Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí THPT thông qua sinh hoạt chuyên môn cụm trường
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm góp phần đưa ra các giải pháp hiệu quả khi tổ chức sinh hoạt cụm trường; Góp phần cho GV chia sẻ những việc làm hay, những vấn đề còn chưa thấu hiểu trong công tác chuyên môn từ đó phân tích đánh giá, phối hợp trong công tác chuyên môn giữa các đơn vị để hoàn thành mục tiêu giáo dục của môn học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí THPT thông qua sinh hoạt chuyên môn cụm trường
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ THPT THÔNG QUA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỤM TRƯỜNG LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ Năm thực hiện: 2022 - 2023
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀNG MAI SÁNG KIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ THPT THÔNG QUA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỤM TRƯỜNG LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ Nhóm tác giả: 1. Lê Trọng Thêm Số điện thoại: 0915229314 2. Bùi Thị Việt Số điện thoại: 0983348278 Năm thực hiện: 2022 - 2023
- MỤC LỤC Nội dung chính Trang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Lịch sử nghiên cứu 1 III. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3 IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 V. Đóng góp của đề tài 3 PHẦN II. NỘI DUNG 5 I. Cơ sở lí luận và thực tiễn về sinh hoạt chuyên môn cụm trường 5 II. Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí thông qua 9 hình thức sinh hoạt chuyên môn cụm trường III. Cách thức xây dựng và tổ chức SHCM cụm trường ở Hoàng 10 Mai, Quỳnh Lưu 1. Sinh hoạt chuyên môn trực tuyến 10 2. Sinh hoạt chuyên môn cụm trường trực tiếp 16 IV. Đánh giá thực nghiệm của đổi mới SHCM theo cụm trường. 37 V. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 40 PHẦN KẾT LUẬN 45 1. Đánh giá kết quả đã đạt được, những đóng góp của sáng kiến 45 2. Những kiến nghị đề xuất 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT Trung học phổ thông THPT Học sinh HS Giáo viên GV Sách giáo khoa SGK Sách giáo viên SGV Bộ Giáo dục và đào tạo BGDĐT Sở Giáo dục và đào tạo SGD&ĐT Giáo dục thổ thông GDPT Sinh hoạt chuyên môn SHCM Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Chương trình giáo dục CTGD Nghiên cứu bài học NCBH Ban giám hiệu BGH Kế hoạch KH Cơ sở vật chất CSVC Kế hoạch bài dạy KHBD Diễn Châu - Quỳnh Lưu – Hoàng Mai DC – QL - HM Chuyên môn CM
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Căn cứ vào Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Căn cứ vào Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Căn cứ Công văn số 1776/SGD&ĐT-GDTrH ngày 26/8/2022 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022 – 2023. Căn cứ vào chương trình GDPT 2018. Xuất phát từ mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực; thực trạng dạy học Địa lí ở trường phổ thông và ý nghĩa thực tiễn trong dạy học bộ môn Địa lí. Xuất phát từ thực trạng sinh hoạt chuyên môn ở các nhà trường hiện nay, những khó khăn khi thực hiện. Vấn đề nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí THPT thông qua SHCM cụm trường rất quan trọng và cần thiết, đây là vấn đề mới có ý nghĩa thiết thực. Qua khảo sát cho thấy vấn đề này đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên các trường chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, việc làm tại đơn vị mình cho đơn vị bạn. Tăng sự phối hợp trong công tác chuyên môn giữa các đơn vị từ đó nâng cao chất lượng dạy học đại trà môn học. Việc SHCM cụm trường giúp cho GV đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức dạy học từ đó góp phần thực hiện tốt mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018, gắn liền lí thuyết với thực tiễn, theo định hướng phát triển các phẩm chất, năng lực cần có của người học. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay vấn đề cam kết chất lượng trong giảng dạy từng môn học được đặc biệt quan tâm để đánh giá đầu ra của học sinh, về chất lượng giáo dục các môn học, chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy, tác giả chọn và nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí THPT thông qua sinh hoạt chuyên môn cụm trường” làm SKKN. Với sáng kiến này hy vọng góp phần nhỏ để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Địa lí và chất lượng giáo dục nhà trường. II. Lịch sử nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả tìm hiểu một số đề tài nghiên cứu trong cùng lĩnh vực. Chúng tôi nhận thấy, đề tài về vấn đề SHCM cụm trường đang ngày càng được quan tâm; Có một số SKKN cùng chủ đề như“Tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm trường để xây dựng các chủ đề dạy học góp phần 1
- phát triển phẩm chất, năng lực cho giáo viên, học sinh huyện Diễn Châu thông qua môn Địa lí” đã đề cập khá chi tiết về quy trình triển khai sinh hoạt chuyên môn, các bài dạy thực nghiệm và kết quả…Tuy nhiên, đề tài trọng tâm khai thác vào nội dung các bài dạy theo chủ đề trong sinh hoạt chuyên môn cụm trường chứ chưa đưa ra cái nhìn tổng thể chung về SHCM cụm trường hay các giải pháp đa dạng hình thức, nội dung tiến hành. Chủ đề này cũng được đề cập ở SKKN “Quản lý công tác chuyên môn theo định hướng đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường THCS – THPT Bàu Hàm, T.p Biên Hoà, Đồng Nai ”, là một sáng kiến hay đưa ra được một số giải pháp khả quan về đổi mới SHTCM nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tuy vậy đề tài cũng không bàn nhiều đến SHCM cụm trường mà chủ yếu giải pháp cho SHTCM trong nhà trường. Ở một sáng kiến khác là “Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ CM ở trường THPT Phan Bội Châu năm học 2015 - 2016” của tác giả Lê Thị Minh Tâm trăn trở các giải pháp đổi mới sinh hoạt tổ CM cho có chiều sâu và hiệu quả, nhưng đề tài này tập trung ở khía cạnh cho những người quản lý, chỉ đạo. “Chuyên đề đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn”đăng trên trang tin tiểu học Kì Đồng ngày 21/11/2015 cũng thể hiện sự quan tâm đến vấn đề SHCM nhưng chưa đề cập giải pháp nâng cao hiệu quả. Ngoài ra, một số bài viết như: “Hoạt động sinh hoạt CM cụm Lương Tài” đăng trên trang chủ Sở GD&ĐT Bắc Ninh ngày 25/12/2022 đã cho thấy hoạt động SHCM cụm trường hiện nay đang diễn ra ở nhiều trường với hiệu quả thiết thực, nhưng trong giới hạn dung lượng bài báo nên chỉ trình bày sơ lược; Bài báo khác cũng đã đề cập đến thực trạng của vấn đề này hiện nay ở cấp THPT như “Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường Trung học cơ sở” do Báo điện tử đăng, bài báo cho rằng việc nâng cao chất lượng SHCM là cần thiết nhưng vấn đề này trong quá trình thực hiện nhiều nơi chưa hiệu quả, bài báo cũng đưa ra một số nguyên nhân như việc giáo viên ngại phát biểu xây dụng ý kiến; thời lượng, thiết bị, tư liệu còn thiếu…Tuy nên ở giới hạn, bài báo chưa đề cập nhiều đến giải pháp cho vấn đề này. Qua tìm hiều về lịch sử đề tài, tác giả nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, thực tế việc tổ chức SHCM cụm trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THPT hiện nay, thật sự chưa được quan tâm đúng mức và chưa đề ra được nhiều giải pháp cụ thể, khả thi. SHCM cụm Trường hiện nay bên cạnh mặt ưu điểm vẫn còn một số tồn tại khiến tác giả trăn trở, chưa phát huy được hết ưu thế và đi vào chiều sâu. Cho nên, khi chúng tôi thực hiện đề tài này vừa mang tính kế thừa, học hỏi từ những đề tài cùng lĩnh vực, nhưng cũng mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng SHCM, đưa ra một số giải pháp về hình thức và nội dung đổi mới SHCM cụm trường THPT trên địa bàn Hoàng Mai, Quỳnh Lưu. Qua đó chúng tôi mong muốn vấn đề này sẽ được quan tâm, chú trọng áp dụng rộng rãi hơn trong mỗi nhà trường để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học. 2
- III. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục tiêu - Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn sinh hoạt chuyên môn cụm trường để xác định nội dung và hình thức sinh hoạt phù hợp. - Góp phần đưa ra các giải pháp hiệu quả khi tổ chức sinh hoạt cụm trường. - Góp phần cho GV chia sẻ những việc làm hay, những vấn đề còn chưa thấu hiểu trong công tác chuyên môn từ đó phân tích đánh giá, phối hợp trong công tác chuyên môn giữa các đơn vị để hoàn thành mục tiêu giáo dục của môn học. 2. Nhiệm vụ - Cập nhật cơ sở thực tiễn. - Tìm hiểu thực trạng về vần đề sinh hoạt chuyên môn cụm trường. - Nghiên cứu cách thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn cụm trường. - Đánh giá và đề xuất các giải pháp để tổ chức hiệu quả hơn sinh hoạt chuyên môn cụm trường IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu nội dung, hình thức, phương pháp sinh hoạt chuyên môn Địa lí cụm trường THPT. 2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Sinh hoạt chuyên môn cụm trường môn Địa lí THPT. - Về thời gian nghiên cứu: năm học 2021- 2022, 2022 - 2023. 3. Địa bàn nghiên cứu và thực nghiệm Các trường THPT trên địa bàn Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An. V. Đóng góp mới của đề tài - Đề tài đề xuất về nội dung, hình thức, phương pháp, giải pháp của sinh hoạt chuyên môn cụm trường; cách thức áp dụng nội dung sinh hoạt chuyên môn cụm trường vào thực tế dạy học môn Địa lí ở trường THPT để nâng cao chất lượng dạy học. - Thông qua giải pháp nâng cao chất lượng SHCM cụm trường, góp phần hỗ trợ và thúc đẩy phát triển chất lượng giáo dục; Tạo động lực làm việc cho GV; Thực hiện tốt việc chia sẻ, truyền thông, cung cấp, trao đổi thông tin giữa các GV để mọi người có cơ hội học hỏi lẫn nhau, hộ trợ trong hoàn thành công 3
- việc; Tạo cơ hội cho GV tham gia các hoạt động chung, phát huy năng lực GV trong chuyên môn, để họ cống hiến, thể hiện tài năng và sự sáng tạo. - Đề tài cũng đề cập đến việc thực hiện SHCM theo cụm trường với vai trò của Tổ trưởng tổ CM ở các trường: tổ trưởng giữ vai trò là nguồn sinh lực, phân công nhiệm vụ, người liên hệ chính giữa tổ với các bộ phận khác trong trường, với các trường khác trong hoạt động SHCM cụm trường; Tăng cường khả năng làm việc nhóm trong tổ chuyên môn; Từ đó tạo sự đồng thuận, bồi đắp tinh thần đồng đội và thói quen làm việc theo nhóm của Tổ chuyên môn. - Ý nghĩa mà đề tài này hướng tới còn là qua các hình thức và nội dung tiến hành SHCM cụm Trường, khuyến khích quá trình tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của mỗi GV. Vì thông qua sinh hoạt chuyên môn cụm trường, các giáo viên thấy được mặt còn thiếu sót của mình đề nỗ lực khắc phục. Như là bồi dưỡng kiến thức kĩ năng của môn học, chương trình môn học của cấp học, các chủ đề dạy học liên môn, dạy học tích hợp; bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ; bồi dưỡng kiến thức về tâm lý học lứa tuổi; về phương pháp dạy học tích cực; các phương pháp kiểm tra, đánh giá HS … - Trong SHCM cụm Trường chúng tôi bàn đến hoạt động dạy học theo hướng NCBH, điều này cho học sinh có cơ hội trải nghiệm đa dạng sự đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên qua đó quan tâm hơn đến khả năng học tập của từng học sinh. Thông qua quá trình, giúp GV học được cách quan sát quá trình học sinh học những cái GV dạy. Giáo viên học được cách phân tích, rút ra kết luận, sửa đổi từ những gì quan sát được. Sinh hoạt chuyên môn cụm Trường đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét về hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên các nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của từng trường. 4
- PHẦN II. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận và thực tiễn về sinh hoạt chuyên môn cụm trường 1. Quan niệm về sinh hoạt chuyên môn Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên, là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp dạy học ... SHCM cụm trường là hình thức phối hợp sinh hoạt giữa các nhóm chuyên môn ở các trường phổ thông trong cùng một khu vực địa lí hoặc phạm vi rộng hơn nhằm trao đổi những nội dung liên quan tới môn học, chia sẻ kinh nghiệm, những nội dung mới cần giải quyết. 2. Mục tiêu của sinh hoạt chuyên môn cụm trường Tạo điều kiện để giáo viên giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm dạy học, từ đó đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Làm sáng tỏ những vấn đề chưa hiểu thấu đáo trong khi tiếp cận những vấn đề mới trong giáo dục. Tăng cường sự hợp tác giáo viên cùng chuyên môn trong cụm, phát huy tinh thần tập thể để nâng cao hiệu quả giáo dục bộ môn của các trường trong toàn cụm. 3. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu như: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau: 5
- - Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh. - Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được quy định tại chương trình môn học, hoạt động giáo dục. - Nội dung CTGDPT môn Địa lí 2018 Gồm địa lí đại cương, địa lí kinh tế - xã hội thế giới, địa lí Việt Nam (địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội). Ngoài các kiến thức cốt lõi, nội dung giáo dục môn Địa lí còn có các chuyên đề học tập, được phân phối phù hợp với mạch nội dung chính của mỗi lớp. Lớp Lớp Lớp Kiến thức cốt lõi 10 11 12 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh x Sử dụng bản đồ x ĐỊA LÍ ĐẠI CƯƠNG Địa lí tự nhiên x Địa lí kinh tế - xã hội x ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới x Địa lí khu vực và quốc gia x ĐỊA LÍ VIỆT NAM Địa lí tự nhiên x Địa lí dân cư x Địa lí các ngành kinh tế x Địa lí các vùng kinh tế x Thực hành tìm hiểu địa lí địa phương (tỉnh, thành phố x trực thuộc trung ương) 6
- Các chuyên đề học tập Lớp Lớp Lớp Tên chuyên đề 10 11 12 Chuyên đề 10.1: Biến đổi khí hậu x Chuyên đề 10.2: Đô thị hoá x Chuyên đề 10.3: Phương pháp viết báo cáo địa lí x Chuyên đề 11.1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á (Uỷ hội sông Mê Công; Hợp tác hoà bình trong khai thác x Biển Đông) Chuyên đề 11.2: Một số vấn đề về du lịch thế giới x Chuyên đề 11.3: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư x (4.0) Chuyên đề 12.1: Thiên tai và biện pháp phòng chống x Chuyên đề 12.2: Phát triển vùng x Chuyên đề 12.3: Phát triển làng nghề x Qua tìm hiểu nội dung chương trình môn Địa lí 2018 ta thấy có nhiều nội dung cập nhật, nội dung mới khác với chương trình phổ thông hiện hành, nội dung gắn liền thực tiễn đời sống và địa phương. Ngoài phần kiến thức cốt lõi còn có các chuyên đề học tập. Số tiết giảng dạy địa lí đều tăng ở các khối lớp. 4. Thực trạng sinh hoạt chuyên môn Địa lí cụm trường THPT ở Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu: Vấn đề SHCM ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu đã được tiến hành trước đây. Tuy nhiên, việc trao đổi và gặp gỡ của giáo viên giữa các trường chủ yếu diễn ra thông qua các hội thảo chuyên đề hay các chương trình trao đổi về đổi mới phương pháp dạy học do Sở SGD&ĐT tổ chức. Vấn đề SHCM thường diễn ra riêng lẻ ở các trường nhiều hơn. Thường theo hai hình thức: Tổ chức theo các chuyên đề và dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học. Ở hình thức thứ nhất, SHCM bao gồm việc triển khai học tập các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên, tập huấn phương pháp dạy học và thường do BGH triển khai. Bên cạnh đó là việc tổ chức trao đổi, thảo luận, học 7
- tập các nội dung cụ thể gắn với nhiệm vụ năm học và đặc điểm tình hình cũng như điều kiện thực tế của mỗi nhà trường như: Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp, kinh nghiệm dạy một dạng bài nào đó, kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi... Những nội dung này thường được giao cho các giáo viên có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt xây dựng, báo cáo. Đối với hình thức thứ hai là dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học, các nhà trường tổ chức thường xuyên hơn. Trong mỗi buổi dự giờ có sự tham gia của BGH, tổ trưởng và hầu hết giáo viên trong tổ. Cả hai nội dung trên nhiều trường đã thực hiện khá tốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tuy vậy, SHCM ở các trường trên địa bàn còn bộc lộ một số vấn đề hạn chế cần phải thay đổi. Đó là ở một số trường, chất lượng các buổi SHCM chưa cao; Nội dung sinh hoạt chuyên đề chưa được chú trọng. Đối với công tác dự giờ và đặc biệt là việc trao đổi rút kinh nghiệm tiết học giáo viên thường trầm lắng, ít ý kiến phát biểu. Điều này thường do những nguyên nhân chủ yếu như: Việc chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt chuyên môn đôi khi còn chưa chu đáo, chưa có sự mới mẻ nên không thu hút được nhiều sự quan tâm trao đổi của giáo viên. Nội dung đưa ra trao đổi còn chưa phong phú, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. Về dự giờ rút kinh nghiệm giờ dạy đôi khi cảm giác như người dạy thường chỉ ngồi nghe còn người dự trở thành giám khảo đánh giá. Ở một số trường do cơ sở vật chất không đảm bảo để tổ chức SHCM chất lượng được. Ngoài ra cũng phải kể đến là thời gian dành cho SHCM còn ít. Về nội dung, SHCM ở một số trường chưa đi sâu sát vào các vấn đề trọng yếu như: Đổi mới dạy học theo chương trình 2018, phương pháp dạy ôn thi TN; vấn đề dạy học tích hợp, xây dựng và dạy học các chủ đề liên môn, cải tiến, sáng tạo đồ dùng dạy học, kiểm tra đánh giá HS... Từ năm học 2018, theo chủ trương của Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường tăng cường tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường. Hoạt động SHCM cụm trường vì vậy thường xuyên hơn. Thông qua thực hiện đề tài này, tác giả mong muốn khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong SHCM, đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện SHCM cụm trường hiệu quả hơn và góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Trước hết, để cải thiện tình trạng còn tồn tại trong SHCM, cần tiến hành thay đổi hình thức và nội dung. Sinh hoạt chuyên môn cụm trường trước hết là sự mới mẻ, thay đổi môi trường nhàm chán, bó hẹp. hơn thế nữa giúp cho GV có cơ hội học hỏi đồng nghiệp, hình thành các mối liên kết giữa các trường. Từ đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Trong nội dung SHCM cụm trường cũng đầu tư hơn, đổi mới đa dạng, xuất phát từ các vấn đề trong thực tế giảng dạy, xây dựng khoa học: xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, kế hoạch về thời gian, kế hoạch thực hiện, kế hoạch triển khai áp dụng chuyên đề vào thực tế dạy học một cách cụ 8
- thể. Hình thức và quy mô sinh hoạt chuyên môn cụm trường cũng đa dạng: dạy thao giảng học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm viết nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm, ôn thi tốt nghiệp, đổi mới kiểm tra đánh giá, ứng dụng CNTT…. II. Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí thông qua hình thức sinh hoạt chuyên môn cụm trường 2.1. Đa dạng hình thức sinh hoạt Việc sinh hoạt chuyên môn cần phải linh hoạt dưới hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp. Tùy vào thời gian và khoảng cách địa lí giữa các trường. 2.1.1. Các bước tiến hành SHCM cụm trường trực tuyến - Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cụm trường và phân công nhiệm vụ phụ trách cho các giáo viên cụ thể - Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất. - Kịch bản tiến hành - Tiến hành sinh hoạt chuyên môn cụm trường - Tổng kết, đánh giá, lấy ý kiến, rút kinh nghiệm. 2.1.2. Các bước tiến hành SHCM cụm trường trực tiếp - Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cụm trường và phân công nhiệm vụ phụ trách cho các giáo viên cụ thể. - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho tiết dạy nghiên cứu bài học. - Duyệt kế hoạch với BGH và dự trù, xin hỗ trợ về cơ sở vật chất, kinh phí - Tiến hành sinh hoạt chuyên môn: GV dạy NCBH, Dự giờ, góp ý giờ dạy, thảo luận các vấn đề khác, xin ý kiến đóng góp. - Kết luận và rút kinh nghiệm 2.2. Đa dạng nội dung sinh hoạt - Đổi mới phương pháp dạy học. - Những vấn đề khó khăn khi thực hiện CTGD 2018. - Đổi mới kiểm tra đánh giá. - Nâng cao chất lượng ôn thi THPT (phối hợp trong làm đề khảo sát trực tuyến) - Trao đổi kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT. - Phân tích đề tham khảo bộ. - Phân công soạn đề thi khảo sát cụm trực tuyến và trực tiếp. - Dạy học NCBH, dự giờ góp ý giờ dạy. 9
- + Ý nghĩa của việc dự giờ: GV thông qua dự giờ để học tập; Giáo viên có thể thoải mái bày tỏ với đồng nghiệp những ý kiến, chia sẻ những khó khăn mà chúng ta gặp phải trong quá trình dạy học. Dự giờ là dịp để chúng ta thiết kế lại bài học dựa trên thực tế đã xảy ra trong tiết dạy minh họa. Từ đó xem xét lại cách tổ chức hoạt động học tập, ra bài tập cũng như việc hướng dẫn học để cải tiến việc học của học sinh. + Yêu cầu khi dự giờ: Khi dự giờ thì giáo viên bên cạnh việc quan sát cách tổ chức lớp học, các hành động, ngôn ngữ của giáo viên dạy thì còn cần tập trung vào việc quan sát thực tế học tập của học sinh, quan sát cử chỉ, thái độ, nét mặt, hoạt động của học sinh. Do đó cũng cần lưu ý giáo viên chọn vị trí ngồi dễ quan sát nhất và phù hợp với không gian lớp học. Người dự không nên can thiệp vào việc học của học sinh như mượn sách vở, ghế ngồi hoặc trao đổi với nhau làm người dạy cũng như học sinh mất tập trung. + Yêu cầu khi góp ý bài dạy: Khi thảo luận, nội dung trao đổi cần tập trung vào việc nhận xét các hoạt động học tập của học sinh. Giáo viên dự giờ cũng cần trao đổi về những khả năng học sinh đạt được trong thực tế giờ học rồi đem đối chiếu với ý định của giáo viên dạy. Đối với người chủ trì, cần tạo cơ hội cho tất cả người dự được phát biểu. - Cách thức thực hiện các cuộc thi (thi giáo viên giỏi cụm, thi học sinh giỏi cụm, thi olympia…) 2.3. Phối hợp các tổ chức trong sinh hoạt chuyên môn cụm trường. Hoạt động sinh hoạt chuyên môn cần có sự hỗ trợ từ phía Ban giám hiệu, các tổ chức nhà trường trong công tác thực hiện. III. Cách thức xây dựng và tổ chức SHCM cụm trường ở thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu. 1. Sinh hoạt chuyên môn trực tuyến Ví dụ: Sinh hoạt chuyên môn cụm trường THPT Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu học học kì 2 năm học 2021-2022. * Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cụm trường và phân công nhiệm vụ học kì 2 năm học 2021-2022. Căn cứ Công văn số 1749 /SGD&ĐT- GDTH ngày 31/8/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022, Căn cứ Công văn số 2325 /SGD&ĐT-TCCB ngày 08/11/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc triển khai bồi dưỡng đại trà qua mạng 10
- Mô-đun 4 cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý triển khai Chương trình GDPT 2018, Căn cứ Kế hoạch số 354/KH-THPT HM ngày 22 tháng 11 năm 2021 của Trường THPT Hoàng Mai về sinh hoạt chuyên môn cụm trường THPT Diễn Châu - Quỳnh Lưu - Hoàng Mai năm học 2021-2022. Nhóm Địa lí cụm trường THPT Diễn Châu - Quỳnh Lưu - Hoàng Mai thống nhất xây dựng Kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn đợt 1 năm học 2021-2022 như sau: I. Mục tiêu - GV hiểu rõ hơn về việc hoàn thành nội dung Module 4 về tập huấn chuyên môn đại trà và cách thức áp dụng khi thực hiện CTGDPT 2018 môn Địa lí. - GV biết cách xây dựng ma trận đặc tả và tiến hành soạn đề kiểm tra theo ma trận đặc tả. II. Nội dung: 1. Tập huấn Module 4 môn Địa lí cho giáo viên đại trà. - Khái quát những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. - Xây dựng được kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (gồm kế hoạch dạy học môn học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục). - Xây dựng được kế hoạch giáo dục của cá nhân trong năm học. - Xây dựng được kế hoạch bài dạy môn học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 2. Tổ chức trao đổi, thảo luận, áp dụng nội dung bồi dưỡng Mô đun 4 vào thực tiễn nhà trường (có sự hỗ trợ của giáo viên cốt cán). 3. Trao đổi dạy học trực tuyến, chuyển đổi số trong dạy học bộ môn Địa lí (thuận lợi, khó khăn, kinh nghiệm). 4. Xây dựng đề kiểm tra theo Ma trận kiểm tra, Bảng đặc tả (điểm khác so với Ma trận trước đây; kinh nghiệm thực tiễn) Phối hợp các nhóm Địa lí của cụm trường THPT Diễn Châu - Quỳnh Lưu - Hoàng Mai tổ chức trao đổi, thảo luận, áp dụng nội dung bồi dưỡng Mô đun 4 vào thực tiễn nhà trường, vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực, đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện chuyển đổi số trong thời điểm dạy học trực tuyến cũng như dạy học chính thức. 11
- III. Phân công nhiệm vụ thực hiện các nội dung TT Họ và tên Trường Nội dung - Tập huấn Mô đun 4 môn Địa lí cho giáo Chủ trì SHCM cụm 1 Lê Trọng Thêm viên đại trà. (THPT Hoàng Mai) - Vận dụng Module 4 vào thực tiễn. Trần Văn Phương THPT Quỳnh Lưu 1 Trao đổi dạy học trực Hồ Minh Nam THPT Quỳnh Lưu 2 tuyến, ứng dụng công 2 nghệ số trong dạy Tô Thị Xuân THPT Quỳnh Lưu 3 học (thuận lợi, khó khăn, kinh nghiệm) Nguyễn Thị Thúy Vân THPT Quỳnh Lưu 4 Xây dựng đề kiểm Nguyễn Đình Nghị THPT Hoàng Mai 2 tra theo Ma trận kiểm tra, Bảng đặc tả 3 Nguyễn Thị Thanh Thủy THPT Nguyễn Đức (điểm khác so với Mậu Ma trận trước đây; kinh nghiệm thực tiễn) (Lưu ý: Các đồng chí được phân công chuẩn bị nội dung mình phụ trách để trao đổi - thảo luận; gửi bản tóm tắt qua email: letrongthem@gmail.com chậm nhất 10 h ngày 25/11/2021) IV. Chuẩn bị CSVC - Giáo viên các trường chuẩn bị sẵn cài phần mềm Zoom trên máy tính . - Thiết lập và phụ trách phòng zoom, quay video tập huấn: Đ/c Bùi Thị Việt – THPT Hoàng Mai, Đ/c Hồ Đức Ngọc – THPT Quỳnh Lưu 1. Địa chỉ phòng zoom: https://us04web.zoom.us/j/6387799610?pwd=cWdZY3BOUDE0WGpTaStGdXJDZU 0yQT09 (Giờ bắt đầu: 13h45) Meeting ID: 638 779 9610 Passcode: 12345@ 12
- V. Chương trình cụ thể buổi sinh hoạt chuyên môn bằng hình thức trực tuyến thông qua Zoom Thời gian Nội dung Phụ trách Thực hiện Lên ý tưởng Lê Trọng Thêm + Ngày 22, Lên phương án và xây nhóm trưởng các Nhóm cốt cán 23/11/2021 dựng kế hoạch trường Các nhóm phân tích Các đ/c phụ KHGD tổ chuyên môn Lê Trọng Thêm + Ngày trách nhóm (tải từ zalo nhóm) nhóm trưởng các 24/11/2021 trưởng các Gửi bản tóm tắt nội trường trường dung phụ trách. Ngày Tập huấn 25/11/2021 + 13h45-14h00 Gặp mặt trực tuyến Nhóm trưởng các GV toàn cụm trường + 14h-14h30 Hướng dẫn hoàn thành Lê Trọng Thêm – học tập module 04 Hoàng Mai Báo cáo, phân tích góp ý Các đ/c phụ + 14h30-15h10 Nhóm trưởng các KH tổ chuyên môn, KH trách nhóm CM trường cá nhân. GV toàn cụm + 15h15-15h45 Giới thiệu và phân tích Lê Trọng Thêm – GV toàn cụm về KH bài dạy Hoàng Mai Trần Văn Phương – Quỳnh Lưu 1 + 15h50 -16h15 Trao đổi về dạy học trực Hồ Minh Nam - GV toàn cụm tuyến, chuyển đổi số Quỳnh Lưu 2 Tô Thị Xuân- Quỳnh Lưu 3 Nguyễn Thị Thúy Trao đổi về xây dựng Vân – Quỳnh Lưu 4 đề kiểm tra theo Ma trận Nguyễn Đình Nghị - + 16h 20-16h40 kiểm tra, Bảng đặc tả Hoàng Mai 2 GV toàn cụm (điểm khác so với Ma Nguyễn Thị Thanh trận trước đây; kinh Thủy – Nguyễn Đức nghiệm thực tiễn) Mậu + 16h45-16h55 Thảo luận và chia sẻ Nhóm trưởng GV toàn cụm Lê Trọng Thêm – + 16h55 Bế mạc Hoàng Mai Phê duyệt của Ban chuyên môn Người lập kế hoạch (Kí tên) 13
- VI. Kịch bản thực hiện Bước 1: Khai mạc - Giới thiệu đại biểu (Thầy Lê Trọng Thêm – GV Địa lí Trường THPT Hoàng Mai) - Kính thưa quý Thầy cô - Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành năm học 2021-2022 - Thực hiện kế hoạch chuyên môn của các trường THPT cụm DC- QL- HM. - Nhóm Địa lí cụm DC-QL-HM phối hợp xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn để trao đổi những nội dung lên quan tới CTGDPT 2018 và những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đây là lí do chúng ta tổ chức sinh hoạt cụm chuyên môn cụm lần thứ nhất năm học này. - Thay mặt các đ/c nhóm trường Địa lí của cụm, tôi xin cảm ơn quý thầy cô đã có mặt đông đủ, đặc biệt là cảm ơn các Thầy cô ở cụm Diễn Châu cùng tham dự và trao đổi. Trong tình hình dịch covid - trao đổi - phối hợp dưới hình thức trực tuyến có gì chưa chu tất mong Thầy cô thông cảm. Ban tổ chức sẽ rút kinh nghiệm cho buổi sinh hoạt cụm tiếp theo. Xin cảm ơn. Bước 2: Thông qua nội dung sinh hoạt (Thầy Lê Trọng Thêm – GV Địa lí Trường THPT Hoàng Mai) Bước 3: Đại diện các đồng chí được phân công trao đổi theo thứ tự từng nội dung (Thầy Thêm, nhóm trưởng bộ môn Địa lí các trường, Ý kiến GV) - Nội dung Module 4 (Thầy Thêm) + Xây dựng kế hoạch nhà trường (Phân tích tình hình, xây dựng các chỉ tiêu, các giải pháp thực hiện, khung thời gian năm học, kế hoạch của môn học…) + Xây dựng kế hoạch Tổ chuyên môn + Xây dựng kế hoạch cá nhân + Xây dựng kế hoạch bài dạy - Trao đổi về dạy học trực tuyến, chuyển đổi số (Thầy Phương, Thầy Nam, Cô Xuân) - Trao đổi về xây dựng đề kiểm tra theo Ma trận kiểm tra, Bảng đặc tả ( những điểm khác so với Ma trận trước đây; kinh nghiệm thực tiễn) – (Cô Vân, Thầy Nghị, Cô Thủy) Bước 4: Bế mạc Kính thưa quý Thầy cô 14
- Qua buổi sinh hoạt này chúng ta thấy các nhóm chuyên môn Địa lí trong cụm, đặc biệt là các thầy cô nhóm trưởng các trường đã có sự chuẩn bị chu đáo trong việc phối kết hợp để tổ chức buổi sinh hoạt này. Chúng ta đã trao đổi được các nội dung theo kế hoạch, giải đáp được những vướng mắc qua quá trình thực hiện. Học hỏi kinh nghiệm giữa các Thầy cô trong cụm, hiểu rõ hơn việc xây dựng các kế hoạch tổ, kế hoạch cá nhân và kế hoạch bày dạy theo hướng phát triển phẩm chất năng lực, đây là cơ sở để thực hiện kế hoạch giáo dục trong năm học này, cũng như những năm học tới khi thực hiện chương trình GDPT 2018. Buổi sinh hoạt chuyên môn hôm nay đã thành công tốt đẹp, thay mặt cho các thầy cô là nhóm trưởng bộ môn, chúc sức khỏe các thầy cô, chúng ta hẹn buổi sinh hoạt tiếp theo với nhiều nội dung và ý nghĩa thiết thực. Xin cảm ơn các thầy cô tham dự buổi sinh hoạt này, hẹn gặp lại! VII. Lưu hành ảnh minh chứng, hồ sơ sinh hoạt chuyên môn cụm trường Hình ảnh sinh hoạt chuyên môn cụm trường đợt 1 – năm học 2021-2022 Thầy Nguyễn Viết Bình, chuyên viên môn Địa lí Sở GD&ĐT; Giáo viên cụm Hoàng Mai - Quỳnh Lưu - Diễn Châu sinh hoạt trực tuyến qua Zoom Thầy Nguyễn Hữu Hoàng - Trường THPT Hoàng Mai 2 - trao đổi về ứng dụng phần mềm Shubclassroom trong soạn đề kiểm tra trực tuyến 15
- 2. Sinh hoạt CM cụm trường trực tiếp Ví dụ 1: Xây dựng Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cụm trường học kì 1 năm học 2022-2023 *Kế hoạch Sinh hoạt CM cụm trường trực tiếp Căn cứ Công văn số: 1776/SGD&ĐT-GDTrH ngày 26/8/2022 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022 - 2023; Căn cứ tình hình thực tế nhiệm vụ năm học 2022- 2023, nhóm Địa lí cụm trường Quỳnh Lưu – Hoàng Mai xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cụm học kì I năm 2022 như sau: I. MỤC TIÊU 1. Rút kinh nghiệm khi thực hiện kế hoạch giáo dục môn Địa lí lớp 10 CT 2018 và kế hoạch giáo dục cá nhân trong năm học năm học 2022. 2 . Dự giờ dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; rút kinh nghiệm sau giờ dạy. 3. Thống nhất nội dung cách thức xây dựng đề kiểm tra học kì 1 theo Ma trận kiểm tra, Bảng đặc tả. II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 1. Thời gian : Chiều 22/11/2022 (thứ ba) 2. Địa điểm : - Lớp dạy 10A6 trường THPT Hoàng Mai 2 - Địa điểm phòng sinh hoạt: Phòng hội đồng . 3. Nội dung cụ thể : Phối hợp các nhóm Địa lí của cụm trường THPT Quỳnh Lưu 1, Quỳnh Lưu 2, THPT Hoàng Mai 2 – THPT Hoàng Mai tổ chức trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất các nội dung sau: - Dự giờ dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. - Trao đổi thực hiện kế hoạch giáo dục môn Địa lí lớp 10 CT 2018 những khó khăn , thuận lợi, vướng mắc. - Trao đổi về kế hoạch giáo dục của cá nhân trong năm học 2022. - Xây dựng đề kiểm tra học kì 1 theo Ma trận kiểm tra, Bảng đặc tả. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 40 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học phần Lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại qua phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức
19 p | 113 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 26 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn