Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ đổi mới giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cao, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................2 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................2 2. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................3 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................................4 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU................................................................................4 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................4 6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................4 NỘI DUNG ...............................................................................................................5 1.Cơ sở lý luận ..........................................................................................................5 1.1.Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về hoạt động trải nghiệm sáng tạo............5 1.2.Các khái niệm liên quan đến đề tài ..................................................................5 2.Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................7 2.1.Sơ lược về tình hình trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An .7 2.2.Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu ............................................................................................8 2.2.1.Thực trạng .......................................................................................................8 2.2.2.Căn nguyên của thực trạng ............................................................................9 3.Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu ........................................................10 3.1.Làm tốt công tác giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên và phụ huynh về hoạt động trải nghiệm sáng tạo ......................10 3.1.1.Xây dựng nội dung truyền thông đầy đủ, kịp thời, đúng đắn...................10 3.1.2.Tích cực đổi mới, sáng tạo phương thức tuyên truyền ..............................11 3.2.Xây dựng quy chế, kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo .13 3.2.1. Xây dựng các mục tiêu cơ bản của các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.13 3.2.2.Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động sáng tạo ........................................14 3.2.3.Xây dựng quy chế kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng. ..................16 1
- 3.3.Bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao năng lực tổ chức và thực hiện các hoạt động trải nghiệm cho giáo viên và học sinh. .................................................................16 3.3.1.Tăng cường nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên16 3.3.2.Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo .....17 3.3.3.Xây dựng kiến thức và kỹ năng nền cho học sinh......................................17 3.4.Phát huy vai trò hướng dẫn của giáo viên và tính chủ thể, sáng tạo của học sinh.……..………………………………………………………………………..18 3.4.1.Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh phát huy vai trò chủ thể.......................18 3.4.2.Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh phát triển bản thân, phát huy sở trường…………......................................................................................................19 3.5.Đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm sáng tạo..........................................20 3.5.1.Hoạt động câu lạc bộ.....................................................................................20 3.5.2.Tham quan, dã ngoại ....................................................................................23 3.5.3.Hoạt động nhân đạo ......................................................................................24 3.5.4.Hoạt động giao lưu ........................................................................................27 3.5.5.Tổ chức sự kiện..............................................................................................28 3.6. Làm tốt công tác xã hội hóa, tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội..........................................................................................................31 4.Kết quả đạt được.................................................................................................32 KẾT LUẬN .............................................................................................................34 1.Kết luận ................................................................................................................34 2.Kiến nghị ..............................................................................................................34 2
- ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Chúng ta đang sống trong “thế giới phẳng” với sự bùng nổ của Khoa học - Công nghệ. Xu thế hội nhập, toàn cầu hóa và sự tác động của các cuộc cách mạng Khoa học - Công nghệ vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với mọi ngành mà trong đó giáo dục không là ngoại lệ. Trước những vận hội và yêu cầu mới của thời đại, từ nhiều năm nay, ngành GD&ĐT Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, mạnh mẽ nhằm thực hiện mục tiêu “đổi mới căn bản và toàn diện” mà một trong những trọng tâm của đổi mới là “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn” (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI). Trong việc thực hiện đồng bộ các nội dung về đổi mới GD&ĐT thì triển khai dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những đột phá mới mẻ, góp phần phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, tăng cường năng lực ứng dụng, thực hành, khắc phục tình trạng học chay, học vẹt vốn được xem là khá phổ biến lâu nay. 1.2.Theo UNESCO, giáo dục trải nghiệm chính là tương lai của giáo dục toàn cầu trong những thập kỷ tới. Đối với các nước có nền giáo dục phát triển, hoạt động trải nghiệm sáng tạo được quan tâm và triển khai dưới nhiều góc độ. Riêng ở Châu Á, hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã được Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc… áp dụng từ thập niên 70, 80 của thế kỷ trước. Dạy học trải nghiệm sáng tạo có một bước tiến quan trọng hơn khi vào năm 2002, chương trình “Dạy học vì một tương lai bền vững” trong đó có phần quan trọng về học qua trải nghiệm sáng tạo đã được UNESCO thông qua. Ở Việt Nam, từ những năm đầu của nền giáo dục cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu phương châm: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo chính thức xuất hiện trong Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. Dự thảo nêu rõ, theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm được cấu trúc thành một hệ thống chỉnh thể, thống nhất từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông. Hoạt động trải nghiệm dành cho tất cả các học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 giúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo. 1.3. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021; Thực hiện kế hoạch hành động nhằm hiện thực hóa mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện của ngành GD&ĐT, trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm học 2014-2015 đến 3
- nay, trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã tích cực chủ động đổi mới trong công tác quản lý, dạy và học. Cùng với việc đổi mới triết lý giáo dục, mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường và nội dung chương trình, kiểm tra đánh giá… trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã chú trọng việc đa dạng hóa hình thức, phương pháp dạy học, trong đó đáng chú ý là việc tăng cường mô hình dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Đây được xem là giải pháp hiệu quả trong việc phát triển phẩm chất, năng lực người học, giúp học sinh vừa thỏa mãn đam mê, sáng tạo vừa được củng cố kiến thức, mở rộng hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là tự nhận thức về bản thân, đồng thời nhiều kỹ năng sống được hình thành, phát triển, tự tin và chủ động hơn. Đặc biệt, dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã góp phần đào tạo ra đội ngũ học sinh trường chuyên với chuẩn đầu ra mới, năng động và sáng tạo hơn với sự thuần thục và linh hoạt trong các kỹ năng mềm,khác hẳn với kiểu “gà chọi”, “gà nòi” trước đây. Các giải pháp ấy bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan, được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh, học sinh, được lãnh đạo các cấp ghi nhận. Ngoài ra, có thể thấy rằng, mô hình dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã được lan tỏa mạnh mẽ, được triển khai thực hiện ở nhiều trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung, góp phần không nhỏ trong việc thay đổi diện mạo của nền giáo dục tỉnh nhà theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 1.4.Trước yêu cầu và thực tiễn dạy học mới, chúng tôi trăn trở, tìm tòi, đúc kếtsáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu.Đề tài vừa là sự tổng kết, nhìn nhận lại một chặng đường đã qua đồng thời cũng là dịp để tự rút ra bài học cho những chặng đường sắp tới. Ngoài ra, với sự chia sẻ những trải nghiệm của giáo viên và học sinh nhà trường, chúng tôi hy vọng được lan tỏa những bài học đúc rút ra từ thực tiễn của thầy, trò nhà trường tới đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh các trường bạn, vớicác cơ sở giáo dục khác nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 2. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài trình bày một số kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu trong thời gian qua. Đề tài đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ đổi mới giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cao, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội. 4
- Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là những hoạt động bắt buộc, thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với thời lượng 105 tiết/năm. Đây là một trong những nội dung mới so với chương trình cũ, đặt ra nhiều thử thách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường học, các cơ sở giáo dục, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, từ kiến thức đến phương pháp, kỹ năng. Trong bối cảnh ấy, đề tài còn góp phần tạo tiền đề thuận lợi cho cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề lý thuyết và phân tích thực trạng, đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp về quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận về các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng. - Phân tích, đánh giá thực trạng và kinh nghiệm quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Trên cơ sở kinh nghiệm quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu, đề tài đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT nói chung. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp khảo sát thực tiễn - Phương pháp thống kê, khảo sát - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh, đối chiếu. 6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung Phần 3: Kết luận 5
- NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1.Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. - Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2016-2017. - Công văn số 3711/BGDĐT-GDTrH ngày 24/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đàotạo (GDĐT) về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học (GDTrH) năm học 2019-2020. - Công văn số 3892/BGDĐT-GDTrH ngày 28/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đàotạo (GDĐT) về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học (GDTrH) năm học 2019-2020. - Công văn số 3414/BGDĐT-GDTrH ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đàotạo (GDĐT) về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học (GDTrH) năm học2020-2021. - Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 30/8/2019 của UBND tỉnh Nghệ An về triển khai nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2019-2020. - Chỉ thị số 32/CT-UBND ngày 18/9/2020 của UBND tỉnh Nghệ An về triển khai nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2020-2021. - Công văn số 1687/SGD&ĐT- GDTrH ngày 31/8/2018 của Sở Giáo dục và Đàotạo Nghệ An (GDĐT) về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học (GDTrH) năm học 2018-2019. - Công văn số 1602/SGD&ĐT- GDTrH ngày 30/8/2019 của Sở Giáo dục và Đàotạo Nghệ An (GDĐT) về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học (GDTrH) năm học 2019-2020. - Công văn số 1769/SGD&ĐT- GDTrH ngày 04/9/2020 của Sở Giáo dục và Đàotạo Nghệ An (GDĐT) về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học (GDTrH) năm học 2020-2021. 1.2.Các khái niệm liên quan đến đề tài Khái niệm “Trải nghiệm” theo Wikipedia là “tiến trình hay là quá trình hoạt động năng động để thu thập kinh nghiệm, trên tiến trình đó có thể thu thập được những kinh nghiệm tốt hoặc xấu, thu thập được những bình luận, nhận định, rút tỉa tích cực hay tiêu cực, không rõ ràng, còn tùy theo nhiều yếu tố khác như môi trường sống và tâm địa mỗi người”. Trong Từ điển Tiếng Việt, Giáo sư Hoàng Phê 6
- định nghĩa: “Trải nghiệm được hiểu đơn giản nhất là những gì con người từng kinh qua thực tế, từng biết, từng chịu”. Khái niệm “Hoạt động trải nghiệm” theo UNESCO “là một quá trình phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ dựa trên suy nghĩ có ý thức về một trải nghiệm từng có. Do đó, người học cần có được trải nghiệm cá nhân cụ thể và chủ động lấy phản hồi từ những người xung quanh, và tự phản tư để đánh giá kiến thức, kinh nghiệm mình có được.” Trong Chương trình tổng thể 2018, hoạt động trải nghiệm được hiểu là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trong Từ điển Tiếng Việt, Giáo sư Hoàng Phê định nghĩa sáng tạo là “tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần”, là “có cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có”. Trong thực tiễn giáo dục Việt Nam và thế giới, khái niệm “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo” thường được nhìn nhận trên các bình diện sau: Trải nghiệm sáng tạo có thể được hiểu là bản chất của một hoạt động, trong đó, chủ thể là học sinh và các lực lượng liên quan; đối tượng là tri thức, kinh nghiệm xã hội, giá trị, kỹ năng xã hội; mục tiêu là giáo dục toàn diện và phát huy tốt tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi học sinh; kết quả là hệ thống các kỹ năng, năng lực, phẩm chất. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được hiểu tương đương với một môn học. Như vậy, nó sẽ có nội dung, phương pháp, hình thức, cách đánh giá,. . . được thiết kế cụ thể, nhằm mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được hiểu là một nội dung giáo dục được nhà giáo dục thiết kế nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể là một hình thức tổ chức dạy học, là một “cách” tổ chức các hoạt động giáo dục để học sinh chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành năng lực, phẩm chất. Như vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, từ đó đưa đến những cách hiểu khác nhau về khái niệm. Tuy nhiên, nhìn tổng quát, có thể thấy rằng, các quan niệm đều có điểm gặp gỡ, đó là xem hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục với mục đích nhằm hình thành phẩm chất, năng lực cho người học và phải đảm bảo 3 yếu tố: Hoạt động - Trải nghiệm - Sáng tạo. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi nhìn nhận hoạt động trải nghiệm sáng tạo như một hình thức tổ chức dạy học. Theo đó, chúng tôi quan niệm: hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hình thức hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự 7
- hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh với tư cách là chủ thể của hoạt động được tham gia trực tiếp vào các hoạt động học tập thực tiễn khác nhau của gia đình, nhà trường và xã hội, được thể hiện sự sáng tạo, qua đó tăng cường kiến thức, hình thành và phát triển kỹ năng, xác định giá trị, phát triển năng lực, nhân cách và tiềm năng sáng tạo của bản thân. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1.Sơ lược về tình hình trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An Trường THPT chuyên Phan Bội Châu được thành lập ngày 15-10-1974 trên cơ sở các lớp chuyên Văn và chuyên Toán của Tỉnh ra đời từ năm 1965. Từ năm 1981 đến nay, trường đóng tại số 48 Lê Hồng Phong - thành phố Vinh. Trên nền giáo dục toàn diện, trường có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quê hương, đất nước. Nửa thế kỷ qua, mái trường mang tên nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu đã trở thành vườn ươm nhân tài xứ Nghệ. Từ mái trường này, nhiều học sinh đã trở thành cán bộ quản lý của Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học, các kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, các doanh nhân, các văn nghệ sĩ nổi tiếng… đã và đang cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển xã hội. Năm học 2020-2021, trường được tuyển sinh 14 lớp, trong đó có 11 lớp chuyên các môn Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga; 2 lớp chuyên lĩnh vực Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên và 1 lớp chuyên Anh tuyển thẳng dựa trên chứng chỉ quốc tế về Tiếng Anh. Hiện tại trường có 40 lớp với tổng số học sinh là 1337 em. Dự kiến từ năm học 2022-2023, trường có quy mô 42 lớp với số học sinh trên 1400 em. Tổng số giáo viên, nhân viên là 118 người, trong đó có 4 cán bộ quản lý, 102 giáo viên. Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh là trên 80%, trong đó có 02 Tiến sĩ và 01 nghiên cứu sinh, hơn 90 Thạc sĩ và đang học cao học, được đánh giá là một trong những trường có chất lượng đội ngũ hàng đầu cả nước. Hàng năm, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT và trúng tuyển Đại học của trường luôn đạt 100%, liên tục được xếp vào tốp đầu các trường có điểm bình quân thi vào đại học cao nhất cả nước. Đồng thời, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường cũng luôn nằm trong tốp đầu cả nước. Với bề dày truyền thống dạy tốt - học tốt trong nửa thế kỷ qua và những thành tích đặc biệt xuất sắc trong nhiều năm gần đây, trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã vinh dự đón nhận nhiều danh hiệu cao quý: Chi bộ Đảng nhiều năm liên tục được công nhận là “Chi bộ trong sạch vững mạnh”, được Tỉnh uỷ Nghệ An tặng cờ “Chi bộ trong sạch vững mạnh 10 năm liền”; Trường được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc cấp Tỉnh nhiều năm liền; nhiều lần được nhận Bằng khen và Cờ thi đua của Bộ Giáo dục & Đào tạo, của UBND Tỉnh Nghệ An; được Thủ 8
- tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua (năm 2002, 2007, 2019), Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1994, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1999, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2004, Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2009 và Anh hùng Lao động năm 2014. Nhà trường được công nhận là Đơn vị văn hóa tiêu biểu, được công nhận là trường THPT đạt chuẩn Quốc gia. Công đoàn nhà trường nhiều năm liên tục được nhận Bằng khen, Cờ thi đua của Liên đoàn Lao động Tỉnh, Công đoàn giáo dục Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đoàn Thanh niên liên tục được Tỉnh Đoàn và Trung ương Đoàn tặng Bằng khen, Cờ thi đua. Trường có 16 giáo viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, 16 giáo viên được tặng Huân chương Lao động hạng Ba, 30 giáo viên được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và nhiều giáo viên, CB-CNV được tặng Bằng khen của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Chủ tịch UBND Tỉnh, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An… Phát huy những thành tích đã đạt được, thầy và trò trường THPT chuyên Phan Bội Châu luôn không ngừng nỗ lực, thi đua dạy tốt - học tốt để xứng đáng với truyền thống của quê hương xứ Nghệ và quyết tâm giữ vững danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lao động. 2.2.Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu 2.2.1. Thực trạng Với lợi thế của trường chuyên, đặc biệt là lợi thế về chất lượng đội ngũ và năng lực của học sinh, từ nhiều năm nay, trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã triển khai nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Điển hình là các lớp chuyên Sinh đi trải nghiệm ở Rừng quốc gia Cúc Phương, Pù Mát; các lớp chuyên Hóa đi trải nghiệm ở Nhà máy Sữa Vinamilk; các lớp chuyên Sử đi trải nghiệm tại các di tích, danh thắng. Ngoài ra, đáng chú ý là hoạt động trải nghiệm thông qua hình thức các Câu lạc bộ: Câu lạc bộ Văn học dân gian, Câu lạc bộ Tiếng Anh, Câu lạc bộ Tiếng Pháp…Những hoạt động ấy đã góp phần hỗ trợ việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học của giáo viên, học sinh nhà trường. Tuy nhiên, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu những năm trước vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau đây: - Thứ nhất là hạn chế về số lượng. Tần suất các hoạt động trải nghiệm quá ít, thưa thớt. Trung bình một năm học toàn trường chỉ có khoảng 7-10 hoạt động. - Thứ hai, về cơ bản, việc quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn lỏng lẻo. Từ lãnh đạo nhà trường, Đoàn trường, các tổ chuyên môn đến các lớp và từng cá nhân giáo viên phần lớn chưa có kế hoạch cụ thể và dài hơi về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Nhìn đại thể, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo diễn ra khá tùy hứng, thiếu kế hoạch. Mặt khác, việc quản lý tài 9
- chính chưa nhất quán, nhiều trường hợp phó thác cho giáo viên và phụ huynh học sinh. - Thứ ba, chất lượng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn hạn chế. Phần lớn mới dùng ở trải nghiệm chứ chưa có sáng tạo, thậm chí nhiều hoạt động trải nghiệm chỉ là các chuyến du lịch trá hình. Ngoài ra, các hoạt động ấy chủ yếu do giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và phụ huynh tổ chức, học sinh chưa phát huy được vai trò chủ thể của hoạt động. - Thứ tư, hình thức tổ chức các hoạt động còn đơn điệu, nhàm chán, chưa phong phú, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh. - Thứ năm, nhận thức về hoạt động trải nghiệm còn phiến diện, dẫn đến việc phần lớn chỉ chú trọng tổ chức các hoạt động dã ngoại,khá cồng kềnh, tốn kém, chưa chú ý tổ chức các hoạt động trong khuôn viên nhà trường. - Thứ sáu, công tác đánh giá, rút kinh nghiệm qua các hoạt động trải nghiệm chưa được quan tâm. Vì thế, khâu cuối cùng của hoạt động trải nghiệm là khái quát hóa về nhận thức, đúc rút kinh nghiệm, kỹ năng chưa được thực hiện, hiệu quả của hoạt động trải nghiệm bị hạn chế. - Thứ bảy, công tác thi đua khen thưởng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo hầu như chưa được quan tâm, chưa trở thành tiêu chí đánh giá giáo viên và học sinh. Vì thế, ít nhiều làm giảm động lực và khát vọng sáng tạo của thầy và trò, của tập thể nhà trường. 2.2.2. Căn nguyên của thực trạng - Nhận thức của ít nhiều giáo viên và phụ huynh chưa theo kịp xu thế thời đại là một trở lực đáng kể. Xứ Nghệ nổi tiếng với truyền thống hiếu học, xem đó là con đường lập thân, lập nghiệp, lập danh cao quý. Coi trọng sự học là phẩm chất đáng trân trọng, tự hào của người Nghệ, nhưng nếu không cẩn trọng sẽ dẫn đến cái nhìn phiến diện, đề cao việc học chỉ để ứng thí. Đặc biệt, ở trường chuyên từ lâu nay, một bộ phận giáo viên và học sinh chủ yếu quen với nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, nên không dễ thay đổi động hình theo hướng giáo dục mới. Trong thời gian bước đầu triển khai tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới, chúng tôi đã gặp không ít sự e ngại, băn khoăn từ giáo viên, phụ huynh, học sinh. Thậm chí, có một số giáo viên bày tỏ sự phản đối vì xem rằng đó chỉ là các hoạt động vui chơi và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập, đặc biệt là kết quả thi học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế và thi Đại học. - Yêu cầu, đòi hỏi của phụ huynh, học sinh và xã hội về chất lượng giáo dục ngày càng cao, ít nhiều có sự chồng chéo giữa các nhiệm vụ. Hàng năm, nhà trường phải thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp, vừa thực hiện sứ mệnh bồi dưỡng học sinh giỏi của trường chuyên vừa đảm bảo yêu cầu giáo dục toàn diện: thi Đại học điểm cao; trải nghiệm sáng tạo; nghiên cứu khoa học; giáo dục kỹ năng sống; hoạt động xã hội; văn hóa thể thao; du học và các hoạt động hợp tác 10
- quốc tế… Đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. - Cơ sở vật chất xuống cấp và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của trường chuyên. Từ nhiều năm nay, do đã có dự án trường mới nên các hoạt động xây mới tại trường không được phê duyệt. Trong khi đó, quy mô trường, lớp đã mở rộng và yêu cầu của dạy học theo xu hướng hội nhập, hiện đại hóa, đặc biệt là việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại. Sự bất cập về điều kiện cơ sở vật chất đã hạn chế ít nhiều hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong khuôn viên của nhà trường. - Điều kiện tài chính của phụ huynh, học sinh phần lớn là chưa đảm bảo. Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ít nhiều đều đòi hỏi kinh phí và phần lớn đều dựa vào nguồn xã hội hóa từ phụ huynh, học sinh. Trong khi đó, học sinh trường chuyên Phan Bội Châu đến từ nhiều vùng, miền khác nhau trong tỉnh, điều kiện kinh tế không đồng đều. Đặc biệt, không ít em đến từ vùng sâu, vùng xa, hoàn cảnh gia đình khó khăn, thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo, không đủ tiềm lực tài chính để tham gia. - Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 3. Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu 3.1.Làm tốt công tác giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên và phụ huynh về hoạt động trải nghiệm sáng tạo 3.1.1. Xây dựng nội dung truyền thông đầy đủ, kịp thời, đúng đắn Để có điều kiện triển khai và nâng cao hiệu quả của các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ngoài chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; các văn bản chỉ đạo mang tính pháp quy; ngoài những điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực của giáo viên, nhân viên, học sinh, năng lực tài chính của phụ huynh thì điều cần thiết nhất là nhận thức của những người làm công tác giáo dục, của cộng đồng xã hội và đặc biệt là học sinh - chủ thể hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Có thể thấy rằng, nhận thức đúng đắn và sự đồng tình ủng hộ của cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh nhà trường nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung là một trong những điều kiện tiên quyết, góp phần quyết định sự thành công của các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong khi đó, như đã trình bày ở phần trên, hiện nay, nhận thức về vấn đề này của giáo viên, nhân viên cũng như phụ huynh, học sinh chưa đồng đều. Có một bộ phận không nhỏ vẫn chưa đồng thuận hoặc nhận thức còn phiến diện. Ví như khi học sinh tổ chức các câu lạc bộ - một mô hình giáo dục trải nghiệm sáng tạo rất phổ biến ở các nước tiên tiến - thì không ít người vẫn nhìn nhận đó chỉ là các trò chơi, chỉ mang tính giải trí và không ít giáo viên băn khoăn, sợ ảnh hưởng đến chất 11
- lượng bồi dưỡng học sinh giỏi và thi Đại học nên chỉ triển khai cầm chừng, không quyết liệt. Sự hạn chế trong nhận thức thực sự là trường lực đáng sợ cản trở việc triển khai các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Chính vì thế, chúng tôi nhận thấy vấn đề tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông có ý nghĩa rất to lớn. Nhận thức được tầm quan trong ấy, trong những năm qua, Ban lãnh đạo nhà trường đã có nhiều biện pháp chủ động, tích cực làm tốt công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề này cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh nhà trường. Trước hết, nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các vấn đề hội nhập trong lĩnh vực giáo dục, nhằm giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh toàn trường nhận thức đúng đắn về yêu cầu đổi mới giáo dục, trong đó có yêu cầu về việc dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Từ đó, khơi dậy khát vọng và ý chí trách nhiệm và lòng quyết tâm vượt khỏi vùng an toàn của bản thân, của mô hình giáo dục cũ đểcó những bước đột phá tìm tòi, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Đồng thời, công tác truyền thông còn phải hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và tính ưu việt của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực người học. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đối sánh các hình thức dạy học khác để nhận thức được rằng, khi học sinh trực tiếp tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, được tương tác với thiên nhiên, sự vật, con người…; được làm những điều trước đó chưa từng làm thì không chỉ được mở rộng và nâng cao nhận thức, kinh nghiệm phong phú, kỹ năng nhuần nhuyễn hơn mà còn đặc biệt có hứng thú học tập. Người trải nghiệm nhiều sẽ có nhiều kiến thức, kinh nghiệm sống cho bản thân, giúp con người hình thành năng lực, phẩm chất sống, phát huy tiềm năng sáng tạo - một năng lực cần thiết với mỗi người, đặc biệt là trong thời kì kinh tế tri thức, toàn cầu hóa như hiện nay. Từ hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ nảy sinh ra ý tưởng mới, dựa trên những cái đã có, đã biết, mang lại những thành quả phục vụ đời sống con người và xã hội. Bằng hoạt động trải nghiệm của chính mình, mỗi học sinh có thể đóng nhiều vai trò khác nhau: người kiến thiết, người tổ chức các hoạt động, người trực tiếp tham gia nên không những biết cách tích cực hoá bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống; biết tương tác, kết nối với mọi người; biết khám phá, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của mọi người và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm hơn. 3.1.2. Tích cực đổi mới, sáng tạo phương thức tuyên truyền Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo Ban truyền thông luôn nỗ lực đổi mới, tìm kiếm các hình thức truyền thông phù hợp, hấp dẫn, tạo được ấn tượng mạnh mẽ trong 12
- cộng đồng xã hội, khơi gợi hứng thú và tăng sức thuyết phục đối với giáo viên và phụ huynh, học sinh. Trước hết, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo luôn được đưa tin, quảng bá rộng rãi đến giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh toàn trường cũng như cộng đồng xã hội thông qua các cuộc họp; các buổi chào cờ; sinh hoạt lớp; họp phụ huynh trong trường; các hoạt động tạo nguồn ở những trường THCS. Đặc biệt, với những sự kiện trọng đại, với những vấn đề cần lan tỏa rộng lớn, nhà trường thường sử dụng kênh truyền thông quen thuộc đó là các phương tiện thông tin đại chúng, tiêu biểu là báo chí và truyền hình.Ngoài những hình thức truyền thông mang tính truyền thống ấy, nhà trường còn tích cực sử dụng Website và mạng xã hội để lan tỏa thông tin. Đây là một kênh tuyên truyền nhanh, đơn giản mà hiệu quả. Hình 1. Truyền thông về thành tích của hoạt động dạy học thông qua các trải nghiệm sáng tạo trên báo 13
- Hình 2. Hình ảnh các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh nhà trường trong phim tư liệu 3.2.Xây dựng quy chế, kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo 3.2.1. Xây dựng các mục tiêu cơ bản của các hoạt động trải nghiệm sáng tạo Dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ của cấp học THPT; dựa trên đặc thù của chủ thể, nhà trường xác định được các mục tiêu cơ yếu, quan trọng nhất của các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trước hết là mục tiêu nâng cao, mở rộng, bồi đắp kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên (sinh học, vật lý, hóa học, trái đất và vũ trụ…); tri thức về văn hóa xã hội (lịch sử, địa lý, văn hóa, nghệ thuật…); kiến thức về pháp luật, ý thức và trách nhiệm công dân; kiến thức tài chính và khởi nghiệp; kiến thức về sức khỏe và môi trường; nhận thức về các vấn đề toàn cầu…. Đặc biệt, hoạt động trải nghiệm cần góp phần hình thành, bồi dưỡng những phẩm chất, tình cảm đẹp đẽ, xây đắp các mối quan hệ tốt đẹp cho cộng đồng xã hội: tình yêu thương con người, yêu sự sống; yêu đất nước, nhân dân; lòng tự trọng; ý thức trách nhiệm… Ngoài ra, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn hướng tới mục tiêu phát triển năng lực tư duy và sáng tạo: phát hiện vấn đề; quan sát, đặt câu hỏi, thu thập và xử lý thông tin; phân tích, tổng hợp, khái quát hóa vấn đề; tư duy phản biện; xử lý tình huống… Bên cạnh đó, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn có nhiệm vụ rèn luyện một số kỹ năng cho học sinh: giao tiếp và hợp tác; thích nghi và hội nhập; tự chủ và tự lập… 14
- 3.2.2. Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động sáng tạo Để khắc phục tính tùy hứng và chủ quan, cảm tính, nhà trường đã xây dựng khung quy trình tổ chức một hoạt động trải nghiệm sáng tạo với các bước như sau: - Hình thành ý tưởng. Đây là một trong những khâu quan trọng nhất, quyết định hướng đi và góp phần tạo nên sự thành – bại của hoạt động. Ý tưởng được hình thành dựa trên nhiều cơ sở, trong đó cần đặc biệt chú trọng việc để học sinh chủ động tìm và đề xuất ý tưởng. Bên cạnh những hoạt động do nhà trường, giáo viên đề ra, cần khuyến khích và tôn trọng các ý tưởng của học sinh. Thực tế cho thấy, ở độ tuổi của học sinh THPT, các em có khả năng sáng tạo rất lớn nhưng cũng dễ bốc đồng, chạy theo trào lưu. Vì thế, giáo viên vừa phải tự đổi mới mình để nắm bắt và thấu hiểu tâm lý, ý nguyện của các em, vừa đóng vai trò là người dẫn dắt, góp ý, hỗ trợ các em tìm được ý tưởng phù hợp. Tiêu chí chung để đánh giá và lựa chọn ý tưởng là sự phù hợp và tính khả thi. Đây là hai cơ sở quan trọng để triển khai ý tưởng thành công, thiếu một trong hai yếu tố thì phải xem lại các ý tưởng đó. - Đặt tên cho hoạt động. Tên của hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Tên hoạt động cũng cần tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn, gợi dậy được trạng thái tâm lí hứng khởi và tích cực cho học sinh. Vì vậy, việc đặt tên cho hoạt động cần phải được đầu tư tìm tòi để đáp ứng các yêu cầu sau: + Rõ ràng, ngắn gọn. + Thể hiện được nội dung, chủ đề của hoạt động. + Hấp dẫn. + Có tính giáo dục cao. + Phù hợp với đối tượng tham gia hoạt động. Thực tế cho thấy, đối với việc tìm tên cho các hoạt động, học sinh có rất nhiều ý tưởng độc đáo và sáng tạo nếu giáo viên biết cách động viên. Trong những năm qua, học sinh trường chuyên Phan Bội Châu đã tổ chức nhiều hoạt động với tên gọi rất đa dạng, hay và ấn tượng, vừa đảm bảo tính giáo dục vừa gợi cảm xúc tích cực ở mọi người. Ví dụ, với những hoạt động thiện nguyện, học sinh thiên về lựa chọn những tên gọi thuần Việt, giản dị và giàu tình cảm: một số hoạt động thiện nguyện giúp đỡ, hỗ trợ học sinh miền núi được mang tên là Gánh chữ lên non, Nắng về trên bản; chương trìnhgiúp đỡ học sinh làng trẻ SOS học tập và vui chơi được mang tên Vì tiếng cười trẻ thơ…Trong khi đó, các chương trình văn nghệ hay các hoạt động mang tính giải trí cao, học sinh thường lựa chọn những tên gọi rất hiện đại, rất trẻ trung: Du ca, Kiss May,Unravel… - Xác định mục tiêu hoạt động. Mục tiêu hoạt động là dự kiến, mong muốn về kết quả hoạt động. Trước khi triển khai hoạt động cần trả lời các câu hỏi: hoạt 15
- động này nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ gì? Có phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường, của cấp học hay không? Mục tiêu cần xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp, phản ánh được mức độ cao, thấp đối với các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ… - Xác định nội dung và hình thức hoạt động. Nội dung và hình thức hoạt động phải phù hợp với mục tiêu đã xác định, với điều kiện cụ thể của nhà trường, của khối, lớp, của học sinh.Đặc biệt, giáo dục hiện đại chú trọng dạy học phân luồng và phát huy tính cá biệt của đối tượng, vì thế việc xây dựng nội dung và hình thức hoạt động cần chú ý tới tính phù hợp đối với học sinh tập thể và từng cá nhân tham gia hoạt động. - Chuẩn bị hoạt động. Dựa trên mục tiêu, nội dung và phương thức hoạt động đã xác định để dự kiến tiến trình hoạt động, dự kiến những phương tiện cần huy động (tài liệu liên quan, cơ sở vật chất, tài chính…). Cần hướng dẫn giáo viên và học sinh khai thác những phương tiện sẵn có của nhà trường, đồng thời biết huy động nguồn lực xã hội hóa. Đặc biệt, trong điều kiện và khả năng cho phép, cần khuyến khích học sinh tự chuẩn bị, tự chế tạo, sáng tạo các công cụ, phương tiện…để tổ chức hoạt động. Đồng thời, biết phối hợp với các cơ quan chức năng, với địa phương, đơn vị nơi tổ chức…để đảm bảo tính pháp lý, tìm kiếm sự hỗ trợ, góp phần đảm bảo sự thành công cho hoạt động. Khi chuẩn bị, cần có dự kiến phân công nhiệm vụ cho các thành viên; Dự kiến thời gian, điạ điểm tổ chức, những người tham gia hoặc phối hợp, hỗ trợ hoạt động; Dự kiến các hoạt động của giáo viên và học sinh… Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm luôn tiềm ẩn những nguy cơ, sự bất ổn nhiều hơn so với các hoạt động dạy học truyền thống. Chính vì thế, sự chuẩn bị cần hết sức chu đáo và lường hết mọi khả năng cùng phương án xử lý. Chỉ triển khai hoạt động khi đảm bảo tính khả thi và sự an toàn. - Lập kế hoạch tổ chức hoạt động, tìm các nguồn lực và thời gian, không gian phù hợp để tổ chức hoạt động. - Thiết kế chi tiết hoạt động. Giáo viên cần suy nghĩ và đầu tư thiết kế một hoạt động có thể huy động kinh nghiệm của học sinh, tạo được hứng thú cho học sinh và đặc biệt là làm xuất hiện vấn đề đòi hỏi học sinh giải quyết bằng những trải nghiệm của bản thân ở các hoạt động tiếp theo. Giáo viên tăng cường sự quan sát, hỗ trợ, điều chỉnh, động viên, khích lệ để 100% học sinh được tham gia, được hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất. Khi thiết kế một hoạt động trải nghiệm có thể có nhiều nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ nên triển khai theo 4 bước rõ ràng: giao nhiệm vụ; tổ chức thực hiện nhiệm vụ; báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; đánh giá, nhận xét. - Triển khai tổ chức hoạt động. - Đánh giá, báo cáo kết quả hoạt động. 16
- 3.2.3. Xây dựng quy chế kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng. - Xây dựng quy chế đánh giá học sinh trong các hoạt động trải nghiệm. Đây là hoạt động vô cùng cần thiết để giúp HS có cơ hội nhìn nhận, chiêm nghiệm lại những hoạt động mình đã trải qua, những gì mình đã làm được, những gì mình chưa làm được, cần cố gắng thêm ở kỹ năng nào, phần nào. Để đánh giá toàn diện và khách quan phải dựa trên nhiều kênh thông tin từ việc học sinh tự đánh giá, các thành viên tham gia đánh giá lẫn nhau; giáo viên, phụ huynh và cộng đồng xã hội đánh giá. + Học sinh tự đánh giá, nhìn nhận lại những hoạt động đã tham gia, thấy được những điều mình làm được, những điều mình chưa làm được, cần cố gắng, khắc phục. Hoạt động này giúp học sinh hình thành kỹ năng tự đánh giá, học sinh nhận biết bản thân, thêm tự tin về mình, biết được mình đang ở đâu để cố gắng và hoàn thiện hơn. + Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của bạn theo nhóm, nhận ra điểm tiến bộ, điểm tích cực của bạn, giúp bạn mình nhận ra điểm bạn cần cố gắng. Từ đó hình thành và phát triển năng lực quan sát, giao tiếp, thuyết phục, phân tích, đánh giá…của học sinh. + Đánh giá của giáo viên, phải dựa trên mục tiêu, điều kiện, điểm xuất phát của học sinh để đánh giá, nhằm thấy được sự tiến bộ, cố gắng của các em. + Đánh giá của phụ huynh, cộng đồng xã hội. - Xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng đói với học sinh, giáo viên. Nhà trường đã đưa kết quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo thành một tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên và học sinh. 3.3.Bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao năng lực tổ chức và thực hiện các hoạt động trải nghiệm cho giáo viên và học sinh. 3.3.1. Tăng cường nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên Phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường chưa được đào tạo về công tác tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, vì thế, khi bắt tay thực hiện còn nhiều lúng túng. Hạn chế nổi bật là thiếu kế hoạch và sai phương pháp. Trước hết, cần chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ, giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Khi xây dựng cần chú ý vừa có kế hoạch dài hơi, vừa có kế hoạch ngắn hạn; vừa phải có kế hoạch tổng quát, vừa phải có kế hoạch cụ thể. Trong kế hoạch, phải xác định rõ, mục tiêu của hoạt động này là gì, từ đó lựa chọn phương thức tổ chức và biện pháp thực hiện. Phương thức tổ chức các hoạt động trước đây còn nhiều hạn chế, đa số giáo viên làm thay học sinh ở hầu hết các khâu: hình thành ý tưởng; lựa chọn nội dung, 17
- xây dựng kế hoạch, chuẩn bị. Học sinh chỉ tham gia thực hiện dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên. Vì thế, tính chủ động, sáng tạo của học sinh chưa được phát huy. Do vậy tổ chức tập huấn để mỗi giáo viên nắm chắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là rất cần thiết, theo đó giáo viên phải trao quyền tự chủ cho học sinh, chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ khi cần thiết. Một hạn chế trong công tác tổ chức của giáo viên trước đây là hoạt động trải nghiệm gần như chỉ được giao cho số ít học sinh và phần lớn là cán bộ lớp. Đa số học sinh chỉ đóng vai trò là người quan sát hoặc đi theo, làm theo, thậm chí không ít em đứng ngoài cuộc. Với yêu cầu tất cả học sinh đều được tham gia đầy đủ các bước khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần được hướng dẫn, bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức để các hoạt động có sức lan tỏa hơn. Để thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ, năng lực của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, bên cạnh việc tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng, đúc rút kinh nghiệm, nhà trường đã chỉ đạo điểm sau đó nhân rộng ra toàn trường. 3.3.2. Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm sáng tạo Ngay từ đầu năm học, ngoài việc hướng dẫn học sinh xây dựng nội quy của lớp, của trường, thông qua giáo viên và Đoàn trường, nhà trường cần giới thiệu, hướng dẫn cho học sinh hiểu về mục đích, các hình thức, cách tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Thông qua đó, mỗi học sinh biết lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với nội dung; nắm được các bước cơ bản cần thực hiện, trách nhiệm của từng cá nhân khi tham gia hoạt động Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn nội dung thực hiện trong cả năm học, theo chủ điểm từng tháng, phù hợp với khả năng, sở trường và đam mê của bản thân với điều kiện của gia đình, của lớp, của nhà trường, của địa phương. Việc này sẽ tạo tâm thế sẵn sàng thực hiện cho học sinh và đảm bảo tính khả thi cho hoạt động. 3.3.3. Xây dựng kiến thức và kỹ năng nền cho học sinh. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ góp phần phát triển năng lực cho học sinh, nhưng để thực hiện các hoạt động đó, học sinh cũng cần phải được chuẩn bị một số kiến thức và kỹ năng cơ bản để hoạt động có hiệu quả và phòng tránh các nguy cơ. Do vậy điều quan trọng với mỗi giáo viên là phải hướng dẫn các em tìm hiểu kỹ về hoạt động, môi trường, hoàn cảnh…nơi mình sẽ tham gia; có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực, vấn đề mình sẽ phải đối diện; hướng dẫn các em các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kỹ năng quan sát, ghi chép, thu thập, xử lí thông tin, kỹ năng ra quyết định. Điều quan trọng là phải tin tưởng các em và xây dựng niềm tin của học sinh đối với giáo viên, với bạn bè và với chính 18
- mình. Giáo viên chỉ có thể tin tưởng các em thì mới có thể giao việc cho các em. Và ngược lại, học sinh chỉ có tin yêu giáo viên, tin yêu bạn của mình mới có thể tự tin chia sẻ với chính giáo viên và bạn bè trong lớp những suy nghĩ và mạnh dạn đưa ra quyết định. 3.4.Phát huy vai trò hướng dẫn của giáo viên và tính chủ thể, sáng tạo của học sinh. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của người học. Chính vì thế, khi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cần tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản sau: giáo viên phải và chỉ được là người hướng dẫn, tôn trọng vai trò chủ thể và sáng tạo của học sinh; giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh phát triển bản thân, phát huy cá tính và sở trường của mình. 3.4.1. Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh phát huy vai trò chủ thể Giáo viên tạocơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào cả quá trình của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, không được để một ai “bị bỏ lại phía sau”. Đồng thời, giáo viên phải gợi ý, giúp đỡ, hỗ trợ các em thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau: Bước 1. Xây dựng ý tưởng. Ở bước này, giáo viên nên đóng vai trò là người gợi ý, khơi nguồn cảm hứng, chứ không được áp đặt.Trong hoàn cảnh giáo viên và học sinh chưa có tiếng nói chung thì cần phân tích và trao đổi với học sinh về sự phù hợp và tính khả thi. Giáo viên cần cẩn trọng trong phát ngôn và hành động, hạn chế sự áp đặt khiên cưỡng, không được làm mất nhuệ khí và sự tự tin của học sinh. Đồng thời, hướng dẫn cho học sinh tìm các ý tưởng khác hoặc sử dụng những phương thức, tìm thời gian khác, phù hợp hơn để hiện thực hóa ý tưởng của mình, tiếp tục giúp học sinh nuôi dưỡng ý tưởng để chờ đợi thời cơ chín muồi, nếu thấy đó là ý tưởng có giá trị. Ví dụ, năm 2017, em N.T.L, học sinh lớp 10 C6 trình bày và đề xuất ý tưởng tổ chức Hội nghị mô phỏng Liên hợp quốc. Dẫu biết rằng, đây là một mô hình khá phổ biến trên thế giới và đang được học sinh quan tâm, nhưng trong điều kiện nhà trường chưa đủ điều kiện để hỗ trợ học sinh hoạt động, đặc biệt là về chuyên môn (kiến thức về các vấn đề vĩ mô như nạn buôn bán người, thuế xuất nhập cảnh, trí tuệ nhân tạo…) lãnh đạo nhà trường đã ghi nhận ý tưởng đồng thời cùng học sinh phân tích các yêu cầu của hoạt động, qua đó, học sinh tự nhận ra được tính chưa phù hợp và đề nghị chờ đợi. Đồng thời, để tạo cơ hội cho học sinh thực hiện phần nào ý tưởng đó và chuẩn bị điều kiện triển khai hoạt động Hội nghị mô phỏng Liên hợp quốc, chúng tôi đã gợi ý các em thành lập CLB Debate. Bước 2. Xây dựng kế hoạch. Giáo viên giúp học sinh định hình những công việc cần làm: xác định mục tiêu, thời gian, địa điểm, nhân sự, các yêu cầu và giải pháp về tài chính, cơ sở vật chất, phương pháp, cách thức thực hiện… Các em vừa 19
- phải thu thập và xử lý thông tin, vừa phải phân tích tình hình và tổ chức lớp để bàn bạc đi đến thống nhất nội dung công việc cần làm. Ở bước này, giáo viên có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp và khả thi của kế hoạch. Bước 3. Chuẩn bị triển khai hoạt động. Trong quá trình học sinh thực hiện bước này, giáo viên cần theo dõi việc chuẩn bị có thực sự đầy đủ và đảm bảo an toàn không. Đặc biệt giáo viên có thể tập huấn, hướng dẫn cho các em các kỹ năng nền cần thiết: cách ghi chép, phỏng vấn hoặc dự đoán tình huống nảy sinh khi thực hiện, cách giải quyết tình huống nếu có… Bước 4. Tổ chức thực hiện. Trong quá trình các em thực hiện, giáo viên cần giúp đỡ và theo dõi, cần quan tâm đến những tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của các em; động viên các em phát huy bản thân, mạnh dạn xử lý vấn đề. Điều này giúp giáo viên có thể đánh giá đúng những phẩm chất năng lực của các em. Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện. Đây là bước cuối cùng của hoạt động. Giáo viên nên cho học sinh tự đánh giá lại quá trình hoạt động của mình và của bạn, khuyến khích học sinh nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của nhóm, mức độ tham gia của từng thành viên; gợi mở cho học sinh phân tích sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên trong nhóm, thể hiện các kỹ năng. Nội dung đánh giá phải được tổng hợp lại từ việc xây dựng ý tưởng đến tất cả các bước tổ chức thực hiện; kết quả công việc và ý nghĩa của nó; những bài học kinh nghiệm về mọi mặt; những sáng kiến mới nào có thể áp dụng tiếp theo. Khi đánh giá cần chú ý đảm bảo công bằng, khách quan nhưng cũng cần tế nhị, động viên khích lệ học sinh, điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở đánh giá đúng sự cố gắng của từng nhóm, chú trọng phân tích những kỹ năng mà học sinh đã thể hiện. 3.4.2. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh phát triển bản thân, phát huy sở trường Xu hướng giáo dục của các nước tiên tiến thế giới luôn chú trọng phát huy tính cá thể hóa, tính cá biệt của từng học sinh. Mỗi cá nhân là một phiên bản độc đáo, hàm chứa những giá trị riêng, thậm chí là duy nhất. Giáo dục hiện đại luôn hướng chú trọng phát huy tính cá biệt của đối tượng giáo dục với mục tiêu phát huy tận độ những giá trị khác biệt, không cào bằng. Giáo viên không chỉ là người truyền thụ tri thức, giáo dục kỹ năng, bồi đắp phẩm chất mà còn đóng vai trò như một hướng đạo sinh giúp học sinh nhận ra chính mình, nhận ra sở trường, sở đoản, những năng lực tiềm ẩn, những khát vọng thầm kín… Trong quá trình hỗ trợ các em xây dựng kế hoạch, giáo viên nên có những gợi ý về phân công nhiệm vụ trên cơ sở sở trường, đam mê của các em. Đồng thời, qua các hoạt động, giáo viên hiểu rõ hơn về sự khác biệt của từng học sinh trong nhận thức, tính cách, sở trường, sở đoản... Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch giáo dục nhằm phát huy tính cá thể của từng học sinh trên nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 283 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 141 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 31 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn