch địa phương hầu như không có. 2.2. Hiểu biết về sản phẩm du lịch địa phương 13
  18. Sống trên địa bàn du lịch, làm quen, tiếp xúc khá nhiều với các hoạt động du lịch, cho nên khi được hỏi về các sản phẩm du lịch địa phương đa số các em đều biết. Song sự hiểu biết này còn khá ít ỏi, manh mún. Cho nên khi bị đặt vào tình huống phải giới thiệu về du lịch trên địa phương, rất nhiều em ấp úng, không thể trả lời một cách tự tin, đầy đủ. Bảng số liệu khảo sát cho thấy số lượng các em biết về các sản phẩm du lịch địa phương chỉ chiếm khoảng độ 9%, còn rất biết chỉ khoảng độ 3%. Trong các sản phẩm du lịch: nghỉ dưỡng, ẩm thực, đặc sản, làng nghề, di tich, vui chơi giải trí…thì ẩm thực là sản phẩm được biết đến nhiều nhất. Song hiểu biết của các em chủ yếu chủ yếu đến từ bếp ăn và bữa cơm gia đình, trong câu chuyện với một số người liên quan. Cho nên chưa thể có một nhận thức đầy đủ. Các sản phẩm còn lại, hầu như hiểu biết của các em còn rất ít. Cho nên việc giới thiệu, truyền thông một cách bài bản về các sản phẩm này là cần thiết. Bởi khi tham gia làm du lịch, các em sẽ phải chào mời tới khách hàng sản phẩm của mình, phải giới thiệu thế nào để thu hút khách du lịch sử dụng và trải nghiệm. 2.3. Ý thức quảng bá du lịch du lịch địa phương Người dân trên địa bàn du lịch biển Cửa Lò đã biết đến quảng bá du lịch. Khi được hỏi đến, chắc chắn mỗi người con quê hương sẽ rất tự hào giới thiệu. Song để lan tỏa hình ảnh, sự hấp dẫn của điểm đến này đối với đông đảo du khách trong thời đại hiện đại ngày nay không thể không nhờ tới sức mạnh của công nghệ thông tin. Và đối tượng nhanh nhạy nhất với hình thức quảng bá này là tuổi trẻ, nhất là học sinh THPT. Tham khảo trên các trang mạng chúng tôi nhận thấy ý thức của các bạn trẻ trong việc quảng cáo hình ảnh quê hương. Fanpage Cửa lò, fanpage Quảng bá di sản văn hóa Cửa Lò, dulichcualo.com.vn là những trang chuyên biệt thường giới thiệu các hình ảnh đẹp, các sự kiện nổi bật liên quan đến hoạt động du lịch. 14
  19. Còn với học sinh trường THPT Cửa lò, các em thường đăng lên trang facebook cá nhân một số status mang nội dung mời gọi, các khát khao mong ước mang tính cá nhân được hưởng thụ, hòa mình vào vẻ đẹp cảnh biển quê hương, đi kèm đó là những hình ảnh đẹp của bản thân và bạn bè. Và mới đây nhất, khi Tiktok thịnh hành, nhiều em đã mày mò làm Tiktok với nội dung riview về ẩm thực, thắng cảnh Cửa Lò. Tuy nhiên số này còn rất nhỏ. Phần đa đối tượng học sinh, ý thức quảng bá về du lịch địa phương còn rất yếu, chưa hiểu đầy đủ kiến thức về pháp luật, cho nên cần một sự chung tay đồng bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động này. 2.4. Ý thức xây dựng môi trường du lịch Trong rất nhiều hoạt động giúp phát triển ngành du lịch địa phương, thiết nghĩ ý thức xây dựng cảnh quan thiên nhiên, môi trường xanh - sạch - đẹp là phổ biến hơn cả với cộng đồng. Bởi tất cả các chủ trương giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan của chính quyền địa phương để đơn vị các cấp thực hiện thì đối tượng học sinh THPT sẽ là lực lượng tham gia đông đảo và có hiệu quả nhất. Và các em hiểu rõ ý nghĩa việc làm của mình. Thanh niên luôn xung kích, đi đầu xây dựng và phát triển quê hương. Và từ đó cũng hình thành ở các em một ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường sống xung quanh mình. Giáo dục ý thức xây dựng môi trường du lịch là mục tiêu tạo nên một môi trường thân thiện, thu hút, níu chân du khách mỗi khi đến với Cửa Lò. 15
  20. CHƯƠNG III: CÁC SÁNG KIẾN VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Từ những phân tích điểm mạnh và hạn chế của lực lượng lao động học sinh trong ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương chúng tôi mạnh dạn đề xuất và áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng lực lượng lao động không chuyên này trong ý thức trách nhiệm cùng chung tay xây dựng và phát triển. 1. Cơ sở đề xuất giải pháp Dựa trên nghiên cứu lí luận ở phần 1 và nghiên cứu thực trạng ở phần 2, nhóm tác giả đã nêu ra một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa làm du lịch cho học sinh trên địa bàn du lịch Cửa Lò. 2. Những nguyên tắc đề xuất giải pháp - Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn: Phải nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử, kiến thức pháp luật, ý thức trách nhiệm xây dựng quê hương. Giúp học sinh dần trưởng thành, hoàn thiện nhân cách cũng như kĩ năng để trở thành một công dân vững vàng trong tương lai. Vì vậy, cần đưa ra những giải pháp phù hợp với học sinh THPT tại thị xã du lịch Cửa Lò. - Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ: Các giải pháp phải có hệ thống chặt chẽ và đồng bộ, hỗ trợ và thống nhất với nhau. - Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Giải pháp đảm bảo phù hợp với đối tượng, vừa có tính kế thừa vừa trên cơ sở phát triển, đề xuất cái mới. - Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích: đảm bảo mục tiêu phát triển kỹ năng cho HS. 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa làm du lịch cho học sinh trên địa bàn du lịch biển Cửa Lò 3.1 Giải pháp 1: Giáo dục kĩ năng ứng xử qua các tiết sinh hoạt cuối tuần a. Mục đích, yêu cầu Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ giáo viên, cũng như học sinh và phụ huynh về việc xây dựng văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử đúng chuẩn mực, văn hóa phục vụ đáp ứng yêu cầu và đặc thù ngành nghề. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. b. Nội dung, cách thực hiện 3.1.1 Tư vấn giáo dục cụ thể kĩ năng, văn hóa giao tiếp, ứng xử Tiết sinh hoạt lớp trong quy định của bậc học THPT được bố trí vào cuối tuần, và mỗi tuần chỉ triển khai một tiết. Vì vậy thời khóa biểu ở trường THPT thường bố trí vào tiết 5 của ngày thứ 7. Nội dung cụ thể của tiết sinh hoạt thường 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2