Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu" nhằm làm sáng tỏ vai trò của Công đoàn Trường THPT Nguyễn Đức Mậu thông qua các hoạt động của các tổ công đoàn, Ban chấp hành Công đoàn trường để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu
- SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC MẬU === === Đề tài: PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC MẬU Nhóm thực hiện: 1. HỒ ĐẠI THẮNG – THPT Nguyễn Đức Mậu Tổ : KHXH Số điện thoại : 0977614963 2. HOÀNG THỊ BÍCH HIỀN – THPT Nguyễn Đức Mậu Tổ : KHXH Số điện thoại : 0976706626 3. NGUYỄN VĂN HỮU – THPT Nguyễn Đức Mậu Tổ : KHTN Số điện thoại : 0986598814 Năm học: 2021 – 2022 1
- Mục lục A ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................5 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ..............................................................................6 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................6 4. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................6 5. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................6 6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................6 7. Đóng góp của đề tài...............................................................................................7 B. NỘI DUNG...........................................................................................................8 I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề. ..........................................................8 1. Cơ sở lí luận...........................................................................................................8 1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của trường chuẩn quốc gia..................................8 1.2. Tầm quan trọng trong việc xây dựng trường chuẩn Quốc giacủa nhà trường tại địa phương.................................................................................................................8 1.3. Những hạn chế và khó khăn chủ yếu khi tiến hành xây dựng trường chuẩn quốc gia.....................................................................................................................9 1.4. Định hướng phát triển trường chuẩn .................................................................9 1.5. Vị trí, vai trò của Công đoàn trong công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia............................................................................................................................10 2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................12 2.1. Đánh giá tình hình xây dựng trường chuẩn theo các tiêu chuẩn quy định hiện hành.........................................................................................................................12 2.1.1. Đối với tiêu chuẩn: Tổ chức và quản lý nhà trường......................................12 2
- 2.1.1.1. Phương hướng, chiến lược xây dựng .........................................................12 2.1.1.2. Hội đồng trường và các hội đồng khác.......................................................12 2.1.1.3. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác.............13 2.1.1.4. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng.................14 2.1.1.4.1. Hiệu trưởng, số lượng phó hiệu trưởng...................................................14 2.1.1.4.2. Tổ chuyên môn và tổ văn phòng.............................................................14 2.1.1.5. Lớp học.......................................................................................................15 2.1.1.6. Quản lý hành chính, tài chính và tài sản.....................................................17 2.1.1.7. Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên......................................................18 2.1.1.8. Quản lý các hoạt động giáo dục.................................................................19 2.1.1.9. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở...............................................................20 2.1.1.10. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học............................................21 3.1. Đối với tiêu chuẩn: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh............22 3.1.1. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng..............................................................23 3.1.2. Giáo viên.......................................................................................................23 3.1.3. Nhân viên.......................................................................................................25 3.1.4. Học sinh.........................................................................................................25 4.1. Đối với tiêu chuẩn: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.....................................26 4.1.1. Khuôn viên, khu sân chơi, bãi tập. ...............................................................26 3
- 4.1.2. Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập...............................27 4.1.3. Khối hành chính quản trị.............................................................................28 4.1.4. Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước...........................................................29 4.1.5. Thiết bị...........................................................................................................30 4.1.6. Thư viện.........................................................................................................30 5.1. Đối với tiêu chuẩn: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội....................32 5.1.1. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội................................................32 5.1.1.1. Ban đại diện CMHS....................................................................................32 5.1.1.3. Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường............................................................................................32 5.1.2. Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.......................................................33 5.1.2.1. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông..............................................34 5.1.2.2. Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện..........................35 5.1.2.3. Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định............................35 5.1.2.4. Các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp..............................................36 5.1.2.5: Hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh...............................36 5.1.2.6. Kết quả giáo dục.........................................................................................37 5.1.2.6.1. Học lực....................................................................................................37 4
- 5.1.2.6.2. Hạnh kiểm...............................................................................................39 II Đánh giá chung về thực trạng xây dựng trường chuẩn Quốc gia trong thời gian qua...........................................................................................................................39 1. Ưu điểm, thuận lợi...............................................................................................39 2. Hạn chế, khó khăn...............................................................................................40 3. Nguyên nhân........................................................................................................40 III Định hướng phát triển trường chuẩn Quốc giagiai 20182020 và dự báo đến 2030.........................................................................................................................40 1. Định hướng..........................................................................................................40 2. Dự báo...........................................................................................................42 2.1. Dự báo quy mô phát triển hệ thống nhà trường................................................42 2.2. Dự báo về nhu cầu cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên.....................42 2.3. Dự báo về nhu cầu cơ sở vật chất.....................................................................42 2.4. Dự báo về yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục............................................42 IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.................................................................................42 1. Mục tiêu...............................................................................................................42 1.1. Mục tiêu chung.................................................................................................42 1.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................42 2. Đóng góp của Công đoàn trong xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia...............43 2.1. Công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động....................................43 5
- 2. 2. Công đoàn tăng cường vai trò lãnh đạo, kiện toàn công tác tổ chức, kiểm tra việc thực hiện xây dựng trường chuẩn Quốc gia.....................................................44 2.3. Công đoàn trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên..........................................................................................................................44 2.4. Công đoàn tham gia trong công tác đầu tư cơ sở ............................................45 2.5. Vai trò Công đoàn trong nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục...........................................................................................................................46 2.6. Công đoàn với công tác xã hội hóa giáo dục....................................................48 2.7. Vai trò Công đoàn trong huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn........................................................................................................................4 8 C. KẾT LUẬN.........................................................................................................49 1. Kết luận...............................................................................................................49 2. Đề xuất.................................................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................51 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tư viêt tăt ̀ ́ ́ Tên đầy đủ BCH Ban chấp hành CBGV Cán bộ giáo viên CMHS Cha mẹ học sinh CNTT Công nghệ thông tin CSVC Cơ sở vât chât ̣ ́ GD&ĐT ́ ̣ ̀ ̀ ̣ Giao duc va đao tao GDCD Giáo dục công dân GDQPAN Giáo dục quốc phòng an ninh GV Giáo viên HS Học sinh KHTN Khoa học tự nhiên KHXH Khoa học xã hội SKKN Sáng kiên kinh nghiệm 6
- NCKH Nghiên cứu khoa học THPT ̣ ̉ Trung hoc phô thông TNCS Thanh niên cộng sản UBND ̉ Uy ban nhân dân CBNGNLĐ Cán bộnhà giáongười lao động THPT Trung học phổ thông NV Nhân viên CĐCS Công đoàn cơ sở A ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Các tổ chức đoàn thể trong Nhà trường nói chung và Công đoàn nói riêng là lực lượng rất quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp để chỉ đạo, thực hiện mục tiêu giáo dục, thực hiện nhiệm vụ cụ thể của Nhà trường. Mọi chủ trương, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ muốn đạt kết quả tốt cần phải có sự phối hợp thực hiện. Nếu giữa Công đoàn và Nhà trường không tạo ra sự đoàn kết, thống nhất, đồng bộ và nhất quán thì sẽ gặp khó khăn trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thực hiện và phát động các phong trào thi đua trong Nhà trường. Công đoàn là một tổ chức quần chúng tự nguyện có tính chất độc lập về mặt tổ chức; là một thành viên của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Công đoàn có chức năng phối hợp với Nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật quy định. Trong Nhà trường, Công đoàn cơ sở là nền tảng của Công đoàn ngành Giáo dục – đào tạo; là cầu nối giữa cán bộ đoàn viên với các đoàn thể trong trường và ngoài xã hội, với Chi bộ trường; là tổ chức chính trị trong Nhà trường, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của đoàn viên. Mối quan hệ giữa các cấp quản lí nhà trường và tổ chức Công đoàn trong trường là quan hệ phối hợp công tác, bình đẳng, tôn trọng tính độc lập của nhau. Về phía Nhà trường, Công đoàn đã phối hợp, trao đổi, bàn bạc, thống nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Chi bộ giao cho; thực hiện tốt quy chế dân chủ; tổ chức đa dạng, phong phú và có hiệu quả các phong trào thi đua, các hạt động văn nghệ, thể dục, thể thao; làm tốt công tác khen thưởng, khuyến học, động viên thăm hỏi kịp thời khi ốm đau, hiếu hỉ; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà công đoàn Ngành giao cho. 7
- Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gialà một nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần chuẩn hóa cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; góp phần giáo dục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai. Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gialà xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, có tính nhân văn cao góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc của con người Việt Nam. Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, đáp ứng được tinh thần định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và XII vừa qua. Đặc biệt là thực hiện tinh thần của Nghị quyết số 29/NQTW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp Hành Trung Ương khóa XI, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc giacần có sự đồng bộ giữa chất lượng dạy, chất lượng học và chất lượng về môi trường. Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là những yếu tố đầu tiên khi xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Do đó cần có sự vào cuộc của nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong trường, trong đó Công đoàn đóng vai trò nòng cốt, chủ đạo để cùng nhà trường tập hợp, quy tụ mọi nguồn lực nhằm phục vụ xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Với tất cả những lí do nói trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác xây dựng trường chuẩn Quốc giaở trường THPT Nguyễn Đức Mậu". 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Có nhiều tác giả đã nghiên cứu về công tác công đoàn trên nhiều lĩnh vực, qua đó đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm trong hoạt động công đoàn. Đề cập đến một vấn đề không phải hoàn toàn mới, chúng tôi đã nhận ra những cách thức riêng, con đường riêng khi thực hiện: Xác định vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tạo tâm lí hứng thú cho đội ngũ cán bộ Công đoàn trong trường học THPT. Đề tài xây dựng được các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động công tác công đoàn 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu vấn đề nhằm làm sáng tỏ vai trò của Công đoàn Trường THPT Nguyễn Đức Mậu thông qua các hoạt động của các tổ công đoàn, Ban chấp hành Công đoàn trường để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. 8
- Cung cấp một số kinh nghiệm giúp cán bộ Công đoàn cơ sở nâng cao kiến thức, kĩ năng công tác và nâng cao chất lượng hoạt động đảm bảo các tiêu chí công đoàn vững mạnh. 4. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu và tổng kết một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở . 5. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi mà đề tài đề cập đến là CĐCS trường học, áp dụng trong vòng 05 năm. Bắt đầu từ năm học 20162017 tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu. Đề tài tập trung nêu ra những biện pháp của Công đoàn trường đã góp phần xây dựng Trường THPT Nguyễn Đức Mậu đạt chuẩn Quốc gia. Đề tài tập trung vào những mặt Công đoàn trường đã làm được, đề xuất những quan điểm phù hợp cho quá trình xây dựng Trường đạt chuẩn Quốc giacó hiệu quả. 6. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu lí luận. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Điều tra, thu thập thông tin. Phân tích các dữ liệu. So sánh, tổng hợp các số liệu. 7. Đóng góp của đề tài. Đề tài xác định vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Qua đề tài đã khẳng định vị thế, vai trò của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ hội nhập, không chỉ dừng lại ở công tác động viên thăm hỏi, hiếu hỉ đối với cán bộ nhà giáo người lao động (CBNGNLĐ) mà còn khẳng định vị thế của tổ chức Công đoàn trên tất cả các mặt trận, luôn xung kích tiên phong, tham mưu với chính quyền các lĩnh vực liên quan đến nhà trường và đồng hành cùng chính quyền để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. 9
- B. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề. 1. Cơ sở lí luận. 1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của trường chuẩn quốc gia. Quyết định số 711/QĐTTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 20112020”, đã xác định mục tiêu tổng quát phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020 là: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quôc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”. Thực hiện Quyết định trên, ngành Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương lớn mang tính chiến lược, đó là việc xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn Quốc giacủa tất cả các bậc học. Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia nhằm góp phần chuẩn hóa cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; góp phần giáo dục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai. Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gialà xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, có tính nhân văn cao góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc 10
- dân tộc của con người Việt Nam. Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, đáp ứng được tinh thần định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và XII vừa qua. Đặc biệt là thực hiện tinh thần của Nghị quyết số 29/NQTW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp Hành Trung Ương khóa XI, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 1.2. Tầm quan trọng trong việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia của nhà trường tại địa phương. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đức Mậu thực hiện nhiệm vụ giáo dục phổ thông trên địa bàn xã Sơn Hải, Huyện Quỳnh Lưu, vùng tuyển sinh gồm các xã Quỳnh Long, Sơn Hải, Quỳnh Thọ, Quỳnh Thuận, Quỳnh Ngọc, An Hòa, Quỳnh Hưng, Quỳnh Yên, Quỳnh Bá của huyện Quỳnh Lưu. Trong báo cáo của Huyện Quỳnh Lưu, hiện tại đã có 4/7 trường THPT được công nhận là trường chuẩn quốc gia. Để huyện Quỳnh Lưu về đích nông thôn mới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì yêu cầu về tiêu chí giáo dục phải đạt 5/7 trường THPT đạt chuẩn. Vì vậy, việc nhà trường được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia, sẽ góp phần hoàn thiện hơn về nội dung tiêu chí “Phát triển Giáo dục – Đào tạo ở nông thôn” , nơi nhà trường đang được giao nhiệm vụ giáo dục bậc trung học phổ thông. Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia sẽ làm thay đổi được nhận thức của học sinh về việc học tập, giúp các em có ý thức đúng đắn và tích cực, chủ động hơn trong việc học tập. Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường; tạo ra được nền nếp kỷ cương nghiêm túc của nhà trường. Từ đó, nhà trường tạo được niềm tin và uy tín đối với học sinh, đối với phụ huynh học sinh và đối với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền ở địa phương. Góp phần nâng cao sự nghiệp giáo dục của huyện và tỉnh nhà. 1.3. Những hạn chế và khó khăn chủ yếu khi tiến hành xây dựng trường chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất của nhà trường mới bước đầu đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho hoạt động giáo dục của nhà trường, đáp ứng được theo tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số Số: 18/2018/TTBGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn Quốc giađối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Một bộ phận học sinh chưa có nhận thức đúng đắn về việc học tập của mình. Còn nhiều học sinh ý thức học tập kém, thích đua đòi ăn chơi, có trường hợp vi phạm đạo đức của người học sinh. 11
- Nhìn chung mặt bằng chất lượng học tập của học sinh còn khá thấp. Nhiều năm trở lại đây, việc tuyển sinh đầu cấp thực hiện theo hình thức thi tuyển nhưng chất lượng đầu vào của học sinh rất yếu. Tỉ lệ học sinh yếu, kém hàng năm vẫn còn cao, đặc biệt là học sinh một số xã ven biển. Đội ngũ giáo viên chưa thật đồng đều về năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm. Đời sống của đa số giáo viên còn có nhiều khó khăn, một bộ phận giáo viên chưa thật sự tâm huyết, tận tụy với công việc của mình. 1.4. Định hướng phát triển trường chuẩn Quốc gia của nhà trường. Mặc dù trường được thành lập sau cùng trong khối trường công lập của Huyện Quỳnh Lưu theo Quyết định số 1934/QĐUB, ngày 03 tháng 06 năm 1998 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, trường đóng trên địa bàn có xã nông thôn mới nên trường có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển. Bên cạnh đó, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo tận tình của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, của Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu. Đa số phụ huynh học sinh đều có sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, tích cực ủng hộ các kế hoạch, các hoạt động giáo dục của nhà trường. Xác định được vị trí của nhà trường trên địa bàn của huyện và để không ngừng nâng cao uy tín của nhà trường, trong nhiều năm qua cán bộ giáo viên và người lao động của nhà trường luôn thể hiện quyết tâm cao trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Trong đó, nhà trường luôn quyết tâm phấn đấu để đạt được trường chuẩn Quốc gia. Từ năm học 20162017, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và lộ trình hoàn thiện các tiêu chí theo yêu cầu của Thông tư số 47/2012/TTBGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc Ban hành Quy chế công nhận trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, do có thay đổi về quy định nên trường phải xây dựng lại kế hoạch về lộ trình theo Thông tư số số 18/2018/TTBGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn Quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Trên cơ sở điều kiên thực tế của nhà trường, lãnh đạo nhà trường đã bàn bạc cùng hội đồng giáo dục nhà trường để thống nhất lộ trình xây dựng và đăng ký trường đạt chuẩn quốc gia. Cụ thể phấn đấu đăng ký trường đạt chuẩn Quốc gia chậm nhất là vào năm học 20202021 Lãnh đạo nhà trường sẽ tích cực tham mưu với các cấp có thẩm quyền, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để có kế hoạch hổ trợ, đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của một trường chuẩn. Về phía nhà trường sẽ phải mạnh dạn chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng 12
- giáo dục toàn diện của nhà trường, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục đối với một trường chuẩn Quốc giacấp trung học phổ thông. 1.5. Vị trí, vai trò của Công đoàn trong công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia Công đoàn lam tôt công tac tham m ̀ ́ ́ ưu, tuyên truyên ̀ : + BCH Công đoàn đa tham m ̃ ưu vơi nhà tr ́ ường trong việc bô sung c ̉ ơ sở ̣ ̀ ̣ vât chât, nha vê sinh, bàn gh ́ ế trong phòng học, thư viện trường học... + Công đoàn không ngừng đổi mới công tác quản lý giáo dục, tham mưu tốt với Hiệu trưởng bố trí đủ biên chế giáo viên, nhân viên cho nhà trường, phù hợp chuyên môn để đảm nhiệm tốt công việc. + Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền về việc triển khai các mục tiêu chiến lược phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới. Tiếp tục chủ động, tích cực triển khai các giải pháp để nâng cao các tiêu chí trường chuẩn, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục. ̀ ́ ́ ̀ ớp nhân dân, hôi cha me HS, HS vê kê hoach + Tuyên truyên đên cac tâng l ̣ ̣ ̀ ́ ̣ ̀ ̣ ́ ́ ̉ ̀ ường. va muc tiêu phân đâu cua nha tr + Phát huy quyền làm chủ tập thể thông qua hội nghị công chức, viên chức để xây dựng các tổ chức chuyên môn đoàn thể trong nhà trường, củng cố ngày càng hoàn thiện, bài bản hơn về ban đại diện cha mẹ học sinh các năm, tạo cơ sở cho công tác xã hội hoá giáo dục phát triển + Trong qua trinh th ́ ̀ ực hiên Công đoàn tr ̣ ường đã phối hợp với nhà trường kêu gọi giup đ ́ ỡ va ung hô c ̀ ̉ ̣ ủa chinh quyên đia ph ́ ̀ ̣ ương, sự đông thuân cua cac ̀ ̣ ̉ ́ ̀ ơp nhân dân, cua hôi cha me hoc sinh va hôi đông giao duc nha tr tâng l ́ ̉ ̣ ̣ ̣ ̀ ̣ ̀ ́ ̣ ̀ ương. Đa ̀ ̃ co nhiêu cac thây cô giao trong va ngoai nha tr ́ ̀ ́ ̀ ́ ̀ ̀ ̀ ương, cac bâc cha me hoc sinh cac ̀ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ̣ doanh nghiêp, cac th́ ế hệ học sinh cũ đã ủng hộ về vật chất và tinh thần góp ̉ phân không nho cho s ̀ ự thanh công cua nha tr ̀ ̉ ̀ ường. Tăng cương cac nguôn l ̀ ́ ̀ ực xây dựng cơ sở vât chât, s ̣ ́ ửa chưa, bô sung ̃ ̉ ́ ̣ ̣ ̣ ̉ ̣ ̉ thiêt bi day hoc, cai tao canh quan tr ương l ̀ ơṕ + Công đoàn trường đã động viên, kêu gọi sự nô l ̃ ực hêt minh cua ca tâp ́ ̀ ̉ ̉ ̣ ̉ ̀ ương trong viêc tâp trung xây d thê nha tr ̀ ̣ ̣ ựng cơ sở vât chât, cai tao canh quan ̣ ́ ̉ ̣ ̉ trương l ̀ ơp đam bao sach đep đap ́ ̉ ̉ ̣ ̣ ́ ứng cac tiêu chi cua tr ́ ́ ̉ ường chuân quôc gia. ̉ ́ + Công đoàn tham mưu và chung tay cùng nhà trường huy đông xa hôi hoa ̣ ̃ ̣ ́ ̉ hoan thanh đô bê tông nên nha xe, sân ch ̀ ̀ ̀ ̀ ơi, sân học thể dục, cai tao lai cac bôn ̉ ̣ ̣ ́ ̀ hoa, khu vươn tiêu canh, trang tri lai cac khâu hiêu, s ̀ ̉ ̉ ́ ̣ ́ ̉ ̣ ửa chưa hê thông điên, ̃ ̣ ́ ̣ ́ ư viên, Phong cua Tô văn phong, quet lai ve day nha phòng làm vi phong y tê, th ̀ ̣ ̀ ̉ ̉ ̀ ́ ̣ ̃ ̀ ệc của Hội đồng, sửa chưa va bô sung thêm may tinh ̃ ̀ ̉ ́ ́ ở phong Tin hoc ̀ ̣ ́ ượng day va hoc Nâng cao chât l ̣ ̀ ̣ 13
- + Công đoàn tham mưu cho nhà trường lên kế hoạch tao điêu kiên cho cac ̣ ̀ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ̣ GV đi hoc nâng cao trinh đô chuyên môn nghiêp vu sau Đ ̀ ại học, học lớp Trung cấp lý luận Chính trị. + Công đoàn phối kết hợp với chuyên môn phát động phong trào tich c ́ ực ̉ ơi ph đôi m ́ ương pháp dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, đổi mới kiểm tra đánh giá nhàm nâng cao chât l ́ ượng day va hoc. ̣ ̀ ̣ + Công đoàn động viên cán bộ, giáo viên tăng cương công tac bôi d ̀ ́ ̀ ưỡng ̣ ̣ ̉ ́ ượng mui nhon va chât l HSG phu đao HS yêu kem đê nâng cao chât l ́ ́ ̃ ̣ ̀ ́ ượng đai tra ̣ ̀ + Công đoàn phối kết hợp với ban chuyên môn nhà trường khảo sát nhu cầu cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, từ đó tham mưu, đề xuất các phương án tăng cương c ̀ ơ sở vât chât, thi ̣ ́ ết bị day hoc cho cac môn hoc, đáp ̣ ̣ ́ ̣ ứng thục tiễn. + Công đoàn tham mưu cùng chuyên môn thực hiên tôt công tac kiêm tra, ̣ ́ ́ ̉ ́ ́ ́ ̣ đanh gia, phân xêp loai giáo viên cuối học kỳ, cũng như cuối năm học. + Công đoàn phối kết hợp với chuyên môn rà soát tình hình, xây dựng kế hoạch năm học, đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh theo kế hoạch được giao, đảm bảo chất lượng ngày càng cao. + Thông qua các tổ công đoàn, tiếp tục củng cố các tổ chuyên môn để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo chất lượng chuyên môn nhà trường, đảm bảo tỉ lệ học sinh bỏ học và lưu ban dưới 1%. + Công đoàn phối kết hợp với chuyên môn động viên giáo viên làm tốt công tác bồi dưỡng và ôn thi tốt nghiệp, đảm bảo tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT QG đạt 100%, phấn đấu hằng năm có học sinh giỏi và đạt giải trong kỳ thi HSG cấp Tỉnh, có học sinh tham gia và đạt giải trong các kỳ thi, hội thao do các cấp tổ chức. + Công đoàn phối kết hợp với chuyên môn đồng thuận xây dựng chỉ tiêu phấn đấu hàng năm: Đam bao cac điêu kiên cua tr ̉ ̉ ́ ̀ ̣ ̉ ường đat chuân quôc gia. ̣ ̉ ́ + Trang Website thông tin trên mạng internet được hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý của nhà trường. + Công đoàn phối kết hợp với chuyên môn duy trì và phát huy tôt quan h ́ ệ hợp tác giữa nhà trường và hội cha mẹ học sinh, các đơn vị kết nghĩa, nhân dân địa phương, tạo môi trường xã hội lành mạnh chăm lo giáo dục học sinh một cách toàn diện. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Đánh giá tình hình xây dựng trường chuẩn theo các tiêu chuẩn quy định hiện hành. 2.1.1 Đối với tiêu chuẩn: Tổ chức và quản lý nhà trường. 2.1.1.1. Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường. 14
- Hội đồng trường, nhà trường dưới sự chỉ đạo của Chi ủy, chi bộ đã xây dựng phương hướng, chiến lược và phát triển nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục được quy định tại Luật giáo dục, theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường. Cụ thể, theo kế hoạch nhiệm kỳ 5 năm của Chi bộ và được cụ thể hóa theo từng năm học. Nội dung phương hướng, chiến lược được thể hiện thông qua đề án vị trí việc làm do Ban giám hiệu soạn thảo, kế hoạch 5 năm nhiệm kỳ 20152020 và 20202025 của Chi bộ và kế hoạch năm học của nhà trường đã được cụ thể bằng văn bản và được sự phê duyệt của Huyện ủy Quỳnh Lưu và Sở GD&ĐT Nghệ An. Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại bảng tin nhà trường và đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường và báo cáo về Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An bằng văn bản. 2.1.1.2. Hội đồng trường và các hội đồng khác Hiện nay, Hội đồng trường nhiệm kỳ 201 82023 có 13 thành viên theo Thông tư 32/2020/TTBGDĐT ngày 15/9/2020 và đồng chí hiệu trưởng được bầu làm chủ tịch, các thành viên gồm: Đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban giám hiệu nhà trường, đại diện lãnh đạo cấp huyện, đại diện Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện hội CMHS, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện bộ phận Văn phòng, đại diện học sinh. Các quyết định thành lập và kiện toàn do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An ký. Hội đồng thi đua khen thưởng của trường được thành lập và đồng chí hiệu trưởng làm Chủ tịch, các thành viên gồm: Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Trưởng ban thanh tra nhân dân, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện bộ phận văn phòng và các giáo viên chủ nhiệm lớp; Hội đồng kỷ luật do Hiệu trưởng quyết định thành lập và làm chủ tịch, đồng chí phó hiệu trưởng là trưởng ban an ninh trường học, để xét và đề nghị xử lí kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh khác theo từng vụ việc. Hội đồng kỷ luật gồm: Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Trưởng ban thanh tra nhân dân, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh vi phạm và Trưởng ban đại diện CMHS của trường. Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng nâng lương và các hội đồng tư vấn khác được Hiệu trưởng thành lập tùy theo yêu cầu cụ thể của từng công việc, đảm bảo theo quy định Hội đồng trường thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của điều lệ trường phổ thông: Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, kế hoạch và phương hướng phát triển; về quy chế tổ chức và hoạt động; về chủ trương sử 15
- dụng tài chính, tài sản của nhà trường; đồng thời giám sát việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát các hoạt động của nhà trường. Họp thường kỳ ít nhất ba lần trong một năm. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng trường triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. Quyết nghị của Hội đồng trường được công bố công khai. Tuy nhiên do tích chất công việc khác nhau nên hoạt động của hội đồng trường còn hạn chế. Hội đồng thi đua khen thưởng mỗi năm học họp định kì 2 lần vào cuối học kì I, cuối năm học và có thể họp đột xuất để giúp Hiệu trưởng tổ chức các phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường; hội đồng kỷ luật được thành lập để xét hoặc xoá kỷ luật đối với học sinh, hay để xét và đề nghị xử lí kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên khác theo từng vụ việc. Các hội đồng tư vấn khác thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định, yêu cầu cụ thể của từng công việc do hiệu trưởng quy định Hội đồng trường họp định kì ít nhất 3 lần trên năm, Hội đồng thi đua khen thưởng họp cuối kỳ và cuối năm học, Hội đồng kỷ luật sẽ họp khi có người vi phạm, Hội đồng lương họp mỗi năm 2 lần và các hội đồng khác trong nhà trường được định kỳ rà soát, đánh giá cụ thể trong báo cáo tổng kết hàng năm Các nghị quyết của Hội đồng trường và ý kiến đề xuất, tham mưu của các Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội đồng nâng lương đã được đưa vào thực hiện đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục của nhà trường 2.1.1.3. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác. Hiện nay nhà trường có Chi bộ Đảng với 42 đảng viên. Chi bộ nhà trường nhiều năm liền đều đạt trong sạch vững mạnh. Tổ chức Công đoàn nhà trường hiện nay gồm có 88 công đoàn viên, được chia thành 4 tổ Công đoàn, 4 đ/c tổ trưởng Tổ Công đoàn cùng đồng thời là 4 đồng chí UV BCH Công đoàn trường. Công đoàn nhà trường luôn thực hiện tốt Điều lệ của Công đoàn, phát huy được vai trò của mình trong việc quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công đoàn viên. Công đoàn đã tham gia nhiều hoạt động xã hội, có nhiều đóng góp trong các hoạt động xã hội ở địa phương. Tổ chức Đoàn TNCSHCM nhà trường hiện nay gồm có 37 chi đoàn (trong đó có 01 chi đoàn giáo viên), với tổng số 1 176 đoàn viên là người. Từ khi thành lập đến nay, tổ chức Đoàn TNCSHCM của nhà trường luôn phát huy cao vai trò tiên phong của tuổi trẻ trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của nhà trường; đặc biệt là việc tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương. Nhiều năm liền tổ chức Đoàn trường đều được Huyện Đoàn Quỳnh Lưu công nhận là 16
- đơn vị xuất sắc trong công tác đoàn và phong trào thanh niên, Tỉnh Đoàn tặng Bằng khen có thành tích trong "Chiến dịch Hoa Phượng Đỏ" do Tỉnh Đoàn tổ chức. 2.1.1.4. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng 2.1.1.4.1. Hiệu trưởng, số lượng phó hiệu trưởng. + 01 Hiệu trưởng + 03 Phó hiệu trưởng (Trong đó: 01 là nữ). 2.1.1.4.2. Tổ chuyên môn và tổ văn phòng. Các tổ chuyên môn: + Được thành lập và hoạt động theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Hiện nay nhà trường có 04 tổ chuyên môn. Bao gồm: + Tổ Toán họcTin học: 01 tổ trưởng, 01 tổ phó + Tổ KHTN: 01 tổ trưởng, 02 tổ phó. + Tổ KHTN: 01 tổ trưởng, 02 tổ phó, 02 nhóm trưởng + Tổ VănAnh: 01 tổ trưởng, 01 tổ phó Những tổ có đông giáo viên hoặc tổ ghép nhà trường có bố trí thêm tổ phó, nhóm trưởng để phụ trách, điều hành họat động. + Các tổ chuyên môn đều xây dựng kế hoạch hoạt động, có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên và của cả tổ chuyên môn từ đầu năm. Nhà trường đã cập nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo hiện hành, chỉ đạo và tổ chức các tổ chuyên môn thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch của Sở GD&ĐT. + Hàng năm, nhà trường đều tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường cán bộ giáo viên tham gia lớp học TrungCao cấp lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đơn vị. + Đa số giáo viên của tổ Anh văn đều đã đạt trình độ chuẩn theo khung năng lực trình độ chuẩn của Châu Âu, đủ điều kiện để thực hiện công tác giảng dạy ở trường trung học phổ thông. + Việc sinh hoạt chuyên môn đều đặn một tháng 2 lần họp tổ, họp nhóm có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, giúp giáo viên có điều kiện trao đổi nội dung, phương pháp dạy học, đảm bảonâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu. 17
- + Đa số giáo viên đều có ý thức tự học. Tất cả giáo viên của nhà trường đều tham gia đầy đủ các đợt học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của ngành tổ chức. Tổ Văn phòng: Đảm nhận các công việc: văn thư, thiết bị, thư viện, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học, bảo vệ và phục vụ các hoạt động của nhà trường theo quy định hiện hành của điều lệ trường trung học. Hiện nay tổ Văn phòng nhà trường gồm có 06 nhân viên hành chính sau : + 01 kế toán. + 01 văn thưthủ quỹ. + 02 thiết bị. + 01 thư viện. + 01 y tế trường học. + Ngoài ra, nhà trường còn có 03 nhân viên hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐCP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ, về việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Bao gồm 02 nhân viên bảo vệ và 01 nhân viên phục vụ. + Quản lý hệ thống hồ sơ, sổ sách của nhà trường: Nhà trường đã thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định của Điều lệ trường trung học, công văn số 68/BGDĐTGDTrH ngày 07 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản chỉ đạo khác của Sở giáo dục và Đào tạo Nghệ An. 2.1.1.5. Lớp học. Từ năm học 20162017 đến nay số lớp học của trường dao động từ 36 38 lớp ( Năm học 20162017 có 37 lớp, năm học 20172018 có 36 lớp, năm học 20182019 có 36 lớp, năm học 20192020 có 36 lớp, năm học 20202021 có 36 lớp) được tổ chức thành 3 khối: Khối lớp 10, 11, 12, mỗi khối có từ 12 – 13 lớp, số lớp học của nhà trường do Sở GD&ĐT phê duyệt hàng năm. Học sinh được tổ chức theo lớp học, số lượng học sinh mỗi lớp từ 32 đến 44 em. Trong mỗi lớp đều có 01 lớp trưởng và 02 lớp phó, do lớp bầu ra vào đầu năm học và được bổ sung, kiện toàn phù hợp với tình hình thực tế của lớp, mỗi lớp thường chia thành 3 hoặc 4 tổ, có tổ trưởng, tổ phó do các thành viên của tổ bầu ra. Mỗi lớp được bố trí một giáo viên chủ nhiệm phụ trách, các hoạt động của lớp được giáo viên chủ nhiệm thể hiện đầy đủ trong sổ chủ nhiệm hàng năm. Danh sách học sinh của lớp được thể hiện đầy đủ các thông tin trong sổ điểm theo đúng quy định Hiện nay, trường đã có đủ các khối lớp của cấp học Trung học phổ thông, hiện nhà trường có 36 lớp với 1471 học sinh. Trong đó: 18
- + Khối lớp 12: có 12 lớp với 486 học sinh. + Khối lớp 11: có 12 lớp với 475 học sinh. + Khối lớp 10: có 12 lớp với 510 học sinh. Mỗi lớp có không quá 42 học sinh và hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ. Giáo dục hiện nay đang hướng tới sự đổi mới toàn diện về cả phương pháp dạy học lẫn giáo dục, trong đó những phương pháp quản lý mới trong công tác chủ nhiệm lớp cũng được đặc biệt quan tâm. Luật giáo dục đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Đó cũng là phương châm để áp dụng cho công tác chủ nhiệm lớp một trong những hoạt động giáo dục nổi bật ở trường phổ thông. Trên cơ sở nhu cầu thực hiện công tác chủ nhiệm tốt mà trách nhiệm đặt ra đối với từng giáo viên là rất cấp thiết. + Trước hết, xây dựng lớp học tự quản trước hết để đáp ứng mục tiêu đào tạo thời đại mới: Chúng ta đều biết con người làm chủ tương lai của thế kỷ 21 trong sự hoà nhập với cộng đồng thế giới không thể là con người thụ động, ngoan ngoãn giản đơn, chỉ biết vâng lời rập khuôn một cách máy móc, mà thực sự phải là con người biết làm chủ mình, phù hợp nhất với ích lợi của cộng đồng. Một thế hệ người tương lai như vậy sẽ không thể hình thành nếu chúng ta không biết tạo cơ hội để họ tập dượt, rèn luyện tính tự giác tự quản, năng động, sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên nghế nhà trường phổ thông sẽ là một thành quả ban đầu giúp các em sau này ra đời tiếp cận với môi trường xã hội rộng lớn một cách dễ dàng, đầy tự chủ hơn. + Thứ hai, trong giảng dạy chuyên môn chúng ta đang sôi nổi và thực hiện có hiệu quả phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Vì vậy trong công tác chủ nhiệm chúng ta không thể để tồn tại mãi cách giáo dục thụ động, máy móc thầy là trung tâm của tất cả, còn trò cứ vẫn là đối tượng thực thi nhiệm vụ của thầy cô một cách vô điều kiện. Cần phải đổi mới, phải 19
- thực sự coi việc giáo dục lấy học sinh làm trung tâm là một phương pháp tiến bộ và hiệu quả thiết thực nhất. Phải biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tự ý thức, tự quản lấy chính mình, tổ, lớp mình. Chỉ có như thế nhân cách HS mới được xác lập bền vững. Chất lượng giáo dục của chúng ta mới không bị tụt hậu, mới đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. + Thứ ba, để thoả mãn nhu cầu tâm lý của tuổi vị thành niên. Học sinh THPT trong độ tuổi mới lớn, rất thích hoạt động, ham hiểu biết, muốn thể hiện mình. Các em không chỉ ước ao khám phá bí mật thế giới xung quanh, mà còn muốn khám phá chính bản thân mình. Hàng ngày, không em nào không nảy sinh ý thức muốn tự khẳng định mình, chứng tỏ mình, và cũng muốn tập thể công nhận mình. Xây dựng lớp học tự quản không những thoả mãn tâm lý này của các em mà còn tạo cho các em cơ hội để được trải nghiệm, chia sẽ và được nuôi dưỡng, rèn luyện, phát triển theo hướng tích cực. Số lớp học, số lượng học sinh của trường hàng năm đều được Sở GD&ĐT phê duyệt và đảm bảo quy định. Tổ chức lớp học có cơ cấu đúng theo quy định, hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ, có hồ sơ lưu giữ thông tin về các lớp theo từng năm học. 2.1.1.6. Quản lý hành chính, tài chính và tài sản. Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ cơ bản đầy đủ theo quy định tại thông tư số 27/2016/TTBGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hồ sơ lưu trữ lâu dài vĩnh viễn như sổ đăng bộ, sổ điểm, hồ sơ công chức, các văn bằng chứng chỉ hang năm được lưu ở văn phòng nhà trường. Hồ sơ ngắn hạn như sổ đầu bài, sổ chủ nhiệm, sổ báo giảng được lưu ở văn phòng và giáo viên chủ nhiệm. Các văn bản, giấy tờ khác được lưu ở các bộ phận như phòng hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng phụ trách, công đoàn, đoàn thanh niên, thư viện, thiết bị ... Việc bảo quản, sắp xếp hồ sơ của nhà trường trong 5 năm gần đây khá cẩn thận và khoa học. + Đầu năm tài chính, khi nhận được thông báo giao dự toán ngân sách nhà nước, đơn vị đã lập dự toán thu chi phù hợp với điều kiện của đơn vị. Việc lập dự toán được căn cứ từ việc báo cáo quyết toán của năm trước để điều chỉnh cho phù hợp. Mặt khác vào đầu năm học đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ chi của năm học lập dự toán thu chi các khoản thu khác từ phụ huynh học sinh trên cở sở phục vụ tốt nhất cho người dạy và người học. Thực hiện dự toán thu, chi trong phạm vi dự toán ngân sách được giao, sử dụng kinh phí ngân sách đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả; chấp hành nghĩa vụ và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác. Thực hiện hạch toán thu, chi theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục chi của mục lục ngân sách. Kết thúc năm ngân sách, đơn vị đã thực hiện khóa sổ kế toán, lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước gửi cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt, thẩm định. Quy chế chi tiêu nội bộ được bổ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 40 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 55 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 35 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học tập của học sinh thông qua dạy học dự án môn hóa học
54 p | 48 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học văn cho học sinh THPT thông qua kiểu bài làm văn thuyết minh
48 p | 24 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 13 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 14 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua bài tập thí nghiệm Vật lí
38 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua dạy học Bài tập hóa học chương Ancol - Phenol lớp 11 trung học phổ thông
74 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức các môn học dạy bài: Cacbohiđrat và lipit
67 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn