intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn

Chia sẻ: Ganuongmuoiot | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

46
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài nghiên cứu nhằm đề xuất một số giải pháp có thể áp dụng ngoài giờ dạy học để thúc đẩy, nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn; Nhân rộng giải pháp tới các huyện khác trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm thúc đẩy chất lượng dạy học trên địa bàn Hà Tĩnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn Nămhọc 2019 - 2020
  2. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn Nội dung: Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Lí do lựa chọn đề tài: ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài .............................................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2 Do điều kiện thời gian và điều kiện nghiên cứu, đề tài tôi nghiên cứu ở đây chủ yếu tập trung vào những giải pháp ngoài giờ lên lớp mà các giáo viên có thể áp dụng để cải thiện chất lượng dạy học tiếng Anh. ................................................................... 2 B. PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 2 1. Cơ sở lí luận: Tầm ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa đối với việc học ngoại ngữ. ......................................................................................................................... 2 2. Cơ sở thực tiễn: ................................................................................................... 3 3. Một số giải pháp cho các hoạt động ngoại khóa để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh. ................................................................................................................ 5 3.1. Câu Lạc Bộ Tiếng Anh ..................................................................................... 5 3.1.1. Mục tiêu của Câu Lạc Bộ tiếng Anh ........................................................... 5 3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện ................................................................ 5 3.1.3. Điều kiện thực hiện .................................................................................... 8 3.2. Dạy học tình nguyện ......................................................................................... 9 3.2.1. Mục tiêu của chương trình:........................................................................ 9 3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện ................................................................ 9 3.2.3. Điều kiện thực hiện chương trình ............................................................. 13 3.3. Dự Án học bổng cho học sinh nói tiếng Anh giỏi EIE .................................... 14 3.3.1. Mục tiêu của chương trình:...................................................................... 14 3.3.2. Nội dung dự án “English is easy” (EIE): ................................................. 14 3.3.3. Điều kiện thực hiện chương trình ............................................................. 15 4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng: ........................................................................................................ 15 C. PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 18
  3. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài: Tiếng Anh từ lâu đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu. Nó là ngôn ngữ chính thức của gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, là ngôn ngữ chính thức của Châu Âu và là ngôn ngữ được nhiều người sử dụng nhất chỉ sau tiếng Trung Quốc và Tây Ban Nha. Trong các sự kiện quốc tế , các tổ chức toàn cầu,… cũng mặc định coi tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp. Ngoài ra, tiếng Anh được hơn 400 triệu người trên toàn thế giới dùng làm tiếng mẹ đẻ, hơn 1 tỷ người dùng làm ngôn ngữ thứ hai (theo Wikipedia), những quốc gia phát triển có thu nhập đầu người cao nhất trên thế giới đều sử dụng thành thạo tiếng Anh, hoặc được sử dụng phổ biến. Đối với Việt Nam, một nước đang đứng trước thời đại phát triển, mở rộng ra với cánh cửa toàn cầu hoá, tiếng Anh lại càng trở nên quan trọng. Với các bạn học sinh, sinh viên, những thế hệ tương lai của đất nước, việc học tiếng Anh lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, nên hệ thống giáo dục của Việt Nam đã đưa tiếng Anh là môn học bắt buộc trên ghế nhà trường từ những năm tiểu học. Tiếng Anh cũng là môn thi tốt nghiệp bắt buộc các cấp. Nhưng thực trạng học tiếng Anh ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề đau đầu của các nhà làm giáo dục. Mặc dù đầu tư khá nhiều cho việc học tiếng Anh, kết quả học tiếng Anh thực sự chưa được như mong đợi. Đặc biệt là đối với những vùng sâu vùng xa trên địa bàn Hà Tĩnh, việc dạy học tiếng Anh càng trở nên khó khăn hơn. Tuy Hà Tĩnh được đánh giá là đất học, và chất lượng học sinh mũi nhọn của Hà Tĩnh luôn đứng top đầu bảng trong các tỉnh thành trong cả nước, nhưng chất lượng học tiếng Anh đại trà ở nơi đây vẫn còn là một vấn đề nan giải. Các nhà quản lí giáo dục, các giáo viên tiếng Anh trên địa bàn đã thảo luận nhiều về nguyên nhân tình trạng, và cũng đã nỗ lực đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh nơi đây. Với tư cách là một giáo viên dạy học trên địa bàn vùng sâu vùng xa của tỉnh Hà Tĩnh, bản thân tôi đã có những trải nghiệm và nhận ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến tình trạng dạy học yếu kém tiếng Anh trên địa bàn đặc biệt là các kĩ năng ngôn ngữ. Cũng từ đó, tôi đã tự tìm ra một số giải pháp áp dụng bên cạnh việc 1
  4. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn dạy học, đi cùng với các giải pháp của ngành để nhằm nâng cao chất lượng việc dạy học tiếng Anh ở nơi đây. Trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đề xuất những giải pháp mà giáo viên tiếng Anh có thể áp dụng ngoài giờ lên lớp để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh. Đây là những giải pháp mà bản thân đã áp dụng thực tế trong những năm qua nhằm thúc đẩy chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn huyện. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài - Đề xuất một số giải pháp có thể áp dụng ngoài giờ dạy học để thúc đẩy, nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn; - Nhân rộng giải pháp tới các huyện khác trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm thúc đẩy chất lượng dạy học trên địa bàn Hà Tĩnh. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được áp dụng cho một số trường các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn huyện. 4. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện thời gian và điều kiện nghiên cứu, đề tài tôi nghiên cứu ở đây chủ yếu tập trung vào những giải pháp ngoài giờ lên lớp mà các giáo viên có thể áp dụng để cải thiện chất lượng dạy học tiếng Anh. B. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: Tầm ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa đối với việc học ngoại ngữ. Các nhà nghiên cứu giáo dục đã khẳng định hoạt động ngoại khóa luôn có tầm ảnh hưởng nhất định đối với việc học tập nói chung và đặc biệt việc học ngoại ngữ nói riêng. Qua nhiều nghiên cứu, họ đã chứng mình rằng việc học tập phải luôn cần được hỗ trợ bởi các hoạt động thực hành trong lớp và các hoạt động ngoại khóa để củng cố lí thuyết. Hoạt động ngoại khóa cung cấp kinh nghiệm, trải nghiệm và giúp cho học sinh thay đổi kiến thức lí thuyết thành thực tiễn, giúp học sinh ghi lại kiến thức trong trí nhớ dài hạn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trẻ em có thể ghi lại mọi thứ vào trí nhớ dài hạn của chúng trong môi trường học tập kích thích tất cả các giác quan. Đồng thời hoạt động ngoài trời cũng phát triển kĩ năng tìm giải pháp khi người học gặp vấn đề trong cuộc sống thực tiễn. Hoạt động ngoài trời có tác động to lớn tới sự phát triển 2
  5. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn nhận thức, khả năng vận động, khả năng sử dụng ngôn ngữ và khả năng thể hiện cảm xúc của người học. Thuật ngữ giáo dục ngoài trời đã được sử dụng lâu hơn 20 năm. Nó đề cập đến việc tích hợp kiến thức lý thuyết với thực hành trong tự nhiên và môi trường ngoài trời. Ý tưởng giáo dục nên được đưa ra trong tự nhiên bắt nguồn từ Aristotle và Plato. Nhiều năm sau, các nhà triết học và nhà khoa học (bao gồm Rousseau, Locke, Schelling, Froebel, Dựaow và Pestalozzi) đã nhấn mạnh rằng trẻ em nên thường xuyên có cơ hội được sống trong tự nhiên. Nghiên cứu cho thấy, những trải nghiệm trực tiếp, liên tục về thiên nhiên trong các môi trường tương đối quen thuộc vẫn là nguồn sống quan trọng cho trẻ em về phát triển thể chất, cảm xúc và trí tuệ. (Kellert, 2005: 81). Sự gần gũi và tiếp xúc hàng ngày với các thiết lập tự nhiên làm tăng khả năng tập trung và nâng cao khả năng nhận thức của trẻ em (Wells, 2000). Tương tác với thiên nhiên có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển của trẻ và không gian vui chơi ngoài trời hỗ trợ cho sự tương tác này (Rivkin, 1990). Trong thời thơ ấu, trẻ có được các khái niệm cơ bản thông qua sự tham gia tích cực với môi trường. Nội dung khoa học có thể được giới thiệu một cách hiệu quả vào các kinh nghiệm học tập tự nhiên (Lind, 1998). Những nơi khác ngoài lớp học là môi trường học tập dựa trên hoạt động, tích hợp và kích thích, cung cấp cho trẻ trải nghiệm cảm xúc và cơ hội làm việc tự do. Ngay cả khi chúng còn nhỏ, chúng cho phép trẻ em nhận thấy những thứ thuộc về tự nhiên dễ dàng hơn, cơ cấu lại cảm xúc, có được thông tin ở tốc độ của riêng chúng, thử các cách học khác nhau và cung cấp các cơ hội học tập khác với các lớp học. Không gian ngoài trời giúp trẻ phát triển các kỹ năng liên quan đến quá trình nghiên cứu khoa học như suy luận, đo lường và quan sát. Từ các quan điểm về hoạt động ngoài trời của các nhà nghiên cứu khoa học trên, ta có thể khẳng định hoạt động ngoài trời đóng vai trò rất quan trọng đến sự phát triển trẻ em. Đây chính là cơ sở lí luận cho tôi nghiên cứu thêm về đề tài các hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn. 2. Cơ sở thực tiễn: Với các kết quả nghiên cứu khoa học từ nhiều năm nay, trong việc dạy học ngoại ngữ, hoạt động ngoài trời cũng đã được khuyến khích nhiều. Đặc biệt tại các thành phố 3
  6. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn lớn và các trung tâm ngoại ngữ, hoạt động ngoại khóa đã trở thành một phần không thể thiếu trong các hoạt động dạy học nói chung và dạy học ngoại ngữ nói riêng. Tại tỉnh nhà, những năm gần đây, các nhà quản lí giáo dục cũng đã khuyến khích các hoạt động ngoại khóa trong nhiều bộ môn, chẳng hạn như Vật lí, Hóa học, Văn học, Sử học, và đặc biệt là bộ môn dạy học tiếng Anh. Cụ thể công văn số 1497 /SGDĐT-GDPT ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Tĩnh về việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh cấp Trung học phổ thông đã định hướng rõ: “Nghiên cứu chuyển đổi một số nội dung dạy học trên lớp thành các hoạt động học ngoài lớp học, tạo cơ hội cho học sinh được tiếp thu và vận dụng kiến thức trong các tình huống thực tiễn, làm cho việc dạy học gần với cuộc sống hơn, giúp học sinh biết được ý nghĩa thực thụ của việc học. Thông qua câu lạc bộ tạo nhiều cơ hội cho học sinh sử dụng tiếng Anh với những hoạt động như: giao lưu với các học sinh giỏi tiếng Anh ở trường bạn; giao lưu với người nước ngoài; đóng vai trong các tình huống cụ thể trong cuộc sống; mời cha mẹ học sinh có thể nói được tiếng Anh đến giao lưu, chia sẻ phương pháp học tiếng Anh với học sinh. Từ đầu năm học nhà trường phải có kế hoạch tổ chức các câu lạc bộ nói tiếng Anh, các hoạt động giao lưu, trải nghiệm bằng tiếng Anh cho cả năm học. Những nơi có điều kiện, liên hệ với các trung tâm ngoại ngữ để mời giáo viên nước ngoài về tham gia giao lưu tiếng Anh với học sinh (Hiệu trưởng nhà trường phải kiểm tra, chịu trách nhiệm về nội dung giao lưu với người nước ngoài). Lưu ý tính hiệu quả, tránh tổ chức câu lạc bộ một cách hình thức, rườm rà, tốn kém, lãng phí”. Tuy nhiên, sau một thời gian nhất định công tác tại một vùng sâu vùng xa ở một huyện miền núi, bản thân tôi thấy các hoạt động ngoại khóa ở một số trường trên địa bàn chưa thật sự đi đúng bản chất và phát huy hết tác dụng. Nhiều trường đã tổ chức Câu Lạc Bộ tiếng Anh nhưng bản thân nhận thấy một số trường tổ chức chưa hiệu quả, thành công. Với kinh nghiệm giảng dạy và tâm huyết dành cho bộ môn, trong những năm qua tôi đã áp dụng nhiều giải pháp cho các hoạt động ngoại khóa để tăng cường cải thiện chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn. Những giải pháp tôi đề cập sau đây không chỉ chú trọng phân tích Câu Lạc Bộ tiếng Anh mà còn đề xuất một số biện pháp, hoạt động khác mà bản thân tôi đã áp dụng, thấy có hiệu quả và mong muốn những hình 4
  7. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn thức hoạt động này được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần tăng cường chất lượng dạy và học của bộ môn. 3. Một số giải pháp cho các hoạt động ngoại khóa để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh. 3.1. Câu Lạc Bộ Tiếng Anh 3.1.1. Mục tiêu của Câu Lạc Bộ tiếng Anh Trong những năm gần đây, nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa đối với việc học, các nhà quản lí giáo dục đã chỉ đạo hướng dẫn các trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho một số bộ môn, trong đó có bộ môn tiếng Anh. Ngay từ khi nhận được số 1497 /SGDĐT-GDPT ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Tĩnh về việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh cấp Trung học phổ thông, bản thân tôi đã nghiên cứu và lên ý tưởng đề ra kế hoạch sinh hoạt Câu Lạc Bộ để phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động, bổ sung cho học sinh những buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả thực sự, với những mục tiêu cụ thể như sau: - Tạo dựng một sân chơi lành mạnh, sôi nổi, và bổ ích, thu hút đông đảo học sinh tham gia, góp phần làm phong phú thêm các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, nhằm giúp học sinh phát triển các kĩ năng ngôn ngữ và kĩ năng xã hội như kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng lãnh đạo….. - Tạo nơi giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm học tiếng Anh cho những học sinh yêu thích tiếng Anh; xây dựng một địa chỉ tư vấn phương pháp học và rèn luyện tiếng Anh cho học sinh trong trường, và là nơi học sinh trao đổi những nội dung có liên quan đến việc rèn luyện Tiếng Anh; - Tạo nguồn hứng khởi, khơi dậy niềm đam mê cho học sinh yêu thích môn tiếng Anh hơn. 3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện Câu Lạc Bộ tiếng Anh được tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa, hoạt động ngoài trời với nhiều hoạt động vui nhộn, bổ ích khác nhau như: - Đóng kịch; - Chơi các trò chơi; - Thi hùng biện bằng tiếng Anh; 5
  8. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn - Văn nghệ; - Đố vui; - Thi viết luận. Các hoạt động Câu Lạc Bộ Tiếng Anh nên được tuân thủ các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc sinh hoạt đều đặn: Trong những năm qua, tôi có vinh dự được mời đi dự các buổi sinh hoạt Câu Lạc Bộ tiếng Anh ở một số trường, bản thân cá nhân ghi nhận sự nỗ lực của giáo viên bộ môn để mang lại cho học sinh một buổi sinh hoạt ngoại khóa vui nhộn, thích thú. Nhưng qua tìm hiểu tôi được biết mỗi năm trường chỉ tổ chức 01 buổi sinh hoạt. Một năm học mà chỉ tổ chức một buổi sinh hoạt Câu Lạc Bộ tiếng Anh thì khó để tạo được hiệu quả của hoạt động ngoại khóa. Thay vì chỉ tổ chức một buổi sinh hoạt Câu Lạc Bộ tiếng Anh lớn cho cả năm như ở một số trường, ngay từ đầu năm học chúng tôi đã triển khai lên kế hoạch sinh hoạt Câu Lạc Bộ tiếng Anh cho học sinh một cách đều đặn, đảm bảo ít nhất mỗi năm tổ chức thành công được 06-08 buổi sinh hoạt mỗi năm học. Đó là lí do vì sao khác với các trường học khác trên địa bàn, trường học chúng tôi thường có các Câu Lạc Bộ tiếng Anh số 01, 02, 03, 04, 05…. Năm học 2017-2018, tại trường tôi công tác, chúng tôi đã tổ chức được 08 buổi Câu Lạc Bộ tiếng Anh. Năm học 2018-2019, bản thân tôi được cử lên biệt phái tại một trường THPT khác trên địa bàn, tại đây tôi cũng đã góp ý và cùng tổ Ngoại Ngữ của trường mình lên biệt phái, xây dựng kế hoạch Câu Lạc Bộ tiếng Anh, tổ chức thành công 04 buổi sinh hoạt CLB tiếng Anh cho học sinh. Tương tự, ngay từ đầu năm học 2019-2020, Ban Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ tiếng Anh trường nơi tôi dạy đã họp, kiện toàn lại Ban Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ do có sự thay đổi về nhân sự, tổng kết hoạt động của Câu lạc Bộ trong năm học qua và đề ra phương hướng, kế hoạch cho hoạt động tới. Chúng tôi đã lên kế hoạch cho học sinh đăng kí tham gia thành viên Câu Lạc Bộ tiếng Anh ngay từ đầu năm học, và triển khai buổi sinh hoạt Câu Lạc Bộ số 01 vào tháng 10. Và cứ tiếp tục đều đặn, các buổi sinh hoạt tiếp theo được thực hiện theo tháng. Năm học 2019-2020, chúng tôi lên kế hoạch tổ chức Câu Lạc Bộ 06 buổi. Việc tổ chức Câu Lạc Bộ tiếng Anh đều đặn như vậy đã thật sự tạo hiệu ứng tốt cho học sinh, phát triển kĩ năng xã hội, sự tự tin và khơi dậy niềm đam mê thích học 6
  9. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn bộ môn hơn. Để thực hiện được tốt điều này, chúng tôi luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao và đồng tình ủng hộ của Ban Giám Hiệu nhà trường, và sự đoàn kết, quyết tâm của các thành viên trong Ban Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ, cũng như sự hỗ trợ nhiệt tình của Đoàn trường và tập thể cán bộ giáo viên trong trường. - Nguyên tắc sinh hoạt với nội dung phù hợp với đối tượng học sinh, vui nhộn, hấp dẫn; Nguyên tắc thứ hai mà Ban chủ nhiệm Câu Lạc Bộ tiếng Anh của chúng tôi đặt ra là nguyên tắc đảm bảo tính nội dung luôn vừa mức, phù hợp với đối tượng học sinh. Trong những ngày đầu mới thành lập Câu Lạc Bộ tiếng Anh, các thành viên đăng kí tham gia Câu Lạc Bộ chủ yếu là học sinh khá. Tuy nhiên, đối tượng mà chúng tôi hướng tới là đối tượng học sinh đại trà. Để khuyến khích học sinh tham gia ngày càng đông, và tạo cơ hội cho học sinh đại trà tham gia và phát triển kĩ năng xã hội và kĩ năng ngôn ngữ, chúng tôi luôn giữ nguyên tắc về nội dung không quá khó, đảm bảo cho tất cả các học sinh tham gia cảm thấy dễ hiểu, bị lôi cuốn và không bị nản chí. Để làm được điều đó, trước khi tổ chức buổi sinh hoạt Câu Lạc Bộ, người được phân công chủ trì Câu Lạc Bộ cần lên chương trình trước hai tuần và họp thông qua Ban Chủ Nhiệm. Qua đó chúng tôi sẽ đánh giá nhật xét về mặt nội dung, có điều chỉnh nếu cần thiết để sao cho các hoạt động tương đối phù hợp với mức độ của các thành viên tham gia. Trường tôi công tác đóng tại vùng hạ huyện miền núi, giao thông đi lại rất khó khăn, học sinh ở xa trường, đời sống của học sinh còn nghèo, nhiều em có hoàn cảnh rất khó khăn, nên đầu vào của bộ môn tiếng Anh ở trường là rất thấp. Các em chủ yếu chưa nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh, chưa có động lực và nhu cầu học tiếng Anh, học sinh có nhu cầu học tiếng Anh để thi đại học ít, chỉ chiếm khoảng từ 7 đến 10% mỗi khối. Vì thế để lôi cuốn các em tham gia chương trình tích cực, đông đủ, Ban Chủ Nhiệm cần có kế hoạch và chương trình thật sự hấp dẫn, vừa mức, các chủ đề cần phải gần gũi với đời sống thực tế. Đồng thời các chương trình hoạt động cũng cần phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa rèn luyện kĩ năng tiếng Anh với các hoạt động vui chơi bổ ích chẳng hạn như văn nghệ, trò chơi, đóng kịch, thuyết trình…Các nội dung, các hoạt động cũng cần luôn được cải tiến, làm mới, không có sự trùng lặp để tránh tạo nên sự nhàm chán cho người tham gia. 7
  10. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn - Nguyên tắc khuyến khích; Nguyên tắc thứ ba mà Câu Lạc Bộ chúng tôi luôn tuân thủ đó là nguyên tắc khuyến khích. Vì Câu Lạc Bộ là một hoạt động ngoại khóa, chúng tôi luôn khuyến khích học sinh tham gia trên tinh thần tự nguyện. Học sinh có quyền đăng kí tham gia sinh hoạt Câu Lạc Bộ hoặc từ chối không tham gia và có quyền xin rút khỏi thành viên Câu Lạc Bộ nếu cảm thấy Câu Lạc Bộ hoạt động không hiệu quả. Trong quá trình sinh hoạt, chúng tôi cũng luôn đề cao tinh thần khuyến khích các em. Vì đặc thù đối tượng học sinh của trường có điểm đầu vào của bộ môn thấp, năng lực ngôn ngữ còn hạn chế, các em trước đó ít được học các kĩ năng nói, nghe, đọc, viết nên chúng tôi luôn tìm cách giảm tối thiểu chữa lỗi trực tiếp nếu học sinh nói sai. Khi nghe một học sinh đọc sai một từ nào đó, thay vì chỉ ra lỗi thì chúng tôi có thể tìm các cách chữa lỗi khác để không làm học sinh nhụt chí, e dè không dám nói. Ví dụ, Ban chủ nhiệm có thể dùng lại từ đó trong nhiều ngữ cảnh để nói đi nói lại cho học sinh nghe được phát âm chuẩn của từ đó như thế nào, để học sinh tự nhận ra phát âm đúng của từ. Ngoài ra điểm thưởng cũng là một trong những cách khuyến khích học sinh phát triển các kĩ năng tiêng Anh và kĩ năng xã hội. Ngoài việc đánh giá học sinh qua các bài kiểm tra, Câu Lạc Bộ cũng là một kênh để đánh giá năng lực học sinh, nó vừa khuyến khích thúc đẩy học sinh tham gia Câu lạc Bộ ngày càng nhiều và càng năng nổ. Với những học sinh tích cực tham gia Câu Lạc Bộ, tham gia có hiệu quả, chúng tôi sẵn sàng đề xuất giáo viên bộ môn (cũng là thành viên của Ban Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ) cho các em điểm 9, điểm 10 ở con điểm miệng để khuyến khích, động viên các em có tinh thần học tập ngày càng tốt hơn. 3.1.3. Điều kiện thực hiện Để tổ chức được Câu Lạc Bộ thành công, chúng tôi đã lên kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học. Các thành viên trong Ban Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ tiếng Anh (là các giáo viên trong tổ Ngoại Ngữ) cần năng nổ, nhiệt huyết để xây dựng các chương trình cụ thể bài bản, hấp dẫn, đa dạng nhằm thu hút sự tham gia tích cực của học sinh. Và tôi không thể không kể đến sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự trợ giúp của Đoàn trường trong mọi hoạt động để Câu Lạc Bộ tiếng Anh hoạt động thành công và hiệu quả. 8
  11. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn 3.2. Dạy học tình nguyện 3.2.1. Mục tiêu của chương trình: Chương trình dạy học tình nguyện được thực hiện với mục tiêu: - Giúp đỡ các em học sinh khối 2 chuẩn bị lên lớp 3 ở những trường vùng sâu vùng xa, còn khó khăn làm quen với tiếng Anh; - Tạo các hoạt động vui nhộn, thích thú để kích thích các em yêu thích môn học ngay từ đầu, tạo động lực thúc đẩy các em học bộ môn tốt hơn; - Tạo môi trường cho các học sinh xuất sắc bộ môn tiếng Anh có cơ hội dạy học tình nguyện, vừa tranh thủ được sức trẻ, sáng tạo của các bạn vừa tạo cho các bạn tình nguyện viên môi trường phát triển kĩ năng xã hội, biết giúp đỡ cộng đồng và từ đó hình thành cho các bạn trẻ tư tưởng, trách nhiệm giúp đỡ cộng đồng. 3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện Những trải nghiệm trong cuộc sống, trong công việc cho tôi nhận thấy rằng tiếng Anh rất quan trọng và cần thiết, nó là một trong những yếu tố thiết yếu để mang lại cho con người cơ hội việc làm tốt. Tôi cũng nhận ra rằng, trẻ em ở huyện nghèo của tôi quá thiệt thòi vì không được học tiếng Anh bài bản. Các em không được tiếp cận với tiếng Anh sớm và đúng cách, nên ra đời các em bị mất nhiều cơ hội việc làm. Đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa yếu so với yêu cầu chuẩn nghề nghiệp, phương pháp dạy học truyền thống, chủ yếu tập trung vào ngữ pháp là một trong những nguyên nhân gây nên kết quả học tập tiếng Anh thấp. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh, học sinh chưa nhận ra được tầm quan trọng của tiếng Anh, học sinh chưa dành đủ thời gian, đam mê và phương pháp học tập đúng để đầu tư cho môn học cần thiết này cũng là một nguyên nhân gây nên hậu quả đánh mất cơ hội việc làm, giao tiếp của trẻ sau này. Làm thế nào để học sinh ở vùng sâu vùng xa học tiếng Anh tốt hơn? Làm thế nào để các em sau này ra đời không bị mất đi những cơ hội vàng trong công việc và trong tiếp cận với thế giới? Làm thế nào để các em bắt nhịp, không quá thiệt thòi so với các trẻ em ở thành phố? Chính vì những trăn trở đó, năm 2016, tôi đã quyết định mạnh dạn bỏ việc làm tốt, lương cao ở một thành phố phát triển, để về quê với quyết tâm giúp đỡ con em học tiếng Anh tốt hơn. Bản thân tôi là một giáo viên trung học phổ thông, nhưng từ khi quay trở về quê giảng dạy, trong tâm tưởng luôn nghĩ phải làm sao để giúp học sinh con em các cấp ở miền đất quanh năm phải hứng chịu thiên tai được tiếp cận tiếng 9
  12. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn Anh đúng cách, và làm thế nào để phụ huynh học sinh ở đây quan tâm, yêu thích học tiếng Anh hơn. Tôi đã áp dụng nhiều phương án, nhiều nỗ lực. Một trong những phương án đó là dự án dạy học tiếng Anh tình nguyện. Do tinh giản biên chế nên trên địa bàn huyện hiện đang thiếu nhiều giáo viên tiếng Anh tiểu học. Vì thế các giáo viên tiếng Anh phải đứng lớp nhiều tiết hơn quy định. Họ cũng thường gặp khó khăn khi đối phó với các lớp học lớn, có số lượng học sinh đông. Chính vì thế chất lượng dạy học tiếng Anh ở những bậc tiểu học không được tốt. Hơn nữa, vì không được làm quen trước nên học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn khi học tiếng Anh khi bắt đầu học tiếng Anh ở lớp 3. Khác với các vùng thành phố, trẻ em nơi đây ít có cơ hội được đi học tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ. Vì thế các cháu thường gặp khó khăn khi làm quen với bộ môn tiếng Anh ở lớp 3. Hiểu rõ được một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập tiếng Anh kém ở các cấp cao hơn là do các cháu không có điều kiện làm quen với tiếng Anh trước khi bắt đầu chương trình tiếng Anh lớp 3 khá nặng, và từ đó các em cứ kém dần kém dần trong bộ môn này, chúng tôi thành lập chương trình chương trình dạy tiếng Anh tình nguyện UNI với mục đích giúp các học sinh tiểu học ở các trường công lập trên địa bàn làm quen với tiếng Anh trước khi vào học tiếng Anh chính thức ở lớp 3. Để thực hiện được chương trình, một trong những công việc quan trọng là tuyển chọn tình nguyện viên. Mặc dù học sinh ở các xã vùng sâu vùng xa học tiếng Anh còn yếu, việc tuyển tình nguyên viên với năng lực tiếng Anh tốt và có thiện chí dạy miễn phí không quá khó đối với chúng ta, vì nguồn học sinh ở trung tâm địa bàn giỏi tiếng Anh cũng khá nhiều. Miễn là mình tổ chức được một chương trình hấp dẫn, thu hút, thì các em sẽ sẵn sàng tham gia. Đây là một đội ngũ vô cùng có tiềm năng bởi vì các bạn trẻ tình nguyện viên thường không chỉ là có kiến thức tiếng Anh giỏi mà còn có ý tưởng sáng tạo, có kĩ năng mềm rất tốt. Các thành viên tôi tuyển chọn chủ yếu là các học sinh học khối THPT, là những học sinh xuất sắc, chủ yếu là các học sinh đã đạt học sinh giỏi tỉnh tiếng Anh, có đam mê yêu thích môn tiếng Anh, có ý tưởng sáng tạo và đều có chung một chí hướng để giúp đỡ cộng đồng. Chương trình dạy tiếng Anh tình nguyện hè 2019 là chương trình dạy tình nguyện đầu tiên tôi thực hiện. Để thực hiện được chương trình có hiệu quả, trước hết chúng ta nên có một kế hoạch cụ thể trước. Dưới đây là lộ trình thực hiện chương 10
  13. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn trình: STT Nội dung công việc Thời gian thực hiện 1 Lập kế hoạch Tháng 01/2019 2 Gửi kế hoạch, xin nguồn tài trợ tới các tổ Tháng 02/2019 chức, cá nhân cho các chi phí nhỏ (Xăng xe, nước uống, quà tặng cho học sinh được học tình nguyện) 3 - Tuyển tình nguyện viên; Từ tháng 03/2019 đến tháng - Họp các tình nguyện viên lên kế hoạch 4/2019 cụ thể cho chương trình dạy học. 4 - Tập huấn giảng dạy cho các tình nguyện Tháng 05/2019 viên; - Liên hệ với phòng Giáo Dục & Đào Tạo huyện nhà để được đề xuất trường cần giúp đỡ và liên hệ Ban Giám Hiệu để chuẩn bị chương trình. 5 Chia nhóm và thực hiện giảng dạy Tháng 6 và tháng 7/2019 6 Họp tổng kết chương trình Tháng 8/2019 Những ai được lợi từ chương trình dạy tiếng Anh tình nguyện? Thực hiện chương trình dạy tình nguyện sẽ mất khá nhiều thời gian và mệt mỏi. Nhưng bù lại đó, chương trình mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng, không chỉ cho học sinh được dạy tiếng Anh mà cho cả người làm dự án. Một số nhóm sau sẽ được hưởng lợi ích từ chương trình: - Nhóm 1: Nhóm học sinh được học tiếng Anh miễn phí: Đây là nhóm đầu tiên được hưởng lợi nhiều nhất và trực tiếp từ chương trình dạy tiếng Anh tình nguyện. Trẻ em các vùng sâu vùng xa rất thiệt thòi khi không được làm quen với tiếng Anh sớm. Vào lớp 3, các em sẽ học với chương trình tiếng Anh lớp 3 11
  14. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn của Bộ, chương trình này sẽ khá là khó đối với những cháu chưa bao giờ được làm quen với tiếng Anh, lại học trong điều kiện lớp đông, giáo viên thì thiếu nên có thể không đủ tiết…. Vì vậy, khi thực hiện chương trình dạy tiếng Anh tình nguyện, lợi ích đầu tiên mà tôi muốn mang đến là cho chính các em học sinh tiểu học chuẩn bị lên lớp 3. Với những buổi làm quen với tiếng Anh qua chương trình, các em sẽ không còn bỡ ngỡ khi đi vào học chương trình tiếng Anh lớp 3 trong năm học mới. Chương trình dạy tình nguyện tiếng Anh của nhóm UNI hè 2019 đã thực hiện ở ba trường tiểu học, mỗi trường có khoảng 60 học sinh chuẩn bị vào lớp 3 tham gia. Tính tổng cộng sẽ có khoảng gần 200 học sinh được tiếp cận làm quen với tiếng Anh với những chủ đề cơ bản vào dịp này. Đặc biệt, chúng tôi đã luôn lồng ghép các hoạt động xã hội và hoạt động ngoài trời để cho trẻ cảm thấy tự tin, yêu thích tiếng Anh hơn. Mục đích của chương trình là giúp trẻ làm quen với tiếng Anh, yêu thích tiếng Anh và sẽ đam mê học tiếng Anh hơn. Mặc dù chúng tôi tổ chức dạy cho mỗi lớp 10 buổi (tổng cộng khoảng 60 buổi cho cả ba trường tiểu học), kiến thức của nhóm dạy là những kiến thức sơ khai, cơ bản đầu tiên dành cho trẻ mới bắt đầu làm quen với tiếng Anh, nhưng chúng tôi mong muốn hơn ở đây không phải là những kiến thức các em lĩnh hội được mà chính là niềm đam mê tiếng Anh. Khi trẻ cảm thấy thích thú học, các em sẽ nỗ lực học giỏi. Qua chương trình tôi cảm nhận chủ quan rằng chúng tôi đã làm được rất tốt ở mục đích thứ hai, mục đích giúp trẻ yêu thích và đam mê học tiếng Anh. Ánh mắt của các em vui sướng khi tham gia bài học, ánh mắt của các em đượm buồn khi phải chia tay chương trình đã nói lên được những kết quả mà chúng tôi đạt được. - Nhóm 2: Nhóm các bạn tình nguyện viên: Không chỉ người học được hưởng lợi ích từ chương trình, nhóm các bạn tình nguyện viên cũng là người được hưởng lợi từ chương trình dạy tiếng Anh tình nguyện. Đây là một cơ hội tuyệt vời để các em có một hè trải nghiệm thật thú vị, bổ ích. Tất cả các em đều chia sẻ là trải nghiệm này làm các em trưởng thành lên rất nhiều. Các em đã biết học biết yêu thương, chia sẻ giúp đỡ người khác, có trách nhiệm phát triển cộng động chung. Đây chính là mục đích cốt lõi của chương trình dành cho các tình nguyện viên. Cũng qua chương trình, các em phát triển hơn về kĩ năng sống, có khả năng tự tin khi đứng trước đám đông, có khả năng thuyết trình tốt hơn. Các em cũng học hỏi được từ các thành viên nhiều kĩ năng, có tinh thần đoàn kết và kĩ năng làm 12
  15. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn việc nhóm tốt hơn. Trong khi chia đoàn tình nguyện viên thành ba nhóm về ba trường tiểu học, chúng tôi cũng bầu ra những bạn nhóm trưởng để quản lí, điều hành công việc cho từng nhóm. Chính vì thế, kĩ năng lãnh đạo của các em cũng dần dần được hình thành. Vì thế, tham gia chương trình dạy tiếng Anh tình nguyện vừa là cơ hội để giúp đỡ các em nhỏ, nhưng cũng vừa là cơ hội để các bạn trẻ thể hiện và học tập, trau dồi đạo đức, phát triển thêm các kĩ năng mềm rất cần thiết cho tương lai sau này. Các em cho đi, nhưng cũng đang được nhận lại từ những việc mình làm. Và đây cũng có thể là một trong những cơ hội để hình thành nên cho các em những bộ hồ sơ lí tưởng sau này khi nộp hồ sơ xin học bổng hay xin việc ở đâu đó, bởi ngày nay thay vì nhìn vào bằng cấp, các nhà tuyển dụng luôn săn tìm những bạn trẻ năng động, có kĩ năng và trải nghiệm xã hội tốt. - Nhóm 3: Nhóm cộng đồng chung Khi thực hiện chương trình này, ngoài những đối tượng người học và tình nguyện viên được hưởng lợi ích, tôi cũng muốn chương trình được lan tỏa rộng rãi. Mục đích của tôi khi thực hiện chương trình là muốn được cộng đồng biết đến những việc mình làm, để từ đó nhận thấy tầm quan trọng của tiếng Anh trong thời đại mới. Khi chúng ta dạy học sinh mà không thu tiền, thậm chí còn phải tự trang trải cho một số chi phí khác, phụ huynh họ sẽ thấy rõ được mục đích của chương trình. Việc làm này sẽ có ý nghĩa nhiều hơn tiếng nói. Ta có thể nói rất nhiều về việc cần thiết học tiếng Anh, nhưng có thể sẽ không hiệu quả bằng chính việc làm này. Khi mình chấp nhận hi sinh một chút, họ sẽ cảm nhận được việc làm mình bằng cả trái tim. Phụ huynh sẽ qua đây mà có định hướng cho con em mình học tiếng Anh tốt hơn. Ban Giám Hiệu các trường cũng sẽ có động lực để thúc đẩy phát triển chất lượng dạy học bộ môn hơn. 3.2.3. Điều kiện thực hiện chương trình Để tổ chức chương trình dạy học UNI thành công, bản thân tôi đã lên kế hoạch cụ thể, chi tiết. Các thành viên được tuyển chọn làm tình nguyện viên cần phải là những học sinh xuất sắc, năng nổ nhiệt huyết, không ngại vất vả và phải sáng tạo để có thể thiết kế những bài dạy tình nguyện và các hoạt động đi kèm hấp dẫn, đa dạng nhằm thu hút sự tham gia tích cực của học sinh. Để có sự thành công, không thể không kể đến sự ủng hộ và giúp đỡ của Phòng Giáo Dục cũng như lãnh đạo các trường tiểu học nơi đoàn đến dạy tình nguyện. 13
  16. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn 3.3. Dự Án học bổng cho học sinh nói tiếng Anh giỏi EIE 3.3.1. Mục tiêu của chương trình: Nhiều năm công tác trên địa bàn huyện, tôi nhận thấy học sinh ở đây học tiếng Anh đang quá chú trọng vào ngữ pháp. Có nhiều em có điểm thi tiếng Anh cao nhưng vẫn không thể nói được những câu tiếng Anh đơn giản, đặc biệt là học sinh ở những trường vùng sâu vùng xa, khó khăn. Dự án EIE được tôi ấp ủ và lên chương trình với những mục đích sau: - Khuyến khích học sinh các trường vùng sâu vùng xa luyện nói tiếng Anh; - Phát triển kĩ năng hùng biện, kĩ năng xã hội, tăng cường sự tự tin của học sinh trước đám đông; - Tạo tác động tích cực lên thái độ nhận thức của học sinh và phụ huynh trên địa bàn về tầm quan trọng của tiếng Anh, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp; - Tăng csường thêm nhận thức về tầm quan trọng của kĩ năng nói tiếng Anh đối với Ban Giám Hiệu và các giáo viên bộ môn tiếng Anh của những trường có học sinh được trao học bổng, từ đó để giáo viên điều chỉnh cách dạy không quá chú trọng vào mỗi ngữ pháp mà phải tập trung cả các kĩ năng ngôn ngữ khác. 3.3.2. Nội dung dự án “English is easy” (EIE): Dự Án học bổng cho học sinh nói tiếng Anh giỏi được tôi đặt tên là English is easy (Tiếng Anh thật dễ), viết tắt là EIE. Đây là dự án được tôi ấp ủ và lên chương trình từ tháng 2/2018. Chương trình thi nói tiếng Anh này được thiết kế để thúc đẩy học sinh trên địa bàn toàn huyện cải thiện kỹ năng tiếng Anh. Chương trình sẽ kéo dài trong khoảng 10 tháng. Đối với chương trình đầu tiên, chúng tôi sẽ chọn ba trường trung học và tám trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện để thực hiện chương trình. Sau khi viết xong dự án, tôi gửi đề xuất dự án cho một số người bạn để xin nguồn tài trợ. Tôi dự kiến xin tổng số tiền 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng). Với lập luận hợp lí, các nguồn quỹ xin rõ rang, tôi nhanh chóng được bạn bè xác nhận sẽ tài trợ khoản học bổng 50,000,000 đồng đó cho học sinh. Sau khi xin được nguồn quỹ, tôi liên lạc với Ban Giám Hiệu các trường dự kiến được tài trợ để thông báo về chương trình học bổng dành cho các bạn nói tiếng Anh giỏi, gửi kèm các chủ đề để học sinh luyện nói dễ dàng hơn. Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2019, học sinh sẽ luyện nói và tổ chức các cuộc thi ở cấp các lớp trong trường. Giáo viên tiếng Anh và Ban Giám Hiệu nhà 14
  17. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn trường sẽ sẽ chọn những học sinh giỏi nhất để tổ chức cuộc thi cuối cùng vào tháng 11 hoặc tháng 12 năm 2019. Tại vòng thi cuối, tôi và người tài trợ sẽ về tham dự, cùng tổ Ngoại ngữ của trường chấm điểm và trao giải. Mục đích của dự án kéo dài trong nhiều tháng nhằm để học sinh có thời gian luyện tập, từ đó các em luyện càng nhiều và phát triển kĩ năng nói của mình tốt hơn. 3.3.3. Điều kiện thực hiện chương trình Khá với chương trình Câu Lạc Bộ tiếng Anh và dạy học tình nguyện UNI, chương trình học bổng EIE đòi hỏi phải có quỹ, nên tính khả thi có thể thấp hơn hai chương trình trên. Tuy nhiên, nếu chúng ta lập một dự án bài bản, vạch rõ được mục đích hợp lí, thì việc vận động quỹ cũng không phải là một vấn đề quá khó khăn. Để thực hiện được chương trình học bổng EIE thành công, cần có một số điều kiện sau: - Người lập dự án phải có lí do, mục tiêu thuyết phục để xin quỹ; - Có sự ủng hộ và đồng hành giúp đỡ của Ban Giám Hiệu cũng như giáo viên bộ môn Ngoại ngữ ở các trường; - Người lập chương trình phải làm tốt công tác truyền thông, vừa mục đích để có thể xin quỹ học bổng vừa mục đích khích lệ học sinh trên địa bàn toàn huyện biết đến chương trình, có nguyện vọng muốn tham gia và từ đó luyện tập nói tiếng Anh tốt hơn. 4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng: Việc học ngoại ngữ, tiếp thụ một ngôn ngữ là một quá trình lâu dài, nên để thấy được sự thay đổi trong kết quả và phong trào học tiếng Anh đi lên hay không chúng ta cũng cần một thời gian để minh chứng. Tuy nhiên, để đánh giá phần nào tính hiệu quả của các biện pháp tôi áp dụng, tôi đã áp dụng một số phương pháp đánh giá sau: - Chương trình Câu Lạc Bộ tiếng Anh: Với chương trình này, tôi đã cho kiểm tra đánh giá kĩ năng nói với hai nhóm học sinh, một là với nhóm học sinh không tham gia Câu Lạc Bộ, hai là với nhóm học sinh có tham gia sinh hoạt Câu Lạc Bộ tiếng Anh. Cả hai nhóm đều được đánh giá với hai bài kiểm tra môn nói vào đầu năm học và cuối năm học. Dưới đây là các bảng dữ liệu phân tích phổ điểm môn nói của các nhóm: 15
  18. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số học sinh được kiểm tra đánh giá 2-3 4-5 6-7 8-10 32 8 13 7 4 Bảng 1: Bảng thống kê điểm nói đối với học sinh lớp 10B1 và 10B2 với nhóm KHÔNG tham gia Câu Lạc Bộ tiếng Anh ĐẦU năm học 2017-2018; Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số học sinh được kiểm tra đáh giá 2-3 4-5 6-7 8-10 32 3 17 8 4 Bảng 2: Bảng thống kê điểm nói đối với học sinh lớp 10B1 và 10B2 với nhóm KHÔNG tham gia Câu Lạc Bộ tiếng Anh CUỐI năm học 2017-2018. Từ các dữ liệu có được trong các bảng thống kê Bảng 1 và Bảng 2 dành cho nhóm không tham gia Câu Lạc Bộ tiếng Anh, ta có thể thấy điểm nói của học sinh nhóm này mặc dù có sự thay đổi nhưng chưa nhiều. Thay đổi số điểm lớn nhất là nhóm 2-3 điểm đầu năm có đến 8 em thì cuối năm chỉ còn 3 em, số điểm từ 4-5 đầu năm có 13 em thì cuối năm tăng lên 17 em, còn số điểm từ 6-10 tương đối là ổn định. Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số học sinh được kiểm tra đánh giá 2-3 4-5 6-7 8-10 30 3 14 8 5 Bảng 3: Bảng thống kê điểm nói đối với học sinh lớp 10B1 và 10B2 với nhóm CÓ tham gia Câu Lạc Bộ tiếng Anh ĐẦU năm học 2017-2018; Số điểm Số điểm Số điểm Số điểm Số học sinh được kiểm tra đánh giá 2-3 4-5 6-7 8-10 30 0 9 12 9 Bảng 4: Bảng thống kê điểm nói đối với học sinh lớp 10B1 và 10B2 với nhóm CÓ tham gia Câu Lạc Bộ tiếng Anh CUỐI năm học 2017-2018; 16
  19. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn Ngược lại, từ các dữ liệu có được trong các bảng thống kê Bảng 3 và Bảng 4 dành cho nhóm có tham gia Câu Lạc Bộ tiếng Anh, ta có thể thấy điểm nói của học sinh nhóm này có sự thay đổi khả quan hơn. Từ 3 học sinh có điểm 2-3 đầu năm thì cuối năm không còn học sinh nào bị điểm 2-3 môn nói, số học sinh đạt điểm 4-5 đầu năm học là 14 thì cuối năm cũng còn 9 học sinh, trong khi đó số lượng học sinh đạt 6- 7 tăng từ 8 đến 12 học sinh và từ điểm 8-10 tăng từ 5 lên 9 học sinh. Mặc dù còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điểm nói của học sinh như động lực học tập, điều kiện học tập của học sinh nhưng so sánh 4 bảng tổng thể ta cũng thấy được sinh hoạt Câu Lạc Bộ tiếng Anh có ảnh hưởng tích cực đến phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh. - Chương trình dạy tiếng Anh tình nguyện: Đây là một chương trình mang tính ảnh hưởng lâu dài đến cộng đồng, nên để đánh giá được sự thành công của nó còn phải dựa vào kết quả học tập của cả khóa học sinh đó ở nhiều năm tiếp theo. Tuy nhiên, tôi cũng đã thực hiện một bảng điều tra ý kiến đánh giá đối với thầy cô và các phụ huynh tại những trường được dạy tiếng Anh tình nguyện. Sau đây là kết quả phân tích tổng hợp phản hồi từ các câu hỏi điều tra Số giáo viên/phụ huynh Đánh giá Đánh giá bình Đánh giá Đánh giá tham gia đánh giá không tốt thường tốt rất tốt 100 0 0 39 61 Bảng 5: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của giáo viên, phụ huynh học sinh với chương trình dạy học tiếng Anh tình nguyện; Từ Bảng 5, ta có thể thấy 100% giáo viên, phụ huynh học sinh được tham gia chương trình học tiếng Anh miễn phí do nhóm UNI dạy học tình nguyên đánh giá chương trình tích cực, trong đó có 39 đánh giá chương trình là tốt và 61 đánh giá chương trình là rất tốt. - Chương trình học bổng tiếng Anh EIE: Với chương trình này, vì chúng tôi để thời gian chương trình dài nhằm tạo điều kiện cho học sinh luyện nói thêm, nên đến tháng 10/2019 chúng tôi mới thực hiện thi và trao học bổng cho những học sinh nói tiếng Anh tốt. Vì thế hiện tại chưa có đánh giá cụ thể. Tuy nhiên qua các giáo viên bộ môn tiếng Anh, tôi được biết là học sinh các 17
  20. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn trường được nhận chương trình học bổng EIE rất phấn khởi và các em đang rất tích cực luyện nói cho những vòng thi tiếp theo. C. PHẦN KẾT LUẬN Từ thái độ học tập, từ kết quả kiểm tra và từ phản hồi tích cực của học sinh phụ huynh, của giáo viên bộ môn và Ban Giám Hiệu các trường cũng như Phòng Giáo Dục huyện nhà, tôi tin rằng những hoạt động, dự án tôi đang làm có những ảnh hưởng tích cực nhất định đến việc dạy học tiếng Anh trên địa bàn. Có nhiều học sinh khi mới vào lớp 10, các em không thể nói được một câu tiếng Anh cho dù đơn giản, nhưng qua các bài giảng kết hợp với nhiều chương trình như Câu Lạc Bộ tiếng Anh, các giờ học nói, phát động các cuộc thi nói tiếng Anh đã thúc đẩy các em luyện nói nhiều hơn. Các em đã có tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Anh, nói tiếng Anh tốt hơn, phát âm chuẩn hơn… Đây là những kết quả tôi có được từ các chương trình mà tôi thực hiện. Mong rằng trong tương lai chương trình sẽ có ảnh hưởng tích cực và rộng rãi hơn trên địa bàn để việc dạy học tiếng Anh ngày càng được cải thiện. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2