Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở những trường THPT có chất lượng đầu vào thấp
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở những trường THPT có chất lượng đầu vào thấp" nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng cũng như của địa phương miền núi cao nói chung thì các thầy cô giáo ngoài nhiệt tâm với nghề thì cần phải không ngừng tìm tòi, phát hiện và chia sẻ những kinh nghiệm, bài học mà chính bản thân mình trải nghiệm, chiêm nghiệm từ thực tế dạy học mà rút ra được.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở những trường THPT có chất lượng đầu vào thấp
- Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Chất lượng học sinh giỏi và chất lượng mũi nhọn của một trường góp phần không nhỏ tạo nên thương hiệu của ngôi trường đó nói riêng và thương hiệu của ngành GD địa phương đó nói chung. Nó góp phần tạo động lực học tập cho các thế hệ học sinh và đặc biệt là tạo nên sự tin tưởng, niềm tin yêu của phụ huynh và xã hội vào ngôi trường đó và nền GD của địa phương để từ đó họ yên tâm gửi gắm con em mình cho nhà trường. Đối với các huyện miền núi cao như Kỳ Sơn, Tương Dương việc thu hút được học sinh, đặc biệt là những học sinh có tố chất vào học cấp THPT gặp vô vàn những khó khăn, thách thức. Vấn đề cấp thiết đặt ra đó là, những người làm GD, các thầy cô giáo vùng cao ngoài nhiệm vụ vận động thu hút học sinh đến trường thì còn cần phải chứng minh được rằng học sinh khi đến trường sẽ được học tập tốt nhất, hiệu quả cao và đạt được chất lượng thật sự. Và còn phải chứng minh được lợi ích bền vững và lâu dài của việc học tập từ đó dần dần tạo được niềm tin để phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình ở lại học tập góp phần giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội, góp phần nâng cao dân trí và nâng cao vị thế, uy tín của các nhà giáo nói riêng và ngành GD nói chung. Bồi dưỡng HSG là vấn đề không mới, đặc biệt là đối với các trường trọng điểm CLC ở miền xuôi, nhưng đó lại là vấn đề không hề dễ và là bài toán khó mà nhiều thế hệ quản lí và giáo viên các trường có điểm đầu vào thấp như Tương Dương, Kỳ Sơn loay hoay mãi mà chưa tìm ra đáp án hiệu quả nhất. Ở đây không thể bê nguyên xi và áp dụng máy móc các phương pháp, kinh nghiệm của các trường miền xuôi được. Mà đòi hỏi các giáo viên phải vận dụng kết hợp và có những phương pháp, cách làm phù hợp, phải có lộ trình lâu dài , sự mạnh dạn, kiên trì thực hiện. Đồng thời còn cần có sự thấu hiểu, sẻ chia của các cấp quản lí để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường như đã nói đạt kết quả cao. Bởi vì người giáo viên ở đây nhiều lúc phải vừa dạy vừa dỗ, phải biết kích thích, khai mở, giải thích, vận động, phát hiện, động viên, hướng dẫn, bồi dưỡng, quan tâm sát cánh, đồng sức đồng lòng với học trò. Với những lý do trên bản thân tôi mạnh dạn đề xuất “Một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở những trường THPT có chất lượng đầu vào thấp”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng cũng như của địa phương miền núi cao nói chung thì các thầy cô giáo ngoài 1
- nhiệt tâm với nghề thì cần phải không ngừng tìm tòi, phát hiện và chia sẻ những kinh nghiệm, bài học mà chính bản thân mình trải nghiệm, chiêm nghiệm từ thực tế dạy học mà rút ra được. Dạy học ở miền núi cao xưa nay đã là một công việc khó khăn đòi hỏi “ những người gieo chữ” phải có một niềm yêu trẻ và sự hy sinh cống hiến thì việc phát hiện và bồi dưỡng những em có tiềm năng, thấu hiểu và làm chỗ dựa chắc chắn để các em phát huy hết năng lực, phẩm chất của mình lại càng là một việc khó khăn bội phần nhưng rất cần thiết phải làm. Mặc dù với kiến thức hạn hẹp nhưng bản thân tôi muốn đề xuất, chia sẻ, trao đổi một số kinh nghiệm, để mong được học tập lẫn nhau, hy vọng bản sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp ích được ít nhiều cho các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên trẻ khi được giao nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở những trường THPT có chất lượng đầu vào thấp 3. Đối tượng nghiên cứu đề tài Học sinh đầu cấp THPT đặc biệt là học sinh ở các lớp CLC của trường, những học sinh có tố chất và yêu thích môn Ngữ Văn; những em được tuyển chọn vào đội tuyển HSG của trường những năm gần đây. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Đề tài tập trung làm rõ vấn đề cách phát hiện, lựa chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi văn để đạt kết quả. Đồng thời đưa ra những giải pháp trước mắt và lâu dài cho công tác bồi dưỡng HSG môn Ngữ Văn ở những trường THPT có chất lượng đầu vào thấp. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Trên cơ sở thực tế công việc phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi trong những năm qua, đề tài vận dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh trên số liệu đạt được từ thực tế của cá nhân tác giả và nhóm Ngữ Văn THPT Tương Dương1. 6. Tính mới của đề tài Trước khi áp dụng các biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn ở những trường THPT có chất lượng đầu vào thấp, tình hình chung ở trường THPT Tương Dương1. Đó là, gặp rất nhiều khó khăn khi tìm kiếm, phát hiện và thành lập đội tuyển học sinh giỏi. Trong rất nhiều năm trước đây đẫ có nhiều giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn Ngữ văn nói riêng đã có rất nhiều cố gắng tìm tòi và đưa ra nhiều biện pháp để nhằm tìm kiếm, xây dựng và bồi dưỡng đội tuyển HSG cho trường và cho bộ môn của mình. Nhưng do tình hình thực tế và đặc thù của địa phương và của đối tượng học sinh nơi đây nên cơ bản các biện pháp đưa ra là chưa thành công. Mặc dù nhà trường và các giáo viên đã rất nỗ lực cố gắng và nhiệt tình trong công việc này nhưng việc tìm kiếm những học sinh có tố chất để bồi dưỡng thành học sinh giỏi vẫn như “ Mò kim đáy biển” “ bóng câu, tăm cá”. Có khi phát hiện được một vài em có thể 2
- khả dĩ thì lại gặp nhữ khó khăn khác như đa số các em nhút nhát và thiếu tự tin và thường tìm mọi cách để thoái thác để không tham gia ôn luyện và đi thi. Thực tế có nhiều năm học sinh đã ôn luyện được một thời gian nhưng rồi lại bỏ cuộc giữa chừng hoặc đến ngày đi thi thì xin rút không tham gia. Bên cạnh đó nhiều bậc cha meh học sinh cũng chưa tin tưởng và ủng hộ và tạo điều kiện cho học sinh, giáo viên và nhà trường trong việc thực hiện công việc gian khó nhưng đầy ý nghĩa này. Vì vậy, ở đề tài này ngoài việc đưa ra một số phương pháp giúp học sinh ôn luyện kiến thức, kỹ năng bản thân tôi thấy đối với đối tượng học sinh ở các trường có chất lượng đầu vào thấp nhữ THPT Tương Dương1 cần chia sẻ thêm với các đồng nghiệp về công tác nắm bắt tư tưởng, thấu hiểu tâm lí, suy nghĩ của học sinh, cha mẹ học sinh và tâm lí chung của xã hội để đưa ra được những cách làm, những bước đi phù hợp, hiệu quả để trước hết đả thông tư tưởng, nhận thức của học sinh, phụ huynh học sinh và của nhân dân địa phương để từ đó tạo được niềm tin, sự thấu hiểu, đồng cảm và sự ủng hộ của họ để tạo nên điểm tựa giúp người giáo viên vùng cao yên tâm, tin tưởng và có thêm nhiệt huyết và động lực để tiến hành công việc vô cùng vẻ vang nhưng cũng rất nhiều khó khăn thách thức này. Như Bác Hồ kính yêu từng nói: “ Dễ trăm lần không dân cũng khó. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Sau khi áp dụng đề tài tôi thấy phần nào đã giải quyết hiệu quả của thực trạng nói trên. Việc tìm kiếm, phát hiện học sinh để tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn nói riêng và một số môn khác đã trở nên dễ giàng hơn và kết quả bồi dưỡng cũng khả quan hơn rất nhiều. 3
- Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở khoa hoc̣ 1. Cơ sở ly luân ́ ̣ Ngay từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã nhiều lần khẳng định: cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng và Đảng ta cũng đã nhiều lần khẳng định, nguồn cán bộ tốt nhất được lấy từ những học sinh, sinh viên ưu tú. Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 30 tháng 3 năm 1961 bàn về cải cách giáo dục, đồng chí Trường Chinh yêu cầu “Vấn đề phát triển năng khiếu của học sinh rất quan trọng Học sinh cần phải học kiến thức phổ thông toàn diện, nhưng đối với các em có năng khiếu cần phải có kế hoạch hướng dẫn riêng”. Chấp hành tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Quốc hội về việc đào tạo bồi dưỡng học sinh năng khiếu, tài năng, vào năm học 1962 1963 Bộ Giáo dục đã có quyết định tổ chức các kỳ thi quốc gia chọn học sinh giỏi Văn, Toán cấp II và cấp III. Những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ trước, khi mà cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở thời kỳ gay go ác liệt Bộ Chính trị (khóa III) đã ra Nghị quyết số 14NQ/TW ngày 28/6/1966 về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, trong đó khẳng định “Muốn học sinh giỏi vào các trường đại học, phải có kế hoạch phát triển và bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ lớp 7, lớp 8”. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất (năm 1975), nền giáo dục của nước ta bước sang một giai đoạn cách mạng mới, Trước tình hình đó, Bộ Chính trị (khóa IV) ra Nghị quyết số 14NQ/TW ngày 11/01/1979 về cải cách giáo dục, trong đó yêu cầu “Trong hệ thống giáo dục phổ thông cần mở những trường lớp phổ thông cho những học sinh có năng khiếu đặc biệt...” nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài cho đất nước. Tiếp theo Nghị quyết số 14NQ/TW về cải cách giáo dục, Bộ Chính trị (khóa IV) đã ban hành Nghị quyết số 37NQ/TW ngày 20/4/1981 về “Chính sách khoa học và kỹ thuật”, trong đó chỉ rõ “Trên cơ sở đảm bảo sự bình đẳng thực sự về quyền lợi học tập cho mọi người và phổ cập giáo dục cho toàn dân, cần quan tâm đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, những nhân tài của đất nước”.Đến Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương có nêu “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể mai một nếu không phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ”. 4
- Đến Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: “Có chính sách hỗ trợ đặc biệt những học sinh có năng khiếu, hoàn cảnh sống khó khăn được theo học ở các bậc học cao. Có quy hoạch và chính sách tuyển chọn người giỏi, đặc biệt chú ý trong con em công nhân và nông dân để đào tạo ở các bậc đại học và sau đại học”. Trong Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 (khóa IX) có nêu “Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sớm xây dựng chính sách sử dụng và tôn vinh các nhà giáo, cán bộ quản lý giỏi, những người có công lao lớn trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Trong Nghị quyết số 27 NQ/TW ngày 6 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X), “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Đảng ta đã thể hiện quan điểm: Xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, trong đó trách nhiệm của Ðảng và Nhà nước giữ vai trò quyết định. Trí thức có vinh dự và bổn phận trước Tổ quốc và dân tộc, không ngừng phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Như vậy có thể thấy, từ xưa đến nay việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong đó có việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi rất được các cấp lãnh đạo quan tâm chú ý. Học sinh là đối tượng của giáo dục. Là người giáo viên, ai cũng mong học sinh của mình phát huy hết phẩm chất, năng lực học tập của mình và đạt được kết quả học tập cao nhất, đặc biệt là được vinh danh trong các kì thi HSG cấp Tỉnh, cấp Quốc gia. Vì vậy, với những giáo viên tâm huyết với nghề họ luôn hết sức lực và trí tuệ để học sinh của mình phát huy hết sở trường và đạt được những thành tích cao nhất. 2. Cơ sở thực tiên ̃ 2.1. Thực trạng Chất lượng đầu vào của học sinh thấp ( do các em học khá giỏi thường được gia đình tìm mọi cách để đi học các trường dưới xuôi hoặc ngoài Bắc điều này ngoài một số lợi ích dễ thấy thì cũng để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội như: tốn kém về kinh tế, học sinh ở quá xa, thiếu sự quan tâm chăm sóc cũng như giám sát của gia đình nhiều em trở nên chểnh mảng thậm chí sa ngã,…). Nguyên nhân một phần là do chất lượng mũi nhọn, chất lượng học sinh giỏi của trường các năm thường không cao dẫn đến cái nhìn chưa đúng, chưa đầy đủ và thiếu tin tưởng của phụ huynh học sinh, khiến nhiều gia đình tìm mọi cách để gửi con đi học xa hoặc không cho con tiếp tục theo học, thậm chí bắt các cháu nghỉ học sớm để lập gia đình... Những điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng GD của trường cũng như việc nâng cao dân trí của địa phương. 2.2. Kết quả khảo sát tại trường THPT Tương Dương1 5
- Tại các trường THPT có đầu vào thấp như Trường THPT Tương Dương 1 việc phát hiện, lựa chọn, thành lập đội tuyển HSG và bồi dưỡng HSG không hề dễ dàng; nguồn HSG của trường hàng năm rất khan hiếm. Đa số HS không đủ năng lực hoặc có tâm lí e ngại, thiếu tự tin, không dám bộc lộ năng khiếu bản thân, nhiều em khi được lựa chọn để bồi dưỡng HSG đều tìm mọi cách để từ chối. Nguồn HSG ít, hiếm và khó phát hiện và phát hiện không hết dẫn đến kết quả HSG nhiều năm không cao dẫn đến tâm lí nghi ngờ, thiếu tin tưởng của một bộ phận không nhỏ các bậc cha mẹ học sinh và xã hội, từ đó dẫn đến sự thiếu quan tâm và không hợp tác thậm chí không ủng hộ, không cho HS đi học, đi thi... Bảng thống kê điểm thi vào lớp 10 tại THPT Tương Dương 1 một số năm Năm học Điểm trung bình Ghi chú 2019 2020 Xét tuyển 2020 2021 Xét tuyển 2021 2022 Thi tuyển, 6,3 điểm Bảng khảo sát số lượng HS tham gia đội tuyển HSG qua một số năm học: Năm học Số HS tham gia Số đạt giải Chú thích 2017 – 2018 12 2/12 Môn Ngữ văn không đạt giải 2020 – 2021 16 8/16 Môn Ngữ văn một giải 2021 – 2022 14 6/14 Môn Ngữ văn đạt hai giải Đối với môn Ngữ Văn tại các trường có điểm đầu vào thấp như THPT Tương Dương 1, việc nhận định và phân tích đề của các em còn yếu, kỹ năng vận dụng kiến thức vào bài làm chưa cao, tâm lí khi đi thi còn chưa vững vàng dẫn đến thành tích của Đội tuyển HSG tỉnh nhiều năm chưa cao. Các em được chọn bồi dưỡng và dự thi HSG cần khắc phục các nhược điểm thường gặp và phát huy những ưu điểm đã được phát hiện và bồi dưỡng. 2.3. Nhận xét, đánh giá số liệu khảo sát Do nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS nhiều năm không đăng kí nguyện vọng học tiếp lên THPT nên có những năm trường chỉ xét tuyển đầu vào. Điều đó dẫn tới chất lượng đầu vào của học sinh không cao, không những thế việc được vào học THPT một cách dễ dàng cũng khiến tinh thần và sự nỗ lực cố gắng của học sinh THCS bị giảm sút do thiếu đi tính cạnh tranh. 6
- Trong thời gian gần đây, với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo nhà trường, sự phấn đấu tìm tòi các giải pháp mới của đội ngũ giáo viên nên chất lượng giáo dục toàn diện của trường đã được cải thiện đáng kể, từ đó uy tín của trường cũng được nâng lên và kéo theo đó là lượng học sinh có nguyện vọng đăng kí vào trường cũng tăng lên đáng kể. Để có được điều đó có phần đóng góp thành tích của đội tuyển HSG trường trong đó có thành tích của học sinh giỏi môn Ngữ Văn II. Kết quả nghiên cứu Để giải quyết những khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG Ngữ Văn tại các trường THPT có chất lượng đầu vào thấp tôi đã tiến hành những công việc sau ở trường THPT Tương Dương 1: 1. Phát hiện và chọn học sinh tham gia đội tuyển HSG Bước 1: Liên hệ, gặp gỡ phụ huynh và học sinh đặc biệt là ở các lớp mũi nhọn đầu cấp để thông báo về việc thành lập đội tuyển HSG, lợi ích khi các em được tham gia bồi dưỡng cũng như chính sách của nhà trường, địa phương đối với HSG. Bước này được xem như việc đặt viên gạch đầu tiên để xây công trình, là bước làm công tác tư tưởng đối với phụ huynh học sinh và học sinh về việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. Ở bước này nếu có thể được giáo viên nên mời những khách mời cùng tham gia như: lãnh đạo địa phương, những người học giỏi thành đạt...để họ cùng nói chuyện, trao đổi, chia sẻ trong các buổi như: gặp gỡ và đón học sinh mới, Lễ khai giảng, họp phụ huynh hoặc sinh hoạt lớp...Qua những buổi gặp gỡ, nói chuyện này người giáo viên có thể nắm bắt được hoàn cảnh sống, tâm tư, tình cảm, suy nghĩ và kể cả mong ước của Cha mẹ học sinh và học sinh. Tại Trường THPT Tương Dương1, đa số gia đình học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bố mẹ thường có học vấn thấp hoặc nếu có học hết chương trình phổ thông thì thường cũng chỉ là học lực ở mức trung bình và yếu nên trong cuộc sống họ cũng thường làm những công việc bình thường, chủ yếu là lao động phổ thông, lao động chân tay đơn thuần hoặc là công nhân bình thường thậm chí có một số phụ huynh đi lao động chui ở Trung Quốc, Lào... nên thu nhập khá bấp bênh, thiếu ổn định, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp. Qua đó người giáo viên tư vấn cho phụ huynh và định hướng cho học sinh thấy rằng con đường phát triển bền vững là đầu tư vào bản thân, đầu tư vào tri thức, nâng cao giá trị bản thân. Việc phấn đấu rèn luyện để trở thành học sinh khá, giỏi không chỉ là về kiến thức mà qua đó các em còn được rèn luyện, phát triển về khả năng tư duy, cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề và giải quyết vấn đề từ đó hình thành cho các em những năng lực phẩm chất cần thiết để xây dựng cuộc sống tốt đẹp sau này. Bước 2: Thường xuyên gần gũi tiếp xúc, trò chuyện bằng nhiều kênh khác nhau để khuyến khích các em đăng kí tham gia đội tuyển dựa trên đam mê 7
- và sở thích nhằm tạo nguồn chọn lọc. Ở bước này người giáo viên trở thành nhà tư vấn đồng hành, quan sát, động viên và giúp các em học sinh dân tộc thiểu số miền núi bộc lộ những phẩm chất, năng khiếu tiềm tàng và khuyến khích tạo điều kiện để các em có cơ hội phát huy tốt nhất những khả năng ấy. Bước 3: Song song với quá trình dạy học các lớp đầu cấp là hoạt động thăm dò, khảo sát học sinh có năng khiếu môn Ngữ văn bằng cách tham khảo ý kiến của Gv THCS và các bạn cùng học. Đây là bước khá quan trọng của việc phát hiện nhân tố cho bồi dưỡng HSG. Trong quá trình dạy học chú ý dạy cách sử dụng từ ngữ và tạo lập câu văn, vì đối tượng học sinh ở đây chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa và là đối tượng còn lại khi các trường như THPTDTNT Tỉnh và một số trường miền xuôi khác đã tuyển những học sinh khá nhất, kết hợp với các bài tập, các bài kiểm tra trên lớp. Ví dụ: Sau khi phân tích về cấu tạo của từ và câu giáo viên có thể yêu cầu học sinh sử dụng từ ngữ để tạo lập một câu, một ý nào đó. Như: em hãy tạo lập một câu nói về mùa xuân? Học sinh có thể tạo lập sản phẩm theo năng lực của mình. Gồm: 1. Mùa xuân là mùa đẹp nhất 2. Mùa xuân ấm áp và đầy niềm vui 3. Mùa xuân như là bài thơ hay của cuộc đời ..... Qua những bài tập nhỏ như vậy có thể khuyến khích học sinh miền núi tích cự hoạt động trong giờ học, giúp tăng thêm năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng phổ thông cho các em đồng thời có thể phát hiện ra những em có tố chất để bồi dưỡng trở thành học sinh giỏi Bước 4: Tổ chức ôn luyện sơ bộ và tiến hành làm bài kiểm tra sát hạch để chọn ra những “ Hạt giống” tốt nhất để tiến hành bồi dưỡng. Một điều cần lưu ý ở đây. Đó là, tính tự ái ở học sinh miền núi rất cao. Nên sau khi đã chọn ra được những học sinh để tham gia đội tuyển học sinh giỏi thì người giáo viên cần làm tốt công tác tư tưởng đối với số đông học sinh không được chọn. Cần cho các em thấy rằng mặc dù không vào đội tuyển nhưng các em đó vẫn có năng lực vượt trội hơn những học sinh bình thường khác. Nếu không bỏ cuộc và biết tiếp tục phấn đấu các em sẽ dễ dàng thành công ở một cơ hội khác. Và khi các em cảm thấy không bị bỏ rơi và tiếp tục phấn đấu thì chính những em này sẽ góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng đại trà cho nhà trường. Bước 5: Các em trong đội tuyển được bồi dưỡng và tham gia kì thi HSG trường để chọn ra những em xuất sắc nhất tham gia đội tuyển HSG Tỉnh và bồi dưỡng theo kế hoạch. 2. Lập kế hoạch bồi dưỡng 8
- Chuyên môn nhà trường sẽ chỉ đạo Tổ, Nhóm chuyên môn nghiên cứu lập kế hoạch bồi dưỡng và cử giáo viên cốt cán có kinh nghiệm phụ trách chính và các thành viên còn lại đều có trách nhiệm tham gia hỗ trợ TT Nội dung bài dạy Trọng tâm Buổi 1 Nội dung và hình thức tác phẩm văn học Áp dụng kiến thức lí luận Quá trình văn học và phong cách văn học văn học vào bài làm Giá trị văn học và tiếp nhận văn học 2 Luyện đề nghị luận xã hội Tư tưởng đạo lý 3 Luyện đề nghị luận xã hội + Sửa bài Tư tưởng đạo lý 4 Kỹ năng làm bài nghị luận văn học Kỹ năng làm bài (Tây Tiến – Quang Dũng) 5 Luyện đề nghị luận văn học Kỹ năng làm bài Việt Bắc ( Tố Hữu) 6 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Đất Nước ( Nguyễn Khoa Điềm) 7 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Sóng ( Xuân Quỳnh) 8 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Tổng hợp, so sánh, đối chiếu đoạn thơ, bài thơ Hình tượng người lính 9 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Tổng hợp, so sánh, đối chiếu đoạn thơ, bài thơ Tình yêu quê hương, đất nước 10 Kiểm tra trên lớp Nghị luận xã hội Nghị luận văn học 11 Luyện đề nghị luận xã hội Hiện tượng đời sống 12 Luyện đề nghị luận xã hội + Sửa bài Hiện tượng đời sống 13 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Người lái đò sông Đà ( Nguyễn Tuân) 9
- 14 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ( Hoàng Phủ Ngọc Tường) 15 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài) 16 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Vợ nhặt 17 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Rừng xà nu 18 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Chiếc thuyền ngoài xa 19 Kiểm tra trên lớp Nghị luận xã hội Nghị luận văn học 20 Luyện đề nghị luận xã hội + Sửa bài Hiện tượng đời sống 21 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài tổng hợp, so sánh, đối chiếu hai hay nhiều tác phẩm văn xuôi 22 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Thành công về nghệ thuật 23 Luyện đề nghị luận văn học + Sửa bài Kỹ năng làm bài Nhận xét, đánh giá về tác phẩm 24 Tổng ôn tập Kỹ năng thi cử 25 Tổng ôn tập Giải đáp thắc mắc, dặn dò 3. Rèn luyện một số kỹ năng cho học sinh thi HSG môn Ngữ văn 3.1. Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học, Nghị luận xã hội Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học, bài Nghị luận xã hội là kỹ năng cơ bản nhất của mỗi học sinh, đối với học sinh giỏi, tất cả những kỹ năng khác muốn phát huy thì cần phải có kỹ năng đầu tiên này. Một số giáo viên khi bắt tay vào bồi dưỡng thường nghĩ rằng, đây là những học sinh đã giỏi nên bỏ qua 10
- bước cơ bản cho các em tiếp xúc với những kỹ năng nâng cao hơn vì vậy thường gây ra thực tế “khủng hoảng” cho cả giáo viên lẫn học sinh. Đã có nhiều công trình đề tài nghiên cứu về kỹ năng làm bài Nghị luận văn học, bài Nghị luận xã hội cho học sinh vì vậy trong khuôn khổ đề tài này tôi không đi đề cập sâu vào từng bước thực hiện mà chỉ đề cập một số vấn đề cơ bản đã hướng dẫn học sinh ôn luyện hiệu quả. a. Nghị luận xã hội: Là một phần không thể thiếu trong việc kiểm tra đánh giá năng lực HSG môn Văn. Nếu như NLVH giúp học sinh cảm thụ thế giới nghệ thuật, bồi đắp tình cảm, tâm hồn con người thì NLXH giúp các em rèn luyện khả năng đưa ra ý kiến, suy nghĩ của mình về các vấn đề xã hội từ đó hình thành ý thức công dân và nhân cách con người. Vì vậy, trước hết giáo viên giúp học sinh xác định chính xác mục đích, vai trò của kiểu bài này. Sau đó hướng dẫn các em phân biệt các dạng bài như: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Mở bài: Giới thiệu khái quát tư tưởng đạo lý Thân bài: Đảm bảo các ý: Giải thích: Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau: + Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. + Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. + Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận: Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trảlời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ? Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…): + Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng /sai, đóng góp /hạn chế của vấn đề. + Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận 11
- + Mở rộng vấn đề, liên hệ bản thân: Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trongnhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, … ( Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?…). Bài học hành động . Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể Kết bài: Nêu ý nghĩa của tư tưởng đạo lý. Nghị luận về một hiện tượng đời sống Mở bài: Dẫn dắt vào đề để giới thiệu chung về những vấn đề mà xã hội ngày nay cần quan tâm.Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập… ( Chuyển ý) Thân bài: Đảm bảo các ý: Trình bày thực trạng – Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó. Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục. + Tình hình, thực trạng trên thế giới + Tình hình, thực trạng trong nước + Tình hình, thực trạng ở địa phương Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên. Ảnh hưởng, tác động – Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó: đối với cộng đồng, xã hội, đối với cá nhân mỗi người. Nguyên nhân: Khách quan và chủ quan Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai…) + Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận. + Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại Đề xuất những giải pháp: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục. + Đối với bản thân… + Đối với địa phương, cơ quan chức năng 12
- + Đối với xã hội, đất nước Kết bài: Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn luận Ngoài kỹ năng cơ bản để làm bài, yêu cầu không thể thiếu để làm một bài nghị luận xã hội hay đó là kỹ năng vận dụng kiến thức thực tế. Để bài làm của các em mang tính xã hội tôi thường yêu cầu các em tìm hiểu những câu chuyện, những tấm gương nổi tiếng hoặc những hiện tượng đang được cả xã hội quan tâm làm vốn hành trang để từ đó áp dụng vào bài làm khi cần thiết. Ví dụ: Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ ông đã say mê toán học, từng đậu vào ngành luật của trường đại học Harvard nhưng với niềm say mê máy tính ông đã nghỉ học và cùng với một người bạn mở công ty Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn ông đã trở thành người giàu nhất hành tinh và hiện nay ông dành 95% tài sản của mình để làm từ thiện. > Thành công nhờ sự tự học và niềm đam mê công việc. Thuở thiếu thời Picaso là một hoạ sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo các cửa hàng tranh và hỏi ” Ở đây có bán tranh của Picaso không?”. Chưa đầy một tháng tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông bán đước và nổi tiếng từ đó. > Nếu không tự tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng bao giờ ta có cơ hội cả. Hàng triệu năm dài con người sống trong phấp phỏng lo sợ bởi sấm sét kinh hoàng. Franklin nhà bác học Mĩ đã dũng cảm thực hiện thí nghiệm làm cột thu lôi. Công việc đó có thể gây ra cái chết cho ông bất cứ lúc nào. Sau nhiều năm đương đầu với sấm sét, năm 1752 Franklin đã thành công. > Sức mạnh của lòng dũng cảm. Walt Disney là con thứ tư trong một gia đình nông dân nghèo, cha nghiện rượu, bài bạc. Sáu tuổi đã phải ra đồng làm việc. Mê vẽ nhưng vì không có tiền nên ông dùng than để vẽ lên giấy vệ sinh. Sau này cái tên W. Disney đã trở nên nổi tiếng thế giới với những bộ phim hoạt hình đỉnh cao. W. D đã từng nói về bốn điều làm nên cuộc đời mình: >Tin tưởng: Tin vào bản thân mình. Ngoài ra học sinh có thể tìm hiểu thêm về những tấm gương tốt trong chương trình cặp lá yêu thương trên VTV, những hành động đẹp vì cộng đồng trong thiên tai bão lụt, dịch bệnh... Thí sinh sẽ không đạt kết quả cao nếu không có khả năng vận dụng tốt. Vận dụng tốt kiến thức có thể khai thác được sự thông minh, sáng tạo, bộc lộ tố chất của một học sinh giỏi thực sự. Vì thế, kỹ năng vận dụng kiến thức cơ 13
- bản cùng với những hiểu biết xã hội không thể bỏ qua trong qua trình ôn thi học viên giỏi làm bài nghị luận xã hội. b. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: Trước hết giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh nắm bắt các kiến thức lí luận về thơ như: Nhà thơ và quá trình sáng tạo, Ngôn ngữ và hình ảnh thơ, tính nhạc và họa trong thơ, tính trữ tình, chủ thể trữ tình...Sau đó phân tích mẫu cho học sinh cảm nhận và học sinh rèn luyện các dạng đề. Ví dụ: Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết: “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.” (Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, tr. 52, NXBGD, 2008) Qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) và Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo), anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. 1, Làm rõ nội dung nhận định: Ngôn ngữ thơ (chữ và nghĩa trong thơ) vừa có nghĩa do bản thân câu chữ mang lại (nghĩa của nó, nghĩa gọi tên) vừa có nghĩa do câu chữ gợi ra (cảm xúc, hình ảnh, vùng ánh sáng lay động, sức gợi). Khẳng định: Sức mạnh nhất của thơ là sức gợi ấy. => Bằng cách diễn đạt hình ảnh rất cụ thể và sinh động, Nguyễn Đình Thi đã nhấn mạnh và làm nổi bật một đặc trưng bản chất của thơ ca: ngôn ngữ trong thơ, vấn đề chữ và nghĩa. Tác giả vừa khẳng định vừa cắt nghĩa, lí giải sức mạnh của thơ nằm ở sức gợi. 2, Bàn bạc mở rộng Vì sao lại nói như vậy + Cũng như văn học nói chung, chất liệu của thơ là ngôn ngữ đã được trau chuốt, gọt giũa, có khả năng phản ánh trong nó hiện thực cuộc sống và tư tưởng của nhà văn, nghĩa là ngôn ngữ thơ phải mang nghĩa, phải gợi lên một nội dung nhất định. + Thơ là thể loại trữ tình vì vậy ngôn ngữ thơ phải gợi cảm, tức có khả năng chuyển tải thế giới cảm xúc của nhà thơ và khơi gợi cảm xúc ở người đọc. + Thơ thường hạn đinh về dung lượng hơn so với văn xuôi vì vậy ngôn ngữ thơ phải hàm súc song giàu sức gợi, khêu gợi sự liên tưởng, sự đồng điệu tâm hồn nơi độc giả. 14
- + Thơ đi sâu vào thế giới cảm xúc, đời sống nội tâm vốn phong phú và tinh tế, để gợi cảm, gợi sự liên tưởng, ngôn ngữ thơ thường giàu hình ảnh và nhạc điệu. + Nhà thơ tài năng phải tạo cho mình bản lĩnh, tài nghệ trong sử dụng ngôn ngữ sao cho vừa giản dị lại vừa điêu luyện tài hoa, có cá tính sáng tạo. Đánh giá nhận định: nhận định đề cập đến vấn đề then chốt của ngôn ngữ thơ, điều làm nên sức mạnh cho một tác phẩm thơ từ đó đặt ra vai trò, trách nhiệm của nhà thơ phải không ngừng tích lũy vốn sống, nuôi dưỡng cảm xúc và rèn luyện nâng cao trình độ khả năng sử dụng chất liệu, làm thơ phải biết lựa chọn ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi, có sức hấp dẫn, lôi cuốn... Nhận định cũng gián tiếp đặt ra yêu cầu đối với độc giả trong tiếp nhận thơ. Khi đến với bài thơ là đến với một công trình nghệ thuật ngôn từ, không chỉ đồng điệu với thế giới cảm xúc của nhà thơ, không chỉ hiểu nghĩa câu chữ mà phải dựng dậy lớp nghĩa được gợi ra từ câu chữ. 3, Chứng minh a. Bài thơ Sóng: Về chữ: ngôn ngữ dung dị mà chọn lọc tinh tế, gợi cảm, hàm súc, giàu tính ẩn dụ. Về nghĩa: + Nghĩa câu chữ: con sóng thực và các đặc tính của nó (dữ dội, dịu êm, trên mặt nước, dưới lòng sâu…) + Nghĩa mà sóng gợi ra (hình ảnh, cảm xúc…): những cung bậc tâm trạng người con gái trong tình yêu, những khát vọng hạnh phúc đời thường và khao khát tự hoàn thiện bản thân. => Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh dung dị mà có sức gợi sâu xa từ hình ảnh thực mà liên tưởng đến tâm trạng người con gái trong tình yêu, khát vọng bất tử hóa, tự hoàn thiện bản thân để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Chính sức gợi này đã tạo nên sức sống cho bài thơ. b. Đàn ghi ta của Lorca: Về chữ: lối thơ tự do, ngôn từ thơ giàu màu sắc tượng trưng siêu thực, giàu nhạc tính, mô hình mở giải phóng cảm xúc và tưởng tượng... Về nghĩa: + Hình tượng Lorca và những giai điệu, cung bậc của tiếng đàn ghi ta. + Nỗi đau xót trước cái chết đầy bi phẫn của Lorca, niềm trân trọng, đồng cảm của Thanh Thảo trước nhân cách cao thượng và vẻ đẹp tâm hồn Lor ca… 15
- => Ngôn ngữ thơ có nhiều đổi mới, giàu tượng trưng thiên về gợi, không coi trọng tả thực, mỗi từ ngữ, hình ảnh, câu thơ đều có độ mở cho phép tiếp nhận dân chủ, sáng tạo. Sức gợi của ngôn ngữ thơ tạo ra mạch ngầm đa nghĩa cho tác phẩm. 4, Đánh giá chung Về ý nghĩa của vấn đề: ý kiến của Nguyễn Đình Thi về một trong những đặc trưng bản chất của thơ không chỉ có tác dụng nhất thời mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn. + Đối với người sáng tác: định hướng cho sự sáng tạo, làm thơ phải biết lựa chọn ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi, có sức hấp dẫn, lôi cuốn... + Đối với người thưởng thức: định hướng tiếp nhận, đọc thơ không chỉ hiểu nghĩa câu chữ mà phải dựng dậy lớp nghĩa được gợi ra từ câu chữ. Về bài thơ Sóng và Đàn ghi ta của Lorca. c. Nghị luận một tác phẩm văn xuôi: Đề thi thường gặp là nghị luận về một nhân vật văn học, tình huống truyện, thành công về nghệ thuật, tư tưởng nhân đạo…hoặc cũng có thể là một chi tiết đặc sắc trong tác phẩm. Đối với mỗi dạng đề, giáo viên cần hướng dẫn lại cho học sinh nắm được cách làm bài để tránh tình trạng kể lại tác phẩm, viết lan man không xác định đúng trọng tâm. Ví dụ 1: Khi phân tích tình huống truyện của một tác phẩm, các em cần phải đảm bảo những kiến thức cơ bản sau: Tình huống truyện là gì? Tình huống truyện trong tác phẩm được thể hiện như thế nào? Ý nghĩa của tình huống truyện? Ví dụ 2. Phân tích giá trị nhân đạo, các em cần phải đảm bảo những kiến thức cơ bản sau: Giá trị nhân đạo là gì? Giá trị nhân đạo biểu hiện thông qua tác phẩm? + Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với những nổi khổ đau, bất hạnh của con người + Trân trọng khát vọng được muốn được sống, được tự do của con người + Tố cáo những thế lực đen tối chà đạp, vùi dập con người + Phát hiện, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người Đánh giá chung về tư tưởng nhân đạo Mặc dù đây chỉ là những kiến thức cơ bản nhưng đối với các học sinh miền núi như Tương Dương, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm chắc vì 16
- chỉ khi có nền tảng kiến thức cơ bản các em mới có thể vận dụng để giải quyết những vấn đề cao hơn. 3.2. Kỹ năng viết đoạn văn, bài văn hay, độc đáo Một đoạn văn, bài văn hay là một đoạn, một bài văn vừa đúng vừa trúng, mà trước hết học sinh cần viết được đúng. Nghĩa là, học sinh phải nắm được một số yêu cầu cơ bản khi tạo lập văn bản như sau: 1, Xác định đúng yêu cầu của đề bài 2, Xây dựng được hệ thống luận điểm, luận cứ tốt 3, Lựa chọn các thao tác lập luận chính xác, phù hợp 4, Không mắc lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt Thêm nữa, bài văn hay phải là bài văn trúng. Nghĩa là bài văn phải thể hiện được sự độc đáo, hấp dẫn, sáng tạo. Để đạt được điều đó học sinh cần lưu ý những điểm sau: + Sử dụng kiến thức lí luận văn học vào bài viết + Phát hiện được những vấn đề ngược lại với đề bài. Để có được đoạn văn, bài văn hay, độc đáo thì bản thân người viết phải có ý tưởng sáng tạo, sự bùng nổ. Một trong những cách đó là phản biện lại những vấn đề được đặt ra trong đề bài. Tất nhiên để làm được điều này không phải dễ mà đòi hỏi học sinh phải có vốn hiểu biết sâu, rộng, vốn từ ngữ và kỹ năng lập luận để làm sao lí giải vấn đề hợp tình hợp lí và thuyết phục được người đọc. + Diễn đạt hay. Một bài văn hay là bài văn có những câu văn hay. Trong bài làm của HSG không phải câu nào cũng phải hay, phải xuất sắc, đặc biệt là với đối tượng học sinh như ở THPT Tương Dương1. Nhưng trong một bài của các em đôi khi chỉ cần một vài câu diễn đạt xuất sắc thì coi như đã đạt rồi. Để diễn đạt hay tôi hướng dẫn các em một số kỹ năng sau: 1, Kỹ năng lựa chọn từ ngữ chính xác, linh hoạt 2, Kỹ năng viết câu linh hoạt 3, Kỹ năng tạo lập câu văn, đoạn văn giàu hình ảnh 4, Kỹ năng sử dụng phương pháp so sánh 5, Kỹ năng lập luận như một cuộc đối thoại 6. Kỹ năng dùng dẫn chứng và trình bày dẫn chứng 7. Kỹ năng tạo giọng văn biểu cảm 17
- Những kỹ năng trên là những kỹ năng không thể có trong một sớm, một chiều được mà đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì đồng hành chỉ bảo, kiểm tra, chỉnh sửa, góp ý, động viên học sinh rèn luyện kiên trì . Với quyết tâm và cách làm đúng thì nhất định học sinh sẽ viết được những bài văn khiến giáo viên hướng dẫn hài lòng. 3.3. Kỹ năng nhận diện đề thi Đối với học sinh gỏi kỹ năng này là không thể thiếu vì thực tế cho thấy có nhiều em có kiến thức, có kỹ năng viết tốt nhưng do chủ quan, vội vàng, hấp tấp nên đã bị lạc đề, nhầm đề. Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng này đặc biệt là đối với các em ở THPT Tương Dương1 là rất cần thiết, nó sẽ giúp các em xác định đúng vấn đề, đúng con đường đi của mình, giống như người có kim chỉ nam, khi đó việc về tới đích là tất yếu. Thông thường đề thi HSG sẽ gồm hai phần: NLXH và NLVH, học sinh cần rèn luyện để nhận biết đề NLXH là thuộc dạng nào ( Nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay Nghị luận về một hiện tượng đời sống), đề NLVH là thuộc dạng đề nào để từ đó có hướng làm bài đúng và hợp lí. Ví dụ: Cũng ra đề về tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân nhưng người ra đề có thể ra các đề khác nhau như: Đề 1: Đặc sắc của tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân Đề 2: Diễn biến tâm trạng nhân vật Bà cụ Tứ khi Tràng đưa người vợ nhặt về. Đề 3: Giá trị hiện thực và nhân đạo qua truyện ngắn Vợ nhặt của Kim lân Khi tiếp cận đề học sinh cần đọc kỹ đề và gạch chân những từ ngữ, những ý quan trọng và xem đó là những từ khóa để xác định trọng tâm yêu cầu của đề, để từ đó vận dụng các thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...để làm sáng tỏ vấn đề mà đề yêu cầu. 3.4. Kỹ năng phân bố thời gian hợp lý Trong thực tế dạy học tại trường THPT Tương Dương1 không hiếm gặp những trường hợp học sinh có học lực khá, tốt nhưng điểm bài thi không cao do các em bị cuốn theo cảm xúc mà không phân bố thời gian làm bài hợp lí, dành quá nhiều thời gian cho một câu trong khi không đủ thời gian làm bài cho phần khác. Vì vậy tôi luôn nhắc nhở và rèn luyện các em về ý thức và kỹ năng phân bố thời gian làm bài thi. Đối với mỗi đề thi cần xác định số phần và số câu hỏi cũng như số điểm của mỗi câu. Trong mỗi câu lại cần chú ý số luận điểm để phân bố thời gian phù hợp. Trong quá trình làm bài cần điều chỉnh linh hoạt quỹ thời gian. Nếu biết sử dụng thời hợp lí các em sẽ có tâm lí làm bài thoải mái hơn và chắc chắn bài thi sẽ hoàn thiện hơn và chắc chắn tổng điểm thi sẽ cao hơn 18
- Trong bất cứ lĩnh vực, hoàn cảnh nào, sự chủ động về thời gian đều có nhiều lợi thế. Chỉ cần một số mẹo nhỏ trên các em sẽ khắc phục được việc “cháy” hay “lụt” bài làm không đáng xảy ra. 3.5. Hướng dẫn học sinh làm bài, sửa bài, rút ra bài học kinh nghiệm Học tập mà không rèn luyện thì chẳng khác gì học bơi nhưng không bao giờ xuống nước. HSG môn Văn ngoài vốn kiến thức nhờ tích lũy, học hỏi thì cần phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng viết, kỹ năng lập luận. Chỉ có thông qua quá trình trau dồi đó thì cách viết của các em mới trở nên sắc sảo, chặt chẽ và thuyết phục được. Thực tế giảng dạy ta vẫn thường bắt gặp những học sinh khi trên lớp phát biểu xây dựng bài rất tốt nhưng khi làm bài lại dễ làm giáo viên chấm bài thất vọng. Vì vậy trong quá trình bồi dưỡng HSG cần thường xuyên cho các em rèn luyện cách lập luận, cách viết thông qua các bài viết trên lớp hoặc bài tập về nhà để các em rèn luyện cách viết, trau dồi vốn từ, cách diễn đạt... Song song với rèn luyện cách viết bài là giúp học sinh sửa bài, theo tôi khâu này là rất quan trọng, nếu giáo viên vì lười mà chỉ làm qua loa thì học sinh mình khó mà tiến bộ được. Trong khi sửa bài cho học sinh tôi cố gắng tránh nhận xét chung chung mà đi sâu vào việc chỉ ra và phân tích nhữ từ ngữ dùng hay, đắt giá những câu văn, cách diễn đạt độc đáo, sắc sảo của học sinh cũng như chỉ ra các lỗi không được lặp lại, những lỗi cần tránh. Ngoài việc giáo viên sửa bài cho học sinh tôi còn mạnh dạn cho học sinh “ đóng vai giáo viên” để chấm bài của các bạn học sinh để các em có thêm kinh nghiệm, sau đó cho các em trao đổi, tranh luận để cùng nhau rút ra bài học kinh nghiệm. Quá trình này được thực hiện thường xuyên sẽ giúp các em nhanh chóng tiến bộ, giáo viên cũng sẽ đạt được kết quả mà mình mong muốn. Những phần kinh nghiệm trình bày ở trên, là những thao tác được tôi áp dụng trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn và đã đạt được kết quả cao. 4. Kết quả đạt được 4.1. Đối với học sinh: Học sinh được quan tâm ngay từ những ngày mới bước chân vào trường, các em được gần gũi động viên, khuyến khích và có cơ hội bộc lộ hết phẩm chất, năng lực của mình. Có nhiều em khi học ở THCS chỉ là học sinh bình thường hoặc có những em chỉ đạt những giải thấp nhưng khi được áp dụng một số kinh nghiệm trên các em đã đạt được những thành tích cao hơn. Ví du; em Lô Thị Thúy ở xã Tam Thái ở THCS chỉ là học sinh bình thường, khi học ở THPT Tương Dương một đạt giải Ba học sinh giỏi Tỉnh; em Nguyễn Hoài Thương đạt giải khuyến khích cấp huyện môn văn THCS, khi học tại THPT Tương Dương1 em đạt giải Ba Học sinh giỏi Tỉnh... 4.2. Đối với giáo viên bồi dưỡng: Các kinh nghiệm trên có thể giúp các giáo viên, đặc biệt là những giáo viên mới có bước đi dài hơi và đầy đủ hơn để 19
- giải quyết bài toán khó, đặc thù của việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở những trường có chất lượng đầu vào thấp như ở THPT Tương Dương1. Với cá nhân tôi, Trong quá trình giảng dạy bản thân từng 4 lần được giao nhiệm vụ bồi dưỡng HSG và cả bốn lần học sinh đều đạt giải. Năm học 2003 2004, Bồi dưỡng HSG tại Trung tâm GDTX Tương Dương và đây là lần thứ 2 Trung tâm có HSG Tỉnh kể từ ngày thành lập. Tại trường THPT Tương Dương 1 bản thân ba lần được giao bồi dưỡng HSG. Lần 1: Năm học 2012 – 2013: HS đạt HSG Tỉnh Lần 2: Năm học 2016 – 2017: HS đạt HSG Tỉnh Lần 3: Năm học 2020 – 2021: HS đạt HSG Tỉnh Một số hình ảnh về thành tích của thầy và trò: Tác giả được Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện tặng hoa và giấy khen trong lễ tuyên dương giáo viên có HSG cấp Tỉnh Em Nguyễn Kiều Trang HSG Tỉnh được Bí thư và Chủ tịch huyện tặng hoa và giấy khen 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 279 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn