intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kỹ thuật truyền cảm hứng học môn Toán bằng tiếng Anh cho học sinh lớp 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số kỹ thuật truyền cảm hứng học môn Toán bằng tiếng Anh cho học sinh lớp 10" nhằm xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng dạy học, các kỹ thuật dạy Toán bằng tiếng Anh; Phân tích mô hình dạy học Toán song ngữ Anh – Việt theo định hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kỹ thuật truyền cảm hứng học môn Toán bằng tiếng Anh cho học sinh lớp 10

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ---------******---------- ĐỀ TÀI MỘT SỐ KỸ THUẬT TRUYỀN CẢM HỨNG HỌC MÔN TOÁN BẰNG TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 10 MÔN: TOÁN NĂM HỌC: 2021 - 2022
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 ---------******---------- ĐỀ TÀI MỘT SỐ KỸ THUẬT TRUYỀN CẢM HỨNG HỌC MÔN TOÁN BẰNG TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 10 MÔN : TOÁN GIÁO VIÊN : PHẠM THỊ QUỲNH MY TỔ : TOÁN - TIN
  3. MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Xây dựng giả thiết nghiên cứu 2 5. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu 2 6. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài 2 B. PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4 2. Thế nào là kỹ thuật truyền cảm hứng 5 3. Đặc điểm của dạy học Toán bằng tiếng Anh 5 3.1. Khái niệm dạy học song ngữ 5 3.2. Các mục đích của dạy học song ngữ 6 3.3. Các loại hình dạy học song ngữ 7 3.4. Sự cần thiết của dạy học song ngữ Anh – Việt 9 4. Từ vựng toán học 10 4.1. Từ vựng 10 4.2. Từ vựng toán học 11 4.3. Các đặc điểm của từ vựng toán học trong dạy học Toán bằng tiếng Anh 13 4.3.1. Đặc điểm của dạy học Toán bằng tiếng Anh ở Việt Nam 13 4.3.2. Đặc điểm của từ vựng toán học trong dạy học toán bằng tiếng Anh 14 4.3.3. Những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong học từ vựng toán học bằng tiếng Anh 15 5. Thực trạng của việc dạy Toán bằng tiếng Anh ở trường tác giả dạy trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 16 6. Kết quả về nhu cầu của học sinh phổ thông trường tác giả dạy đối với việc học Toán bằng tiếng Anh 16
  4. 6.1. Sự cần thiết của việc học Toán bằng tiếng Anh 16 6.2. Khó khăn khi học từ vựng Toán bằng tiếng Anh 16 6.3. Hứng thú của học sinh khi học Toán bằng tiếng Anh 17 Kết luận chương 1 17 Chương 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 10 BẰNG TIẾNG ANH CÓ SỬ DỤNG KỸ THUẬT 18 TRUYỀN CẢM HỨNG 1. Mục tiêu của chương trình môn Toán lớp 10 hiện hành 18 1.1. Về kiến thức cơ bản 18 1.2. Về kĩ năng cơ bản 18 1.3. Về phẩm chất tư duy và thái độ 18 2. Một số kỹ thuật gây hứng thú cho học sinh lớp 10 học Toán bằng tiếng Anh 19 2.1. Một số kỹ thuật gây hứng thú cho học sinh trong học từ vựng Toán bằng tiếng Anh 19 2.1.1. Kỹ thuật bức tường từ (Word walls) 19 2.1.2.Kỹ thuật tổ chức Bản đồ khái niệm 21 2.1.3. Kỹ thuật thiết kế trò chơi ô chữ bí mật 23 2.1.4. Kỹ thuật thiết kế trò chơi qua ứng dụng Quizizz 23 2.1.5. Sử dụng phương tiện trực quan để giới thiệu từ vựng 25 2.1.5.1. Giới thiệu về hệ thống bảng điện tử tương tác 25 2.1.5.2. Sử dụng phần mềm ActivInsipe hỗ trợ dạy học từ vựng toán bằng tiếng Anh 27 2.1.5.3. Kết luận 33 3. Kỹ thuật truyền cảm hứng cho học sinh giải bài tập Toán bằng tiếng Anh 33 3.1. Kỹ thuật điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh một bài toán hay một nội dung kiến thức toán học bằng tiếng Anh 34 3.2. Kỹ thuật tổ chức trò chơi hiểu nội dung bài toán (dịch sang tiếng việt) 34 3.3. Kỹ thuật luyện giải toán bằng tiếng Anh 34 4. Thiết kế dạy một số chủ đề môn toán lớp 10 bằng tiếng Anh 35
  5. 5. Một số biện pháp sư phạm phát triển kĩ năng toán học bằng tiếng Anh 35 Kết luận chương 2 40 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 41 1. Mục đích thực nghiệm 41 2. Tổ chức thực nghiệm 41 3. Nội dung thực nghiệm 41 4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 42 4.1. Phân tích định tính 42 4.2. Phân tích định lượng 43 4.3. Kết luận chung về thực nghiệm 43 4.4. Hình ảnh trải nghiệm của học sinh 44 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 45 1. Kết luận 45 2. Khuyến nghị 45 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3
  6. A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1- Lý do chọn đề tài: Thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia năm 2020 nhằm đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy học và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đạt một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn năng lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên. Hiện nay, các trường học, lớp học theo mô hình dạy học song ngữ đang phát triển rất nhanh do nhận thấy các vấn đề cấp thiết này. Một trong các môn học được ưu tiên thử nghiệm đầu tiên đó là dạy học Toán song ngữ Anh – Việt bởi hai lí do. Thứ nhất, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất để giao tiếp trên thế giới. Thứ hai, Toán học là môn học có ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng và tương đối đơn giản. Học sinh không cần phải mất nhiều thời gian mà vẫn có đủ vốn từ để có thể theo học. Hơn nữa học Toán là học cách tư duy, học Toán bằng tiếng Anh là học cách tư duy trực tiếp bằng tiếng Anh. Học Toán (và các môn khác) bằng tiếng Anh là thực hiện nguyên tắc học ngoại ngữ “Learning English through usage” (học tiếng Anh qua sử dụng tiếng). Cách học này nhằm khắc phục nhược điểm “học nhưng không sử dụng được” của một bộ phận lớn người học ở nước ta, đưa tiếng Anh từ ngoại ngữ (foreign language) trở thành ngôn ngữ thứ hai (second language). Tuy nhiên việc dạy học bằng tiếng Anh các môn khoa học nói chung và môn Toán nói riêng cũng có những khó khăn, thách thức: - Học sinh không sử dụng thường xuyên tiếng Anh trong các cuộc trò chuyện bình thường. - Trong khi đàm thoại tiếng Anh cũng yêu cầu phải có kĩ năng đọc và viết. - Sử dụng chính xác về ngữ pháp và từ vững rất quan trọng trong giao tiếp và kĩ năng xử lý khác trong văn bản học thuật. - Học sinh chưa hứng thú và yêu thích học các môn khoa học bằng tiếng Anh nói chung và môn Toán nói riêng. Thực hiện đề án nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông trung học của khu vực Miền Bắc và Bắc Trung Bộ theo định hướng của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Trong những năm học qua đã triển khai chương trình thí điểm dạy các môn Toán và khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh. Cụ thể ở tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thanh Hóa cũng đã triển khai thí điểm ở nhiều trường. Ở Nghệ An cũng đã bắt đầu triển khai thí điểm dạy học Toán bằng tiếng Anh tại trường THPT Phan Bội Châu. Thế nhưng, cái khó khăn lớn nhất là thiếu giáo viên chuyên ngành mà có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn và khả năng tiếng Anh của học sinh không đồng đều trong việc lĩnh hội kiến thức các môn khoa học bằng tiếng Anh. Hơn thế nữa, vì tiếng Anh mới chỉ là môn ngoại ngữ nên nhiều học sinh chưa yêu thích việc học tiếng Anh nói chung và học các môn khoa học bằng tiếng Anh nói riêng, trong đó có môn Toán. 1
  7. Dạy học Toán bằng tiếng Anh cũng như đối với các ngôn ngữ thông thường, từ vựng đóng vai trò quan trọng trong ngôn ngữ toán học, tiếp theo là hiểu được nội dung bài học và giải bài tập áp dụng. Việc dạy học Toán bằng tiếng Anh cho học sinh Việt Nam nói chung và học sinh lớp 10 trường tôi đang dạy nói riêng phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ: Một là, nắm được nghĩa của từ vựng và sử dụng có hiệu quả từ vựng đó. Hai là, tạo sự hứng thú trong việc giải bài tập môn toán bằng tiếng Anh. Từ đó thúc đẩy niềm say mê học tiếng Anh và các môn khoa học khác bằng tiếng Anh. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số kỹ thuật truyền cảm hứng học môn Toán bằng tiếng Anh cho học sinh lớp 10 ’’ 2- Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10 trường tác giả dạy. - Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế và tổ chức dạy học một số chủ đề dạy học môn Toán lớp 10 bằng tiếng Anh bằng một số kỹ thuật. 3- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu: - Xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng dạy học, các kỹ thuật dạy Toán bằng tiếng Anh. - Phân tích mô hình dạy học Toán song ngữ Anh – Việt theo định hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ . - Thiết kế nội dung dạy học một số bài học. . - Thực nghiệm chất lượng dạy học trước và sau khi áp dụng mô hình dạy học. 4. Xây dựng giả thiết nghiên cứu: Nếu thiết kế và tổ chức thực hiện được một số chủ đề dạy học môn Toán lớp 10 bằng tiếng Anh tốt thì sẽ góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực vận dụng tiếng Anh vào Toán cho học sinh lớp 10 THPT. Mô hình này học sinh tăng khả năng tiếng Anh hơn tuy nhiên làm tăng thời gian học tập của học sinh. 5. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, đọc, nghiên cứu các bài báo, luận văn, sách tham khảo và tư duy phê phán. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, tổng kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia. - Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Định lượng, định tính, thống kê và phân tích thống kê. 6. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài: Phạm vi tác động: Các giáo viên toán THPT và các trường THPT - Các kỹ thuật tạo hứng thú cho học sinh học Toán bằng tiếng Anh. 2
  8. - Các biện pháp sư phạm dạy học môn Toán bằng tiếng Anh. - Một số chủ đề dạy học môn Toán lớp 10 bằng tiếng Anh. 3
  9. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. Hiệp hội giáo viên dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai - TESOL International Association - cho rằng, đã có sự thay đổi về mục tiêu dạy và học tiếng Anh trongthời gian gần đây, đó là tạo ra những học sinh có khả năng sử dụng tiếng Anh toàn diện thay vì chỉ sử dụng thành thạo tiếng Anh giao tiếp. Thông điệp này được đưa ra dựa trên nhiều kết quả nghiên cứu người hoc tieng Anh trên toàn cầu. Khi những người giỏi cả tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật có tỉ lệ thành công trong công việc cao hơn hẳn những người chỉ sở trường một trong hai thứ. Đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng Anh toàn diện, người học được trang bị thành thục các kĩ năng tư duy, nghiên cứu, làm việc nhóm, thuyết trình, . . . Đây là những kĩ năng rất quan trọng không chỉ phục vụ cho việc học tập mà còn giúp ích rất nhiều cho người học trong công việc sau này. Môn học Toán tiếng Anh là một sự bổ khuyết tuyệt vời có thể khắc phục được hạn chế chỉ tập trung giải Toán của hoc sinh Việt Nam. Các chương trình Toán tiếng Anh quốc tế hướng học sinh tới việc giải quyết các vấn đề thực tế ở các cấp độ khác nhau tùy theo lứa tuổi. Do đó học sinh thực sự hiểu được ý nghĩa của các con số, chứ không đơn giản chỉ là đi tìm ra đáp so cuối cùng. Cùng với đó các chủ đề Toán vô cùng quan trọng nhưng chưa có (hoặc chưa được nhấn mạnh) trong chương trình Toán tiếng Việ sẽ được bổ khuyết trong chương trình Toán tiếng Anh (Ví dụ các chủ đề liên quan tới Toán logic, biểu đồ t hống kê ở các c ấp độ khác nhau, . . . ). Hoc Toán và các môn khoa hoc tự nhiên bằng tiếng Anh đang là xu hướng được các bậc phụ huynh định hướng cho con em mình, ngay từ khi còn đi học tiểu học. Việc dạy và học song ngữ được xem là cơ hội giúp học sinh thực hành ngoại ngữ. Đây là mô hình mới, đáp ứng nhu cầu hội nhập cho học sinh khi môi trường học tập ngày càng mở rộng. Nắm bắt được nhu cầu này, từ năm học 2015-2016, Bộ GD-ĐT đã khuyến khích thí điểm dạy song ngữ tiếng Anh đối với môn Toán và các môn khoa học tự nhiên tại các trường có đủ điều kiện. Điều này đã nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều các bậc cha mẹ. Sau đây là một số công văn và đề án tiêu biểu: Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020” với mục tiêu đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin 4
  10. trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc thực thi chính sách dạy Toán và các môn khoa học băng tiếng Anh tạo cho giáo viên dạy Toán và các môn khoa học như tôi có một sự thay đổi đầy trách nhiệm nhằm đảm bảo cho học sinh có đủ năng lực hoạt động trong các lĩnh vực môn học này bằng tiếng Anh. Việc dạy toán cho người học ngoại ngữ tiếng Anh không chỉ nằm ở việc tạo ra các bài học hiểu được đối với học sinh mà còn trong việc đảm bảo rằng học sinh sử dụng ngoại ngữ mình cần để hiểu sự chỉ dẫn và biểu thị việc nắm khái niệm toán học bằng cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Người học môn toán bằng ngoại ngữ tiếng Anh có nhiệm vụ kép là học đông thời một ngôn ngữ thứ hai và nội dung môn học. 2. Thế nào là kỹ thuật truyền cảm hứng. Truyền cảm hứng tức là truyền lửa, truyền sự hứng thú, say mê một vấn đề, nội dung nào đó cho người khác. Truyền cảm hứng cho học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng của người Thầy. Khi lên lớp chúng ta không chỉ làm nhiệm vụ dạy chữ cho học sinh mà chúng ta còn phải làm thế nào để học sinh yêu thích giờ học, từ đó mà yêu thích môn học, có như vậy mới phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh. Kỹ thuật truyền cảm hứng cho học sinh tức là sử dụng một số phương pháp, kỹ năng dạy học nhằm làm cho học sinh hứng thú hơn với môn học. 3. Đặc điểm của dạy học Toán bằng tiếng Anh. 3.1. Khái niệm dạy học song ngữ “Dạy học song ngữ và mục đích của nó là gì?” là một vấn đề mới và chưa có câu trả lời chi tiết và rõ ràng, thậm chí chính dạy học đơn ngữ cũng vẫn còn có những câu hỏi xung quanh mục đích của nó. Dạy học song ngữ ở từng vùng, từng đất nước lại có các mục đích khác nhau. Tuy nhiên, dạy học song ngữ phản ánh phần lớn những chính sách của chính phủ hoặc các giá trị văn hoá truyền thống. “Song ngữ là khả năng vận dụng như người bản xứ từ hai ngôn ngữ trở lên”. “Song ngữ là khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ để giao tiếp, tham gia vào các hoạt động liên văn hóa, thành thạo hai ngôn ngữ trở lên ở nhiều mức độ khác nhau và trải nghiệm nhiều nền văn hóa” - Hội Đồng Châu Âu (2007). Song ngữ được phân thành bốn cấp độ khác nhau: · Mức độ cá nhân. · Mức độ gia đình. · Mức độ xã hội. 5
  11. · Mức độ trường học. Dạy học song ngữ chính là song ngữ cấp trường học. Ở đó, sẽ có một số môn học được giảng dạy bằng hai ngôn ngữ. Tuy nhiên các cấp độ song ngữ đều bị ảnh hưởng bởi văn hoá đa chiều của những người học. Ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là biểu tượng của một xã hội, một nhóm người. Vì vậy, thái độ của một người đối với một ngoại ngữ cũng sẽ phản ánh cảm nhận của họ với những người thuộc nhóm ngôn ngữ đó. Ngôn ngữ được xem là hữu ích hay vô ích còn phụ thuộc vào giá trị kinh tế và văn hoá mà ngôn ngữ đó mang lại ví dụ như các ngôn ngữ quốc tế có nhiều người sử dụng như: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha, … 3.2. Các mục đích của dạy học song ngữ Dạy học song ngữ trên thế giới có nhiều mục đích, “không phải lúc nào hai ngôn ngữ cũng được sử dụng cân bằng trong lớp học”. “Bởi đằng sau dạy học song ngữ luôn là các triết lý dạy học cùng với mục đích chính trị.” . Những mục đích khác nhau dẫn đến các hệ thống dạy học khác nhau. Baker đã đưa ra mười mục tiêu của song ngữ: - Đồng hoá một cá nhân hoặc một nhóm vào xu thế chung của xã hội. - Thống nhất một xã hội đa ngôn ngữ về một ngôn ngữ chung. - Giúp một dân tộc có thể giao tiếp với thế giới bên ngoài. - Giúp người lao động có việc làm. - Giữ gìn bản sắc dân tộc và tôn giáo. - Hoà giải các cộng đồng có ngôn ngữ và chính trị khác nhau. - Truyền bá ngôn ngữ đến các vùng thuộc địa. - Để tăng cường kiến thức cho nhóm người ưu tú và giữ gìn vị trí của họ trong xã hội. - Tạo quan hệ pháp lý bình đẳng ở những ngôn ngữ mà tồn tại quan hệ pháp lý không bình đẳng trong đời sống thường ngày. - Để hiểu sâu hơn về ngôn ngữ và văn hoá. Như vậy, có rất nhiều mục đích phụ thuộc vào những người lãnh đạo của các nền văn hoá khác nhau. Grojean đã tóm tắt về ảnh hưởng của các chính sách “chưa công bố” đến ngôn ngữ được sử dụng trong dạy học: “Tuỳ thuộc vào mục đích chính trị của chính quyền (quốc gia hoặc vùng lãnh thổ), một vài nhóm ít người có thể cho con họ học ngôn ngữ của họ trong khi số khác thì không”. “Nếu mục tiêu của chính phủ là để thống nhất đất nước, đồng hoá các dân tộc thiểu số hoặc truyền bá quốc ngữ thì các ngôn ngữ thiểu số sẽ không thể có chỗ đứng trong nền dạy học” . Trong khi đó, nếu một xã hội muốn bảo tồn bản sắc dân tộc, tạo ra sự bình 6
  12. đẳng giữa các ngôn ngữ và văn hoá, làm sống lại một ngôn ngữ, dạy ngoại ngữ hiệu quả hơn hoặc tạo ra các công dân sử dụng hai ngôn ngữ với hai nền văn hoá thì sẽ phát triển được các chương trình dạy học sử dụng hai ngôn ngữ và dựa trên hai nền tảng văn hoá. Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm chi phối tất cả các hoạt động khác trong nhà trường. Vì vậy đó là con đường trực tiếp và thuận lợi nhất để giúp học sinh lĩnh hội tri thức của loài người. Hoạt động dạy học làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách có hệ thống cơ bản, có những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong học tập, lao động và đời sống. Hoạt động này làm phát triển tư duy độc lập sáng tạo, hình thành những năng lực cơ bản về nhận thức và hành động của học sinh, hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, lòng yêu tổ quốc, yêu Chủ nghĩa xã hội, đó chính là động cơ học tập trong nhà trường và địnhhướng hoạt động của học sinh. Vì vậy, có thể nói hoạt động dạy học trong nhà trường đã tô đậm chức năng xã hội của nhà trường, đặc trưng nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt động giáo dục trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. 3.3. Các loại hình dạy học song ngữ Với các mục tiêu đa dạng như trên, Baker đã chia thành mười loại hình song ngữ trong quyển: “Foundations of Bilingual Education and Bilingualism” bao gồm 6 loại hình yếu (bảng 1.1) và 4 loại hình mạnh (bảng 1.2) như sau: Loại Ngôn ngữ được Mục tiêu Kết quả thu TT Loại hình học sử dụng trong dạy học/xã được sinh lớp học hội Nửa nhúng Ngôn 1 (Nhúng có Ngôn ngữ chính Đồng hoá Đơn ngữ ngữ phụ cấu trúc) Ngôn ngữ chính Nửa nhúng với các bài học rút (với các Ngôn 2 cho học sinh L2 * Đồng hoá Đơn ngữ lớp học ngữ phụ (tổ chức ở một địa rút) điểm khác) Ngôn ngữ phụ (ép Phân biệt Ngôn Phân biệt 3 buộc, không được Đơn ngữ chủng tộc ngữ phụ chủng tộc lựa chọn) Chuyển dần từ Chuyển Ngôn ngôn ngữ phụ Đơn ngữ 4 Đồng hoá tiếp ngữ phụ sang ngôn ngữ quan hệ chính 7
  13. Tăng cường Ngôn Ngôn ngữ chính Sử dụng được Song ngữ ngôn ngữ 5 ngữ với những bài học hai ngôn ngữ theo xu thế trong giới chính dành cho L2/FL nhưng hạn chế hạn Sử dụng Ngôn Ngôn ngữ phụ (tự Ly khai/Tự được hai ngôn 6 Ly khai ngữ phụ lựa chọn) trị ngữ nhưng hạn chế Bảng 1.1. Các loại hình yếu của dạy học song ngữ (Một số trường hợp có thể trùng với dạy học đơn ngữ) Ngôn ngữ Mục tiêu Loại học Kết quả thu TT Loại hình được sử dụng dạy học/xã sinh được trong lớp học hội Đa dạng Sử dụng và đọc Ngôn ngữ Song ngữ nhấn 1 Nhúng hoá, tăng viết thành thạo chính mạnh vào L2 cường hai ngôn ngữ Bảo tồn di Bảo tồn/ Đa Sử dụng và đọc Ngôn ngữ Song ngữ nhấn 2 sản ngôn dạng hoá/ viết thành thạo phụ mạnh vào L1 ngữ Tăng cường hai ngôn ngữ Kết hợp giữa Kết hợp giữa Hai chiều- ngôn ngữ Bảo tồn/ Đa Sử dụng và đọc ngôn ngữ chính 3 ngôn ngữ chính và dạng hoá/ viết thành thạo và ngôn ngữ kép ngôn ngữ Tăng cường hai ngôn ngữ phụ. phụ. Song ngữ Bảo tồn/Đa Sử dụng và đọc Ngôn ngữ Hai ngôn ngữ 4 theo xu dạng hoá/ viết thành thạo chính chính thế Tăng cường hai ngôn ngữ Bảng 1.2. Các loại hình mạnh của dạy học song ngữ *L2 = [Students’] 2nd Language = Học sinh học ngôn ngữ thứ hai (ngoại ngữ). L1=1st [or native] Language = Học sinh nói tiếng mẹ đẻ. FL= Foreign Language = Ngoại ngữ. Song ngữ theo xu thế với việc giảng dạy bằng ngoại ngữ là loại hình phổ biến mà học viên được học một vài tiếng một tuần. Như vậy, học viên không có đủ môi trường và thời gian tương tác. Trong khi, giai đoạn trẻ em phát triển ngôn ngữ là đến tám tuổi và đến tuổi dậy thì, chúng sẽ cần nỗ lực nhiều hơn mới có thể học tốt ngoại ngữ. Vậy hình thức này không chỉ quá ít môi trường, kiến thức mà còn 8
  14. quá chậm đối với lứa tuổi phát triển ngôn ngữ. Đây cũng chính là hình thức học ngoại ngữ bấy lâu của dạy học Việt Nam. Tại Việt Nam, một số mô hình trường học song ngữ đã xuất hiện. Học sinh tại các trường này vẫn được học phần lớn các môn bằng tiếng Việt như các trường bình thường. Song song với chương trình chuẩn của Bộ, các em được học thêm một số môn học bằng tiếng Anh với người bản xứ như: Math, Science, Language Arts, ESL,… bằng sách giáo khoa nước ngoài. Chương trình của hai hệ này hoàn toàn tách biệt. Giáo viên cũng không hề lặp lại kiến thức hay dịch lại sang ngôn ngữ kia. Điều này giúp tăng khả năng tự lĩnh hội kiến thức của học sinh, tạo tiền đề cho tương lai đi du học của thế hệ trẻ. 3.4. Sự cần thiết của dạy học song ngữ Anh - Việt Ở Việt Nam việc dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng nước ngoài là một vấn đề không mới. Chương trình “Dạy học tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp” đã được thực hiện trên toàn quốc ở Việt Nam từ năm 1993. Mục tiêu chính của chương trình là hình thành đội ngũ học sinh có thể sử dụng tiếng Pháp hoàn hảo và có một trình độ khoa học tốt để có thể theo học đại học hoàn toàn hoặc một phần bằng tiếng Pháp khi kết thúc giáo dục phổ thông. Chương trình “Dạy học tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp” đã thu được những thành công nhất định. Năm 2002, trong số 503/749 học sinh vào đại học có 70.78% (356 em) tiếp tục theo các chương trình Pháp ngữ, trong đó 12.52% học trong các trường đại học Pháp ngữ, 30.42% học trong các khoa tiếng Pháp, 27.83% du học tại các nước nói tiếng Pháp [xem 6]. Như vậy có thể thấy chương trình “Dạy học tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp” đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong việc tiếp tục học các chương trình Pháp ngữ ở bậc đại học. Gần đây chương trình này gặp khó khăn vì cơ hội sử dụng tiếng Pháp ở Việt Nam ngày càng hạn chế. Một thống kê gần đây cho thấy: tiếng Anh chính là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, là ngôn ngữ chính thức của EU và là ngôn ngữ thứ ba được nhiều người sử dụng nhất chỉ sau tiếng Trung Quốc và Tây Ban Nha (cần lưu ý rằng có sự chênh lệch về dân số, như Trung Quốc với số dân hơn một tỷ người). Các sự kiện quốc tế , các tổ chức toàn cầu,… cũng đều coi tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp thông dụng. Ngoài ra, tiếng Anh được hơn 400 triệu người trên toàn thế giới dùng làm tiếng mẹ đẻ, hơn một tỷ người dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai (theo Wikipedia), những quốc gia có thu nhập đầu người cao nhất trên thế giới đều thành thạo tiếng Anh, hoặc được sử dụng phổ biến, học trongtrường… Như vậy, nếu như chúng ta có ước mơ được tiếp xúc với các nền văn minh tiên tiến nhất hiện nay (Mỹ, EU,…), tiếp cận kho tri thức khổng lồ của nhân loại và được học tập, được khám phá,.. trong một thế giới không còn rào cản thì tiếng Anh chính là thứ đầu tiên chúng ta cần phải nắm vững. 9
  15. Việt Nam hiện nay đã mở cửa và đã có rất nhiều những công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Một trong những tiêu chuẩn đầu tiên để có thể làm việc được cho các công ty này chính là trình độ tiếng Anh để có thể giao tiếp, trao đổi. Thậm chí làm việc cho một công ty Nhật hay đa quốc gia khác, thì việc thành thạo tiếng Anh cũng sẽ giành được nhiều sự ưu tiên hơn. Hơn nữa, xu hướng du học gần đây đang tăng rất mạnh. Học sinh cần thành thạo tốt tiếng Anh thì sẽ tự tin làm việc và học tập ở một quốc gia xa lạ. Tại châu Á, Singapore là một đất nước sử dụng tiếng Anh rất tốt. Trẻ em Sing được học trong một nền dạy học mà ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Anh. Về mặt lịch sử , đây là một quyết định khó khăn của Thủ tướng Lý Quang Diệu và của đất nước này trong những ngày đầu lập quốc. Sau hơn mười năm theo đuổi hệ thống dạy học bằng ngôn ngữ tiếng Anh kể từ sau ngày lập quốc, Singapore đã có một thế hệ trẻ em tốt về tiếng Anh mà không hề bị kém đi về tiếng Hoa: ngôn ngữ mà các em sử dụng ở nhà và vẫn được dạy ở trường. Mấu chốt của triết lý của Lý Quang Diệu là: trẻ em phải được học tiếng Anh như là một ngôn ngữ thực thụ của chúng: chúng cần được nhúng hoàn toàn vào bể ngôn ngữ tiếng Anh. Chúng phải được dạy kiến thức, cảm xúc, và suy nghĩ bằng tiếng Anh từ nhỏ. Để cho chúng có được cái gọi là: tư duy ngôn ngữ thẳng bằng tiếng Anh. Khi đó, học tập và làm việc trong bất kì môi trường nào, trẻ em cũng sẽ giống như người bản xứ, không cần thông qua ngôn ngữ mẹ đẻ. Chính bởi những lí do trên, việc dạy học song ngữ Anh – Việt là vô cùng cần thiết trong thời đại hiện nay. 4. Từ vựng toán học 4.1. Từ vựng Theo [11], Richards và Schmidt định nghĩa:“Từ là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống ý nghĩa của một ngôn ngữ có thể phân biệt được với các đơn vị tương tự. Từ là một đơn vị trừu tượng, có thể xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau trong văn nói hoặc văn viết và tất cả các biến thể của từ đều được coi là một từ”; Macounová lại định nghĩa từ vựng bằng cách so sánh sự khác biệt giữa từ (word) và từ vựng (vocabulary). Khi định nghĩa từ, nhà nghiên cứu này cho rằng từ là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa. Từ gồm một từ gốc và có thể có thêm tiền tố hoặc hậu tố. Từ được dùng để cấu tạo các cụm từ, mệnh đề và câu. Đặc biệt, Macounová đã đưa ra một quan điểm quan trọng để nhận biết từ trong các văn bản đó là mỗi từ được ngăn cách với các từ khác bằng một dấu cách. Thêm vào đó, mỗi từ sẽ thuộc vào một hay nhiều nhóm từ loại sau: danh từ, tính từ, đại từ, động từ, giới từ, liên từ và thán từ. Theo [11] đối với từ vựng, Macounová trích dẫn hai định nghĩa trong Cambridge Advanced Learner’s Dictionary: 1) Từ vựng là tất cả những từ được một người biết và sử dụng; 10
  16. 2) Từ vựng là tất cả những từ tồn tại trong một ngôn ngữ hay một chủ đề cụ thể. Cũng theo từ điển nói trên từ vựng được chia thành hai nhóm nhỏ: từ vựng bị động và từ vựng chủ động. Từ vựng bị động gồm các từ người đọc hoặc nghe có thể hiểu được nhưng không được sử dụng trong khi nói hoặc viết. Ngược lại, từ vựng chủ động gồm các từ không chỉ được hiểu trong khi đọc hoặc nghe mà còn được dùng để tạo nên các câu có ý nghĩa trong giao tiếp. Theo [11] Harmer đi sâu hơn vào định nghĩa từ vựng với một bảng liệt kê các yếu tố cơ bản của từ vựng bao gồm hình thức, ngữ pháp, biến đổi từ, nghĩa đen (nghĩa biểu thị), nghĩa bóng (nghĩa mở rộng), sự kết hợp từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa… Chính vì từ vựng gồm nhiều thành tố cho nên người học từ vựng cần có khả năng nhận ra phát âm, chữ viết của từ, đặc biệt là hiểu được các ý nghĩa khác nhau của cùng một từ trong các văn cảnh khác nhau. Rõ ràng là dù được định nghĩa theo cách nào, từ vựng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp cận một ngôn ngữ. Từ vựng là những viên gạch góp phần tạo thành “bức tường” giao tiếp. Nhờ có từ vựng mà con người có thể nghe, nói, đọc và viết. Việc tiếp thu kiến thức cũng phát triển khi người học nắm được ý nghĩa của từ vựng. Người học có nhiều từ vựng có khả năng hiểu một văn bản ngay cả khi văn bản có chứa một số từ mới. Nhà ngôn ngữ học Thornbury cũng tán thành quan điểm coi từ vựng là nhân tố quan trọng trong giao tiếp, là đơn vị giao tiếp cơ bản nhất vì ông cho rằng: “Bạn có thể nói được một chút ít bằng ngữ pháp, nhưng bạn sẽ hầu như không nói được bất cứ điều gì mà không có từ vựng” 4.2. Từ vựng toán học Theo [11] từ vựng toán học là các thuật ngữ chuyên môn (technical terms) được sử dụng trong các tài liệu chuyên ngành, bài viết, sách báo, hội thoại, giao tiếp, các bài diễn thuyết… có chủ đề thuộc về chuyên ngành Toán. Khác với từ vựng thông thường, từ vựng toán học được sử dụng nhiều hơn trong học thuật hoặc trong các lĩnh vực chuyên môn toán. Từ vựng không thuộc lĩnh vực chuyên ngành thì có thể thường xuyên được sử dụng trong các hoạt động giao tiếp của cuộc sống hàng ngày nhiều hơn và không tạo nên sự khác biệt quá lớn trong ngôn ngữ phổ thông. Trong giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành nói chung và tiếng Anh chuyên ngành toán nói riêng, từ vựng là yếu tố quan trọng không những tạo nên những đặc điểm đặc thù của ngoại ngữ từng chuyên ngành mà còn cho ngoại ngữ chuyên ngành khác với ngoại ngữ phổ thông. Từ vựng toán học là một khía cạnh quan trọng trong ngôn ngữ toán học và có rất nhiều nét đặc trưng riêng. Trên cơ sở đó có thể coi tập hợp các kí hiệu, thuật ngữ (từ, cụm từ), biểu tượng dùng trong toán học được gọi là từ vựng toán học. Trong đó kí hiệu là bộ phận chính và có tầm quan trọng trong từ vựng toán học. Nhờ có kí hiệu toán học mà học sinh có thể dễ dàng thực hiện được những phép 11
  17. toán với những con số. Nhờ có hệ thống kí hiệu mà các nhà toán học trên thế giới có thể hiểu và trao đổi với nhau các vấn đề toán học. Trong mạch nội dung Số học, kí hiệu các chữ số biểu diễn trong hệ thập phân là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Các dấu phép toán được kí hiệu “+, - , ×, :”, các kí hiệu này được đặt giữa các thành phần trong phép tính. Kí hiệu “ , =” chỉ mối quan hệ giữa các số hoặc các biểu thức. Trong mạch nội dung yếu tố hình học thường sử dụng các chữ cái in hoa A, B, C, … để kí hiệu điểm (point), đầu mút của các đoạn thẳng (segment), đỉnh (vertex) của các hình như: hình tam giác (triangle), hình vuông (square), hình chữ nhật (rectangle), hình tứ giác (quadrilateral), ... S dùng để kí hiệu diện tích (surface area), V là kí hiệu thể tích (volume) của các khối đa diện. Bên cạnh kí hiệu toán học thì thuật ngữ (từ, cụm từ) là một phần không thể thiếu trong từ vựng toán học và được dùng để diễn đạt nội dung toán học cụ thể. Các từ và cụm từ xuất hiện trong toán học có thể được chia thành ba loại sau: Loại 1: từ, cụm từ có ý nghĩa trong toán học được sử dụng để thiết lập các bối cảnh trong toán học hoặc đóng vai trò là lời dẫn trong bài toán, trong một nội dung toán học cụ thể. Chẳng hạn như các từ, cụm từ sau: let (cho), find (tìm), By definition ...(theo định nghĩa …), It follows from .... that ... (từ….suy ra …), In others word... (nói một cách khác…)… Loại 2: từ, cụm từ chỉ xuất hiện trong toán học và có một nghĩa duy nhất. Chẳng hạn: parallelogram (hình bình hành), rectangle (hình chữ nhật), square (hình vuông) … Loại 3: từ có ý nghĩa trong toán học khác với ý nghĩa sử dụng thông thường. Chẳng hạn từ: power nghĩa trong toán học “lũy thừa”, nghĩa thông thường là “sức mạnh”, hay root nghĩa trong toán là “căn, nghiệm” nghĩa thông thường là “rễ cây”… Vai trò của từ vựng trong việc dạy và học Toán bằng tiếng Anh là hết sức quan trọng. Theo [29] toán học được xem là một ngôn ngữ . Có thể thấy ngôn ngữ toán học là một tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ toán học nói chung và dạy Toán bằng tiếng Anh nói riêng. Vì từ vựng là một đơn vị ngôn ngữ nên nó được thể hiện dưới hai hình thức: lời nói và chữ viết. Muốn sử dụng được ngôn ngữ đó, tức là phải nắm vững hình thức biểu đạt của từ bằng lời nói và chữ viết. Song do có mối liên quan của từ vựng với các yếu tố khác trong ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu ...) hoặc trong tình huống giao tiếp cụ thể, ta thấy từ vựng là các “viên gạch”còn ngữ pháp và các yếu tố khác được coi như các “mạch vữa” để xây lên thành một ngôi nhà toán học. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2