intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh môn Toán ở trường THPT đạt kết quả

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

32
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh môn Toán ở trường THPT đạt kết quả sẽ góp một phần nhỏ vào việc hệ thống lại những mảnh rời rạc của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh giúp học sinh tự học, tự hệ thống, tự ôn tập nhằm nắm vững trọng tâm của chủ đề hơn; giúp người dạy có kế hoạch, giải pháp và phương pháp dạy học thích hợp, điều chỉnh kế hoạch và phương pháp dạy học tùy theo tình hình thực tế nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh môn Toán ở trường THPT đạt kết quả

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT AN PHÚ BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2019-2020 Loại đề tài thuộc lĩnh lực: THIẾT BỊ Họ và tên: TRẦN CÔNG LĨNH Chức vụ: PHÓ HIỆU TRƯỞNG Sinh hoạt tổ chuyên môn: TOÁN An Giang, tháng 12 năm 2019 1
  2. SỞ GD&ĐT AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT AN PHÚ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 16 tháng 12 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến A. Sơ lược lý lịch tác giả Họ và tên: TRẦN CÔNG LĨNH. Nam, nữ: nam. Ngày, tháng, năm sinh: 11/11/1982. Nơi thường trú: thị trấn An Phú – huyện An Phú – tỉnh An Giang. Đơn vị công tác: trường THPT An Phú. Chức vụ hiện nay: Phó Hiệu trưởng. Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Toán, Đại học Tin học văn bằng 2. Lĩnh vực công tác: Phó Hiệu trưởng nề nếp, CSVC, thiết bị - phòng bộ môn, dạy lớp và bồi dưỡng học sinh MTCT môn Toán. B. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị Được sự quan tâm của Sở GD&ĐT An Giang, sự hỗ trợ tích cực của các cấp uỷ và chính quyền địa phương; sự đoàn kết, quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường THPT An Phú. Thực hiện tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy và phát huy khả năng tự học, trải nghiệm sáng tạo của học sinh, tăng tỷ lệ học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh. Phấn đấu một số tiêu chí nhằm duy trì trường chuẩn quốc gia. Tên sáng kiến: Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh môn Toán ở trường THPT đạt kết quả. Lĩnh vực: chuyên môn. C. Mục đích yêu cầu của sáng kiến I. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 2
  3. Trong những năm qua, nâng cao tỷ lệ học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh môn Toán đang được sự quan tâm của Lãnh đạo nhà trường, và chúng tôi – những người dạy môn Toán luôn trăn trở về việc bồi dưỡng học sinh giỏi máy tính cầm tay (MTCT) của mình: Tại sao học sinh không thích bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh môn Toán? Khó khăn thường gặp của học sinh khi bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh môn Toán là gì? Làm gì để giúp học sinh tự ôn tập, tự học, tự nghiên cứu và khai thác sâu bài toán? Làm gì để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh môn Toán? Nâng cao tỷ lệ học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh môn Toán là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của trường THPT An Phú. Trong đó, một số giáo viên bồi dưỡng (GVBD) còn ít kinh nghiệm, khả năng tiếp cận nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh còn chậm. Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn tại lớp và công tác kiêm nhiệm do đó cường độ làm việc quá tải và việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh cũng có phần bị hạn chế. Đồng thời, giáo viên không quan tâm ghi chép lại tỷ lệ hoàn thành, độ chính xác, độ tin cậy của từng học sinh để động viên, khích lệ tinh thần các em. Bản thân đang thực hiện nhiệm vụ của Phó Hiệu trưởng, công việc quản lý tốn nhiều thời gian nhưng bản thân không ngừng đầu tư cho chuyên môn nên tự đảm nhận thêm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT môn Toán. Đây là niềm đam mê và tự hào khi học sinh tham gia bồi dưỡng đạt học sinh giỏi cấp tỉnh. Về phía học sinh, đòi học phải biết khai thác tính năng cơ bản của MTCT (570VN PLUS, VINACAL 570ES,…), có kỹ năng suy luận và giải toán, khả năng tự học cao,…kỹ năng tính toán, nhận biết bài tập, vận dụng vào để giải bài toán. Song song đó, học sinh cần phát huy khả năng tự học, tự hệ thống, tự ôn tập,...các bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh. Mặt khác, học sinh tham gia học chương trình 3
  4. chính khóa phải học quá nhiều môn, lại phải học thêm một số môn để đáp ứng nhu cầu của một số khối thi, cộng thêm chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh nên rất hạn chế về thời gian tự học nên các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng học sinh giỏi, do đó kết quả không cao là điều tất yếu. Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa cố gắng nên kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh chưa cao. Đặc biệt, có 01 học sinh đã đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh (giải nhì cấp tỉnh) nhưng không có nguyện vọng bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT và một số học sinh khác thì tập trung vào việc thi khảo sát đánh giá năng lực ở Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh. Vì thế, muốn duy trì và nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh thì người dạy phải có kinh nghiệm, phải lựa chọn những giải pháp tốt nhất cũng như kiểm tra tỷ lệ hoàn thành bài tập của học sinh bằng phiếu làm bài hàng tuần để gây hứng thú giúp học sinh nhận dạng, tự học, tự hệ thống, tự ôn tập,.... Nói chung, bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh là một trong những chủ đề khó (bài toán vận dụng) trong kỳ thi THPT Quốc gia. Để dạy tốt cũng như giúp học sinh biết cách nhận dạng, tự học, tự hệ thống, tự ôn tập…tôi xin nêu Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh môn Toán ở trường THPT đạt kết quả cao. II. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến Sáng kiến Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh môn Toán ở trường THPT đạt kết quả sẽ góp một phần nhỏ vào việc hệ thống lại những mảnh rời rạc của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh giúp học sinh tự học, tự hệ thống, tự ôn tập nhằm nắm vững trọng tâm của chủ đề hơn; giúp người dạy có kế hoạch, giải pháp và phương pháp dạy học thích hợp, điều chỉnh kế hoạch và phương pháp dạy học tùy theo tình hình thực tế nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh. Áp dụng Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh môn Toán ở trường THPT đạt kết quả sẽ làm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh và không mất nhiều thời gian trong quá trình học tập. Đồng thời, hướng đến mục tiêu dạy học lấy học sinh làm trung tâm. 4
  5. III. Nội dung sáng kiến III.1. Tiến trình thực hiện Bước 1: Lập danh sách học sinh đăng ký và lựa chọn 02 học sinh đáp ứng nhu cầu cần thiết ĐTBHKI Stt Họ tên học sinh Lớp Ghi chú môn Toán 12 Là học sinh giỏi cấp tỉnh môn 1 Kiều Trần Công Nguyên 12a14 8.5 Tin học Là học sinh giỏi cấp tỉnh môn 2 Lê Đăng Khoa 12a2 9.0 tiếng Anh Là học sinh giỏi cấp tỉnh môn 3 Đinh Ngọc Tú 12a14 9.9 Toán nhưng không nguyên vọng tham gia bồi dưỡng MTCT Bước 2: Lập kế hoạch bồi dưỡng và tiến hành bồi dưỡng Lớp Ghi Stt Nội dung chủ đề Số tiết Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 chú 1 Phương trình hữu tỉ và vô tỉ 2 2 0 0 2 Bất pt vô tỉ 2 2 0 0 3 Hệ phương trình 2 2 0 0 4 Lượng giác 6 0 6 0 5 Dãy số - giới hạn - hàm số liên tục 6 0 6 0 5
  6. 6 Đại số, tổ hợp và xác suất 4 0 4 0 7 Quan hệ song song, quan hệ vuông góc 6 0 6 0 8 Thể tích – khối nón - khối trụ - khối cầu 6 0 0 6 9 PP tọa độ trong không gian 8 0 0 8 10 Ứng dụng đạo hàm của hàm số 10 0 0 10 11 Hàm số mũ - Lũy thừa – Logarit 8 0 0 8 12 Nguyên hàm - Tích phân - Ứng dụng 8 0 0 8 13 Số phức 4 0 0 4 14 Bài toán ứng dụng thực tế 10 0 0 10 15 Ôn tổng hợp dạng đề thi 10 4 8 10 TỔNG 98 10 24 64 Sô tiết thực tế do nhà trường quy định là 40 tiết. Bước 3: Kiểm tra tỷ lệ hoàn thành bài tập của học sinh bằng phiếu làm bài hàng tuần Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT, đây là bước quan trọng nhất nhằm giúp GVBD quản lý tốt học sinh về việc tự học, tự nghiên cứu và mang lại kết quả cao trong Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Việc kiểm tra tỷ lệ hoàn thành bài tập của học sinh bằng phiếu làm bài hàng tuần được nghiên cứu như sau (chỉ có 1 giai đoạn cơ sở A và 1 giai đoạn cơ sở B cho 1 đối tượng duy nhất. Trong đó A là giai đoạn chưa tác động, B là giai đoạn tác động). Cách làm: + Ghi chép kết quả của đối tượng theo hàng tuần. + Tác động biện pháp lên đối tượng (kiểm tra tỷ lệ hoàn thành bài tập của học sinh bằng phiếu làm bài hàng tuần). + Ghi chép kết quả của đối tượng sau tác động. Kết quả: Tỷ lệ hoàn thành Độ chính xác Giai đoạn A Giai đoạn B 6
  7. Bước 4: Hướng dẫn học sinh giải đề thi học sinh giỏi MTCT của các năm, các tỉnh khác GVBD sưu tầm và cập nhật thường xuyên các đề thi học sinh giỏi các năm, các tỉnh khác. GVBD chọn lọc bài tập và hướng dẫn kỹ năng phân tích, giải đề cho học sinh. III.2. Thời gian thực hiện: từ ngày 12/12/2018 đến ngày 28/3/2019. III.3. Biện pháp tổ chức và giải pháp thực hiện Giải pháp 1. Đối với giáo viên bồi dưỡng Lập danh sách học sinh đăng ký, tuyển chọn học sinh thông qua việc trao đổi với giáo viên giảng dạy tại lớp và lựa chọn 02 học sinh đáp ứng nhu cầu cần thiết (biết khai thác tính năng cơ bản của MTCT, biết phân tích khai thác bài toán, có kỹ năng suy luận và giải toán, đam mê, khả năng tự học cao,…). Lập kế hoạch bồi dưỡng của cá nhân và tóm tắt được nội dung chính về kiến thức học sinh cần đạt (14 chủ đề như trên). Sưu tầm và nghiên cứu khái quát đề thi học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh của các năm học, của các tỉnh. 7
  8. Hướng dẫn học sinh tiếp cận và giải các ví dụ; kiểm tra việc tự làm bài tập tương tự của học sinh. Kiểm tra tỷ lệ hoàn thành bài tập của học sinh bằng phiếu làm bài hàng tuần, ghi chép tỷ lệ hoàn thành và độ chính xác của từng học sinh để động viên, khích lệ tinh thần các em. Hướng dẫn học sinh khai thác, tìm kiếm, tự học trên internet. Hướng dẫn học sinh giải đề thi học sinh giỏi của các tỉnh, các năm trước. GVBD cần quản lí học sinh một cách nghiêm túc. Giải pháp 2. Đối với học sinh bồi dưỡng Biết khai thác tính năng cơ bản của MTCT (570VN PLUS, VINACAL 570ES,…). Có kỹ năng suy luận, giải toán, tự hệ thống, khả năng tự học,… Trung trực thực hiện hoàn thành bài tập được giao và độ chính xác khi phân tích đề và giải toán. Học sinh đầu tư tham khảo sách bài tập, sách tham khảo và tài liệu trên internet,… Giải pháp 3. Đối với tổ chuyên môn Duyệt kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT của GVBD, theo dõi việc thực hiện kế hoạch của GVBD. Động viên khích lệ tinh thần của học sinh tham gia bồi dưỡng và GVBD. Giải pháp 4. Đối với giáo viên chủ nhiệm GVCN có trách nhiệm thường xuyên liên hệ với các GVBD có học sinh lớp mình tham gia bồi dưỡng. GVCN là người có những thông tin đầy đủ về tình hình học tập của học sinh, tâm lí, hoàn cảnh của học sinh, từ đó GVCN có thể chia sẻ để giúp GVBD hiểu hơn về đối tượng họ đang dạy. GVCN nên coi mối quan hệ với PHHS có học sinh tham gia bồi dưỡng là mối quan hệ ở mức độ đặc biệt. Thông qua PHHS, GVCN sẽ hiểu hơn về tâm lí, hoàn cảnh của các em, có những động viên, nhắc nhở kịp thời dành cho các em, tạo nên những chất xúc tác giúp các em tự giác hơn, có ý thức vươn lên mạnh mẽ hơn trong công việc của mình. 8
  9. GVCN cần có những quan tâm, động viên các em thật kịp thời trong quá trình các em ôn luyện. Ở một phạm vi chung, GVCN sẽ có sự tác động để giúp cho những định hướng có khả thi hơn. Giải pháp 5. Đối với Ban giám hiệu và phụ huynh học sinh Nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cho cán bộ, giáo viên, việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực với từng bước đi thích hợp là vô cùng quan trọng. Kế hoạch xây dựng phải thể hiện rõ mục tiêu, thời gian, chương trình, cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, nội dung bồi dưỡng, các lực lượng tham gia bồi dưỡng, chỉ tiêu, số lượng của đội tuyển. Đầu tư hợp lý cho việc mua sắm tài liệu; đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học cốt yếu, cần thiết hỗ trợ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT. D. Hiệu quả của SKKN Sáng kiến mang lại hiệu quả rất rõ rệt, có tính khả thi rất cao như sau: Giáo viên thiết kế các bài học từng bước theo định hướng thiết kế chuỗi các hoạt động học trong đó chú trọng đến cách giao nhiệm vụ của thầy, khả năng thực hiện nhiệm vụ học của trò, cuối cùng phải là sự nhận thức đúng về kiến thức học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT. Sáng kiến Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi máy tính cầm tay môn Toán ở trường THPT sẽ giúp giáo viên có hướng nhìn bao quát hơn về công tác bồi dưỡng nhằm giúp học sinh tự học, tự hệ thống, tự ôn tập và không mất nhiều thời gian trong quá trình học tập. Giúp học sinh biết tóm tắt và nắm vững được nội dung kiến thức học sinh cần đạt (14 chủ đề như trên). Rèn luyện học sinh hoàn thành tốt kỹ năng bài toán và độ chính xác khi làm bài tương tự. Mang lại khả năng tin cậy và có giá trị cao. Giúp học sinh tiếp cận, khai thác và vận dụng vào làm tốt bài toán trong các kỳ kiểm tra và kỳ thi THPT Quốc gia. 9
  10. Áp dụng Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh môn Toán ở trường THPT đạt kết quả sẽ làm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán. Đồng thời, hướng đến mục tiêu dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Kết quả thi học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh môn Toán của tôi đã giảng dạy: Số lượng Năm học Số lượng đạt giải Giáo viên bồi dưỡng dự thi cấp tỉnh 2016-2017 02 học sinh 01 giải nhì, 01 giải ba thầy Trần Công Lĩnh thầy Lâm Hỏa Tinh 2017-2018 03 học sinh 01 giải khuyến khích thầy Phạm Ngọc Điển 2018-2019 03 học sinh 01 giải khuyến khích thầy Trần Công Lĩnh Minh chứng: Quyết định khen thưởng học sinh đạt giải Kỳ thi học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh của Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang. E. Mức độ ảnh hưởng Sáng kiến Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh môn Toán ở trường THPT đạt kết quả theo kinh nghiệm của bản thân cũng như việc tham khảo ý kiến của nhiều đồng nghiệp khác, đó là một việc làm rất có hiệu quả về gây hứng thú cho học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi việc tự hệ thống, tự học, tự ôn tập của học sinh đang có nhiều hướng giảm sút, xuống cấp. Xã hội ngày càng phát triển đi lên về kinh tế, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, lối suy nghĩ, cách sống thực dụng đang tác động mạnh mẽ đến từng học sinh cùng với thái độ học đối phó, qua loa, đại khái của học sinh đã và đang là những trở ngại không nhỏ đối với việc học tập và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán. Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh môn Toán đạt kết quả cao mang lại lợi ích thiết thực và áp dụng rộng rãi cho tất cả học sinh, giáo viên ở trường THPT tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh ở các môn học Hóa học, Vật lý, Sinh học vẫn có thể nghiên cứu cách làm, giải pháp và kinh nghiệm bồi dưỡng cho bộ môn của mình. 10
  11. F. Kết luận I. Những bài học kinh nghiệm Nội dung sáng kiến hoàn toàn mới, sáng tạo; có tính khả thi cao; mang lại hiệu quả rất rõ rệt; phạm vi ảnh hưởng sáng kiến trong toàn ngành. Đây là phương pháp dạy học tích cực linh hoạt, không máy móc rập khuôn; trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể của nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng các hoạt động học tập của học sinh thông qua các tài liệu, học liệu. Quá trình dạy học bao gồm các mối tương tác giữa giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt động dạy học. Sáng kiến sẽ góp một phần nhỏ vào việc hệ thống lại những mảnh rời rạc của từng chủ đề giúp học sinh tự học, tự hệ thống, tự ôn tập nhằm nắm vững trọng tâm của bài tập hơn. Tiếp cận, khai thác từng dạng bài tập và nội dung kiến thức yêu cầu học sinh cần đạt trong bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh. Mở ra hướng mới về hoạt động dạy và học, cũng như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh ở các môn Hoá, Lý, Sinh. Muốn nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh môn Toán người thầy cần có kế hoạch, giải pháp và những phương pháp dạy học thích hợp, kích thích hứng thú của học sinh, giúp học sinh có khả năng tự hệ thống, tự học, tự ôn tập,…. Từ đó, học sinh có cái nhìn mới hơn về tham gia ôn tập bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán. Đồng thời, sáng kiến cũng là giải pháp giúp giáo viên trẻ tự học, tự nghiên cứu nhằm tiếp cận chủ đề bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT môn Toán có trọng điểm hơn. Trong sáng kiến này, tôi bước đầu mạnh dạn việc kiểm tra tỷ lệ hoàn thành bài tập của học sinh bằng phiếu làm bài hàng tuần; ghi chép kết quả của đối tượng theo hàng tuần; tác động biện pháp lên đối tượng (kiểm tra tỷ lệ hoàn thành bài tập của học sinh bằng phiếu làm bài hàng tuần); ghi chép kết quả của đối tượng sau tác động và đạt kết quả như mong đợi. Giải tỏa trăn trở về việc bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên: giải quyết khó khăn khi học sinh tham gia bồi dưỡng; học sinh thích tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn 11
  12. Toán; tính tự ôn tập, tự học, tự nghiên cứu và khai thác sâu bài toán của học sinh tốt hơn góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh môn Toán. Thấy được sự cần thiết, cấp bách của việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh , hơn ai hết người cán bộ quản lý, giáo viên bồi dưỡng phải lập kế hoạch, xác định được nội dung, biện pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh để định hướng cho học sinh nâng cao chất lượng dạy các em cách sống, cách tu dưỡng, cách rèn luyện trưởng thành vững chắc và đạt thành tích cao để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Với nhận thức và quyết tâm của giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và các nhà quản lý giáo dục nói riêng, người viết tin chắc rằng đây là kế hoạch, nội dung, giải pháp tối ưu cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi MTCT cấp tỉnh trong thời gian tới. II. Những kiến nghị, đề xuất Phụ huynh học sinh cần quan tâm tạo điều kiện, động viên giúp con em học tập tốt hơn, thường xuyên liên lạc với thầy, cô và nhà trường để nắm tình hình học tập của học sinh. Giáo viên bồi dưỡng cần quản lí và kiểm tra việc học tập của học sinh một cách nghiêm túc. Nhà trường cần đầu tư sách tham khảo, máy tính 570VN PLUS, VINACAL 570ES, fx - 580 VNX,…máy tính có kết nối internet để các em tự học, tự nghiên cứu. Tôi viết lại báo cáo tóm tắt quá trình thực hiện đạt hiệu quả cao của bản thân và bổ sung giấy chứng nhận, hồ sơ minh chứng theo quy định tại Quyết định số 1729/QĐ- SGDĐT ngày 29/12/2017 và theo hướng dẫn về việc quy đổi theo Công văn số 251/SGDĐT-VP ngày 23/02/2018 của Sở GD&ĐT An Giang để được công nhận tính hiệu quả và tính khả thi. Trong quá trình nghiên cứu và viết, chắc chắn sáng kiến này sẽ có những hạn chế, Tôi mong được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp, thầy cô để sáng kiến được hoàn thiện hơn. 12
  13. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Mong Hội đồng chấm sáng kiến đồng thuận công nhận kết quả đạt được theo Công văn số 251/SGDĐT-VP ngày 23/02/2018 của Sở GD&ĐT An Giang. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Trần Công Lĩnh 13
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO BỒI DƯỠNG 1. Ban giáo viên năng khiếu trương thi Nguyễn Đức Hồng, 2008, Tuyển tập 540 bài toán khảo sát hàm số, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội 2. Lê Hồng Đức, 2010, Bài giảng trọng tâm Toán 12, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội 3. Nguyễn Hải Châu, 2010, Ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng, NXB. Giáo Dục Việt Nam 4. Nguyễn Văn Nho, 2010, Phương pháp giải toán chuyên đề Khảo sát hàm số, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội 5. Trần Đình Cư, 2015, Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội 6. Wedsite: http://www.bitex.com.vn 7. Wedsite: http://diendanmaytinhcamtay.vn 8. Wedsite: www.vnmath.com. Wedsite: toanangiang.net. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2