intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm xây dựng kế hoạch và phương pháp giảng dạy phòng chống đuối nước cho học sinh THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số kinh nghiệm xây dựng kế hoạch và phương pháp giảng dạy phòng chống đuối nước cho học sinh THPT" nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển kỹ năng chăm sóc sức khỏe, kỹ năng vận động, thói quen tập luyện thể dục thể thao và rèn luyện những phẩm chất, năng lực để trở thành người công dân có ích, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm xây dựng kế hoạch và phương pháp giảng dạy phòng chống đuối nước cho học sinh THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH THPT Lĩnh vực: Giáo dục thể chất Năm học: 2021 – 2022
  2. Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, TÍNH CẤP THIẾT Giáo dục Thể chất (tiếng Anh là Physical education) là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Vai trò của giáo dục thể chất: Giúp học sinh phát triển toàn diện các phẩm chất và năng lực; kết hợp phát triển năng lực chung như: năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, song song với phát triển các năng lực đặc thù như: năng lực chăm sóc sức khỏe, năng lực vận động cơ bản, năng lực hoạt động thể dục thể thao; kết hợp phát triển năng lực với phát triển phẩm chất. Thông qua bài tập thể chất đa dạng như: các bài tập đội hình đội ngũ, tư thế và kỹ năng vận động cơ bản, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và kỹ năng phòng tránh chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao. Tắm nước có tác dụng tốt cho hệ thống mạch máu, tăng cường tuần hoàn, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể nhanh chóng thích nghi khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Môn bơi có tác dụng nâng cao sức khỏe, thể lực, phát triển thể chất, tầm vóc và hạn chế đuối nước. Học sinh biết bơi được coi như có thêm phao cứu sinh và đôi mái chèo để thoát hiểm khi bị nước đe dọa, tự cứu mình và có thể hỗ trợ cứu người khác khi gặp sự cố dưới nước. Là một trong nhưng môn thể thao tự chọn trong trường THPT và trong môn bơi có nhiều nội dung thi đấu HKPĐ. Nội dung kỹ năng bơi và phòng chống tai nạn đuối nước có mối quan hệ hữa cơ và là vấn đề được ngành, xã hội, phụ huynh và học sinh quan tâm. Ngạn ngữ cổ có câu: “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền” ý muốn nói đất nước Việt Nam có đến ba phần là núi rừng, bốn phần là biển đảo, chỉ có một phần là đồng ruộng để cày cấy. Như vậy, xung quanh chúng ta đa phần là nước và có thể rất dễ dẫn đến rủi ro đuối nước. Đuối nước là hiện tượng khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới ngạt thở, “bất kỳ một khu vực nước mở nào cũng có thể là mối nguy với trẻ nhỏ chỉ cần nước có thể xâm nhập vào khí quản làm ngạt thở dẫn tới đuối nước, tử vong”. Khu vực nước mở hiện diện ở mọi nơi, trong nhà, ngoài ngõ, chúng có thể đơn giản chỉ là xô chứa nước bỏ giữa nhà, chum vại đựng nước không đậy nắp, vũng nước đầu hè sau cơn mưa… hoặc có thể là sông, ngòi, hồ, ao, biển. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể dẫn đến tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh (theoWHO). Trong thập kỉ vừa qua, đuối nước cướp đi sinh mạng của hơn 2,5 triệu người trên toàn cầu. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 236.000 người tử vong do đuối 1
  3. nước. Lứa tuổi từ dưới 24 chiếm tỷ lệ đuối nước cao nhất, trong độ tuổi này đuối nước là nguyên nhân thuộc nhóm đầu các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích, thếnên đuối nước đã trở thành vấn đề nóng mà cả xã quan tâm. Để nhấn mạnh hậu quả nghiêm trọng và sâu sắc của đuối nước đối với gia đình, cộng đồng và xã hội, từ đó kêu gọi sự phối hợp đa ngành cho các giải pháp cứu sống sinh mạng. Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết về vấn đề đuối nước toàn cầu vào tháng 04 năm 2021 và lựa chọn ngày 25 tháng 07 hàng năm là Ngày thế giới Phòng, chống đuối nước. Chủ đề của năm nay là “Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đuối nước, nhưng hoàn toàn có thể phòng chống” Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ trẻ em tử vong do đuối nước cao, hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước phát triển, với trên 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước mỗi năm. Nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống tai nạn đuối nước, đảm bảo an toàn cho học sinh. Trước vấn đề báo động đó chính phủ, bộ LĐTBXH, Bộ giáo dục và Đào tạo, các địa phương hàng năm đã tập huấn, cung cấp tài liệu, ban hành nhiều văn bản, gần nhất là Công văn số 1977/BGDDT-GDTC ngày 14 tháng 5 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạovề việc Tăng cường, phòng chống đuối nước trẻ em, học sinh hè 2021; Công văn số 1738/SGD&ĐT-GDTrH ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc hướng dẫnthực hiện nhiệm vụ Giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học năm học 2021 – 2022 cũng nhấn mạnh về vấn đề phòng, chống đuối nước; … Dù được cả xã hội quan tâm, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, tuy nhiên lại không có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện nên các trường học đang lúng túng trong việc triển khai hoặc chưa thực hiện hóa bằng việc xây dựng kế hoạch để cho hoạt động có hiệu quả mà chủ yếu thực hiện mang tính chất đối phó, hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên về nội dung này trong những năm qua tại các đơn vị trường THPT Quỳnh Lưu 1 - huyện Quỳnh Lưu, trường THPT Hoàng Mai – thị xã Hoàng Mai, trường THPT 1-5 – huyện Nghĩa Đàn đã triển khai và thực hiện tốt công tác phòng chống đuối nước. Với những lí do nói trên nên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài SKKN để chia sẻ: Một số kinh nghiệm xây dựng kế hoạch và phương pháp giảng dạy phòng chống đuối nước cho học sinh THPT. II. TÍNH MỚI, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 1. Tính mới của đề tài: Mặc dù các văn bản được ban hành hàng năm, tuy nhiên qua khảo sát nhiều đơn vị đang triển khai còn lúng túng, chưa có hiệu quả; chưa xây dựng được chương trình và phương án, kế hoạch giáo dục cụ thể, đặc biệt là hướng dẫn, dạy cho học sinh trải nghiệm, thực hành, trực tiếp trên bể bơi hoặc sông, hồ. 2. Đóng góp mới của đề tài về nghiên cứu của môn học, của hoạt động giáo dục quản lý 2
  4. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, nhận thức và triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tại các đơn vị trường THPT Quỳnh Lưu 1, huyện Quỳnh Lưu; trường THPT Hoàng Mai, thị xã Hoàng Mai; trường THPT 1/5, huyện Nghĩa Đàn đã nghiên cứu và xây dựng chương trình được phân bổ về thời điểm và lồng ghép nội dung, đặc biệt trọng tâm của nội dung cứu đuối được thiết kết dạy trực tiếp và lồng ghép, đan xen với môn thể dục, nhưng dạy theo dạng chủ đề để học sinh tìm tòi, trải nghiệm và khám phá kiến thức. 3. Kinh nghiệm dạy học và quản lý Nội dung của SKKN là sự kết hợp giữa kinh nghiệm dạy học và quản lý giáo dục. Trong một số năm học vừa qua cả 3 đơn vị đã triển khai thực hiện nội dung này cách có hệ thống và hiệu quả. Xuất phát từ điều kiện khách quan - thuận lợi là cả 3 thành viên đều đã có hơn 20 năm công tác và cũng đã và đang là nhóm trưởng chuyên môn môn thể dục của 3 đơn vị đang công tác và cả ba đồng chí đều đã được bồi dưỡng qua lớp quản lý giáo dục, trong đó có 2 đồng chí đã là quản lý ở đơn vị nên việc xây dựng chương trình, tham mưu với ban chuyên môn và triển khai thực hiện tích cực, và có chiều sâu. Phần II NỘI DUNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Khái niệm về đuối nước; quan điểm xây dựng chương trình môn học 1.1. Đuối nước: 1.1.1. Khái niệm chung Đuối nước là hiện tượng khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới ngạt thở, “bất kỳ một khu vực nước mở nào cũng có thể là mối nguy với trẻ nhỏ chỉ cần nước có thể xâm nhập vào khí quản làm ngạt thở dẫn tới đuối nước, tử vong”. Khu vực nước mở hiện diện ở mọi nơi, trong nhà, ngoài ngõ, chúng có thể đơn giản chỉ là xô chứa nước bỏ giữa nhà, chum vại đựng nước không đậy nắp, vũng nước đầu hè sau cơn mưa… hoặc có thể là sông, ngòi, hồ, ao, biển. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể dẫn đến tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh (theoWHO). Trong khái niệm này cần lưu ý: Đuối nước là một sự kiện, quá trình trải qua một tổn thương đường hô hấp do bị ngập, chìm trong nước. Đuối nước không chỉ là bị ngạt nước dẫn đến tử vong mà còn có thể dẫn đến hệ thần kinh bị tổn hại nghiêm trọng. 3
  5. Bị tai nạn (chuột rút, gặp vùng nước xoáy, nước cuốn trôi ra xa bờ, đắm đò, ngã xuống nước,…) nhưng tự thoát được hoặc được cứu mà không gây bất kỳ tổn hại nghiêm trọng về hệ thần kinh thì không gọi là bị đuối nước. 1.1.2. Khái niệm đuối nước trên cạn Đuối nước nước trên cạn, hay còn gọi là chết đuối khô hoặc chết đuối thứ cấp: Thường xảy ra trong vòng 1-72 giờ sau khi bơi, bị sặc nước. Đây là hiện tượng nạn nhân bị hít nước vào phổi gây cản trở phổi cung cấp oxy cho máu, dẫn tới phù phổi, suy hô hấp dẫn đến chết đuối. Đuối nước trên cạn hiếm gặp những vẫn xảy ra nếu không nhận biết được các biểu hiện thì rất có thể dẫn đến tử vong. Biểu hiện của đuối nước trên cạn bao gồm mệt mỏi, khó thở, tâm trạng khó chịu, ho, thiếu nhận thức… Sau khi tắm, bơi hay sặc nước nếu có các biểu hiện trên thì hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và có các biện pháp can thiệp kịp thời. Chết đuối khô còn được thể hiện trong tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước, do nạn nhân bất ngờ bị chìm trong nước, hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn, co cơ nắp thanh quản đóng khí quản lại, làm không thở được, dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh. Vì nắp thanh quản bị đóng nên nước không vào phổi được, phổi vẫn khô, không có nước. Như vậy chết đuối khô không phải chỉ là chết đuối trên cạn mà có khi chết ngay ở dưới nước, được vớt lên trong tình trạng đã tử vong mà phổi không cónước. 1.2. Quan điểm xây dựng chương trình Chương trình giáo dục thể chất được xây dựng dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học TDTT và khoa học sư phạm hiện đại; bảo đảm phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và quy luật phát triển thể chất của học sinh, từ đó làm cơ sở giúp cho học sinh; có tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường, đồng thời tạo điều kiện để nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của địa phương. Mục tiêu chung: Giúp học sinh hình thành, phát triển kỹ năng chăm sóc sức khỏe, kỹ năng vận động, thói quyen tập luyện thể dục thể thao và rèn luyện những phẩm chất, năng lực để trở thành người công dân có ích, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế Cùng với các công văn chỉ đạo về phòng chống đuối nước để xây dựng chương trình theo phương án. + Xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch được lồng ghép với nội dung chương trình môn thể dục. Có hiệu quả và giải quyết triệt để hơn nếu có dạy cùng môn bơi + Thiết kế bài giảng và khi giảng dạy phải được thực hiện theo dạng chủ đề, hướng dẫn học sinh tìm tòi và khám phá kiến thức để nâng cao hiệu quả dạy học và hạn chế chiếm thời gian của bộ môn thể dục. 4
  6. + Phân bổ các nội dung phòng chống đuối nước được phân bổ đều để công tác phòng chống tai nạn đuối nước được thực hiện mang tính thường xuyên và có điều kiện thời gian cho học sinh tìm tòi và khám phá kiến thức, rèn luyện kỹ năng. 2. Ý nghĩa của hoạt động phòng chống đuối nước, quan điểm xây dựng chương trình môn học đối với hoạt động giáo dục, dạy học ở trường phổ thông 2.1.Vai trò và ý nghĩa của hoạt động phòng chống đuối nước 2.1.1. Vai trò của hoạt động phòng chống đuối nước đối với quá trình dạy học Các thành tố của hoạt động phòng chống đuối nước là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Vì vậy, sử dụng các thành tố của hoạt động phòng chống đuối nước trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa sau: - Góp phần đẩy mạnh hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh - Giúp học sinh phát triển kỹ năng phòng chống đuối nước, tự chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng thích ứng với cuộc sống - Kích thích hứng thú trong luyện tập và phòng chống đuối nước cho bản thân. - Phát triển tư duy, kỹ năng - Giáo dục nhân cách học sinh, trách nhiệm với cộng đồng Quá trình dạy học là chuỗi liên tiếp các hành động dạy, hành động của người dạy và hành động của người học đan xen và tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Theo quan điểm hiện đại, QTDH là một hệ thống cấu trúc hoàn chỉnh bao gồm nhiều nhân tố và những nhân tố đó có quan hệ biện chứng với nhau. Và chính những mối quan hệ này phản ánh tính qui luật của QTDH. Cùng với việc trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, tránh đuối nước được chủ động thì học bơi an toàn sẽ góp phần phòng tránh đuối nước hiệu quả, giúp học sinh chủ động thoát khỏi yếu tố nguy hiểm bất ngờ xảy đến trong môi trường nước, giúp bảo vệ an toàn bản thân, góp phần ảnh hưởng tích cực cho cộng đồng. Biết cách xử lý khi gặp các tình huống khách quan như: Đột ngột bị rơi xuống nước (ngã, đắm đò,…); đang bơi bị chuột rút, gặp dòng nước xoáy, bị nước cuốn trôi, gặp mưa lũ; khi gặp sự cố ở dưới nước,… Tăng khả năng cứu hộ khi gặp người bị đuối nước (tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể, lứa tuổi, khả năng của mỗi học sinh). Thêm kỹ năng phòng tránh đuối nước để có thể thuận lợi trong tích lũy kỹ năng khác trong cuộc sống. Tập luyện bơi để nâng cao sức khỏe, thể lực, phát triển thể chất, tầm vóc và hạn chế đuối nước. Học sinh biết bơi được coi như có thêm phao cứu sinh và đôi 5
  7. mái chèo để thoát hiểm khi bị nước đe dọa, tự cứu mình và có thể hỗ trợ cứu người khác khi gặp sự cố dưới nước. Trong những năm gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo đã liên tịch triển khai các tập huấn, tổ chức bồi dưỡng được cho giáo viên thể dục các trường phổ thông trên toàn tỉnh về phương pháp kỹ năng dạy bơi, cứu đuối. Hội đồng bộ môn Giáo dục thể chất đã xây dựng, phát hành tài liệu hướng dẫn kỹ năng phòng, tránh tai nạn đuối nước cho giáo viên nhằm tuyên truyền cho học sinh các cấp. Ngoài ra Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH) đã phối hợp xây dựng bộ tài liệu: “Hướng dẫn nghiệp vụ cho hướng dẫn viên cơ sở về Chương trình bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em”. Hiện nay, bộ tài liệu này đã được sử dụng tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán các trường phổ thông trên toàn quốc, đồng thời triển khai các nội dung về giáo dục, hướng dẫn kỹ năng phòng chống đuối nước, dạy bơi cho học sinh sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng bộ tài liệu chuẩn tập huấn giáo viên và hướng dẫn học sinh để dùng chung trên toàn quốc. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành văn bản về tăng cường phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh sinh viên dịp hè. Ngoài việc chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức dạy bơi cho học sinh, văn bản chú trọng đến việc yêu cầu các trường phổ thông, hàng ngày giáo viên dành 3-5 phút các tiết học cuối trước khi học sinh tan trường để nhắc nhở các em nếu không biết bơi thì tuyệt đối không được tham gia bơi lội; học sinh biết bơi cũng không được chủ quan, phải biết bơi ở chỗ an toàn, không bơi ở chỗ nguy hiểm. Nhắc các em trên đường đến trường, trên đường về nhà và thời gian nghỉ hè tuyệt đối không được chơi, đùa nghịch gần ao, hồ, sông suối, kênh, rạch, hố công trình, tự ý hoặc rủ nhau tắm, đi bơi khi không có người lớn đi cùng, … 2.1.2. Góp phần phát triển một số kỹ năng mềm ở học sinh Để tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả, học sinh rất cần kỹ năng sống. Kỹ năng sống được hiểu là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Dạy học gắn gắn với thực tiễn cuộc sống “phòng chống tai nạn đuối nước” tạo điều kiện phát triển một số kỹ năng sống như: - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng lắng nghe tích cực - Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng - Kỹ năng hợp tác - Kỹ năng tư duy phê phán - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 6
  8. - Kỹ năng đặt mục tiêu - Kỹ năng quản lí thời gian - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin - Tạo điều kiện tổ chức quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh một cách hợp lý Việc triển khai mô hình "Phòng - chống đuối nước cho học sinh trong nhà trường”, tổ chức dạy bơi cho học sinh là những nỗ lực cần thiết cho thấy hiện nay, việc dạy bơi cho học sinh phổ thông đang được chú trọng nhằm giúp các em nâng cao kỹ năng sống, biết cách tự bảo vệ mình và hưởng thụ những giá trị sống tốt đẹp. Trường THPT Quỳnh Lưu 1, Trường THPT 1/5, Trường THPT Hoàng Mai tỉnh Nghệ An là đơn vị giáo dục tiên phong thực hiện mô hình “Phòng - chống đuối nước cho học sinh trong nhà trường” và được đánh giá cao. Qua nội dung học, các em đã được trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản về bơi lội và phòng tránh đuối nước, ý thức rõ được ý nghĩa của việc học bơi là để rèn luyện sức khoẻ và bảo vệ bản thân, từ đó tuyên truyền cho bạn bè và gia đình cùng hiểu biết thêm về kiến thức, kỹ năng thiết thực và cần thiết.Hiện nay, mô hình dạy bơi trong trường học đang nên được nhân rộng nhằm trang bị cho các em học sinh những kỹ năng cần thiết giúp rèn luyện sức khỏe và bảo vệ bản thân tránh khỏi nguy cơ đuối nước luôn rình rập. 2.2. Ý nghĩa của hoạt động xây dựng chương trình phòng chống đuối nước đối với hoạt động giáo dục, dạy học ở trường phổ thông. 1.2.1 Ý nghĩa của hoạt động phòng chống đuối nước Giúp các em học sinh biết được và hình thành ý thức về nguy cơ đuối nước đang rình rập đến sức khỏe, tính mạng của mình trước những thói quen hành động hết sức bình thường diễn ra thường xuyên trong cuộc sống, từ đó hình thành ý thức biết tự đề phòng, cảnh giác, có những kỹ năng cần thiết tự bảo vệ mình và bảo vệ bạn bè, hình thành nhu cầu tập luyện và phát triển kỹ năng bơi lội. Các em cùng với gia đình và cộng đồng nhận thức được những nguy cơ dẫn đến đuối nước, từ đó gia đình và cộng đồng có những hành động thiết thực để giám sát, thay đổi, cải tạo môi trường sống an toàn hơn. Bên cạnh đó, giúp phụ huynh, thầy cô giáo và các lực lượng chăm sóc, bảo vệ trẻ em khác có những kỹ năng cần thiết để có thể ứng phó cứu người không may bị tai nạn đuối nước một cách có hiệu quả và an toàn cho bản thân. 2.2.1. Cơ sở xây dựng chương trình – Kế hoạch giáo dục phòng chống đuối nước Các thành tố của hoạt động phòng chống đuối nước liên quan đến nội dung kiến thức các môn khoa học đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục/dạy học dưới hình thức tạo môi trường, tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học/giáo dục. 7
  9. Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, các thành tố của hoạt động phòng chống đuối nước giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và tạo động cơ học bơi và học phòng chống đuối nước một cách chủ động hơn, phát huy tính tự giác, tuyên truyền với cộng đồng một cách chủ động, tích cực, sáng tạo. Các vai trò của các thành tố của hoạt động phòng chống đuối nước 2.2.1.1. Cơ sở pháp lý: Dựa trên các văn bản thể hiện mục tiêu về việc phòng chống đuối nước của chính phủ, bộ giáo dục, sở giáo dục và đào tạo kết hợp mục tiêu xuyên suốt của chương trình giáo dục phổ thông là bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó. Công văn sô 1977/BGDDT-GDTC ngày 14 tháng 5 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạovề việc Tăng cường, phòng chống đuối nước trẻ em, học sinh hè 2021; Công văn số 1738/SGD&ĐT-GDTrH ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Thể chất và hoạt động thể thao trường học năm học 2021 – 2022 cũng nhấn mạnh về vấn đề công tác phòng, chống đuối nước. Đối với cấp THPT thì căn cứ vào điều kiện dạy học của địa phương và nhà trường, định hướng cho học sinh lựa chọn nội dung thể thao phù hợp trong số các môn thể thao được sử dụng trong Hội khỏe Phù Đổng các cấp, trong giải thi đấu quốc gia và quốc tế, các môn thể thao của địa phương, …. 2.2.1.2. Cơ sở lý luận: Nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống tai nạn đuối nước, đảm bảo an toàn cho học sinh. Trong thập kỉ vừa qua, đuối nước cướp đi sinh mạng của hơn 2,5 triệu người trên toàn cầu. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 236.000 người tử vong do đuối nước. Lứa tuổi từ dưới 24 chiếm tỷ lệ đuối nước cao nhất, trong độ tuổi này đuối nước là nguyên nhân đứng thứ 3 trong tổng số các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích. Đây là vấn đề nóng được cả xã hội quan tâm nên tháng 04 năm 2021 vừa qua tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết về vấn đề đuối nước toàn cầu và lựa chọn ngày 25 tháng 07 hàng năm là Ngày thế giới Phòng, chống đuối nước. Chủ đề của năm nay là “Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đuối nước, nhưng hoàn toàn có thể phòng chống” 8
  10. 2.2.1.3. Cơ sở thực tiễn: Nhu cầu của học sinh, phụ huynh và các công văn chỉ đạo thực hiện của chính phủ, bộ LĐXH, bộ GD&ĐT. Những tiến bộ của thời đại, khoa học và xã hội, đặc điểm con người, kinh nghiệm xây dựng chương trình theo hướng mở và đặc điểm thiết thực với địa phương. Dù xã hội quan tâm, các cấp đã ban nhành nhiều văn bản, tuy nhiên hiện tại các trường học đang lúng túng trong việc triển khai thực hiện hóa để có hiệu quả hoặc đối phó, không hiệu quả. Tuy nhiên về vấn đề này trong những năm qua tại các đơn vị trường trung học phổ thông Quỳnh Lưu 1 - huyện Quỳnh Lưu, trường THPT Hoàng Mai – thị xã Hoàng Mai, trường THPT 1-5– huyện Nghĩa Đàn đã triển khai thực hiện tốt nội dung này. Với tất cả những lí do nói trên nên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài SKKN để chia sẽ: Một số kinh nghiệm xây dựng kế hoạch và phương pháp giảng dạy phòng chống đuối nước cho học sinh THPT 2.2.2.4. Ý nghĩa Có chương trình kế hoạch giúp cho lãnh đạo cơ quan phân bổ và sử dụng hợp lý quỹ thời gian, bố trí lực lượng tập trung theo một kế hoạch thống nhất; phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ đã đề ra. Đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ một cách có hệ thống và đạt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. Làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức. 3. Quy trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học phòng chống đuối nước tại đơn vị. Từ kinh nghiệm triển khai thí điểm một số kinh nghiệm xây dựng kế hoạch và phương pháp giảng dạy phòng chống đuối nước cho học sinh THPT tại một số trường trong thời gian qua có thể đề xuất quy trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục, dạy học thông qua việc xây dựng kế hoạch và phương pháp giảng dạy phòng chống đuối nước cho học sinh THPT như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt. Bước 2: Xác định nội dung trọng tâm, thời điểm, thời lượng giáo dục/dạy học Bước 3: Khảo sát cơ sở vật chất, “môi trường”, giáo viên 9
  11. 4. Những yêu cầu về dạy học phòng chống đuối nước 4.1. Đảm bảo mục tiêu của dạy học và mục tiêu phòng chống đuối nước Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu từng cấp học nói chung, mục tiêu cụ thể cho từng cấp, lớp học. Trên cơ sở của những mục tiêu đó, mục tiêu từng bài được xây dựng. Vì vậy chuẩn bị lựa chọn nội dung phòng chống tai nạn đuối nước phục vụ cho việc dạy học một chủ đề bài, giáo viên cần xác định mục tiêu bài học/chuyên đề và lựa chọn hình thức dạy học, phòng chống đuối nước phải hướng vào thực hiện mục tiêu đã được xác định và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó giáo viên (GV) cần xây dựng thêm một số yêu cầu, điều kiện học cụ thể đối với học sinh (HS). 4.2. Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo Dù tiến hành dạy học trong các tiết học bơi hay dạy học trong các tiết ở nội dung giáo thể dục khác hoặc theo chủ đề ngoại khóa có sử dụng tư liệu, hình ảnh của phòng chống đuối nước, giáo viên cần chuẩn bị kỹ nội dung và các điều kiện thực hiện. Ở đây chúng ta có thể coi việc chuẩn bị nội dung chuyên môn đã được tiến hành chu đáo theo quy định của chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn và theo gợi ý về phương pháp dạy học môn học, giáo viên tập trung vào việc xác định nội dung và các bước chuẩn bị liên quan đến khai thác phòng chống đuối nước như một phương tiện dạy học. 5. Các hình thức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống đuối nước. 5.1. Khai thác, sử dụng tài liệu về phòng chống đuối nước để tiến hành nội dung học 5.1.1. Mô tả hình thức Theo phương án này, việc dạy học môn Thể dục (GDTC) định hướng lồng ghép với hoạt động giáo dục thể chất, đặc biệt chú trọng việc tự chọn môn bơi. Học sinh biết bơi là điều kiện cần thiết góp phần chủ động và giúp cho công tác phòng 10
  12. chống tai nạn đuối nước và tạo điều kiện cho việc học thực nghiệm nội dung đuối nước được hiệu quả. Phân bổ nội dung bơi đều trong năm học để đảm bảo tính thường xuyên và có thời gian để HS tìm hiểu và khám phá kiến thức. Cụ thể nội dung 1 là một phần của tiết lý thuyết đầu; nội dung hai là một phần của tiết đầu nội phần tự chọn học kỳ 1; nội dung ba là một phần của tiết đầu nội phần tự chọn học kỳ 2; nội dung ba là một phần của tiết áp cuối học kỳ 2. Các nội dung đều triển khai tương ứng cho cả ba khối theo nội dung, chương trình, gợi ý phương pháp cụ thể. 5.1.2. Tiến trình - Nghiên cứu văn bản; tìm hiểu, điều tra số lượng, nhu cầu của học sinh, sự quan tâm của địa phương, điều kiện hiện tại; xây dựng yêu cầu, năng lực, phẩm chất cần đạt; chương trình, nội dung cụ thể; cơ sở vật chất, đội ngũ thực hiện được nội dung này; kế hoạch giáo dục; phương pháp giảng dạy. - Xây dựng nội dung, phê duyệt nội dung của nhà trường - Tổ chức dạy học nội dung trên lớp theo kế hoạch, chú ý đến hoạt động học để học sinh được tiếp thu, vận dụng và thảo luận những vấn đề liên quan đến phòng chống đuối nước. - Giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu một số vấn đề đề liên quan đến phòng chống đuối nước, lưu ý an toàn khi thực hiện. - Họp tổ sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm bài học. 5.1.3. Ưu điểm và hạn chế Phương án này có tính khả thi là chương trình học được thiết kế cụ thể và hệ thống, khoa học, học sinh hứng thú, nắm bắt kiến thức kỹ năng một cách chủ động. Hạn chế là học thực hành trực tiếp trên bể bơi, sông, hồ nên cần phải thực hiện một cách khoa học, tổ chức phải chặt chẽ, đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng, an toàn và trong quá trình thực hiện. 5.1.4. Một số lưu ý Giáo viên cần xác định mức độ liên hệ, sử dụng tư liệu trong bài học để lựa chọn thích hợp. Vì thời gian trên lớp có hạn nên giáo viên hướng dẫn cho học sinh chủ động tìm tòi và khám phá kiến về phòng chống đuối nước; lưu ý luôn phải quán triệt về vấn đề an toàn khi học sinh tìm hiểu thực tế. 5.2.1.Tiến trình - Xác định thời lượng dành cho nội dung phòng chống đuối nước của các khối. - Xác định yêu cầu cần đạt đối với nội dung phòng chống đuối nước. - Xác định tính hệ thống của tiết học đối với nội dung phòng chống đuối nước. - Khảo sát cơ sở vật chất, đối tượng học sinh và phụ huynh - Các nội dung thực hiện, xác định nội dung cốt lõi 11
  13. - Sinh hoạt chuyên môn theo thông qua nghiên cứu bài học (NCBH) - Triển khai thực hiện 5.2.2.Ưu điểm và hạn chế Thực hiện viêc đổi mới phương pháp dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Thực hiện và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp phù hợp với đổi mới giảng dạy nội dung phòng chống đuối nước cho học sinh THPTcó tác dụng cao nhất nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, thông qua hoạt động có khắc phục được vấn đề nóng liên quan đến tính mạng con người được xã hội quan tâm. Hạn chế là thời lượng dành cho hoạt động này ngắn nhưng thời gian thực hiện kéo dài nên cần phải lưu ý để thúc đẩy học sinh. 5.2.3. Một số lưu ý Với phương án này, khâu lập chương trình, kế hoạch cụ thể để lựa chọn phương án rất quan trọng, mặt khảo sát trước các điều kiện để lựa chọn phương án. 5.3. Tổ chức xây dựng kế hoạch và phương pháp giảng dạy phòng chống đuối nước cho học sinh THPT. 5.3.1. Tổ chức xây dựng kế hoạch phòng chống đuối nước cho học sinh THPT. 5.3.1.1. Mô tả hình thức Với phương án này chúng ta có thể lựa chọn các hình thức: - Nội dung 1: Thời lượng 15 phút của tiết 1 - Nội dung 2: Thời lượng 15 phút của tiết đầu phần tự chọn học kỳ I - Nội dung 3: Thời lượng 25 phút của tiết đầu phần tự chọn học kỳ II - Nội dung 4: Thời lượng 25 phút của tiết áp cuối – tiết 69 (ở nội dung này có học tự chọn là môn bơi hoặc học tự chon không phải là môn bơi) 5.3.1.2.Ưu điểm và hạn chế - Ưu điểm: Phương án dạy học này phù hợp với bối cảnh, mục tiêu giáo dục Thông qua dạng chuỗi hoạt động hình thành kiến thức, HS tìm hiểu kiến thức mới thông qua các tư liệu học tập (như tranh, ảnh, video, thực tế) hoặc làm mẫu của GV (kết hợp dùng lời nói giảng giải). Trong quá trình HS tìm hiểu kiến thức kỹ năng, thực hiện, GV có thể hướng dẫn cách thức thực hiện đảm bảo an toàn, tự bảo hiểm cũng như hỗ trợ cho bạn cùng nhóm/lớp. GV sử dụng các PP, KTDH phù hợp giúp HS hình thành kiến thức, kỹ năng, kĩ thuật động tác dưới dạng kĩ năng ban đầu và tiếp tục xử lí thông tin thông qua hoạt động phân tích nguyên lí kĩ thuật động tác và định hướng việc phát triển các tố chất thể lực, phân tích, sửa sai và tổng hợp để giải quyết vấn đề chính của chủ đề/bài học phòng chống tai nạnđuối nước một cách an toàn, cho bản thân và cộng đồng. 12
  14. Trong hoạt động này, GV sử dụng đa dạng các PP, KTDH và các HTTC tập luyện (cá nhân, cặp đôi, nhóm, đồng loạt …) với mục tiêu cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức, kĩ năng cụ thể hướng HS đáp ứng NL. Ở hoạt động này, GV đóng vai trò là người hướng dẫn/điều phối để HS phát huy tính tích cực, năng lực làm việc kết hợp với nhóm/lớp giúp HS hình thành các thành phần NL thể chất và PC, NL chung đã được xác định ở mục tiêu dạy học. Khuyến khích HS chủ động, sáng tạo trong việc xử lí các tình huống tập luyện trên lớp, chia sẻ và trao đổi với bạn cùng nhóm/lớp để có cái nhìn đa chiều qua đó các em có thể vận dung vào thực tiễn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cảnh đó sau mỗi nội dung – hoạt động GV lại tiếp tục giao nhiệm vụ về nhà là việc làm thực sự cần thiết giúp HS luôn được nhắc nhở, phòng ngừa và tìm hiểu về thông tin, tạo thói quen rèn luyện TDTT thường xuyên một cách tự giác, tích cực. Cần có hình thức cụ thể như giao phiếu bài tập, phiếu cập nhật quá trình tìm hiểu, tập luyện ở nhà … - Ưu điểm: Hạn chế là đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng và trong quá trình thực hiện hướng dẫn học sinh phải có hệ thống giữa nội dung trước và nội dung sau, tính hệ thống, trong tiết học có nội dung phòng chống tai nạn đuối nước và cả chương trình GDTC. Nếu chọn và học nội dung tự chọn môn bơi thì người dạy phải chịu khó, công tác tổ chức phải thật khoa học tất cả các khâu: từ việc xây dựng chương trình, truyền thông cho học sinh, phụ huynh, quản lý học sinh cho đảm bảo an toàn, giao nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của học sinh để có kết quả học tập mong muốn sau bài học. 5.3.1.3. Một số lưu ý Để đảm bảo tính khả thi và không ảnh hưởng nhiều tới các nội dung khác các giáo viên cần chuẩn bị tốt để phát huy hiệu quả 5.3.2. Phương pháp giảng dạy phòng chống đuối nước cho học sinh THPT. 5.3.2.1. Mô tả hình thức Với phương án này, phương pháp giảng dạy căn cứ vào nội dung cụ thể để xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt và qua việc chiếm lĩnh tri thức qua đó phát triển phẩm chất năng lực. Tuy nhiên như đã mô tả về việc xây dựng kế hoạch nên phương pháp giảng dạy tương ứng với từng phương án. Các nội dung 1, nội dung 2, nội dung 3, nội dung 4: tổ chức thành một chủ đề cụ thể để giải quyết mục tiêu, yêu cầu cần đạt của phòng chống đưới nước. Nội dung này dạy học theo một chủ đề, bài học để giải quyết vấn đề cụ thể. Như việc giáo viên phải hướng học sinh liên hệ cơ sở để học học, tìm hiểu với những nội dung đã học. Qua đó vừa giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung học tập vừa thấy được ý nghĩa của việc học tập nội dunghọc này. 13
  15. 5.3.2.2. Tiến trình Dạy học chủ đề/bài học phát triển phẩm chất, NL được thực hiện thông qua triến trình tổ chức hoạt động dạy học do GV thiết kế. Tiến trình này được cấu trúc bởi chuỗi gồm các hoạt động học của HS để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động học trong tiến trình sư phạm của PP, KTDH được sử dụng. Thông qua chuỗi hoạt động học, HS cần đạt được tất cả các mục tiêu dạy học mà GV đã đặt ra cho quá trình dạy học chủ đề/bài học. 5.3.2.3. Ưu điểm và hạn chế Phương án dạy học có tính hệ thống phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, giải quyết được nhu cầu cầu này và gắn với các nội dung liên hệ thực tiễn phòng chống đuối nước có tác dụng cao nhất nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, thông qua hoạt động có tác dụng hỗ trợ cho việc lan tỏa, tuyên truyền ra cộng đồng, đặc biệt khi các em rời ghế nhà trường sẽ trở thành “đại sứ” tuyên truyền, nhân rộng hoạt động phòng chống đuối nước. Hạn chế trong quá trình dạy học theo chủ đề nếu các em tìm hiểu thực tế thì giáo viên cần quán triệt một cách nghiêm túc tránh trường hợp các em chưa chưa đủ kỹ năng, kiến thức sâu rộng nhưng vì tính tò mò, thể hiện lại dễ trở thành nạn nhân nên GV phải tổ chức thật khoa học tất cả các khâu: từ việc đưa đặt vấn đề, giao nhiệm vụ, theo dõi hoạt động của học sinh để có kết quả học tập mong muốn sau bài học. 5.3.2.4. Một số lưu ý Để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả, có tính lan tỏa thì việc dạy tự chọn môn bơi là điều kiến giải quyết được sâu triệt để phòng chống đuối nước, nếu dạy bơi thì việc dạy phòng chống đuối nước sẽ thuận lợi và hiệu quả. Thực tế quá trình học bơi cũng sẽ hình thành những kiến thức, kỹ năng cho mình về phòng chống đưới nước, từ đõ sẽ cũng cố cho “đại sứ” tuyên truyền về công tác phòng chống đuối nước. - Khi sử dụng dạy nội dung cứu đuối có tự chọn môn bơi thì việc lựa chọn địa điểm tổ chức dạy bơi trong đó có nội dung cứu đuối thì cần liên hệ và sử dụng trang thiết bị tại cơ sở - Khi mua vé hoặc hợp đồng với bể bơi cần hợp đồng cả việc sử được sử dụng dụng cụ phòng chống đuối nước để giảng dạy phòng chống đuối nước. - Tổ chức cho học sinh bơi nơi có hồ hoặc sông suối tự nhiên đã được giới hạn an toàn; tự chuẩn bị cơ sở vật chất để học phòng chống đuối nước. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ, ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu thực tế xây dựng chương trình và giảng dạy của giáo viên nhận thấy các trường thường chưa xây dựng chương trình cụ thể hoặc có làm thì thường chỉ đối phó. Việc xây dựng chương trình và tổ chức giảng dạy theo chủ đề đã giúp học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức, tìm hiểu thực tế, luyện 14
  16. tập thực hành theo phương châm “Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN - Nghiên cứu kĩ lí luận dạy học và đổi mới phương pháp bám sát các công văn văn hướng dẫn, chỉ đạo về công tác phòng chống đuối nước. - Vận dụng chương trình phòng chống đuối nước và lựa chọn phương án tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp. - Đánh giá hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm. Chủ đề PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC 1. Xác định vấn đề cần giải quyết “Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đuối nước, nhưng hoàn toàn có thể phòng chống!” - Nguy cơ dẫn đến đuối nước thường mắc, cách đề phòng và khắc phục, xử lý khi bị tai nạn đuối nước xẩy ra. - Xây dựng kế hoạch giảng dạy và một số kinh nghiệm giảng dạy có hiệu quả 2. Xây dựng chương trình BẢNG NỘI DUNG DẠY HỌC PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC THPT Thứ tự: Thời gian – Nội dung T Khối học Nội dung T 1 2 3 4 10 11 12 10 11 12 10 11 12 10 11 12 Khái niệm môi trường nước, 1 mộ tsố môi trường nước có liên x quan đến đuối nước Khái niệm chung và nguyên 2 x x x nhân gây đuối nước học sinh Các biện pháp an toàn trong 3 x x x phòng tránh đuối nước học sinh Một số kỹ năng thoát hiểm 4 x x x x trong môi trường nước 15
  17. Kiến thức học bơi an toàn và và 5 x x cứu đuối an toàn Tác dụng của học bơi và đảm 6 x x x bảo an toàn khi bơi Phương pháp cứu đuối an toàn 7 x x x và sơ cấp cứu ban đầu Tuyên truyền về phòng tránh 8 x x đuối nước Dặn dò về công tác tác phòng 9 x x x tránh đuối nước trong dịp hè BẢNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT VÀ NỘI DUNG DẠY HỌC PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC KHỐI 10 TT Yêu cầu cần đạt Nội dung - Nắm được khái niệm môi trường nước, Khái niệm môi trường nước, - Biết được một số môi trường nước có liên một số môi trường nước có liên quan đến đuối nước quan đến đuối nước 1 - Nắm được Khái niệm chung đuối nước. Khái niệm chung và nguyên - Biết được nguyên nhân gây đuối nước nhân gây đuối nước học sinh học sinh - Biết được thêm về nguyên nhân gây đuối Khái niệm chung và nguyên nước học sinh nhân gây đuối nước học sinh 2 - Biết được các biện pháp an toàn trong Các biện pháp an toàn trong phòng tránh đuối nước học sinh phòng tránh đuối nước học sinh - Biết được thêm các biện pháp an toàn Các biện pháp an toàn trong trong phòng tránh đuối nước học sinh phòng tránh đuối nước học sinh 3 - Nắm được phương pháp học bơi an toàn Phương pháp học bơi an toàn và và cứu đuối an toàn cứu đuối an toàn - Biết được tác dụng của học bơi và đảm Tác dụng của học bơi và đảm 4 bảo an toàn khi bơi bảo an toàn khi bơi 16
  18. - Có ý thức và phương pháp phòng phòng Dặn dò về công tác tác phòng tránh đuối nước tránh đuối nước trong dịp hè BẢNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT VÀ NỘI DUNG DẠY HỌC PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC KHỐI 11 TT Yêu cầu cần đạt Nội dung - Nắm được khái niệm chung đuối nước. Khái niệm chung và nguyên - Biết được nguyên nhân gây đuối nước nhân gây đuối nước học sinh 1 học sinh - Biết được một số kỹ năng thoát hiểm Một số kỹ năng thoát hiểm trong môi trường nước trong môi trường nước - Thực hiện được một số kỹ năng thoát Một số kỹ năng thoát hiểm hiểm trong môi trường nước trong môi trường nước 2 - Biết được tác dụng của học bơi và đảm Tác dụng của học bơi và đảm bảo an toàn khi bơi bảo an toàn khi bơi - Thực hiện được Phương pháp cứu đuối Phương pháp cứu đuối an toàn 3 an toàn và sơ cấp cứu ban đầu và sơ cấp cứu ban đầu - Thực hiện được phương pháp học bơi Phương pháp cứu đuối an toàn an toàn và cứu đuối an toàn học sinh và sơ cấp cứu ban đầu (tiếp) - Vận dụng được những hiểu biết của Tuyên truyền về phòng tránh mình để tuyên truyền về phòng tránh 4 đuối nước đuối nước - Có ý thức tích cực và biết sử dụng Dặn dò về công tác tác phòng phương pháp phòng phòng tránh đuối tránh đuối nước trong dịp hè nước BẢNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT VÀ NỘI DUNG DẠY HỌC PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC KHỐI 12 TT Yêu cầu cần đạt Nội dung 17
  19. - Thực hiện được các biện pháp an toàn Các biện pháp an toàn trong trong phòng tránh đuối nước học sinh phòng tránh đuối nước học sinh 1 - Thực hiện được một số kỹ năng thoát Một số kỹ năng thoát hiểm hiểm trong môi trường nước trong môi trường nước - Vận dụng được một số kỹ năng thoát Một số kỹ năng thoát hiểm hiểm trong môi trường nước trong môi trường nước (tiếp). 2 - Nắm được kiến thức học bơi an toàn và Kiến thức học bơi an toàn và và và cứu đuối an toàn cứu đuối an toàn - Nắm được tác dụng của học bơi và đảm Tác dụng của học bơi và đảm bảo an toàn khi bơi bảo an toàn khi bơi 3 - Vận dụng được phương pháp học bơi Phương pháp cứu đuối an toàn an toàn và cứu đuối an toàn học sinh và sơ cấp cứu ban đầu - Thực hiện được phương pháp học bơi Phương pháp cứu đuối an toàn an toàn và cứu đuối an toàn học sinh và sơ cấp cứu ban đầu (tiếp) - Vận dụng được và tích cực chủ động Tuyên truyền về phòng tránh những hiểu biết của mình để tuyên đuối nước 4 truyền về phòng tránh đuối nước - Có ý thức tích cực, linh hoạt và biết sử dụng phương pháp phòng phòng tránh Dặn dò về công tác tác phòng đuối nước cho bản thân và cho cộng tránh đuối nước trong dịp hè đồng. (Trích) KẾ HOẠCH GIÁO DỤC VÀ PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH - NỘI DUNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC MÔN THỂ DỤC 10 18
  20. ... PPCT Nội dung/Chủ đề Yêu cầu cần đạt Thiết bị Lý … … … thuyết … … … - Nắm được khái Khái niệm môi niệm môi trường trường nước, * Nếu học nước, Online: Máy tính một số môi trường nước có - Biết được một số có kết nối Phòng liên quan đến môi trường nước Internet, soạn Tiết 1 có liên quan đến powerpoint, chống đuối nước tai nạn Học đuối nước video, …), tranh đuối ảnh, … - Nắm được Khái nước Khái niệm niệm chung đuối chung và nước. nguyên nhân gây đuối nước - Biết được nguyên học sinh nhân gây đuối nước học sinh … … … … … … Khái niệm - Biết được thêm * Nếu học chung và về nguyên nhân Online: Máy tính nguyên nhân gây đuối nước học có kết nối Phòng gây đuối nước sinh chống học sinh Internet, soạn Tiết tai nạn Học powerpoint, 21 đuối Các biện pháp - Biết được các video, …), tranh nước an toàn trong biện pháp an toàn ảnh, … phòng tránh trong phòng tránh * Nếu học đuối nước học đuối nước học sinh Offline: Tranh sinh ảnh, cờ, đồng hồ, TTTC … … … … … … … … … … Phòng Các biện pháp - Biết được thêm * Nếu học chống an toàn trong các biện pháp an Online: Máy tính Tiết tai nạn phòng tránh Ôn toàn trong phòng có kết nối 57 đuối đuối nước học tránh đuối nước Internet, soạn nước sinh học sinh powerpoint, 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2