Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hình thức lồng ghép các trò chơi trong dạy học Lịch sử lớp 11 ở trường trung học phổ thông
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp các em từ chỗ bị động tiếp thu kiến thức trở thành những đối tượng chủ động giải quyết các vấn đề trong tiết học. Nhờ đó các em sẽ ngày càng yêu thích môn học, việc ghi nhớ bài trên lớp sẽ tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hình thức lồng ghép các trò chơi trong dạy học Lịch sử lớp 11 ở trường trung học phổ thông
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------ Tri Tôn, ngày 10 tháng 2 năm 2020 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: CHÂU THỊ THANH TRÚC Nam, nữ: nữ - Ngày tháng năm sinh: 04/09/1988 - Nơi thường trú: Khóm II, Thị Trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang - Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trung Trực - Chức vụ hiện nay: Phó Bí Thư Đoàn Trường. - Lĩnh vực công tác: Giáo viên giảng dạy lịch sử và phụ trách công tác Đoàn. II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 1. Những thuận lợi và khó khăn: a. Thuận lợi: - Được sự quan tâm sâu sát của Ban giám Hiệu nhà Trường cũng như tổ chuyên môn. - Cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ việc giảng dạy theo phương pháp mới và ứng dụng công nghệ thông tin. - Phần lớn các em học sinh có ý thức học tập và chấp hành nề nếp khá tốt. - Tổ chuyên môn luôn tạo điều kiện để trao đổi kinh nghiệm giúp nâng cao về chuyên môn giữa các thành viên trong tổ. b. Khó khăn: - Một bộ phận học sinh chưa có ý thức trong học tập, chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc học lịch sử ở trường THPT. - Đặc thù ở địa phương là huyện miền núi nên số lượng học sinh dân tộc Khmer ở Trường khá nhiều. Các em gặp khó khăn trong việc giao tiếp, ghi chép tiếng Việt nên đôi khi đạt kết quả chưa cao trong học tập. - Đa phần các em học sinh nhà ở xa trường , hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ngoài giờ học các em phải phụ giúp gia đình. Do đó, việc học tập, tìm hiểu thêm các kiến thức ngoài giờ học trên lớp còn hạn chế. - Một số học sinh và phụ huynh chưa quan tâm đến môn lịch sử, xem đây là môn phụ chỉ học để đối phó. 1
- c. Tên sáng kiến: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA HÌNH THỨC LỒNG GHÉP CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 11 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. d. Lĩnh vực: giáo dục chuyên ngành lịch sử. III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: Lịch sử là một môn học quan trọng, giá trị của môn lịch sử đối với mỗi con người là không thể phũ nhận được, nhất là đối với thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay. Bởi lẽ thông qua việc tìm hiểu lịch sử con người sẽ đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm. Quan trọng hơn hết là hình thành lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ và xây dựng đất nước. Lịch sử dân tộc Việt Nam trãi qua hàng nghìn năm với những chiến công hào hùng. Từ buổi đầu dựng nước đến nay, ông cha ta đã lần lượt đánh tan các cuộc xâm lăng của phong kiến Trung Quốc, đánh bại hai Đế quốc lớn là Pháp và Mĩ. Dân tộc ta đã gây tiếng vang với năm châu, từ một quốc gia nhỏ chưa có tên trên bản đồ thế giới thì nay đã ghi dấu trong lòng nhân dân thế giới với tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, quyết hi sinh bảo vệ nền đôc lập, tự do cho dân tộc. Có thể nói lịch sử Việt Nam là niềm tự hào với mỗi người Việt Nam chúng ta. Đã là người Việt Nam dù ở nơi đâu, địa vị nào cũng cần phải biết về lịch sử dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Câu nói của Bác Hồ dù đã trãi qua bao nhiêu năm lịch sử nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị bởi lẽ không một quốc gia, dân tộc nào có thể ngoảnh mặt lại với quá khứ của quốc gia, dân tộc. Nếu như việc tìm hiểu về lịch sử dân tộc giúp ta ngày càng yêu quê hương, đất nước thì lịch sử thế giới giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về tiến trình phát triển của nhân loại, bản chất bóc lột của Chủ nghĩa tư bản cũng như xu thế phát triển của thế giới…Để từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân và cộng đồng. Mặt khác hình thành quan điểm chính trị, lập trường vững vàng, sẵn sàng đối mặt cũng như lên án, có những hành động yêu nước, làm thất bại các âm mưu chống phá đất nước của kẻ thù. Như vậy, không quá phô trương khi nói rằng môn lịch sử là môn học quan trọng với mỗi cá nhân. Việc giáo dục lịch sử đối với thế hệ thanh niên Việt Nam, đặc biệt là các em học sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường là hết sức cần thiết bởi lẽ các em là những mầm non của đất nước, là thế hệ kế nghiệp cho các cha anh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, thực trạng đáng buồn hiện nay là môn lịch sử đang dần mất đi vai trò và vị trí vốn có của nó. Người học lịch sử không còn hứng thú với môn học này. Đa phần học sinh khi nhắc đến lịch sử đều “ngao ngán”. Các em tìm mọi cách để “ đối phó” với môn lịch sử như: học vẹt, học máy móc, thiếu tư duy. Nhiều em không dám chọn môn lịch sử để thi tốt nghiệp vì “sợ không học nổi các nội dung” hoặc “ học hoài vẫn không nhớ được các sự kiện, ngày tháng năm…”. 2
- Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ phụ huynh học sinh cũng chưa nhận thấy tầm quan trọng của môn học này nên không khuyến khích con em mình đầu tư cho môn học này. Điều này gây tâm lí chán nản cho người học lẫn người dạy dẫn đến tình trạng: “ Thầy cố gắng truyền đạt hết kiến thức cho kịp chương trình, trò cắm cúi ghi chép rồi về học thuộc lòng để lấy điểm”. Thực trạng này là bài toán khó cho những người yêu thích môn lịch sử và giảng dạy lịch sử ở trường THPT nói riêng và các cấp học nói chung. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Không thể phũ nhận vai trò và tác dụng của lịch sử trong việc giáo dục lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay nói riêng và với tất cả công dân Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, thực trạng đáng buồn hiện nay là có không ít cá nhân chưa nhận thấy được tầm quan trọng của môn học này. Quan niệm môn lịch sử chỉ là môn phụ, không giúp ích cho việc định hướng nghề nghiệp sau này. Nhiều học sinh khi học sử vẫn đặt câu hỏi “ Học lịch sử để làm gì?”, “ Lịch sử chỉ là môn phụ, chỉ cần học thuộc lòng là được”… Vì những quan niệm đó nên các em chỉ cần học để không bị “ điểm liệt” chứ chưa thật sự hứng thú với môn học này. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích con em học những môn khoa học tự nhiên để “ dễ xin việc làm, lương cao”... Bản thân tôi cũng nhiều lần nhận được câu hỏi “ Vì sao lại dạy lịch sử? Sao không dạy các môn khác?”… Vấn đề được đặt ra là : “ Có phải môn lịch sử đã hết chỗ đứng trong nhà trường?”, “ Liệu rằng xã hội đang xem nhẹ môn học này?” Tuy nhiên, qua tìm hiểu của cá nhân tôi, không hẳn học sinh chán môn lịch sử, xã hội vẫn đang dành sự quan tâm đến môn học này. Bằng chứng vẫn có không ít học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi liên quan đến lịch sử. Hàng năm có rất nhiều chương trình tìm hiểu về lịch sử được phát động thu hút sự tham gia đông đảo của học sinh, sinh viên và các tầng lớp khác trong xã hội. Như vậy, học sinh không phải chán học lịch sử, theo nhận định chủ quan của tôi, việc giảng dạy lịch sử ở trường THPT chưa đạt kết quả như ý là do một số nguyên nhân sau: - Thứ nhất, như các em đã tâm sự, chương trình lịch sử ở trường THPT khá dài nên cả thầy và trò phải tiếp thu lượng kiến thức khá nhiều trong một tiết học. Giáo viên để dạy kịp chương trình đòi hỏi phải truyền đạt cho học sinh hết mức có thể nên việc sáng tạo bị hạn chế. Học sinh để có đủ bài học thì phải cắm cúi ghi chép nên cũng chẳng còn hứng thú để học tập. Điều này có thể xác thực bằng việc hỏi lại nội dung đã học của học sinh sau khi phát bài kiểm tra đa phần các em ( kể cả học sinh kiểm tra được điểm cao) đã quên hầu hết các nội dung sau một đến hai tuần làm bài kiểm tra. - Thứ hai, tâm lí xem đây là môn phụ vẫn còn tồn tại ở một bộ phận học sinh. Các em chỉ đầu tư cho các môn chuyên ngành, nên chủ yếu học sử để không bị “ điểm liệt”, do đó việc thiếu đầu tư với môn học này là điều tất yếu. - Thứ ba, hình thức dạy truyền thống thầy hướng dẫn, trò ghi bài. Qua đó, học sinh chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc chứ chưa phát huy được vai trò là người chủ động giải quyết nội dung bài học. Do đó, học xong tiết học, số lượng kiến thức học sinh nhớ được trên lớp khá hạn chế. - Thứ 4, vì chưa yêu thích môn học nên đôi khi học sinh còn khá thụ động trong giờ học, có khi các em xung phong phát biểu cũng chỉ cầm sách giáo khoa và đọc như trong sách 3
- mà không tóm tắt được nội dung chính của phần bài đang học. Nhà bác học thiên tài A. Einstein đã từng nhận định “ Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người”. Như vậy, nếu chỉ học vẹt, thiếu tư duy thì học sinh không thể có kiến thức ( nếu có cũng chỉ là nhớ một cách máy móc, mau nhớ, chóng quên) cũng như không thể giáo dục lòng yêu nước cho các em thông qua việc dạy học. Nhà giáo dục học Uy-li-am Ba-tơ-dit đã nhận định: “Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn.” Qua nhận định đó ta thấy rằng, vai trò của người dạy học là phải khơi dậy cho học sinh sự hứng thú trong học tập. Bên cạnh đó, với những nguyên nhân và thực trạng vừa nêu, yêu cầu đặt ra cho người dạy lịch sử hiện nay là phải phát huy tính tích cực cho học sinh, hướng học sinh trở thành trung tâm của tiết học. Giúp các em từ chỗ bị động tiếp thu kiến thức trở thành những đối tượng chủ động giải quyết các vấn đề trong tiết học. Nhờ đó các em sẽ ngày càng yêu thích môn học, việc ghi nhớ bài trên lớp sẽ tốt hơn. Kết quả thu được sau mỗi tiết dạy sẽ cao hơn và khi đó giáo viên còn hoàn thành được nhiệm vụ là khơi gợi lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương đất nước cho học sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà Trường. 3. Mô tả sáng kiến: a. Tính mới, tính sáng tạo: Phương pháp này có cải tiến hơn so với trước đây, giáo viên từ chỗ là người trực tiếp cung cấp các kiến thức trở thành người hướng dẫn giúp học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức và giải quyết các vấn đề trong bài học.Từ đó tạo tính tích cực và năng động cho học sinh thông qua việc tham gia các trò chơi, giải quyết các câu hỏi, các vấn đề giáo viên đặt ra từ đó các em sẽ nhớ bài lâu hơn, tiết học sẽ bớt nặng nề hơn, sinh động hơn. b. Tính khả thi: Phương pháp này hoàn toàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phù hợp với các cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở trường THPT Nguyễn Trung Trực nói riêng và các trường THPT của toàn quốc nói chung.. c. Tính hiệu quả: - Học sinh hăng hái tham gia trò chơi để giải quyết các vấn đề của bài học làm tiết học sinh động hơn. - Tính tự giác trong học tập, phát biểu xây dựng bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp của học sinh được nâng cao. - Tỉ lệ học sinh ghi nhớ hơn 62 % kiến thức sau khi kết thúc tiết học tăng. - Học sinh dễ ghi nhớ các nội dung bài học hơn, do đó việc học tập của học sinh nhẹ nhàng hơn so với trước đây ( thay vì cầm tập học thuộc lòng, cố nhồi nhét kiến thức). - Hiệu quả giảng dạy của giáo viên tăng cao, học sinh hứng thú với bài học nên giáo viên càng tâm huyết hơn trong việc đổi mới và nâng cao tay nghề. - Thông qua việc cùng tham gia trò chơi giúp học sinh đoàn kết hơn. 4
- - Rèn luyện kĩ năng phát biểu trước đám đông cho học sinh. d. Tiến trình thực hiện: Giáo viên cần xác định các nội dung sau * Mục đích: Xác định chính xác mục đích của việc áp dụng trò chơi là giúp học sinh ghi nhớ các sự kiện, các nhân vật lịch sử trong mỗi bài học. Khơi gợi khả năng hoạt động nhóm, kĩ năng phát biểu trước đám đông. Tạo sự hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nhớ bài lâu hơn. * Thời điểm: Thực hiện đầu tiết học ( khởi động), giữa tiết học hoặc cuối tiết ( vận dụng). * Yêu cầu: Để việc áp dụng trò chơi vào tiết dạy hiệu quả, người dạy và người học cần thực hiện các yêu cầu sau: - Thứ nhất, giáo viên phải trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn vững vàng bên cạnh đó cũng cần bổ sung các kiến thức có liên quan ( VD: kiến thức xã hội, các thông tin thời sự hiện nay,…). - Thứ hai, chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết phục vụ việc tổ chức trò chơi: + Tranh ảnh, tư liệu, bài hát, bản đồ,… + Các loại máy móc hỗ trợ ( máy chiếu, tivi, laptop…). + Các đồ dùng khác như giấy cứng, nam châm, bút lông, bảng phụ… + Quà phát thưởng cho đội chiến thắng ( bánh, kẹo, bút bi…) - Thứ ba, muốn đạt được hiệu quả cao trong việc tổ chức trò chơi đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo giáo án giảng dạy trước khi lên lớp,giáo án phải thể hiện việc lồng ghép trò chơi ở đầu tiết, giữa tiết hay gần cuối tiết học để phù hợp. Khi thực hiện lồng ghép phải định hướng rõ mục đích, đối tượng ( ví dụ như hoạt động theo nhóm hay hoạt động cá nhân), hình thức tổ chức, cách thức chơi trò chơi như thế nào... Ngoài ra, giáo viên phải dự tính các tình huống có thể xảy ra trong lúc tổ chức trò chơi để có biện pháp giải quyết thích hợp ( Ví dụ: lớp quá ồn hoặc học sinh chưa chuẩn bị kĩ kiến thức để có thể chơi trò chơi) nhằm tổ chức trò chơi có hiệu quả cũng như tránh làm ảnh hưởng đến các lớp khác ( Ví dụ: nếu đội nào cố tình gây ồn ào có thể trừ điểm đội đó hoặc dừng trò chơi vì không kiểm soát được các hoạt động thì hiệu quả đạt được không cao). - Thứ tư, việc lồng ghép trò chơi vào tiết học phải phù hợp, không tốn quá nhiều thời gian nhưng phải bám vào nội dung bài dạy để học sinh có thể ghi nhớ kiến thức thông qua trò chơi cũng như phát huy được tính tích cực cho các em. - Thứ năm, giáo viên đánh giá công bằng, khách quan trong lúc diễn ra trò chơi mặt khác phải khơi gợi tính tự giác tham gia trò chơi cho học sinh. - Thứ sáu, về phía học sinh cần chuẩn bị bài trước ở nhà và có ý thức trong giờ học cũng như khi tham gia trò chơi. * Cách thức chơi: Giáo viên cần hướng dẫn thật kĩ, rõ ràng cách thức tổ chức trò chơi để học sinh thực hiện đúng yêu cầu, đạt hiểu quả. * Đối tượng: áp dụng cho tất cả học sinh trong lớp học * Hình thức: 5
- Có nhiều hình thức tổ chức trò chơi. Có thể phân thành hai nhóm: - Trò chơi cá nhân: + Trò chơi “ Nghe nhạc đoán tên anh hùng” + Trò chơi “ Ai là người chiến thắng” + Trò chơi “ Chọn đi chờ chi” + Trò chơi “ Điền vào ô trống” + Trò chơi “Giải ô chữ”. - Trò chơi nhóm: + Trò chơi “Đoán ý đồng đội”. + Trò chơi “Chung sức”. + Trò chơi “Người ấy là ai”. + Trò chơi “ Mảnh ghép hoàn hảo”. * Đối tượng: Học sinh khối 11 ở các lớp đang giảng dạy. e. Thời gian thực hiện: Học kì I và học kì II ( 2017 – 2018). Học kì I ( 2019 – 2020) f. Biện pháp tổ chức: * Trò chơi “ Nghe nhạc đoán tên anh hùng”: - Mục đích: giúp học sinh khắc họa về các anh hùng dân tộc và các sự kiện gắn liền với nhân vật đó. Hình thức này tiến bộ hơn so với cách giới thiệu nhân vật lịch sử trước kia ( giáo viên đưa hình ảnh nhân vật và giới thiệu). Các đoạn nhạc về anh hùng giúp thay đổi không khí lớp học, học sinh dễ ghi nhớ về nhân vật lịch sử cũng như các chiến công của họ hơn. - Cách thức chơi: Giáo viên sẽ chuẩn bị một số đoạn nhạc về các anh hùng có liên quan đến bài học sau đó giáo viên sẽ phát từng đoạn nhạc cho học sinh đoán tên nhân vật. Nhiệm vụ của học sinh là nghe đoạn nhạc có các nội dung liên quan đến nhân vật lịch sử và nói đúng tên của nhân vật đó. - Yêu cầu: Giáo viên chuẩn bị máy tính, máy chiếu hoặc tivi để ứng dụng công nghệ thông tin. Bài hát được sử dụng phải có liên quan đến nhân vật và được phép lưu hành. - Thời điểm áp dụng: áp dụng ở phần củng cố bài. - Đối tượng: tất cả học sinh trong lớp. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Kết quả khi áp dụng trò chơi: Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng - GV giới thiệu hình ảnh và thân thế sự - Âm nhạc giúp tiết học sinh động hơn. nghiệp của nhân vật đồng thời nhấn mạnh - Học sinh ghi nhớ bài học lâu hơn qua các chiến công gắn liền với nhân vật. việc tiếp nhận kiến thức bằng âm nhạc. - Học sinh sẽ hiểu rõ hơn về nhân vật - Học sinh sẽ có ấn tượng sâu sắc hơn về nhưng không ghi nhớ lâu. nhân vật lịch sử cũng như những chiến 6
- công của họ từ đó hình thành lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước. Ví dụ: Sơ kết Lịch sử Việt Nam ( 1858 – 1918). a. Nhận vật Trương Định “Đám lá tối trời” ông Trương đánh Tây Giặc khiếp sợ oai sử vàng còn ghi Đất nước nghiêng mình ngàn đời con cháu biết ơn Để ta nghe hồn sông núi dâng trào. Nhớ ngời xưa trung dũng Thương sông Vàm Cỏ bao đời vẫn xanh trong Noi gương anh hùng tiền nhân dân ta giữ nước Ơi tấm lòng trung hiếu người Gò Công. (Bài hát Thương nhớ Gò Công – ST Nguyễn Tiến Nghĩa) b. Nhân vật Nguyễn Trung Trực Đất Kiên Giang phá tan tành giặc Pháp gian tham. Vào thời dân chống Pháp, khắp quê hương lan tràn sương khói. Người vì dân đứng lên dùng đức tâm không ngừng kêu gọi "Này anh hùng dân Nam khắp nơi! Vì quê nhà ta đi đấu tranh". Xóa tan nhanh đám xâm lăng, lũ Việt gian tàn phá non sông. Nhưng tiếc thương vô cùng người anh hùng cứu quốc Đã hy sinh liệt oanh, ngâm dòng thơ bất diệt, trước khi ra pháp trường. ( Bài hát Nguyễn Trung Trực – ST Ngô Nguyễn Trần – Tâm Thơ) c. Nhân vật Hoàng Diệu “ Nhất cử thành danh, tự cổ anh hùng vô sở nguyện Bình sanh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm” Vùng đất Quảng Nam xuất hiện trang anh hùng dân tộc. Từng vẫy vùng hiên ngang quyết vùng lên diệt thực dân Pháp Kiên cường đấu tranh giữ Hà thành đến phút cuối cùng. Muôn dân đồng tâm đã theo ông chung lòng chống Pháp. ( Bài hát Hoàng Diệu – ST Ngô Nguyễn Trần – Tâm Thơ) * Trò chơi “ Ai là người chiến thắng”: - Mục đích: Giúp học sinh củng cố bài học, ghi nhớ các nội dung quan trọng của bài đã được học trên lớp. Hình thức này có cải tiến hơn so với cách củng cố bài trước kia, giúp 7
- học sinh ghi nhớ các kiến thức bài đã học. Thông qua việc thi đấu với nhau cũng như theo dõi phần thi của các bạn giúp học sinh ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn. - Cách thức chơi: Giáo viên sẽ tiến hành mời ngẫu nhiên một số em học sinh ( 4 hoặc 5 học sinh) lên bảng. Sau đó GV sẽ đọc các câu hỏi liên quan đến bài học đồng thời cũng trình chiếu hệ thống câu hỏi lên màn hình tivi để cả lớp tiện theo dõi. Nhiệm vụ của các học sinh tham gia là ghi câu trả lời lên bảng. Các học sinh còn lại theo dõi và nhận xét phần trả lời của bạn. Sau thời gian quy định, học sinh có câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng. - Yêu cầu: Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi, máy tính, máy chiếu hoặc tivi để ứng dụng công nghệ thông tin. Tùy tình hình mà giáo viên có thể đưa số lượng câu hỏi nhiều hay ít để phù hợp thời gian. - Thời điểm áp dụng: áp dụng ở phần củng cố bài. - Đối tượng: tất cả học sinh trong lớp. - Hình thức: Hoạt động cá nhân. - Kết quả khi áp dụng trò chơi: Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng - GV đặt câu hỏi liên quan đến nội dung - Học sinh hăng hái hơn trong việc trả lời bài để củng cố kiến thức cho các em→ HS các câu hỏi của trò chơi để giành được trả lời. chiến thắng - Học sinh bị động tiếp thu kiến thức nên - Tiết học sinh động hơn. việc ghi nhớ sẽ khó khăn hơn. - Học sinh ghi nhớ kiến thức bài học lâu hơn. - Thông qua trò chơi giúp các em đoàn kết hơn Ví dụ : - Bài 1. Nhật Bản STT Câu hỏi Đáp án đúng 1 Giữa TK XIX, quyền hành ở Nhật Bản nằm Tướng quân ( Sôgun) trong tay ai? 2 Quốc gia nào đi đầu trong việc dùng áp lực buộc Mĩ Nhật Bản “mở cửa” ? 3 Người tiến hành cuộc Duy Tân ( 1868) ở Nhật Thiên hoàng Minh Trị Bản? 4 Cuộc Duy Tân ở Nhật Bản tiến hành trên các Chính trị, kinh tế, quân sự, lĩnh vực nào? văn hóa – giáo dục 5 Trong các nội dung trên, nội dung nào quan Giáo dục trọng nhất? 8
- 6 Tính chất của cuộc Duy Tân Minh Trị? Cách mạng tư sản - Bài 3. Trung Quốc STT Câu hỏi Đáp án đúng 1 Người khởi xướng cuộc vận động Duy Tân ở Khang Hữu Vi, Lương Khải Trung Quốc? Siêu 2 Cha đẻ của học thuyết Tam dân? Tôn Trung Sơn 3 Nội dung học thuyết Tam dân? Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc 4 Thời gian diễn ra cách mạng Tân Hợi? 1911 5 Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa dân quốc? Tôn Trung Sơn 6 Tính chất của cách mạng Tân Hợi? Cách mạng tư sản 7 Chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc? Trung Quốc Đồng minh hội Hoặc STT Câu hỏi Đáp án đúng 1 Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh Quốc hữu 9/5/1911 hóa đường sắt thời gian nào? 2 Sự kiện 10/10/1911 là gì? Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương 3 Sự kiện ngày 29/12/1911 là gì? Quốc Dân đại hội họp ở Nam Kinh 4 Tôn Trung Sơn từ chức đại Tổng thống thời gian 2/1912 nào? 5 Sự kiện ngày 6/3/1911 là gì? Viên Thế Khải nhậm chức Đại tổng thống, cách mạng kết thúc. - Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược ( từ năm 1858 đến trước năm 1873) STT Câu hỏi Đáp án đúng 1 Giữa TK XIX, Trước khi bị thực dân Pháp xâm Phong kiến độc lập, có chủ lược, Việt Nam là quốc gia như thế nào? quyền 2 Tư bản Pháp làm gì để chuẩn bị xâm lược nước Truyền bá Thiên chúa giáo ta? 9
- 3 Sự kiện ngày 1/9/1858 Pháp tấn công Đà Nẵng 4 Nguyễn Tri Phương sử dụng chiến thuật gì để Vườn không nhà trống chống Pháp? 5 Sự kiện 17/2/1859? Pháp đánh thành Gia Định 6 Ban đầu, Pháp thực hiện chiến thuật gì khi đánh Đánh nhanh thắng nhanh Gia Định? 7 Chủ trương của triều đình Nguyễn? Chủ hòa, phòng ngự bị động Ảnh học sinh tham gia trò chơi bài 3. Trung Quốc * Trò chơi “ Chọn đi chờ chi”: - Mục đích: Là hình thức kiểm tra miệng nhưng bớt tạo áp lực cho các em hơn so với cách trả bài truyền thống ( học sinh lên bảng và đợi giáo viên đặt câu hỏi). Nhờ đó tạo tâm lý thoải mái hơn cho học sinh khi trả bài, hiệu quả của phần kiểm tra miệng sẽ cao hơn. 10
- - Cách thức chơi: Giáo viên sẽ tiến hành soạn các câu hỏi trên máy tính, học sinh được gọi lên sẽ chọn một ô trên màn hình ( trong đó có các câu hỏi) để trả lời. Khi học sinh chọn ô nào giáo viên bấm vào ô đó, câu hỏi sẽ hiện ra. Chọn trúng ô nào thì trả lời câu hỏi của ô đó. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên sẽ nhận xét và cho điểm như cách trả bài truyền thống. - Yêu cầu: Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi, máy tính, máy chiếu hoặc tivi để ứng dụng công nghệ thông tin. - Thời điểm áp dụng: áp dụng ở đầu tiết học. - Đối tượng: tất cả học sinh trong lớp và có thể áp dụng ở tất cả các bài học. - Hình thức: Hoạt động cá nhân. - Kết quả khi áp dụng trò chơi: Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng - Học sinh lên bảng đợi GV đặt câu hỏi và - Học sinh tự chọn gói câu hỏi để trả lời, trả lời → Tâm lý “sợ trả bài”, run, hồi đảm bảo tính công bằng. hộp… - Giờ trả bài bớt áp lực hơn cho học sinh. - Đôi khi học sinh có thuộc bài nhưng lên - Kết quả thu được khả quan hơn. bảng run quá lại quên mất một số nội dung. - So bì vì “ bạn được hỏi câu dễ, câu hỏi của em khó hơn của bạn”… - Kết quả đạt được không như mong đợi. Ví dụ : Hình minh họa nội dung kiểm tra miệng của bài 1. Nhật Bản 11
- Hình minh họa nội dung kiểm tra miệng bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918) Hình ảnh học sinh trong giờ kiểm tra miệng 12
- * Trò chơi “ Điền vào ô trống”: - Mục đích: Giúp học sinh củng cố bài học, ghi nhớ các nội dung quan trọng của bài đã được học trên lớp. Hình thức này cải tiến hơn cách củng cố bài truyền thống, thông qua việc điền vào ô trống các cụm từ bị thiếu học sinh sẽ ghi nhớ nhiều hơn các nội dung quan trọng của bài. - Cách thức chơi: Giáo viên sẽ tiến hành soạn các nội dung trọng tâm của bài dạy trong đó để các ô trống cho học sinh điền vào phần nội dung. Sau đó giáo viên sẽ tiến hành mời một ngẫu nhiên một vài học sinh điền các nội dung vào ô trống. Sau khi học sinh hoàn thành, giáo viên sẽ cho những học sinh còn lại nhận xét, bổ sung. Giáo viên là người chốt ý sau cùng. - Yêu cầu: Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi, máy tính, máy chiếu hoặc tivi để ứng dụng công nghệ thông tin hoặc bảng phụ, bút lông. Học sinh phải chuẩn bị bài trước ở nhà để có thể điền các nội dung. - Thời điểm áp dụng: áp dụng ở phần củng cố bài hoặc giữa tiết ( tùy phần lồng ghép của giáo viên) - Đối tượng: tất cả học sinh trong lớp và có thể áp dụng ở tất cả các bài học. - Hình thức: Hoạt động cá nhân. - Kết quả khi áp dụng trò chơi: Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng - GV đặt câu hỏi liên quan đến nội dung - Thông qua việc điền các cụm từ bị thiếu bài để củng cố kiến thức cho các em→ HS giúp học sinh ghi nhớ các nội dung bài lâu trả lời. hơn. - Học sinh bị động tiếp thu kiến thức nên - Tiết học sinh động hơn. việc ghi nhớ sẽ khó khăn hơn. Ví dụ: - Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 – 1939) 13
- Hình minh họa nội dung điền vào ô trống phần 1 bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. * Trò chơi “ Giải ô chữ”: - Mục đích: Giúp học sinh củng cố bài học, ghi nhớ các nội dung quan trọng của bài đã được học trên lớp. Việc học sinh tham gia giải ô chữ giúp các em hứng thú hơn trong tiết học và ghi nhớ kiến thức bài học lâu hơn. - Cách thức chơi: Giáo viên tiến hành trình chiếu ô chữ trên màn hình tivi hoặc trên bảng phụ, giáo viên đưa các câu hỏi gợi ý ở mỗi hàng. Các em sẽ giơ tay phát biểu, học sinh nào giơ tay trước sẽ được quyền trả lời. Nếu đoán đúng 1 ô sẽ được đoán tiếp, sai sẽ nhường quyền cho bạn còn lại. Mỗi ô đoán đúng sẽ được một phần quà nhỏ. - Yêu cầu: Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi, máy tính, máy chiếu hoặc tivi để ứng dụng công nghệ thông tin hoặc bảng phụ, bút lông. - Thời điểm áp dụng: áp dụng ở phần củng cố bài. - Đối tượng: tất cả học sinh trong lớp. - Hình thức: Hoạt động cá nhân. - Kết quả khi áp dụng trò chơi: Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng - GV đặt câu hỏi liên quan đến nội dung - Học sinh hăng hái hơn trong việc trả lời bài để củng cố kiến thức cho các em→ HS các câu hỏi của trò chơi để giành được trả lời. chiến thắng - Học sinh bị động tiếp thu kiến thức nên - Tiết học sinh động hơn. việc ghi nhớ sẽ khó khăn hơn. - Học sinh ghi nhớ kiến thức bài học lâu hơn. 14
- Ví dụ: - Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945) + Hàng ngang: a. Đức sử dụng chiến thuật gì để tấn công Ba Lan? b. Mĩ ném Mĩ ném quả bom nguyên tử thứ nhất xuống thành phố này? c. Phát xít Nhật bành trướng ở khu vực này? d. Hít-le gây ra vụ Xuy-đét để thôn tính quốc gia này? e. Quốc gia coi chủ nghĩa Phát xít là kẻ thù, chủ trương liên kết với các nước khác chống phát xít? f. Người đứng đầu phát xít Đức? g. Căn cứ hải quân của Mĩ ở Thái Bình Dương? + Hàng dọc: Phe phát động chiến tranh thế giới thứ nhất? * Trò chơi “ Đoán ý đồng đội”: - Mục đích: Giúp học sinh củng cố bài học, ghi nhớ các nội dung quan trọng của bài đã được học trên lớp. Hình thức này ngoài việc giúp các em ghi nhớ kiến thức bài học còn tạo điều kiện để các em đoàn kết hơn. - Cách thức chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 2 học sinh lên tham gia. Học sinh thứ nhất sẽ nhận phiếu nội dung trong đó có các cụm từ. Trong thời gian 60 giây, nhiệm vụ của HS 1 là gợi ý cho HS 2 các từ khóa đó ( không được nói từ nào liên quan trực tiếp đến từ khóa). HS 2 sẽ đoán từ khóa. Mỗi cụm từ đoán đúng sẽ được 10đ. Các học sinh còn lại sẽ theo dõi và báo cáo khi các đội chơi phạm luật. - Yêu cầu: Giáo viên chuẩn bị các mảnh giấy để ghi cụm từ. - Thời điểm áp dụng: áp dụng ở phần củng cố bài. - Đối tượng: tất cả học sinh trong lớp. 15
- - Hình thức: Hoạt động nhóm . - Kết quả khi áp dụng trò chơi: Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng - GV đặt câu hỏi liên quan đến nội dung - Học sinh hăng hái hơn trong việc trả lời bài để củng cố kiến thức cho các em→ HS các câu hỏi của trò chơi để giành được trả lời. chiến thắng - Học sinh bị động tiếp thu kiến thức nên - Tiết học sinh động hơn. việc ghi nhớ sẽ khó khăn hơn. - Học sinh ghi nhớ kiến thức bài học lâu hơn. - Thông qua trò chơi giúp các em đoàn kết hơn Ví dụ : Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối TK XIX. Cụm từ HS 1 gợi ý Tôn Thất Thuyết Người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình? Đồn Mang Cá Ngày 5/7/1885 phái chủ chiến cho quân tấn công vào khu Tòa Khâm Sứ vực nào của quân Pháp? Vua Hàm Nghi Người cùng Tôn Thất Thuyết ban chiếu Cần Vương? Phan Đình Phùng Người lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê? Tân Sở Nơi ban chiếu Cần Vương? Giúp Vua cứu nước Nội dung Chiếu Cần Vương là gì? Bảng nội dung trò chơi Bài 3. Trung Quốc Cụm từ HS 1 gợi ý Khang Hữu Vi, Lương Khải Người khởi xướng cuộc Vận động Duy Tân ở Trung Siêu Quốc? Dân tộc độc lập, dân quyền Nội dung học thuyết của Tôn Trung Sơn? tự do, dân sinh hạnh phúc Quốc hữu hóa đường sắt Nguyên nhân bùng nổ cách mạng Tân Hợi? 16
- Tôn Trung Sơn Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa dân quốc? Từ Hi thái hậu Người đứng đầu phái thủ cựu trong triều đình Mãn Thanh? Bảng nội dung trò chơi Bài LSĐP. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân An Giang ( từ năm 1867 đến những năm đầu của TK XX) Cụm từ HS 1 gợi ý 6/1867 Thời gian 3 tỉnh miền Tây Nam Kì rơi vào tay Pháp Trần Văn Thành Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa Nguyễn Sinh Sắc Hoạt động yêu nước ở An Giang với nghề bốc thuốc Bắc Ngô Lợi Khai sinh đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, lập căn cứ chống Pháp Bảng nội dung trò chơi * Trò chơi “Chung sức”. - Mục đích: Rèn luyện khả năng làm việc nhóm và phát biểu trước đám đông cho học sinh. Giúp tiết học trở nên sinh động hơn, học sinh ghi nhớ bài lâu hơn. - Cách thức chơi: + Cách 1. Chia lớp thành 4 đội, khi giáo viên đặt câu hỏi, các đội sẽ giành quyền ưu tiên trả lời bằng cách giơ tay. Giáo viên sẽ chọn HS của đội nào giơ tay nhanh nhất. Nếu đúng sẽ được 10 điểm/câu, nếu sai không có điểm, đội còn lại sẽ được trả lời. Với những câu hỏi tư duy 20đ/câu. Hệ thống câu hỏi sẽ bám sát nội dung bài, phần trả lời đúng của HS sẽ là nội dung ghi bài. + Cách 2. Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 1 HS lên bảng. Giáo viên sẽ đưa các dữ kiện ( được ghi trên các mẫu giấy cứng) đặt xáo trộn trên bàn. Nhiệm vụ của HS là chọn và sắp xếp các dữ kiện rồi dán lên bảng sao cho phù hợp nội dung trong thời gian quy định. Nếu HS được cử lên chưa chắc chắn về đáp án thì trở về chổ để nhóm cử HS khác lên thay thế. Đội nào làm nhanh và đúng nhất sẽ thắng. - Yêu cầu: Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi và lần lượt đặt câu hỏi theo hệ thống nội dung bài ( có thể trình chiếu lần lượt từng câu hỏi lên màn hình tivi để học sinh tiện theo dõi) hoặc chuẩn bị các câu hỏi và nội dung cần thiết trên giấy cứng. - Thời điểm áp dụng: áp dụng xuyên suốt trong tiết dạy ( đối với cách 1) và ở phần củng cố bài ( đối với cách 2). 17
- - Đối tượng: tất cả học sinh trong lớp. - Hình thức: Hoạt động nhóm. - Kết quả khi áp dụng trò chơi: Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng - GV đặt câu hỏi → HS trả lời. - Học sinh hăng hái hơn trong việc trả lời - Học sinh thụ động không tham gia phát các câu hỏi của giáo viên để ghi điểm cho biểu xây dựng bài. đội của mình. - Tiết học trở nên nặng nề vì chỉ có giáo - Tiết học sinh động hơn. viên là người hoạt động chính. - Học sinh ghi nhớ kiến thức bài học lâu hơn. - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm và phát biểu trước đám đông cho học sinh. Ví dụ: Cách chơi thứ nhất: Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng ( 1917 – 1921) Gợi ý hệ thống câu hỏi: 1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước Nga trước cách mạng? 2. Quan sát hình 23/SGK tr 49 và cho biết hình ảnh đó nói lên điều gì? 3. Nhận xét về đời sống của nông dân và công nhân Nga trước cách mạng? 4. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của Cách mạng Tháng Hai? 5. Cách mạng tháng Hai đã làm được nhiệm vụ gì? 6. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của Cách mạng tháng Mười? 7. Giải thích khái niệm cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, cách mạng Xã hội chủ nghĩa? 8. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười? 9. Hoàn thành bảng so sánh: Nội dung Cách mạng tháng Cách mạng tháng Hai Mười Nhiệm vụ Lực lượng Lãnh đạo Chính quyền thành lập Tính chất 18
- Hình minh họa 3 câu hỏi đầu tiên trong hệ thống câu hỏi Cách chơi thứ hai: Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng ( 1917 – 1921) CÁCH MẠNG CÁCH MẠNG THÁNG HAI THÁNG MƯỜI 9 vạn nữ công nhân biểu Chiếm Cung điện mùa tình ở Pê-tơ-rô-grat Đông Thể chế Cộng hòa Luận cương tháng tư Quần chúng nhân dân Quần chúng nhân dân Cách mạng DCTS kiểu Cách mạng XHCN mới Bôn-sê-víc và Men-sê- Lật đổ chính phủ tư sản víc lâm thời Lật đổ Nga Hoàng Bôn-sê-vic Chế độ TBCN Chế độ XHCN Các nội dung của trò chơi 19
- Các nội dung được đặt xáo trộn trên bàn để học sinh sắp xếp cho phù hợp và dán lên bảng * Trò chơi “ Người ấy là ai”: - Mục đích: Giúp học sinh củng cố bài học, ghi nhớ các nội dung quan trọng của bài đã được học trên lớp. - Cách thức chơi: Chia lớp thành 2 đội, tương tự như trò “ Đoán ý đồng đội”, mỗi đội sẽ cử 2 HS tham gia. Các hình ảnh sẽ được xáo trộn ngẫu nhiên. HS 1 sẽ chọn hình ảnh nhân vật bất kì ( hình ảnh sẽ có tên nhân vật ghi ở phía sau) sau đó gợi ý để HS 2 đoán tên nhân vật. Khi gợi ý không được để lộ tên nhân vật. Đội nào đoán đúng trong thời gian nhanh nhất sẽ được nhận một phần quà. - Yêu cầu: Giáo viên chuẩn bị hình ảnh nhân vật để HS đoán, bánh hoặc kẹo để phát thưởng. - Thời điểm áp dụng: áp dụng ở phần củng cố bài. - Đối tượng: tất cả học sinh trong lớp. - Hình thức: Hoạt động nhóm . - Kết quả khi áp dụng trò chơi: Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng - GV đặt câu hỏi liên quan đến nội dung - Học sinh hăng hái hơn trong việc trả lời bài để củng cố kiến thức cho các em→ HS các câu hỏi của trò chơi để giành được trả lời. chiến thắng. - Học sinh bị động tiếp thu kiến thức nên - Tiết học sinh động hơn. việc ghi nhớ sẽ khó khăn hơn. - Học sinh ghi nhớ kiến thức bài học lâu 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 74 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua bài tập thí nghiệm Vật lí
38 p | 24 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua dạy học Bài tập hóa học chương Ancol - Phenol lớp 11 trung học phổ thông
74 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10
84 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn