intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm giao nhiệm vụ học tập ở môn Thể dục trong trường trung học phổ thông

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

34
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc học/luyện tập các động tác, bài tập kỹ thuật trong chương trình môn Thể dục. Rút ngắn thời gian giảng dạy lý thuyết trên lớp, tăng cường thời gian tập luyện ngoài giờ học của học sinh (ở nhà, giờ ra chơi…), giúp học sinh cân bằng, giải tỏa căng thẳng trong khi học các môn văn hóa, khắc phục lối truyền thụ một chiều, tiếp thu thụ động trong các giờ học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm giao nhiệm vụ học tập ở môn Thể dục trong trường trung học phổ thông

  1. 1 ĐỀ TÀI “Một số kinh nghiệm giao nhiệm vụ học tập ở môn Thể dục  Trong trường trung học phổ thông” I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh dịch bệnh COVID­19 ngày càng diễn biến phức tạp, khó  lường. Thực hiện theo chủ trương của Chính phủ ­ Bộ giáo dục, các nhà trường  đã và đang thực hiện các thay đổi quan trọng trong dạy và học, chuyển nhiều nội  dung, chuyên đề  từ  dạy học trực tiếp sang dạy học online ­ trực tuyến trên các  nền tảng công nghệ  số. Tuy nhiên, đối với các môn năng khiếu, thực hành như  Giáo dục thể chất (GDTC) thì thực sự  là rất khó khăn bởi các bài tập, động tác   ngoài hiểu thôi chưa đủ  mà còn phải luyện tập để  hình thành kỹ  năng, kỹ  xảo  động tác mới phát triển tốt thể chất người tập. Vì   vậy,   mỗi   một   cán  bộ,   giáo  viên   GDTC   phải   tìm   tòi,  xây   dựng  các  phương pháp dạy học tích cực để  truyền thụ kiến thức cho học sinh hình thành   kỹ năng, kỹ xảo vận động. Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ  rút gọn, được dùng  ở  nhiều nước để  chỉ  những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy   tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc   hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập  trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào  phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để  dạy học theo phương pháp   tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Phát huy tính tích cực, chủ  động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải  thay đổi cách dạy và cách học, chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều,   chuyển từ giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay   còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này, học sinh là chủ  thể  hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác  tích cực giữa người dạy và người học.  Thực tế  qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy chúng ta đang  lãng phí thời gian vào việc dạy các động tác/bài tập/kỹ  thuật quá đơn giản mà  học sinh có thể  tự  học, tự  nghiên cứu thực hiện được và đương nhiên chiếm 
  2. 2 mất nhiều thời lượng học tập trên lớp để  hoàn thiện, nâng cao thành tích các  động tác/bài tập/kỹ thuật.  Do vậy, tôi thực hiện đề  tài: “Một số  kinh nghiệm giao nhiệm vụ học   tập ở  môn Thể  dục Trong trường trung học phổ thông”, làm cơ  sở  cho việc  đổi mới cách dạy, cách học của học sinh và giáo viên  ở  trường Trung học phổ  thông, cũng là giải pháp quan trọng trong thích  ứng với tình hình phòng chống   dịch bệnh hiện nay. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ­ Nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc   học/luyện tập các động tác, bài tập kỹ thuật trong chương trình môn Thể dục. ­ Rút ngắn thời gian giảng dạy lý thuyết trên lớp, tăng cường thời gian tập  luyện ngoài giờ học của học sinh (ở nhà, giờ ra chơi…), giúp học sinh cân bằng,   giải tỏa căng thẳng trong khi học các môn văn hóa, khắc phục lối truyền thụ một   chiều, tiếp thu thụ động trong các giờ học. ­ Tạo được thói quen tự giác luyện tập TDTT, rèn luyện sức khỏe cho học   sinh trong các nhà trường, đặc biệt là trường phổ thông bởi đây là giai đoạn vàng  cho sự phát triển về tầm vóc, thể chất học sinh. III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Giao nhiệm vụ học tập là quá trình giáo viên đề  ra các phần việc, các bài  tập về kiến thức, kỹ năng đối với học sinh/nhóm học sinh phải tự nghiên cứu và  thực hiện, những yêu cầu cần đạt sau một quá trình phải tập luyện thông qua các  tài liệu, dụng cụ, thiết bị hỗ trợ… Việc giao nhiệm vụ cần cụ thể, rõ ràng. Có thể giao nhiệm vụ cho từng  cá  nhân/từng nhóm cùng thực hiện; xác định rõ nhiệm vụ là gì, địa điểm thực hiện  nhiệm vụ   ở  đâu, thời gian thực hiện nhiệm vụ  là bao nhiêu, phương tiện thực  hiện nhiệm vụ  là gì, sản phẩm cuối cùng cần có là gì, cách thức trình bày/đánh  giá kết quả như thế nào… Việc giao nhiệm vụ  học tập nếu được thực hiện phù hợp với trình độ  nhận thức, điều kiện trang thiết bị...trên cơ sở lí luận về PPDH sát với thực tiễn  nhà trường, tập trung khắc phục những mặt hạn chế thì chất lượng giảng dạy  bộ  môn sẽ  được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện  học sinh trong trường THPT Tây Hiếu nói riêng và các trường THPT  trên địa bàn, 
  3. 3 trong tỉnh nói chung. ­ Giao nhiệm vụ mới tạo ra áp lực buộc người học phải thực hiện các yêu   cầu mà giáo viên đề  ra nhằm đạt được mục đích dạy học. Giao nhiệm vụ  và   kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ tập luyện luôn luôn diễn ra song hành, bởi   có giao nhiệm vụ mà không kiểm tra, đôn đốc thì sẽ không có hiệu quả. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:   ­ Đối tượng: Là học sinh Trung học phổ thông. ­ Thời gian nghiêm cứu: Từ 9/2019 đến 3/2021. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận   Sử  dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ  thống hoá, khái quát  hoá các tài liệu về khoa học sư phạm các văn bản có liên quan đến giáo dục tích   cực học sinh. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn  5.2.1. Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi Xây dựng phiếu hỏi dành cho Giáo viên, học sinh một số  trường trên địa  bàn Thị xã Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn để tìm hiểu thực trạng giảng dạy, học   tập bộ môn Thể dục trong các nhà trường. 5.2.2.   Phương   pháp   nghiên   cứu   sản   phẩm   hoạt   động:   Nghiên   cứu   kế  hoạch bài dạy (giáo án) của giáo viên, kết quả  học tập, rèn luyện của học sinh  và các sản phẩm khác của hoạt động dạy ­ học như kết quả HKPĐ, các giải hội  thao... 5.2.3. Phương pháp quan sát Quan sát hoạt động dạy và học của giáo viên  và học sinh ở các nhà trường THPT.  5.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học, phương pháp phân  tích, so sánh. 5.4. Sinh lý học TDTT, Tâm lý học TDTT, Kiểm tra Y học TDTT. VI. NỘI DUNG. 1. Cơ sở lý luận Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 29­NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm   2013 của BCH TW Đảng về  đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo với   nhiều vấn đề  quan trọng. Trong đó, việc đổi mới phương pháp dạy học, chú 
  4. 4 trọng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực và phẩm chất   người học, phát triển hài hòa giữa giáo dục đức, trí, thể, mỹ với dạy người, dạy  chữ, dạy nghề là vô cùng quan trọng. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự  giác, chủ  động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;   bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực  tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.   Có thể nói, cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ  động, chống lại thói quen học tập thụ động. Cần tập trung đổi mới mạnh mẽ  phương pháp dạy học theo hướng hiện   đại, phát huy khả năng sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học  mới, kết hợp hài hòa với phương pháp dạy học truyền thống để  có giờ  dạy đạt  hiệu quả và chất lượng. Biến quá trình dạy học thành quá trình tự đào tạo. Học  sinh chủ  động tìm tòi, nghiên cứu nắm bắt kiến thức, kỹ  năng tích lũy và vận   dụng thành thạo kiến thức vào thực tiễn học tập, luyện tập. Khắc phục lối truyền thụ áp đặt, ghi nhớ  máy móc, không phát huy được  khả  năng chủ  động sáng tạo của học sinh và tiếp nhận kiến thức thụ  động  không hiệu quả. Dạy cách học, cách nghĩ để  giải quyết vấn đề, tự  tìm ra con   đường nhanh nhất cho bản thân trong quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng. Dạy   cách học, tư duy, suy nghĩ hiểu sâu sắc kiến thức, từ đó hình thành các kỹ  năng  vận động cần thiết để thực hiện tốt các bài tập/kỹ thuật/động tác. Khuyến khích tự  học, tự  nghiên cứu tiếp nhận kiến thức mới, xây dựng  tính tự chủ, độc lập sáng tạo trong giải quyết vấn đề. Mỗi học sinh đều có năng lực riêng nên phải biết khuyến khích học sinh   phát huy sở  trường của mình trong hoạt động tập thể. Mỗi giáo viên cần tăng  cường sử  dụng thiết bị  sẵn có hoặc tự  tạo để  nâng cao hiệu quả  giảng dạy,  nâng cao khả năng nhận thức, đảm bảo giờ dạy có chất lượng. 2. Thực trạng 2.1. Đối với giáo viên ­ Chưa khai thác được khả  năng tự  học của học sinh; rất nhiều nội dung   học sinh có thể tự nghiên cứu và tập luyện được nhưng giáo viên vẫn giảng dạy   từ đầu đến cuối trên lớp.
  5. 5 ­ Với khoa học kỹ thuật, thông tin bùng nổ như hiện nay thì rất nhiều kênh  để học, để xem thị phạm, thậm chí còn tốt hơn, chuẩn xác hơn một số giáo viên   làm mẫu. *  Khảo  sát  ngẫu  nhiên  nội  dung  giảng  dạy  là  bài   Thể  dục  nhịp   điệu  (TDNĐ), TD phát triển chung (sau đây gọi chung là bài thể dục nhịp điệu) qua 26   giáo viên các trường THPT Tây Hiếu (5), Thái Hòa (5), Cờ  đỏ  (4), 1­5 (7) và   Đông Hiếu (5) về các điều kiện giảng dạy cho thấy: Số giáo viên được hỏi cho rằng Trung   TT Nội dung hỏi Tốt Khá Yếu bình SL % SL % SL % SL % Mức   độ   thành   thạo   về   kỹ  năng khi giảng dạy đến phần  1 17 65.4 9 34.6 0 0 0 0 TDNĐ/ TDPTC trong trường  phổ thông ? Học sinh có hứng thú với bài  2 8 30.8 12 46.2 6 23.1 0 0 TDNĐ/TD phát triển chung ? Việc giao bài tập về  nhà (ôn  luyện hoặc học mới) và khả  3 3 11.5 21 80.8 2 7.7 0 0 năng   thực   hiện   của   học  sinh ? Cơ sở vật chất, trang thiết bị  đang sử dụng cho việc giảng  4 11 42.3 10 38.5 5 19.2 0 0 dạy:   băng   đĩa   nhạc,   nhịp  trống, vỗ tay…? Sử   dụng   các   phương   pháp  5 phát huy tính tự giác, tích cực  13 50.0 9 34.6 4 15.4 0 0 cho học sinh ?. (Số liệu năm học 2019­2020) Qua bảng số liệu trên cho thấy:  Bài thể  dục nhịp điệu là các nội dung mới được đưa vào sau này trong   chương trình bộ  môn Thể  dục  ở  trường THPT, kết cấu bài tập mỗi khối lớp,  
  6. 6 nam, nữ lại có sự khác nhau, thời gian giảng dạy thường được phân bổ vào đầu  năm học…đến năm học sau mới lặp lại nên giáo viên thường phải ôn luyện lại. Mặc dù đa phần số được hỏi đều cho rằng thuần thục động tác, song qua   trao đổi ngoài lề một số cho biết rất ngại thị phạm, không hoàn toàn tự tin mỗi   khi làm mẫu bài tập do nguyên nhân chủ quan, khách quan như: thời gian lặp lại  ít, bài tập mỗi khối một khác, nam nữ riêng (nếu muốn sinh động)… ­ Nội dung không yêu cầu cứng về  kiểm tra nên thường xem nhẹ, không  đạt yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng. ­ Nếu không vận dụng các phương pháp dạy học tích cực thì học sinh sẽ  chóng quên và hiệu quả không như mong muốn. ­ Về  bản chất là bài thể  dục tay không (đã có trong phần khởi động) nên  dẫn tới trùng lặp ở dạng bài tập hoạt động. Trong qua trình giảng dạy, giáo viên ít đầu tư  kết hợp với nhạc, vỗ  tay,   đồng diễn…làm giảm hứng thú trong luyện tập. * Khảo sát vấn đề hình thức, phương pháp lên lớp…khi giảng dạy một số  bài tập/động tác mới đơn giản với hai hình thức dưới đây: Số giáo viên được hỏi cho rằng Trung   TT Nội dung hỏi Tốt Khá Yếu bình SL % SL % SL % SL % Xây   dựng   khái   niệm,   làm  mẫu, tập các bài tập bổ  trợ,  1 tập   các   giai   đoạn   kỹ   thuật,  24 92.3 6 23.1 0 0.0 0 0 hoàn   chỉnh   bài   tập,   củng  cố… Giáo   viên   yêu   cầu   học   sinh  tìm   hiểu,   nghiên   cứu   nội  dung liên quan đến nội dung  sẽ   thực   hiện   của   buổi   học  2 sau.   Giáo   viên   hướng   dẫn,  2 7.7 6 23.1 18 69.2 0 0 củng   cố,   sửa   chữa   các   sai  lầm thường mắc…trong quá  trình   học   tập,   tháo   gỡ   các  khó khăn cho học sinh.
  7. 7 Qua bảng số  liệu cho thấy, trên 92% vẫn giảng dạy theo lỗi cũ, nghĩa là  giáo viên làm mẫu thị phạm, tiến hành phân nhóm tập luyện, học mới, ôn cũ… mà chưa có các hình thức giao nhiệm vụ  nghiên cứu, tập luyện trước cho học   sinh. Số ít có giao nhưng chỉ mang tính chất như là bài tập về nhà ôn luyện lại,  chưa thể  hiện giao nhiệm vụ  nghiên cứu trước nội dung bài mới, chưa có các  hình thức hỗ trợ việc thực hiện niệm vụ cho học sinh. 2.2. Đối với học sinh Nhiều em có tố  chất tốt, đã thực hiện được các bài tập, động tác khó  nhưng vẫn phải học theo các bạn vì thầy dạy từ đầu như chưa hề biết gì. * Khảo sát quá trình tự học ở nhà, ngoài giờ đối với 500 học sinh trong các   nhà trường trên địa bàn với nội dung tập luyện TDTT ngoài giờ nói chung và bài   TDNĐ/TDPTC nói riêng: Ghi chú: Mức độ  “Tốt”  nghĩa là thường xuyên luyện tập TDTT hàng ngày, chăm  chỉ luyện tập lại các bài tập, động tác đã học, hứng thú tập luyện…. Mức độ  “Khá”  nghĩa là có tập luyện nhưng không thường xuyên hàng  ngày, tập luyện khi có yêu cầu hoặc chuẩn bị kiểm tra…. Mức độ “Trung bình” thể hiện ít tập luyện TDTT, đặc biệt là các bài tập,  động tác học trên lớp, tập luyện thụ động, không mấy hứng thú…. Mức độ  “Yếu”  là không tập luyện TDTT gì ngoài giờ, không thực hiện  lại bài tập đã học trên lớp, không chủ động tìm hiểu nguyên nhân, thể lực yếu… Trung  Tốt Khá Yếu TT Nội dung bình SL % SL % SL % SL % Có   thường   xuyên   luyện  1 tập   TDTT   hàng   ngày  95 19 52 10.4 212 42.4 141 28.2 không ? Em   có   thường   xuyên   tập  lại   các   bài   tập,   động   tác  2 19 3.8 31 6.2 306 61.2 144 28.8 được   học   trên   lớp   ngoài  giờ học không ? Em   có   hứng   thú   với   bài  3 65 13 15 3 315 63 105 21 thể dục hay không ?
  8. 8 Trung  Tốt Khá Yếu TT Nội dung bình SL % SL % SL % SL % Ở   nhà   em  có   tập   lại  bài  thể  dục nhịp điệu/TDPTC  4 70 14 12 2.4 324 64.8 94 18.8 mà   thầy/cô   đã   dạy  không ? Em   có   nghiên   cứu   trước  các   bài   tập,   động   tác   sẽ  5 2 0.4 8 1.6 396 79.2 94 18.8 học   trong   giờ   Thể   dục  không ? (Số liệu khảo sát tháng 10/2019) Nhìn vào kết quả  chó thấy: Với hình thức, phương pháp giảng dạy của  giáo viên nên đa phần học sinh lên lớp mới học, mới xem thầy làm mẫu và tập   luyện, quá trình tự nghiên cứu gần như không có. Bên cạnh đó, do thời gian học   thêm các môn văn hóa, các hoạt động khác…nên số lượng các em thường xuyên  hoạt động TDTT ngoài giờ rất hạn chế. 3. Giải pháp 3.1. Giải pháp chung 3.1.1. Xây dựng ý thức, tinh thần, thái độ Trước hết, trong mỗi giờ lên lớp giáo viên cần phải tăng cường giáo dục ý  nghĩa mục đích môn học, thay đổi cách dạy để tạo ra không khí thi đua trong lớp   học, nâng cao năng lực giảng dạy đặc biệt là phải biết sử  dụng các phương  pháp giảng dạy phù hợp và linh hoạt. Trong mỗi tiết học nên áp dụng phương  pháp trò chơi và phương pháp thi đấu, liên tục cổ vũ, khích lệ, động viên để các   em có động lực luyện tập. Đưa ra chỉ  tiêu phấn đấu  ở  từng nội dung trên toàn lớp học, kích thích  chuyên cần học tập của học sinh. Đồng thời cũng cần phải tạo điều kiện đầu tư  về  sân bãi và dụng cụ  để  học tập, tạo dựng phong trào thể  dục thể  thao tốt  ở  trong trường, đề cao vị trí môn học giáo dục thể chất như những môn học khác.  Để làm tốt điều này, giáo viên cần quan tâm: 3.1.2. Hình thành động cơ học tập cho học sinh 
  9. 9 Sức khỏe là vốn quý của con người. Có sức khỏe là có tất cả. Vậy làm gì  để  có sức khỏe ?. Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng việc tập luyện thể  thao thường xuyên là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất giúp chúng ta củng  cố, giữ  gìn và tăng cường sức khỏe. Môn học Thể  dục làm được điều đó. Nó  giúp các em giảm bớt sự căng thẳng mệt mỏi trong học tập, lao động và các sinh   hoạt khác, giúp các em hiểu và tập luyện đúng phương pháp, đúng kỹ thuật động   tác góp phần vào việc nâng cao sức khỏe. Các em hiểu được vấn đề này sẽ hình   thành động cơ học tập, và như vậy tạo được sự hưng phấn, sự hứng thú đối với  môn học trong học sinh. 3.1.3. Nắm được tình hình sức khỏe, tâm sinh lý, trình độ  vận động của  học sinh. Điều này rất quan trọng trong hoạt động thể  dục thể  thao, để  đạt được  hiệu quả  cao nhất, tránh những tác dụng xấu có thể  xảy ra, chúng ta cần phải   chú ý các điểm dưới đây trong quá trình giảng dạy: ­ Căn cứ đặc điểm giải phẫu, sinh lý của từng lứa tuổi, giới tính, hệ  vận  động, nội tạng, hệ thần kính... để có phương pháp hữu hiệu khi giảng dạy. ­ Căn cứ  đặc điểm phát triển tố  chất cơ  thể: Sức nhanh, sức mạnh, sức   bền, linh hoạt, khéo léo của học sinh để  có những bài tập, lượng vận động phù  hợp... Nắm được đặc điểm về tâm sinh lý, trình độ vận động…của học sinh để  tác động sẽ thay đổi nhận thức học tập của học sinh, học sinh tích cực tập luyện  thể  dục thể  thao hơn, hứng thú và say mê hơn với môn thể  dục vì đã có được  những môn học đúng với khả năng, lượng vận động phù hợp với bản thân. Sức  khỏe duy trì và tăng cường, kết quả học tập được nâng lên. 3.2. Các giải pháp cụ thể 3.2.1. Mô phỏng, hệ  thống hóa các động tác/bài tập/kỹ  thuật để  học sinh  nghiên cứu, tập luyện. Môn Thể dục có thể nói là môn học duy nhất học sinh không có sách giáo  khoa. Việc biên tập tài liệu, hướng dẫn học sinh là rất quan trọng trong việc   thúc đẩy học sinh tự học, tự nghiên cứu.  Căn cứ vào nội dung giảng dạy, nguồn tư liệu có sẵn và tự  tạo của giáo  viên để  xây dựng hình  ảnh trực quan về  kỹ  thuật động tác, các nội dung lý 
  10. 10 thuyết, các yêu cầu chỉ dẫn kỹ thuật môn học để học sinh có thể tự nghiên cứu,   tự thực hiện được. Đối với các bài tập/kỹ thuật đơn giản như  bài thể  dục hay các kiến thức  về luật các môn…thì giáo viên có thể khái quát hóa thành những nội dung ngắn  gọn, dễ hiểu rồi photo, hoặc gửi lên nhóm facebook, zalo, các tài khoản Elearing   để học sinh nghiên cứu, luyện tập trước.  Ví dụ:  Khi dạy bài Thể  dục nhịp điệu giáo viên chỉ  cần trình bày toàn bộ  động  tác, kèm theo chỉ dẫn kỹ thuật ngắn gọn (Phụ lục 1).  Tùy vào tình hình các nhóm học sinh trong lớp để photo ra cho mỗi em một  bản hay theo nhóm 5­7 em/bản, hoặc gửi hình  ảnh ­ video bài tập lên zalo,   facebook…để học sinh nghiên cứu học tập trong và ngoài giờ. Bước đầu nội dung bài dạy, giáo viên giới thiệu khái quát bài thể  dục sẽ  tiến hành giảng dạy, học tập. Có thể  thị  phạm toàn bộ  hoặc từng phần sau đó  giao nhiệm vụ học tập cho học sinh trên lớp và ở nhà. * Hình thức giao: ­ Giao theo nhóm (VD: 4 nhóm, mỗi nhóm 1/4 số động tác) ­ Giao theo từng cá nhân (VD: từng cá nhân nhận nhiệm vụ tập các  động tác cụ thể, sau đó tổ chức tập luyện lại cho toàn nhóm) Nhóm 1 Nhóm 2 Tập động tác 1­4 Tập động tác 5­8 Bước 1: Từng cá nhân tập cho nhóm để hình thành  4 động tác của nhóm mình. Bước  2:  Các  nhóm  cử  đại  diện  tập  luyện  cho                              nhóm khác Bước 3: Hoàn thiện bài tập dưới sự củng cố, sửa  sai (nếu có) của giáo viên. Nhóm 3 Nhóm 4 Tập động tác 9­12 Tập động tác 13­16 Ví dụ: Phụ lục 1
  11. 11 BÀI THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU 10 (Bài chung cho cả Nam và Nữ) Khi bước vào giảng dạy, giáo viên biên soạn toàn bộ bài tập và giao cho học sinh để nghiên cứu tập   luyện TT Động tác Chú thích tối giản Giẫm   chân   tại   chỗ  kết   hợp   đưa   tay   ra  1 trước,   sang   ngang,  lên trên Nhún   người,   bước  2 sang   trái/phải   kết  hợp tay, cổ Di   chuyển   bước  3 chéo, kết hợp lườn,  đẩy hông Nhún,   đưa   chân   lên  trước/hai   bên   kết  4 hợp   gật   tay   căng  ngực Bước sang trái/phải,  5 chùng   chân,   sau   đó  thu về đẩy hông Vặn   mình   sang  trái/phải,   nâng   gối  6 ép sang hai bên, lên  cao, kết hợp với tay 7 Nhảy co gối về  sau  kết hợp vỗ tay, dang  ngang
  12. 12       Di   chuyển   tiến/lùi  chếch   45o,   đưa   tay  8 song song và vỗ tay Bước đều vỗ tay tại  9 chỗ Chùng   gối,   đặt   gót  luân phiên. Bật nhảy  10 giang tay/đan chéo Bật   nhảy   tại   chỗ  giang   tay,   co   đầu  11 gối,   vỗ   tay   trước  ngực Nhảy lên bước rộng  hơn  vai/co  gối.  Kết  12 hợp tay sang ngang,  lên   trên,   kéo   căng  ngực Bậy nhảy co gối về  sau   luân   phiên   hai  13 chân,   tay   thế   thủ  song song phía trước Chạy   tại   chỗ,   đá  14 chân lăng ra sau
  13. 13 Di   chuyển   ngang,  bước   chéo   chân   ra  15 sau.   Tay   bắt  chéo/dang ngang/vỗ Bật   nhảy   tại   chỗ,  16 tay   dang   ngang/đan  chéo phía trước 3 Ghi chú: Đề nghị các em chủ động tích cực tập luyện ở nhà, nghiên cứu trước   các bài tập thầy chưa thị phạm trên lớp để hình thành sơ bộ động tác. Luyện tập thành   thạo, động tác đẹp các bài đã được hướng dẫn, kết nối liền mạch, nhịp nhàng. Đầu các giờ học, khuyến khích các em đã học bài lên hướng lớp luyện tập, thầy   sẽ sửa sai (nếu có). Chúc các em thành công, đạt yêu cầu khi kết thúc nội dung TDNĐ   này. (Kết thúc phụ lục 1) Qua thực tế triển khai như trên, khi dạy các bài TDNĐ ở trên giáo viên chỉ  giao nhiệm vụ  một lần, học sinh có nhiệm vụ  tập luyện theo kế  hoạch đề  ra;  các buổi học sau giáo viên chỉ  củng cố  bài tập. Nhận thấy các em tiếp thu rất   nhanh và hoàn thiện bài rất sớm, thời gian còn lại trong thời lượng để luyện tập  nâng cao, tinh chỉnh động tác cho đẹp, đúng nhịp điệu toàn nhóm và toàn lớp… 3.2.2. Giao nhiệm vụ tập luyện ngoài giờ học Với thời lượng 2 tiết/tuần, quá trình tự  tập luyện ngoài giờ  rất thấp nên  nếu không giao nhiệm vụ tập luyện ngoài giờ thì hiệu quả cũng như sự kỳ vọng  của bộ môn sẽ không thể thực hiện được. Trong giáo dục thể chất, có rất nhiều bài tập nhằm hướng người tập phát  triển các tố  chất như: Nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo và khéo léo; thông qua các   môn thể thao, các bài tập thể dục thành các phân môn/bài học trên lớp. Khi giảng dạy bất kỳ  động tác, bài tập nào cũng không nằm ngoài mục   đích phát triển các tố chất nói trên, hay nói cách khác, muốn thực hiện được các 
  14. 14 bài tập, động tác, môn học trong chương trình thể dục thì cần phát triển tốt các  tố chất nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo và khéo léo. Thực tế cho thấy, rất nhiều bài tập, động tác học sinh có thể tự thực hiện   ngoài giờ nếu được hướng dẫn và giao nhiệm vụ tập luyện tốt, nó sẽ góp phần  làm giảm gánh nặng cho giờ  dạy truyền thống mà học sinh lại chuẩn bị  được  tâm thế khi bước vào học tập, luyện tập. Ví dụ Phụ lục 2 MỘT SỐ YÊU CẦU BÀI HỌC, CÁC BÀI TẬP CÓ THỂ TẬP LUYỆN NGOÀI GIỜ  NHẰM HỖ TRỢ CHO NỘI DUNG  BÀI DẠY TRÊN LỚP Dạng bài tập Nội dung bài tập Ghi chú ­ Cách cầm vợt, cầm tạ, hình tay tiếp  xúc bóng trong bóng chuyền… Đây   là   các   nội   dung,  ­   Các   kỹ   thuật   di   chuyển   trong   các  Các nội  bài   tập   đơn   giản   mà  nhóm môn… dung, bài tập,  GV   cần   và   nên   giao  ­ Các giai đoạn kỹ  thuật trong các bộ  kỹ thuật,  nhiệm   vụ   cho   học  môn, cách thức thực hiện, động tác môn  sinh nghiên cứu trước  ­ Các  điều luật cơ  bản của các môn  học để học sinh chủ động  học, học tập.. ­ Bài thể  dục nhịp  điệu, thể  dục tay  không..v.v. ­ Bật xa liên tiếp. ­ Bật nhảy tại chỗ  luân phiên 2 chân  Hỗ   trợ   cho   học   tập  Bài tập lên bục cao. các   kỹ   thuật   như  sức nhanh ­ Bài tập nhảy dây nhảy cao, nhảy xa… ­ Nhảy lò có qua vật cản… ­ Bài tập khắc phục trọng lượng bản  thân (co duỗi tay, hít xà đơn, nhảy lò  Chuẩn bị  thể  lực cho  cò một chân…) Bài tập ­ Bài tập khắc phục trong lượng bên  học tập các kỹ  thuật  sức mạnh ngoài (bài tập với các dụng cụ cầm tay   ném  đẩy, các bài tập  vật   nặng:   tạ   tay,   kéo   dây   chun,   sử  sức mạnh tốc độ… dụng lực đối kháng từ bạn tập…)
  15. 15 Dạng bài tập Nội dung bài tập Ghi chú Bài tập Squat Đứng thẳng tay cầm  tạ   đơn,   mắt   nhìn  thẳng,   ngực   hơi  ưỡn và  thẳng  lưng.  Từ  từ  hạ  trọng tâm  Hỗ   trợ   tập   luyện   sức  người   xuống,   sao  bền,   rẵn   chắc   các   cơ  cho   đùi   song   song  cho   luyện   tập   các   bài  với   mặt   đất   và   hít  một   hơi   thật   sâu.  võ cổ truyền… Thở  ra và từ  từ  trở  về   vị   trí   ban   đầu  Bài tập  của   bài   tập.   Lặp   lại   toàn   bộ   động  sức bền tác.Thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp từ  15­20  cái và thời gian nghỉ giữa các hiệp là 30s Chạy bộ Thực   hiện   luyện   tập  chạy   bộ   trên   địa   hình  thôn, xóm, sân vận đông  (nếu có) là  bài  tập  rất  tốt   cho   hệ   cơ,   xương,  Duy trì luyện tập hàng ngày với cự ly tăng  thần kinh, tim mạnh.  dần từ 400, 800, 1500.. ­ Các bài tập uốn dẻo, kéo dãn: Xạc chân,  Làm linh hoạt các khớp,  kéo xà đơn… hỗ   trợ   cho   luyện   tập  Mềm dẻo và TDTT khéo léo ­ Bài tập tâng cầu, tâng bóng…xây dựng  Xây dựng cảm giác, rèn  cảm giác v.v. luyện kỹ năng Các buổi học chính khóa, giáo viên căn cứ  vào yêu cầu giờ  học mà kiểm   tra mức độ  tự  học của từng học sinh, từng nhóm học sinh để  có đánh giá khái  quát, củng cố hoàn thiện bài tập/động tác theo các giai đoạn. Để khích lệ tinh thần nghiên cứu bài trước của học sinh, thì trong mỗi tiết  dạy giáo viên cần lấy tinh thần xung phong lên làm mẫu bài tập/động tác mà  mình học và tập được trước lớp, sau đó giáo viên sửa sai (nếu có) và tiến hành  tập luyện hoàn thiện, nâng cao.
  16. 16 Thông qua hoạt động nói trên, học sinh vừa phát huy được tính tự giác tập  luyện ngoài giờ để hình thành kỹ thuật động tác, vừa học tập lẫn nhau thông qua   quá trình truyền đạt chéo, thể hiện được tinh thần đoàn kết, làm việc theo nhóm,   tạo hứng thú trong luyện tập. 3.2.3. Kiểm tra, đánh giá mức độ tự học, khả năng hoàn thành bài tập Định kỳ giáo viên bộ môn yêu cầu học sinh báo cáo về kết quả luyện tập  của bản thân (thực tế  các bài tập/động tác đã thực hiện được). Thông qua đó  giáo viên có thể đánh giá mức độ tập luyện ngoài giờ của học sinh, góp ý những   vấn đề học sinh còn vướng mắc, điều chỉnh việc tập luyện sao cho phù hợp. Giao nhiệm vụ  và thực hiện nhiệm vụ  là một phần không thể  tách rời   trong dạy học. Quá trình tự  học của học sinh được thể  hiện qua sự tái hiện các  kiến thức, bài tập, kỹ thuật thực hiện được khi giáo viên yêu cầu. Do vậy, giáo  viên cần xây dựng lộ trình, các căn cứ để kiểm tra quá trình tự học của học sinh. Nội dung kiểm tra qua các số liệu tập luyện thực tế hàng ngày ­ Em tập những bài tập nào ?. ­ Khởi điểm đạt thành tích/ kết quả bao nhiêu ?. ­ Đến thời điểm này kết quả ra sao ?. ­ Biểu hiện trạng thái trong cơ thể/ tư duy… như thế nào ?. ­ Cảm quan về giấc ngủ, về ăn uống về việc tập luyện của bản thân ?. ­ Có hứng thú tập luyện hay không ?... Thông qua đó giáo viên có thể kiểm tra đánh giá mức độ  tập luyện ngoài   giờ của học sinh, góp ý những vấn đề học sinh còn vướng mắc, điều chỉnh việc   tập luyện sao cho phù hợp. Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ  nhằm mục đích nhận  định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều  kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong phương pháp  tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự  điều chỉnh cách học, kết hợp đánh giá của thầy với tự  đánh giá của trò.  Liên  quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham  gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng  
  17. 17 lực rất cần cho sự  thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị  cho   học sinh. 3.2.4. Hệ thống lại các kiến thức, kỹ năng động tác/bài tập và kết thúc quá   trình hình thành kiến thức. Sau quá trình tự học, dưới sự hướng dẫn, cung cấp tài liệu của giáo viên,   học sinh đã hình thành khái niệm động tác/bài tập/kiến thức ở một mức độ nhất  đinh. Có thể đang còn sai sót ở một số em, xong đã thể hiện các em đã có nghiên  cứu, học ­ tập trước. Giáo viên phải là người hệ  thống lại các kiến thức, kỹ  năng động tác/bài tập để chuẩn hóa. Khi thực hiện nội dung này giáo viên cần theo dõi, kiểm tra thường xuyên   để tránh sự hình thành kỹ năng động tác/bài tập sai quá lâu dẫn đến khó sửa. 3.2.5. Luyện tập hoàn thiện, nâng cao Khi đã hình thành được kỹ năng bài tập/động tác kỹ  thuật sơ bộ, kết hợp  với củng cố kiến thức, uốn nắn của giáo viên thì sẽ chuyển quan luyện tập hoàn  thiện, nâng cao, hoàn chỉnh bài tập/động tác. Nếu làm tốt các giai đoạn giao nhiệm vụ  nói trên thì quá trình luyện tập  nâng cao rất có lợi vì thời lượng dành cho nó rất nhiều so với phương pháp dạy  truyền thống. Ở  giai đoạn này có thể  vận dụng các phương pháp trò chơi, thi đấu, so   tài…để hoàn chỉnh kiến thức, kỹ/chiến thuật cho học sinh. Thông qua đó có thể  phát hiện các nhân tố điển hình để  bồi dưỡng, tham gia các cuộc thi TDTT của   nhà trường, của ngành như HKPĐ… 4. Phân tích, so sánh Với việc giao nhiệm vụ  học tập cụ  thể, rõ ràng từng bài tập, từng giai  đoạn kỹ  thuật, hay các kiến thức về  luật…mà có tài liệu giáo viên biên soạn  đính kèm, sự  theo dõi, động viên quá trình tập luyện của học sinh, thì quá trình  hình thành kiến thức, kỹ năng vận động, các bài tập, động tác của học sinh rất   nhanh chóng. Năm học 2019­2020, tôi được phân công giảng dạy 2 lớp đó là 10B và  10E. Thông qua các biện pháp đã được nghiên cứu, bản thân đã áp dụng vào lớp  mình giảng dạy song song hai hình thức lên lớp đó là:
  18. 18 Lớp 10E:  Áp dụng hình thức giảng dạy truyền thống, giáo viên lên lớp xây dựng  khái niệm, làm mẫu, tập các bài tập bổ  trợ, tập các giai đoạn kỹ  thuật, hoàn   chỉnh bài tập, củng cố… Lớp 10B:  Áp dụng triệt để  việc giao nhiệm vụ  học tập. Trước mỗi giờ  học, nội   dung học, giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu, nghiên cứu nội dung liên quan   đến nội dung sẽ  thực hiện cũng như  việc giao các nhiệm vụ  tập luyện ngoài   giờ. Giáo viên chỉ  là người hướng dẫn, củng cố, sửa chữa các sai lầm thường  mắc…trong quá trình học tập, tháo gỡ các khó khăn cho học sinh. Thông qua các chỉ số dưới đây để đánh giá mức độ chủ động và hiệu  quả học tập của học sinh: (1) Có thường xuyên luyện tập TDTT hàng ngày. (2) Có thường xuyên tập lại các bài tập, động tác được học trên lớp  ở  ngoài giờ (3) Có nghiên cứu các nội dung đang và sẽ học trong chương trình (4) Có hứng thú mỗi khi đến giờ Thể dục (5) Số học sinh có thể làm cán sự thể dục, điều hành nhóm tập luyện. Kết quả  Tuy số học sinh luyện tập TDTT hàng ngày 10B và 10E tương đương nhau  (10E có nhỉnh hơn) có chơi các môn thể thao ở địa phương, song 4 chỉ số còn lại   thì 10B cao hơn hẳn thể hiện qua bảng, biểu dưới đây: Nội dung Tỉ lệ % các nội dung nói trên/số học sinh được hỏi Lớp (1) (2) (3) (4) (5) 10E (45) 10 22.2 14 31.1 2 4.4 27 60.0 5 11.1 10B (42) 8 19.0 36 85.7 28 66.7 39 92.9 19 45.2
  19. 19 (Số liệu khảo sát năm học 2019­2020) 5. K 100 ết luận Như   vậy,   nhìn   vào   kết   quả   nói   trên,   chúng   ta   có   thể   thấy   hình   thức,   80 phương pháp dạy học sẽ quyết định đến tinh thần, thái độ và hiệu quả của việc   truyền th 60ụ kiến thức, kỹ năng của người dạy đến người học.   10E Trên cùng m 40 ột đ ố i t ượ ng, n ếu chúng ta tác đ ộ ng đúng cách, giao nhi ệm vụ  10B cụ thể rõ ràng từng mảng kiến thức, kỹ năng và yêu cầu học sinh thực hiện trong  20 một khoảng thời gian nhất định, có kiểm tra, đôn đốc thường xuyên việc tự học   của học sinh, có đ 0 ộng viên, khích lệ quá trình tự học…thì hiệu quả rất tốt. 1 2 3 4 5 Giao nhiệm vụ là cách thức tạo ra áp lực cho học sinh luyện tập, vì  trong thời đại này, với sự bùng nổ của các mạng xã hội, ngoài giờ học trên   lớp thì học sinh mất rất nhiều thời gian vào các trang mạng xã hội, quá   trình luyện tập TDTT rèn luyện sức khỏe rất hạn chế. Vì thế, giao nhiệm  vụ và kiểm tra thường xuyên thì mới tạo cho học sinh ban đầu là nhiệm vụ  phải hoàn thành, lâu dần hình thành thói quen luyện tập tốt, góp phần nâng  cao thể lực, sức khỏe cho bản thân. Với việc hoàn thành các nhiệm vụ học   tập ngoài giờ  bằng các bài tập thể  chất rèn luyện thể  lực, các bài tập bổ  trợ…sẽ tạo điều kiện tốt để hoàn thành nội dung bài học trên lớp. VII. KẾT QUẢ Phát huy những ưu điểm của việc giao nhiệm vụ học tập trong dạy học bộ  môn Thể dục, từ năm học 2019­2020 cá nhân tôi và một số đồng nghiệp trong và  ngoài nhà trường đã thực hiện việc áp dụng hình thức, phương pháp này trong  hoạt động dạy học và thu được nhiều kết tốt. Khảo sát đánh giá sự  cần thiết và tính khả  thi của các biện pháp đề  xuất   trong việc giảng dạy bộ  môn trong phạm vi đề  tài này  ở  26 giáo viên Thể  dục   các trường THPT trên địa bàn Thị xã Thái Hòa và Huyện Nghĩa Đàn cho thấy:
  20. 20 Mức độ cần thiết Không  TT Nội dung biện pháp Rất cần  Cần  Bính  cần  thiết thiết thường thiết SL %  SL %  SL %  SL %  Xây dựng ý thức, tinh thần,  1 24 92.3 2 7.7 0 0 0 0 thái độ Hình thành động cơ học tập  2 25 96.2 1 3.8 0 0 0 0 cho học sinh Nắm   được   tình   hình   sức  3 khỏe,   tâm   sinh   lý,   trình   độ  20 76.9 6 23.1 0 0 0 0 vận động của học sinh. Mô phỏng, hệ  thống hóa các  động tác/bài tập/kỹ  thuật để  4 giao   nhiệm   vụ   học   tập  cho  21 80.8 3 11.5 2 7.7 0 0 học   sinh   nghiên   cứu,   tập  luyện. Giao   nhiệm   vụ   tập   luyện  5 24 92.3 2 7.7 0 0 0 0 ngoài giờ học Kiểm   tra,   đánh   giá   mức   độ  6 tự  học, khả  năng hoàn thành  23 88.5 3 11.5 0 0 0 0 bài tập Hệ  thống lại các kiến thức,  kỹ  năng động tác/bài tập và  7 25 96.2 1 3.8 0 0 0 0 kết thúc quá trình hình thành  kiến thức. Luyện tập hoàn thiện, nâng  8 25 96.2 1 3.8 0 0 0 0 cao (Số liệu khảo sát năm học 2020­2021) ­ Thông qua việc áp dung hình thức, phương pháp lên lớp này cho thấy tinh   thần, thái độ  học tập của hoc sinh đối với môn Thể  dục được nâng lên rõ rệt;   học sinh tích cực, chủ động khi tiếp thu và lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng thông  quan giáo viên, qua tìm hiểu thông tin trên mạng. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2