intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm thu hút học sinh trong dạy môn Toán lớp 10 tại trường Trung học Phổ thông Tuần Giáo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm thu hút học sinh trong dạy môn Toán lớp 10 tại trường Trung học Phổ thông Tuần Giáo" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức của học sinh; Tạo ra hứng thú cho học sinh trong giờ học toán; Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh: Năng lực hợp tác, năng lực phản biện, năng lực giải quyết vấn đề; Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn toán ở trường Trung học Phổ thông Tuần Giáo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm thu hút học sinh trong dạy môn Toán lớp 10 tại trường Trung học Phổ thông Tuần Giáo

  1. 1 NỘI DUNG GIẢI PHÁP A. SỰ CẤN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN. 1. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp Một quốc gia có phồn thịnh và phát triển hay không phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố con người. Người giáo viên không chỉ đơn thuần là người truyền tải kiến thức mà còn giúp học sinh nhận ra là chính bản thân các em là người đang “được” học, “được” trải nghiệm. Khi học môn toán, kỹ năng rèn tư duy, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề tốt học sinh sẽ đạt hiệu quả cao, đồng thời các năng lực, phẩm chất được hình thành. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy phần khởi động cho học sinh từ phút giây đầu tiên là vô cùng quan trọng và cần thiết. Người xưa có câu “đầu xuôi đuôi lọt” vì vậy để tiết dạy thành công như ý muốn thì mỗi giáo viên cần đầu tư cho phần mở đầu trong giờ học, nó cũng giống như “món ăn khai vị” trong bữa tiệc, tạo tâm thế chủ động cho học sinh khi vào tiết học. Hoạt động khởi động có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình của tiết dạy, đến việc tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Nhiệm vụ của hoạt động khởi động là tạo bầu không khí vui tươi, sôi nổi, khơi gợi hứng thú đối với bài học, và hơn thế nữa, còn khơi dậy niềm đam mê, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn toán. Xuất phát từ những lí do trên cùng trải qua thực tế giảng dạy của bản thân trong những năm qua. Tôi chọn giải pháp “Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm thu hút học sinh trong dạy môn Toán lớp 10 tại trường Trung học Phổ thông Tuần Giáo” vào giảng dạy. 2. Mục đích của sáng kiến Việc nghiên cứu và áp dụng giải pháp: “Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm thu hút học sinh trong dạy môn Toán lớp 10 tại trường Trung học Phổ thông Tuần Giáo” nhằm các mục đích sau: - Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức của học sinh. - Tạo ra hứng thú cho học sinh trong giờ học toán.
  2. 2 - Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh: Năng lực hợp tác, năng lực phản biện, năng lực giải quyết vấn đề… - Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn toán ở trường Trung học Phổ thông Tuần Giáo. B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Sáng kiến áp du ̣ng giả ng da ̣y cho ho ̣c sinh lớp 10 tại trường THPT Tuần Giáo. C. NỘI DUNG I. Tình trạng giải pháp đã biết Một là: Phân loại các hoạt động khởi động, phát triển năng lực cho học sinh: Hoạt động khởi động phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. Hoạt động này góp phần kích thích trí tưởng tượng, tìm ra các ý tưởng, các cách làm khác nhau để giải quyết nhiệm vụ học tập của học sinh. Hai là: Kiểm tra bài cũ trước khi vào tiết học: Việc kiểm tra bài cũ là rất cần thiết trong mỗi tiết học. Đầu giờ giáo viên kiểm tra những kiến thức liên quan đến tới bài học trước. Giáo viên kiểm tra thông qua hình thức hỏi - đáp; viết, thuyết trình, gọi học sinh lên bảng hoặc kiểm tra sự chuẩn bị bài của các nhóm. Ba là: Nâng cao hứng thú và hiệu quả hoạt động khởi động bằng việc phối hợp linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: Để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, giáo viên cần linh hoạt kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp với đặc trưng của môn học như: Phương pháp quan sát, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp đàm thoại; kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi chuyên gia… * Ưu điểm: Việc giáo viên áp dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy chứng tỏ được bản lĩnh, trình độ chuyên môn và khả năng dẫn dắt học sinh vào bài của giáo viên. Giáo viên đánh giá được hoạt động cũng như khả năng hiểu biết của học sinh, đồng thời tìm ra lỗ hổng trong nội dung chiếm lĩnh kiến thức ở tiết trước cũng như vốn hiểu biết để bước vào bài học mới.
  3. 3 Học sinh chủ động chia sẻ ý kiến và kiến thức của mình với thầy cô, bạn bè. * Nhược điểm: Có những lúc học sinh cảm thấy áp lực, căng thẳng về tâm lý trước giờ học bài mới; số lượng học sinh tham gia ít. Giáo viên đôi lúc chưa thực sự sáng tạo, chưa hoàn toàn chú trọng nội dung khởi động. Vì thế học sinh rơi vào tình trạng bị thụ động và mệt mỏi; ít phát triển tư duy một cách độc lập và sáng tạo khi tiếp cận kiến thức mới ở nội dung khám phá. Các hình thức tổ chức khởi động chưa phát huy được hết sự đoàn kết trong tập thể nhóm, lớp. Một số học sinh chưa có cơ hội thể hiện hết khả năng và phát triển năng lực của mình. * Bảng khảo sát mức độ hứng thú với hoạt động khởi động trong giờ học toán trước khi thực hiện giải pháp. (Thực hiện đối với 75 học sinh lớp 10A3; 10A6). Mức độ hứng thú Số Học sinh Tỉ lệ (%) Rất thích 5 6,67 Thích 17 22,67 Bình thường 25 33,33 Không thích 28 37,33 * Kết quả kiểm tra giữa kì I môn toán trước khi thực hiện giải pháp. (Thực hiện đối với 75 học sinh lớp 10A3; 10A6). Tổng Giỏi Khá TB Yếu TB trở lên số HS TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ TS Tỉ lệ 75 5 6,67 16 21,33 23 30,67 31 41,33 44 58,67 II. Nội dung của giải pháp 1. Vai trò của giải pháp Ở mỗi bài học, hoạt động khởi động chỉ chiếm khoảng vài phút đầu giờ nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển tính tích cực học tập của học sinh, từ đó
  4. 4 phát huy năng lực cho học sinh. Thứ nhất: Một bài học với cách khởi động thú vị, hấp dẫn sẽ có tác dụng kích thích hứng thú học tập. Bởi sự say mê, yêu thích đối với mỗi môn học không phải em nào cũng sẵn có. Phần nhiều nhờ sự sáng tạo của giáo viên biết cách dẫn dắt học sinh vào từng hoạt động học tập - trước tiên là hoạt động khởi động mà các em có được sự thích thú. Thứ hai: Hoạt động khởi động có tác dụng nối liền kiến thức cũ với kiến thức mới, tạo nền tảng cho việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của bài học. Vì vậy, khi thiết hoạt động khởi động, giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh tái hiện lại các kiến thức nền đã học, cần thiết cho việc lĩnh hội nhiệm vụ mới. Như vậy, vừa giúp các em ghi nhớ chắc chắn hơn kiến thức cũ, vừa giúp hình thành các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong học tập và trong cuộc sống. Thứ ba: Hoạt động khởi động giúp tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học. Bởi học tập Toán là một quá trình khám phá. Quá trình ấy phát huy được nội lực của học sinh, tư duy tích cực - độc lập - sáng tạo với mong muốn được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa những điều đã biết và chưa biết. Có thể thấy, hoạt động khởi động chứa đựng mâu thuẫn về mặt nhận thức sẽ kích thích sự tò mò của học sinh, khiến các em có mong muốn tìm được câu trả lời thỏa đáng cho các vấn đề còn thắc mắc, thậm chí còn biết tự đặt ra những vấn đề nghiên cứu tiếp theo. Thứ tư: Hoạt động khởi động giúp khái quát nội dung cơ bản của bài học, hướng sự suy nghĩ, tư duy của học sinh vào nội dung chính ngay từ đầu, bởi có một thực tế là khi bắt đầu bài học, nếu giáo viên không có sự định hướng, học sinh sẽ loay hoay với rất nhiều câu hỏi như: “Hôm nay không biết học bài gì? Nội dung có khó (hoặc hấp dẫn) hay không? Chúng ta sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ nào?” Như vậy, tư duy học sinh bị phân tán sẽ ảnh hưởng đến việc lĩnh hội kiến thức của bài. 2. Thuyết minh giải pháp Một là: Hoạt động khởi động bằng sử dụng sơ đồ tư duy * Các bước thực hiện:
  5. 5 Bước 1: Giáo viên chuẩn bị bảng phụ có sẵn nội dung chủ đề của bài học hôm trước và sơ đồ tư duy. Bước 2: Học sinh lên bảng hoàn thiện các nội dung kiến thức vào sơ đồ đã được chuẩn bị. Bước 3: Sau khi học sinh lên bảng hoàn thiện sơ đồ tư duy thì cho học sinh khác nhận xét. Cuối cùng giáo viên nhận xét, chính xác hóa nội dung kiến thức. Ví dụ 1: Khi dạy bài 6: Hệ thức lượng trong tam giác, Chương III - Toán 10 - kết nối tri thức với cuộc sống. Tôi chia lớp thành 2 nhóm (mỗi nhóm 2 dãy) và yêu cầu: Nhóm 1: Hoàn thành các công thức định lý cosin và định lý sin trong tam giác. Nhóm 2: Hoàn thành công thức tính diện tích trong tam giác. Giáo viên cho học sinh nhận xét kết quả, chính xác hóa nội dung kiến thức và dẫn dắt để vào bài mới. Hai là: Hoạt động khởi động thông qua tổ chức trò chơi.
  6. 6 Sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung và hoạt động khởi động nói riêng góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Đây là hoạt động tạo ra được không khí sôi nổi, thu hút và lôi cuốn sự tập trung của học sinh từ đầu giờ học tạo hứng thú học tập với những hoạt động tiếp theo. * Các bước tiến hành trò chơi Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích và phương tiện chuẩn bị của trò chơi. Bước 2: Hướng dẫn luật chơi. Bước 3: Nhận xét và kết nối vào bài học mới. Trong quá trình giảng dạy tôi đã cho học sinh chơi một số trò chơi ở các bài học: Trò chơi 1: “Nhanh tay, nhanh mắt”. Trò chơi: Nhanh tay, nhanh mắt là trò chơi được sử dụng phổ biến trong dạy học. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi này trong nhiều hoạt động khác nhau. Trong hoạt động khởi động nếu sử dụng trò chơi nhanh tay, nhanh mắt giúp các em vừa rèn luyện về mặt tư duy, vừa định hướng các em vào bài học mới. Đây cũng là giải pháp mang lại không khí vui vẻ, hứng khởi, thu hút được tất cả học sinh trong lớp tham gia trước khi bắt đầu bài học. Ví dụ 2: Khi dạy bài 8: Tổng và hiệu của hai vectơ, chương IV - Toán 10 - kết nối tri thức với cuộc sống. Mục tiêu: Học sinh rèn luyện khả năng: nhìn tốt, phản xạ nhanh, vận động linh hoạt. Đây cũng là một cách thú vị để giáo viên kiểm tra một số kiến thức của bài cũ liên quan tới bài học mới. Chuẩn bị: Tôi chuẩn bị sẵn 03 tờ giấy trong đó 02 tờ giấy màu trắng có: ghi sẵn các mệnh đề bị khuyết và 01 tờ giấy màu vàng có: gắn sẵn các câu trả lời tương ứng với mệnh đề bị khuyết đó. Luật chơi: Học sinh lấy đáp án gắn sẵn ở tờ giấy màu vàng, sau đó gắn vào tờ giấy màu trắng chứa mệnh đề bị khuyết để được mệnh đề đúng. Thời gian để thực hiện phần chơi là 2 phút. Ai nhanh tay nhanh mắt gắn được nhiều đáp án đúng nhất thì học sinh đó sẽ được một phần quà.
  7. 7 - Nội dung các mệnh đề khuyết tôi làm như sau: Câu 1: Vectơ là một ... có hướng. Câu 2: Hai vectơ có giá song song hoặc trù ng nhau là hai vectơ ... Câu 3: Hai vectơ cùng phương và cùng chiều là hai vectơ…. Câu 4: Hai vectơ cùng phương và ngược chiều là hai vectơ…. Câu 5: Hai vectơ cùng hướng và cù ng độ dài là hai vectơ…. Câu 6: Vectơ AA là …. Câu 7: Cho hình vuông ABCD, vectơ AB bằng …. Câu 8: Cho hình vuông ABCD cạnh 2, độ dài AB bằng …. Sau khi hết thời gian tham gia trò chơi giáo viên cho học sinh khác nhận xét, chính xác hóa nội dung kiến thức, dẫn dắt để vào bài học mới. Trò chơi 2: Đuổi hình bắt chữ “Đuổi hình bắt chữ” là một gameshow trên truyền hình, yêu cầu người chơi phải huy động giác quan và sự hiểu biết của bản thân một cách nhanh nhất để tìm ra ý nghĩa được nói đến thông qua hình ảnh, tranh vẽ hay những mảnh ghé p. Chính điều này đã khiến “Đuổi hình bắt chữ” được xếp vào danh mục những trò chơi phát triển năng lực tư duy, góp phần nâng cao hiệu quả trong đào tạo, giáo dục… Trong khuôn khổ nội dung của giải pháp, tôi chỉ xây dựng trò chơi trong phần đầu khởi động mỗi tiết học nhằm tạo hứng thú cho không khí lớp học, khơi gợi ý thức tự học, tìm tòi, khám phá của học sinh. Trò chơi
  8. 8 “Đuổi hình bắt chữ” phần khởi động cần khoảng 3-5 hình ảnh để tìm từ khóa dẫn dắt vào bài học mới. Ví dụ 3: Khi dạy bài 16: Hàm số bậc hai, chương VI - Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống. Hai lớp 10A3 và 10A6 đang thực hiện đá phạt 11m Học sinh xem video và trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh rồi dẫn dắt vào bài mới. * Khởi động thông qua âm nhạc Ví dụ 6: Khi dạy bài 6: Hệ thức lượng trong tam giác, chương III - Toán 10 – Kết nối tri thức. Tôi cùng các em học sinh lắng nghe bản nhạc huyền thoại “Chiến thắng Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận và cho học sinh thảo luận cặp đôi: + Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ nằm ở đâu của tỉnh Điện Biên? + Đường lên tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ có bao nhiêu bậc thang? + Nêu sự hiểu biết của em về tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ? Từ đó đưa ra câu hỏi để học sinh giải quyết trong nội dung chính của bài học:
  9. 9 Làm thế nào để tính được chiều cao từ chân của tượng đài đến điểm cao nhất của tượng đài? Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ Bốn là: Hoạt động khởi động bằng tình huống có vấn đề Tình huống có vấn đề là loại tình huống mà giáo viên đặt ra trong quá trình tổ chức dạy học, trong những tình huống đó xuất hiện những mâu thuẫn mà chưa có lời giải đáp buộc học sinh phải tìm ra cách giải quyết. Đưa ra tình huống có vấn đề sẽ giúp cho học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong việc chiếm lĩnh nguồn tri thức. Khởi động bài học bằng cách đưa ra tình huống có vấn đề giờ học sẽ trở nên sôi nổi ngay từ đầu bởi những ý kiến, tranh luận của học sinh. Các bước tiến hành khởi động bài học bằng tình huống có vấn đề: * Bước 1: Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề. * Bước 2: Yêu cầu học sinh đưa ra ý kiến của mình về tình huống có vấn đề. * Bước 3: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài học.
  10. 10 Ví dụ 7: Khi dạy bài 3: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn, Chương II – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống. Tôi đưa ra câu hỏi sau: * Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, hòa trong không khí mừng đảng- mừng xuân. Đoàn trường Trung học Phổ thông Tuần Giáo tổ chức cuộc thi “Gói bánh chưng, bánh dày - Chia sẻ yêu thương”. Đoàn trường yêu cầu mỗi lớp gói 10 chiếc bánh chưng, bánh dày Để chuẩn bị nguyên liệu thì lượng gạo cần cho mỗi chiếc bánh chưng, bánh dày lần lượt là 500g, 100g. Mỗi lớp đã mua về 7kg gạo để gói bánh và cần thoả mãn điều kiện là lượng gạo cần gói không vượt quá lượng gạo đã mua về? Học sinh trường Trung học Phổ thông Tuần Giáo tổ chức thi gói bánh chưng - bánh dày Tôi cho học sinh cả lớp suy nghĩ trong 3 phút và gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời. Học sinh chưa trả lời được thì giáo viên gợi ý: Gọi x, y lần lượt là số bánh chưng, số bánh dày lớp dự định gói ( x,y  ). Khi đó một số em đưa ra ý kiến: Ý kiến thứ nhất: 5x + y ≤ 7. Ý kiến thứ hai: 0,5x + 0,1y < 7. Ý kiến thứ ba: 0,5x + 0,1y ≤ 7. Giáo viên nhận xét và giải thích các ý kiến mà học sinh đưa ra. Từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
  11. 11 Ví dụ 8: Khi dạy bài 16: Hàm số bậc hai, Chương VI – Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống. Cổng chào huyện Tuần Giáo Giáo viên trình chiếu hình ảnh cổng chào huyện Tuần Giáo được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập huyện Tuần Giáo, cổng chào được thiết kế theo hình parabol hướng có bề lõm quay xuống dưới và đưa ra câu hỏi: Cổng chào thuộc khu vực nào của huyện Tuần Giáo? Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi của giáo viên. Sau đó tôi đưa ra tình huống: Làm thế nào để các em tính được chiều cao của cổng chào (hay nói cách khác là có thể tính khoảng cách từ mặt đất đến vị trí cao nhất của cổng chào)? Học sinh thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến: + Ý kiến thứ nhất: Ta có thể dùng các công cụ thông thường để đo trực tiếp. + Ý kiến thứ hai: Mời cán bộ kỹ thuật đến đo. Giáo viên: Vậy nếu ta không mời được cán bộ kỹ thuật và các công cụ thông thường không thể đo được thì ta phải làm như thế nào? Tôi tiếp tục gợi ý cho các em: Để tính chiều cao của cổng chào khi ta không thể dù ng dụng cụ đo đạc để đo trực tiếp nhưng vẫn có cách tính. Vấn đề sẽ được giải quyết
  12. 12 nếu ta biết hàm số bậc hai nhận cổng chào làm đồ thị vậy thì chiều cao của cổng chào tương ứng với đỉnh của Parabol. Từ đó học sinh sẽ phát hiện ra vấn đề là muốn tính khoảng cách từ mặt đất đến vị trí cao nhất thì phải tìm yếu tố nào? Tôi lại đưa ra cho học sinh một tình huống tương tự: Khi một quả bóng được đá lên, nó sẽ đạt đến một độ cao nào đó rồi rơi xuống (hình ảnh quỹ đạo của quả bóng như hình vẽ). Vậy có em nào tính được độ cao lớn nhất mà quả bóng đạt được không? Các nhóm có câu trả lời đúng, có câu trả lời sai, nhưng tôi chưa kết luận đúng sai trong phần thảo luận của các em, tôn trọng kết quả thảo luận của các em và dẫn dắt vào bài mới. Như vậy buộc các em phải theo dõi bài học để tìm ra đáp án đúng. Năm là: Hoạt động khởi động bằng phương pháp liên môn Trong giảng dạy bộ môn toán, người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kiến thức. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những kiến thức trong sách giáo khoa thì khó có thể tạo được sự hứng thú, thu hút các em đi sâu tìm hiểu, khám phá, tư duy. Để nội dung mang tính thực tiễn khách quan hơn giúp cho bài học trở nên sinh động, thu hút với các em, không gây nhàm chán mà tạo động lực để các em sáng tạo, tự tư duy theo cách suy nghĩ của bản thân. Những kiến thức được các em vận dụng ngay vào
  13. 13 giải quyết những vấn đề thực tiễn, ít học vẹt, giáo viên tổ chức khởi động bằng những ví dụ thực tiễn liên môn toán với vật lí, sinh học… Ví dụ 9: Khi dạy bài 8: Tổng và hiệu của hai vectơ, Chương IV – Toán 10- Kết nối tri thức với cuộc sống. Để học sinh có cách nhìn trực quan hơn tôi đã chuẩn bị một chiếc ghế và hai dây thừng buộc vào hai chân ghế, sau đó gọi hai học sinh lên bảng, mỗi học sinh ké o một dây (sao cho 2 dây tạo với nhau 1 góc khoảng 450), hai học sinh cùng đi theo hướng ra cửa lớp và yêu cầu học sinh dưới lớp quan sát hướng di chuyển của chiếc ghế (chiếc ghế di chuyển theo hướng của bạn nào?). Từ đó tôi cho học sinh quan sát hình ảnh trên máy chiếu và đưa ra câu hỏi sau: Hình ảnh hai người cùng kéo một chiếc thuyền theo hai hướng khác nhau. Tuy nhiên, chiếc thuyền lại không di chuyển cù ng hướng với một trong hai bên mà di chuyển theo một hướng khác. Các em cho cô biết tại sao chiếc thuyền lại di chuyển như vậy? Làm thế nào để các em xác định được hướng di chuyển của chiếc thuyền? Học sinh quan sát, liên tưởng tới một vật chịu tác động của hai lực trong môn Vật lí. Từ đó kích thích sự tò mò của các em để tìm câu trả lời rồi giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
  14. 14 * Tính mới của giải pháp Giải pháp được áp dụng lần đầu tại trường Trung học Phổ thông Tuần Giáo với những ưu điểm nổi bật là: - Đưa ra hệ thống các giải pháp đa dạng trong hoạt động khởi động. - Đưa ra cách thực hiện và hướng dẫn các ví dụ minh họa cụ thể, mang tính thực tiễn. - Tránh được lối mòn trong tư duy truyền tải một chiều, giúp học sinh định hướng tốt hơn trong việc tiếp cận bài học. - Luôn có ý thức tự làm mới mình, làm chủ nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học giúp học sinh chủ động tích cực, sáng tạo trong tiếp cận nội dung bài học. - Học sinh chủ động, hào hứng tiếp nhận, tạo hứng thú học tập từ đó có ý thức giải quyết vấn đề bằng nhiều hình thức khác nhau. III. Khả năng áp dụng của giải pháp Qua phân tích và thực nghiệm cho thấy việc sử dụng giải pháp vào tổ chức hoạt động khởi động nhằm thu hút học sinh khi dạy học môn toán lớp 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy – học và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Giải pháp đưa ra phù hợp với đặc trưng của bộ môn, hoàn toàn có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều giờ học với nhiều đối tượng học sinh khác nhau và cũng áp dụng được cho các môn học khác tại trường Trung học Phổ thông Tuần Giáo cũng như các trường Trung học Phổ thông khác. IV. Hiệu quả, lợi ích thu được Sau khi áp dụng giải pháp, tôi nhận thấy các em đã hứng thú hơn với môn toán, nhiều em đã yêu thích môn học, chăm học hơn, hiểu bài hơn, điểm số cũng tăng lên đáng kể. Cá c em đươ ̣c lôi cuốn và o bài học một cách tự nhiên mà không hề hay biết, chủ động tiếp thu kiến thức và giải quyết các tình huống của giáo viên. Đồng thời, các hình thức khởi động bài học như trên cũng góp phần vào việc phát triển năng lực, phẩm chất học sinh: năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thuyết trình, năng lực phản xạ nhanh. Chất lượng môn học cũng vì thể được nâng lên rõ rệt.
  15. 15 * Bảng khảo sát mức độ hứng thú với hoạt động khởi động trong giờ học toán sau khi thực hiện giải pháp (Thực hiện đối với 75 học sinh lớp 10A3; 10A6). Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Mức độ hứng Số học Tăng Giảm thú Tỉ lệ (%) Số học sinh Tỉ lệ (%) sinh Rất thích 5 6,67 23 30,67 18/75 = 24% Thích 17 22,67 35 46,67 18/75=24% Bình thường 25 33,33 15 20 10/75=13,33% Không thích 28 37,33 02 2,66 26/75=34,67% * Kết quả kiểm tra cuối kì II môn toán sau khi thực hiện giải pháp (Thực hiện đối với 75 học sinh lớp 10A3; 10A6) Tổng Giỏi Khá TB Yếu TB trở lên số Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ TS TS TS TS TS HS (%) (%) (%) (%) (%) 75 13 17,33 27 36 28 37,34 7 9,33 68 90,67 68 70 60 50 44 40 31 Trước 27 28 30 Sau 23 20 16 13 5 7 10 0 Giỏi Khá Trung bình Yếu TB trở lên
  16. 16 Kết quả kiểm tra có thể thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên tăng (từ 58,67% lên 90,67%) trong đó điểm khá, giỏi, trung bình đều tăng so với thời điểm khảo sát (điểm giỏi tăng 10,66%, điểm khá tăng 14,67%, điểm trung bình tăng 6,67%), điểm yếu giảm từ 41,33% xuống 9,33% và đặc biệt học sinh yêu thích môn toán chiếm trên 70% điều đó đã khẳng định tính hiệu quả của giải pháp “Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm thu hút học sinh trong dạy môn Toán lớp 10 tại trường Trung học Phổ thông Tuần Giáo” V. Phạm vi ảnh hưởng của giải pháp - Đối với lĩnh vực khoa học giáo dục và đào tạo: Đóng góp thêm vào nguồn tài liệu tham khảo cho học sinh, giáo viên để phục vụ cho công tác giảng dạy. - Đối với kinh tế - xã hội: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. VI. Kiến nghị, đề xuất 1. Đối với tổ chuyên môn Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cần tăng cường hơn nữa việc cập nhật, chia sẻ những phương pháp hay, mới tới giáo viên. 2. Đối với Lãnh đạo nhà trường - Nhà trường chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, có thước đo đánh giá cụ thể để khuyến khích giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo của giáo viên trong việc lựa chọn các phương pháp giảng dạy thích hợp. - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hỗ trợ về kinh phí cho giáo viên thực nghiệm những phương pháp mới. 3. Đối với sở giáo dục Tổ chức tập huấn cho giáo viên những buổi chuyên đề trao đổi phương pháp cù ng nhau tìm kiếm những giải pháp hiệu quả cho chất lượng môn Toán. Xây dựng diễn đàn để giáo viên Toán cùng nhau nghiên cứu khoa học, trao đổi và ứng dụng những phương pháp giảng dạy mới vào thực tiễn.
  17. 17 VII. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng giải pháp lần đầu: Không có. D. Danh sách đồng tác giả : Không có. Tuần Giáo, ngày 20 tháng 04 năm 2024 Tuần Giáo, ngày 20 tháng 04 năm 2024 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Hạnh
  18. 18 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH, MINH CHỨNG KÈM THEO Quá trình thực hiện giải pháp ở lớp 10A3 và 10A6 Quá trình tổ chức trò chơi
  19. 19 Hình ảnh học sinh mệt mỏi trước khi áp dụng giải Những chia sẻ của học sinh sau khi áp dụng giải pháp trong một tiết học môn Toán pháp khi dạy các tiết học môn Toán Quá trình thực hiện giải pháp ở các môn học khác
  20. 20 Sản phẩm của học sinh sau khi thực hiện giải pháp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2