Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp học sinh sự tư duy logic về Hoá học phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập bộ môn. Gây hứng thú học tập cao trong học tập bộ môn, nhằm đạt kết quả cao trong các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia hàng năm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy vai trò hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- ------------------------------- Chợ Mới, ngày 20 tháng 02 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kĩ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng I. Sơ lƣợc lý lịch tác giả: - Họ và tên: Từ Thị Mỹ Chi - Ngày tháng năm sinh: 20/03/1983 - Nơi thường trú: Ấp Long Định, Xã Long Điền A, Huyện Chợ Mới, An Giang. - Đơn vị công tác: Trường THPT Châu Văn Liêm - Chức vụ hiện nay:Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Hóa - Lĩnh vực công tác: giảng dạy Hóa Học II. Sơ lƣợc đặc điểm tình hình đơn vị: 1. Thuận lợi - Nhà trường tạo mọi nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. - Trang thiết bị dạy học, công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 2. Khó khăn - Việc thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên trong tổ bộ môn chưa đồng loạt, thường xuyên. - Một số học sinh còn lơ là, chưa thật sự tích cực trong học tập. - Đa số còn thụ động trong lĩnh hội kiến thức, chưa biết cách phát huy khả năng tự học và sáng tạo. - Trình độ không đồng đều, hầu hết học sinh không được trang bị kiến thức cơ bản theo dàn ý nhất định. Đặc biệt các học sinh mới chuyển cấp dẫn đến nhiều em còn “sợ” môn hoá. II. Tên đề tài : Phát huy vai trò hoạt động nhóm trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông III. Lĩnh vực: Phương pháp giảng dạy IV. Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trƣớc khi áp dụng sáng kiến: - Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT chưa mang lại kết quả cao. Giáo viên truyền thụ tri thức một chiều vẫn là chủ đạo. - Số giáo viên thường xuyên chủ động phối hợp áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chưa nhiều. 1
- - Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết. Việc rèn kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tính huống thực tiễn cho học sinh chưa được quan tâm nhiều. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin, các phương tiện dạy học chưa được rộng rãi. - Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa được khách quan, chính xác. - Quan điểm của giáo viên dạy và học sinh học còn mang nặng việc thi gì, học đó. * Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc đổi mới phƣơng pháp. Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau: - Nhận thức về sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và ý thức thực hiện đổi mới của một số giáo viên chưa cao. - Lý luận về các phương pháp dạy học tích cực chưa được nghiên cứu sâu, nên áp dụng còn chưa đạt hiệu quả. - Chỉ chú trọng đến kiểm tra định kì, đánh giá cuối kì, chưa chú trọng đến đánh giá thường xuyên và kỹ năng vận dụng vào thực tiễn của học sinh. - Nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường như: Cơ sở vật chất, thiêt bị, hạ tầng công nghệ thông tin . . còn thiếu . 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Ngày 04 tháng 11 năm 2013 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng ra nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Với quan điểm đó đòi hỏi phải có sự đổi mới về cả nội dung và phương pháp dạy học. Một trong sự chuyến biến đó là thay đổi phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh chủ động trong lĩnh hội kiến thức cơ bản. Đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ cấp bách mà chúng ta – những người giáo viên đứng lớp cần phải tiến hành. Bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học là cho người học được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo, trong đó việc xây dựng phong cách học tập sáng tạo là cốt lõi của đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng. Định hướng trên đây về đổi mới phương pháp dạy học là dựa trên cơ sở của những nghiên cứu tâm lí về khả năng lưu giữ thông tin của học sinh. Khả năng lưu giữ thông tin bằng đọc chỉ đạt 5%, bằng nghe chỉ đạt 15%, bằng nhìn đạt 20%, vừa nghe vừa nhìn đạt 25%, bằng thảo luận 55%, thu nhận kinh nghiệm bằng hành động đạt 75%... 2
- Như vậy nếu quá trình tiếp thu kiến thức của HS thụ động thì kết quả ghi nhớ rất nhỏ. Việc thảo luận nhóm, được làm thực hành và đặc biệt khi hướng dẫn và truyền đạt cho bạn khác thì hiệu quả thu nhận và nhớ kiến thức rất lớn. Xuất phát từ lý do trên, qua tham khảo các tài liệu và các đề thi THPTQG nhiều năm tôi đã tích lũy được một số kiến thức, kinh nghiệm dạy học và giúp các học sinh yêu thích môn Hóa học. Từ nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh, từ thực tế giảng dạy của bản thân, tôi đã mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “PHÁT HUY VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG THPT ”. Có thể nói đây là phương pháp dạy học tích cực rèn luyện cho các em khả năng làm việc nhóm, nâng cao hứng thú tìm hiểu môn học này cho học sinh. Qua đề tài này, tôi mong muốn giúp giáo viên chủ động hơn khi tiến hành giảng dạy một số bài. Tõ ®ã gióp häc sinh sự tư duy logic về Hoá học phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập bộ môn. Gây hứng thú học tập cao trong học tập bộ môn, nhằm đạt kết quả cao trong các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia hàng năm. 3. Nội dung đề tài: 3.1. Cơ sở lý luận: Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của học sinh cũng ảnh hưởng tới cách dạy của giáo viên. Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công và cần phải có thời gian, không nên nóng vội. 3
- Dạy học hợp tác theo nhóm là một phương pháp dạy học ( PPDH) tích cực, phát huy tính năng động, sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh. Khi làm việc theo nhóm, học sinh và giáo viên đều gặp những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, nếu giáo viên biết cách chia nhóm, tổ chức và điều khiển hoạt động thì sẽ phát huy được các mặt mạnh, khắc phục mặt yếu của hoạt động nhóm, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học. Sự phát triển của xã hội và đổi mới đất nước đang đòi hỏi cấp bách phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Cùng với những thay đổi về phần nội dung cần có những đổi mới căn bản về phương pháp dạy học. Một trong những trọng tâm của việc đổi mới PPDH hiện nay là hướng vào người học, phát huy tính tích cực và sáng tạo của họ. Dạy học hợp tác theo nhóm là một phương pháp dạy học tích cực đã được nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả ở các nước phát triển. Phương pháp này ở Việt Nam đang được ngành giáo dục quan tâm vì tác dụng đặc biệt của nó trong việc hình thành nhân cách con người mới năng động, sáng tạo, có khả năng giao tiếp, năng lực hợp tác và năng lực thích ứng… 3.2. Ƣu, nhƣợc điểm của dạy học hợp tác theo nhóm 3.2.1. Ƣu điểm Dạy học hợp tác theo nhóm được đánh giá là phương pháp dạy học tích cực vì có những ưu điểm sau: - Tạo điều kiện cho học sinh hoạt động , trao đổi, khám phá, thu nhận tri thức. - Phát huy tính tích cực, sáng tạo, độc lập, tự chủ và khả năng ghi nhớ của học sinh. - Thúc đẩy quá trình học tập và nâng cao hiệu quả học tập. Nếu tổ chức tốt cho mỗi cá nhân có trách nhiệm đóng góp vào công việc chung của nhóm, không ai được dựa dẫm vào ai thì các thành viên sẽ làm việc hiệu quả hơn. - Phát triển kĩ năng hợp tác, giao tiếp, kĩ năng xã hội cho học sinh. Tạo môi trường cho học sinh nhút nhát có điều kiện tham gia xây dựng bài, cải thiện quan hệ giữa các học sinh với nhau. - Tạo không khí học tập sôi nổi, bình đẳng và gắn bó, trạng thái tâm lí học tập tốt. Khi trao đổi, mỗi học sinh nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về vấn đề nêu ra, xác định điều cần học hỏi thêm. - Tạo môi trường học tập thuận lợi để học sinh giúp đỡ, chia sẻ, giải thích và động viên lẫn nhau, tăng thêm tinh thần đoàn kết, sự hợp tác, ý thức tập thể. 3.2.2. Hạn chế Dạy học hợp tác nhóm được nhiều nước áp dụng và thể hiện nhiều yếu tố của PPDH tích cực. Song dạy học hợp tác theo nhóm cũng có những hạn chế: - Một số thành viên trong nhóm có thể ỷ lại, không làm việc. - Các nhóm có thể đi lệch hướng thảo luận - Tốn thời gian chuẩn bị và thực hiện, gây ồn ào. - Khi giáo viên áp dụng cứng nhắc, quá thường xuyên hoặc thời gian hoạt động nhóm quá dài, hoạt động nhóm sẽ không có tác dụng. 4
- - Khó điều khiển khi mới làm lần đầu và chưa có kinh nghiệm. IV. THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO KĨ THUẬT HỢP TÁC NHÓM Sau đây tôi xin giới thiệu một số mẫu giáo án soạn theo phương pháp dạy học hợp tác nhóm. Các giáo án này được soạn và đã thông qua góp ý của tổ bộ môn Hóa Trường THPT Châu Văn Liêm và đã đƣợc các giáo viên dạy thử nghiệm ở một số lớp và rút kinh nghiệm ở các buổi họp tổ chuyên môn. 5
- CHỦ ĐỀ 1: SỰ ĐIỆN LI AXIT – BAZO – MUỐI – PH – CHẤT CHỈ THỊ AXIT -BAZO ( Tiết 3-4-5) I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tên chủ đề : Axit – bazo- muối –pH –chất chỉ thị axit bazo 2. Nội dung chủ đề Nội dung 1 : Sự điện li - Hiện tượng điện li - Phân loại chất điện li Nội dung 2 : Axit – bazo – muối - Axit - Bazo - Hidroxit lưỡng tính - Muối Nội dung 3 : Sự điện li của nước – pH – Chất chỉ thị axit bazo - Nước là chất điện li rất yếu - Khái niệm vế pH. Chất chỉ thị axit bazo 3. Mục tiêu của chủ đề: a. Kiến thức: Biết được : - Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li. Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut. Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit. - Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước. - Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm. - Chất chỉ thị axit - bazơ : quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng b. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li. - Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. - Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu. Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa. Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể. Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh. - Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh. - Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị vạn năng, giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein. 6
- c. Thái độ - Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học; - Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm hóa chất, thiết bị thí nghiệm; - Ứng dụng vào mục đích phục vụ đời sống con người. d. Định hƣớng các năng lực đƣợc hình thành - Năng lực tự học; năng lực hợp tác; - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; - Năng lực thực hành hoá học; - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; - Năng lực tính toán hóa học; - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. 4. Sản phẩm của chủ đề - Báo cáo của các nhóm HS; - Bài học của HS; - Tranh ảnh mô hình sưu tầm của GV và HS II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ Kết quả / sản phẩm Thời gian Tên nội dụng Kiến thức trọng tâm Hỗ trợ của GV dự kiến của HS -Khái niệm về sự điện li - Cho HS xem - Phân biệt được chất điện li, thí nghiệm chất không điện li, chất điện - Báo cáo minh họa Tiết 3 Sự điện li li mạnh, chất điện li yếu của các Giao nhiệm vụ - Viết được phương trình điện nhóm trực tiếp hoặc li của chất điện li mạnh, chất phiếu học tập điện li yếu -Định nghĩa : axit, bazơ, Cho HS xem hiđroxit lưỡng tính và muối mô hình, hình theo thuyết Arêniut ảnh… Báo cáo của Tiết 4 Axit – bazo – -Viết được phương trình điện Làm rõ nhiệm các nhóm muối li của các axit, bazơ, muối, vụ học tập hiđroxit lưỡng tính cụ thể. -Tính nồng độ mol ion trong 7
- dung dịch chất điện li mạnh. - Khái niệm về pH, định Cho HS xem nghĩa môi trường axit, môi mô hình, hình trường trung tính và môi ảnh… - Báo cáo Sự điện li của trường kiềm. Làm rõ nhiệm Tiết 5 của các nước – pH Tính nồng độ mol ion trong vụ học tập nhóm dung dịch chất điện li mạnh. - Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh. NỘI DUNG 1: SỰ ĐIỆN LI 1. Chuẩn bị GV:- Dông cô vµ ho¸ chÊt thÝ nghiÖm ®o ®é dÉn ®iÖn - Tranh vÏ( h×nh 1.2 vµ h×nh 1.3 SGK ) - Hệ thống câu hỏi cho bài dạy. HS - Bài soạn theo yêu cầu - Dụng cụ học tập. 2. Phƣơng pháp dạy học: - Phát hiện và giải quyết vấn đề. - Học tập hợp tác (thảo luận nhóm). - PP sử dụng TBDH, tranh ảnh, SGK. - PP sử dụng câu hỏi bài tập. - Kĩ thuật sơ đồ tư duy 3. Các hoạt động dạy học A. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI a- Mục tiêu hoạt động: Huy động kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới Nội dung hoạt động: tìm hiểu hiện tượng điện li, phân loại chất điện li b- Phƣơng thức tổ chức hoạt động: - GV yêu cầu HS cho các VD về các vật dụng (hoặc các chất) dẫn điện trong đời sống xung quang các em? - GV đặt vấn đề: Tại sao chất này dẫn được điện? chất kia không dẫn được điện? - Sau đó GV cho HS hoạt động chung cả lớp, tự viết câu trả lời, mời một số HS báo cáo, HS khác bổ sung nếu có. GV không chốt kiến thức mà liệt kê lại những những câu hỏi HS trả lời. 8
- - GV dự đoán các hướng trả lời của HS và các khó khăn mà HS gặp phải. c - Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: HS hoàn thành các câu trả lời theo yêu cầu. - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát + Thông qua báo cáo của HS và góp ý của bạn khác, GV biết HS đã có được kiến thức nào, những kiến thức nào phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động1: Tìm hiểu hiện tƣợng điện li a- Mục tiêu hoạt động: - Nêu được chất nào dẫn được điện, chất nào không dẫn được điện - Rèn năng lực hợp tác, năng lực thực hành hóa học. b- Phƣơng thức tổ chức HĐ: GV: L¾p hÖ thèng thÝ nghiÖm nh- SGK vµ lµm thÝ nghiÖm biÓu diÔn, HS quan s¸t, nhËn xÐt vµ rót ra kÕt luËn. - Lµm thÝ nghiÖm t-¬ng tù, thay dung dịch NaCl bằng NaCl r¾n, khan, NaOH r¾n khan, c¸c dung dÞch C2H5OH, C3H5(OH)3 Yêu cầu đối với HS : Từ thí nghiệm trên xác định chất nào dẫn được điện, chất nào không dẫn được điện? c- Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: Báo cáo của HS + Các chất dẫn được điện : các dung dịch axit, bazo, muối + Các chất không dẫn được điện: Nước cất, dung dịch saccarozo, ancol etylic, glixerol, NaCl r¾n, khan, NaOH r¾n khan - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát HS thảo luận + Thông qua báo cáo của HS và góp ý của bạn khác, GV biết HS đã có được kiến thức nào, những kiến thức nào phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. 9
- Hoạt động2: Tìm hiểu nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazo, muối a- Mục tiêu hoạt động: - Nêu được nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazo, muối. Định nghĩa sự điện li, chất điện li, viết pt điện li một số chất - Rèn năng lực hợp tác, làm việc nhóm b- Phƣơng thức tổ chức HĐ: GV cho HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau : +Taïi sao caùc dd axit, bazô, muoái daãn ñieän ñöôïc? +Trong dd axit, bazô, muoái coù nhöõng haït mang ñieän tích naøo? + Định nghĩa sự điện li? Chất điện li. Viết pt điện li các chất sau: HNO3, Ba(OH)2, FeCl2 c- Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: Báo cáo của HS + Các dung dịch axit, bazo, muối dẫn được điện là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion + Trong dd axit, bazô, muoái coù nhöõng haït mang ñieän tích là ion dương và ion âm + Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự điện li + Những chất tan trong nước phân li ra ion được gọi là chất điện li. Vậy các xait, bazo, muối là những chất điện li + Phương trình điện li HNO3 H+ + NO3- Ba(OH)2 Ba2+ + 2OH- FeCl2 Fe2+ + 2Cl- -Đánh giá kết quả: Thông qua báo cáo của HS và góp ý của bạn khác, GV biết HS nắm được kiến thức nào, những kiến thức nào phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. Hoạt động3: Tìm hiểu phân loại chất điện li a- Mục tiêu hoạt động: - Nêu được khái niệm chất điện li mạnh, chất điện li yếu. Viết pt điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu - Rèn năng lực hợp tác, làm việc nhóm b- Phƣơng thức tổ chức HĐ: GV tiến hành thí nghiệm như SGK , yêu cầu đặt ra cho HS như sau - Trong thí nghiệm trên làm sao nhận biết chất điện li mạnh, chất điện li yếu - Dựa vào SGK hoàn thành nội dung theo mẫu sau Chất điện li mạnh Chất điện li yếu 10
- Khái niệm Ví dụ và viết pt điện li c- Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: Báo cáo của HS + Dựa vào độ sáng của bóng đèn để xác định chất điện li mạnh, chất điện li yếu Bóng đèn ở cốc HCl sáng mạnh Chất điện li mạnh Bóng đèn ở cốc CH3COOH sáng mờ Chất điện li yếu Chất điện li mạnh Chất điện li yếu Khái niệm Chất điện li mạnh là chất khi tan Chất điện li yếu là chất khi tan trong trong nước các phân tử hòa tan đều nước chỉ có một phần số phân tử hòa phân li ra ion tan phân li ra ion, phần còn lại tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch Ví dụ và viết pt -Axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4… -Axit yếu: CH3COOH,HClO,H2S,HF.. H+ + CH3COO- + - điện li HCl H + Cl CH3COOH -Bazo mạnh: NaOH, KOH, -Bazo yếu ( kết tủa): Mg(OH)2… Ba(OH)2… NaOH Na+ + OH- - Một số muối : HgCl2, Hg(CN)2 -Hầu hết các muối Na2SO4 2Na+ + SO42- -Đánh giá kết quả: Thông qua báo cáo của HS và góp ý của bạn khác, GV biết HS nắm được kiến thức nào, những kiến thức nào phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a- Mục tiêu hoạt động: - Củng cố, khắc sâu kiến thức về: + Khái niệm sự điện li, chất điện li,Nguyên nhân tính dẫn điện cuả dung dịch chất điện li + Khái niệm chất điện li mạnh, chất điện li yếu. Viết pt điện li của chúng - Rèn kỹ năng giải bài tập tính toán liên quan - Phát triển năng lực tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, giải quyết các tình huống thực tiễn. b- Phƣơng thức tổ chức hoạt động: - Cách tiến hành: Tổ chức cho HS tham gia thảo luận nhóm để giải quyết các câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm Câu 1: Câu nào dưới đây đúng khi nói về sự điện li? 11
- A. Sự điện li là sự hào tan một chất vào nước tạo thành dung dịch. B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện. C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy. D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa – khử. Câu 2: Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn được điện là do trong dung dịch của chúng có các A. ion trái dấu. B. anion. C. cation. D. chất. Câu 3: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây: Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do A. sự chuyển dịch của các electron. B. sự chuyển dịch của các cation. C. sự chuyển dịch của các phân tử hòa tan. D. sự chuyển dịch của cả cation và anion. Câu 4: Chất nào sau đây không dẫn được điện? A. KCl, rắn, khan B. CaCl2 nóng chảy. C. NaOH nóng chảy. D. HBr hòa tan trong nước. c- Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: Báo cáo của các nhóm -Đánh giá kết quả: Thông qua báo cáo của HS và góp ý của bạn khác, GV biết HS nắm được kiến thức nào, những kiến thức nào phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG a) Mục tiêu hoạt động: - Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho học sinh về nhà giúp học sinh vận dụng kiến thức kỹ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và kiến thức mở rộng của học sinh - Củng cố và thúc đẩy hoạt động theo nhóm, kích thích hứng thú học tập bộ môn b) Nội dung hoạt động Viết PT điện li của các chất sau: a. HNO3, Ba(OH)2, NaOH, H2SO4, Ca(OH)2, Na2CO3, BaCl2, NaHCO3, H2S. b. CuSO4, Na2SO4 , Fe2(SO4)3, NaHPO4, Mg(OH)2, CH3COOH, H3PO4, HF. c) Phƣơng thức tổ chức hoạt động - GV chia lớp thành nhóm + Nhóm 1-2-3: Hoàn thành câu a + Nhóm 4-5-6: Hoàn thành câu b - GV thông báo thời gian nộp sản phẩm : Tiết luyện tập + Tìm tài liệu, thông tin để hoàn thành sản phẩm ( từ nhiều nguồn: internet, sách tham khảo,...) d) Sản phẩm ,Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ: 12
- - Sản phẩm: Trình bày báo cáo -Đánh giá kết quả: Thông qua báo cáo của HS và góp ý của bạn khác, GV biết HS nắm được kiến thức nào, những kiến thức nào phải điều chỉnh, bổ sung. NỘI DUNG 2: AXIT – BAZO – MUỐI 1. Chuẩn bị - Duïng cuï: oáng nghieäm, giaù ñôõ - Hoaù chaát: dd NaOH, ZnCl2, HCl, NH3, quyø tím. - Bài soạn theo yêu cầu của GV 2. Phƣơng pháp dạy học: - Phát hiện và giải quyết vấn đề. - Học tập hợp tác (thảo luận nhóm). - PP sử dụng TBDH, tranh ảnh, SGK. - PP sử dụng câu hỏi bài tập. - Kĩ thuật sơ đồ tư duy 3. Các hoạt động dạy học A.HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI a- Mục tiêu hoạt động: Huy động kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới Nội dung hoạt động: tìm hiểu định nghĩa axit, bazo, hidroxit lưỡng tính, muối b- Phƣơng thức tổ chức hoạt động: - GV yêu cầu HS cho VD các công thức axit , bazo, muối đã học - Sau đó GV cho HS hoạt động chung cả lớp, tự viết câu trả lời, mời một số HS báo cáo, HS khác bổ sung nếu có. GV không chốt kiến thức mà liệt kê lại những những câu hỏi HS trả lời. - GV dự đoán các hướng trả lời của HS và các khó khăn mà HS gặp phải. c - Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: HS hoàn thành các câu trả lời theo yêu cầu. - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát + Thông qua báo cáo của HS và góp ý của bạn khác, GV biết HS đã có được kiến thức nào, những kiến thức nào phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động1: Tìm hiểu định nghĩa về axit – bazo theo Areniut a- Mục tiêu hoạt động: 13
- - Nêu được định nghĩa axit, bazo theo Areniut. Viết pt điện li của axit , bazo - Rèn năng lực hợp tác, năng lực thực hành hóa học. b- Phƣơng thức tổ chức HĐ: GV:- Axit, bazô coù phaûi laø chaát ñieän li khoâng? - Vieát pt ñieän li cuûa caùc chất sau: HCl, HNO3, NaOH, Ba(OH)2 CH3COOH -Tính chaát chung cuûa axit, bazô laø do ion naøo quyeát ñònh? -Töø phöông trình ñieän li höôùng daãn HS ruùt ra ñònh nghóa môùi veà axit, bazô. c- Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: Báo cáo của HS + Các axit, bazo đều là chất điện li + Phương trình điện li HCl H+ + Cl- HNO3 H+ + NO3- CH3COOH H+ + CH3COO- KOH K+ + OH- Ba(OH)2 Ba2+ + 2OH- + Tính chất của axit do ion H+ quyết định, chất của bazo do in OH- quyết định + Định nghĩa axit: là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+ + Định nghĩa bazo: là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH- - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát HS thảo luận + Thông qua báo cáo của HS và góp ý của bạn khác, GV biết HS đã có được kiến thức nào, những kiến thức nào phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. Hoạt động2: Tìm hiểu về axit nhiều nấc a- Mục tiêu hoạt động: - Xác định được axit 1 nấc, axit nhiều nấc - Rèn năng lực hợp tác, năng lực thực hành hóa học. b- Phƣơng thức tổ chức HĐ: GV höôùng daãn vieát pt ñieän li cuûa H2SO4 vaø H3PO4. Từ đó:So saùnh pt ñieän li cuûa HCl, CH3COOH vaø H2SO4 hoaëc H3PO4? c- Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: Báo cáo của HS H2SO4 H+ + HSO4- 14
- HSO4- H+ + SO42- H3PO4 H+ + H2PO 4 H2PO4- H+ + HPO 24 HPO42- H+ + PO 34 + Axit 1 nấc: HCl, CH3COOH + Axit nhiều nấc : H2SO4 hoaëc H3PO4 - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát HS thảo luận + Thông qua báo cáo của HS và góp ý của bạn khác, GV biết HS đã có được kiến thức nào, những kiến thức nào phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. Hoạt động3: Tìm hiểu về hidroxit lƣỡng tính a- Mục tiêu hoạt động: - Nêu được định nghĩa hidroxit lưỡng tính, viết pt điện li - Rèn năng lực hợp tác, năng lực thực hành hóa học. b- Phƣơng thức tổ chức HĐ: GV laøm thí nghieäm: Nhoû töø töø dd ZnCl2 vaøo 1 ít dd NaOH ñeán khi keát tuûa khoâng xuaát hieän theâm nöûa. Chia keát tuûa laøm 2 phaàn: * PhầnI: cho theâm vaøi gioït axit * PhầnII: cho theâm kieàm vaøo. Yêu cầu HS: Quan saùt vaø giaûi thích hiện tượng HS: Vieát pt phaân li cuûa Zn(OH)2 theo kieåu axit vaø bazô. Từ đó nêu định nghĩa hidroxit lưỡng tính? c- Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: Báo cáo của HS + Kết tủa trong hai phần đều tan hết Keát luaän: Zn(OH)2 vöøa taùc duïng ñöôïc vôùi axit, vöøa taùc duïng ñöôïc vôùi bazô hiñroâxit löôõng tính. + Pt phaân li cuûa Zn(OH)2 theo kieåu axit vaø bazô. Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH- Zn(OH)2 Zn2- + 2H+ + Hidroxit lưỡng tính : là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazo GV bổ sung : Các hidroxit lưỡng tính thường gặp: Zn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3 GV: Vieát caùc hiñroâxit döôùi daïng coâng thöùc axit: 15
- Zn(OH)2 H2ZnO2 Pb(OH)2 H2PbO2 Al(OH)3 HAlO2.H2O - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát HS thảo luận + Thông qua báo cáo của HS và góp ý của bạn khác, GV biết HS đã có được kiến thức nào, những kiến thức nào phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. Hoạt động4: Tìm hiểu về muối a- Mục tiêu hoạt động: - Nêu được định nghĩa muối, muối trung hòa, muối axit, viết pt điện li của muối - Rèn năng lực hợp tác, năng lực thực hành hóa học. b- Phƣơng thức tổ chức HĐ: GV:- Muoái laø gì? Cho ví dụ -Theá naøo laø muoái axit? muoái trung hoaø? Cho ví duï? c- Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: Báo cáo của HS +Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH +4 ) và anion là gốc axit + Thí dụ: NH4NO3 → NH +4 + NO-3 NaHCO3 → Na+ + HCO-3 + Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không còn Hidro có khả năng phân li ra ion H+ + Muối axit là muối mà anion gốc axit còn Hidro có khả năng phân li ra ion H+ NaHCO3 → Na+ + HCO-3 HCO-3 H+ + CO32- - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát HS thảo luận + Thông qua báo cáo của HS và góp ý của bạn khác, GV biết HS đã có được kiến thức nào, những kiến thức nào phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a- Mục tiêu hoạt động: - Củng cố, khắc sâu kiến thức về: + Khái niệm về axit, bazo, hidroxit lưỡng tính, muối + Viết pt điện li của chúng 16
- - Rèn kỹ năng giải bài tập tính toán liên quan - Phát triển năng lực tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, giải quyết các tình huống thực tiễn. b- Phƣơng thức tổ chức hoạt động: - Cách tiến hành: Tổ chức cho HS tham gia thảo luận nhóm để giải quyết các câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm Baøi 1: Caùc chaát ñieän li sau chaát naøo laø chaát ñieän li maïnh: A. NaCl, Al(NO3)3, Ca(OH)2 B. NaCl, Al(NO3)3, CaCO3 C. NaCl, Al(NO3)3, AgCl D. Ca(OH)2, CaCO3, AgCl Baøi 2: Pöù naøo sau ñaây khoâng phaøi laø pöù axit – bazô: A. HCl + NaOH B. H2SO4 + BaCl2 C. HNO3 + Fe(OH)3 D. H2SO4 + BaO Baøi 3: Hiñroxit naøo sau ñaây khoâng phaûi laø hiñroxit löôõng tính: A. Zn(OH)2 B. Al(OH)3 C. Ca(OH)2 D. Ba(OH)2 Baøi 4: dd muoái n aøo sau ñaây coù tính axit: A. NaCl, K2SO4 B. Na2CO3, ZnCl2 C. ZnCl2, NH4Cl D. CH3COONa, Na2CO3 Câu 5. Tính nồng độ các ion trong các dung dịch sau a. dd NaOH 0,1M b. dd BaCl2 0,2 M c. dd Ba(OH)2 0,1M Câu 6. Hòa tan 20 gam NaOH vào 500 ml nước thu được dung dịch A. a. Tính nồng độ các ion trong dung dịch A. b. Tính thể tích dung dịch HCl 2M để trung hòa dung dịch A. c- Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: Báo cáo của các nhóm -Đánh giá kết quả: Thông qua báo cáo của HS và góp ý của bạn khác, GV biết HS nắm được kiến thức nào, những kiến thức nào phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG a) Mục tiêu hoạt động:- Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho học sinh về nhà giúp học sinh vận dụng kiến thức kỹ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và kiến thức mở rộng của học sinh - Củng cố và thúc đẩy hoạt động theo nhóm, kích thích hứng thú học tập bộ môn b) Nội dung hoạt động Câu 1. Trộn 100 ml dung dịch NaOH 2M với 200 ml dung dịch KOH 0,5M thu được dung dịch C. a. Tính nồng độ các ion trong dung dịch C. b. Trung hòa dung dịch C bằng 300 ml dung dịch H2SO4 CM. Tính CM. 17
- Câu 2. Trộn 100 ml dung dịch HCl 1M với 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch D. a. Tính nồng độ các ion trong dung dịch D. b. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được m gam kết tủa. Tính m. c) Phƣơng thức tổ chức hoạt động - GV chia lớp thành nhóm + Nhóm 1-2-3: Hoàn thành câu 1 + Nhóm 4-5-6: Hoàn thành câu 2 - GV thông báo thời gian nộp sản phẩm : Tiết luyện tập + Tìm tài liệu, thông tin để hoàn thành sản phẩm ( từ nhiều nguồn: internet, sách tham khảo,...) d) Sản phẩm ,Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ: - Sản phẩm: Trình bày báo cáo -Đánh giá kết quả: Thông qua báo cáo của HS và góp ý của bạn khác, GV biết HS nắm được kiến thức nào, những kiến thức nào phải điều chỉnh, bổ sung. NỘI DUNG 3: PH- CHẤT CHỈ THỊ AXIT – BAZO . LUYỆN TẬP 1. Chuẩn bị -Tranh veõ, aûnh chuïp. -Hoaù chaát: Dd axit loaõng (HCl hoaëc H2SO4); Dd bazô loaõng (NaOH hoaëc Ca(OH)2); Dd phenolphtalein; Giaáy chæ thò axit - bazô vaïn naêng. -Duïng cuï: oáng nghieäm, giaù ñôõ, oáng nhoû gioït. 2. Phƣơng pháp dạy học: - Phát hiện và giải quyết vấn đề. - Học tập hợp tác (thảo luận nhóm). - PP sử dụng TBDH, tranh ảnh, SGK. - PP sử dụng câu hỏi bài tập. 3. Các hoạt động dạy học A.HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI a.Mục tiêu hoạt động. Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS Nội dung hoạt động: Tìm hiểu các nhận biết các dung dịch axit, bazơ, và cách xác định pH của các chất lỏng: nước, dung dịch axit, bazơ, muối hường gặp trong thực tế đời sống b.Phƣơng thức tổ chức hoạt động. Giáo viên yêu cầu HS làm các thí nghiệm cho quỳ tím, Phenol phtalein vào các ống nghiệm chứa nước cất, dung dịch NaCl, dung dịch nước vôi Ca(OH)2, giấm ăn 18
- Tiếp tục cho HS đo pH của các dung dich nước cất, dung dịch NaCl, dung dịch nước vôi Ca(OH)2, giấm ăn. Kết qua thu được điền vào bảng sau: Nước cất Nước muối Nước vôi Giấm Quỳ tím Phenol Phtalein pH c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Sản phẩm: Hs hoàn thành các nội dung trong bảng Đánh giá kết quả hoạt động: Thông qua quan sát : trong quá trình HS làm thí nghiệm GV quan sát các hoạt động của HS kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của Hs có biện pháp hỗ trợ hợp lý và kịp thời Thông qua báo cáo của HS và sự góp ý bổ xung của các nhóm khác giáo viên nắm được HS đã được những kiến thức nào những kiến thức nào cần phải điều chỉnh bổ xung ở các hoạt động tiếp theo B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Nöôùc laø chaát ñieän li raát yeáu: 1. Söï ñieän li cuûa nöôùc: Hoạt động cá nhân GV: - Nước là chất điện li rất yếu. Hãy viết ptđli rất yếu của nước. Theo Areâniut: H2O H+ + OH- (1) - Từ (1) hãy so sánh số lượng ion H+ và OH-. -Mối quan hệ giữa nồng độ ion H+ và OH-. - Nước nguyên chất có môi trường trung tính, nên có thể nói môi trường trung tính là môi trường có: [H+] = [OH-] = 1,0.10-7. mol/lít. - Đặt KH2O=[H+].[OH-]=1,0.10-7.1,0.10-7=1,0.10-14. KH2O gọi là tích số ion của nước. Hoạt động 2: YÙ nghóa tích soá ion cuûa nöôùc: Hoạt động nhóm GV:- Do có thể coi KH2O là hằng số cho các dd loãng của các chất khác. [H+].[OH-]=1,0.10-14 là một hằng số, nên trong môi trường axit khi [H+] ↑ thì [OH-] ↓. Vd: Hòa tan HCl vào nước để [H+]=1,0.10-3M thì [OH-] = ? - So sánh [H+] và [OH-] trong dd axit trên. - Do [H+].[OH-]=1,0.10-14 là một hằng số, nên trong môi trường bazơ khi [OH-] ↑ thì [H+] ↓. Vd: Hòa tan NaOH vào nước để [OH-]=1,0.10-5M thì [H+] = ? 19
- - So sánh [H+] và [OH-] trong dd kiềm trên. - HS nêu kết luận về [H+] so với 1,0.10-7M trong các môi trường. Keát luaän. - Moâi tröôøng axit : [H+] >10-7M - Moâi tröôøng kieàm : [H+]< 10-7M - Moâi tröôøng trung tính : [H+] = 10-7M Hoạt động 3: Khaùi nieäm veà pH, chaát chæ thò axit - bazô: 1. Khaùi nieäm veà pH: họat động cá nhân GV: - Trong thực tế người ta thường sử dụng giấy pH để xác định mtr của dd là axit, bazơ, … - pH là gì? - [H+] = 1,0.10-pH và [H+] = 1,0.10-a => pH=a. GV cho Ví duï: Tính [H+] vaø [OH-] và pH - Dd HCl 0,01M - Dd NaOH 0,01M HS: Thaûo luaän theo nhoùm. 2. Chaát chæ thò axit - bazô: GV: - Chất chỉ thị axit-bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dd. - Chất chỉ thị axit-bazơ: quỳ tím, phenolphthalein, chất chỉ thị vạn năng, … => Chất chỉ thị chỉ cho phép xác định giá trị pH một cách gần đúng. Muốn xđ chính xác pH phải dung máy đo pH. [H+] 10-1 10-2 10-3 10-4 10-5 10-6 10-7 10-8 10-9 10-10 10-11 10-12 10-13 10-14 pH 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 độ axit tăng (mtr axit) (trung tính) độ kiềm tăng (mtr kiềm) * Quỳ tím: đỏ tím xanh * Phenolphtalein: không màu màu hồng C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 4: Hoạt động luyện tập a.Mục tiêu tiêu hoạt động. - Củng cố khắc sâu kiến thức về cách tính nồng độ mol/l của các ion H+, OH-, trong dung dịch axit, bazơ, nước dựa vào tích số ion của nước - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề b.Phƣơng thức tổ chức hoạt động. - GV cho HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 2 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập chương Liên kết hóa học - Hóa học 10 - Nâng cao nhằm phát triển năng lực học sinh
24 p | 70 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 55 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
33 p | 73 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học tập của học sinh thông qua dạy học dự án môn hóa học
54 p | 48 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học văn cho học sinh THPT thông qua kiểu bài làm văn thuyết minh
48 p | 24 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 13 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua bài tập thí nghiệm Vật lí
38 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua dạy học Bài tập hóa học chương Ancol - Phenol lớp 11 trung học phổ thông
74 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức các môn học dạy bài: Cacbohiđrat và lipit
67 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn