Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trường THPT Đô Lương 1
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trường THPT Đô Lương 1" nhằm đánh giá thực trạng việc thực hiện công tác GDTC, đồng thời xây dựng các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho học sinh Trường THPT Đô Lương 1.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trường THPT Đô Lương 1
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : “NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1” Lĩnh vực: Thể dục Năm học: 2022 - 2023
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : “NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1” Họ và tên: Bùi Hữu Lịch – ĐT: 0983870939 Phùng Hữu Đạt – ĐT: 0982857278 Hoàng Thị Thùy Quyên – ĐT: 0985773422 Tổ Khoa Học Xã Hội - Trường THPT Đô Lương 1 Thuộc lĩnh vực: Thể dục Năm học: 2022 - 2023
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài: ...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu: ............................................................................................... 2 3.Nhiệm vụ nghiên cứu:…………………………………………………………….….2 4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………2 5. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………...…5 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 6 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn........................................................................................... 5 1.1. Vai trò và tầm quan trọng của công tác GDTC. .......................................... 6 1.2. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC………………….6 2. Đánh giá thực trạng công tác GDTC của Trường THPT Đô Lương 1………….…..8 2.1. Thực trạng về đội ngũ giáo viên của nhà truờng:…………………….……..8 2.2. Thực trạng sử dụng kinh phí dành cho các hoạt động giáo dục thể chất của trường THPT Đô Lương 1 giai đoạn: 2019- 2022………………………………..……9 2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác GDTC…..……..9 2.4. Thực trạng khảo sát về động cơ, nhu cầu tập luyện ngoại khóa của học sinh…………………………………………………………………………………...11 3. Xây dựng và ứng dụng các giải pháp ngắn hạn nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trường THPT Đô Lương 1……………………………...…….14 3.1. Cơ sở thực tiễn xây dựng và lựa chọn các giải pháp ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho học sinh Trường THPT Đô Lương 1……………………14 3.2. Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất tại Trường THPT Đô Lương 1……………………………………………………14 3.3. Ứng dụng thực nghiệm một số giải pháp ngắn hạn………………………..26 3.3.1. Nội dung kế hoạch thực nghiệm các giải pháp ngắn hạn giờ thể dục cho học sinh lớp 10 - 11 tại trường THPT Đô Lương 1…………………………………….26 3.3.2. Thời gian tổ chức thực nghiệm: Được tiến hành vào năm học 2021 – 2022 bao gồm 35 tuần, mỗi tuần có 02 tiết chính khóa tổng cộng 70 tiết…………………..28 4. Đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng một số giải pháp ngắn hạn nâng cao hiệu quả
- công tác GDTC tại Trường THPT Đô Lương 1………………………………...……28 4.1 Kết quả khảo sát sự hứng thú, động cơ và thái độ tập luyện TDTT trước và sau thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng…………………………….…28 4.2 Đánh giá sự phát triển thể chất giữa hai nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm............33 4.3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. …………46 PHẦN III: KẾT LUẬN ……………………………………………………….……49 1. Kết luận………………………………….………………………………….….…..49 2. Kiến nghị đề xuất…………………………………………………………………..50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo CLB Câu lạc bộ ĐC Đối chứng ĐH Đại học GDTC Giáo dục thể chất GP Giải pháp GV Giáo viên HLV Huấn luyện viên HS Học sinh KH Khoa học Sở GD&ĐT Sở Giáo dục và Đào tạo TD Thể dục TDNĐ Thể dục nhịp điệu TDTT Thể dục thể thao THPT Trung học phổ thông ThS Thạc sĩ TN Thực nghiệm TT Thể thao VĐV Vận động viên
- DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ cm centimet g/cm gram/centimet kg kilogram m mét s giây
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Hệ thống Giáo dục thể chất (GDTC) trong các trường học là một bộ phận hữu cơ của hệ thống Giáo dục Việt Nam, là bộ phận quan trọng của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, tạo ra con người trí thức mới, có năng lực, phẩm chất, có sức khỏe, đó là những con người “Phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Mục đích của Giáo dục thể chất (GDTC) là củng cố và tăng cường sức khỏe, phát triển năng lực thể chất của con người, hình thành và hoàn thiện các kỹ năng vận động để chuẩn bị sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), sức khỏe con người là vốn quý. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vị trí của công tác GDTC nhằm bồi dưỡng, nâng cao sức khỏe đối với thế hệ trẻ và xem đó là động lực quan trọng, cần phải có chính sách chăm sóc giáo dục đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển hài hòa về mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo đức. Công tác giáo dục thể chất (GDTC) và hoạt động TDTT trong các trường học, là một mặt giáo dục quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, để góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước để đáp ứng nhu cầu đổi mới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Về thực trạng của công tác GDTC hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận định: "Chất lượng GDTC còn thấp, giờ dạy còn đơn điệu, thiếu sinh động". Chấp hành, quán triệt tư tưởng của Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những biện pháp đổi mới nội dung chương trình GDTC. Trong những năm qua, Ngành giáo dục và Đào tạo đã có nhiều cố gắng trong công tác GDTC. Song trên thực tế, công tác GDTC tại các trường học còn chuyển biến chậm và gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện những định hướng và giải pháp trên. Còn có nhiều trường chưa mạnh dạn cải tiến nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy (vốn đã lạc hậu, cứng nhắc, không sai về kỹ thuật nhưng gây cho giáo viên và học sinh nhàm chán), một phần do cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và phong trào TDTT còn hạn chế. Trong những năm gần đây, việc học tập môn thể dục của học sinh nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân đó là nhận thức, thái độ của học sinh về môn học thể dục chưa thật sự đúng đắn. Còn có một số học sinh xem môn thể dục chỉ là môn điều kiện, học để đủ điều kiện lên lớp, mang tính chất đối phó, chính vì 1
- thế mà công tác giáo dục thể chất cho học sinh gặp một số khó khăn, không ít em lười học môn thể dục, coi việc học môn thể dục là một việc mệt nhọc. Bên cạnh đó do điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất còn hạn chế, nhà trường chưa có đủ sân chơi bãi tập, nhà chức năng, đa số giờ học thể dục của các em học sinh là tập ngoài trời. Xuất phát từ những lý do nêu trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trường THPT Đô Lương 1” 2. Mục đích nghiên cứu: - Nhằm đánh giá thực trạng việc thực hiện công tác GDTC, đồng thời xây dựng các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho học sinh Trường THPT Đô Lương1. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng việc thực hiện công tác GDTC tại Trường THPT Đô Lương1 giai đoạn 2019 - 2022. - Xây dựng và ứng dụng các giải pháp ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC tại Trường THPT Đô Lương1. - Đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng các giải pháp ngắn hạn nâng cao hiệu quả công tác GDTC tại Trường THPT Đô Lương 1. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu liên quan. Sử dụng phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu để xây dựng giả định khoa học, xác định các nhiệm vụ nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận, định hướng xây dựng xây dựng một số giải pháp. - Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu. Để tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc tổ chức điều hành các hoạt động GDTC tại Trường THPP Đô Lương 1, cũng như để xác định nhu cầu tập luyện chính khóa, ngoại khóa và xây dựng một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC thông qua phỏng vấn cán bộ quản lý, các giáo viên, các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực GDTC. - Phương pháp kiểm tra sư phạm. Đề tài ứng dụng hệ thống test theo quyết định số 53/2008 của Bộ GD&ĐT ban hành tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực của học sinh, sinh viên gồm: 2
- Bật xa tại chỗ (cm): - Mục đích: Kiểm tra bật xa tại chỗ để đánh giá sức mạnh. - Dụng cụ kiểm tra: Thước dây, giấy bút, biên bản ghi chép, - Hố nhảy xa: bằng sàn gỗ hoặc mặt đất bằng phẳng, sạch sẽ và thoáng mát,trên sàn kẻ vạch xuất phát, mốc 0 của thước chạm vạch xuất phát. - Phương pháp kiểm tra: Đối tượng kiểm tra đứng hai chân rộng bằng vai, ngón chân đặt sát mép vạch xuất phát, hai tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm, gấp khớp khuỷu, gập thân, hơi lao người về phía trước, đầu hơi cuối, hai tay hạ xuống dưới, ra sau, phối hợp duỗi thân, chân bật mạnh về trước đồng thời hai tay vung mạnh ra trước. Khi bật nhảy và khi tiếp đất hai chân tiến hành đồng thời cùng lúc. - Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến vạch gần nhất của gót bàn chân, chiều dài lần nhảy được tính bằng cm. Thực hiện hai lần nhảy và lấy lần có thành tích cao nhất. Chạy 30m xuất phát cao (s): - Mục đích: Kiểm tra chạy 30m xuất phát cao để đánh giá sức nhanh. - Dụng cụ kiểm tra: Cờ, phát lệnh, thước dây, vật chuẩn để đánh dấu, đồng hồ điện tử bấm giờ. - Sân kiểm tra: Đường chạy thẳng có chiều dài ít nhất 50m bằng phẳng, chiều rộng ít nhất là 2m, cho hai người chạy mỗi đợt. Kẻ vạch xuất phát, đích, ở hai đầu chạy đặt cọc tiêu, sau đích có ít nhất khoảng trống 10m để giảm tốc độ sau khi về đích. - Phương pháp kiểm tra: Đối tượng kiểm tra chạy bằng chân không hoặc bằng giày. Khi có hiệu lệnh “vào chỗ” tiến vào sau vạch xuất phát, đứng tư thế chuẩn bị xuất phát, khi nghe hiệu lệnh “chạy” ngay lập tức lao nhanh về trước, tiến tới đích và băng qua đích. - Kết quả: người bấm đồng hồ đứng ngay vạch đích, tay cầm đồng hồ, đặt ngón trỏ vào nút bấm, thành tích được tính bằng giây. Lực bóp tay thuận (kg) - Mục đích kiểm tra lức bóp tay thuận để đánh gia sức mạnh ban tay thuận - Dụng cụ kiểm tra: Lực kế - Phương pháp kiểm tra: Đối tượng kiểm tra đứng tư thế thẳng tự nhiên tay duỗi thẳng ra ngang tạo với trục dục cơ thể một góc 450. Lực kế được đặt trong lòng bàn tay giữa ngón cái và các ngón cón lại. Người được đo dùng lực hết sức của tay thuận bóp mạnh. Thành tích được tính bằng cách đọc số kg trên lực kế. - Kết quả: đo 2 lần, lấy lần có thành tích cao nhất. 3
- Chạy con thoi 4x10m (s): - Mục đích: Kiểm tra chạy con thoi 4x10m để đánh giá khả năng duy trì tốc độ trong quá trình có đổi hướng nhanh và liên tục. - Dụng cụ kiểm tra : Đồng hồ bấm giây, thước dây, - Sân kiểm tra: đường chạy có kích thước 10x1.2m, bốn góc có vật chuẩn để quay đầu. Đường chạy bằng phẳng, không trơn. Để an toàn, 2 đầu đường chây có khoảng trống ít nhất 2m. - Phương pháp kiểm tra: Đối tưởng kiểm tra thực hiện theo khẩu lệnh “vào chỗ - Chạy” giống như kỹ thuật xuất phát cao. Khi chạy đến vạch đích 10m, chỉ cần 1 chân chạm vạch, lập tức nhanh chóng quay 1800 chạy trở về vạch xuất phát và sau khi châm lại chạm vạch xuất phát thì quay trở lại. Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường, tổng số 4 lần 10m với 3 lần quay. Quay theo chiều trái hay phải là do thói quen của từng người. Đơn vị tính bằng giây. Chạy tùy sức 5 phút (m): - Mục đích: kiểm tra chạy tùy sức 5 phút dùng để đánh giá sức bền chung (sức bền ứa khí). - Sân kiểm tra: Đường chạy dài ít nhất 52m, rộng ít nhất 2m, 2 đầu kẻ 2 đường giới hạn, phía ngoài 2 đầu giới hạn có khoảng trống ít nhất 1m, để chạy quay vòng. - Dụng cụ kiểm tra: đồng hồ bấm giây, số đeo và tích-kê ứng với mỗi số đeo. - Phương pháp kiểm tra: Tất cả các thao tác của kiểm tra viên và đối tượng kiểm tra tương tự như “chạy con thoi” khi có lệnh “chạy” đối tượng kiểm tra chạy trong ô chạy, hết đoạn đường 50m, vòng (bên trái) qua vật chuẩn chạy lặp lại trong vòng thời gian 5 phút. Nên chạy từ từ những phút đầu, phân phối đều và tùy theo sức của mình mà tăng tốc dần. Nếu mệt, có thể chuyển thành đi bộ cho đến hết giờ. Mỗi đối tượng kiểm tra đeo một số ở ngực, tay cầm một tích-kê có số tương ứng; do một tổ kiểm tra viên theo dõi số vòng chạy được. Khi có lệnh dừng, lập tức thả tích-kê của mình xuống ngay nơi chân tiếp đất, để đánh dấu số lẻ quãng đường chạy được, sau đó chạy chậm dần hoặc đi bộ thả lỏng, để hồi sức. Đơn vị đo quãng đường chạy được là mét (m). Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây): - Mục đích : kiểm tra nằm ngửa gập bụng dùng để đánh giá sức mạnh cơ bụng. - Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây. - Phương pháp kiểm tra: đối tượng kiểm tra nằm ngồi trên sàn, bằng phẳng, sạch sẽ. Chân co 900 ở đầu gối, bàn chân áp sát sàn, các ngón tay đan chéo nhau, lòng bàn tay áp chặt vào sau đầu, khuỷu tay chạm đùi. Người thứ hai hổ trợ bằng cách ngồi lên 4
- mu bàn chân, đối diện với đối tượng điều tra, hai tay giữ ở phần cẳng chân, nhằm không cho bàn chân đối tượng kiểm tra tách ra khỏi sàn. Khi có tín hiệu “bắt đầu” đối tượng kiểm tra ngã người nằm ngửa ra, hai bả vai chạm sàn sau đó gập bụng thành ngồi, 2 khuỷu tay chạm đùi, thực hiện động tác gập thân đến 900. Mỗi lần ngã người co bụng được tính 1 lần. Người kiểm tra thứ nhất ra lệnh “bắt đầu”, bấm đồng hồ, đến giây thứ 30, hô “kết thúc”. Người kiểm tra thứ hai đếm số lần gập bụng. 5. Đối tượng nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng và xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC tại Trường THPT Đô Lương1. - Đối tượng phỏng vấn: 15 người gồm: Giáo viên và các nhà quản lý giáo dục trong việc đánh giá thực trạng và xây dựng một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC tại Trường THPT Đô Lương 1. - Phỏng vấn 200 học sinh: khối 10, 11 trường THPT Đô Lương 1. - Hai đợt kiểm tra thể chất học sinh trường THPT Đô Lương 1 ( gồm 80 học sinh khối lớp 10 và 80 học sinh khối lớp 11, mỗi khối có 40 nam và 40 nữ). Tổng cộng là 160 học sinh. 5
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn. 1.1. Vai trò và tầm quan trọng của công tác GDTC. Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện trong trường phổ thông, trong đó, thể dục có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe, thể lực của học sinh, chuẩn bị cho người lao động tương lai, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như vậy, Thể dục ở đây là vì con người, góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có ích cho xã hội, giúp học sinh giải tỏa những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên, đồng thời phục vụ cho quá trình tiếp thu kiến thức trong học tập được tốt hơn. GDTC có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực của học sinh. Đó chính là mục tiêu quan trọng nhất và là kim chỉ nam xuyên suốt từ tiểu học đến THPT. Vì vậy, việc xây dựng chương trình môn học GDTC phải luôn có tính khả thi, luôn luôn phù hợp với chương trình khung của Bộ GD&ĐT quy định, phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi, giới tính, với sức khỏe và thể lực của học sinh, đồng thời mở rộng quyền chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương trong quá trình thực hiện, là xu thế phát triển tất yếu của giáo dục Việt Nam trong thời đại mới. Nhiệm vụ của GDTC Nhiệm vụ cơ bản quan trọng nhất của giáo dục thể chất trong trường học là giáo dục, rèn luyện cho học sinh có sức khỏe tốt, có lối sống lành mạnh, làm phát triển thêm những kỹ năng vận động cơ bản, giúp cho học sinh học tập đạt hiệu quả cao và chuẩn bị cho học sinh những kỹ năng sống, làm hành trang bước vào đời. Đồng thời GDTC trong nhà trường còn có nhiệm vụ là phát hiện và đào tạo những nhân tài thể dục thể thao cho đất nước. Thông qua giáo dục thể chất, bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, kiên cường, trung thực, thẳng thắn, ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần đoàn kết, xây dựng thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và đồng thời làm cho không khí của trường, lớp thêm vui tươi, lành mạnh. 1.2. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC. Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của vai trò sức khỏe con người đối với vận mệnh đất nước, cũng như đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng Tổ quốc, Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn chú trọng đến việc tăng cường, mở rộng các hoạt động TDTT và đặc biệt là công tác GDTC cho thanh niên. 6
- Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác ngày 27 tháng 3 năm 1946, Bác đã chỉ rõ “... Mỗi người dân khỏe mạnh tức là góp phần làm cho cả nước mạnh khỏe, mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, dân cường thì nước thịnh... Tự tôi ngày nào cũng tập”. Hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định tại điều 41 năm 1992 “ Nhà nước và xã hội phát triển nền TDTT dân tộc, khoa học và nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp TDTT, quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo các điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao”. Trước tình hình mới, Đảng đã vạch ra định hướng cho sự nghiệp phát triển TDTT: “Phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách đạo đức, lối sống lành mạnh, phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang” . Ngày 24/3/1994, Ban bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị 36/CT-TW về công tác TDTT trong giai đoạn mới, đã nêu rõ: “... Cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho từng trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ giáo dục thể chất bắt buộc ở tất cả các trường học” . Ngày 7/3/1995, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Chỉ thị 133/TTG về việc xây dựng và quy hoạch phát triển ngành TDTT và Giáo dục đào tạo. Về GDTC trong trường học, Chỉ thị nêu rõ: “... Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, quy đinh tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học, có quy chế bắt buộc đối với công tác GDTC trong nhà trường”. Ngày 9/10/2000, Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố lệnh về việc ban hành pháp lệnh TDTT, đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa X thông qua ngày 25/9/2000. Pháp lệnh có 9 chương, 59 điều. Trong đó, điều 14, 15 của chương I quy định về TDTT trường học như sau: Điều 14 của pháp lệnh: “TDTT trường học bao gồm GDTC và hoạt động TDTT ngoại khóa cho người học. GDTC trong trường học là chế độ GDTC bắt buộc nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện người học. Nhà nước khuyến khích hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà trường”. 7
- Tóm lại, qua những Chỉ thị và Nghị quyết trên cho thấy: Đảng và Nhà nước rất coi trọng việc tăng cường sức khỏe cho nhân dân, nhất là đối với tầng lớp học sinh, sinh viên. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của thời đại hiện nay, việc giáo dục và phát triển thể chất là một trong những biện pháp tích cực nhất góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe, cải tạo nòi giống... Đó cũng là vấn đề cốt lõi mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu, để góp phần xây dựng một đất nước “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” và phấn đấu đạt vị trí ngang tầm với các nước tiên tiến trên thế giới trong tương lai. 2. Đánh giá thực trạng công tác GDTC của Trường THPT Đô Lương 1. 2.1. Thực trạng về đội ngũ giáo viên của nhà truờng: Trong công tác giáo dục thể chất, người giáo viên giữ một vai trò quan trọng, là người trực tiếp giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho học sinh, là lực lượng chủ yếu quản lý, tổ chức hoạt động GĐTC trong nhà trường, có thể nói họ là nhân tố quyết định đến chất lượng GDTC nói chung và kỹ năng thực hành các môn thể thao nói riêng. Chất lượng giảng dạy tốt hay xấu, học sinh có thể tiếp thu kiến thức hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực và kinh nghiệm của người giáo viên, người thầy không chỉ giáo dục tri thức cho học sinh mà còn phải biết giáo dục cả nhân cách, đạo đức và tư duy cho học sinh để học sinh có thể hiểu một cách toàn diện và trở thành con người mới có ích cho xã hội. . Qua nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Thể dục trường THPT Đô Lương1 thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.1 như sau: Trình độ TT Năm học ĐH SP ĐH Tổng số % % SĐH % GV TDTT TDTT 1 2019-2020 5 100% 0 0.00 0 0.00 5 2 2020-2021 5 100% 0 0.00 0 0.00 5 3 2021-2022 4 100% 0 0.00 0 0.00 4 Bảng 2.1: Thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT Đô Lương1 giai đoạn: 2019- 2022 Qua bảng 2.1 cho thấy số giáo viên giảng dạy thể dục của trường năm học: 2019- 2021 là 05 GV, năm học 2021- 2022 một GV chuyển công tác đến trường khác còn lại 04 GV. Tất cả đều tốt nghiệp đại học, đội ngũ GV của trường đảm bảo trình độ lý luận và trình độ chuyên môn tốt do vậy họ có thể truyền thụ cho học sinh những kiến thức về TDTT. 8
- 2.2. Thực trạng sử dụng kinh phí dành cho các hoạt động giáo dục thể chất của trường THPT Đô Lương 1 giai đoạn: 2019- 2022. Trong xu thế phát triển xã hội, các hoạt động GDTC được Ban Giám hiệu quan tâm, từ mua sắm dụng cụ tập luyện, sửa chữa, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ tập luyện, cũng như dành kinh phí cho việc tổ chức các giải thi đấu thể thao truyền thống, thành lập đội tuyển tham gia thi đấu các giải Hội Khỏe Phù Động. Thực tế kinh phí dành cho công tác GDTC của nhà trường ngày càng tăng góp phần tích cực cho sự phát triển phong trào thể dục thể thao của trường, nâng cao hiệu quả công tác GDTC của trường và được nêu trong bảng 2.2. Tổng kinh phí cho TT Năm Ghi chú hoạt động TDTT 1 2019 -2020 15 triệu 2 2020 -2021 18 triệu 3 2021- 2022 22 triệu Bảng 2.2: Kinh phí cho hoạt động TDTT giai đoạn 2019 – 2022. triệu 30 22 20 15 18 10 triệu 0 2019 - 2020 2020 - 2021 2021 - 2022 Biểu đồ 2.1: Thực trạng sử dụng kinh phí cho hoạt động GDTC tại trường THPT Đô Lương 1 giai đoạn: 2019- 2022. 2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác GDTC. Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác GDTC tại trường THPT Đô Lương 1, đề tài đã tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến đánh giá của 15 người, là cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên thể dục và các giáo viên khác của nhà trường về 12 vấn đề ảnh hưởng đến công tác GDTC. Kết quả có 14 phiếu trả lời, qua xử lý và tính tỷ lệ % về các ý kiến trả lời được trình bày ở bảng 2.3 sau: 9
- Bảng 2.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác GDTC tại trường THPT Đô Lương 1 (n=14) TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ % 1 Nhân thức của cán bộ - giáo viên 10 71.43 2 Nhận thức của học sinh 12 85.71 3 Chương trình năm học 9 64.27 4 Nội dung môn học 11 78.57 5 Đội ngũ giáo viên (số lượng và trình độ) 10 71.43 6 Phương pháp giảng dạy 12 85.71 7 Phương tiện giảng dạy 10 71.43 8 Công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa 6 42.85 9 Tổ chức giải thi đấu truyền thống của trường 5 42.86 10 Có chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp với GVTD 9 64.27 11 Cơ sở vật chất (sân bãi, dụng cụ tập luyện…) 13 92.86 12 Kinh phí dành cho hoạt động GDTC 8 57.17 Qua bảng 2.3 có thể thấy, các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến công tác GDTC trong trường gồm: nhận thức của cán bộ - giáo viên (71.43%), nhận thức của học sinh (85.71%); nội dung môn học (78.57%) chưa phong phú và chưa thống nhất; phương pháp giảng dạy (85.71%) của giáo viên còn sơ sài và nhàm chán; phương tiện giảng dạy (71.43%) còn thiếu; chưa có chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp với GV (64.27%); cơ sở vật chất (dụng cụ, sân bãi tập luyện…) (92.86%) còn thiếu và một số được trang bị đã lâu, củ kỹ, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác GDTC, chưa có sự quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo, kinh phí dành cho hoạt động GDTC (57.17%) chưa được các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư đúng mức. Các nguyên nhân chính được sắp xếp theo thứ tự từ lớn tới nhỏ như sau: 1. Cơ sở vật chất (sân bãi, dụng cụ tập luyện…) (92.86%). 2. Nhận thức của học sinh (85.71%). 3. Phương pháp giảng dạy (85.71%). 4. Nội dung môn học (78.57%). 10
- 5. Phương tiện giảng dạy (71.43%). 6. Nhận thức của cán bộ giáo viên (71.43%). 7. Cơ chế chính sách, chế độ đãi ngộ cho giáo viên thể dục (64.27%). 8. Chương trình năm học (64.27%). 9. Kinh phí dành cho hoạt động GDTC (57.17%). Tỷ lệ % các yếu tố ảnh hưởng được minh họa qua biểu đồ 2.2 dưới đây: 100 92,86 85,71 85,71 90 78,57 80 71,43 71,43 64,27 64,27 70 57,17 60 50 40 30 20 10 0 Biểu đổ 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng chính đến chất lượng công tác GDTC 2.4. Thực trạng khảo sát về động cơ, nhu cầu tập luyện ngoại khóa của học sinh. Đề tài tiến hành phỏng vấn trên 200 học sinh khối 10 -11, thu về 190 phiếu về việc tập luyện ngoại khóa của các học sinh sau giờ học chính khóa và thu được kết quả qua bảng 2.4 sau: 11
- Bảng 2.4: Thực trạng về động cơ và nhu cầu tập luyện ngoại khóa của học sinh trường THPT Đô Lương 1 ( n = 190 ) TT NỘI DUNG TỶ LỆ CHỌN TỶ LỆ % 1 Theo em tập luyện TDTT thường xuyên có ý nghĩa gì cho các em? a/ Để nâng cao sức khỏe 70 36.84% b/ Là loại hình giải trí 50 26.32% c/ Tạo điều kiện học tập văn hóa tốt hơn 35 18.42% d/ Giảm bớt các tệ nạn xã hội, giảm sút kết quả 20 học tập của học sinh 10.53% e/ Cả 4 trường hợp trên a,b,c,d 15 7.89% 2 Giờ tập thể dục chính khóa ở trường em có thích và tham gia đầy đủ không? a/ Đầy đủ 145 76.32% b/ Không đầy đủ 20 10.53% c/ Thỉnh thoảng nghỉ tập 15 7.89% d/ Không tập 10 5.26% 3 Hàng ngày em có tham gia tập luyện thể thao ở nhà không? a/ Thường xuyên tập luyện 135 71.05% b/ Ít thường xuyên 23 12.11% c/ Thỉnh thoảng 15 7.89% d/ Không tập buổi nào 17 8.95% Ở trường, ngoài giờ tập TD chính khóa em tham gia tập ngoại khóa mấy buổi 4 trên tuần a/ 1 buổi/ tuần 40 21.05 % b/ 2 buổi/ tuần 35 18.42% c/ Không tập buổi nào 115 60.53% 5 Hàng ngày em thường tập thể dục vào lúc nào a/ Buổi sáng sớm khi ngủ dậy 90 47.37% b/ Buổi chiều 75 39.47% c/ Buổi tối 25 13.16% 6 Môn thể thao ưa thích tập luyện nhất? Bóng đá 55 28.95% Bóng chuyền 40 21.05 % Bóng rổ 10 5.26 % Bóng bàn 8 4.21 % Cầu lông 20 10.53% Các môn võ 17 8.95% Các môn thể thao khác 5 2.63 % 12
- Câu hỏi 1 về ý nghĩa của việc tập luyện TDTT thường xuyên: Qua bảng 2.4 ta thấy, hầu như các em học sinh cũng hiểu được tác dụng của việc tập luyện TDTT thường xuyên vừa để giải trí, nâng cao sức khỏe, giảm thiểu tệ nạn xã hội. Câu hỏi số 2 về sự ham thích tập luyện và tham gia đầy đủ các buổi tập mức độ thường xuyên tập luyện TDTT ở nhà: Qua bảng 2.4 ta thấy, các em tham gia giờ học thể dục chính khóa tương đối đầy đủ, chỉ một số ít các em không tập giờ thể dục tìm cách nghỉ tập và một số em thỉnh thoảng nghỉ tập. Câu hỏi số 3 về việc tập luyện thể thao ở nhà kết quả như sau: Qua bảng 2.4 ta thấy, số học sinh tham gia tập luyện ở nhà với mức độ thường xuyên chiếm 71.05% nhiều hơn so với số học sinh không tập buổi nào là 8.95%, trong khi số học sinh thỉnh thoảng mới tập ở nhà chiếm 7.89%. Qua đó ta thấy các em học sinh rất có ý thực tự tập luyện thể thao ở nhà khi có thời gian rảnh rỗi. Câu hỏi 4 về số buổi tập ngoại khóa trên tuần: Qua bảng 2.4 ta có thể thấy, phần đông các em tham gia ngoại khóa còn ít, chỉ 1 buổi/tuần, số các em không tập buổi nào cũng khá cao chiếm 60.53%. Nguyên nhân có thể do lịch học tăng ca các môn văn hóa nên không chủ động về thời gian để tham gia hoạt động ngoại khóa. Đây là vấn đề cần được nhà trường quan tâm khắc phục trong các năm tiếp theo. Thời điểm các em chọn để tập thể dục trong ngày: Qua bảng 2.4 ta thấy, thời gian buổi sáng chiếm 47.37% và buổi chiều 39.47% là thời điểm các em lựa chọn nhiều nhất để tập thể dục trong ngày. Đây cũng là thời điểm thích hợp nhất để các em có thể tập luyện. Câu hỏi 5 về các môn thể thao yêu thích: Qua bảng 2.4 ta thấy, môn bóng đá: với tỷ lệ chọn là 28.95%, là môn có tỷ lệ lựa chọn nhiều nhất trong các môn thể thao được chọn để tập luyện ngoài giờ. Các em có thể chơi trong sân bóng hoặc 1 bãi đất trống lại có thể tổ chức chơi cho nhiều người cùng một lúc…đó cũng chính là lý do mà Bóng đá được lựa chọn nhiều nhất trong các môn thể thao. Tiếp theo là môn bóng chuyền với tỷ lệ lựa chọn cao thứ hai 21.05 %. Môn bóng chuyền là môn thể thao dễ chơi, phù hợp với nhiều đối tượng. Chính vì vậy mà đây cũng là môn thể thao được nhiều học sinh lựa chọn để tập. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cần tạo điều kiện cho các em tập luyện các môn khác như, thể dục, bóng bàn, các môn võ vì đây là những môn không cần nhiều dụng cụ tập luyện và diện tích sân bãi. 13
- 3. Xây dựng và ứng dụng các giải pháp ngắn hạn nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho học sinh Trường THPT Đô Lương 1. 3.1. Cơ sở thực tiễn xây dựng và lựa chọn các giải pháp ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho học sinh Trường THPT Đô Lương 1. Qua quá trình nghiên cứu và phân tích tổng hợp từ tài liệu tham khảo đã xác định các yêu cầu lựa chọn các giải pháp như sau: Giải pháp mang tính khả thi, giải pháp mang tính hợp lý, giải pháp có tính đồng bộ đa dạng, các giải pháp đúng hướng có nghĩa là các giải pháp đó phải đi đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phương hướng phát triển của đất nước của ngành và của nhà trường. Căn cứ vào việc đánh giá thực trạng công tác GDTC trường THPT Đô Lương 1 những năm gần đây và dựa trên cơ sở lý luận nhằm từng bước xây dựng một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC tại trường. Căn cứ vào kết quả thực trạng công tác GDTC đã khảo sát cùng với những tồn tại và khiếm khuyết đã phân tích trên, đề tài tiến hành tổng hợp và lựa chọn các giải pháp phù hợp nhất với điều kiện thực tiễn trong công tác GDTC ở tại trường để xây dựng và ứng dụng chúng để thực hiện điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC một cách tối ưu nhất. Tóm lại, trên đây là cơ sở thiết yếu để xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC, là tiền đề quan trọng để lựa chọn các giải pháp có tính thực tiễn và hiệu quả trong quá trình nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh tại trường THPT Đô Lương 1. 3.2. Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất tại Trường THPT Đô Lương 1. Trong phạm vi của đề tài với mục đích tìm hiểu cơ sở thực tiễn lựa chọn các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho học sinh. Đề tài đề xuất 4 nhóm giải pháp, trong mỗi nhóm giải pháp có một số giải pháp nhỏ gồm 16 giải pháp. Đề tài tiến hành phỏng vấn các nhà quản lý giáo dục, tổ trưởng chuyên môn giáo viên thể dục và các GV khác trong việc lượng hóa mức độ ưu tiên của các nhóm giải pháp và các giải pháp nhỏ trong nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho học sinh. Đề tài tiến hành lượng hóa các mức độ ưu tiên được quy ước quy đổi sang điểm theo 4 mức như sau: - Mức độ ưu tiên 1: 5 điểm - Mức độ ưu tiên 2: 4 điểm - Mức độ ưu tiên 3: 3 điểm - Mức độ ưu tiên 4: 2 điểm 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy häc môn TDTT cấp THPT
20 p | 364 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 280 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 193 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 46 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường hứng thú và tập trung của học sinh trong các tiết luyện tập môn Hóa học 11 THPT bằng các trò chơi
25 p | 27 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm
17 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 30 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn