intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả ở trường trung học phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả ở trường trung học phổ thông" nhằm khảo sát thực trạng hoạt động dạy học trực tuyến ở trường trung học phổ thông Bắc Yên Thành trong 3 năm học 2019-2020, 2020-2021 và 2021-2022, xác định những điểm mạnh và hạn chế từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến hiệu quả ở trường trung học phổ thông

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN HIỆU QUẢ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lĩnh vực: Quản lý Tác giả: Nguyễn Bá Thủy Đơn vị công tác: Trƣờng THPT Bắc Yên Thành Nghệ An – Tháng 3/2022. Số điện thoại: 0984 976 308
  2. MỤC LỤC Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài: .................................................................................................................. 3 2. Mục đích nghiên cứu: .............................................................................................................. 4 3. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................................ 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................................. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 4 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. ............................................................................................................. 5 1.1 Hoạt động Dạy học trực tuyến. .................................................................................................... 5 1.1.1 Khái niệm Dạy học trực tuyến .............................................................................................. 5 1.1.2 Các mô hình Dạy học trực tuyến ........................................................................................... 5 1.2. Cơ sở pháp lý cho việc triển khai dạy học trực tuyến tại các trƣờng Trung học phổ thông. 7 1.3. Thực trạng hoạt động dạy học trực tuyến tại trƣờng THPT Bắc Yên Thành – Nghệ An. ... 8 1.3.1 Đặc điểm tình hình chung:.............................................................................................. 8 1.3.2 Thực trạng triển khai dạy học trực tuyến ở trƣờng THPT Bắc Yên Thành.................... 9 1.3.3 Điều tra, khảo sát về thực trạng triển khai dạy học trực tuyến ở trƣờng THPT Bắc Yên Thành. ....................................................................................................................................14 Chƣơng 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. .......................................................................................21 2.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp: ..................................................................................21 2.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến ở trƣờng trung học phổ thông. ........................................................................................................................................21 2.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về Dạy học trực tuyến..................................................................................................22 2.2.2 Biện pháp 2: Đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất. ...........24 2.2.3 Biện pháp 3: Quy trình hóa hoạt động dạy học trực tuyến ....................................28 2.2.4 Biện pháp 4: Xây dựng đội ngũ hỗ trợ giáo viên và học sinh trong dạy học trực tuyến......................................................................................................................................29 2.2.5 Biện pháp 5: Xây dựng chƣơng trình dạy học trực tuyến ......................................30 2.2.6 Biện pháp 6: Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả việc tổ chức dạy học trực tuyến ...............................................................................................................30 2.2.7 Biện pháp 7: Quản lý và lƣu trữ hồ sơ dạy học trực tuyến ....................................31 2.3 Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất: ............32 Phần III. KẾT LUẬN ..................................................................................................................35 1. Kết luận: ...............................................................................................................................35 2. Kiến nghị và đề xuất: ...............................................................................................................36 2
  3. Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Dạy học trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phƣơng thức dạy học ảo thông qua máy vi tính, điện thoại thông minh nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đƣờng truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây. Theo Thông tƣ số 09/2021/TT-BGDĐT, ngày 30 tháng 03 năm 2021, Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thƣờng xuyên thì: Mô hình dạy học mới đƣợc áp dụng tiêu biểu là “đào tạo trực tuyến” là một trong những giải pháp tối ƣu có khả năng đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong học tập, giảng dạy và thuận lợi trong đào tạo nhiều cấp học và những mặt tích cực mà phƣơng pháp này mang lại trong quá trình giảng dạy và học tập. Dạy học trực tuyến là hình thức giáo dục phổ biến nhiều quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, nhiều trƣờng học đƣợc trƣng dụng cho công tác phòng, chống dịch, nhiều công trình xây dựng, sửa chữa trƣờng lớp bị tạm ngƣng, còn có một số giáo viên, học sinh là F0 đang điều trị tại nhà hoặc khu cách ly hay bệnh viện. Chính vì thế hình thức dạy học trực tuyến là một lựa chọn phù hợp và đƣợc quan tâm nhất của đội ngũ nhà giáo ngành giáo dục. Làm thế nào để dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả nhất đang là vấn đề khiến các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, cha mẹ và học sinh quan tâm. Tại tỉnh Nghệ An, do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 năm học 2019-2020 đã phải gián đoạn việc học tập trung một thời gian, bắt buộc các nhà trƣờng phải tổ chức dạy học trực tuyến một cách “bất đắc dĩ” bởi vì hoàn toàn không có sự chuẩn bị nào, từ nhà quản lý, thầy cô giáo, các em học sinh. Tất cả đều trong tình trạng “mạnh ai nấy chạy”, với sự nổ lực, cố gắng của các nhà trƣờng, thầy cô giáo và các em học sinh cùng phụ huynh chúng ta cũng đã hoàn thành chƣơng trình năm học và cũng từ đó cụm từ “dạy học trực tuyến” đã trở nên thƣờng xuyên với ngành giáo dục. Đến tháng 3/2021, Thông tƣ 09/2021/BGDĐT ra đời chính thức xác định dạy học trực tuyến là hoạt động nhằm hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong chƣơng trình giáo dục phổ thông để hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở giáo dục phổ thông. Nhƣ vậy dạy học trực tuyến trở thành hình thức dạy học đƣợc áp dụng song song với dạy học trực tiếp, tập trung trên lớp học. Do đó, bên cạnh tổ chức tốt hoạt động dạy học tập trung thì nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến cũng là một nội dung quan trọng trong hoạt động của nhà trƣờng. Là một cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, trực tiếp chỉ đạo, điều hành và tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến trong 3 năm qua cùng việc với tìm hiểu, nghiên 3
  4. cứu lý luận chúng tôi đã rút ra đƣợc một số kinh nghiệm trong công tác và xây dựng đề tài: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN HIỆU QUẢ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”. 2. Mục đích nghiên cứu: Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học trực tuyến ở trƣờng trung học phổ thông Bắc Yên Thành trong 3 năm học 2019-2020, 2020-2021 và 2021-2022, xác định những điểm mạnh và hạn chế từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến. 3. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động dạy học trực tuyến ở trƣờng THPT Bắc Yên Thành và một số trƣờng THPT công lập khác trên địa bàn huyện Yên Thành. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung làm rõ một số vấn đề sau: - Nghiên cứu lý luận về dạy học trực tuyến - Thực trạng hoạt động dạy học trực tuyến tại trƣờng THPT Bắc Yên Thành. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến tại trƣờng trung học phổ thông. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu về cơ sở pháp lý, các tài liệu giáo dục học, tâm lý học, các tạp chí, sách, báo, đặc san tham khảo có liên quan tới vấn đề nghiên cứu. - Điều tra quan sát: Điều tra, khảo sát thực tế; phỏng vấn các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trƣờng THPT. - Thực nghiệm sƣ phạm: Tổ chức thực nghiệm đề tài vào thực tiễn để xem xét tính khả thi và hiệu quả của đề tài cũng nhƣ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. 4
  5. Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 1.1 Hoạt động Dạy học trực tuyến. 1.1.1 Khái niệm Dạy học trực tuyến Dạy học trực tuyến (còn gọi là e-learning) là phƣơng thức dạy học ảo thông qua máy vi tính, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có kết nối Internet. Học sinh có thể học tập tại nhà hay bất cứ đâu mà không cần phải tới trƣờng học. Dạy học trực tuyến bản chất cũng nhƣ dạy học truyền thống. Học sinh tiếp nhận thông tin qua một khóa học mà ở đó vẫn có giáo viên tổ chức, hƣớng dẫn học sinh tiếp nhận thông tin, tri thức, rèn luyện kỹ năng. Sự khác biệt là thông qua công nghệ kết nối internet để tƣơng tác giữa các thành viên. Giảm thiểu sự tƣơng tác và tiếp xúc về mặt khoảng cách vật lý. Giáo viên có thể dạy và học sinh có thể học thông qua nhiều thiết bị, học vào nhiều thời điểm, giới hạn về vị trí, thời gian dạy và học là hầu nhƣ không có. Một cách chung nhất, Dạy học trực tuyến (e-learning) là quá trình dạy học thông qua mạng Internet và Công nghệ Web. 1.1.2 Các mô hình Dạy học trực tuyến 1.1.2.1 Dạy học trực tuyến trực tiếp: Dạy học trực tuyến trực tiếp là mô hình dạy học trực tuyến cho phép học sinh tƣơng tác đồng thời với giáo viên thông qua một nền tảng công nghệ. Với mô hình này, lớp học trực tuyến thực chất là mô hình lớp học truyền thống, nay đƣợc đƣa lên online mà thôi. Điểm khác là việc tƣơng tác giữa thầy – trò, trò – trò trong lớp học đƣợc thực hiện thông qua tin nhắn, chat, gọi audio hay gọi video với nhiều ngƣời cùng lúc (nhắn tin nhóm, gọi nhóm,…). Điều ƣu việt hơn là một số khóa học, ngƣời chủ trì hoặc các cá nhân (ngƣời dạy, ngƣời học) đƣợc ngƣời chủ trì cho phép có thể ghi lại để xem, nghe lại sau đó. Đây là hình thức đƣợc các nhà trƣờng phổ thông Việt Nam sử dụng phổ biến trong những năm gần đây, khi mà đại dịch Covid-19 đã làm cho việc tổ chức dạy học tập trung của các nhà trƣờng bị gián đoạn. Một số nền tảng đƣợc sử dụng nhiều cho mô hình này nhƣ: Zoom meeting; Google meet, Microsoft teams,… Ở mô hình này giáo viên sẽ “tƣơng tác trực tiếp” với học sinh thông qua các phần mềm, khá giống với việc giảng dạy truyền thống tại các lớp học. Ưu điểm: Học sinh và giáo viên có thể tƣơng tác tƣơng tự nhƣ lớp học truyền thống, cho cảm giác không bị xa lạ. Giáo viên có thể giải đáp ngay các câu hỏi mà học sinh đặt ra ở trên lớp. 5
  6. Giáo viên có thể chữa bài, hƣớng dẫn học sinh làm bài trực tiếp cho học sinh. Các học sinh có thể tƣơng tác trực tiếp với nhau nên có thể tổ chức các hoạt động nhóm. Nhược điểm: Học sinh có thể bị giới hạn thời lƣợng giao tiếp, đặc biệt là với số lƣợng đông của một lớp học truyền thống, một số trƣờng hợp chúng ta sẽ không thể cho tất cả học sinh đƣợc phát biểu, bày tỏ ý kiến. Giáo viên và học sinh không chủ động thời gian mà phụ thuộc vào lịch học cụ thể của nhà trƣờng. Ngoài ra tốc độ đƣờng truyền internet, chất lƣợng thiết bị làm ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng dạy học. Hơn nữa nếu thực hiện theo chƣơng trình giáo dục phổ thông hiện hành, học sinh học mỗi buổi 5 tiết, mỗi tiết 45 phút sẽ gây ra ức chế tâm lý ảnh hƣởng đến sức khỏe tâm sinh lý của thế hệ trẻ. 1.1.2.2 Dạy học trực tuyến gián tiếp: Khác với mô hình dạy học trực tuyến trực tiếp, mô hình này yêu cầu học sinh phải hoàn thành khóa học dựa trên chính bản thân họ, gần nhƣ không có nhiều sự hỗ trợ từ thầy cô giáo. Đây là mô hình đƣợc các hệ thống đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến bậc học đại học của chúng ta sử dụng. Ở mô hình này, thầy cô giáo sẽ quay clip trƣớc bài học và đƣa lên hệ thống quản lý dạy học trực tuyến của nhà trƣờng, học sinh sẽ xem video bất cứ lúc nào họ muốn và họ có thể. Sau đó học sinh làm các bài tập mà thầy cô giáo giao trong khóa học và so sánh với đáp án. Học sinh có thể thảo luận với các bạn khác trên các nền tảng ứng dụng của nhà cung cấp khóa học hoặc thông qua ứng dụng chat, nhắn tin của mạng xã hội nhƣ Zalo, messenger,… Trong một số trƣờng học thầy cô giáo có thể gửi cho học sinh các clip bài học để học sinh xem trƣớc, sau đó thảo luận online với thầy cô giáo và các bạn. Ưu điểm: Học sinh có thể chủ động thời gian và ít bị ảnh hƣởng của tốc độ đƣờng truyền internet, chất lƣợng thiết bị học tập. Mô hình này giúp học sinh tăng cƣờng kỹ năng tự học. Giáo viên có thể giao nhiều bài tập cho học sinh. Nhược điểm: Trong mô hình này, không có sự tƣơng tác giữa ngƣời dạy và ngƣời học, thiếu sự chữa bài và hƣớng dẫn trực tiếp nên học sinh khó hiểu bài ngay. Do đó nó không phù hợp cho các đối tƣợng học sinh các bậc học Tiểu học, THCS. Với bậc THPT cũng chỉ nên áp dụng trong những môn, bài không cần nhiều sự tƣơng tác và cho các lớp có khả năng học độc lập, chủ động, tự giác cao. 1.1.2.3 Mô hình kết hợp: Là mô hình hòa trộn, phối hợp hai mô hình dạy học trực tuyến trực tiếp và gián tiếp với nhau. Tại mô hình này, mỗi bài học đƣợc chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Học sinh tìm hiểu một số kiến thức thông qua các hình thức chủ động nhƣ đọc tài liệu, xem video, tìm hiểu các nội dung bài học. Dƣới sự hƣớng dẫn, giao việc của 6
  7. thầy cô giáo, các học sinh trong lớp sẽ tiếp cận cùng một lƣợng tài liệu giống nhau để đảm bảo kiến thức chung nhƣ nhau (giai đoạn này sử dụng mô hình thứ 2: Trực tuyến gián tiếp). Giai đoạn 2: Thực hiện nội dung dạy học trực tuyến trực tiếp thông qua các ứng dụng nền tảng để thảo luận, chữa bài, luyện tập trực tiếp với giáo viên (giai đoạn này chính là mô hình dạy học trực tuyến trực tiếp). Giai đoạn 3: Học sinh giải quyết các bài tập về nhà do giáo viên giao, ở giai đoạn này tiếp tục sử dụng mô hình dạy học trực tuyến gián tiếp. Trong mô hình kết hợp, học sinh chủ động học, tiếp cận kiến thức, không bị bó buộc thời gian, đồng thời có sự tƣơng tác thầy trò nhằm bù lấp khiếm khuyết kiến thức, khắc phục đƣợc các sai lầm từ đó đạt đƣợc hiệu quả giờ học. Việc phân chia tiết học trực tuyến thành các phần, áp dụng các mô hình dạy học trực tuyến khác nhau giúp giảm thiểu những hạn chế của từng mô hình và đặc biệt giúp giảm thời lƣợng online của mỗi bài học từ đó giúp cho giờ học hiệu quả hơn, học sinh hứng thú hơn… 1.2. Cơ sở pháp lý cho việc triển khai dạy học trực tuyến tại các trƣờng Trung học phổ thông. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, xác định: “Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chƣơng trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi ngƣời. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngƣời học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học…” Luật giáo dục số 43/2019/QH14. Theo điều 30, khoản 2, mục c: “Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hƣớng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.” Theo điều 30, khoản 3: “Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trƣng từng môn học, 7
  8. lớp học và đặc điểm đối tƣợng học sinh; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tƣ duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của ngƣời học; tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.” Đặc biệt, ngày 30/03/2021 Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tƣ 09/2021/TT- BGDĐT, Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thƣờng xuyên. Sự ra đời của Thông tƣ số 09/2021/TT- BGDĐT đã giải quyết căn bản những bất cập của việc tổ chức dạy học trực tuyến trong thời gian chống dịch Covid-19 trƣớc đây là ở mỗi địa phƣơng, mỗi nhà trƣờng cũng không giống nhau, mà mạnh ai nấy làm, căn cứ vào điều kiện sẵn có. Bên cạnh việc quy định nguyên tắc, điều kiện, trách nhiệm của các bên liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép việc dạy học trực tuyến hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp. Kết quả kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến cũng chính thức đƣợc công nhận. Sự ra đời của Thông tƣ 09/2021/TT-BGDĐT là căn cứ pháp lý giúp các nhà trƣờng chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết, sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất thƣờng. Đối với giáo dục Nghệ An, từ năm 2019 nhằm đối phó với dịch Covid-19 Sở GD-ĐT đã có nhiều văn bản hƣớng dẫn tổ chức dạy học ứng phó với dịch nhằm vừa đảm bảo an toàn đồng thời vừa hoàn thành chƣơng trình năm học và đạt đƣợc mục tiêu đảm bảo chất lƣợng dạy học. 1.3. Thực trạng hoạt động dạy học trực tuyến tại trƣờng THPT Bắc Yên Thành – Nghệ An. 1.3.1 Đặc điểm tình hình chung: 1.3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: Trƣờng THPT Bắc Yên Thành thành lập ngày 12/9/1983. Từ năm 1983 đến năm 1991 là phân hiệu 2 trƣờng Cấp 3 Yên Thành I (nay là trƣờng THPT Phan Đăng Lƣu); từ năm học 1991-1992 trƣờng đƣợc tách ra khỏi trƣờng THPT Phan Đăng Lƣu, sáp nhập với trƣờng PTCS Lăng Thành với tên gọi là trƣờng Phổ thông cấp 2,3 Bắc Yên Thành; từ năm học 1995-1996 UBND tỉnh Nghệ An có quyết định tách thành hai trƣờng là trƣờng THCS Lăng Thành và trƣờng THPT Bắc Yên Thành. Trƣờng đóng trên địa bàn xã Lăng Thành là một xã ở phía bắc huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Địa bàn tuyển sinh của trƣờng rộng nhƣng đây là một vùng mà kinh tế còn nhiều khó khăn, giao thông không thuận lợi. Học sinh của trƣờng chủ yếu là con em nông dân, thu nhập còn thấp, ít có điều kiện để đầu tƣ cho con em học hành. Nguồn kinh phí của nhà trƣờng tƣơng đối khó khăn, phụ thuộc vào ngân sách nhà nƣớc và các khoản phí theo quy định; nguồn tài trợ giáo dục thấp so với các đơn vị khác. 8
  9. Năm học 2021-2022 trƣờng có 42 lớp (mỗi khối 14 lớp) với hơn 1800 học sinh. 1.3.1.2 Tình hình đội ngũ và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học trực tuyến của nhà trường: - Về đội ngũ: Tại thời điểm hiện tại, trƣờng có 99 cán bộ, giáo viên, nhân viên (trong đó: CBQL 04 ngƣời; Giáo viên 90 ngƣời; Nhân viên 05 ngƣời), 100% đạt chuẩn đào tạo, có 25 cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sỹ, 30 Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, tất cả Cán bộ quản lý và giáo viên đều có trình độ Tin học từ Chứng chỉ Tin học cơ bản trở lên. Đội ngũ giáo viên nhà trƣờng chủ yếu có độ tuổi dƣới 45 tuổi. - Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học trực tuyến: Trƣờng có khuôn viên rộng (54.000 m2), có đầy đủ các phòng cho 42 lớp học 1 ca đƣợc bố trí liên tục, kết nối. Tất cả các phòng học đều đƣợc bố trí máy chiếu hiện đại phục vụ cho dạy học. Trƣờng có 3 phòng Thí nghiệm hiện đại, có máy tính, ti vi 75 inch có kết nối internet; 01 phòng Lab học Ngoại ngữ và 03 phòng máy vi tính (mỗi phòng 25 máy) tất cả đều đƣợc kết nối internet. Hiện tại trƣờng có 03 gói internet băng thông rộng, khu vực nhà hành chính, nhà thí nghiệm và nhà học của học sinh đều đã đƣợc phủ sóng wifi. Thuận lợi đối với việc dạy học trực tuyến: Với đội ngũ đang ở độ tuổi sung sức nhƣng lại có kinh nghiệm dạy học, có khả năng tiếp cận với các công nghệ mới, đƣợc đào tạo chính quy, nhiệt tình trong công tác, luôn nổ lực vƣơn lên trong dạy học, nhà trƣờng có thuận lợi lớn đối với việc tổ chức dạy học trực tuyến. Bên cạnh đó với việc trƣờng đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo cho quá trình dạy học trực tuyến đƣợc diễn ra thông suốt, đồng bộ. Khó khăn, hạn chế: Do diện tích rộng nên việc phủ sóng wifi gặp khó khăn, trƣờng chƣa bố trí đƣợc hệ thống cab mạng đến tận các phòng lớp học nên bị ảnh hƣởng đến chất lƣợng dạy học đối với các tiết học mà học sinh học tập trung tại lớp, giáo viên dạy trực tuyến ở nhà hoặc phát online cho các học sinh phải học trực tuyến ở nhà học. Mặc dù đa số giáo viên tích cực và có kỹ năng công nghệ thông tin tốt nhƣng vẫn còn một bộ phận giáo viên lớn tuổi, việc cập nhật phƣơng thức dạy học trực tuyến khó khăn, ngoài ra sức ì ở một số giáo viên còn lớn, lƣời đổi mới là lực cản không nhỏ đối với hoạt động dạy học trực tuyến. 1.3.2 Thực trạng triển khai dạy học trực tuyến ở trƣờng THPT Bắc Yên Thành. Đến nay, một giải pháp cơ bản về dạy học trực tuyến đã đƣợc trƣờng THPT Bắc Yên Thành triển khai, đó là sử dụng dạy học trực tuyến trên nền tảng Web/Internet thông qua hệ thống lms.vnedu.vn đƣợc nhà trƣờng ký hợp đồng với nhà cung cấp là VNPT. 9
  10. Từ năm 2020, do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, học sinh phải ngừng đến trƣờng, với phƣơng châm “tạm dừng đến trƣờng, không dừng việc học”, nhà trƣờng cùng với nhiều trƣờng phổ thông trong toàn tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn thử nghiệm và hoàn thiện dần hoạt động dạy học trực tuyến. Mô hình đƣợc áp dụng ở thời điểm đó là mô hình dạy học trực tuyến gián tiếp. Trên hệ thống lms.vnedu.vn nhà trƣờng tổ chức các khóa học theo môn, khối, giáo viên tạo các clip và đăng tải để học sinh tự học; nhằm khắc phục các hạn chế của mô hình này, các thầy cô giáo đã sử dụng các công cụ mạng xã hội nhƣ facebook, messenger hay zalo để hƣớng dẫn học sinh tự học. Mặc dù mới chỉ còn rất “thô sơ” mang tính đối phó nhƣng đã rất hữu hiệu trong điều kiện học sinh của nhà trƣờng hầu hết là con em nông dân, thu nhập thấp, phƣơng tiện học tập tiên tiến không có, các em chủ yếu mƣợn điện thoại của bố mẹ, anh chị, tranh thủ học tập vào ban đêm. Hơn nữa hạ tầng mạng Internet trên địa bàn còn yếu, học sinh học trực tuyến trực tiếp rất dễ bị “lag”, “out”. Cùng với đó giáo viên cũng chƣa quen với hoạt động dạy học trực tuyến nên cần có quá trình bồi dƣỡng, tập huấn và tự bồi dƣỡng. Sau 02 năm thực hiện theo mô hình trực tuyến gián tiếp, đến đầu năm học 2021-2022. Nhà trƣờng đã lựa chọn chuyển sang phƣơng án dạy học trực tuyến trực tiếp vẫn trên hệ thống lms.vnedu.vn theo phƣơng án tổ chức: Trƣờng tạo các lớp học Zoom meeting trên lms.vnedu.vn tƣơng ứng với các lớp học truyền thống, học sinh đăng nhập liên tục trong buổi, giáo viên thay đổi phòng học nhƣ tiến hành trên lớp học truyền thống; khi zoom có biểu hiện quá tải, nhà trƣờng có thêm các phòng Google meet dự phòng. Quá trình dạy học đã diễn ra rất thành công với sự hỗ trợ rất hiệu quả của Tổ hỗ trợ kỹ thuật bao gồm Ban giám hiệu, các nhóm trƣởng chuyên môn và một số thầy cô giáo có kỹ năng công nghệ thông tin tốt. Đến tháng 11/2021, khi đã thành thạo với mô hình dạy học trực tuyến trực tiếp, nhà trƣờng đã tiến thêm một bƣớc nâng cao chất lƣợng, giảm stress cho học sinh bằng cách thành lập các khóa học riêng theo môn trong các danh mục lớp trên lms.vnedu.vn để giáo viên chia giờ dạy trực tuyến thành 3 giai đoạn: Chuẩn bị, online và Bài tập về nhà (áp dụng mô hình kết hợp); Ở mức độ cao hơn, khi đã tổ chức dạy học trực tiếp nhà trƣờng vẫn tiếp tục tổ chức dạy học mỗi tuần thêm một buổi trực tuyến, nhờ đó chƣơng trình đƣợc thực hiện một cách đầy đủ và đảm bảo lƣợng kiến thức theo yêu cầu bởi vì những thiếu hụt do dạy online đƣợc giáo viên bù đắp ngay ở tiết học offline. Sau tết Nguyên đán Nhâm Dần (2022), dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 theo quan điểm: Thích ứng, Linh hoạt, An toàn, nhà trƣờng tổ chức dạy học linh hoạt kết hợp dạy học trực tiếp với trực tuyến: Nếu lớp có F0 đi học thì cả lớp học online cho hết thời gian cách li theo quy định; Các lớp còn lại học trực tiếp kết hợp với trực tuyến cho các học sinh diện F0, F1 hoặc bị ốm không thể đi học tập trung; Ngoài ra với các tiết học mà thầy cô giáo thuộc diện F0, F1 phải điều trị, cách li thì học sinh học tập trung còn giáo viên thì dạy online qua mạng. 10
  11. Cùng với diễn biến của dịch, phƣơng án, mô hình dạy học trực tuyến tại nhà trƣờng cũng ngày càng đƣợc hoàn thiện. Những điểm mạnh: - Sau một quá trình “mò mẫm”, nghiên cứu và thử nghiệm, đến nay nhà trƣờng đã xác định đƣợc hình thức dạy học trực tuyến rõ ràng. Đó là xây dựng hệ thống e-learning dựa trên công nghệ truyền thông internet, phƣơng án đƣợc lựa chọn là dử dụng hệ thống lms.vnedu.vn do VNPT cung cấp. Sau 3 năm vận hành, hoàn thiện đến thời điểm này có thể nói hệ thống lms.vnedu.vn đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu của một hệ thống quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến. Hệ thống có sự kết nối đồng bộ với hệ thống quản lý học tập vnedu.vn mà hiện nay nhà trƣờng đang sử dụng với nhiều tiện ích nhƣ Quản lý điểm, quản lý Kế hoạch, Lịch báo giảng, Quản lý Giáo án, Sổ điểm, học bạ, sổ liên lạc điện tử. Có thể nói đã tạo ra một hệ sinh thái đủ mạnh phục vụ cho các công việc của trƣờng học. Hệ thống lms.vnedu.vn vẫn tiếp tục đƣợc hoàn thiện và có đội ngũ kỹ thuật viên thƣờng xuyên hỗ trợ, tƣ vấn cho các nhà trƣờng trong quá trình sử dụng. Với hệ thống kết nối thống nhất trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An. Cùng với định hình hệ thống phần mềm, sau 03 năm triển khai, đầu tƣ thực hiện, đến nay nhà trƣờng đã xây dựng đƣợc các thiết bị máy móc, phần cứng để có thể tổ chức dạy học trực tuyến một cách phù hợp. - Đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu của dạy học trực tuyến. Sau 03 năm tổ chức dạy học trực tuyến, lực lƣợng giáo viên đã không ngừng tham gia bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng từ đó hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm và kỹ năng công nghệ thông tin. - Giáo viên và học sinh tích cực tham gia học tập trực tuyến. Do ảnh hƣởng của đại dịch Covid-19, với quan điểm “tạm dừng đến trƣờng, không dừng việc học”, đông đảo thầy cô giáo và học sinh của nhà trƣờng hào hứng tham gia hoạt động học tập trực tuyến, từng bƣớc khắc phục khó khăn về trình độ, về chất lƣợng thiết bị, tốc độ đƣờng truyền internet,… Thông qua hoạt động dạy học trực tuyến các em học sinh vẫn tiếp tục quá trình học tập trong thời gian ngừng đến trƣờng do dịch bệnh, vẫn có thể hoàn thành chƣơng trình năm học, đảm bảo chất lƣợng dƣới sự hỗ trợ của thầy cô giáo. - Có hành lang pháp lý quy định đối với hoạt động dạy học trực tuyến. Cùng với sự ra đời của Thông tƣ 09/2021/TT-BGDĐT, có thể nói đã chấm dứt thời kỳ vừa làm vừa lo kết quả dạy học trực tuyến không đƣợc công nhận, tạo ra một bƣớc ngoặt đối với nền giáo dục. Không chỉ trong thời kỳ chống dịch mà về lâu dài, chúng ta có thể thiết kế một chƣơng trình dạy học trong đó bên cạnh dạy học trực tiếp trên lớp sẽ có một thời lƣợng tổ chức dạy học trực tuyến. Những điểm yếu: 11
  12. - Năng lực thiết kế bài giảng trực tuyến của thầy cô giáo còn hạn chế. Mặc dù sau 03 năm thực hiện đã tạo ra đƣợc một sơ sở dữ liệu khá lớn các bài giảng, giáo án nhƣng chất lƣợng các bài giảng điện tử chƣa cao.. Nguyên nhân là do kỹ năng công nghệ thông tin của giáo viên còn thấp. - Ý thức của một số thầy cô giáo và học sinh đối với dạy học trực tuyến còn hạn chế. Một số còn mang tƣ tƣởng bảo thủ, ngại thay đổi, lƣời đổi mới. Không muốn sử dụng phƣơng thức dạy học trực tuyến. Một số không nhỏ các bài giảng còn mang tính đối phó do cả về thái độ ứng xử với dạy học trực tuyến của ngƣời dạy (coi dạy học trực tuyến là phƣơng án mang tính thời điểm, đối phó). - Một số học sinh ý thức học tập chƣa đúng đắn, khả năng tự học và tự quản thấp nên lợi dụng khoảng cách địa lý đã không tham gia đầy đủ vào quá trình học tập. Từ đó kết quả học tập thấp. - Chất lƣợng máy vi tính kết nối internet chƣa tốt. Do thiết bị học tập của học sinh là do gia đình tự chuẩn bị mà điều kiện kinh tế của vùng trƣờng đóng còn nhiều khó khăn do đó phƣơng tiện học tập chủ yếu là điện thoại thông minh mƣợn của bố mẹ, anh chị hoặc ngƣời thân. Cấu hình máy không cao, chất lƣợng mạng (4G hoặc wifi) không tốt đã dẫn đến các hiện tƣợng không kết nối đƣợc, bị lag, bị out trong quá trình học tập. Một số hình ảnh về Dạy học trực tuyến ở trƣờng THPT Bắc Yên Thành từ năm 2019 đến năm 2022: Giáo viên tạo clip để đưa lên trang dạy học trực tuyến năm 2019 12
  13. Hình ảnh học sinh học trực tuyến năm 2019 Một tiết học trực tuyến trực tiếp thông qua zoom meetting nhúng trên hệ thống lms.vnedu.vn của thầy trò trường THPT Bắc Yên Thành năm học 2021-2022 13
  14. 1.3.3 Điều tra, khảo sát về thực trạng triển khai dạy học trực tuyến ở trƣờng THPT Bắc Yên Thành. 1.3.3.1 Mục đích điều tra, khảo sát : Mục đích điều tra, khảo sát nhằm thu thập và phân tích thông tin thu thập đƣợc về thực trạng hoạt động dạy học trực tuyến tại trƣờng THPT Bắc Yên Thành. 1.3.3.2 Công cụ điều tra, khảo sát: Việc điều tra, khảo sát đƣợc tiến hành nhờ công cụ Google Form. Thông tin thu thập đƣợc từ Google form đƣợc xử lý trên máy vi tính thông qua phần mềm bảng tính MicroSoft Excel. 1.3.3.3 Tiến hành điều tra, khảo sát: Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát đối với 400 giáo viên và học sinh đang công tác và học tập của trƣờng. Nhờ công cụ Google form loại trừ các phiếu không hợp lệ nên 100% các câu trả lời thu thập đƣợc đều hợp lệ. Địa chỉ link khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/1QlBl12LKr0mounqPt4Y- jN3mn0C4lJNQ2sxOgpwXutc/edit#responses 1.3.3.4 Tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát: Bảng 1: Kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng dạy học trực tuyến Câu hỏi Lựa chọn Số ý kiến trả lời Tỉ lệ % 1 Trong 3 năm học 2019-2020 đến 2021-2022 anh/chị đã dạy/học trực tuyến trong thời gian bao lâu? Dƣới 1 tháng 22 5.5% Từ 1 tháng đến dƣới 3 tháng 135 33.75% Từ 3 đến dƣới 6 tháng 125 31.25% Trên 5 tháng 118 29.5% 2 Trong năm học 2021-2022 thời lƣợng dạy/học trực tuyến của anh/chị chiếm tỉ lệ bao nhiêu % so với tổng thời lƣợng dành cho môn học? Dƣới 20% 32 8% 20% đến dƣới 30% 51 12.75% 30% đến dƣới 40% 52 13% 40% đến dƣới 50% 63 15.75% 50% đến dƣới 60% 62 15.5% 14
  15. 60% đến dƣới 70% 26 6.5% 70% đến dƣới 80% 42 10.5% 80% đến dƣới 90% 33 8.25% 90% đến dƣới 100% 16 4% 100% 23 5.8% 3 Tỉ lệ học sinh trong lớp có phƣơng tiện để tham gia học trực tuyến là bao nhiêu? Dƣới 20% 9 2.25% 20% đến dƣới 30% 4 1% 30% đến dƣới 40% 3 0.75% 40% đến dƣới 50% 4 1% 50% đến dƣới 60% 4 1% 60% đến dƣới 70% 3 0.75% 70% đến dƣới 80% 5 1.25% 80% đến dƣới 90% 21 5.25% 90% đến dƣới 100% 111 27.75% 100% 236 59% 4 Tỉ lệ học sinh trong lớp tham gia học trực tuyến là bao nhiêu? Dƣới 20% 5 1.25% 20% đến dƣới 30% 5 1.25% 30% đến dƣới 40% 2 0.5% 40% đến dƣới 50% 2 0.5% 50% đến dƣới 60% 1 0.25% 60% đến dƣới 70% 6 1.5% 70% đến dƣới 80% 5 1.25% 80% đến dƣới 90% 22 5.5% 90% đến dƣới 100% 149 37.25% 100% 203 50.75% 15
  16. Bảng 2: Kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng dạy học trực tuyến Câu hỏi 5 Anh/chị có những điều kiện nào sau đây Có Không để dạy/học trực tuyến? SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 5.1 Máy tính 181 45,25% 219 54,75% 5.2 Điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng 385 96,25% 15 3,75% 5.3 Đƣờng truyền mạnh internet ổn định 339 84,75% 61 13,25% 5.4 Hệ thống quản lý dạy học trực tuyến LMS 378 94,5% 22 5,5% 5.5 Các phần mềm dạy học trực tuyến (VD: 396 99% 4 1% Zoom, Meet,...) 5.6 Các phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến 217 54,25% 183 45,75 (VD: Canva, Kahoot, Azota, Padlet,...) 5.7 Đƣợc tập huấn, hỗ trợ trong quá trình 272 68% 128 32% dạy/học trực tuyến Bảng 3: Kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng dạy học trực tuyến Câu hỏi 6 Bạn đồng ý ở mức độ nào với mỗi nhận định sau đây về hiệu quả dạy học trực tuyến? Không Đồng ý Đồng ý Rất đồng đồng ý một phần ý Học sinh chủ động hoàn thành các 14 108 234 44 nhiệm vụ học tập (3,5%) (27%) (58,5%) (11%) Học sinh duy trì sự tập trung trong 18 122 204 56 quá trình học tập (4,5%) (30,5%) (52%) (14%) Học sinh tƣơng tác tốt với thầy giáo 15 80 237 68 và bạn bè trong quá trình học (3,75%) (20%) (59,25%) (17%) Học sinh phản hồi nhanh và hiệu quả 17 113 215 55 trong quá trình học tập (4,25%) (28,25) (53,75) (13,75%) Học sinh tiến bộ qua từng bài học 33 136 170 61 (8,25%) (34%) (42,5%) (15,25%) 16
  17. Bảng 4: Kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng dạy học trực tuyến Câu hỏi Đánh giá của bạn về hiệu quả của dạy học Số ý kiến trả lời Tỉ lệ % 7 trực tuyến Không hiệu quả 10 2.5% Ít hiệu quả 187 46.75% Hiệu quả 187 46.75% Rất hiệu quả 16 4% Kết quả khảo sát có thể xem tại link: https://bitly.com.vn/krcn0z 1.3.3.5 Phân tích số liệu điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng: Thông qua việc trả lời câu hỏi 1 và câu hỏi 2, có thể thấy rằng trong thời gian qua nhà trƣờng đã tổ chức dạy học trực tuyến với thời gian khá dài (có đến 31,25% dạy và học trực tuyến từ 3 đến 6 tháng và 29,5% giáo viên và học sinh tham gia dạy học trực tuyến trên 5 tháng), thời lƣợng chƣơng trình đƣợc thực hiện theo dạy học trực tuyến chiếm một tỉ lệ khá cao, tùy từng khối, lớp mà tỉ lệ này khác nhau, tuy nhiên tỉ lệ này tập trung từ 20% đến dƣới 60% (tổng là 57% số câu trả lời). Xin lƣu ý rằng từ tháng 1.2022 do dịch covid-19 nên nhà trƣờng tổ chức dạy học linh hoạt, lớp nào có F0 thì chuyển học online cả lớp, các em học sinh thuộc diện F0, F1 thì ở nhà học online, các thầy cô giáo thuộc diện F0, F1 ở nhà dạy online. Vì vậy con số thu thập đƣợc không tập trung. Biểu đồ phương án trả lời câu hỏi 1: 17
  18. Biểu đồ phương án trả lời câu hỏi 2: Qua kết quả trả lời câu hỏi 4, ta thấy rằng hầu hết thầy cô giáo và học sinh của nhà trƣờng có tham gia dạy và học trực tuyến. Có 50,75% câu trả lời cho biết lớp mình dạy/học có số học sinh tham gia học trực tuyến là 100% và 37,25% câu trả lời là lớp mình có từ 90% đến dƣới 100% học sinh học trực tuyến. Biểu đồ phương án trả lời câu hỏi 4: Về các điều kiện phục vụ cho dạy học trực tuyến, thông qua các câu trả lời thu thập đƣợc từ câu hỏi 3 và câu hỏi 5. Ta thấy tuyệt đại đa số giáo viên và học sinh có đủ thiết bị để dạy học trực tuyến (Máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh), đồng thời phần đông câu trả lời (339 ngƣời, chiếm 84,75%) nói rằng có đƣờng truyền internet ổn định (của trƣờng hoặc của gia đình). Ngoài ra, qua câu hỏi 5, chúng ta thấy rằng nhà trƣờng đã có hệ thống quản lý dạy học trực tuyến LMS, cũng nhƣ có sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến (Zoom meeting, Google meet,…), không những thế có 217 câu trả lời (54,25%) cho biết có sử dụng các phần mềm hỗ trợ nhƣ Canva, Kahoot, Azota, Padlet,… nhằm nâng cao hiệu quả của bài học và làm cho giờ học hấp dẫn hơn. Chúng ta cũng thấy đƣợc hà trƣờng đã 18
  19. tổ chức tập huấn, hƣớng dẫn cho giáo viên và học sinh về dạy học trực tuyến. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động dạy học trực tuyến tại nhừ trƣờng trong thời gian qua đƣợc tiến hành trôi chảy và có hiệu quả khá cao. Biểu đồ phương án trả lời câu hỏi 3: Biểu đồ phương án trả lời câu hỏi 5: Để tìm hiểu ý thức, thái độ học tập trực tuyến của học sinh, chúng tôi đề xuất câu hỏi 6. Kết quả thu thập đƣợc cho thấy học sinh có thái độc học tập khá tích cực, tất cả các khía cạnh đƣợc hỏi từ sự chủ động, sự tập trung, tƣơng tác giữa thầy – trò, trò – trò, tính hiệu quả và sự tiến bộ đều đƣợc đa số câu trả lƣời đồng ý hoặc đồng ý một phần, bên cạnh đó cũng có khá đông phƣơng án bày tỏ rất đồng ý. 19
  20. Biểu đồ phương án trả lời câu hỏi 6: Mặc dù vậy, trong các phƣơng án thu thập đƣợc của câu hỏi 7 về tính hiệu quả của dạy học trực tuyến, số phƣơng án trả lời “hiệu quả” và “ít hiệu quả” ngang nhau (46,75%) và vẫn còn 10 ngƣời (2,5%) trả lời không hiệu quả. Với bậc học trung học phổ thông, khả năng độc lập, sự tự chủ và khả năng tự học của một bộ phận học sinh còn hạn chế thì việc học trực tuyến chắc chắn chƣa thể đạt đƣợc hiệu quả cao. Số liệu điều tra đã phản ánh trung thực về hiệu quả dạy học trực tuyến tại nhà trƣờng và chính điều này đặt ra nhu cầu phải có thêm những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến. Biểu đồ phương án trả lời câu hỏi 7: Tóm lại: Từ kết quả điều tra thu thập đƣợc, chúng ta có những thông tin quan trọng về thực trạng dạy học trực tuyến tại trƣờng THPT Bắc Yên Thành. Các kết quả điều tra sẽ giúp chúng ta có những đánh giá khách quan, trung thực, thông qua đó giúp chúng tôi đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trực tuyến tại nhà trƣờng trung học phổ thông. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2