intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu vai trò của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Qua đó, làm rõ thực trạng hoạt động của các câu lạc bộ, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC ĐOÀN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN” Lĩnh vực nghiên cứu: Công Đoàn Nghệ An, năm 2021 1
  2. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU ******************* SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC ĐOÀN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN” Tác giả: Đậu Bá Chung Đơn vị: Trường THPT chuyên Phan Bội Châu Lĩnh vực nghiên cứu: Công Đoàn Số điện thoại: 0974448049 Nghệ An, năm 2021 2
  3. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A. MỞ ĐẦU …………………………………………………………. 1 1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………. 1 2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ………………... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………….. 3 3.1. Mục đích nghiên cứu ……………………………………...……. 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………..…. 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………...………………. 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ………………………………..……………. 3 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ……………….………. 3 5.1. Cơ sở lý luận ………………………….…………………………. 3 5.2. Phương pháp nghiên cứu …………………….…………………. 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ………………………...…. 4 7. Cấu trúc của luận văn …………………………………….………. 4 B. NỘI DUNG ……………………………………………………… 5 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC ĐOÀN 5 TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG …………………… 1.1. Khái niện câu lạc bộ và các hoạt động của câu lạc bộ tại trường 5 trung học phổ thông ………………………………………………… 1.2. Tầm quan trọng của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn 6 tại trường trung học phổ thông ……………………………………… 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của các câu lạc bộ trong 8 hoạt động tổ chức Đoàn trong trường trung học phổ thông …………. Kết luận chương 1 …………………………………………………… 10 3
  4. CHƯƠNG 2: THỰC TRANG VAI TRÒ CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC ĐOÀN TẠI TRƯỜNG 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN ……………………….…. 2.1. Khái quát về các câu lạc bộ và hoạt động Đoàn tại trường trung học 11 phổ thông chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ……. 2.2. Những thành tựu đạt được của các câu lạc bộ trường trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 26 đóng góp cho hoạt động tổ chức Đoàn và nguyên nhân của nó ……... 2.3. Một số hạn chế nhất định các câu lạc bộ trường trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong 28 hoạt động tổ chức Đoàn và nguyên nhân của nó …………………….. Kết luận chương 2 …………………………………………………... 30 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CÁC CÂU LẠC BỘ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU, 31 THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN TRONG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC ĐOÀN ………………………………………………… 3.1. Phương hướng phát huy vai trò các câu lạc bộ trường trung học phổ thông Chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 31 trong hoạt động tổ chức Đoàn ………………………………………. 3.2. Một số giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của các câu lạc bộ trường trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, 33 tỉnh Nghệ An trong hoạt động tổ chức Đoàn ………………………... Kết luận chương 3 …………………………………………………… 36 C. KẾT LUẬN ……………………………………………………... 38 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………… 40 E. PHỤ LỤC ………………………………………………………... 42 4
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CLB Câu lạc bộ THPT Trung học phổ thông CNCLB Chủ nhiệm câu lạc bộ BCN Ban Chủ nhiệm BCNCLB Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ BGH Ban Giám hiệu UVBCH Ủy viên ban chấp hành TNTN Thanh niên tình nguyện HS Học sinh BCH Ban chấp hành GVCN Giáo viên chủ nhiệm 5
  6. A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì vấn đề giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ đóng vai trò quyết định vận mệnh trong tương lai. Vấn đề đặt ra ở đây là thế hệ trẻ cần được giáo dục toàn diện cả “tài” lẫn “đức”, trong đó “đức” là cái “gốc” làm người. Cái “đức” (đạo đức) đúng nghĩa phải là người biết lắng nghe học hỏi để tăng thêm kiến thức khoa học cũng như trong đối nhân xử thế, biết khoan dung độ lượng, biết cầu tiến bộ, không ích kỷ, nhỏ nhen hẹp hòi, không cậy quyền thế v.v.. Đặc biệt đối với học sinh trung học phổ thông vẫn đang là giai đoạn định hình phát triền nhân cách, phát triển năng lực tư duy khoa học, nhưng còn ít hiểu biết về thực tiễn cuộc sống. Bởi vậy dễ dẫn tới suy luận viển vông, ảo tưởng, mất định hướng về tương lai. Thêm vào đó còn bị cãm dỗ bởi lối sống buông thả, không biết trân trọng những thuần phong, mỹ tục tốt của con người Việt Nam, dẫn tới rơi vào sa đọa mà cứ tự cho mình là “anh hùng hảo hán”, bất chấp pháp luật. Từ góc độ tiếp cận trên, xuất phát từ nhiệm vụ dạy và học tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nhằm không ngường phát huy tinh thần tự học, chủ động tích cực của học sinh, rèn luyện các năng lực, kỹ năng một cách tự nhiên, bắt nhịp cùng với sự phát triển của xã hội, cũng như bám sát mục tiêu giáo dục toàn diện. Hiện nay, các nhà trường THPT cũng đã thành lập rất nhiều câu lạc bộ để học sinh tham gia sinh hoạt, nhằm rèn luyện các kỹ năng và giúp học sinh được cung cấp thêm nhiều kiến thức văn hóa, kiến thức xã hội. Mô hình câu lạc bộ trong trường học đang bắt đầu phát triển ngày một sâu rộng, góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Với mục đích tạo ra một môi trường sinh hoạt lành mạnh, giúp học sinh thể hiện và phát triển các kỹ năng của ban thân. Mỗi câu lạc bộ với những màu sắc, sứ mệnh cũng như cách hoạt động và vận hành riêng của nó, không trộn lẫn vào nhau, đã góp phần tạo nên sự sôi nổi, năng động trong mô hình trường chuyên Phan Bội Châu. Để giải quyết vấn đề cân bằng giữa học sinh tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động của Đoàn trường với nhiệm vụ học tập, cũng như hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng một số học sinh không có hứng thú với việc tham gia các câu lạc bộ để tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết. Hơn bao giờ hết cần phát huy hơn nữa vai trò của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn. Không thể phủ nhận rằng mô hình các câu lạc bộ đã tạo ra một môi trường lành mạnh, năng động, một sân chơi bổ ích để học sinh trường Phan phát triển một cách toàn diện góp phần rất lớn trong việc đẩy mạnh phong trào Đoàn không ngừng đi lên. Trong tương lại, mô hình câu lạc bộ trường Phan sẽ có điều kiện phát triển nhân rộng trên địa bàn tỉnh nhà góp phần vào đề án xây dựng trường Chuyên Phan thành trường trọng điểm chất lượng cao. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Phát huy vai trò của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”. 6
  7. 2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề vai trò của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn tại trường trung học phổ thông được các nhà khoa học, nghiều nhà lãnh đạo, cán bộ Đoàn cơ quan trường học quan tâm nghiên cứu. Trong số các công trình nghiên cứu, các bài viết đã đăng trên tạp chí, những công trình in thành sách, các luận văn, luận án đã công bố, nhiều bài viết, công trình đã có đóng góp, kiến nghị sâu sắc, có giá trị như: Một số công trình in thành sách: Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, 2013, Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Nguyễn Lương Bằng, Nxb Nghệ An, 2015, Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn hiện nay. Tác giả Đào Đức Doãn (chủ biên), Lưu Thị Thu Hà, Tiêu Thị Mỹ Hồng, Hoàng Thị Thịnh, Nguyễn Thị Thanh Tùng, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm, 2019, Dạy học phát triển năng lực môn đạo đức. Một số bài viết đăng trên tạp chí: Nguyễn Đắc Vinh, Tạp chí Cộng sản số 878, Nâng cao nhận thức chính trị, lý tưởng sống đúng đắn, ý thức trách nhiệm với cộng đồng trong thanh niên, xứng đáng truyền thống tự hào của cha anh ThS. Nguyễn Thị Thanh Thương, Học viện Quản lý Giáo dục, Tạp chí Dân tộc số 167, tháng 11/2014, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trong nhà trường. Tác giả Lương Thị Tâm Uyên (2015), Tạp chí Giáo dục, số 358, tr 25-27, Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục thi đua yêu nước cho thanh niên. Tác giả Nguyễn Thi Thanh Tùng và Trần Ngọc Viên, Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 54-59, Sự cần thiết và giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa gia đình nhà trường xã hội với vấn đề giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay. Tô Bá Trượng, Tạp chí của Ban tuyên giáo Trung ương, 2019, Phát huy vai trò của người thầy trong đổi mới giáo dục đào tạo. Các luận văn, luận án: Hoàng Thị Hà (luận văn thạc sĩ), Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh 2002, Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Thi (luận án tiến sĩ), Học viện Quản lý Giáo dục, Hà Nôi năm 2017, Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay luận án đã đề xuất các giải pháp quản lý giáo dục đạo đức góp phần vào việc giáo dục toàn diện, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở. 7
  8. Nguyễn Thị Phượng (luận văn thạc sĩ), Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2019, Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vai trò của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Qua đó, làm rõ thực trạng hoạt động của các câu lạc bộ, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ những mục đích của đề tài được nêu ở trên, sáng kiến có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về vai trò của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn tại trường trung học phổ thông. - Làm rõ thực trang hoạt động của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Vai trò của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Không gian nghiên cứu: Các câu lạc bộ của Đoàn trường trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2016 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về nâng cao vai trò của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn tại trường trung học phổ thông. 8
  9. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: Phân tích - tổng hợp, lôgic - lịch sử, điều tra xã hội học. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Kết quả đạt được của luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu tham khảo cho đội ngũ các nhà lãnh đạo, các giáo viên giảng dạy, quản lý, cán bộ đoàn ở các cơ sở Đoàn trường THPT chuyên Phan Bội Châu nói riêng và Đoàn trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung. Đề tài có thể làm tài liệu phục vụ cho nghiên cứu và tham khảo, đối với cán bộ quản lý ở các trường THPT nhằm góp phần quan trọng trong giáo dục cho học sinh. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì đề tài được kết cấu gồm 3 chương với 8 tiết. Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vai trò của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn tại trường trung học phổ thông Chượng 2: Thực trang vai trò của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn tại trường trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Chương 3: Quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn tại trường trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 9
  10. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC ĐOÀN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Khái niện câu lạc bộ và hoạt động của câu lạc bộ tại trường trung học phổ thông 1.1.1. Khái niệm câu lạc bộ và hoạt động của câu lạc bộ Câu lạc bộ (CLB), (tiếng Anh: Club) dùng để định nghĩ cho một nhóm các cá nhân tự nguyện tham gia, là nơi sinh hoạt, trao đổi, tìm hiểu, những nhu cầu về tình cảm, học thuật, tri thức, sinh hoạt văn hóa văn nghệ. CLB nơi tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm học tập, kinh nghiệm nghiên cứu, giao lưu giao tiếp, thể hiện năng lực của mỗi cá nhân, vì lợi ích và mục tiêu chung, dựa trên những người có cùng sở thích thuộc các lĩnh vực khác nhau trong xã hội. CLB có thể hoạt động thông qua người điều hành của họ, hoặc các thành viên được ủy quyền trong quản lý của nhóm. CLB hoạt động dự trên một nguồn quỹ của các thành viên, CLB có thể tồn tại tạm thời hoặc vĩnh viễn. Hoạt động của CLB là hoạt động của một nhóm chính thức, một tập thể có mục tiêu, định hướng nội dung, phương thức sinh hoạt. 1.1.2. Nét đặc thù của các câu lạc bộ trong hoạt động của tổ chức Đoàn tại trường trung học phổ thông Thứ nhất: Nội dung hoạt động của các câu lạc bộ học sinh trung học phổ thông Các CLB học sinh trung học phổ thông, hoạt động chính thức dưới sự điều hành của Đoàn trường THPT và hoạt động ngoại khóa mang tính tự nguyện, phù hợp với hứng thú của cá nhân. Ví dụ có nhiều câu lạc bộ với tên gọi rất đặc thù và phổ biến thường gặp như: CLB bóng đá, CLB bóng rổ, CLB văn học, CLB sách v.v.. Nội dung hoạt động của các CLB học sinh trường trung học phổ thông không chịu sự hạn chế của chương trình, không mang tính bắt buộc mà được sáng tạo, xây dựng ý tưởng từ các thành viên CLB. Nội dung thay đổi tùy theo nguyện vọng và yêu cầu của cá nhân học sinh tham gia CLB. Nhưng không phải là không tiến hành một cách thống nhất, không có định hướng và không cần một sự lãnh đạo cần thiết. Đơn vị quản lý trực tiếp CLB (Đoàn trường THPT) đề ra mục tiêu phương hướng hoạt động của Đoàn trong đó có hoạt động của các CLB. Các kế hoạch của Đoàn trường THPT là tài liệu tham khảo có định hướng quan trọng, mang tính chỉ đạo cho hoạt động CLB về mặt hình thức và nội dung hoạt động. BCNCLB có thể dựa trên tài liệu này để đặt một kế hoạch công tác cụ thể thích hợp cho chuỗi hoạt động của CLB theo chủ đề rõ ràng, có sự phê duyệt của cấp trên trực tiếp đó là Đoàn trường THPT. 10
  11. Nội dung hoạt động của các CLB hết sức phong phú, đa dạng, phạm vi hoạt động rộng, biểu hiện tính sáng tạo, tính độc lập, chủ động trong công tác của các CLB trong trường THPT. Nội dung hoạt động của các CLB được kiểm tra theo hình thức công khai: Thông qua kế hoạch được phê duyệt, báo cáo tổng kết, nghiệm thu, báo cáo kinh nghiệm tổ chức. Thứ hai: Phương thức hoạt động của các câu lạc bộ học sinh trung học phổ thông Xuất phát từ những đặc thù về nội dung hoạt động của các CLB quyết định phương thức hoạt động của các CLB. Đầu tiên, các CLB lấy ý kiến học sinh (thành viên của các CLB) về những nội dung hoạt động của CLB hàng năm (nội dung nào hoạt động nội dung nào cần nghiên cứu thêm); xác định kế hoạch hoạt động của CLB trong kế hoạch chung nằm trong kế hoạch ngoại khóa của Đoàn trường THPT; tiếp đó, xin ý kiến của BGH nhà trường, Đoàn trường về cử giáo viên cố vấn; sau đó, xây dựng quy chế hoạt động của CLB; bồi dưỡng kỹ năng tổ chức sinh hoạt tập thể cho CNCLB và trưởng các ban; bố trí thời gian hợp lý trên cơ sở khơi gợi kỹ năng nội tại của các CLB từ đó tham khảo gợi ý, định hướng nội dung của giáo viên cố vấn; xin nhà trường giới thiệu các tổ chuyên môn hỗ trợ, giúp đỡ, hình thành các chuyên gia chuyên môn; xây dựng đội ngũ cộng tác viên có thể từ ngoài trường, từ các CLB bạn; xin tài trợ kinh phí; thăm dò ý kiến học sinh và tạo truyền thông cho hoạt động cụ thể sẽ diễn ra, từ đây đi vào chỉ đạo hoạt động dưới sự điều hành của chủ nhiệm, trưởng các ban của CLB phù hợp với nội dung và chương trinh, kế hoạch. 1.2. Tầm quan trọng của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn tại trường trung học phổ thông Thứ nhất: Thông qua hoạt động của các câu lạc bộ nhằm tạo sự đam mê học tập và hoạt động Đoàn của học sinh trung hoạc phổ thông Trong trường THPT, không hề thiếu các câu lạc bộ (CLB) cho học sinh chọn lựa. Để bổ sung kiến thức học sinh có thể tham gia một CLB có liên quan đến lợi ích của học tập. Điều này giúp học sinh có thể củng cố, áp dụng những vấn đề trong học tập tại lớp vào thực tiễn cuộc sống. Và đương nhiên, học đi đôi với hành bao giờ cũng mang lại hiệu quả học tập cao, phát huy hết kiến thức đã học. Ví như, nếu đam mê tiếng Anh, bạn có thể lựa chọn CLB tiếng Anh ngay tại trường để giao lưu, học hỏi nâng cao kĩ năng nói rất nhiều. Mỗi học sinh, đoàn viên, thanh niên trong trường THPT sẽ có những thế mạnh nhất định trong các lĩnh vực khác nhau. Nếu có sở trường ở nội dung nào học sinh hoàn toàn có thể tham gia những CLB phù hợp để thể hiện năng khiếu của bản thân. Với các CLB học sinh vừa có thể sinh hoạt nhóm cùng những người bạn có chung sở thích, vừa phát huy được sở trường vì có môi trường để phát triển. Không chỉ thế, dành chút thời gian để thư giãn và tham gia một vào hoạt động nào 11
  12. đó ngoài việc học giúp HS giảm bớt căng thẳng và có một cái nhìn tích cực hơn trong vấn đề học tập. Căng thẳng làm cho HS “mờ” đi khả năng sáng tạo, lĩnh hội và tiếp nhận tri thức không bằng ngọn lửa đam mê của mình nữa. Tham gia các hoạt động tại CLB cũng sẽ mang lại nhiều niềm vui và sự thú vị hơn thay vì chỉ làm một mình. Ai đó đã từng nói nếu muốn đi nhanh thì hãy đi một mình còn muốn dài thì hãy đi cùng nhau. Tại đây, bạn không chỉ được thỏa sức thể hiện khả năng, sở thích; tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực tế liên quan tới môn học, lĩnh vực mình muốn biết mà còn có cơ hội mở rộng các mối quan hệ, quen thêm những người bạn mới. Bằng cách tham gia các hoạt động nhóm hay CLB, học sinh trường THPT sẽ trưởng thành hơn về mặt giao tiếp xã hội thông qua việc tương tác với những người bạn mới chưa từng quen từ khắp các miền quê, đây cũng là cách để các em xây dựng những mối quan hệ dài lâu, bền vững với những người bạn hợp sở thích. Mỗi trường THPT sẽ có rất nhiều CLB ở đủ mọi lĩnh vực chờ đón các em học sinh, ở đó các thành viên CLB sẽ gắn bó với nhau như một gia đình (Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn), các anh chị khóa trên dìu dắt, chỉ bảo các em khóa dưới. Như vậy, các em học sinh trường THPT cần có góc nhìn thay đổi, nên tham gia các CLB để tích cực chủ động hơn trong cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm mà không mất một khoản học phí nào, trong đó có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo, xử lý tình huống, tổ chức sự kiện… Môi trường của CLB trường THPT sẽ giúp các em trở nên năng động, tự tin hơn rất nhiều. Hãy tạo động lực đam mê cho bản thân, đây cũng là cách giúp chính các em nâng cao các kỹ năng sinh hoạt tập thể làm việc nhóm, đồng thời các em còn có thêm niềm vui, giải trí, giúp cho việc học tập tốt hơn. Thứ hai: Thông qua việc hoạt động của các câu lạc bộ theo dõi quá trình học tập và rèn luyện của học sinh trong suốt khóa học để có những khuyên bảo thấu đáo, kịp thời cho học sinh Hiện nay có nhiều quan niệm và đánh giá về quá trình học tập và rèn luyện của học sinh THPT, đặc biệt trong đó có hoạt động các CLB của học sinh. Việc đánh giá, theo dõi từ đó có những khuyên bảo thấu đáo cho học sinh tham gia các hoạt động của CLB là nội dung quan trọng trong hoạt động tổ chức Đoàn. Đoàn trường theo dõi quá trình học tập và rèn luyện của học sinh phải căn cứ vào nhiều khía cạnh, nhiều hoàn cảnh cụ thể. Mỗi hoạt động của CLB mà học sinh THPT tham gia được theo dõi cả quá trình và từ nhiều góc độ, nhiều người, cả về năng lực hiểu biết và thái độ, cách đối xử với bạn bè, anh, chi, các em và những người khác trong công việc hay nhiệm vụ được giao. Trong các hoạt động của CLB tố chất cá nhân và khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu trong một bối cảnh cụ thể được biểu hiện ra bên ngoài, từ đó BCH Đoàn trường có những tổng hợp, phân tích, giáo dục cho đoàn viên, thanh niên có thái độ học tập và rèn luyện tích cực. 12
  13. Theo dõi kết quả học tập, rèn luyện và khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau theo quá trình 3 năm học cấp THPT hay ở mỗi giai đoạn học tập nhất định là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu học tập và rèn luyện của học sinh, điều này có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập và rèn luyên của học sinh. Để theo dõi quá trình học tập và rèn luyện của học sinh thì phải tạo cơ hội cho học sinh được hoạt động tích cực, được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa sử dụng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội) để giải quyết vấn đề của thực tiễn. Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, Đoàn trường, giáo viên nhà trường có thể đồng thời theo dõi quá trình rèn luyện phấn đấu cả về học tập và những giá trị, tình cảm, đạo đức của học sinh được hình thành từ nhiều hoạt động của các CLB tạo sự phát triển về mặt xã hội của học sinh THPT. 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của các câu lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn trong trường trung học phổ thông 1.3.1. Năng lực chuyên môn của bản thân các câu lạc bộ Các CLB cũng giống như một tổ chức, có CNCLB, Phó CNCLB, các ban, mỗi ban hoạt động với phần việc riêng dựa vào các thành viên CLB. Để đóng góp cho hoạt động của tổ chức Đoàn các CLB chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố khác nhau. Nói đến năng lực chuyên môn của các câu lạc bộ phải kể đến vai trò của Ban Chủ nhiệm (BCN) câu lạc bộ, BCNCLB không những phải năng động mà còn là người thủ lĩnh giỏi, quán xuyến, chăm lo các hoạt động của CLB từ những điều nhỏ nhặt nhất cho đến các điều kiện khách quan khác; nhiệt tình, có sở trường trong lĩnh vực chuyên môn của CLB phụ trách, bên cạnh đó các thành viên CLB không chỉ những người đam mêm mà cũng cần có chuyên môn cơ bản để duy trì hoạt động hiệu quả của CLB. Song nội dung và hình thức các hoạt động của các CLB nó cũng biểu hiện năng lực chuyên môn của CLB. Việc duy trì, vân hành được hoạt động của CLB phải xét đến các yếu tố tác động đến công tác quản lý CLB như sự quan tâm của BGH nhà trương đối với hoạt động của CLB, quan tâm hỗ trợ của Đoàn trường, có hay không có giáo viên cố vấn hướng dẫn. Thông qua các hoạt động BCN các CLB tìm và vận động được các yếu tố về điều kiện vật chất cũng tác động "mạnh" đến thành công của các CLB trong đóng góp chung cho hoạt động của tổ chức Đoàn. Nếu không có điều kiện trang thiết bị, địa điểm sinh hoạt ổn định, kinh phí hỗ trợ cho CLB thì cũng sẽ quyết định đến nội dung và hình thức các hoạt động của CLB. Yếu tố vật chất có tác dụng hỗ trợ gián tiếp cho sự thành công của hoạt động chuyên môn. 13
  14. 1.3.2. Quan niện về vai trò của các các lạc bộ trong hoạt động tổ chức Đoàn của bản thân các câu lạc bộ Bản thân các CLB cần quan niệm rằng, trong kế hoạch và định hướng thành lập cũng như phương hướng hoạt động đều đề cập đến vai trò của CLB cho phong trào Đoàn trường. CLB chính thức được Đoàn trường phê duyệt thành lập thì là con đẻ của Đoàn trường. Mỗi một hoạt động của CLB đều mang màu sắc của Đoàn trường, là tiếng nói của Đoàn. Chính vì lẽ đó phục vụ và đóng góp cho hoạt động và công tác Đoàn trường đó cũng là sứ mệnh của các CLB được lập ra. Trong đó các CLB làm tốt công tác định hướng tư tưởng cho các thành viên CLB, trong hoạt động chính thức được sự phê duyệt và thông qua của Đoàn trường. Các CLB cần xác định rằng, muốn các CLB mạnh và hoạt động hiệu quả thì công tác Đoàn và phong trào thanh niên của nhà trường cũng phải mạnh và phát triển đi lên; ngược lại các CLB hoạt động èo ọt, tự phát, không có quản lý, không có định hướng, không thống nhất thì đồng nghĩa có sự tác động ảnh hưởng không tốt đến hoạt động tổ chức Đoàn của nhà trường THPT. 1.3.3. Tác động của gia đình và xã hội đối với đoàn viên, thanh niên tham gia các câu lạc bộ Gia đình, nhà trường và xã hội ở đậy có sự liên kết chặt chẽ bền vững hỗ trợ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau hết sức sâu sắc. Gia đình và xã hội có tác động với đoàn viên, thanh niên trong việc tham gia các CLB tại trường THPT. Chúng ta đều hiểu rằng trong thực tế, môi trường xã hội mà học sinh THPT đang sống, học tập, trưởng thành và phát triển, bên cạnh các mặt tác động tốt, có ảnh hưởng tích cực thì luôn luôn tồn tại, hàm chứa các yếu tố có thể gây nguy hại hay tác động tiêu cực đến sự phát triển và trưởng thành của mỗi học sinh. Với đặc điểm của lứa tuổi học sinh THPT thích tìm tòi cái mới và ít khinh nghiệm, vốn sống, khả năng suy xét nông cạn nên thường dẫn đến những va vấp, hình thành thói quen xấu, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách và hành vi của mỗi học sinh. Nhất là khi thiếu sự phối hợp đúng đắn của gia đình và xã hội với giáo dục nhà trường. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, nhiều học sinh trường THPT (15 đến 18 tuổi) ở độ tuổi này đã sa đà vào các trò giải trí quá mức, các trò tiêu khiển như nghiện chơi game, chát chít,… thậm chí có em sa vào tệ nạn xã hội như cướp giật, cá cược bóng đá, chọi gà ăn tiền, trộm cắp, trấn lột bạn học, bạo lực học đường,… Như vậy, việc tham gia CLB phát triển kỹ năng của đoàn viên, thanh niên trong trường THPT chịu sự tác động không nhỏ bởi yếu tố gia đình và xã hội. Với sự tác động của gia đình và xã hội có thể là thuận lợi cũng có thể không phù hợp hoặc không theo đúng nguyện vọng của cá nhân các em học sinh nhưng chính trong điều khiện đó đòi hỏi mỗi thành viên CLB phát huy vai trò của chính bản thân mình, để có những đóng góp hữu ích đối với CLB, cho phong trào Đoàn trường, vì mục tiêu chung. Từ đó đem lại kết quả, gặt hái được cho bản thân các đoàn viên, thanh niên, thành viên CLB những kết quả ngoài mong đợi, trên chặng đường phát triển của bản thân. Việc phối hợp giữa nhà trường THPT, gia đình và 14
  15. xã hội đối với việc giáo dục học sinh là một nguyên tắc cơ bản nếu muốn có sự thành công. Bên cạnh đó Đoàn trường THPT cần phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: Xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, tình nguyện tại chỗ, CLB giúp CLB, trường giúp trường, dân số kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới, nhằm góp phần cải tạo môi trường giáo dục nhà trương, giáo dục gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Các em nên hiểu rằng: “Đường đời là một chiếc thang không có nấc chót; học tập là một quyển vở không có trang cuối cùng”, để bản thân luôn cố gắng và nỗ lực – Nơi nào có ý chi nơi đó có con đường. Kết luận chương 1 Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về CLB nói chung và trên thực tế cũng có nhiều CLB được lập ra trong thời điểm khác nhau, không gian khác nhau, mục đích khác nhau và cũng có nhiều CLB được phân loại khác nhau. Đối với cấp THPT có những nét đặc thù riêng có của cấp học này, bởi nó liên quan đến tâm lý lứa tuổi của giai đoạn. Bên cạnh đó có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phương thức nội dung hoạt động của CLB như bản thân nỗ lực của các CLB, tác động từ gia đình, nhà trường và xã hội. Như vậy, những lý luận chung nhất về CLB trong trường THPT là căn cứ, là cơ sở để xác định, đánh giá đúng thực trạng và để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đưa tập thể trường THPT đi lên. CLB đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tổ chức Đoàn vừa xây dựng lòng đam mê sáng tạo, chinh phục những đỉnh cao, vừa định hướng cho học sinh THPT trong học, rèn luyện kỹ năng, đạo đức trong đối nhân xử thế 15
  16. CHƯƠNG 2 THỰC TRANG VAI TRÒ CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC ĐOÀN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU, THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 2.1. Khái quát về các câu lạc bộ và hoạt động Đoàn tại trường trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 2.1.1. Khái quát về trường Phan và hoạt động Đoàn của học sinh trường trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Trường THPT chuyên Phan Bội Châu là đơn vị sự nghiệp trực thuộc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về chuyên môn và Thành ủy Vinh về công tác xây dựng Đảng. Trường THPT chuyên Phan Bội Châu là tập thể có sự thống nhất cao trong ý chí và hành động, trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như năng lực chuyên môn cùng các phong trào đoàn thể. Đến nay nhà trường có trên 125 cán bộ giáo viên 40 lớp và hơn 1400 học sinh. Tương ứng với số liệu đó, Đoàn trường THPT chuyên Phan Bội Châu có 40 chi đoàn học sinh và 1 chi đoàn giáo viên. Đoàn viên, thanh niên trong nhà trường đều chăm ngoan học giỏi, đoàn viên giáo viên dạy giỏi, nhiệt tình với công tác đoàn, đội ngũ cán bộ đoàn viên năng động sáng tạo. Đoàn trường THPT chuyên Phan bội Châu luôn nhận được sự quan tâm của Đoàn cấp trên, của lãnh đạo nhà trường và của cán bộ nhân viên trong toàn trường. Do đặc thù trường chuyên biệt nên gặp khó khăn trong công tác tổ chức các hoạt động tập thể có quy mô lớn vào thời gian dài, đoàn viên thanh niên từ nhiều vùng khác nhau trong tỉnh, điều kiện kinh tế khác nhau, một số đông phải ở trọ ngoài khu vực trường, đã ảnh hưởng đến công tác quản lý nắm bắt tình hình. Song vượt qua những khó khăn nhà trường cũng như Đoàn trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã tích cực phát huy sự sáng tạo của mình gặt hái được những thành quả đáng tự hào trong rèn luyện, học tập tu dưỡng xứng đáng là trường Chuyên của tỉnh, phấn đấu chuyển mình hướng tới xây dựng mô hình trường Chuyên trọng điểm chất lượng cao. 16
  17. Kết quả đạt được, về bồi dưỡng học sinh giỏi: Từ năm 2015 đến nay có thêm 3 đồng chí hoàn thành chương trình đào tạo tiễn sỹ, 5 thạc sỹ, tuyển dụng mới 10 giáo viên, thu hút 4 giáo viên giỏi tỉnh từ trường khác chuyển về đưa số lượng giáo viên giỏi tỉnh của nhà trường lên 88 đồng chí. Có 79 lượt giáo viên đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, 5 lượt giáo viên đạt chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, hàng năm có hơn 99% cán bộ giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến. Trong thời gian này có 2 đồng chí được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng ba, 14 đồng chí được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, 18 đồng chí được Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng bằng khen, nhiều đồng chí được Chủ tịch tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh tặng bằng khen. Về chất lượng mũi nhọn: Có 18 học sinh dự thi khu vực và quốc tế, 16 em đạt giải trong đó giải nhất có 3 huy chương vàng và 1 giải nhất quốc tế, 7 huy chương bạc, 3 huy chương đồng, 1 bằng khen, 434 học sinh đạt học sinh giỏi Quốc gia, 939 học sinh đạt học sinh giỏi tỉnh, 159 em đạt điểm cao trong kỳ thi đại học, đặc biệt năm 2019 có 1 học sinh đạt giải nhất đường lên đỉnh Olympia. Về chất lượng học sinh: Có 99% học sinh đạt loại giỏi trong xếp loại văn hóa hàng năm, 1% học sinh đạt loại khá, 100% học sinh đạt hạnh kiểm tốt, không có học sinh yếu kém. Năm 2016 em Trần Khánh Vy là học sinh tiêu biểu tham gia đoàn thành phố đi báo công tại lăng Bác. Em Đậu Huy Minh đạt giải nhất toàn quốc cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” lần thứ 5 năm 2019. Trong những năm gần đây có 2 giáo viên được điều động bổ nhiệm Phó hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn, bổ sung một phó hiệu trưởng, thực hiện quy trình bổ nhiệm lại 1 Phó hiệu trưởng. Chi bộ trường THPT chuyên Phan Bội châu kết nạp được hơn 60 đảng viên mới, trong đó có 12 Đảng viên là giáo viên 48 đảng viên là học sinh. Nhà trương liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh. Về chất lượng đội ngũ giáo viên: Tất cả các giáo viên trong nhà trường đều tích cực học tập, nghiên cứu, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực dự giờ thăm lớp để nâng cao hiệu quả dạy - học. Phần lớn các giáo viên đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, sử dụng thiết bị dạy học hiệu quả. 17
  18. Về chất lượng giáo dục học sinh: Chị bộ trường THPT chuyên Phan Bội Châu, chỉ đạo nhà trường thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động của Bộ GD&ĐT đề ra, thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của các năm học, trong đó chất lượng giáo dục toàn diện đặt lên hàng đầu. Bên cạnh bồi dưỡng môn chuyên tăng cường bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho học sinh, hình thành nhân cách tốt và ý thức công dân toàn cầu. Đoàn trường THPT chuyên Phan Bội Châu tổ chức hoạt động phong trào, trải nghiệm, sáng tạo, giáo dục kỹ năng sống được tổ chức thường xuyên góp phần tạo nên không khí vui vẻ, sôi nổi trong nhà trường, phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao có tính lan tỏa rộng lớn với những thành tích thật sự ấn tượng. Nghiên cứu hoa học: Có nhiều dự án đạt giải cấp tỉnh, đứng thứ nhất toàn đoàn vào các năm 2018, 2019, 2020. Có các dự án khoa học kỹ thuật được dự thi giải Quốc gia. Về Công tác xậy dựng cơ sở vật chất: Nhà trường đã giữ gìn bảo quản tốt cơ sở vật chất và sử dụng tốt cơ sở vật chất hiện có, tu bổ hàng năm để phục vụ dạy học nên ngày càng khang trang sạch sẽ, từng bước đáp ứng yêu cầu cơ bản của việc dạy và học. Mua sắm các thiết bị dạy học, các thiết bị thực hành. Về công tác khuyến học: Ngoài học bổng của tỉnh là 3.000.000.000 đồng/năm. Học sinh của trường đã nhận được nhiều học bổng của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân có số tiền lên đến 1.500.000.000 đồng. 18
  19. Về tập thể: Tổ chuyên môn có 7/7 tổ đạt đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, Nhà trường được công nhận là tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh, đề nghị UBND tỉnh, Chính phủ tặng cờ thi đua. Xây dựng cơ quan và các đoàn thể trong nhà trường: Chi bộ Đảng đã có sự chỉ đạo kịp thời sát sao các hoạt động của BCH Công đoàn, BCH Đoàn trường, phối hợp rất tốt với hội cha mẹ học sinh để cùng giáo dục học sinh, thực hiện công tác xã hội hóa. Đặt dưới sự chỉ đạo của chi bộ Công đoàn đã làm tốt công tác bảo vệ nghĩa vụ và quyền lợi của cán bộ, giáo viên, nhân viên, quan tâm thăm hỏi động viên giáo viên kịp thời. Công đoàn tham gia các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao theo kế hoạch của Sở Giáo dục và thành phố. Tổ chức Công đoàn liên tục nhận danh hiệu Công đoàn vững mạnh xuất sắc. Công đoàn phối hợp cùng với Đoàn thanh niên đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực góp phần quan trọng trong việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và những thành công chung của nhà trường. Đoàn thanh niên đã phối hợp với các tổ chuyên môn làm tốt công tác tổ chức các CLB học tập, khuyến khích học sinh tham gia các phong trào sinh hoạt của tuổi trẻ học đường như CLB truyền thông, HSTP Dance club, CLB tình nguyện v.v.. Phối hợp khối chuyên ngữ tổ chức các đêm hội tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga sôi nổi và hiệu quả. Hằng năm Đoàn trường bám sát công văn chỉ đạo của cấp trên, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị chỉ đạo rà soát bổ sung, sửa đổi quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các đồng chí đảng viên, giáo viên để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tổ chức tực hiện điều hành, theo quy chế, đảm bảo nguyên tắc tổ chức sinh hoạt. Công tác cải cách hành chính luôn được quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy học, hội họp. Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở đơn vị đảm bảo tất cả giáo viên nhân viên trong nhà trường đều được biết được bàn được thống nhất các mặt hoạt động. Trong công việc sinh hoạt và tổ chức các hoạt động luôn chú trọng và đề cao việc xây dựng tập thể đoàn kết thân ái, phat huy sáng tạo chủ động trong công tác ở mối cá nhân để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Kịp thời xây dựng các quy chế để lãnh đạo, công khai minh bạch các chủ trương chính sách của nhà trường như công tác tuyển dụng giáo viên, nhân viên, tuyển sinh học sinh, tài chính, thi đua khen thưởng, kỉ luật. 2.1.2. Cơ cấu các câu lạc bộ tại trường trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 1) - Câu lạc bộ CP The News - Nội san Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. CP THE NEWS được thành lập ngày 15/10/2015 là một trong những CLB ra đời sớm nhất tại Phan. Đã có 12 số báo được phát hành với hơn 6500 tờ báo được xuất bản trong suốt thời gian những ngày hoạt động của CLB. Tờ nội san của CLB đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành và đặc biệt còn có mặt ở Hàn Quốc, Nhật Bản. CP THE 19
  20. NEWS luôn luôn được các Phaner săn đón nhiệt tình mỗi lần phát hành báo, (Link page: https://www.facebook.com/cpthenews/). CLB cũng được xem là một kênh truyền thông của các bạn học sinh, của Đoàn trường THPT bằng các bản tin tổng hợp thú vị trong tháng, trong tuần. 2) - Phan Bookaholic Club. Câu lạc bộ dành cho những người yêu sách, muốn phát triển văn hóa đọc tới tất cả mọi người, đặc biệt là học sinh trường Phan. (Link page: https://www.facebook.com/phanbookaholicclub/?ref=page_internal). CLB sách người bạn của các Phaner, ai hỏi ở Phan có gì thì hãy đến câu lạc bộ sách bạn sẽ có cả thế giới. 3) - Câu lạc bộ Thời trang. Phan Design & Fashion Club (D&F) là câu lạc bộ thời trang trực thuộc trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Thành lập vào tháng 2/2018. CLB mang trên mình sứ mệnh kết nối những bạn trẻ có đam mê về thời trang và thiết kế, đồng thời là sân chơi thời trang để các bạn có thể giao lưu, học hỏi và phát triển. D&F có nhiều hoạt động cho các bạn có cơ hội tìm hiểu những kiến thức cơ bản HS về thời trang cũng như trải nghiệm các hoạt động như chụp ảnh lookbook, thiết kế thời trang dựa trên những vật liệu tái chế, quần áo cũ và nhiều hoạt động sáng tạo khác. Tham gia CLB, các bạn học sinh Phan có thể có cái nhìn tổng quát, sâu sắc hơn về thời trang, có thể định hướng cho mình những phong cách phù hợp với bản thân và lứa tuổi học sinh cũng như thỏa sức với niềm đam mê, sáng tạo sở trường của mình. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2