Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận và tìm hiểu thực tiễn của vấn đề bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học Địa lí THPT, để đề xuất các nguyên tắc và biện pháp sư phạm, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 có hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN ---------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT HUY PHẨM CHẤT YÊU NƯỚC QUA DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 12 THPT Lĩnh vực: Địa lý Năm học: 2022 - 2023
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT HUY PHẨM CHẤT YÊU NƯỚC QUA DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 12 THPT Lĩnh vực: Địa lý Tác giả: 1. Nguyễn Thị Chung - 0971.667.286 2. Hồ Minh Nam - 0987.697.673 Năm học: 2022 - 2023
- MỤC LỤC STT Nội dung Trang 01 PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1 02 1. Lý do chọn đề tài 1 03 2. Mục đích nghiên cứu 2 04 3. Đối tượng nghiên cứu 2 05 4. Phạm vi nghiên cứu 2 06 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 07 6. Phương pháp nghiên cứu 3 08 7. Đóng góp mới của đề tài 3 09 8. Cấu trúc của đề tài 3 10 PHẦN 2 . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC BỒI 4 DƯỠNG VÀ PHÁT HUY PHẨM CHẤT YÊU NƯỚC QUA DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 12 THPT 12 1.1. Cơ sở lí luận 4 13 1.1.1. Một số quan niệm và định nghĩa về yêu nước 4 14 1.1.2. Phẩm chất yêu nước trong chương trình giáo dục phổ 4 thông 2018 15 1.1.3. Biểu hiện của phẩm chất yêu nước qua các bài học Địa lí tự 5 nhiên 12 16 1.1.3.1. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất nước 6 17 1.1.3.2. Yêu thiên nhiên cảnh sắc đất nước. 9 18 1.1.3.3. Quý trọng, gìn giữ tài nguyên thiên nhiên đất nước 14 19 1.1.4. Ý nghĩa của việc bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu 16 nước qua dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT 20 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 17 21 1.2.1. Mục tiêu điều tra, khảo sát 17 22 1.2.2. Nội dung điều tra khảo sát 17 23 1.2.3. Kết quả khảo sát, điều tra 18 24 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG VÀ 21
- PHÁT HUY PHẨM CHẤT YÊU NƯỚC QUA DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 12 THPT 25 2.1. Một số yêu cầu chung trong quá trình tổ chức dạy học bồi 21 dưỡng và phát huy yêu nước 26 2.1.1. Đảm bảo mục tiêu dạy học 21 27 2.1.2. Đảm bảo tích hợp đa phương tiện trong quá trình dạy 21 và học 28 2.1.3. Đảm bảo tính tự chủ, tích cực, sáng tạo trong chiếm lĩnh 21 kiến thức của học sinh 29 2.1.4. Tăng cường những hoạt động thực hành trải nghiệm 22 cho học sinh 30 2.1.5. Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp 22 31 2.2. Một số kinh nghiệm bồi dưỡng và phát huy phẩm chất 23 yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên 12 THPT 32 2.2.1. Lồng ghép thơ ca, các bài hát vào bài học Địa lí 23 34 2.2.2. Giao bài tập nhỏ “em làm phóng sự” để học sinh tìm 28 hiểu 35 2.2.3. Lồng ghép tổ chức trò chơi tìm hiểu các vùng quê vào 30 các bài học Địa lí 36 2.2.4. Cuộc thi vẽ tranh qua các bài học Địa lí 33 37 2.3.5. Gắn dạy học Địa lí tự nhiên với các hoạt động thực 35 tiễn lớp học xanh, kế hoạch nhỏ 38 2.3. Thiết kế một số bài dạy bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu 37 nước qua phần Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 12 39 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 44 40 3.1. Mục đích thực nghiệm 44 41 3.2. Đối tượng thực nghiệm 44 42 3.3. Nội dung, phương pháp thực nghiệm 44 43 3.3.1. Nội dung thực nghiệm 44
- 44 3.3.2. Phương pháp thực nghiệm 44 45 3.4. Kết quả thực nghiệm 45 46 3.5. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của đề tài một số kinh 47 nghiệm bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT 47 3.5.1 Mục đích khảo sát 47 48 3.5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 47 49 3.5.3. Đối tượng khảo sát 48 50 3.5.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải 48 pháp đã đề xuất 51 3.5.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất 48 52 3.5.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất 50 53 3.5.4.3. Đánh giá sự tương quan giữa sự cấp thiết và tính khả thi 51 của các giải pháp 54 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 55 1. Kết luận. 52 56 2. Kiến nghị. 53 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 PHỤ LỤC
- DANH MỤC VIẾT TẮT TT Cụm từ viết Nội dung diễn đạt tắt 1 GV Giáo viên 2 HS Học sinh 3 NL Năng lực 4 THPT Trung học phổ thông 5 PPDH Phương pháp dạy học 6 SGK Sách giáo khoa 7 KHBD Kế hoạch bài dạy 8 TN Thực nghiệm 9 ĐC Đối chứng 10 TNSP Thực nghiệm sư phạm 11 DH Dạy học 6
- PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đổi mới giáo dục và đào tạo đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Việc đổi mới góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. Theo đó, trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã đưa ra 5 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực cốt lõi cần phát triển; 5 phẩm chất của học sinh đó là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Như vậy, yêu nước là một trong những phẩm chất quan trọng mà mục tiêu đổi mới giáo dục đã đề ra. Bồi dưỡng và phát triển phẩm chất yêu nước cho học sinh THPT là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hiện nay, khi mà xã hội đang có những dấu hiệu xuống cấp về văn hóa và đạo đức, đặc biệt là trong giới trẻ. Sẵn sàng bán nước vì những lợi ích cá nhân trước mắt. Địa lí là một môn học cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức và kĩ năng gắn liền với thực tiễn. Đặc biệt phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12, gắn liền với đặc điểm điều kiện tự nhiên nước ta, những tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những phẩm chất quan trọng, thể hiện rõ trong các bài học phần Địa lí tự nhiên, cần hình thành, cần bồi dưỡng và phát huy ở học sinh là phẩm chất yêu nước. Trong quá trình giảng dạy ở trường THPT, phần Địa lí tự nhiên 12 nhiều giáo viên có tư tưởng dạy làm sao cho xong bài vì phần kiến thức khó học, bài dài và khô khan...Chính vì vậy, đa số giáo viên vẫn tổ chức cách thức dạy học cũ, bài học không đạt được các mục tiêu về năng lực, phẩm chất mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 đề ra. Đa số học sinh chỉ tiếp thu thụ động, không nắm được kiến thức, chỉ học thuộc một cách máy móc, đối phó, thờ ơ với những đặc điểm về tự nhiên, tác động của tự nhiên, những biến đổi tự nhiên của đất nước. Các em không nhận thấy rằng bức tranh thiên nhiên, cảnh sắc thiên nhiên của nước ta rất đẹp, các yếu tố tự nhiên có những tác động rất lớn đến đời sống con người. Đồng thời, tự nhiên nước ta củng đang có những thay đổi lớn cần các em chung tay hành động bằng những việc làm thiết thực để bảo về và phát huy chúng… Đó cũng chính là những biểu hiện của phẩm chất yêu nước cần hình thành, phát triển ở học sinh. Vậy phải làm gì để qua học phần kiến thức Địa lí tự nhiên 12 có thể bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước cho học sinh và điều quan trọng là học sinh được thôi thúc suy nghĩ, hành động bằng những việc làm cụ thể trong đời sống, muốn cống hiến cho quê hương, đất nước bằng những việc làm thiết thực? 1
- Xuất phát từ những thực tiễn trên, chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT’’. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và tìm hiểu thực tiễn của vấn đề bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học Địa lí THPT, để đề xuất các nguyên tắc và biện pháp sư phạm, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 có hiệu quả. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là biện pháp bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT. 4. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT. - Đề tài tiến hành khảo sát, thực nghiệm sư phạm trong năm học 2022–2023 tại trường THPT Quỳnh Lưu 2, THPT Quỳnh Lưu 3 - Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An và trường THPT Hoàng Mai 2, Thị xã Hoàng Mai, Tỉnh Nghệ An. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT. - Đề xuất các biện pháp bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài. - Đưa ra được các kết luận và kiến nghị. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: + Nghiên cứu tài liệu, sách, các công trình nghiên cứu, các tạp chí giáo dục… để hình thành cơ sở lí luận cho đề tài. - Phương pháp điều tra: + Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học Địa Lí của khối 12 THPT Quỳnh Lưu 2. + Phiếu điều tra về nhận thức của vấn đề bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT. - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp HS, trao đổi với GV bộ môn. - Phương pháp quan sát: Quan sát tinh thần thái độ học tập của các em trong các tiết học, tiết thực hành, kiểm tra bài cũ, bài mới của HS... 2
- - Phương pháp dạy thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm học lớp 12. - Phương pháp thống kê toán học: Lập bảng biểu, thống kê, phân tích, xử lí các số liệu của đề tài, giúp đánh giá vấn đề chính xác, khoa học. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Từ kinh nghiệm thực tế giảng dạy nhiều năm, qua các tiết dự giờ sinh hoạt nhóm chuyên môn, tổng kết, đánh giá hiệu quả thực tiễn của SKKN. 7. Đóng góp của đề tài - Góp phần phát triển cơ sở lí luận về v iệ c bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT. - Điều tra, đánh giá thực trạng việc bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT. - Đưa ra được các biện pháp bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định, kết luận tính khả thi của kết quả nghiên cứu. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn việc bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam 12 THPT. Chương 2: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua dạy học phần Địa lí tự nhiên 12 THPT. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 3
- PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT HUY PHẨM CHẤT YÊU NƯỚC QUA DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 12 THPT. 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1. Một số quan niệm và định nghĩa về yêu nước Có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về yêu nước. Theo Wikipedia, từ "yêu nước" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, ở Việt Nam dịch từ tiếng Hoa sang có nghĩa là yêu nước (ái quốc), thực chất ban đầu là yêu quê cha đất tổ, tức nơi cội nguồn sinh ra, đó là tình yêu nơi lũy tre làng, chùm khế ngọt quê hương, những câu hát ru của mẹ từ tấm bé, yêu tiếng nói, chữ viết của dân tộc,... Yêu nước là tổ hợp những cảm xúc thiêng liêng, tích cực (thân thương, tự hào, trân quý, …) về quê hương, Tổ quốc của mình. Lòng yêu nước là tình yêu, sự tôn trọng và tôn thờ khắc sâu trong tim đối với quê hương, đất nước. Đây chính là phẩm chất cao quý của mỗi người. Phẩm chất yêu nước là cơ sở, nền tảng hình thành chủ nghĩa yêu nước, là phạm trù có tính chất đánh giá mang tính đạo đức đối với chủ thể (cá nhân, cộng đồng) trước nghĩa vụ, trách nhiệm đất nước đặt ra. Xuất phát từ quan niệm đất nước, tổ quốc trong phẩm chất yêu nước Việt Nam bao gồm tổng hòa của những yếu tố: đất nước, dân tộc, con người, nhân dân, đồng bào, quê hương, tổ quốc, văn hóa (ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lịch sử truyền thống)…, nên yêu nước tức là yêu tất cả những cái nói trên trong một thể thống nhất. V.I.Lênin từng nói “Lòng yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất được củng cố hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập”. Khái quát lòng yêu nước, Hồ Chí Minh cho rằng:“ Tinh thần yêu nước củng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm…”. Giáo sư Trần Văn Giàu đã khẳng định: “ Tình cảm và tưu duy yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam”. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành và đã trở thành điểm cốt lõi của bản sắc văn hóa Việt Nam, là sợi dây bền chặt gắn bó, cố kết con người Việt Nam tạo thành sức mạnh chống giặc ngoại xâm, giữ gìn bảo vệ non sông bờ cõi, đó chính là nét đặc trưng của truyền thống dân tộc Việt Nam. 1.1.2. Phẩm chất yêu nước trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 Phẩm chất và năng lực là hai thành phần chủ yếu cấu tạo nên nhân cách con người. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh với 5 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực cốt lõi cần phát triển. 5 phẩm chất của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 4
- Hình 1.1. Các phẩm chất và năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Như vậy yêu nước là một trong những phẩm chất cốt lõi trong năm phẩm chất hướng tới và cần đạt được trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây là truyền thống cội nguồn ngàn đời của dân tộc ta, được kiến thiết xây dựng và bồi đắp qua những thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước. Phẩm chất này cần được bồi dưỡng và vun đắp cho các em qua các bài học của mỗi môn học trong đó có bộ môn Địa lí. 1.1.3. Biểu hiện của phẩm chất yêu nước qua các bài học Địa lí tự nhiên 12. 1.1.3.1. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Lịch sử của dân tộc Việt Nam đã được viết bằng máu và mồ hôi của nhiều thế hệ ông cha đã làm nên biết bao kỳ tích anh hùng để bảo vệ từng tấc đất của quê hương. Người dân Việt Nam có quyền tự hào về đất nước, khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước là bất khả xâm phạm. Mỗi bài học, giáo viên luôn phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng nhất định. Trong đó, để bồi dưỡng và phát huy phẩm chất yêu nước qua việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ ở phần Địa lí tự nhiên 12 thể hiện ở một số kiến thức của bài học như: Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. + Vị trí địa lí: Việt Nam nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phần trên đất liền nằm trong khung của toạ độ địa lí: * Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023’ B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. * Điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’ B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. 5
- * Điểm cực Đông ở kinh độ 109024’ Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà). * Điểm cực Tây ở kinh độ 102009’ Đ.tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên). Hình 1.2. Cột cờ Lũng Cú nơi địa đầu tổ quốc Hình 1.3. Cột mốc A Pa Chải - điểm cực Tây của Việt Nam, thuộc xã Xín Thầu, Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Hình 1.4. Điểm cực Đông Mũi Đôi Hình 1.5. Điểm cực Nam, mũi Cà Mà với (Khánh Hòa). biểu tượng con thuyền hướng ra biển. Trên vùng biển, hệ toạ độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6050’ Đ và từ khoảng kinh độ 1010 Đ đến 117020’ Đ tại biển Đông. Như vậy Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 105 0 Đ chạy qua nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7. + Phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ quốc gia Việt Nam là một khối thống nhất, toàn vẹn bao gồm vùng đất vùng biển và vùng trời. Cụ thể: 6
- * Vùng đất: Việt Nam với vùng đất có diện tích: 331.212 km² (theo số liệu thống kê 2006) gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo. Đường biên giới trên đất liền dài hơn 4600 km trong đó đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài hơn 1400km, đường biên giới Việt Nam – Lào dài gần 2100km và đường biên giới Việt Nam – Campuchia dài hơn 1100km. Đường bờ biển nước ta cong hình chữ S, dài 3260km, chạy từ Móng Cái Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Đường bờ biển chạy dài theo đất nước tạo điều kiện cho 28 trong 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có điều kiện khai thác những tiềm năng to lớn của biển Đông. Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo là Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng), Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà). * Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của các nước; Trung Quốc, Campuchia, Philíppin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan. Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. + Nội thủy: vùng nước tiếp giáp với đất liền ở phía trong đường cơ sở, được xem như một bộ phận trên đất liền. + Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển. + Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lí. Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư… + Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Nhà nước và nhân dân ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước khác được đặt tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. + Vùng thềm lục địa: là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam. Như vậy, theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km² ở Biển Đông. 7
- Hình 1.6. Các vùng biển và thềm lục địa Hình 1.7. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Việt Nam Biển, đảo Việt Nam có vị trí địa lý kinh tế quan trọng, nằm án ngữ tuyến đường hảng hải và hàng không huyết mạch của thế giới và các nước trong khu vực. Biển Đông là một trong những tuyến đường hàng hải lớn của thế giới. Bên cạnh vị trí quan trọng về địa kinh tế, biển, đảo Việt Nam có vị trí, vai trò trọng yếu về quốc phòng - an ninh. Biển, đảo nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; các vùng biển và hải đảo cùng với đất liền hình thành phên giậu, pháo đài, chiến lũy nhiều tầng, lớp, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn vững chắc bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển, đảo Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ của đất nước ở hướng đông. Biển, đảo không chỉ là bộ phận cấu thành chủ quyền, quyền chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, mà còn là không gian sinh tồn và phát triển của các thế hệ người Việt Nam, đồng thời là nơi lưu giữ và phát triển các giá trị văn hóa biển Việt Nam… cho nên các em phải luôn dành tình cảm và sự quan tâm cho biển đảo quê hương. Tuy nhiên, chúng ta củng cần có nhận thức và hành động đúng đắn, theo sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước tránh bị các thế lực thù địch lợi dụng và khoét sâu mâu thuẫn, làm mất đi hoà khí, đoàn kết với các nước có liên quan. - Vùng trời: Vùng trời Việt Nam là không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo. HS cần nắm được các kiến thức về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. Đó là cơ sở để khẳng định chủ quyền dân tộc và củng chính là phẩm chất yêu nước mà các giờ học Địa lí cần hướng tới. 8
- 1.1.3.2. Yêu thiên nhiên cảnh sắc đất nước. Nhắc đến vẻ đẹp thiên nhiên, chẳng cần đi đâu xa, ngay trên mảnh đất hình chữ S thân thương nơi được mệnh danh là “rừng vàng biển bạc” với của non sông hùng vĩ cũng đã đem đến vô vàn những điều thú vị. Với mỗi bài học Địa lí tự nhiên Việt Nam trên lớp, cũng giúp các em HS có thể cảm nhận vẻ đẹp tinh khiết nhất của đất nước. Từ đó, chúng ta lại thêm yêu và tự hào về đất nước tươi đẹp. Vẻ đẹp của đất nước được thể hiện rõ qua các thành phần và đặc điểm tự nhiên, ở các bài học Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Bức tranh thiên nhiên phân hoá địa hình Việt Nam: Bài 6, bài 7: Đất nước nhiều đồi núi. + Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Đồi núi chiếm ¾ diện tích đất liền nước ta, đồng bằng chỉ chiếm ¼. Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% trên toàn diện tích lãnh thổ, còn địa hình đồi núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%. Dãy núi cao nhất nước ta là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan – xi – păng cao 3143m. Cấu trúc địa hình nước ta bao gồm 2 hướng chính: * Hướng Tây Bắc – Đông Nam được thể hiện một cách rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. * Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi hướng Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam. Ngoài ra, địa hình nước ta mang đặc điểm của vùng nhiệt đới gió mùa, chịu tác động mạnh mẽ của con người. + Các khu vực đồi núi lại có sự phân hoá thành 4 vùng núi là Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, mỗi vùng núi lại có những đặc điểm, sắc thái riêng. + Khu vực đồng bằng chiếm khoảng ¼ diện tích lãnh thổ, được chia thành đồng bằng châu thổ sông (gồm đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long) và đồng bằng ven biển. Mỗi loại đồng bằng lại có sự phân hoá riêng về điều kiện tự nhiên. Vậy qua những kiến thức này, GV cần cho HS cần nhận thấy được địa hình nước ta rất đa dạng. Chính sự phân hoá đa dạng của địa hình Việt Nam đã góp phần làm phong phú thêm những bức tranh thiên nhiên “kiệt tác” của đất nước Việt. Từ vùng núi cao Tây Bắc với dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ khiến bất kỳ ai khi đặt chân đến đây đều có cảm giác đắm chìm. 9
- Hình 1.8. Dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ Hình 1.9. Từng thửa ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải trập trùng, uốn lượn như những cơn sóng vàng óng ả. Đến những vùng núi thấp ở Đông Bắc. Hình 1.10. Địa hình đồi núi thấp ở vùng núi Đông Bắc 10
- Hay địa hình đồng bằng, với diện tích lớn 40 nghìn km² ở Đồng bằng sông Cửu Long Hình 1.11. Đồng bằng sông Cửu Long – bằng phẳng, thẳng cánh cò bay Rồi đến dải đồng bằng ven biển miền Trung nhỏ, nhỏ hẹp, chia cắt… Hình 1.12. Đồng bằng ven biển miền Trung nhỏ, nhỏ hẹp, chia cắt 11
- - Bức tranh thiên cảnh sắc đất nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển: Bài 8 Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nhiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hoà hơn. Nhờ có biển đông mà bức tranh thiên nhiên nước ta thêm màu xanh mát và phong phú. Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng. Đó là các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô… Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo. Dải đất chữ S sở hữu đường bờ biển rất dài và vô số các bãi biển đẹp, với khung ảnh biển xanh - mây trắng - nắng vàng. Hình 1.13. Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Hình 1.14. Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên thế giới Hình 1.15. Khung cảnh lãng mạn tại “cung đàn biển” Hình 1.16. Vịnh Lăng Cô – Thừa Thiên Huế Thiên Cầm 12
- - Bức tranh thiên nhiên của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá. Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (bài 9, bài 10). Do lãnh thổ kéo, bức xạ Mặt Trời nhìn chung tăng dần từ Bắc vào Nam, tác động của gió mùa đông bắc giảm dần từ Bắc vào Nam hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã nên trong chế độ khí hậu, ở miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Còn miền Nam có hai mùa: mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Vì vậy thiên nhiên có sự phân hoá theo chiều Bắc – Nam (Bài 11). Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra), ở đây thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Sự phân hoá mùa nóng, lạnh làm thay đổi cảnh sắc thiên nhiên: mùa đông bầu trời nhiều mây, tiết trời lạnh, mưa ít, nhiều loài cây rụng lá, có thể trồng được cả rau ôn đới; mùa hạ trời nắng nóng, cây xanh tốt. Ở đây có các loài thú có lông dày như gấu, chồn… Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào), thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu. Có nơi hình thành rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo. Hình 1.17. Người dân miền Bắc đón tết trong thời tiết giá lạnh, hoa đào là loài hoa đặc trưng trong dịp tết của miền Bắc Hoa mai không thể thiếu trong tết của người miền nam Hình 1.18. Hoa mai không thể thiếu trong tết của người miền nam 13
- Bức tranh thiên nhiên nước ta còn có sự phân hoá theo Đông Tây. Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hoá thành 3 dải rõ rệt: Vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi. Vùng biển và thềm lục địa có sự phân hoá khác nhau, độ nông - sâu, rộng hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với đồng bằng, vùng đồi núi kề bên, thiên nhiên vùng biển đa dạng. Vùng đồng bằng lại có sự thay đổi tuỳ nơi. Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp, phẳng, thềm lục địa nông, rộng; phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa. Đồng bằng ven biển miền Trung hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẻ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến. Vùng đồi núi lại có sự phân hoá rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới. Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng. 1.1.3.3. Quý trọng, gìn giữ tài nguyên thiên nhiên đất nước. Nước ta có đa dạng các loại tài nguyên, các bài học phần Địa lí tự nhiên Việt Nam thể hiện khá rõ: - Tài nguyên biển: Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam biểu hiện qua thành phần khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển, tài nguyên thiên nhiên vùng biển…Nhờ có biển Đông, khí hậu nước ta mang tính hải dương, điều hoà hơn. Với các dạng địa hình ven biển đa dạng là các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các đầm phá, cồn cát, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô… Tài nguyên khoáng sản biển: Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện nay đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu – Mã Lai và Sông Hồng tuy có diện tích nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể. Các bãi cát ven biển có trữ lượng ti tan là nguyên liệu quý cho công nghiệp. Biển còn thuận lợi cho nghề làm muối… Tài nguyên hải sản biển: Tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và năng sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm và vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 320 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 411 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 40 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn toán THPT
57 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn