intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài giải pháp góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ trong hoạt động dạy học Tiếng Việt 10 tại trường THPT Nguyễn Tất Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến "Một vài giải pháp góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ trong hoạt động dạy học Tiếng Việt 10 tại trường THPT Nguyễn Tất Thành" nhằm đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt lớp 10 trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng của việc dạy học phát triển năng lực cho học sinh đầu cấp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài giải pháp góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ trong hoạt động dạy học Tiếng Việt 10 tại trường THPT Nguyễn Tất Thành

  1. 1 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài.............................................................................. 03 II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................. 04 I.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................... 04 I.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 04 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................ 05 III.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................. 05 III.1. Phạm vi nghiên cứu................................................................... 05 IV. Phương pháp nghiên cứu............................................................... 05 V. Cấu trúc đề tài................................................................................. 05 PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận và thực tiễn................................................................. 06 I.1. Cơ sở lí luận................................................................................. 06 I.1.1. Khái niệm năng lực........................................ 06 I.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực.............................. 07 I.1.3. Năng lực ngôn ngữ của học sinh trung học phổ thông................ 08 I.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................. 09 I.2.1. Một vài đặc điểm nhận thức và thái độ học tập của học sinh lớp 10................................................................................................... 09 I.2.2. Thực trạng dạy học tiếng Việt 10 trung học phổ thông............. 10 II. Một vài giải pháp góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ trong hoạt động dạy học tiếng Việt 10 tại trường THPT Nguyễn Tất Thành.................................................................................................... 10 II.1. Đa dạng hóa hoạt động khởi động............................................... 10 II.1.1. Khởi động bằng tổ chức trò chơi.............................................. 11 II.1.2. Khởi động bằng cách nêu vấn đề.............................................. 13 II.2. Ứng dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy............................................................................................. 14 II.2.1. Phương pháp thảo luận nhóm ................................................... 14 II.2.2. Phương pháp tạo trò chơi trí tuệ............................................... 16 II.2.3. Ứng dụng các kĩ thuật dạy học tích cực................................... 18 III. Thực nghiệm sư phạm................................................................... 21 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................ 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 24
  2. 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. DH: Dạy học. 2. NL: Năng lực. 3. NLNN: Năng lực ngôn ngữ. 4. GV: Giáo viên. 5. HS: Học sinh 6. THCS: Trung học cơ sở. 7. THPT: Trung học phổ thông. 8. TV: Tiếng Việt.
  3. 3 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW), trong những năm gần đây các nhà trường phổ thông đã tổ chức đồng bộ nhiều hoạt động đổi mới. Trong đó, trọng tâm là đổi mới về dạy học và các hoạt động giáo dục. Tiến hành đổi mới căn bản từ dạy học trang bị kiến thức sang dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực (NL) để phù hợp với yêu cầu thực tiễn và xu thế hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo rất chú trọng đến chuẩn đầu ra về phát triển năng lực, phẩm chất người học, trong đó việc phát triển năng lực ngôn ngữ (NLNN) trong chương trình giáo dục trung học phổ thông (THPT) là một mục tiêu quan trọng. Trong Nghị quyết về “Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông số 88/2014/QH13” (Thông qua ngày 28/11/2014 tại kì họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII) đã đề cập “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập…”; Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nhấn mạnh trong Đề án “Đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015”: “Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực người học”. Vấn đề phát triển toàn diện các năng lực chung và năng lực đặc thù được chú trọng, trong đó năng lực giao tiếp chính là một trong những mục tiêu chính, giúp học sinh (HS) phát triển năng lực giao tiếp ngôn ngữ ở tất cả các hình thức: đọc, viết, nói, nghe; giúp HS sử dụng tiếng Việt chính xác, mạch lạc, có hiệu quả và sáng tạo trong ngữ cảnh đa dạng, nghĩa là không chỉ hình thành ở người học năng lực ngôn ngữ mà hơn nữa là phát triển năng lực giao tiếp. Như vậy, có thể khẳng định, môn Ngữ văn ở các trường phổ thông là một môn học có ý nghĩa quan trọng. Trong ba phân môn của Ngữ văn (Môn Ngữ văn gồm ba phân môn: Văn học – Tiếng Việt – Làm văn), phần tiếng Việt (TV) ngày càng khẳng định vai trò rất quan trọng không thể thiếu trong nhà trường. Nó có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức ngôn ngữ học, hệ thống tiếng Việt, những quy tắc hoạt động và những sản phẩm của nó trong mọi hoạt động giao tiếp, giúp HS sử dụng đúng và linh hoạt vốn ngôn ngữ của mình, ứng dụng một cách phù hợp, có hiệu quả vào mọi tình huống giao tiếp trong học tập và cuộc sống.
  4. 4 Chất lượng dạy học tiếng Việt ở trường phổ thông có quan hệ trực tiếp tới việc phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, là công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi loại nhận thức trong cuộc sống. Chính vì vậy, việc phát triển NLNN cho HS trong dạy học TV có vai trò, ý nghĩa to lớn, cần thiết, thiết thực. Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) rất chú trọng việc phát triển hai năng lực đặc thù của môn Ngữ văn là năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Dạy tiếng Việt là dạy cho học sinh các phương tiện cần thiết để thực hiện quá trình giao tiếp; các cách thức thể hiện, tập hợp thành những kiểu phương tiện ngôn ngữ. Hiện nay, đã có rất nhiều nghiên cứu đưa ra các phương pháp dạy học Làm văn, Tiếng Việt ở trường phổ thông như: Phương pháp giao tiếp, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm... tất cả đều nhằm hướng đến mục đích phát triển năng lực ngôn ngữ để đạt hiệu quả giao tiếp cho HS. Tuy nhiên, phần tiếng Việt được biên soạn trong chương trình THPT hiện hành còn mang tính chất nặng về lí thuyết nên khó tiếp cận đối với HS mà thời lượng dành cho việc dạy tiếng Việt vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, nhiều giáo viên (GV) vẫn chỉ chú trọng dạy Văn hơn là dạy tiếng Việt, khi dạy tiếng Việt, GV vẫn còn chưa thực sự chú trọng đến việc dạy tiếng Việt theo định hướng giao tiếp nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS. Vì thế, chất lượng dạy và học chưa thực sự đạt hiệu quả so với mục tiêu đề ra. Thực tế, năng lực tiếng Việt của HS chưa đủ đáp ứng yêu cầu giao tiếp trong học tập cũng như trong cuộc sống, khả năng trình bày, diễn đạt của phần đông HS còn chưa tốt. Việc dạy học tiếng Việt chỉ thật sự có ý nghĩa khi HS có thể sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong học tập và giao tiếp. Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt ở bậc THPT, tôi mạnh dạn viết đề tài: Một vài giải pháp góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ trong hoạt động dạy học Tiếng Việt 10 tại trường THPT Nguyễn Tất Thành. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành và quý giá từ quý thầy cô đồng nghiệp. II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu II.1. Mục đích: Đề tài này hướng tới mục đích đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt lớp 10 trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng của việc dạy học phát triển năng lực cho HS đầu cấp. II.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về vấn đề dạy học phát triển năng lực và phát triển năng ngôn ngữ cho học sinh THPT trong dạy học tiếng Việt ở trường THPT.
  5. 5 - Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng các biện pháp dạy học phát triển năng lực để phát triển năng lực ngôn ngữ ở học sinh lớp 10 qua việc dạy một số bài tiếng Việt. - Rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc thể nghiệm thực tế dạy học. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu III.1. Đối tượng. Nghiên cứu vận dụng một số biện pháp góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ trong dạy học Ngữ văn 10 ở trường THPT Nguyễn Tất Thành III.2. Phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu, khảo sát tập trung vào vận dụng một số biện pháp góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ trong dạy học một số bài tiếng Việt 10 ở trường THPT Nguyễn Tất Thành. IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Thu thập những thông tin lí luận về một số biện pháp dạy học phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS lớp 10. - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học của HS khi vận dụng các biện pháp đề ra. - Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với HS. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: + Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường. + Tham khảo những kinh nghiệm của các GV môn Ngữ văn khác. - Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng một số biện pháp triển năng lực ngôn ngữ trong dạy học tiếng Việt 10 ở trường THPT Nguyễn Tất Thành. V. Cấu trúc đề tài nghiên cứu Phần mở đầu Phần nội dung I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài II. Vận dụng một số biện pháp góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ trong dạy học tiếng Việt 10 ở THPT Nguyễn Tất Thành. III. Thực nghiệm sư phạm. Phần kết luận.
  6. 6 PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài I.1. Cơ sở lí luận I.1.1. Khái niệm năng lực - Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên định nghĩa NL là: “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó”; là “Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người có khả năng hình thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”. - Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khái niệm NL được hiểu là: “thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí...thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” - Trong cuốn Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển NL học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo có định nghĩa: “Một NL là tổ hợp đo lường được các kiến thức, kĩ năng và thái độ mà một người cần vận dụng để thực hiện một nhiệm vụ trong một bối cảnh thực và có nhiều biến động” - PGS.TS Đỗ Ngọc Thống đã chỉ ra: “Năng lực là sự tổng hợp của nhiều yếu tố (kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, ý chí, kinh nghiệm và nhiều nguồn lực tinh thần khác); năng lực tức là phải có khả năng thực hiện, phải thông qua làm, qua hành động để đo đếm và năng lực là phải tính đến hiệu quả của việc vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và hiểu biết nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống”. - Nguyễn Minh Thuyết trong “Một số vấn đề về đánh giá chương trình, SGK Ngữ văn hiện hành và đề xuất định hướng biên soạn chương trình, SGK mới định nghĩa: “Năng lực là sự tích hợp của nhiều thành tố như tri thức, kĩ năng, sự sẵn sàng hoạt động, khả năng hợp tác, khả năng huy động những nguồn thông tin mới của học sinh để giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống” - Theo Nguyễn Quang Uẩn: NL là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định bảo đảm cho hoạt động đó có kết quả Như vậy, ta có thể thấy tuy có nhiều các cách hiểu khác nhau về NL nhưng tất cả đều thống nhất ở chỗ đều khẳng định NL là khả năng làm chủ hệ thống kiến
  7. 7 thức, kĩ năng, thái độ và biết vận dụng chúng một cách hợp lí để thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Mỗi NL gắn với một hoạt động và được thể hiện qua hoạt động. Trong dạy học tiếng Việt, đó là NL giải quyết một nhiệm vụ giao tiếp cụ thể. I.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực Dạy học theo định hướng phát triển NL là chương trình dạy học nhằm phát triển NL của người học với bốn đặc trưng cơ bản: Dạy học thông qua các hoạt động của HS; chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác; kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò, nhằm mục đích phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học, nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, đem lại hứng thú học tập cho người học. Trong chương trình dạy học theo định hướng phát triển NL, GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo định hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin để sau mỗi giờ học, HS không chỉ lĩnh hội được tri thức mà còn biết cách tìm ra và biết nó giúp ích được gì cho mình trong học tập và trong cuộc sống. Đây là chương trình dạy học tích cực, được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau. GV có vai trò quan trọng trong việc giao nhiệm vụ, tổ chức điều khiển các hoạt động học, là người định hướng, trọng tài trong quá trình hướng dẫn HS , còn HS có vai trò trung tâm, chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động học, tự tìm kiếm, phát hiện và chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, nghĩa là phải đảm bảo được nguyên tắc HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV. Về kiểm tra, đánh giá, điểm mới của DH theo định hướng này là HS được tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Có thể nói, dạy học theo định hướng phát triển NL là quá trình giáo dục chuyển từ trang bị kiến thức là chủ yếu sang phát triển toàn diện NL và phẩm chất người học. Trong trường phổ thông, định hướng phát triển NLNN trong dạy học tiếng Việt, văn học thể hiện rõ ở mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, phù hợp với lứa tuổi và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất cũng như năng lực của HS ở từng bậc học. Ở bậc tiểu học và THCS, mục đích hướng tới của môn học là HS có thể sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày và học tập tốt các môn học khác. Các em có thể đọc, viết, nói, nghe các dạng văn bản phổ biến và thiết yếu, phù hợp với trình độ và lứa tuổi; đồng thời thông qua nội dung văn học và tiếng Việt để giáo dục phẩm chất, nhân
  8. 8 cách HS. Đến bậc THPT, NL sử dụng tiếng Việt của HS được phát triển và nâng cao trong các hoạt động học tập và thực tiễn đời sống, đồng thời tiếp cận với một số nội dung học tập có liên quan đến định hướng nghề nghiệp, đáp ứng sở thích và nhu cầu học tập của HS. I.1.3. Năng lực ngôn ngữ của học sinh trung học phổ thông Mục tiêu chủ yếu trong dạy học tiếng Việt trong trường phổ thông là nhằm phát triển NL giao tiếp cho HS, trong đó NLNN là một bộ phận của NL giao tiếp. Hiệu quả giao tiếp đều phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt). Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, mục tiêu chung của môn Ngữ văn là “giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống”. Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học. Theo PGS.TS ĐỗViệt Hùng, năng lực ngôn ngữ (năng lực tiếng Việt) “là năng lực sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong giao tiếp ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội – giao tiếp gia đình, giao tiếp nhà trường, công sở... giao tiếp hành chính, khoa học, văn chương nghệ thuật”. Các NL tiếng Việt cụ thể cần được hình thành và phát triển ở học sinh phổ thông là: năng lực nói, năng lực nghe, năng lực đọc và năng lực viết. Mỗi năng lực bộ phận lại được chia tiếp tục thành các năng lực cụ thể theo các mức độ từ đơn giản đến phức tạp. Để hình thành và phát triển tốt bốn NL bộ phận này cần hình thành cho học sinh NL nhận thức về các quy tắc ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ (gọi tắt là NL nhận thức) như: dùng từ, đặt câu, phong cách ngôn ngữ, các biện pháp tu từ v.v. trong đó có những NL có thể rèn luyện độc lập nhưng cũng có những NL phải rèn luyện tổng hợp. Dạy học tiếng Việt theo định hướng phát triển NL thực chất là chuyển từ quỹ đạo dạy học tiếng Việt trong nhà trường theo lối nhận diện, mô tả, phân loại sang quỹ đạo giao tiếp, dạy tiếng Việt như dạy một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy rằng phát triển NLNN cho HS THPT chính là phát triển NL giao tiếp với việc phát triển toàn diện bốn năng lực cụ thể: nói – nghe - đọc – viết. I.2. Cơ sở thực tiễn
  9. 9 I.2.1. Một vài đặc điểm nhận thức và thái độ học tập của học sinh lớp 10: Về đặc điểm nhận thức: Ở giai đoạn lứa tuổi học sinh THPT, hệ thần kinh của các em phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ, hoạt động tư duy. Ở giai đoạn này, các năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng, các em có thể nhận thức chân lí một cách sâu sắc hơn. Các mối quan hệ ngày càng được mở rộng, các em tích lũy thêm được những kinh nghiệm sống và khả năng giao tiếp ứng xử xã hội cũng trở nên phong phú, nhạy cảm hơn. Vì vậy thái độ, ý thức của các em đối với việc học tập và rèn luyện nhân cách ngày càng sâu sắc hơn. Đây là những điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển năng lực của các em. Đối với môn Ngữ văn, sự phát triển về trí tuệ, vốn sống cùng với thái độ, ý thức về nhân cách phong phú hơn là một điều kiện thuân lợi giúp HS toàn diện. Sự phát triển về năng lực văn học, phát triển tư duy và năng lực sử dụng ngôn ngữ của các em cũng được nâng lên một cấp độ mới. Ở lứa tuổi này HS có nhu cầu khẳng định mình rất cao, các em có sự nhanh nhạy trước những cái hay cái đẹp của một tác phẩm văn chương hay một sự vật, hiện tượng trong đời sống. Các em muốn khám phá thể giới quan vượt ra ngoài khả năng và sự hiểu biết của mình, muốn tìm hiểu và lí giải những vấn đề trong cuộc sống bằng những kinh nghiệm của mình. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi cũng như sự phát triển trí tuệ, tư duy của HS THPT là điều cần thiết trong quá trình dạy học của GV, giúp GV có thể sử dụng các phương pháp dạy học và giáo dục phù hợp, hiệu quả. Về thái độ học tập: Cùng với sự phát triển về tư duy, trí tuệ thì thái độ học tập của HS cũng được nâng cao ở giai đoạn này. Hứng thú học tập của các em ở lứa tuổi này gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp nên đa dạng, sâu sắc và bền vững hơn, các em bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn học. Các em ý thức được rằng vốn những tri thức, kĩ năng hiện có của mình, kĩ năng độc lập tiếp thu tri thức được hình thành trong nhà trường phổ thông là điều kiện cần thiết để tham gia có hiệu quả vào cuộc sống, xã hội, là hành trang để các em bước vào tương lai một cách vững vàng, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Vì vậy, các em có ý thức học tập rất nghiêm túc. Tuy nhiên, hiện nay số HS đạt được mức tư duy theo đặc trưng lứa tuổi còn hạn chế. Điều đó không phải do các em không có khả năng phát triển mà cái chính là do các em thiếu kĩ năng học tập trong những điều kiện mới, chưa có điều kiện để phát huy hết khả năng vốn có và năng lực của bản thân mình làm cho quá trình học tập và rèn luyện năng lực, phẩm chất của các em chưa đạt kết quả như mong muốn.
  10. 10 Với những đặc điểm của tâm lí học lứa tuổi, ta có thể nhận thấy HS THPT có nhu cầu nhận thức, khả năng về trí tuệ và thái độ học tập ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển NLNN của HS. I.2.2. Thực trạng dạy học tiếng Việt 10 trung học phổ thông: Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, việc dạy học môn Tiếng Việt trong trường THPT đang có sự chuyển đổi từ việc hướng đến trang bị kiến thức, kĩ năng học sinh sang tập trung phát triển NL ngôn ngữ, năng lực giao tiếp cho HS. Đó là một trong tám NL được Bộ Giáo dục đề cập và triển khai. Phần tiếng Việt SGK Ngữ văn 10 nhằm những mục tiêu chủ yếu sau đây: Thứ nhất là nhằm hình thành một số kiến thức về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Trên cơ sở những kiến thức đã có ở THCS, sách Ngữ văn 10 nhằm hình thành và nâng cao những kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về sản phẩm của hoạt động giao tiếp là văn bản, về đặc điểm của hai dạng ngôn ngữ nói và viết, về những yêu cầu đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Chương trình cũng giúp cho HS tìm hiểu về lịch sử của tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt, thứ hai là nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội văn bản khi nghe, đọc. Những kĩ năng này được luyện tập, củng cố và nâng cao qua các hoạt động thực hành. Đồng thời với các kĩ năng ngôn ngữ là các kĩ năng nhận thức, tư duy cũng được phát triển và hoàn thiện. Ngoài ra, kiến thức, kĩ năng có được trong phần tiếng Việt còn giúp HS có điều kiện thuận lợi để học các môn học khác; Thứ ba là bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng Việt, thái độ tôn trọng và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt qua các bài học tiếng Việt cụ thể. So với chương trình hiện hành, chương trình Ngữ văn mới phát triển hơn nữa tư tưởng dạy học tích hợp, thể hiện ở sự thống nhất của trục tích hợp, ở yêu cầu tích hợp triệt để và nhất quán đến mức cao nhất có thể giữa ngôn ngữ và văn học, giữa các kiểu loại văn bản và giữa các hoạt động giao tiếp. Ngoài ra, chương trình còn chú ý thực hiện quan điểm tích hợp các nội dung liên môn và xuyên môn một cách hợp lí. Yêu cầu phân hoá theo năng lực, sở trường của cá nhân người học được coi trọng; ở THPT, phân hóa còn được thực hiện bằng việc cho HS tự chọn một số chuyên đề học tập. II. Một số giải pháp góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ trong hoạt động dạy học tiếng Việt 10 ở trường THPT Nguyễn Tất Thành. II.1. Đa dạng hóa hoạt động khởi động. Chương trình đổi mới giáo dục xác định tiến trình dạy học bao gồm có năm hoạt động sau: khởi động; hình thành kiến thức; luyện tập; vận dụng; mở rộng.
  11. 11 Trong đó hoạt động khởi động trong giờ học có vai trò làm xóa đi sự dè dặt của người học, tạo không khí sôi nổi trong lớp học, tạo nền tảng, tâm thế bước vào bài học một cách thoải mái, đầy hứng thú. Hơn nữa, xé t từ gó c đô ̣ tâm lí lứ a tuổ i và khả năng tiế p thu kiế n thứ c củ a ho ̣c sinh ở giai đoa ̣n nà y có thể thấ y rằ ng nhu cầ u tim hiể u, phá t triể n tư duy kiế n thứ c, kỹ năng, cảm xú c thẩ m mỹ là rấ t lớ n. ̀ Tuy nhiên, đa số các em có tư tưởng muố n tự khá m phá , thich đô ̣c lâ ̣p trong suy ́ nghi,̃ có chủ kiế n củ a riêng chứ không thích bi ̣ áp đă ̣t nên không thich mô ̣t giờ ́ ho ̣c gò bó , căng thẳ ng. Cho nên cá ch tổ chứ c hoa ̣t đô ̣ng theo phương châm: ho ̣c mà chơi, chơi và ho ̣c là mô ̣t cá ch hay để lôi ké o, ta ̣o tâm thế thoả i má i cho ho ̣c sinh (khác với áp lực tạo ra từ hoạt động kiểm tra bài cũ thường thấy). Hoạt động khởi động bài học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học trong suốt giờ học. Nhận thấy ý nghĩa lớn của hoạt động khởi động trong viênc dạy học môn Ngữ văn nói chung, dạy học phân môn Tiếng Việt nói riêng, bản thân thiết nghĩ việc khai thác thế mạnh này sẽ tạo ra hiệu quả cho việc phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh. II.1.1. Khởi động bằng tổ chức trò chơi: Trò chơi là hoa ̣t đô ̣ng đươ ̣c cá c ho ̣c sinh thich thú tham gia. Vì vâ ̣y nó có ́ khả năng lôi kéo sự chú ý và khơi dâ ̣y đươc hứ ng thú ho ̣c tâ ̣p. Rấ t nhiề u trò chơi ̣ ngoà i mu ̣c đich đó cò n có thể ôn tâ ̣p kiế n thứ c cũ hoă ̣c dẫn dắ t cá c em vào hoa ̣t ́ đô ̣ng tìm kiế m tri thứ c mớ i mô ̣t cá ch tự nhiên, nhe ̣ nhà ng. Hoă ̣c có nhữ ng trò chơi giúp cá c em vâ ̣n đô ̣ng tay chân khiế n cho cơ thể tỉnh tá o, giả m bớ t nhữ ng áp lực tâm lý do việc ho ̣c gây ra. a. Trò chơi nhìn hình đoán chữ: Đây là trò chơi mang tính chấ t nhâ ̣n diê ̣n. Nó phù hơ ̣p cho nhữ ng tiết da ̣y ho ̣c ôn tâ ̣p hoă ̣c nhữ ng tiế t da ̣y chủ đề . Trò chơi này có nhữ ng ưu thế nhấ t đinh ̣ như: - Có khả năng lôi kéo số đông ho ̣c sinh tham gia. - Phá t huy trí tưởng tương củ a ho ̣c sinh ̣ - Rè n luyê ̣n khả năng phản ứng nhanh. - Trong thờ i gian ngắ n có thể giú p ho ̣c sinh nhứ la ̣i nhữ ng từ ngữ đã biết. Cá ch tổ chưc: ́ Giá o viên chuẩ n bi ̣nhữ ng bứ c hinh khá c nhau, mỗ i hình có nhữ ng điể m gơ i ̀ ̣ ý. Ho ̣c sinh nhin và o hinh để đoán chữ. Ai đoán nhanh và đoán đúng sẽ có điể m. ̀ ̀
  12. 12 Ví du ̣: Khi khởi động bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”, giáo viên đưa ra những bức ảnh biểu thị cho các phương tiện giao tiếp khác nhau của con người và học sinh sẽ gọi tên các phương tiện đó. Từ đó, giúp học sinh nhận thấy giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động quan trọng nhất của xã hội. Đồng thời, nâng cao năng lực tư duy bằng ngôn ngữ, rèn luyện năng lực tiếp nhận tín hiệu, năng lực nói, năng lực giải quyết vấn đề cho các em học sinh. b. Trò chơi nhanh như chớp Đây là trò chơi mang tinh trí tuê ̣ và cũ ng rè n luyê ̣n khả năng phản xa ̣ củ a ́ ho ̣c sinh. Cá c em phả i đố i mă ̣t vớ i người hỏ i, trong thờ i gian nhanh nhấ t trả lờ i đươ ̣c nhiề u câu hỏ i nhấ t. Câu hỏi liên quan đến bài học đã học hoặc những nội dung liên quan đến bài sắp học. Qua trò chơi này, năng lực ngôn ngữ được phát triển rõ nét. Cá ch tổ chưc:́ Trong thờ i gian 2 phú t sẽ có 10 câu hỏ i cùng một chủ đề. Hai câu trả lờ i đúng đươ ̣c cộng 0,5 điểm thường xuyên. Ví dụ: Dạy bài Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt có thể có gói 10 câu hỏi như sau về việc nhận ra lỗi chính tả: Câu 1: chác táng và trác táng. Câu 2: nồng nàn và lồng làn Câu 3: suôn sẻ và suôn sẽ. Câu 4: lãng mạn và lãng mạng Câu 5: cắt ghép và cắc ghép. Câu 6: đổi trả và đỗi trả. Câu 7: hoan hỉ và hoang hỉ. Câu 8: vui vẻ và dui dẻ. Câu 9: hiên ngang và hiêng ngang. Câu 10: nề nếp và lề lếp. Trò chơi nhỏ này vừa rèn luyện được năng lực ngôn ngữ vừa tạo tâm thế thoải mái, hứng thú cho học sinh bước vào tiết học mới. c. Trò chơi chiếc hộp may mắn Điể m đă ̣c biê ̣t củ a trò chơi này là ở tinh bấ t ngờ cho ho ̣c sinh. Giá o viên ́ chuẩ n bi ̣ mô ̣t chiế c hô ̣p nhỏ , trong đó có nhữ ng mả nh giấ y ghi cá c phầ n quà thú vi,̣ đa da ̣ng. Ho ̣c sinh thực hiê ̣n tố t yêu cầ u sẽ đươ ̣c nhâ ̣n quà trong chiế c hô ̣p. Cá ch thực hiê ̣n: Cá ch 1: Giá o viên trinh chiế u hê ̣ thố ng câu hỏ i trên má y chiế u. Quy ước ̀ trả lờ i đúng 4-5 câu sẽ đươ ̣c nhâ ̣n 1 phầ n quà đă ̣c biê ̣t trong hô ̣p bằ ng cá ch tự
  13. 13 bố c. Cá ch 2: Trong chiế c hô ̣p sẽ là câu hỏ i. Mỗi câu hỏ i có ghi sẵ n phầ n thưởng. Ho ̣c sinh sẽ cù ng đo ̣c thuô ̣c lò ng đoa ̣n thơ nhấ t đinh và chuyề n tay nhau ̣ chiế c hô ̣p. Khi giá o viên có hiê ̣u lê ̣nh “dừng” cả lớ p sẽ ngừ ng đo ̣c và hô ̣p quà đế n tay ai, người đó sẽ có quyề n lựa cho ̣n câu hỏ i và phầ n quà trong chiế c hô ̣p. Trò chơi này tuy thu hú t số đông ho ̣c sinh nhưng la ̣i gây ồ n và có thể mất nhiề u thờ i gian hơn những trò chơi khác. Ví dụ: Dạy bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, có thể khởi động bằng trò chiếc hộp may mắn với những câu hỏi sau (tùy vào lực học từng lớp để chọn số lượng câu hỏi nhiều hay ít: lớp học tốt sẽ trả lời được nhiều hơn lớp khác): Câu 1: Em hãy cho biết những phương tiện giao tiếp của con người? Câu 2: Em thích giao tiếp bằng cách nói trực tiếp hay viết ra? Lí giải sự lựa chọn. Câu 3: Giả như, trong một ngày em không được nói, em sẽ làm gì để mọi người hiểu ý mình? d. Trò chơi đuổi chữ Đây là trò chơi vừa đòi hỏ i ho ̣c sinh có vố n từ vựng nhấ t đinh, vừ a có sự ̣ nhanh nhe ̣ vâ ̣n đô ̣ng thể lực, la ̣i vừ a đòi hỏ i sự kế t hơ ̣p ăn ý vớ i cá c ba ̣n cù ng nhó m. Cá ch tổ chưc: Chia lớ p thà nh 2 đô ̣i chơi. Giáo viên sẽ cho chủ đề trướ c ́ thich hơp cho bà i da ̣y. Mỗi nhó m sẽ có mô ̣t ba ̣n lầ n lươ ̣t lên viế t cá c từ theo ́ ̣ nhó m đã đươ ̣c quy ước. Trong thờ i gian 2 phú t, đô ̣i nà o viế t đươ ̣c nhiề u từ sẽ chiế n thắ ng. Từ đó, giáo viên dẫn dắt vào bài mới. Ví du ̣: Chủ đề Khái quát lịch sử tiếng Việt: Nhó m 1: Tìm nhữ ng từ ngữ Hán Việt mà em biết: (Phi công, hạnh phúc, tự do, lập nghiệp ...) Nhó m 2: Tìm nhữ ng từ vay mượn từ phương Tây mà em biết: (Axit, Bazơ, Sin, Cosin, Glucozơ...) II.1.2. Khởi động bằng cách nêu vấn đề: Nêu vấn đề là toàn bộ các hoạt động như tính chất, tình huống có vấn đề, biểu đạt các vấn đề, chú ý giúp đỡ học sinh những điều cần thiết để giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết đó và cuối cùng là quá trình hệ thống hóa, củng cố các kiến thức tiếp thu. Nêu vấn đề môn tiếng Việt đòi hỏ i giá o viên phả i tìm đươ ̣c vấn đề thú vi,̣ khơi dâ ̣y sự ham thich ho ̣c tâ ̣p, tính chủ đô ̣ng sá ng ta ̣o củ a người ho ̣c. ́
  14. 14 Cá ch thực hiê ̣n: Chia lớ p thà nh 4 đô ̣i chơi. GV nêu tình huố ng để ho ̣c sinh giải quyết vấn đề. Đô ̣i nà o lí giải thuyết phục, hay nhất sẽ được điểm thưởng cao nhất. Ví du ̣: Dạy bài Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt, giáo viên nêu vấn đề về hiện tượng học sinh hiện nay dùng một loạt các kí tự “Teen code”. Quan điểm của các em về vấn đề này như thế nào? Giáo viên ưu tiên tinh thần xung phong để học sinh phát huy hết được năng lực ngôn ngữ của mình. Từ đó, GV khái quát và dẫn dắt vào bài học. II.2. Ứng dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy. Ưu điểm dễ nhận thấy của các phương pháp dạy học tích cực là HS làm trung tâm chủ động, sáng tạo trong việc học, GV chỉ định hướng. Vì vậy, những câu hỏi mở sẽ phát huy trí tưởng tượng, khiến HS thích thú. Một vài phương pháp điển hình tôi hay ứng dụng như: II.2.1. Phương pháp thảo luận nhóm Để đáp ứng yêu cầu dạy học phát triển NLNN cho HS, GV cần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS. Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực đã và đang được GV sử dụng thường xuyên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Đó là phương pháp dạy học hiện đại lấy HS làm trung tâm.Với phương pháp này, HS được làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ (hoặc lớn) và mỗi một thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ học tập trong một khoảng thời gian nhất định dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên. Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm chính là cách để HS có điều kiện được bộc lộ, phát triển năng lực giao tiếp và hợptác, năng lực giải quyết vấn đề của mình. GV cần đặt HS vào môi trường học tập hợp tác trong các mối quan hệ GV- HS, HS-HS. Trong mối quan hệ tương tác ấy HS không chỉ được học qua GV mà còn được học hỏi qua bạn, sự chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm học tập sẽ kích thích được tính tích cực, chủ động ở mỗi cá nhân. Đồng thời phương pháp này cũng hình thành, phát triển ở HS năng lực tổ chức, điều khiển, lãnh đạo và những kĩ năng cần thiết như hợp tác, giao tiếp, trình bày, giải quyết vấn đề… và giúp tạo được môi trường học tập thân thiện. Phương pháp thảo luận nhóm cũng tạo điều kiện đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá trong nhóm, từ đó năng lực đánh giá và tự đánh giá của HS cũng dần được hình thành và phát triển. Phương pháp thảo luận nhóm cần thể hiện được 5 yếu tố sau:
  15. 15 - Các thành viên trong nhóm phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực: Kết quả thảo luận của cả nhóm chỉ đạt được kết quả khi có sự hợp tác làm việc, chia sẻ của tất cả các thành viên. - Thể hiện trách nhiệm cá nhân: Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực để góp sức vào kết quả chung chứ không thể ỷ lại vào nhóm trưởng và một số thành viên khác. - Khuyến khích sự tương tác: Trong quá trình thảo luận cần có sự trao đổi, chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm để cuối cùng thống nhất tạo thành ý kiến chung của cả nhóm. Các thành viên giúp đỡ nhau cùng tìm hiểu vấn đề với không khí thi đua với các nhóm khác. - Rèn luyện các kĩ năng xã hội: Tất cả các thành viên đều có cơ hội để rèn luyện các kĩ năng như: kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng đặt câu hỏi, thuyết phục, đưa ra quyết định,… - Kĩ năng đánh giá: HS có thể đưa ra ý kiến đánh giá đúng hoặc sai, tốt hoặc chưa tốt để góp phần hoàn thiện nhiệm vụ được giao của nhóm mình hoặc nhóm khác. * Cách thực hiện: - GV phân công nhóm học tập và bố trí hoạt động theo nhóm phù hợp bao gồm: Nhóm trưởng và các thành viên. Tùy theo nhiệm vụ cụ thể mà GV phân chia số HS vào mỗi nhóm cho phù hợp. GV yêu cầu HS ngồi đối diện với nhau để tạo sự tương tác tốt hơn. - GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm HS: Có thể giao cho mỗi nhóm HS một nhiệm vụ riêng hoặc tất cả các nhóm đều thực hiện cùng một nhiệm vụ. GV cần yêu cầu rõ thời gian thực hiện và sản phẩm của mỗi nhóm. - GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm: Nhóm trưởng điều khiển hoạt động nhóm, thư kí ghi lại ý kiến của từng thành viên sau đó tổng hợp lại, phân công một hoặc một số đại diện trình bày kết quả của nhóm trước lớp. - GV theo dõi, điều khiển, hỗ trợ các nhóm: Khi HS hoạt động nhóm có thể gặp nhiều khúc mắc do đó GV cần quan sát bao quát lớp, đi tới từng nhóm để hướng dẫn, hỗ trợ HS. - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và đánh giá: GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện của nhóm mình lên trình bày, đánh giá, nhận xét, chia sẻ kinh nghiệm với nhóm khác. GV hướng dẫn HS lắng nghe và yêu cầu nhận xét, phản hồi tích cực. - Sau khi nhận xét, phản hồi, GV cần chốt lại những kiến thức cơ bản trọng
  16. 16 tâm, tránh tình trạng GV giảng lại toàn bộ vấn đề mà HS đã trình bày làm mất thời gian tiết học. *Ví dụ: Dạy bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” Khi tìm hiểu về Tính hình tượng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, GV chia lớp thành 4 nhóm, sau đó đưa ra 4 ngữ liệu mà HS tìm được trong quá trình chuẩn bị rồi yêu cầu HS: + Phân tích các biện pháp tu từ có trong các ngữ liệu tìm được. + Biện pháp tu từ đã tạo nên tính hình tượng cho câu văn/thơ đó như thế nào? Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học cụm bài về Việc áp dụng phương pháp dạy học này làm giờ học trở nên sôi nổi, đạt hiệu quả cao hơn, phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh, giúp các em độc lập trong suy nghĩ, rèn luyện khả năng hợp tác, tương tác khi làm việc nhóm, rèn luyện sự tự tin khi trình bày vấn đề trước tập thể, phát triển rất tốt năng lực ngôn ngữ cho HS. II.2.2. Phương pháp tạo trò chơi trí tuệ * Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó. * Quy trình thực hiện - GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS - HS tiến hành chơi - Đánh giá sau trò chơi - Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi * Một số lưu ý - Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phù hợp với chủ đề bài học, với HS, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho HS. - HS phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi, phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. - Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho HS tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi.
  17. 17 - Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho HS. - Sau khi chơi, GV cần cho HS thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi. * Ứng dụng: Phương pháp trò chơi thường được tổ chức đầu tiết dạy để tạo tâm thế hứng thú cho HS đi vào tìm hiểu bài học hoặc để kiểm tra những kiến thức đã học qua, hoặc sử dụng ở cuối giờ để củng cố nội dung bài học. Nhưng GV cũng có thể thực hiện phương pháp trò chơi này ở giữa tiết học để nối kết các hoạt động của bài học; tạo sự chuyển ngoặt sôi nổi, hợp lí. Đặc biệt là GV có thể tổ chức các trò chơi trong các bài ôn tập nhằm củng cố, khắc sâu và hệ thống các kiến thức đã học theo những đơn vị nhất định. Người tổ chức chơi thông thường là GV, nhưng trong một số trường hợp GV có thể gợi ý, khuyến khích các em xây dựng trò chơi. Ví dụ bài Ôn tập phần Tiếng Việt có thể tổ chức trò chơi ô chữ dạng như sau: Ô CHỮ: Câu hỏi hàng dọc: Tiếng Việt góp phần thể hiện vẻ đẹp của điều gì ở người Việt? Câu hỏi 1: Những cuộc hội thoại hàng ngày sử dụng phong cách ngôn ngữ nào? (8 chữ cái). Câu hỏi 2: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. (9 chữ cái). Câu hỏi 3:Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ nào? (4 chữ cái). Câu hỏi 4: Chữ viết đầu tiên dùng để ghi tiếng Việt. (6 chữ cái). Câu hỏi 5: Khoảng thế kỉ XIII, loại chữ này ra đời ở Việt Nam. (6 chữ cái). Câu hỏi 6: Dạng ngôn ngữ nào có ngữ điệu là yếu tố quan trọng (10 chữ cái). Câu hỏi 7: Loại từ ngữ xuất hiện nhiều sau thời kì Bắc thuộc ở Việt Nam (7 chữ cái). Câu hỏi 8: Quy tắc quy định hình thức chữ viết, cách viết của một loại ngôn ngữ gọi là gì? (7 chữ cái). Câu hỏi 9: Điền chữ còn thiếu chỉ tên tác phẩm được nhắc đến trong câu sau: “Truyện ..... còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn” (4 chữ cái). Câu hỏi 10: Các kí tự được dùng để ghi lại một ngôn ngữ nào đó gọi là gì (7 chữ cái).
  18. 18 Đáp án: S I N H H O A T N G H E T H U A T N A M A C H U H A N C H U N O M N G O N N G U N O I H A N V I E T C H I N H T A K I E U C H U V I E T Với phương pháp trò chơi này, không những việc học trở nên hứng thú hơn mà HS còn được rèn luyện nâng cao các kỹ năng khác như: hợp tác, tổ chức, dẫn dắt vấn đề, xử lí tình huống,... Nhưng khi tổ chức hình thức dạy học bằng phương pháp trò chơi, GV phải nghĩ ra các hình thức chế tài nhất định để HS chơi trong luật, có ổn định trật tự bởi với mô hình lớp học trong trường phổ thông của chúng ta hiện nay rất khó cho GV khi tổ chức phương pháp này mà không ảnh hưởng đến các lớp học xung quanh. Đây cũng là điều mà người viết gặp khó khăn nhất khi tổ chức dạy học bằng phương pháp trò chơi, bởi khi đã chơi là có thắng - thua vì vậy HS dễ phấn khích và ồn ào hơn các giờ học thông thường. Dù có những khó khăn nhất định, nhưng tổ chức trò chơi vẫn là một trong những phương pháp rất hiệu quả trong việc tạo hứng thú cho HS trong giờ học môn Văn và phát triển năng lực ngôn ngữ cũng nhiều năng lực khác của học sinh. II.2.3. Ứng dụng các kĩ thuật dạy học tích cực a. Kĩ thuật động não. Là sự vận dụng trí tuệ (Động não) tập thể để giả quyết một vấn đề phức tạp. Động não là kĩ thuật trong dạy học nhằm giúp HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Để thực hiện kĩ thuật này, GV cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận. Sau đó tiến hành theo trình tự: - GV nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm, khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. - Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.
  19. 19 - Phân loại ý kiến. - Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý. * Ứng dụng kĩ thuật động não khi dạy bài “Văn bản” , Ngữ văn 10, tập 1. Đây là bài tiếng Việt giúp học sinh hình thành lại khái niệm văn bản và các đặc điểm của văn bản, các loại văn bản phân theo phong cách ngôn ngữ. * Vấn đề được tìm hiểu đưa ra trước tập thể lớp theo câu hỏi: Sau khi tìm hiểu xong ngữ liệu sách giáo khoa ở phần I, GV cho thêm một bài tập là cho bài văn bản: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. (Ca dao) Câu hỏi đặt ra thảo luận là: Đây có phải là một văn bản không? Vì sao? - HS sẽ đưa ra nhiều tín hiệu được thể hiện qua văn bản: + Không có nhan đề + Nhắc đến công cha, nghĩa mẹ và đạo làm con đối với cha mẹ. Tức là nội dung rất hoàn chỉnh, thống nhất, logic. + Lời thơ lục bát giàu hình ảnh, ý nghĩa sâu xa → Lời ca dao khẳng định, ngợi ca công lao trời bể của cha mẹ và nhắn nhủ con cái luôn tri ân điều đó để làm tròn đạo hiếu. Từ đó cho thấy, những lời ca dao trên chính là một văn bản. => Từ việc tìm hiểu tập thể (động não) như vậy, các ý kiến sẽ được thẩm định, làm sáng tỏ. b. Học theo góc. Là phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học đảm bảo cho HS học sâu và học thoải mái. Các bước dạy học theo góc như sau: - Bước 1: Chuẩn bị: + Lựa chọn nội dung bài học phù hợp. + Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng góc. + Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm phương tiện/ tài liệu ( tư liệu nguồn, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc, bản hướng dẫn theo mức độ hỗ trợ, bản hướng dẫn tự đánh giá,...) - Bước 2: Tổ chức hoạt động học tập theo góc: + Giới thiệu bài học và các góc học tập.
  20. 20 + HS được lựa chọn góc theo sở thích, sau đó học luân phiên tại các góc theo thời gian quy định (ví dụ 10-15 phút mỗi góc) để đảm bảo học sâu. + Tổ chức trao đổi/ chia sẻ (Thực hiện linh hoạt). *Ứng dụng “kĩ thuật học theo góc” khi dạy bài “Khái quát lịch sử tiếng Việt”, Ngữ văn 10, tập 2. Mục tiêu: Giúp HS nắm một cách hệ thống và có cái nhìn khá toàn diện các giai đoạn phát triển của tiếng Việt qua các thời kì lịch sử. - Trước khi hệ thống, GV chia lớp thành 5 nhóm, chia vị trí ở 5 góc khác nhau. - Mỗi nhóm được phân công một phần bài học với các yêu cầu cụ thể là: + Nhóm 1: Tiếng Việt thời kì dựng nước + Nhóm 2: Tiếng Việt thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. + Nhóm 3: Tiếng Việt dưới thời độc lập, tự chủ. + Nhóm 4: Tiếng Việt thời kì Pháp thuộc + Nhóm 5: Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay. Mỗi nhóm có khoảng 7 phút để khảo sát và trình bày rất ngắn gọn ra giấy A0 về sự phát triển cuả tiếng Việt trong thời kì mình đảm trách. - Sau khi HS làm việc theo góc, GV yêu cầu các góc trình bày để có sự trao đổi, chia sẻ và đi đến kết luận. c. Sơ đồ KWL: Là kĩ thuật dạy học nhằm tạo điều kiện cho người học nêu được những điều đã biết liên quan đến chủ đề, những điều muốn biết về chủ đề trước khi học, và những điều đã học sau khi học. Dựa trên sơ đồ KWL, người học tự đánh giá được sự tiến bộ của mình trong việc học, đồng thời Gv biết được kết quả học tập của người học, từ đó điều chỉnh việc dạy học cho hiệu quả. K ( Điều đã biết) W (Điều muốn biết) L (Điều học được) Know What Learn *Ứng dụng kĩ thuật “học theo sơ đồ KWL” khi dạy bài một số bài học tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 10 Có thể sử dụng sơ đồ tư duy KWL trong phần khởi động bài học, chẳng hạn như Sơ đồ K (Điều đã biết) W(Điều muốn biết) L (Điều học được) Bài học Know What Learn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2