Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh trường THPT DTNT Nghệ An ôn thi TN THPT – phần Kĩ Năng Địa lí đạt kết quả cao
lượt xem 5
download
Đề tài "Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh trường THPT DTNT Nghệ An ôn thi TN THPT – phần Kĩ Năng Địa lí đạt kết quả cao" đã đi sâu nghiên cứu đánh giá thực trạng về kiến thức, kĩ năng thực hành Địa lí trong học tập và thi TN THPT của học sinh hiện nay. Để từ đó giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học phù hợp, nhằm khắc phục các lỗ hổng về kiến thức Địa lí nói chung, kiến thức phần kỉ năng nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh trường THPT DTNT Nghệ An ôn thi TN THPT – phần Kĩ Năng Địa lí đạt kết quả cao
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƢỚNG DẪN HỌC SINH TRƢỜNG THPT DTNT NGHỆ AN ÔN THI TN THPT – PHẦN KĨ NĂNG ĐỊA LÍ ĐẠT KẾT QUẢ CAO LĨNH VỰC: ĐỔI MỚI PPDH, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT DTNT NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƢỚNG DẪN HỌC SINH TRƢỜNG THPT DTNT NGHỆ AN ÔN THI TN THPT – PHẦN KĨ NĂNG ĐỊA LÍ ĐẠT KẾT QUẢ CAO LĨNH VỰC: ĐỔI MỚI PPDH, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Tác giả: Trần Văn Sơn Số điện thoại: 0914124719 Năm học: 2021-2022
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu............................................................................. 2 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 4. Tính mới của đề tài ................................................................................................ 2 5. Đóng góp của đề tài............................................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................... 4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KĨ NĂNG .......................... 4 THỰC HÀNH ĐỊA LÍ .............................................................................................. 4 1.1. Kĩ năng Địa lí ..................................................................................................... 4 1.2. Các dạng kĩ năng Địa lí trong cấu trúc đề thi TN THPT hiện nay .................... 4 Bảng 1.1. Các dạng kĩ năng Địa lí trong cấu trúc đề thi TN THPT hiện nay ........... 4 1.3. Vai trò, tác dụng của việc rèn luyện kĩ năng Địa lí............................................ 5 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HƢỚNG DẪN ÔN THI TN THPT ......................... 6 PHẦN KĨ NĂNG ĐỊA LÍ Ở TRƢỜNG THPT HIỆN NAY .................................... 6 2.1. Thực trạng hƣớng dẫn ôn thi ở một số trƣờng THPT ........................................ 6 2.2. Việc hƣớng dẫn ôn thi tại trƣờng THPT DTNT Nghệ An ................................. 6 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM ÔN THI TN THPT – PHẦN KĨ NĂNG ĐỊA LÍ TẠI TRƢỜNG THPT DTNT NGHỆ AN ............................... 8 3. 1. Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức ôn thi .......................................................... 8 3.1.1. Công tác quản lí............................................................................................... 8 3.1.2. Về phía giáo viên trực tiếp dạy ôn thi ............................................................. 8 3.1.3. Về phía học sinh .............................................................................................. 8 3. 2. Tiến hành khảo sát, phân tích đối tƣợng học sinh............................................. 9 3. 3. Xây dựng nội dung dạy học phù hợp ................................................................ 9 3.4. Nội dung, phƣơng pháp, quy trình, cách thức hƣớng dẫn ôn thi ..................... 10 3.4.1. Nội dung kiến thức kĩ năng trắc nghiệm Địa lí thi TN THPT ...................... 10
- 3.4.2. Phƣơng pháp, quy trình và cách hƣớng dẫn ôn thi kĩ năng trắc nghiệm Địa lí TN THPT ................................................................................. 10 3. 5. Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt động dạy ôn thi ...................................... 21 3. 5.1. Yêu cầu ......................................................................................................... 21 3. 5.2. Mục đích và ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá quá trình ôn thi trắc nghiệm kĩ năng Địa lí ...................................................................................... 21 3. 5.4. Điều chỉnh hoạt động dạy ôn thi .................................................................. 25 CHƢƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................... 26 4. 1. Mục đích .......................................................................................................... 26 4. 2. Nội dung .......................................................................................................... 26 4. 3. Tổ chức thực nghiệm....................................................................................... 26 4. 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 27 4. 4.1. Kết quả định lƣợng ....................................................................................... 27 4.4.2. Kết quả định tính ........................................................................................... 28 4. 5. Ý nghĩa ............................................................................................................ 29 4. 6. Bài học kinh nghiệm ....................................................................................... 30 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................... 31 1. Kết luận ............................................................................................................... 31 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 33 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 34
- DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA THPT Trung học phổ thông THPT DTNT Trung học phổ thông Dân tộc Nội trú PPDH Phƣơng pháp dạy học TN THPT Tốt nghiệp trung học phổ thông SGK Sách giáo khoa KHXH Khoa học xã hội KHTN Khoa học tự nhiên GD – ĐT Giáo dục và đào tạo GDPT Giáo dục phổ thông
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các dạng kĩ năng Địa lí trong cấu trúc đề thi TN THPT hiện nay ........... 4 Bảng 3.1. Các dạng kiến thức kĩ năng Địa lí trong cấu trúc đề thi TN THPT hiện nay ................................................................................................................... 10 Bảng 3.2. Một số hƣớng dẫn cho học sinh khi khai thác và trả lời câu hỏi trắc nghiệm Atlat Địa lí ................................................................................... 11 Bảng 3.3. Nội dung và hƣớng dẫn cụ thể khi sử dụng Atlat để làm bài thi trắc nghiệm ...................................................................................................... 11 Bảng 3.4. phƣơng pháp, quy trình, cách trả lời câu hỏi nhận dạng biểu đồ thích hợp nhất .................................................................................................. 12 Bảng 3.5. Nội dung và hƣớng dẫn cụ thể khi thực hành kĩ năng về cách nhận diện biểu đồ thích hợp nhất theo hình thức trắc nghiệm................................. 13 Bảng 3.6. Phƣơng pháp, quy trình, cách thực hiện lựa chọn phƣơng án trả lời đúng hoặc không đúng (nhận xét về biểu đồ) ................................................. 15 Bảng 3.7. Nội dung và hƣớng dẫn cụ thể khi thực hành kĩ năng về nhận xét biểu đồ theo hình thức trắc nghiệm................................................................. 16 Bảng 3.8. Phƣơng pháp, quy trình, cách thực hiện việc tìm nội dung/tên biểu đồ đã cho ......................................................................................................... 17 Bảng 3.9. Nội dung và hƣớng dẫn cụ thể khi thực hành kĩ năng về tìm nội dung/tên biểu đồ .............................................................................................. 17 Bảng 3.10. Phƣơng pháp, quy trình, cách thực hiện tìm dạng biểu đồ thích hợp nhất từ bảng số liệu .................................................................................. 18 Bảng 3.11. Nội dung và hƣớng dẫn cụ thể khi thực hành kĩ năng về xác định dạng biểu đồ phù hợp nhất với bảng số liệu đã cho ........................................ 19 Bảng 3.12. Phƣơng pháp, quy trình, cách thực hiện việc lựa chọn phƣơng án trả lời đúng với bảng số liệu và yêu cầu của câu hỏi ...................................... 19 Bảng 3.13. Nội dung và hƣớng dẫn cụ thể khi thực hành kĩ năng lựa chọn phƣơng án trả lời đúng với bảng số liệu và yêu cầu của câu hỏi .................... 20 Bảng 3.14. Đề thi trắc nghiệm kĩ năng thực hành Địa lí theo cấu trúc ma trận đề thi minh họa của Bộ GD – ĐT ................................................................... 22 Bảng 4.1. Kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm thực hành kĩ năng Địa lí của các lớp, ngày 10 tháng 4 năm 2022 tại trƣờng THPT DTNT Nghệ An................ 27
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Thứ nhất: kiến thức, kĩ năng thực hành Địa lí là một phần rất quan trọng đối với các em học sinh trong quá trình học tập, thi cử. Trƣớc đây, trong đề thi tốt nghiệp, thi đại học theo hình thức tự luận, điểm thi phần kĩ năng chiếm tỉ lệ ít nhất ba mƣơi phần trăm trên tổng số điểm bài thi; hiện nay khi thi theo hình thức trắc nghiệm, điểm thi phần trắc nghiệm chiếm gần năm mƣơi phần trăm (4,75 điểm/10 điểm). Trên thực tế, kiến thức kĩ năng thực hành Địa lí không khó, nhƣng do học sinh ít quan tâm, số học sinh tham gia thi TN THPT môn Địa lí còn ít, việc dạy và học phần kĩ năng chƣa thực sự bài bản, khoa học nên hiệu quả còn rất hạn chế, kết quả học, thi môn Địa lí chƣa cao, để mất điểm đáng tiếc. Thứ hai: Trong những năm qua, kết quả thi TN THPT trên địa bàn cả nƣớc nói chung, tỉnh Nghệ An và trƣờng THPT DTNT tỉnh nói riêng của môn Địa lí tuy có đƣợc nâng cao nhƣng vẫn còn thấp so với phổ điểm trung bình cả nƣớc, nhất là với các tỉnh có truyền thống học tập, thi cử đỗ đạt. Từ việc phân tích kết quả làm bài thi của các em học sinh, bản thân tôi thấy phần kiến thức kĩ năng Địa lí của các em học sinh còn rất nhiều hạn chế, đây đƣợc xem là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho tổng điểm bài thi môn Địa lí còn thấp. Thứ ba: trƣờng THPT DTNT Nghệ An, một trong năm trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh đƣợc lựa chọn xây dựng thí điểm trƣờng THPT Chất lƣợng cao. Do vậy nhiệm vụ đặt ra cho thầy và trò là hết sức nặng nề, bởi vừa phải thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, vừa thực hiện mục tiêu chất lƣợng chuyên môn mũi nhọn. Thứ tư: Nghệ An luôn thuộc nhóm các tỉnh/thành phố có phổ điểm trung bình thi TN THPT hàng năm vào hàng cao nhất cả nƣớc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thứ hạng đó đang bị thay đổi theo hƣớng giảm xuống, trong khi đó nhiều tỉnh lại có sự bứt phá để vƣợt qua những tỉnh có truyền thống học tập thi cử nhƣ Nghệ An. Trƣớc thực trạng đó, Lãnh đạo ngành giáo dục Nghệ An luôn có các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc để phấn đấu đƣa Nghệ An sớm trở lại tóp những địa phƣơng dẫn đầu về điểm thi TN THPT hàng năm. Một trong những giải pháp đó là tiến hành kí cam kết vấn đề đảm bảo chất lƣợng chuyên môn: Sở Giáo Dục và Đào Tạo – Nhà trƣờng – Giáo viên – học sinh. Là một giáo viên dạy học ở trƣờng THPT DTNT, điều kiện học tập của học sinh tuy không khó khăn, chất lƣợng tuyển sinh đầu vào đã có nhiều tiến bộ, kiến thức phần kĩ năng Địa lí không khó, nhƣng điểm thi thì còn thấp. Điều đó đã làm cho tôi luôn trăn trở. Tôi luôn nghĩ: phải làm thế nào để học sinh đi thi đạt điểm tối đa ở phần thực hành Địa lí để kết quả bài thi cao hơn? Vì vậy, những năm gần đây trong quá trình giảng dạy và ôn thi cho học sinh, tôi đã nghiên cứu và tìm đƣợc cách ôn luyện phù hợp, học sinh biết cách và thích làm các bài thực hành nên kết quả đã đƣợc nâng lên. Việc phân tích, đánh giá kết quả học tập và thi TN THPT 1
- môn Địa lí của học sinh đƣợc tôi nghiên cứu từ năm học 2019 trở lại đây. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và từ thực tiễn dạy ôn thi TN THPT, tôi đã mạnh dạn viết lại kinh nghiệm ôn thi TN THPT: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh trường THPT DTNT Nghệ An ôn thi TN THPT – phần Kĩ Năng Địa lí đạt kết quả cao” 2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Học sinh: việc nghiên cứu đề tài đƣợc triển khai đối với học sinh lớp 12 trƣờng THPT DTNT Nghệ An là chủ yếu và một phần dựa trên kết quả thi TN THPT của học sinh một số trƣờng lân cận. - Thời gian: đề tài đƣợc bản thân tiến hành nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm trong khoảng thời gian khá dài, đặc biệt từ năm học 2019 đến nay. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu - Thống kê: để có đƣợc kết quả nghiên cứu chính xác, khách quan và khoa học, tôi đã tiến hành thống kê lại kết quả thi TN THPT môn Địa lí hàng năm của học sinh trƣờng THPT DTNT Nghệ An. - Phân tích, tổng hợp, đánh giá: trên cơ sở số liệu thống kê về kết quả thi TN THPT môn Địa lí hàng năm để tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá từ đó biết đƣợc phổ điểm trung bình, tỉ lệ điểm đạt đƣợc của học sinh ở các phần kiến thức. - Điều tra, phỏng vấn: để hiểu rõ hơn về thực trạng, nguyên nhân thực trạng, tôi đã tiến hành điều tra, phỏng vấn thêm với học sinh, giáo viên dạy. Mục đích là để cũng cố thêm cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu. - Đúc rút kinh nghiệm quá trình dạy học từ bản thân: thông qua quá trình dạy ôn thi TN THPT, bản thân đã đúc rút một số kinh nghiệm nhƣ biết đƣợc những điểm còn tồn tại, khó khăn của học sinh khi thi TN THPT môn Địa lí, làm thế nào để đạt kết quả thi cao nhất. 4. Tính mới của đề tài - Đây là đề tài đƣợc nghiên một cách bài bản, chi tiết, cụ thể, sát thực trạng, sát đối tƣợng trong một khoảng thời gian dài mà chƣa có tác giả nào đề cập đến. - Hƣớng dẫn học sinh ôn thi phần kĩ năng thực hành Địa lí theo hình thức tự luận đã có nhiều tác giả nghiên cứu, nhƣng hƣớng dẫn học sinh ôn thi phần kĩ năng Địa lí theo hình thức trắc nghiệm thì chƣa có một đề tài nào đƣợc công bố. Việc hƣớng dẫn các em cách ôn thi phần kĩ năng thực hành Địa lí theo hình thức trắc nghiệm đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao kết quả điểm thi TN THPT môn Địa lí nói riêng và thi TN THPT của trƣờng THPT DTNT Nghệ An nói chung. - Đề tài hƣớng nhiều đến đối tƣợng học sinh dân tộc thiểu số, vì các em học sinh trƣờng THPT DTNT Nghệ An có thế mạnh học các môn khoa học xã hội, trong đó có môn Địa lí, nhƣng kĩ năng thực hành Địa lí của các em học sinh lại còn rất nhiều hạn chế. 2
- - Đề tài góp phần tăng cƣờng rèn luyện kĩ năng Địa lí, nhất là rèn kĩ năng theo hình thức trắc nghiệm, góp phần thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực 5. Đóng góp của đề tài - Đề tài đã đi sâu nghiên cứu đánh giá thực trạng về kiến thức, kĩ năng thực hành Địa lí trong học tập và thi TN THPT của học sinh hiện nay. Để từ đó giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học phù hợp, nhằm khắc phục các lỗ hổng về kiến thức Địa lí nói chung, kiến thức phần kỉ năng nói riêng. - Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân nhằm giúp đồng nghiệp, học sinh lớp 12 ôn thi TN THPT – phần kĩ năng Địa lí đạt kết quả cao nhất. - Kết quả nghiên cứu đề tài của tác giả là công sức, tâm huyết, có ý nghĩa thực tiễn cao đƣợc trình bày đơn giản, ngắn gọn, trọng tâm, khoa học, dễ hiểu, dễ thực hiện, nhằm chia sẻ đến đồng nghiệp và học sinh trong quá trình học tập, ôn thi môn Địa lí đạt kết quả cao. - Trên cơ sở nội dung, phƣơng pháp hƣớng dẫn học sinh ôn thi phần kĩ năng Địa lí theo hình thức trắc nghiệm, học sinh sẽ nắm chắc kiến thức kĩ năng thực hành Địa lí để thực hiện trong quá trình học và thi TN THPT mà không bị lúng túng. Những năm gần đây khi đăng kí dự thi TN THPT, có rất nhiều học sinh mặc dù không chuyên nhƣng vẫn đăng kí thi môn Địa lí, kiến thức của các em không thật sự vững chắc, nhất là kiến thức kĩ năng, nhƣng nhờ có sự hƣớng dẫn ôn thi kĩ năng trắc nghiệm Địa lí phù hợp, dễ học, dễ hiểu nên học sinh vẫn có thể ôn thi thuận lợi và đạt kết quả cao ở phần kiến thức kĩ năng Địa lí. - Mặc dầu, đối tƣợng nghiên cứu là học sinh Dân tộc nội trú, nhƣng thực trạng là chung. Do vậy, từ kết quả nghiên cứu, đề tài có thể đƣợc triển khai áp dụng cho các trƣờng THPT khác một cách hiệu quả. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KĨ NĂNG THỰC HÀNH ĐỊA LÍ 1.1. Kĩ năng Địa lí - Kĩ năng Địa lí là một phần quan trọng trong chƣơng trình Địa lí giúp cho học sinh biết cách trình bày biểu đồ, cách phân tích và nhận xét bảng số liệu, cách đọc Atlat địa lí. Trong chƣơng trình GDPT, kĩ năng Địa lí còn đƣợc biết đến với tƣ cách là một dạng năng lực chuyên biệt mà không môn học nào có. - Kĩ năng địa lí đƣợc hình thành và rèn luyện trong nhà trƣờng. Ngƣời học tiếp tục vận dụng để tìm tòi, khám phá các kiến thức mới. Càng vận dụng, kĩ năng càng trở nên thông thạo và trở thành kĩ xảo. Đồng thời, kĩ năng sẽ đƣợc hoàn thiện với những sáng tạo cần thiết để làm giàu kĩ năng. - Kĩ năng địa lí luôn có hai thành phần: tri thức về kĩ năng và hoạt động kĩ năng. Ví dụ: kĩ năng vẽ biểu đồ có các tri thức về biểu đồ (khái niệm biểu đồ, đặc điểm, các loại, chức năng, cách vẽ mỗi loại biểu đồ) và hoạt động vẽ biểu đồ. Thiếu đi một trong hai phần đó, không thể có kĩ năng. Vì vậy, để có đƣợc một kĩ năng địa lí nào đó và rèn luyện có kết qủa kĩ năng đó, ngƣời học cần phải có hiểu biết về kĩ năng và hoạt động để rèn kĩ năng. 1.2. Các dạng kĩ năng Địa lí trong cấu trúc đề thi TN THPT hiện nay Theo cấu trúc đề thi TN THPT năm 2021 và đề minh họa theo cấu trúc 2022, đề thi phần kĩ năng có 19 câu hỏi, trong đó có 15 câu atlat địa lí 12 và 04 câu về bảng số liệu và biểu đồ. Nội dung kiến thức kĩ năng rất rõ ràng, dễ hiểu, dễ học, ngay cả với các em học sinh không chuyên địa nhƣng vẫn chọn địa lí là môn thi TN THPT cũng khá dễ học. Tổng điểm cho phần thi kĩ năng địa lí là 4,75 điểm (19 câu hỏi). Bảng 1.1. Các dạng kĩ năng Địa lí trong cấu trúc đề thi TN THPT hiện nay Loại kĩ năng Nội dung Số câu Atlat Địa lí Việt Nam - Xác định vị trí của đối tƣợng 15 - Xác định giá trị của đối tƣợng Bảng số liệu và biểu - Nhận dạng/lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất. đồ lớp 11 và lớp 12 - Nhận xét bảng số liệu. 04 - Nhận xét biểu đồ. - Đặt tên/nội dung biểu đồ. 4
- 1.3. Vai trò, tác dụng của việc rèn luyện kĩ năng Địa lí - Trong môn Địa lí, kiến thức kĩ năng Địa lí là một phần rất quan trọng và không thể thiếu. Thông qua nội dung kiến thức kĩ năng thực hành sẽ làm cho ngƣời học vừa hiểu đƣợc kiến thức lí thuyết lại vừa biết cách vận dụng kiến thức đó vào các tình huống thực hành cụ thể. Khi ngƣời học đã có các kĩ năng thực hành Địa lí thông thạo, ngƣời học sẽ biết cách dựa vào các dạng kênh hình để khai thác, tìm hiểu về các tri thức Địa lí. Thông qua việc rèn luyện kĩ năng Địa lí, ngƣời học sẽ rèn đƣợc cho mình những năng lực đặc thù nhƣ khái quát hóa, phân tích, tổng hợp, lí giải, đánh giá, tƣ duy không gian lãnh thổ. Theo kinh nghiệm của bản thân, với một ngƣời có kĩ năng Địa lí tốt, thông thƣờng sẽ là những ngƣời có tƣ duy tốt. Đây là một điều đặc biệt, giúp chúng ta có thể vận dụng kiến thức kĩ năng Địa lí vào thực tế cuộc sông rất hữu ích. - Trong kì thi TN THPT hiện hành, điểm thi cho phần thi kĩ năng thực hành Địa lí chiếm 4,75 điểm trên tổng điểm toàn bài (tƣơng đƣơng 19 câu hỏi). Nội dung kiến thức kĩ năng trắc nghiệm thực hành Địa lí thật sự không khó, nhƣng đa phần học sinh không đƣợc học, ôn thi bài bản nên điểm thi thƣờng không cao, nhất là ở phần thi kĩ năng. Do vậy, nếu giáo viên có phƣơng pháp, nội dung ôn thi ở phần kiến thức kĩ năng hợp lí, học sinh có kiến thức cơ bản vững chắc và đƣợc rèn luyện thƣờng xuyên thì kết quả thi của các em sẽ cao, làm cho tổng điểm bài thi môn Địa lí sẽ đƣợc nâng dần lên qua từng năm. 5
- CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HƢỚNG DẪN ÔN THI TN THPT PHẦN KĨ NĂNG ĐỊA LÍ Ở TRƢỜNG THPT HIỆN NAY 2.1. Thực trạng hƣớng dẫn ôn thi ở một số trƣờng THPT Địa lí có thƣờng ít học sinh đăng kí dự thi, thời gian tổ chức ôn thi không nhiều, học sinh cũng chƣa thật sự tập trung trong ôn thi, sự quan tâm của gia đình phụ huynh với môn Địa lí chƣa cao. Phần lớn thầy cô giảng dạy môn Địa lí ít có điều kiện dạy thêm cho học sinh, vì xuất phát từ nhu cầu thực tế. Bản thân thầy cô, vẫn có nhiều ngƣời xem rằng môn dạy của mình vẫn là môn phụ nên rất ít đầu tƣ cho chuyên môn nên việc ôn thi của giáo viên không đƣợc tổ chức bài bản, nhất là phần kiến thức kĩ năng. Có nhiều giáo viên không đƣợc dạy ôn thi một cách liên tục nên kinh nghiệm ôn thi có phần hạn chế. Từ thực tế trên dẫn đến hiện tƣợng, mỗi nơi một cách làm, mỗi giáo viên có một cách ôn thi khác, học sinh chƣa đƣợc trang bị một cách đầy đủ và hệ thống về kiến thức kiến thức, kĩ năng thực hành Địa lí. Kết quả làm cho điểm thi môn Địa lí nói chung và điểm thi ở phần kĩ năng còn thấp. 2.2. Việc hƣớng dẫn ôn thi tại trƣờng THPT DTNT Nghệ An Đặc điểm đối tƣợng học sinh: học sinh khối 12 trƣờng THPT DTNT Nghệ An hàng năm có số lƣợng khoảng 186 em, tuy nhiên chỉ có khoảng hơn 1/3 số em dự thi các môn Tổ hợp khoa học xã hội, trong đó có môn Địa lí. Thực tế trong những em dự thi các môn thuộc Tổ hợp khoa học xã hội, có nhiều em có năng lực học tập không cao, tƣ duy, hiểu biết hạn chế, nhất là các em học sinh ngƣời dân tộc thiểu số đặc biệt ít ngƣời, nên việc truyền đạt kiến thức cho các em gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vậy, với các em học sinh nhƣ thế, giáo viên dạy ôn thi cần phải xây dựng đƣợc nội dung và cách học cũng nhƣ ôn thi cho học sinh một cách chi tiết, cụ thể, dễ học, dễ hiểu thì mới hi vọng có kết quả tốt. Phần kiến thức kĩ năng trắc nghiệm Địa lí tuy không khó, nhƣng với các em nếu không đƣợc rèn luyện, rèn luyện không đúng cách, không đúng đối tƣợng thì kết quả đạt đƣợc cũng rất thấp. Truyền thống, cách thức tổ chức ôn thi: mặc dù đối tƣợng học sinh Dân tộc nội trú có nhiều điểm hạn chế so với học sinh trƣờng ngoài, tuy nhiên nhờ có truyền thống, cách thức tổ chức ôn thi bài bản, sát đối tƣợng nên kết quả điểm thi TN THPT ở môn Địa lí, nhất là phần kĩ năng thƣờng rất cao. Việc tổ chức ôn thi TN THPT tại trƣờng THPT DTNT Nghệ An đƣợc tiến hành nhƣ sau: +) Dài hạn, từ lớp 10 đến lớp 12: nhà trƣờng tổ chức ôn thi ngay từ lớp 10, theo mô hình ôn thi chuyên; học ngày hai buổi và có thêm buổi tăng cƣờng. Đầu tƣ nhiều thời gian để giảng dạy kiến thức cho học sinh. Cách duy nhất để giúp học sinh DTNT tiến bộ hàng ngày trong học tập đó chính là đƣợc học nhiều, ôn thƣờng xuyên, thi thử liên tục. 6
- +) Năm lớp 12: về thời gian, nhà trƣờng, giáo viên duy trì ba ca học trong ngày. Về nội dung, phƣơng pháp ôn thi cho học sinh: Bước 1: dạy kiến thức cơ bản và các kiến thức vận dụng theo từng bài/chủ (giáo viên chú ý cho học sinh đọc và tìm các tình huống vận dụng từ trong SGK) . Sau mỗi bài sẽ có phần luyện tập trả lời câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm. Bước 2: phân tích cấu trúc đề thi TN THPT của năm trƣớc và luyện đề: đề thi minh họa, đề chính thức, đề thi của các trƣờng THPT, đề giáo viên tự ra. Bước 3: phân tích cấu trúc đề thi minh họa năm mới, ra đề thi và luyện đề theo cấu trúc mới. +) Phần kiến thức kĩ năng thực hành Địa lí: Đối với những học sinh chuyên về Tổ hợp KHXH, phần kiến thức lí thuyết kĩ năng thực hành Địa lí đƣợc rèn luyện theo ba giai đoạn: giai đoạn 1, ở lớp 10 giáo viên dạy để học sinh tiếp cận các dạng bài tập kĩ năng cơ bản có trong chƣơng trình SGK; giai đoạn 2, ở lớp 11 giáo viên tiến hành biên soạn nội dung chi tiết, cụ thể về các dạng bài tập kĩ năng thực hành từ lí thuyết đến bài tập để dạy cho học sinh nắm bắt kiến thức và hoạt động kĩ năng từ cơ bản đến nâng cao, từ tự luận đến trắc nghiệm.; giai đoạn 3, ở lớp 12 giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức (tri thức) về kĩ năng thực hành Địa lí đƣợc học ở lớp 11 vận dụng vào việc giải quyết nội dung, câu hỏi bài tập trắc nghiệm thực hành Địa lí nhƣ xác định các dạng câu hỏi trắc nghiệm kĩ năng, cách làm từng dạng câu hỏi nói trên,.. Đối với học sinh không chuyên nhƣng chọn thi Tổ hợp KHXH có môn Địa lí thì giáo viên vẫn thực hiện đúng quy trình, nhƣng rút ngắn thời gian, tổng hợp kiến thức theo bẳng để học sinh dễ dàng trong việc học kiến thức lí thuyết cơ bản, sau đó mới vận dụng để trả lời câu hỏi kĩ năng theo hình thức trắc nghiệm. 7
- CHƢƠNG 3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM ÔN THI TN THPT – PHẦN KĨ NĂNG ĐỊA LÍ TẠI TRƢỜNG THPT DTNT NGHỆ AN 3. 1. Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức ôn thi 3.1.1. Công tác quản lí Để đảm bảo cho công tác dạy và học được thuận lợi, hiệu quả, nhà trường đã tiến hành: - Xây dựng biên chế lớp học theo năng lực, theo nguyện vọng đăng kí Tổ hợp thi TN THPT ngay từ khi mới vào lớp 10. - Chuẩn bị và bố trí đầy đủ về cơ sở vật chất nhƣ phòng học, thiết bị hỗ trợ để quá trình dạy và học ôn thi đƣợc hiệu quả tốt nhất. - Phân công đội ngũ giáo viên giảng dạy, ôn thi TN THPT hàng năm đƣợc nhà trƣờng cân nhắc, lựa chọn các giáo viên có đầy đủ năng lực, nhiệt huyết, kinh nghiệm tham gia giảng dạy. Hiện tại ở trƣờng THPT DTNT Nghệ An, môn Địa lí có ba thầy cô tham gia giảng dạy, tất cả thầy cô đều đƣợc đào tạo bài bản, có kinh nghiệm, nhiệt huyết, tận tâm với công việc nên khi đƣợc giao nhiệm vụ tất cả đều hoàn thành mục tiêu đề ra. - Xây dựng các cơ chế chính sách, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và giáo viên trực tiếp giảng dạy ôn thi. - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động tổ chức dạy ôn thi từ Ban giám hiệu nhà trƣờng đến giáo viên dạy cũng nhƣ việc học của học sinh. 3.1.2. Về phía giáo viên trực tiếp dạy ôn thi - Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy chi tiết, nghiêm túc, khoa học để chủ động trong tổ chức hoạt động dạy học và học sinh học tập đƣợc hiệu quả hơn. - Xây dựng nguồn tƣ liệu, học liệu phong phú, đa dạng, cập nhật (sát với hƣớng dẫn thi của Bộ GD - ĐT) để học sinh dễ dàng tiếp cận với việc ôn thi. - Trong điều kiện dịch bệnh bùng phát và diễn biến phức tạp; những thành tựu về khoa học công nghệ trong lĩnh vực giáo dục, dạy học liên tục phát triển. Vì thế đã có nhiều thời điểm, bản thân giáo viên đã tiến hành tổ chức dạy học, ôn thi cho học sinh trên các nền tảng số khác nhau và bƣớc đầu đã mang lại hiệu ứng, kết quả tốt. 3.1.3. Về phía học sinh - Học sinh cần chủ động xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân trên cơ sở kế hoạch của nhà trƣờng, kế hoạch của giáo viên, điều kiện thực tế của nhà trƣờng cũng nhƣ của bản thân mỗi học sinh. 8
- - Mỗi học sinh cần trang bị máy tính cầm tay, Atlat Địa lí 12, thƣớc kẻ, bút chi, compa và các đồ dùng học tập khác để thuận tiện cho việc học tập. - Hiện nay, trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp nên nhiều trƣờng, nhiều thời điểm phải tổ chức dạy học trực tuyến; cùng với đó là sự bùng nổ của công nghệ thông tin, với việc ra đời các ứng dụng điện tử để phục vụ dạy học, kiểm tra đánh giá nên học sinh cần đầu tƣ máy tích xách tay, máy tính bảng, máy điện thoại thông minh để hỗ trợ cho việc học một cách hiệu quả hơn. 3. 2. Tiến hành khảo sát, phân tích đối tƣợng học sinh Khảo sát, phân tích đối tƣợng học sinh là việc làm rất cần thiết, vì thông qua việc làm này giáo viên sẽ nắm đƣợc số lƣợng, mức độ hiện có về các kiến thức kĩ năng địa lí phục vụ cho học tập, thi TN THPT môn Địa lí. Hoạt động khảo sát, phân tích đối tƣợng học sinh phải đƣợc tiến hành bài bản, khoa học để giáo viên nắm đƣợc chính xác về số lƣợng, thực trạng, nhu cầu của học sinh. Đây chính là cơ sở cho việc xây dựng nội dung và kế hoạch, phƣơng pháp dạy ôn thi của giáo viên. Về hoạt động khảo sát, phân tích đối tƣợng học sinh đƣợc tiến hành ở hai cấp độ: trƣớc hết là nhà trƣờng tiến hành khảo sát, phân loại học sinh dựa trên năng lực, nguyện vọng thi theo Tổ hợp xét TN THPT. Sau đó ở cấp độ từng lớp, giáo viên dạy sẽ có khảo sát chi tiết để nhằm mục đích phân loại, đánh giá năng lực học sinh nói chung và năng lực về kĩ năng Địa lí nói riêng. 3. 3. Xây dựng nội dung dạy học phù hợp Xây dựng nội dung dạy học là công việc hết sức quan trọng, đây vừa là căn cứ khoa học để giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy học sát chƣơng trình, sát đối tƣợng học sinh, đồng thời có ảnh hƣởng quyết định đến kết quả ôn thi của các em học sinh. Nội dung dạy học ở đây đƣợc xác định là dạy cái gì cho học sinh biết và dạy cái gì để học sinh đi thi. Việc xác định (xây dựng) nội dung dạy học sẽ đƣợc giáo viên căn cứ vào các cơ sở sau: Một là: giáo viên cần dựa vào chƣơng trình dạy học môn học đƣợc Bộ Giáo dục – Đào tạo quy định hàng năm. Một vài năm trở lại đây, Bộ giáo dục – Đào tạo có các điều chỉnh về nội dung dạy học một mặt nhằm điều chỉnh các nội dung kiến thức trùng lặp, kiến thức khó; mặt khác, nhằm thích ứng với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, học sinh không có nhiều điều kiện để học trực tiếp (học online). Hai là: đối với nội dung kiến thức kĩ năng Địa lí, giáo viên cần nắm đƣợc các dạng kĩ năng Địa lí cơ bản trong trƣờng THPT và những kiến thức kĩ năng liên quan đến thi TN THPT để giảng dạy và ôn thi cho học sinh. Tiến hành phân loại các dạng kiến thức kĩ năng để dạy cho học sinh một cách bài bản từ lí thuyết đến thực hành, theo hình thức tự luận cũng nhƣ theo hình thức trắc nghiệm Địa lí. Ba là: giáo viên cần biết đƣợc trong phần kĩ năng trắc nghiệm Địa lí, học sinh của mình đã biết cái gì, thiếu cái gì, phần kiến thức nào tốt, phần kiến thức nào chƣa tốt để từ đó chủ động điều chỉnh nội dung dạy học sao cho phù hợp với từng 9
- đối tƣợng học sinh. Cách làm nhƣ sau: giáo viên xây dựng một bài kiểm tra kĩ năng trắc nghiệm Địa lí theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD – ĐT, gồm 15 câu Atlat Địa lí 12 và 04 câu về bảng số liệu, biểu đồ (tổng 19 câu). Học sinh làm bài trong khoảng thời gian 20 – 24 phút. Sau khi làm bài xong, giáo viên tiến hành chấm và cho điểm. Chấm xong, giáo viên tiến hành phân tích kết quả làm bài của cả lớp, từng em để tìm ra lỗ hổng về kiến thức kĩ năng trắc nghiệm Địa lí, từ đó giáo viên tìm cách khắc phục tồn tại cho học sinh, bản thân học sinh cũng biết điểm yếu của mình để tự khắc phục lỗi dần dần. 3.4. Nội dung, phƣơng pháp, quy trình, cách thức hƣớng dẫn ôn thi Muốn giúp cho học sinh đạt điểm tối đa trong phần thi kiến thức kĩ năng trắc nghiệm môn Địa lí, trƣớc hết giáo viên phải cho học sinh biết đƣợc các em phải học cái gì (thi cái gì thì học cái đó) và học nhƣ thế nào (cách học đơn giản, ngắn gọn và hiệu quả cho tất cả các đối tƣợng chuyên và không chuyên môn Địa lí). 3.4.1. Nội dung kiến thức kĩ năng trắc nghiệm Địa lí thi TN THPT Trên cơ sở phân tích cấu trúc đề thi minh họa của Bộ GD – ĐT những năm gần đây, nội dung ôn và thi phần kiến thức kĩ năng trắc nghiệm Địa lí tập trung vào các vấn đề sau đây: Bảng 3.1. Các dạng kiến thức kĩ năng Địa lí trong cấu trúc đề thi TN THPT hiện nay Dạng kĩ năng Nội dung 1. Atlat Địa lí Việt Nam - Xác định vị trí của đối tƣợng - Xác định giá trị của đối tƣợng 2. Bảng số liệu và biểu đồ - Nhận dạng/lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất. lớp 11 và lớp 12 - Nhận xét bảng số liệu. - Nhận xét biểu đồ. - Đặt tên/nội dung biểu đồ. Việc xác định nội dung, phân loại các kiến thức trắc nghiệm kĩ năng thực hành Địa lí có ý nghĩa vô cùng quan trong đối với cả ngƣời dạy và ngƣời học. Vì từ đây chúng ta có thể rút ngắn thời gian ôn thi, xác định trọng tâm kiến thức ôn thi, tránh việc ôn thi tràn lan không hiệu quả. 3.4.2. Phƣơng pháp, quy trình và cách hƣớng dẫn ôn thi kĩ năng trắc nghiệm Địa lí TN THPT 3.4.2.1. Kĩ năng trắc nghiệm Atlat Địa lí Việt Nam Phƣơng pháp, quy trình, cách thức thực hiện: Đối với giáo viên dạy: 10
- Bƣớc 1: Giới thiệu về nội dung, cấu trúc Atlat Địa lí Việt Nam để học sinh nắm vững kiến thức. Bƣớc 2: Hƣớng dẫn quy trình, một số lƣu ý cho học sinh trƣớc khi làm bài thi. Bƣớc 3: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh (làm bài thi theo cấu trúc đề minh họa). Bƣớc 4: Chấm điểm, phân tích, nhận xét bài làm của học sinh. Bƣớc 5: Giúp học sinh trả lời các thắc mắc, băn khoăn: các dạng câu hỏi, những điều cần lƣu ý khi làm bài thi, những điểm cần rút kinh nghiệm,.. Đối với học sinh: Bảng 3.2. Một số hướng dẫn cho học sinh khi khai thác và trả lời câu hỏi trắc nghiệm Atlat Địa lí Nhiệm vụ Các bƣớc khai thác và trả lời câu hỏi trắc nghiệm Atlat Địa lí - Thƣờng xuyên làm việc (tƣơng tác) Bƣớc 1: Đọc, phân tích và nghiên cứu với cuốn Atlat Địa lí Việt Nam. câu hỏi để biết yêu cầu của câu hỏi, từ - Nắm đƣợc nội dung, cấu trúc cơ bản đó đƣa ra phƣơng án trả lời tốt nhất. của Atlat. Bƣớc 2: Mở đúng trang Atlat theo hƣớng - Nắm vững những điều cần lƣu ý khi sử dẫn trong đề để tìm kiếm, xác định, đo dụng (khai thác) Atlat Địa lí mà giáo tính đúng (vị trí, giá trị) đối tƣợng Địa lí viên đã hƣớng dẫn. theo yêu cầu. Khi tìm kiếm đối tƣợng, cần quan sát bảng chú giải để biết kí hiệu - Tăng cƣờng, thƣờng xuyên luyện tập, (chung, riêng) của đối tƣợng Địa lí. thực hành trả lời các câu hỏi trắc nghiệm Atlat để rèn kiến thức, kĩ năng. Lưu ý: cần trả lời đúng, thao tác nhanh để chủ động thời gian làm bài thi. Nội dung và hƣớng dẫn cụ thể khi sử dụng Atlat để làm bài thi trắc nghiệm: Bảng 3.3. Nội dung và hướng dẫn cụ thể khi sử dụng Atlat để làm bài thi trắc nghiệm Học sinh cần lƣu ý khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam - Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB GDVN phát hành. - Xem bảng chú giải (chung, riêng) để biết kí hiệu của các đối tƣợng địa lí. - Lật (mở) đúng trang Atlat cần tìm đối tƣợng Địa lí. - Quan sát thật kĩ để xác định đúng vị trí đối tƣợng cần tìm. - Khi xác định giá trị của đối tƣợng Địa lí theo yêu cầu, cần tiến hành đo tính tỉ lệ, giá trị quy đổi chính xác. Các dạng câu hỏi Atlat trong đề thi TN THPT theo hình thức trắc nghiệm 11
- Dạng 1. Xác định vị trí địa lí của đối tƣợng địa lí cần tìm Ví dụ. (Câu 47 – Mã đề thi 301 – đề thi TN THPT 2021) Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây có khu kinh tế ven biển? A. Vĩnh Long. B. Cà Mau. C. Đồng Tháp. D. Long An. Hƣớng dẫn giải: - Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, trang 17. - Xem chú giải để biết kí hiệu Khu kinh tế ven biển – Atlat, trang 03 (kí hiệu: nhà máy và màu xanh nước biển đặt trong hình vuông). - Ta nhìn thấy kí hiệu được đặt trên phạm vi lãnh thổ Cà Mau. - Lưu ý thêm, trên bản đồ thì Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An không tiếp giáp biển. Chọn đáp án: B Dạng 2. Xác định giá trị của đối tƣợng địa lí Ví dụ. (Câu 47 – đề thi TN THPT 2022) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao trên 2500m? A. Kon Ka Kinh. B. Ngọc Krinh. C. Ngọc Linh. D. Chƣ Pha. Hƣớng dẫn giải: - Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, trang 14. - Các đỉnh núi trên thuộc miền tự nhiên: Nam Trung Bộ và Nam Bộ. - Độ cao: Kon Ka Kinh (1761 m), Ngọc Krinh (2025 m), Ngọc Linh (2598 m), Chư Pha (922 m). Chọn đáp án: C 3.4.2.2. Kĩ năng trắc nghiệm biểu đồ Kĩ năng nhận dạng biểu đồ thích hợp nhất (không phải vẽ) từ bảng số liệu Phƣơng pháp, quy trình, cách thức thực hiện: Bảng 3.4. phương pháp, quy trình, cách trả lời câu hỏi nhận dạng biểu đồ thích hợp nhất Đối với giáo viên dạy Đối với học sinh Bƣớc 1: phân loại và cho học sinh nhận Nhiệm vụ, yêu cầu: diện đƣợc hình thức các loại biểu đồ cơ - Nắm chắc kiến thức về các dạng biểu bản. đồ cơ bản và chức năng thể hiện của Bƣớc 2: giúp học sinh biết đƣợc chức từng loại biểu đồ. 12
- năng thể hiện của từng loại biểu đồ. - Vận dụng kiến thức (tri thức) về biểu Bƣớc 3: hƣớng dẫn học sinh thực hành đồ để tiến hành các hoạt động về biểu kĩ năng biểu đồ: đồ nhƣ vẽ, nhận định biểu đồ thích hợp nhất cho từng bảng số liệu và yêu cầu - Trình bày những tri thức về biểu đồ. của câu hỏi. - Thực hành hoạt động kĩ năng về biểu Quy trình thực hiện: đồ. Bƣớc 1: đọc, phân tích câu hỏi để xác định nhiệm vụ thông qua đặc điểm bảng số liệu, yêu cầu của câu hỏi. Bƣớc 2: vận dụng kiến thức lí thuyết về kĩ năng thực hành Địa lí để đƣa ra quyết định lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất. Nội dung và hƣớng dẫn cụ thể khi thực hành kĩ năng về cách nhận diện biểu đồ thích hợp nhất theo hình thức trắc nghiệm: Bảng 3.5. Nội dung và hướng dẫn cụ thể khi thực hành kĩ năng về cách nhận diện biểu đồ thích hợp nhất theo hình thức trắc nghiệm Dạng Chức năng thể hiện Ví dụ biểu đồ Thƣờng dùng thể hiện VD 1. Cho bảng số liệu: so sánh giữa các đối SLL của ĐBSH và ĐBSCL giai đoạn 2010 – 2017 tƣợng hoặc thể hiện cơ (đv: nghìn tấn) cấu (chồng) thành phần của một tổng thể. Năm 2010 Năm 2015 Năm 2017 ĐBSH 6596,8 6517,6 5887,4 Cột ĐBSCL 21595,6 25583,7 23609,0 Theo BSL, để so sánh sản lƣợng lúa ĐBSH và ĐBSCL giai đoạn 2010 – 2017, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A.Đƣờng. B. Tròn. C. Cột. D. Kết hợp. Chọn đáp án: C - Thể hiện sự thay đổi VD 1. Cho bảng số liệu: của một hoặc vài đối DT rừng trồng mới tập trung phân theo loại rừng tƣợng với mốc thời giai đoạn 2010 – 2017 (đv: nghìn ha) Đƣờng gian từ 4 năm trở lên. Năm Năm Năm Năm 2010 2013 2015 2017 - Từ khóa câu hỏi: vẽ 13
- BĐ biểu diễn, đồ thị, Rừng SX 225,9 228,7 249,4 275,0 tốc độ tăng trƣởng..của một hoặc Rừng PH 31,1 15,3 25,9 15,1 vài đối tƣợng nào đó, Rừng ĐD 4,6 1,2 4,1 2,1 ta chọn BĐ đƣờng. - Nếu BĐ thể tốc độ Theo BSL, để thể hiện tốc độ tăng trƣởng DT tăng trƣởng, nhƣng rừng trồng mới tập trung phân theo loại rừng giai BSL còn là BSL thô đoạn 2010 – 2017, dạng BĐ nào sau đây thích hợp thì ta tiến hành xử lí số nhất? liệu, năm gốc = 100% A. Cột. B. Tròn. C. Miền. D. Đƣờng. (tự luận). Chọn đáp án: D - Thể hiện động lực VD 1. Cho bảng số liệu: phát triển và tƣơng SL khách và doanh thu du lịch nước ta giai đoạn quan về độ lớn giữa 2010 – 2017 các đối tƣợng địa lí. Năm Năm Năm Năm - Cách nhận diện: theo 2010 2012 2015 2017 yêu cầu câu hỏi và thông tin BSL (ít nhất D.thu 28,9 37,4 44,7 54,3 Kết 4 năm, 2 đối tƣợng; 2 (nghìn tỉ đồng) hợp loại đơn vị khác nhau). Khách nội địa 57,9 70 102 132,8 (nghìn lượt) Khách quốc tế 8,6 9,5 11,9 13,7 (nghìn lượt) A. Cột. B. Kết hợp. C. Miền. D. Đƣờng. Chọn đáp án: B - Thể hiện quy mô, cơ VD 1. Cho bảng số liệu: cấu các đối tƣợng địa Hiện trạng sử dụng đất nước ta năm 2012 và 2017 lí. (đv: nghìn ha) - BSL có dạng: 2, 3 Loại đất Năm 2012 Năm 2017 năm; yêu cầu thể hiện Đất SXNN 10151,1 11508,0 cơ cấu và quy mô, ta Tròn sẽ chọn BĐ tròn. Đất lâm nghiệp 15373,1 14910,5 - BSL có dạng: thành Đất chuyên dùng 1846,8 1874,3 phần trong tổng thể. Đất ở 690,9 714,9 Đất khác 5033,2 4115,9 Tổng 33095,1 33123,6 Theo BSL, để thể hiện cơ cấu sử dụng đất của 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 274 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 175 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 22 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 37 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn