Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài phương pháp dạy học văn thuyết minh ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh
lượt xem 2
download
Mục tiêu của đề tài nhằm hướng dẫn học sinh làm bài văn thuyết minh đạt hiệu quả bằng cách hình thành các kĩ năng tiếp nhận lý thuyết, cách thu thập tài liệu qua mạng Internet, cách tiếp cận kiến thức thực tế thông qua hoạt động trải nghiệm hay cách để các em luyện nói trong giờ học văn thuyết minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài phương pháp dạy học văn thuyết minh ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việc dạy học môn Ngữ Văn ở trường phổ thông luôn luôn thu hút sự quan tâm lớn của xã hội. Ngữ Văn là một trong những môn học chiếm vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục quốc dân và phát triển dân trí nước nhà. Tuy vậy, thực tế dạy học, chất lượng của bộ môn, chất lượng thi cử hiện nay vẫn còn nhiều điều đáng quan tâm. Không ít giáo viên còn bỡ ngỡ, lúng túng khi đối diện với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới ra đề, kiểm tra đánh giá. Bộ môn văn học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, là lĩnh vực để con người hóa thân và thăng hoa cảm xúc. Khi tiếp nhận văn học tức là đọc hiểu để biến văn bản thành một thế giới hình tượng sinh động và nắm bắt được ý nghĩa của nó. Học sinh không những hiểu mà còn cảm được văn chương, nhất là những văn bản nghệ thuật có giá trị thẩm mĩ cao đã được tuyển chọn đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ Văn THPT. Bên cạnh đó, học sinh còn biết vận dụng những kiến thức đã học để xử lí các tình huống thực tế đời sống vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp. Để làm được điều này, đòi hỏi khả năng nhiều mặt của người dạy trong việc giúp người học khám phá thế giới văn học bao la, rộng lớn; lĩnh hội và tạo lập được tất cả các thể loại văn bản, trong đó có văn thuyết minh. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng sáng tạo, đem lại sự tích cực và tạo hứng thú cho học sinh là phù hợp với một trong những nguyên tắc của lý luận dạy học hiện đại: Học theo cách khám phá. Giáo viên phải tạo được những giờ dạy thú vị, đem lại sự hứng thú cho học sinh không chỉ trong những giờ về văn học sử, đọc hiểu, tiếng Việt mà ngay cả giờ Tập làm văn. Ở trong chương trình lớp 10, ngoài văn nghị luận thường gặp, có một kiểu bài nữa là văn thuyết minh. Văn thuyết minh là loại văn bản có nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Hiểu một văn bản thuyết minh để rồi từ đó hình thành kĩ năng tạo lập một văn bản tương tự là điều mà người giáo viên cần thiết phải định hướng cho học sinh làm được. Tuy vậy, kiểu bài này cả giáo viên và học sinh đều gặp không ít sự khó khăn khi trình bày mặc dù bài học đã có một số tiết dạy khá kỹ như: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh; lập dàn ý bài văn thuyết minh.. Để tìm hiểu một văn bản thuyết minh hay làm tốt một bài văn thuyết minh đòi hỏi học sinh cần phải có một sự hiểu biết nhất định, phải có sự tìm tòi thông tin, thống kê số liệu và sự kiện một cách khách quan, cụ thể. Hơn nữa, từ bài thuyết minh theo cách viết đến bài thuyết minh nói được trình bày trước tập thể cũng là một khó khăn không nhỏ. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Một vài phương pháp dạy học văn thuyết minh ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh ” nhằm góp một phần nhỏ mở ra những con đường tiếp cận kiểu bài văn thuyết minh ở trường THPT.
- II. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI Hoàng Thị Dung Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh cho học sinh lớp 10 Trường THPT Yên Định 3 Thanh Hóa. Trịnh Thị Thanh Hải Phương pháp dạy học văn thuyết minh cho học sinh lớp 10 THPT THPT Bỉm Sơn Thanh Hóa. An Thị Quế, Mai Thị Hồng Quế, Lê Thị Loan Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong văn thuyết minh với chủ đề giới thiệu về địa phương Yên Mô THPT Yên Mô 3. Nguyễn Thị Phương Để dạy học tốt văn thuyết minh THCS Cao Viên. Các bài nghiên cứu đã đi sâu vào mục đích cụ thể của cách viết đoạn văn thuyết minh hoặc thuyết minh về một nội dung cụ thể, chưa có cái nhìn bao quát, toàn diện về các giải pháp, chưa định hướng cụ thể các cách để học sinh tiếp cận và làm bài văn thuyết minh. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ́ ượng nghiên cưu: H Đôi t ́ ọc sinh lớp 10C2, 10C3 năm học 2018 2019 và lớp 10C4, 10C6 năm học 2019 2020 tại Trường THPT Đông Hiếu, Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. ̣ Muc đich nghiên c ́ ưu: ́ Xây dựng cơ sở lí luận cho việc dạy học kiểu văn bản thuyết minh ở lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực để việc dạy học Tập làm văn có nội dung và đạt kết quả cao. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy. Vận dụng vào thực tế giảng dạy ở THPT. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ̉ ực hiên đê tai nay tôi s Đê th ̣ ̀ ̀ ̀ ử dung cac ph ̣ ́ ương phap sau đây: ́ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Phương pháp khảo sát so sánh Phương pháp thu thập thông tin Phương phap th ́ ực nghiêm ̣ Phương phap phân tich, đánh giá ́ ́ V. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI ̀ ̀ ược thực hiên theo câu truc gôm co ba phân: Đê tai đ ̣ ́ ́ ̀ ́ ̀ ̀ ̣ ́ ̀ ực hiên nh Phân đăt vân đê, th ̣ ững nôi dung m ̣ ở đâu cho đê tai nghiên c ̀ ̀ ̀ ứu. ̀ ̣ Phân nôi dung nghiên cứu triên khai c ̉ ơ sở ly luân va th ́ ̣ ̀ ực tiên cua đê tai. ̃ ̉ ̀ ̀ ̉ ừ đo thiêt kê giao an. T Đê t ́ ́ ́ ́ ́ ừ kêt qua thu đ ́ ̉ ược cua đê tai đê khăng đinh đong ̉ ̀ ̀ ̉ ̉ ̣ ́ ́ ̉ gop cua đê tai. ̀ ̀
- ̀ ́ ̣ Phân kêt luân th ực hiên tom tăt nh ̣ ́ ́ ững nôi dung đa lam va nh ̣ ̃ ̀ ̀ ững đê xuât đôi v ̀ ́ ́ ới ̀ ̣ giao viên va hoc sinh. ́ VI. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài được thực hiện với việc phân tích, giảng dạy trực tiếp phần văn thuyết minh ở lớp 10 trong các năm học 2018 2019 và năm học 2019 2020 tại trường THPT Đông Hiếu, Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Viết đề tài này, bản thân tôi mong muốn hướng dẫn học sinh làm bài văn thuyết minh đạt hiệu quả bằng cách hình thành các kĩ năng tiếp nhận lý thuyết, cách thu thập tài liệu qua mạng Internet, cách tiếp cận kiến thức thực tế thông qua hoạt động trải nghiệm hay cách để các em luyện nói trong giờ học văn thuyết minh.
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1. Thuận lợi Hiện nay, phương pháp đổi mới cách học theo hướng học sinh phải tích cực, phải làm việc là một phương pháp tốt. Nó giúp cho học sinh tìm tòi sáng tạo để nắm vững kiến thức. Chính vì vậy, phương pháp này đã được sự ủng hộ của nhiều người. Một bài viết có thể do cá nhân thực hiện nhưng cũng có khi là cả tổ hoặc nhóm cùng làm việc. Điều này không chỉ giúp học sinh tự tin, năng động, thắt chặt tình đoàn kết trong tổ, lớp mà còn giúp học sinh có quen dần với cách làm việc tập thể. Văn thuyết minh giúp học sinh có điều kiện được rèn luyện các kĩ năng thực tế trong đó có kĩ năng giao tiếp. Một kĩ năng quan trọng để ứng dụng trong thực tế cuộc sống ngày nay. Cùng với loại bài văn nghị luận, bài văn thuyết minh cũng gần gũi với các em trong ứng dụng thực tế. Nó có thể giúp các em giới thiệu một cảnh đẹp, một sản phẩm của quê hương mình cùng bạn bè hay khách tham quan, trình bày ý kiến, quan điểm trước những vấn đề xã hội đang diễn ra trong cuộc sống hoặc tác gia, tác phẩm văn học. Như đã nêu trên, với cấp THPT thì đây là kiểu bài mới (So với chương trình học cũ) nhưng kiểu bài này cũng đã được dạy ở cấp II và ở cấp III cũng có nhiều bài hướng dẫn .Vì vậy, các em cũng đã có kiến thức cơ bản về thể văn này. 2. Khó khăn Tài liệu hướng dẫn làm bài văn thuyết minh chưa nhiều, điều kiện của một số học sinh để tiếp cận các thông tin, tài liệu còn hạn chế. Làm việc theo nhóm, tổ và chủ động trong việc sưu tầm tài liệu, biên soạn văn bản thuyết minh là một trong những công việc còn mới lạ đối với các
- em. Có thể các em chưa định hướng nội dung và phương pháp nên thực hành còn khó khăn. Khi viết một văn bản thuyết minh, các em còn lúng túng trong phương pháp viết, chưa hiểu bài thuyết minh khác với bài nghị luận như thế nào nên bài viết có thể rơi vào phân tích là chủ yếu. Trong chương trình Ngữ văn 10, các em được viết 1 bài bài văn thuyết minh (bài viết số 5 về nhà) nhưng nếu có điều kiện hoặc ở một sinh hoạt cộng đồng, hoặc sinh hoạt ngoại khóa nào đó, có thể các em phải chuyển từ văn bản viết sang trình bày nói trước đám đông thì còn lúng túng vì không mạnh dạn, thiếu tự tin nên thất bại. II. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở ly luân ́ ̣ Năm học 2017 2018 là năm học thứ tư thực hiện Nghị quyết số 29 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Việc đổi mới giáo dục trung học được dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ đạo giáo dục của Đang, đó là nh ̉ ững định hướng quan trọng về chính sách và quan điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.” Như vậy, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục “tiếp cận nội dung” sang “tiếp cận năng lực” của người học. Để thực hiện được điều này đòi hỏi phải chuyển đổi từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” truyền thống sang lối dạy học tích cực, dạy cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh. ́ ̀ ự phat triên tinh thân cua Lu Đo la s ́ ̉ ̀ ̉ ật giáo dục phổ thông. Điều 28.2, Luật giáo dục phổ thông qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Con ̀ ở Điều 27.1,
- ́ ̣ ̃ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn xac đinh ro: “ diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy, quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng về giáo dục là đã rõ ràng, trở thành kim chỉ nam để định hướng đổi mới giáo dục toàn diện, trong đó, môn Ngữ Văn góp phần không nhỏ trong việc hình thành nhân cách, trí tuệ, đạo đức và tài năng cho học sinh. Môn Ngữ Văn nói chung, Ngữ Văn 10 nói riêng trên tinh thần đổi mới sẽ tiếp tục mở ra hướng giáo dục theo đánh giá năng lực, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Một trong những nội dung không kém phần quan trọng thuộc Ngữ Văn 10 là kiểu bài văn thuyết minh, góp phần thực hiện việc đưa văn học gắn liền với đời sống vô cùng phong phú và sinh động. ̀ ̣ Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển Theo tai liêu năng lực học sinh cua Vu Giao duc Trung hoc, m ̉ ̣ ́ ̣ ̣ ột số phẩm chất, năng lực cần được cân hinh thanh, phát tri ̀ ̀ ̀ ển ở hoc sinh THPT, đo la: ̣ ́ ̀ ̀ ̉ * Vê phâm chât: ́ 1. Yêu gia đình, quê hương, đất nước. 2. Nhân ái, khoan dung 3. Trung thực, tự trọng, chí công vô tư 4. Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó 5. Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên. * Vê năng l ̀ ực: 1. Năng lực tự học 2. Năng lực giải quyết vấn đề 3. Năng lực sáng tạo 4. Năng lực tự quản lí 5. Năng lực giao tiếp 6. Năng lực hợp tác 7. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông 8. Năng lực sử dụng ngôn ngữ 9. Năng lực tính toán. Để phát triển năng lực và phẩm chất của người học đối với chương trình giáo dục kéo theo yêu cầu tất yếu phải đổi mới về phương pháp dạy học. Đôí
- vơi môn Ng ́ ữ Văn, vân đê trên lai cang đ ́ ̀ ̣ ̀ ược đăt ra môt cach c ̣ ̣ ́ ấp thiết. Đặc biệt, với kiểu bài văn thuyết minh tuy học sinh đã được học ở cấp THCS nhưng vẫn còn mới mẻ so với các bài văn nghị luận khác ở khối THPT, nhất là lớp 10 thì việc hướng dẫn các em có kiến thức và nắm bắt phương pháp làm bài phù hợp với đặc trưng kiểu bài càng đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư, nghiên cứu nhiều hơn, phải có sự tìm tòi, sáng tạo. Sau đây là ý kiến của người trực tiếp tham gia viết SGK Ngữ Văn 10 phân ban :“Chương trình Làm văn hiện hành nặng về lí thuyết các kiểu bài, nghiêng nhiều về nghị luận văn học, thực hành nói và viết ít. Chương trình Ngữ Văn mới, ngoài việc bám sát các văn bản làm ngữ liệu, coi trọng việc hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng hình thành ý, sinh ý, các thao tác lập luận… đưa thêm vào loại văn thuyết minh, một loại văn có giá trị ứng dụng cao trong đời sống nhưng không được chú ý trong chương trình hiện hành… ”(TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TS Đỗ Ngọc Thống NXB Giáo dục 2006 trang 13). Như vậy, văn thuyết minh đã được xem là thể loại văn gắn liền với đời sống thực tế nhiều nhất. Tuy nhiên, giáo viên Văn THPT từ bấy lâu nay theo SGK hợp nhất năm 2000 chỉ dạy làm văn theo các kiểu bài Nghị luận xã hội, nghị luận văn học, nay chương trình mới đưa vào văn thuyết minh nên không tránh khỏi lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh học lý thuyết và thực hành kiểu bài này. Hơn nữa, trong phân phối chương trình Ngữ Văn 10 phân ban, thời lượng thực hành luyện nói và luyện viết cho học sinh còn quá ít. Việc giảm tải chương trình kéo theo giảm luôn thời gian luyện tập khiến không ít học sinh không có điều kiện trình bày hiểu biết của mình qua kiểu bài văn thuyết minh. Trong khi đó, kiểu bài này yêu cầu phải “thuyết” (nói) thế nào để cho “minh” (trong sáng, rõ ràng) đạt hiệu quả. 2.Cơ sở thực tiễn 2.1. Đôi v ́ ới ngươi day ̀ ̣ a. Thuận lợi Học sinh đã được học kiểu bài văn thuyết minh ở chương trình lớp 8 nên việc hướng dẫn học sinh học kiểu bài này không còn mới mẻ, xa lạ. Nhiều kênh thông tin hiện đại tạo điều kiện giúp giáo viên dễ dàng chọn lọc kiến thức làm tư liệu để giờ dạy trở nên phong phú, sinh động. Học sinh có nhiều nguồn thông tin (Tài liệu nghiên cứu, sách báo, mạng Internet, trải nghiệm thực tế...). b. Khó khăn Thứ nhất, phân phối chương trình còn nặng về lí thuyết, ít giờ thực hành luyện tập. Trong phân phối chương trình (kể cả giảm tải), phần văn thuyết
- minh chủ yếu tập trung ở học kỳ II gồm 5 tiết vừa lí thuyết vừa luyện tập, cụ thể: HỌC KỲ II Tuần Tiết số Tên bài 20 55 Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh 56 Lập dàn ý bài văn thuyết minh 57 Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh 21 58 Phương pháp thuyết minh 59 Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh. Kiểm tra 15 phút, bài số 4 Tự luận 60 Tóm tắt văn bản thuyết minh 23 61 Khái quát lịch sử Tiếng Việt. Bài làm văn số 5 (HS làm ở nhà): Viết bài văn thuyết minh 62 Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt 63 Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt Thứ hai, muốn làm tốt bài văn thuyết minh, học sinh phải được trải nghiệm sáng tạo, tức là được tham quan tìm hiểu thực tế. Thế nhưng trong tình hình trường đông lớp, học sinh nhiều thì không đủ điều kiện kinh phí để tổ chức cho tất cả các em đi tham quan dã ngoại, gắn liền với thực tế cuộc sống để có thêm vốn sống, vốn hiểu biết. 2.2. Đôi v ́ ới ngươi hoc ̀ ̣ Mặc dù đã được làm quen với kiểu bài văn thuyết minh từ năm học lớp 8 cấp THCS nhưng các em vẫn còn nhiều lúng túng vì đã trải qua một năm học lớp 9, lên lớp 10 đã có độ lùi thời gian, nhiều em đã quên kiến thức, thậm chí không biết đã học hay chưa. Nếu biết, các em chỉ biết tên gọi là văn thuyết minh, còn nội dung, phương pháp thì lại không còn nhớ. Một số em viết bài văn thuyết minh chỉ là đối phó mà không có hiểu biết thấu đáo kiến thức về văn thuyết minh nên hiệu quả bài làm chưa cao. 2.3. Đôi v ́ ới thi cử, kiêm tra đanh gia ̉ ́ ́ Về kiểm tra định kì: chỉ có một bài viết số 5, được làm ở nhà. Tuy các em có thời gian để làm bài nhưng dễ tạo điều kiện cho các em sao chép lẫn nhau, sao chép trên mạng, thiếu tính sáng tạo, trải nghiệm.
- Về thi HSG, Đại học, cao đẳng: trong cấu trúc đề thi, kiểu bài văn thuyết minh càng hiếm có vì chủ yếu là các dạng đề Cảm nhận hoặc phân tích tác phẩm văn học, nếu có ra đề thì phần văn thuyết minh chỉ được hỏi trong phần Đọc hiểu, dạng đề nhận biết phương thức biểu đạt. Vì thế, dễ dẫn đến thái độ ỷ lại, chủ quan, lơ là trong học tập của học sinh (vì không thi nên không chú trọng việc học). Từ những thực tế trên mà chất lượng bài văn thuyết minh nói riêng và viết bài văn nghị luận nói chung ở học sinh lớp 10 còn nhiều lúng túng, hạn chế và kết quả bài viết của các em chưa cao. Tiến hành khảo sát chất lượng 2 lớp 10C2 và 10C3 năm học 2018 2019 tại Trường THPT Đông Hiếu Thị xã Thái Hòa tỉnh Nghệ An, chúng tôi thu được kết quả như sau: 5 6,5 0 6,5điể
- tính chất … của đối tượng thuyết minh. Mỗi đối tượng có đặc điểm, cấu tạo, đặc trưng riêng để người thuyết minh có những cách trình bày, thuyết minh riêng. Văn thuyết minh vừa phải thỏa mãn yêu cầu của văn bản nói chung như: chính xác, nhất quán, mạch lạc, liên kết chặt chẽ; vừa có những đặc điểm, tính khách quan, tính chính xác, tính hấp dẫn. Văn bản thuyết minh cần đạt được các yêu cầu: tri thức cung cấp phải khách quan, xác thực và hữu ích đối với con người; trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. Người viết văn thuyết minh phải cung cấp cho người đọc những tri thức có thực về đối tượng. Người viết không vì tình cảm riêng, lợi ích riêng mà hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng ra những điều không có ở đối tượng được giới thiệu. Ngôn ngữ bài thuyết minh phải chính xác, giản dị, gần gũi với đời sống và phù hợp với người đọc cũng như đối tượng được giới thiệu. 2. Một số giải pháp thực hiện đề tài 2.1. Giải pháp 1: Nhóm giải pháp dạy lý thuyết 2.1.1.Xây dựng tính chuẩn xác cho văn bản thuyết minh a. Mục đích yêu cầu: Yêu cầu đầu tiên giáo viên đặt ra với học sinh là tính chuẩn xác. Bởi vì, thuyết minh không chuẩn xác chẳng những vô ích mà còn có hại cho nhận thức của con người. Muốn thế, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh tìm đọc tài liệu, biết quan sát sự vật, hiện tượng cuộc sống, biết hệ thống hoá kiến thức để tập trung chủ đề thuyết minh. b. Năng lực, phẩm chất cần đạt: Năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ... Phẩm chất: Yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước, trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước... c. Biện pháp thực hiện : Bài văn thuyết minh phải đảm bảo sự chính xác về tri thức khoa học, mang tính khách quan, hoàn toàn khác với văn biểu cảm nặng về cảm xúc chủ quan. Ví dụ khi thuyết minh về Làng Sen quê Bác ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, các em phải nắm vững về lịch sử, địa lý, …Cụ thể như: Nghệ An được xem là vùng đất ” địa linh nhân kiệt” nơi từng sinh ra nhiều bậc kỳ tài trong lịch sử và cũng là vùng đất luôn gắn liền với vận mệnh tổ quốc. Đặc biệt nơi đây chính là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta . Làng Sen thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An mảnh đất miền Trung đầy nắng gió. Từ thành phố Vinh đi theo quốc lộ 46 khoảng 15km là tới làng Sen, quê Bác. Cũng chính nơi đây, hơn nửa thế kỷ trôi
- qua, không biết có bao nhiêu bước chân của những người con quê hương Việt Nam tìm đến với niềm thành kính và sự xúc động sâu xa trong tâm hồn mình. Đây cũng chính là 1 trong 4 di tích quan trọng bậc nhất cả nước về vị chủ tích kinh yêu của dân tộc và cũng là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ... để đưa vào bài văn một cách hợp lý. Kiến thức đó hoàn toàn không có trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, mà lại có từ trong lịch sử, trong thực tế qua những lần các em đi tham quan, ghi chép ngay trên quê hương mình. Tính chuẩn xác của văn thuyết minh còn thể hiện cả ở hình thức diễn đạt. Từ ngữ, câu cú phải rõ nghĩa, đúng chuẩn mực, để lời không hai ý và người đọc có thể tiếp thu chính xác nội dung. Đặc biệt, khi luyện nói trước tập thể để thuyết minh một đề tài nào đó, giáo viên yêu cầu học sinh phải chuẩn bị trước về bố cục, dẫn dắt người nghe đi từ dễ đến khó, từ quen đến lạ, từ gần đến xa hơn, từ chỗ người nghe chưa biết đến cho người nghe biết, hiểu. Nói chung, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tự rèn luyện về ngôn ngữ để đảm bảo dùng từ chính xác, đúng nghĩa, đúng tình cảm; đồng thời cần phải thu thập tài liệu thông qua ghi chép, quan sát thực tế; sử dụng số liệu, sử liệu hợp lý để thuyết phục người đọc, người nghe. 2.1.2. Tạo cho văn bản thuyết minh sự hấp dẫn a. Mục đích yêu cầu: Nếu chỉ dừng lại ở tính chính xác, khoa học thì bài văn thuyết minh sẽ trở nên khô khan, buồn tẻ. Chính vì thế, để thu hút được người đọc, người nghe, giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm cho bài văn thuyết minh không chỉ đúng, rõ mà còn hay. b. Năng lực, phẩm chất cần đạt: Năng lực: Hình thành cho học sinh năng lực thu thập thông tin, năng lực khảo sát thực tế, năng lực hợp tác... năng lực tạo lập văn bản, năng lực thuyết trình. Phẩm chất: yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước, tự tin, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên... c. Biện pháp thực hiện Khi ra đề, giáo viên phải lựa chọn những đề tài đặc sắc (vd: Thuyết minh về một danh lam, thắng cảnh ở quê em; thuyết minh về một ngôi sao mà em yêu thích...), vừa gần gũi với đời sống, vừa tạo bất ngờ, thú vị cho các em suy nghĩ như: ước mơ của em; về tình bạn tình yêu tuổi học trò; về một môn học mà em thích nhất ... Hướng cho học sinh viết những câu văn có sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hoá hoặc kể một câu chuyện thay cho những lời thuyết minh khô khan, trừu tượng. Ví dụ, khi giới thiệu về Lễ hội Làng Vạc (xã Nghĩa Hòa, Thị xã Thái, tỉnh Nghệ An) chắc chắn người đọc sẽ được lôi cuốn nếu học sinh biết lồng vào trong bài viết (thuyết minh) bởi câu chuyện truyền thuyết về tên gọi Làng Vạc …
- Đền làng Vạc uy nghi, linh thiêng bên triền đồi mở hướng về phía đập Hòn Sường, đầm làng Vạc nơi còn lưu giữ truyền thuyết rằng: một đêm nọ, thần linh báo mộng cho trưởng làng tập trung dân làng bên đầm, Ngài sẽ trao báu vật của trời để làng tổ chức lễ hội. Sáng ra, khi dân làng đã tụ hội đông đủ bỗng thấy giữa đầm nổi lên chiếc Vạc to như một gian nhà, trong vạc to có 10 vạc nhỏ và rất nhiều âu đĩa trong đó. Dân làng tưng bừng tổ chức lễ hội. Sau 3 ngày mở tiệc, mở hội dân làng làm lễ tạ ơn và trả báo vật về cho thần linh, đang sụp lạy thì Vạc đồng từ từ trôi ra giữa đầm rồi chìm xuống. Từ đó, làng đặt tên là đầm Vạc, và đặt tên làng là làng Vạc. Truyền thuyết về làng Vạc kết nối với truyền thuyết về chuyện con gái già làng Xiêng Lằm tên là Y La, đã hiến thân, huy sinh tính mạng cao cả để cứu dân làng khỏi họa xâm lăng tàn ác của lũ giặc. Máu của nàng Y La, đã đổ tạo thành những vùng đất đỏ Phủ Quỳ giờ. Cả chuyện truyền thuyết Vạc đồng cũng như nàng Y La là cách diễn giải truyền miệng của người dân để nói về vùng đất linh thiêng, cùng như chiều sâu văn hóa lịch sử nhưng đối với làng Vạc giá trị lịch sử hiện hữu quan trọng nhất đó là kết quả của 5 lần khai quật đã phát hiện 347 ngôi mộ đã thu được 1.228 hiện vật, trong đó đồ đồng là 665 chiếc. (Nguồn Báo Nghệ An) 2.1.3.Vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt a. Mục đích yêu cầu: Một bài văn thuyết minh cần vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt sẽ giúp người đọc, người nghe hiểu chi tiết, cụ thể vấn đề cần đề cập.Văn thuyết minh sinh ra chủ yếu để cung cấp những tri thức khoa học, khách quan về con người, sự vật hay hiện tượng. Để con người, sự vật hay hiện tượng hiện lên trước mắt người đọc (người nghe) một cách rõ ràng, chính xác, người thuyết minh phải dùng nhiều yếu tố khác. b. Năng lực, phẩm chất cần đạt Năng lực: Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy.... Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó, nhân ái, khoan dung, yêu gia đình, quê hương, đất nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên... c. Biện pháp thực hiện Hướng dẫn học sinh vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận và lấy phương thức thuyết minh làm phương thức đóng vai trò chủ đạo trong bài văn thuyết minh. Tự sự nhằm làm rõ những tri thức về con người, địa điểm, sự vật, hiện tượng, để người đọc hiểu rõ hơn về thời đại, nhân vật hay cảnh vật.
- Dùng yếu tố miêu tả để cung cấp các tri thức cần thiết nhằm hiểu rõ đối tượng miêu tả hơn. Để văn thuyết minh hấp dẫn, người thuyết minh còn sử dụng yếu tố biểu cảm để giới thiệu rõ một tri thức nào đấy trong số những điều đã làm cho con người xúc động. Ví dụ, nếu học sinh thuyết minh về Lễ hội Làng Vạc, giáo viên hướng dẫn cho các em miêu tả về cảnh quan, không gian, thời gian diễn ra lễ hội… và bộc lộ cảm xúc của mình khi đứng trước khung cảnh này. Cụ thể: Cứ mỗi độ xuân về, Thị Xã Thái Hòa lại tổ chức lễ hội Làng Vạc để nhân dân trong vùng và du khách muôn phương về dâng hương tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân khai dân lập ấp từ thuở hồng hoang, khai sinh ra vùng đất Phủ Quỳ. Năm nay, Lễ hội Làng Vạc được tổ chức trong 3 ngày (11 đến 13/3). Hàng ngàn người các dân tộc trên địa bàn và các vùng lân cận đã về tham gia lễ hội. Trong phần lễ, có lễ rước Vạc đồng. Hội rước đông vui, trống dong cờ mở, đồng bào các dân tộc mặc những trang phục truyền thống dân tộc mình bằng vải thổ cẩm hoa văn rực rỡ. Những cô gái Thổ, Thái, Thanh xúng xính trong những trang phục rực rỡ sắc màu, những cô gái Kinh thướt tha tà áo dài tham gia Hội rước Vạc đồng, đây là nét độc đáo của lễ hội làng Vạc. Sau lễ rước là lễ tế tại đền được tổ chức tôn nghiêm, thành kính theo lễ nghi truyền thống được các cụ cao niên trong làng thực hiện, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân dân được ấm no, hạnh phúc và ngày càng phát triển. Phần hội náo động, tấp nập. Sau ba hồi trống khai hội của Chủ tịch UBND Th ị xã Thái Hòa Lê Phúc Ân, các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, chọi gà, đấu võ, cờ thẻ, cờ bàn, hội vật,… được mở ra rộn ràng với đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Các cuộc thi đặc sắc như: thi hội cồng chiêng, thi người đẹp làng Vạc, thi kéo co, đẩy gậy nam, nữ, đấu võ, thi vật, bóng chuyền nam, nữ, cắm trại… Sau đó mọi người cùng vui vẻ bên chóe rượu cần. Lễ hội Làng Vạc còn có hội diễn văn nghệ quần chúng với các tiết mục tự biên tự diễn độc đáo của các bản làng, phường xã như: múa cồng chiêng, khắc luống, các tiết mục múa hát truyền thống, hiện đại ca ngợi quê hương đất nước, thể hiện rõ bản sắc văn hóa đặc trưng vùng Phủ Quỳ, một đô thị trẻ năng động trên miền tây đang chuyển mình vươn lên. Hơn 10 năm phục dựng và tổ chức, lễ hội Làng Vạc càng phong phú đa dạng, thu hút ngày càng nhiều du khách, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân trong vùng và trở thành điểm hội tụ của các cộng đồng dân tộc. Đặc biệt năm nay khu đền đã được xây dựng khang trang, có thêm khu trưng bày hiện vật cổ làng Vạc, đã có nhiều người dân trong vùng đã tự nguyện đem hiện vật sưu tầm được đến trưng bày tại đền. (Nguồn trích: Khoa học.Viet Jack.com) 2.1.4. Hướng dẫn cho học sinh chú ý nắm được các hình thức kết cấu và các phương thức thuyết minh
- a. Có 5 dạng kết cấu sau Kết cấu theo trình tự thời gian: Năm tháng, mùa, buổi, lúc. Ví dụ thuyết minh về Nguyễn Du, có thể sử dụng theo trình tự năm tháng, dựa vào những mốc chính trong cuộc đời nhà thơ hoặc thuyết minh về một vị danh nhân nào đó cũng có thể sử dụng theo kiểu kết cấu này để thuyết minh về quá trình sinh ra, lớn lên và những hoạt động của danh nhân đó. Kết cấu theo trình tự không gian: trên dưới, phải trái, trong ngoài…Ví dụ : Thuyết minh về Thành Cổ Loa, về Chùa Hương, về Chùa Một Cột; Kết cấu theo trình tự nhận thức: từ xa tới gần, từ bên ngoài vào bên trong, từ lạ đến quen, từ hiện tượng tới bản chất, từ cụ thể đến trừu tượng. Ví dụ thuyết minh về Vẻ đẹp của Nữ sinh Việt Nam: từ vẻ đẹp truyền thống đến vẻ đẹp hiện đại, thuyết minh về một ngôi chùa là thuyết minh từ cấu trúc, không gian... Kết cấu theo trình tự tổng hợp phân tích: giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh trước, thuyết minh riêng từng mặt, từng góc độ khác nhau.Thuyết minh về Nguyễn Du, có thể thuyết minh chung về cuộc đời sự nghiệp của ông, sau đó đi vào cụ thể thuyết minh đóng góp của ông với nền văn hoá dân tộc … nhất là thuyết minh về chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du qua Truyện Kiều và thơ chữ Hán; thuyết minh về thành công nghệ thuật của nhà thơ ... Kết cấu theo trình tự chủ yếu thứ yếu : trình bày cái chính, cái chủ yếu trước; cái phụ, cái thứ yếu sau hoặc ngược lại.Thuyết minh về Nguyễn Du, tập trung về con người, về chủ nghĩa nhân đạo qua thơ văn của ông (chủ yếu) hay thuyết minh về Bưởi Phúc Trạch, tập trung miêu tả giá trị sử dụng (chủ yếu). b. Có nhiều phương pháp thuyết minh, trong đó thường được sử dụng hơn cả là : Phương pháp nêu định nghĩa: Đây là phương pháp chỉ ra bản chất của đối tượng thuyết minh, vạch ra phương pháp lôgic của thuộc tính sự vật bằng lời lẽ rõ ràng, chính xác, ngắn gọn. Muốn thuyết minh chuẩn xác đối tượng theo cách định nghĩa, cần nắm được hai vấn đề: Một là tính chất của đối tượng, nó thuộc loại nào. Hai là đặc điểm riêng của đối tượng, tức là chỗ khác với đối tượng cùng loại. Ví dụ: Nghệ An là vùng đất có truyền thống hiếu học; Giun là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm; Hát quan họ là một lối hát đối đáp giữa hai bên trai và gái... Phương pháp chú thích: là nhằm gọi tên, giải thích, làm rõ đặc điểm nào đó ở đối tượng. Ví dụ: Tên gọi An Giang có thể giải nghĩa là dòng sông an lành, để định cư lâu dài khi mà vua Minh Mạng thực hiện chính sách di dân khẩn hoang lập làng, khuyến khích các cư dân vào vùng đất này khai phá. Phương pháp phân loại phân tích
- Đối với những loại sự vật đa dạng và có nhiều bộ phận cấu tạo, có nhiều mặt, nhiều khía cạnh người ta thường dùng phương pháp này. Đây là cách chia đối tượng ra từng loại, từng mặt để thuyết minh cho rõ. Chẳng hạn, muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lí, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật, danh lam thắng cảnh, ẩm thực... Phương pháp so sánh Đây là cách đối chiếu hai hoặc hơn hai đối tượng, để làm nổi bật bản chất của đối tượng, cần được thuyết minh. Có thể dùng so sánh tương đồng hoặc so sánh khác biệt nhưng mục đích cuối cùng là nhằm để người đọc hình dung rõ hơn về đối tượng được thuyết minh. Sau đây là đoạn văn tiêu biểu cho phương pháp này: “ Loài cá sống dưới nước, trong đó có nhiều giống biết phát ra âm thanh. Tiếng kêu của cá bò như tiếng ong bay qua, âm thanh vù vù… Cá mè bơi thành đàn y như đàn chim nhỏ vậy, tiếng kêu “chíp chíp”. Cá nhám thì tiếng kêu như tiếng lá xào xạc”sa, sa…” Cá trích thì ồn ĩ như tiếng sóng vỗ biển trong đêm. Cá nóc và cá nhím thì lại kêu “ cù rù, cù rù..”như tiếng trống vậy. Còn các bạc má thì tiếng kêu phát ra như cách ta lấy móng tay cạo thật nhanh trên hàng răng lược…” ( Âm thanh của cá Nguồn Internet) Phương pháp nêu ví dụ cụ thể Đây là phương pháp thuyết minh sự thật bằng cách nêu dẫn chứng thực tế. Dùng cách này ta có thể thuyết minh, giải thích rơ ràng hơn, tạo ấn tượng cụ thể cho người đọc. Phương pháp liệt kê. Đây là phương pháp lần lượt chỉ ra các đặc điểm, tính chất của đối tượng theo một trật tự nào đó. Phương pháp giải thích nguyên nhân kết quả Đây là phương pháp mà người thuyết minh trình bày nguyên nhân, sau đó nêu lên kết quả của vấn đề trong thuyết minh. Phương pháp này giúp người đọc có được những hiểu biết về cả một quá trình hình thành vấn đề. Phương pháp dùng số liệu Đây là phương pháp dẫn con số cụ thể để thuyết minh về đối tượng. Bài văn thuyết minh càng có thêm tính khoa học chính là nhờ vào phương pháp này. Đoạn văn thuyết minh về hoa quân tử lan là dùng phương pháp này. “ Ta chỉ cần chăm sóc đúng cách, từ khi trồng đến khi đơm hoa chỉ khoảng 3 năm. Năm nào cây giống đâm chồi lá thì năm sau sẽ được 5 đến 6 lá,
- hai năm sau là 8 đến 10 lá, ba năm sau là 15 đến 20 lá. Lúc này sẽ đơm hoa. Nếu ta chăm sóc không đúng cách thì giống quý sẽ bị kém đi, không đơm hoa được”. (Nguồn Internet) Phương pháp dùng hình thức tự thuật Một trong những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn thuyết minh là cho sự vật tự thuật về mình. Như vậy, khi làm một bài văn thuyết minh đồi hỏi phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau. Bởi vì văn bản thuyết minh do yêu cầu nội tại, đòi hỏi sự đa dạng của các phương pháp trình bày. Đây là một đặc trưng quan trọng trong phương pháp viết bài văn thuyết minh. Các phương pháp trên đều được hướng dẫn cụ thể trong SGK Ngữ văn 10. Giáo viên hướng dẫn học sinh biết lựa chọn, phối hợp và sáng tạo từ các phương pháp thuyết minh xuất phát từ nội dung và mục đích thuyết minh. 2.2. Giải pháp 2: Dạy cho học sinh tiếp cận, quan sát thực tiễn a. Mục đích yêu cầu Điểm nổi bật của văn thuyết minh thể hiện tri thức khoa học nên học sinh không thể bịa đặt hoặc tưởng tượng mơ hồ. Môn Ngữ văn hiện nay không còn xa rời thực tế mà đi vào cuộc sống vô cùng phong phú. Nếu thờ ơ với thực tế xã hội, vốn sống của học sinh sẽ mai một. b. Biện pháp thực hiện Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát thực tế, ghi chép lại những điều tai nghe mắt thấy từ cuộc sống. Vì thế, học sinh phải tự tìm tư liệu từ trong sách vở, qua thông tin trên mạng Internet, qua những chuyến đi tham quan, dã ngoại... Học sinh thuyết minh về Lễ hội Làng Vạc (Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An) mà bản thân các em chưa hiểu rõ về địa điểm này, học sinh chưa thu thập tài liệu thì bài viết dứt khoát không đạt hiệu quả, rơi vào tình trạng thuyết minh chung chung, thiếu tính chính xác. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cho học sinh xem trước những đoạn phim tư liệu, hình ảnh trực quan nếu chưa có điều kiện đi thực tế. Giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý, học sinh sẽ ghi chép, có vốn kiến thức để làm bài thuyết minh chính xác và hấp dẫn. Các đề tài về món ăn, về âm nhạc, nhạc cụ, về danh lam thắng cảnh... nếu được xem qua phim ảnh sẽ tạo điều kiện cho học sinh có vốn sống để viết. Giáo viên gợi ý cho tập thể học sinh nếu có điều kiện sẽ đi thực tế, trải nghiệm, chụp hình quay phim về một số hình ảnh có thực trong cuộc sống để có tài liệu làm bài văn thuyết minh. 2.3. Giải pháp 3: Các bước để làm một bài thuyết minh
- a. Mục đích yêu cầu Cách diễn đạt trong đề văn thuyết minh thường ngắn gọn. Làm bài văn thuyết minh cũng là tạo lập văn bản. Vì vậy, quá trình làm bài văn thuyết minh cũng là quá trình tạo lập một văn bản, cần phải thực hiện theo các bước một cách khoa học. b. Năng lực, phẩm chất Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.... Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên... c. Biệp pháp thực hiện Giáo viên cần ra những dạng đề sau: Đề nêu rõ yêu cầu về dạng bài và đối tượng được thuyết minh. Ví dụ: Hãy giới thiệu về khu mộ của bà Hoàng Thị Loan thân mẫu của Bác Hồ (ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Đề không nêu rõ yêu cầu về dạng bài mà chỉ nêu đối tượng được thuyết minh. Ví dụ: Lễ hội Đền Cuông (huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An). Đề quy định đối tượng thuyết minh. Ví dụ: Giới thiệu với đoàn khách đến tham quan Lễ hội Đền Cờn (huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An). Đề không quy định cụ thể đối tượng thuyết minh. Ví dụ: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở tỉnh Nghệ An mà em biết. Gặp những dạng đề trên, học sinh cần xác định phạm vi đối tượng cụ thể, từ đó lựa chọn nội dung cho bài. Các bước làm bài văn thuyết minh: * Bước 1: Phân tích đề Đọc kĩ đề bài để hiểu đề bài có yêu cầu thuyết minh không? Thuyết minh đối tượng nào? Phạm vi thuyết minh là gì? Những yêu cầu về nội dung bài nếu không cụ thể thì cần dựa vào đề bài mà xác định cho hợp lí. * Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý Tìm ý cũng dùng cách đặt câu hỏi: Đối tượng thuyết minh là gì? Đặc điểm nào tiêu biểu của đối tượng? Ngoài ra, đối tượng còn những đặc điểm phụ nào? Nguồn gốc, cấu tạo của đối tượng có gì đáng chú ý? Đối tượng có giá trị, ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống con người trong quá khứ, hiện tại, tương lai?..Tất nhiên, câu hỏi phải phù hợp với đối tượng và mục đích thuyết minh. Để tìm được kiến thức cho bài viết, trước hết ta cần quan sát đối tượng để
- nhận ra đặc điểm chính, tiêu biểu cùng với những đặc điểm phụ của đối tượng. Tiếp đến, có thể tra cứu từ điển, tìm trên mạng điện tử hoặc sách báo những tri thức còn thiếu hụt, chưa cảm thấy chính xác. Chú ý đọc tài liệu của các nhà khoa học có uy tín, những số liệu mới nhất về đối tượng. Sau khi đã có kiến thức về đối tượng, cần phân tích sắp xếp những kiến thức đó thành hệ thống. Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh Mở bài: + Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh. + Giới hạn phạm vi thuyết minh nếu cần thiết. Thân bài: + Về nội dung: Trình bày nguồn gốc, cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích, vai trò… của đối tượng. + Về hình thức: Thân bài bao gồm nhiều đoạn văn nối tiếp nhau, mỗi đoạn trình bày một mặt của đối tượng. Kết bài: + Bày tỏ thái độ đối với đối tượng. + Nhận xét về tương lai của đối tượng. Trong văn thuyết minh lớp 10, giáo viên cần chú ý kiểu bài thuyết minh về văn học, nghệ thuật. Đây là kiểu bài giới thiệu về thể loại văn học, về tác giả và tác phẩm (văn chương, âm nhạc, nghệ thuật…). Trong bài thuyết minh, người viết cung cấp cho người đọc những tri thức, hiểu biết về thể loại, về tác giả, tác phẩm một cách khoa học, khách quan…Để làm tốt bài thuyết minh về văn học nghệ thuật, người viết cần có tri thức vững chắc về văn học nghệ thuật, biết dùng kiến thức về đối tượng để giải thích và lấy chính tác phẩm để minh họa. Trước khi làm bài nên tìm hiểu kĩ đối tượng, đọc tài liệu tham khảo và lựa chọn tri thức để thuyết minh. Về các phương pháp thuyết minh, ngoài các phương pháp thông dụng, người viết cần sử dụng thêm yếu tố miêu tả. Thuyết minh về thể loại văn học nghệ thuật như tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ…cần giới thiệu đặc trưng của thể loại đó về mọi phương diện (đề tài, nội dung, cấu trúc…), lấy dẫn chứng cụ thể ngay trong tác phẩm để minh họa. Sau đây là dàn ý cho kiểu bài thuyết minh về văn học, nghệ thuật. * Dàn ý bài văn thuyết minh thể loại văn học nghệ thuật: Mở bài: Giới thiệu khái quát về thể loại được thuyết minh trong mối quan hệ với thể loại khác. Thân bài:
- Định nghĩa về thể loại văn thuyết minh (đặc trưng cơ bản). Phạm vi đề tài quen thuộc của thể loại. Những yếu tố hình thức chủ yếu của thể loại. Kết bài: Tác dụng của thể loại đối với việc thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm. Vai trò, tác dụng của thể loại đối với sự phát triển của văn học (nghệ thuật). * Dàn ý bài văn thuyết minh về tác giả, tác phẩm: Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm. Thân bài: Giới thiệu về tác giả. + Năm sinh, quê quán, tên thật và bút danh. + Quá trình sáng tác, tham gia các hoạt động văn học nghệ thuật. + Những tác phẩm chính và nét chủ đạo trong sáng tác. + Những đóng góp trong lĩnh vực văn học. Giới thiệu về tác phẩm: + Thời gian và hoàn cảnh sáng tác. + Đề tài, chủ đề. + Những giá trị nội dung của tác phẩm. + Những giá trị về nghệ thuật của tác phẩm. Kết bài: Ấn tượng của người thuyết minh về tác giả, tác phẩm. Vai trò, ý nghĩa của tác phẩm đối với tác giả, với người đọc và sự phát triển của văn học. Dàn ý và bài văn minh hoạ kiểu bài thuyết minh một đoạn tác phẩm văn học: Hãy thuyết minh nội dung, nghệ thuật đoạn văn sau trong bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu: …Bên sông các bô lão, hỏi ý ta sở cầu? Có kẻ gậy lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau, Vái ta mà thưa rằng: Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã,
- Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao. Đương khi ấy: Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới, Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói. Trận đánh được thua chửa phân, Chiến lũy bắc nam chống đối. Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ, Bầu trời đất chừ sắp đổi. Kìa: Tất Liệt thế cường, Lưư Cung chước dối, Những tưởng gieo roi một lần, Quét sạch Nam bang bốn cõi! Thế nhưng: Trời cũng chiều người, Hung đồ hết lối! Khác nào khi xưa: Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi. Đến nay nước sông tuy chảy hoài, Mà nhục quân thù khôn rửa nổi! Tái tạo công lao, nghìn xưa ca ngợi. Tuy nhiên: Từ có vũ trụ, đã có giang san. Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở, Cũng nhờ: nhân tài giữ cuộc điện an. Hội nào bằng hội Mạnh Tân: như vương sư họ Lã, Trận nào bằng trận Duy Thủy: như quốc sĩ họ Hàn. Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng, Bởi đại vương coi thế giặc nhàn. Tiếng thơm còn mãi, bia miệng không mòn. Đến bên sông chừ hổ mặt, Nhớ người xưa chừ lệ chan. Rồi vừa đi vừa ca rằng: Sông Đằng một dải dài ghê,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 276 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 42 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 71 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn