intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu thực trạng và lựa chọn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất tại trường THPT Tuần Giáo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Nghiên cứu thực trạng và lựa chọn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất tại trường THPT Tuần Giáo" nhằm nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng GDTC tại Trường THPT Tuần Giáo, đề tài lựa chọn một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng GDTC tại Trường THPT Tuần Giáo, cũng như đóng góp cao chất lượng GDTC tại các trường THPT nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu thực trạng và lựa chọn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất tại trường THPT Tuần Giáo

  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, môn Giáo dục thể chất. 2018. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021 về việc Quy định đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông [3] Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lý học nhân cách - Một số vấn đề lý luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/QĐ-BGDĐT ngày18/09/2008, ban hành Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. [5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên. [6] Trần Đức Dũng (2010), Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 (thời điểm 2002 đến 2013), Đề tài KHCN cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. [7] Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT,Hà Nội. [8] Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [9] Nguyễn Đức Thành (2013), Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động GDTC thể thao ngoại khóa của sinh viên một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. [10] Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp GDTC thể thao, thao, Nxb TDTT, Hà Nội. 1
  2. A. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết thực hiện sáng kiến. Giáo dục thể chất (GDTC) trong nhà trường là một bộ phận không thể thiếu của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. GDTC có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện nhân cách, nhằm đào tạo con người mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng. Chính vì thế, trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 thì môn GDTC là môn học bắt buộc. Nghị quyết Trung ương 08/NQ/TW ngày 1/12/2011 của Đảng đã khẳng định: “thực hiện các nhiệm vụ xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc có trình độ làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo và có sức khỏe” trong đó nhấn mạnh: “đối với giáo dục điều đáng quan tâm nhất là chất lượng, hiệu quả giáo dục và yêu cầu giáo dục phải nhằm vào mục tiêu thực hiện giáo dục toàn diện đức, trí, thể, mỹ trong tất cả các cấp học”. Công tác GDTC ngày nay trong các trường học đã được quan tâm về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo. Tuy nhiên, công tác giảng dạy GDTC trong các trường trung học phổ thông (THPT) còn nhiều khó khăn. Cụ thể, giảng dạy GDTC trong trường học vẫn còn mang nặng hình thức, số lượng thực tế trang thiết bị phục vụ TDTT có hạn chế: Các thiết bị, dụng cụ tập luyện, nhà tập, sân bãi còn thiếu. Quy trình quản lý, chỉ đạo, tổ chức và nội dung để tạo ra các hình thức luyện tập ở trường THPT chưa được hợp lý, phương tiện GDTC còn đơn điệu thiếu sinh động chưa gây hứng thú học tập cho học sinh, hình thức lên lớp còn nghèo nàn. Hơn nữa có những biểu hiện phát triển không cân đối, học sinh rất thích chơi thể thao nhưng lại không thích học môn GDTC, coi giờ học GDTC như giờ vui chơi nên học sinh không chú tâm luyện tập. Sự quan tâm, đầu tư của lãnh đạo các trường không thống nhất, cán bộ làm công tác giảng dạy và hoạt động phong trào TDTT ở các trường còn thiếu và không thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả công tác giảng dạy GDTC trong các trường THPT. Trong bối cảnh đó, loại hình trường THPT có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nó nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân nhưng ở vị trí mũi nhọn của sự nghiệp giáo dục đào tạo. Với những đặc thù riêng, các trường THPT nói chung cũng như Trường THPT Tuần Giáo , có những đặc điểm khác biệt so với các trường THPT nói chung. Những khác biệt này gây ra nhiều khó khăn trong công tác dạy học môn GDTC bắt buộc các trường THPT, cũng như giáo viên giảng dạy GDTC tại trường phải có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp, còn nếu máy móc áp dụng chương trình chung và phương pháp chung như các trường THPT khác thì sẽ rất khó đạt được hiệu quả. Trước hết, hầu hết học sinh đều có định hướng đào tạo để tham gia các kỳ thi học sinh giỏi. Do vậy, các em thường xuyên tham gia các đợt bồi dưỡng, tập huấn kéo dài, thậm chí tập huấn xa nhà, nên ảnh hưởng đến thời gian học tập chính quy trong Trường, trong đó ảnh hưởng đến các giờ học giáo dục thể chất. Bên cạnh đó, do đặc thù các lớp, nên việc phân bố nam nữ trong các lớp không đồng đều như các lớp THPT thường. Về tâm lý, hầu hết giáo viên, phụ huynh, học sinh trong trường tập trung vào các kỳ thi học sinh giỏi, kỳ thi đại học, nên thường xem nhẹ các giờ học giáo dục thể chất. 2
  3. Các em ngồi học, đọc sách quá nhiều, ít vận động, cho nên căn bản thể lực có nhiều hạn chế, nhiều em có các tật về mắt, như cận viễn loạn thị. Trên thực tế có một số công trình nghiên cứu về nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho học sinh THPT. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều đề tài nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất tại các trường THPT. Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu nội dung: “Nghiên cứu thực trạng và lựa chọn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất tại trường THPT Tuần Giáo” 2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng GDTC tại Trường THPT Tuần Giáo, đề tài lựa chọn một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng GDTC tại Trường THPT Tuần Giáo, cũng như đóng góp cao chất lượng GDTC tại các trường THPT nói chung. B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN - Học sinh khối 11 năm học 2022 – 2023 và tiếp tục nghiên cứu vào những năm học 2023 - 2024 Trường THPT Tuần Giáo. C. NỘI DUNG I. Tình trạng giải pháp đã biết - Giải pháp trò chuyện trao đổi. - Giải pháp điều tra là chủ yếu. - Giải pháp trực quan. - Giải pháp tổng hợp phân tích tài liệu. - Giải pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm. - Giải pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực và kỷ thuật. - Giải pháp tính toán và xử lí số liệu. II. Nội dung của giải pháp Giáo dục thể chất (GDTC) trong nhà trường là một bộ phận không thể thiếu của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. GDTC có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện nhân cách, nhằm đào tạo con người mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng. Chính vì thế, trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 thì môn GDTC là môn học bắt buộc. Do vậy tôi đã trao đổi với đồng nghiệp những tâm tư cá nhân để mọi người cùng nghiên cứu. Đó cũng là lý do tôi chọn viết đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và lựa chọn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất tại trường THPT Tuần Giáo”. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của lãnh đạo, giáo viên và học sinh trong toàn trường về vị trí của GDTC và thể thao trường học đối với mục tiêu phát triển thể chất, đạo đức nhân cách, xây dựng lối sống khỏe mạnh, vận động tích cực có kế hoạch. 3
  4. Mục đích: Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể, giáo viên cũng như tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức học tập của học sinh, giúp nhận thức vị trí vai trò của rèn luyện TDTT nhằm nâng cao sức khỏe và xây dựng lối sống lành mạnh. Nội dung: Quán triệt cho cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức đúng đắn vềmục tiêu GDTC. Cần có kế hoạch chi tiết, cụ thể và có các biện pháp thiết thực, hữu hiệu trong việc triển khai, tuyên truyền vận động và giáo dục thực hiện các nội dung, yêu cầu, mục tiêu, quy định và các văn bản chỉ đạo, hướngdẫn thực hiện của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC. Làm tốt việc theo dõi, giám sát công tác nâng cao nhận thức về GDTC.Cần làm cho mỗi giáo viên GDTC nhận thức được nhiệm vụ kép của mình: vừa thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng, phát triển, giúp học sinh nâng cao thể chất, rèn luyện sức khỏe; đồng thời, giáo viên phải tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả và chất lượng trong công tác GDTC. Khuyến khích và tạo điều kiện tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT cho cả giáo viên các bộ môn và học sinh trong toàn trường, để giáo viên tự mình trải nghiệm được các lợi ích về sức khỏe đối với hoạt động TDTT, từ đó ủng hộ và nhắc nhở học sinh tham gia nhiệt tình vào các giờ học GDTC cũng như các hoạt động TDTT ngoại khóa. Tổ chức thực hiện: Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin nội bộ trong nhà trường (như loa đài, các buổi sinh hoạt tập thể toàn trường, các giờ học lý thuyết...). Vận động các giáo viên gương mẫu tích cực tham gia tập luyện TDTT vửa để trải nghiệm lợi ích về sức khỏe, vừa thu hút, ủng hộ học sinh nâng cao nhận thức và tham gia tập luyện. Tăng cường các hoạt động tập luyện ngoại khóa và thi đấu thể thao trong phạm vi nhà trường. Biện pháp 2: Cải tiến nội dung chương trình phần tự chọn, đổi mới phương pháp, phương tiện giảng dạy môn học GDTC phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường THPT Tuần Giáo và đặc điểm giới tính từng lớp. Mục đích: Cải tiến nội dung chương trình phần tự chọn, đổi mới phương pháp dạy học môn học GDTC phù hợp với điều kiện của nhà trường, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm ham thích, giới tính của các em học sinh, tạo động cơ tự giác, tính tích cực, phát triển tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học thể dục. Nội dung: Cần nghiên cứu đầy đủ nội dung về quy chế chuyên môn, khảo sát nhu cầu học tập của các nhóm học sinh theo các lớp, xây dựng trật tự, kỷ cương nề nếp trong dạy và học. Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn; lưu ý các tiêu chí về giáo dục, giáo dưỡng và phát triển, nâng cao thể lực cho học sinh. Phát động, chỉ đạo phong trào thi đua thực hiện đổi mới và sử dụng linh hoạt 4
  5. các phương pháp dạy và học; thực hiện một cách có hệ thống, có kế hoạch, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học tập của học sinh. Chỉ đạo giáo viên quản lý, tổ chức, bồi dưỡng, sử dụng tích cực những học sinh có năng khiếu TDTT ở mỗi lớp làm cán sự bộ môn trong các giờ học thực hành chính khóa, ngoại khóa, nhằm phục vụ tốt công tác giảng dạy theo đặc thù của từng môn. Trong các giờ lý thuyết: Dùng các phương tiện trình chiếu, video đểgiảng dạy giúp học sinh hứng thú với giờ học, là cơ sở để các em tiếp thu tri thức một cách hiệu quả nhất. Tăng cường sử dụng tranh ảnh sống động để minh họa cho các động tác khó. Trong quá trình tập luyện, phân chia người tập theo từng nhóm nhỏ, tận dụng tốiđa sân bãi, dụng cụ tập luyện hiện có, đảm bảo cho số lượt các học sinh được tham gia tập luyện cao nhất. Tăng cường các nội dung, phương tiện giảngdạy, tập luyện trong các phần của giáo án. Cải tiến phương pháp tổ chức giờ học GDTC theo xu hướng tích cực hoá, lấy người học làm trung tâm. Đa dạng hoá các phương pháp tập luyện như: Phương pháp tập luyện vòng tròn, phương pháp tập luyện quãng cách...phù hợp với từng nội dung, chương trình môn học thể dục. Tăng cường các bài tập trò chơi và thi đấu trong các buổi tập nhằm kích thích, tạo hứng thú cho học sinh tích cực tham gia tập luyện.Tăng cường các hình thức tập luyện các bài tập theo nhóm, các bài tập phối hợp nhóm. Tổ chức thực hiện: Nhà trường ban hành chủ trương đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện giảng dạy trong chương trình chính khóa, ngoại khóa.Tổ chức hội thảo, đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng các nội dung giảng dạy phần tự chọn.Tổ chức tập huấn, giảng dạy thử nghiệm, giám sát, kiểm tra đánh giáhiệu quả. Tổ chức triển khai đại trà khi đánh giá được hiệu quả tác động của biện pháp. Biện pháp 3: Đa dạng hóa nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa theo hướng gắn chặt với dạy học nội khóa và bám sát mục tiêu GDTC. Mục đích: Nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo là giỏi một môn, biết nhiều môn, tăng cường sức khoẻ, đáp ứng theo yêu cầu, nâng cao chất lượng đào tạo, chuẩn bị lực lượng tham gia thi đấu các giải thể thao, Hội khoẻ Phù Đồng hàng năm. Nội dung: Tăng cường sự quan tâm lãnh đạo của các cấp Uỷ Đảng, lãnh đạo quản lý, đoàn thể về sự cần thiết có các lớp năng khiếu, các đội tuyển thể thao của nhàtrường. Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho độingũ cán bộ giáo viên, VĐV trong đội tuyển. Bám sát kế hoạch thi đấu của ngành, địa phương, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường. Tổ bộ môn GDTC xây dựng kế hoạch, chương trình huấn luyện theo từng năm, từng quý, từng tháng, từng tuần và trực tiếp tham gia huấn luyện theo chuyên môn, đảm bảo nguyên tắc, phương pháp huấn luyện, cải tiến, áp dụng các phương pháp huấn luyện mới. Tăng cường, đẩy mạnh công tác phát hiện tài năng, huấn luyện thể lực chung 5
  6. cho học sinh có năng khiếu các môn thể thao. Củng cố, hoàn thiện kỹ thuật động tác, hình thành kỹ xảo vận động,tâm lý thi đấu, kỹ chiến thuật các môn thể thao cho học sinh.Tham gia thi đấu giao lưu, cọ xát nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thi đấu. Tổ chức thực hiện: Tổ bộ môn GDTC tổ chức chỉ đạo thành lập các đội tuyển hoạt động trong các lớp năng khiếu theo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường,có sự phối hợp chỉ đạo của phòng ban chức năng, Công Đoàn, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm các lớp. Thời gian tiến hành tập luyện vào các buổi chiều ngày thứ 2,4,6 hoặc thứ 3,5,7 hàng tuần. Số lượng buổi tập: Tập 3 buổi/1 tuần, thời gian tập mỗi buổi là 90 phút. Đối tượng tham gia tập luyện: Những học sinh có năng lực, trình độcác môn thể thao, kết quả cao ở môn học thể dục. Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch và điều hành công tác tự bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên GDTC của Trường. Mục đích: Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên GDTCcủa trường, đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng nhằm nâng cao chất lượng GDTC. Nội dung: Lập kế hoạch dự báo số lượng học sinh và nhu cầu giáo viên, tuyểndụng giáo viên theo tiêu chuẩn quy định; đồng thời, phân công giáo viên giảng dạy phù hợp với trình độ chuyên môn, đảm bảo dạy đủ, dạy đúng theo chương trình của Bộ GD & ĐT. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên. Khảo sát trình độ, năng lực của giáo viên để lập kế hoạch bồi dưỡng với nhiều hình thức, nội dung phù hợp; chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học và đổimới nội dung và phương pháp dạy và học. Xây dựng kế hoạch và kiểm tra theo đặc thù bộ môn; xác định lộ trình, nội dung, hình thức, các tiêu chuẩnđánh giá và yêu cầu giáo viên chủ động lập kế hoạch thực hiện. Huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài ngân sách, thiết bị dạy học phong phú, đa dạng để hỗ trợ giáo viên trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Đảm bảo tốt chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên thể dục. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý tổ bộ môn thể dục. Với mục đích phân công trách nhiệm cho từng nhóm, từng cán bộ giảng dạy, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ,chức trách của giáo viên là giảng dạy nội khoá, xây dựng kế hoạch phát triển phong trào TDTT ngoại khoá của nhà trường. Tổ chức hướng dẫn phong trào tập luyện ngoại khoá của học sinh và huấn luyện các đội tuyển tham gia các giải thể thao của Ngành Giáo dục và Đào tạo, cũng như của địa phương. Cần tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm của 6
  7. giáo viên đối với việc nâng cao chất lượng GDTC của học sinh và phong trào TDTT của nhà trường. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ, cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, thiện chương trình đào tạo sau đại học, đặc biệt là vào dịp hè hàng năm,nhà trường cử các giáo viên GDTC tham dự các lớp học nâng cao nghiệp vụdo Sở GD & ĐT phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức. Có kế hoạch tiếp nhận và bồi dưỡng giáo viên trẻ có trình độ chuyên môn giỏi, có nhiệt tình ý thức trách nhiệm cao và có khả năng tổ chức các hoạt động thể thao quần chúng, để thay thế kế cận đội ngũ giáo viên lớn tuổi, đáp ứng yêu cầu cần mở rộng và nâng cao chất lượng công tác GDTC và phong trào TDTT của nhà trường trong những năm tiếp theo. Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm TDTT tỉnh tạo điều kiện cho giáo viên GDTC tham gia các hoạt động chuyên môn về thể thaonhư: Trọng tài các giải thi đấu, tổ chức các lớp hướng dẫn viên TDTT. Biện pháp 5: Đổi mới tổ chức dạy học GDTCtheo phân loại sức khỏe, thể lực và năng khiếu của học sinh. Mục đích: Cần đổi mới phương pháp, phương tiện giảng dạy, nội dung môn học GDTC phù hợp với điều kiện của nhà trường, phù hợp với nhu cầu,đặc điểm ham thích của các em học sinh, tạo hứng thú cho học sinh tham giahọc tập và tập luyện. Định hướng phát triển các môn thể thao hiện đại, kết hợp cả phát triển các môn thể thao dân tộc hiện có của địa phương để tăng cường hiệu quả công tác GDTC trong nhà trường. Nội dung: Thường xuyên tổ chức kiểm tra sức khỏe, thể lực (theo Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT) của học sinh nhằm phân loại thể lực của từng học sinh.Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe cho học sinh ítnhất mỗi năm một lần vào đầu năm học. Quản lý và lưu hồ sơ theo dõi sức khỏe của học sinh. Tổ chức quá trình GDTC theo phân loại sức khỏe, thể lực và trình độ kỹ thuật thể thao của học sinh theo 3 nhóm: + Nhóm khỏe (loại 1, 2, 3), thực hiện chương trình quy định chung. + Nhóm yếu (gồm các học sinh có khuyết tật vận động, bệnh mãn tính…, sức khỏe loại 4, 5): các nhóm được tổ chức học theo khối, lớp, giới tính theo chương trình riêng có thể học trái buổi. + Nhóm học sinh có năng khiếu thể thao: Được tổ chức học, tập luyện theo lớp năng khiếu với chương trình môn thể thao tự chọn. Xây dựng nội dung, phương pháp tập luyện cho từng nhóm học sinh, theo giới tính, tình trạng sức khỏe, tình trạng thể lực, năng khiếu thể thao, chứ không nhất thiết theo đơn vị lớp học. Tổ chức nhóm năng khiếu thể thao, bao gồm các học sinh thuộc nhóm sức 7
  8. khỏe và năng khiếu ban đầu, có nguyện vọng tập luyện môn thể thao tự chọn. Nhóm này cũng được tổ chức và có chương trình học theo khối, lớp vàgiới tính và có thể từ lớp đầu cấp. Đối với các học sinh có năng khiếu TDTT (có giấy triệu tập hoặc miễnhọc môn GDTCcủa Sở Giáo dục và Đào tạo): Được miễn học môn GDTC tại trường. Xếp loại của môn học sẽ do Ban Huấn luyện các bộ môn kiểm tra,xếp loại và gửi về trường để lấy căn cứ đánh giá xếp loại môn GDTC cho học sinh. Nhà trường chỉ đạo các giáo viên tổ bộ môn GDTCcần thiết phải đổi mới nội dung phương pháp, phương tiện giảng dạy trong các giờ học chính khoá, cũng như các giờ học ngoại khoá theo tình trạng sức khẻ, thể lực của từng nhóm học sinh nhằm nâng cao mật độ vận động của học sinh trong giờ học. Đa dạng hoá các hình thức tập luyện, trang bị thêm các bài tập chuyên môn phù hợp trong các buổi tập nhằm phát triển tố chất thể lực chung. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, góp phần hoàn thiện các nội dunghọc tập của giờ học chính khoá môn học GDTCvà rèn luyện các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.Tổ chức xây dựng các câu lạc bộ thể thao toàn trường trong đội ngũ cánbộ, giáo viên và học sinh theo các khối, lớp. Tổ chức hướng dẫn các hoạt động tự tập luyện, rèn luyện thân thể.Mở rộng và tăng cường các hoạt động thi đấu các môn thể thao cho họcsinh, lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia và cổ vũ. Xây dựng các đội tuyểnđại biểu tập luyện và thi đấu thường xuyên. Hình thức tổ chức: Thời gian tiến hành vào buổi chiều (ngoài giờ học chính khoá) các ngàytrong tuần. Số lượng buổi tập 3 buổi/tuần, thời gian tập là 90 phút. Có giáo viên, HLV trực tiếp phụ trách giảng dạy - huấn luyện. Giáo viên, học sinh giỏi kèm giáo viên, học sinh yếu hơn. Biện pháp 6: Tăng cường tổ chức các hoạt động thi đấu các môn thể thao trong và ngoài trường theo chủ trương xã hội hóa. Mục đích: Tạo môi trường hoạt động thi đấu thường xuyên phong phú và đa dạng, giúp giáo viên và học sinh tiếp cận với công tác tổ chức, điều hành, trọng tài trong các giải thi đấu các môn thể thao, qua đó nâng cao năng lực thể chất, đồngthời phát hiện và tuyển chọn học sinh vào các đội tuyển. Nội dung: Bám sát kế hoạch giảng dạy, học tập trong và ngoài trường, kế hoạchnăm học và sự chỉ đạo của Ban giám hiệu để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động thi đấu các môn thể thao hợp lý, hiệu quả. Để việc tập luyện thi đấu các môn thể thao của giáo viên và học sinh trở thành nộidung của đời sống văn hoá thể thao mang tính thường xuyên, liên tục trong nhà trường. Tổ bộ môn GDTCvà các đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức các giải truyền thống các môn thể thao hàng năm vào những ngày lễ lớn 20/11, 8/3, 26/3, qua đó tạo sân chơi lành mạnh cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh. 8
  9. Các khối, các lớp thường xuyên tổ chức và có các cuộc thi đấu thể thao nội bộ. Đáp ứng được nhu cầu tự rèn luyện thân thể và nâng cao sức khoẻ thì cần thiết phải xây dựng các nội dung hoạt động như: Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vị trí và vai trò của công tác GDTC trong nhà trường; tổ chức các hình thức tập luyện ngoại khoá cho học sinh... Tổ chức thực hiện: Tổ chức nhân dịp các ngày lễ; ngày khai giảng, bế giảng; các ngày kỷ niệm lớn của nhà trường, của Ngành Giáo dục và Đào tạo, Ngành TDTT và của đất nước... Tổ chức giữa các khối, các lớp vào những ngày nghỉ, cuối tuần.Tổ chức định kỳ 1 năm một lần các giải truyền thống toàn trường. III. Khả năng áp dụng của giải pháp Sau thời gian thực nghiệm, tôi nhận thấy nhu cầu xây dựng mô hình các câu lạc bộ thể thao và tổ chức hướng dẫn tập luyện ngoại khoá cho cả giáo viên và học sinh tăng cao, cũng như số người tập luyện ngoại khoá các môn thể thao, rèn luyện thân thể đã tăng đáng kể và trở thành phong trào trong cán bộ, giáo viên và học sinh. Các giải thi đấu thể thao trong học sinh đã tăng lên đáng kể ở cấp trường, khối, lớp, câu lạc bộ với các loại hình thi đấu giao hữu giữa các đơn vị trong và ngoài trường, thi đấu giao lưu giữa các câu lạc bộ... Nhóm GDTC đã kết hợp chặt chẽ với các giáo viên chủ nhiệm, Hội phụ huynh học sinh, Công đoàn, Đoàn thành niên tiến hành tổ chức, quản lý các hoạt động thi đấu và xây dựng thành kế hoạch thi đấu hàng năm. Qua đó, cải tạo sân bãi, dụng cụ và tổ chức trọng tài các giải. Hoạt động thi đấu của cả giáo viên và học sinh đã được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, và đã góp phần xây dựng đời sống văn hoá - thể thao lành mạnh trong đồng đảo đội ngũ học sinh các khối, lớp. Trong quá trình tổ chức ứng dụng các nhóm biện pháp, kết quả về số lượng các đội tuyển, câu lạc bộ thể thao, học sinh các khối, lớp, cũng như số lượng hội viên tham gia sinh hoạt, tập luyện thường xuyên tại các câu lạc bộ này đã tăng lên đáng kể so với thời điểm trước thực nghiệm. IV. Hiệu quả lợi ích thu được 1. Kết quả chưa áp dụng SKKN Số lượng câu lạc bộ thể thao và số lượng hội viên câu lạc bộ tham gia tập luyện thường xuyên 9
  10. TT Đối tượng Số lượng CLB Người tham gia 1 Cán bộ 0 0 2 Giáo viên. 0 12 3 Học sinh khối 10 1 14 4 Học sinh khối 11 1 18 Tổng 2 44 Số lượng các giải thi đấu thể thao và số lượng VĐV trong đội tuyển tham gia thi đấu các giải thể thao Giao hữu cấp Giao lưu cấp Giao lưu cấp Tên giải trường khối. CLB Số lượng học sinh 2 12 22 2. Kết quả sau khi áp dụng SKKN: Số lượng câu lạc bộ thể thao và số lượng hội viên câu lạc bộ tham gia tập luyện thường xuyên TT Đối tượng Số lượng CLB Người tham gia 1 Cán bộ 1 4 2 Giáo viên. 2 22 3 Học sinh khối 10 6 36 4 Học sinh khối 11 6 42 Tổng 16 104 Số lượng các giải thi đấu thể thao và số lượng VĐV trong đội tuyển tham gia thi đấu các giải thể thao Giao hữu cấp Giao lưu cấp Giao lưu cấp Tên giải trường khối. CLB Số lượng học sinh 4 24 38 V. Phạm vi ảnh hưởng của giải pháp VI. Kiến nghị đề xuất: A - Đối với nhà trường: 10
  11. - Các cấp Lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đối với bộ môn Giáo dục thể chất. - Tăng cường đầu tư sân tập, trang thiết bị cho bộ môn. - Hàng năm qua các đợt thi đua phối hợp tổ chức thi đấu các môn thể thao cho CBGV và học sinh. B - Đối với giáo viên: - Thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn - Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy để chọn một số phương pháp giảng dạy tích cực, đạt hiệu quả cao. - Đánh giá kết quả học tập của học sinh đúng quy chế, phải khách quan, công bằng, hợp lý tạo hứng thú cho học sinh trong học tập và rèn luyện thể lực. C - Đối với học sinh: - Phải xác định được tầm quan trọng của môn học. - Phải phát huy tính tự giác tích cực trong học tập, phát huy năng lực cá nhân trong hoạt động thể dục thể thao, tự tập luyện thêm ở nhà. - Khi tham gia học tập phải mặc đúng trang phục TDTT. Tự trang bị một số dụng cụ TDTT của cá nhân để tập luyện, tăng cường sức khỏe, nâng cao trình độ về TDTT. VII. Danh sách nhưng tổ chức cá nhân đã tham gia áp dùng thử: Không D. Danh sách đồng tác giả: Không Tuần Giáo, ngày….. tháng …..năm 2024 Tuần Giáo, ngày 15 tháng 4 năm 2024 XÁC NHẬN NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nguyễn Văn Ninh 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2