intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực cho học sinh người dân tộc thiểu số khi dạy học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực học sinh trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn; giúp các em học sinh thể hiện được năng lực của bản thân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực cho học sinh người dân tộc thiểu số khi dạy học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRUNG TÂM GDNN-GDTX TƯƠNG DƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI Phát triển năng lực cho học sinh người dân tộc thiểu số khi dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu Lĩnh vực: Ngữ văn Tác giả: Nguyễn Thị Phương Điện thoại: 0389365228 Tương Dương, tháng 4 năm 2023
  2. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI Phát triển năng lực cho học sinh người dân tộc thiểu số khi dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu Lĩnh vực: Ngữ văn
  3. MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………… 1 1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………. 1 2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………. 2 2.1. Đối với giáo viên…………………………………………............. 2 2.2. Với học sinh……………………………………………………… 2 3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………… 2 4. Những điểm mới của sáng kiến……………………………………. 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU……………………………… 3 1. Cơ sở lí thuyết……………………………………………………… 3 1.1. Khái niệm về năng lực…………………………………………… 3 1.2. Dạy học phát triển năng lực trong đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn 3 ở trường phổ thông…………………………………………………… 1.3. Đặc điểm của học sinh người dân tộc thiểu số…………………… 4 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến………………… 6 3. Các giải pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề……………. 7 3.1. Những cơ sở đưa ra giải pháp……………………………………. 7 3.1.1. Căn cứ vào đặc điểm của truyện ngắn việt nam sau 1975…… 7 3.1.2. Căn cứ vào đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu thời kì đổi mới…………………………………………………………… 9 3.1.3. Căn cứ vào đặc điểm học sinh dân tộc thiểu số……………… 11 3.1.4. Căn cứ vào nội dung tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa 12 3.2. Các giải pháp thực hiện cụ thể………………………………… 16 3.2.1. Giải pháp 1: Xác định rõ những năng lực cần hình thành cho HS 16 3.2.2. Giải pháp 2: Xác định rõ các phương pháp, hình thức và kĩ thuật tổ chức dạy học nhằm hướng tới phát triển năng lực học sinh……… 17 3.2.2.1. Phương pháp tổ chức…………………………………………. 17 a) Phương pháp Thảo luận nhóm………………………………………... 18 b) Phương pháp đóng vai …………………………………………………. 20 c) Phương pháp nghiên cứu tình huống…………………………………… 21 3.2.2.2. Kỹ thật dạy học phát triển năng lực………………………… 21 a) Kĩ thuật đặt câu hỏi………………………………………………………. 21
  4. b) Kĩ thuật “khăn phủ bàn”………………………………………………… 23 c) Kĩ thuật mảnh ghép………………………………………………………. 26 3.2.3. Giải pháp 3: Xây dựng cách thức tổ chức và thiết kế giờ dạy đọc 28 hiểu hướng tới phát triển năng lực học sinh……………………… 3.2.3.1. Cách thức tổ chức giờ đọc hiểu………………………………. 28 3.2.3.2. Thiết kế bài dạy đọc hiểu nhằm phát triển năng lực…………. 29 3.2.3.3. Thực nghiệm sư phạm……………………………………… 32 4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của đề tài được áp dụng tại đơn vị 34 4.1. Mục đích khảo sát………………………………………………. 34 4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát…………………………….. 35 4.3. Đối tượng khảo sát…………………………………………… 35 4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất……………………………………………………………. 35 4.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất………………………. 35 4.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất…………………………. 37 5. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, 38 đồng nghiệp và nhà trường…………………………………… 5.1. Hiệu quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau thực nghiệm… 38 5.2. Kết quả về mức độ hứng thú của HS sau khi thực nghiệm………. 40 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………… 40 1. Kết luận…………………………………………………………….. 40 2. Kiến nghị ………………………………………………………… 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………. 42 PHỤ LỤC………………………………………………………… 43 Phụ lục 1………………………………………………………………. 43 Phụ lục 2………………………………………………………………. 47 Phụ lục 3………………………………………………………………. 48 Phụ lục 4………………………………………………………………. 49
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ GV Giáo viên HS Học sinh GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông DTTS Dân tộc thiểu số GDTX Giáo dục thường xuyên GDNN-GDTX Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên BGĐ Ban giám đốc KTX Kí túc xá TN Thanh niên GVCN Giáo viên chủ nhiệm UBND Ủy ban nhân dân SGK Sách giáo khoa SKKN Sáng kiến kinh nghiệm NXB Nhà xuất bản THPTQG Trung học phổ thông Quốc gia
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TT Số và tên bảng Trang 1 Bảng 1: Câu hỏi theo từng mức độ 23 2 Bảng 2: Kết quả khảo sát Giáo viên về sự cấp thiết của các giải 36 pháp đề xuất 3 Bảng 3: Kết quả khảo sát Giáo viên về tính khả thi của các giải 38 pháp đề xuất 4 Bảng 4: Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau thực 39 nghiệm. 5 Biểu đồ 1. So sánh kết quả kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm. 39 6 Bảng 5: Khảo sát sự yêu thích của HS sau giờ thực nghiệm. 40
  7. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, ngành giáo dục nước nhà đã có những bước tiến mạnh mẽ trong cải cách, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ở các cấp phù hợp với mục tiêu giáo dục, đào tạo. Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội đã xác định mục tiêu đổi mới của giáo dục: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Vì vậy yêu cầu đổi mới dạy và học là tất yếu của tất cả các môn học nói chung và đặc biệt là môn Ngữ văn nói riêng. Chương trình giáo dục tổng thể 2018 đã nêu rõ “Ngữ văn là môn học mang tính công và tính cụ thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...”. Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời. Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) thuộc lớp nhà văn chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Sau 1975, khi văn chương chuyển hướng khám phá trở về với đời thường, Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thụât của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách… Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm tiêu biểu cho thời kì đổi mới văn học sau năm 1980. Tác phẩm in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai.Truyện ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta đang dần đổi mới, cuộc sống kinh tế có nhiều mặt trái, nhiều tồn tại khiến người ta phải băn khoăn. Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987). 1
  8. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài Phát triển năng lực cho học sinh người dân tộc thiểu số khi dạy học tác phẩm“Chiếc thuyền ngoài xa”của Nguyễn Minh Châu làm sáng kiến của mình trong năm học 2022- 2023. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Đối với giáo viên Nghiên cứu đề tài này là tôi muốn nắm được thực trạng của việc phát huy năng lực học sinh trong nhà trường. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực học sinh trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn; giúp các em học sinh thể hiện được năng lực của bản thân. Nâng cao trình độ chuyên môn; thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy; phát huy năng lực của học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản văn học từ đó bồi dưỡng năng lực cho học sinh THPT. 2.2. Với học sinh Được bồi dưỡng năng lực nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách bản thân. Tăng thêm sự hứng thú trong học tập. HS DTTS tại Trung tâm phần lớn rất khó khăn, qua bài học biết liên hệ với hoàn cảnh gia đình và biết ứng xử trong các tình huống của cuộc sống. 3. Đối tượng nghiên cứu Các giải pháp Phát triển năng lực cho học sinh người dân tộc thiểu số khi dạy học tác phẩm“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (chương trình Ngữ văn 12). 4. Những điểm mới của sáng kiến Văn học là sản phẩm của tâm hồn nên dạy văn là một công việc lý thú nhưng không hề đơn giản. Dạy thế nào cho hay, cho hấp dẫn đã khó, việc giáo dục hình thành năng lực cho học sinh qua mỗi tác phẩm lại khó khăn bội phần. Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của các chuyên gia đầu ngành như Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Phan Trọng Luận…thế nhưng trong các tài liệu nghiên cứu đó chỉ đưa ra những định hướng khái quát, cách thiết kế một bài giảng văn học mà chưa cụ thể, chưa hướng tới hình thành năng lực cho học sinh. Do đó, trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã học tập, kế thừa với mong muốn góp một tiếng nói nhỏ để từng buớc nâng cao chất lượng học văn, chất lượng giáo dục học sinh hiện nay. Qua đề tài này, bản thân tôi đã đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp được đúc rút trong quá trình giảng dạy tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu để đem đến cho học sinh sự thích thú, say mê và biến quá trình giáo dục trong văn học học thành quá trình tự giáo dục có hiệu quả nhất. Chẳng hạn như: Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm, đóng vai, xây dựng loại câu 2
  9. hỏi yêu cầu học sinh nhận biết tính cách nhân vật qua hoàn cảnh tâm trạng, có thể yêu cầu học sinh phát biểu cảm nghĩ về nhân vật để học sinh tự nhìn lại mình, liên hệ với bản thân, nói lên những ước mơ, bồi dưỡng những tình cảm, hình thành năng lực cho mình, góp phần tiếp thu bài học nhẹ nhàng hơn mà không quá tải, nhàm chán. Khi tôi thay đổi phương pháp giảng dạy ở sáng kiến này, chất lượng giáo dục đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận từ chính quá trình đánh giá kiến thức của học sinh khối 12. Phương pháp đổi mới trong quá trình dạy thực nghiệm tiết 1 truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12) đã thể hiện tính khả thi và hiệu quả khá tốt, hoàn toàn có thể áp dụng trong việc giảng dạy tại trường THPT trong môn Ngữ Văn. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí thuyết 1.1. Khái niệm về năng lực Trong cuốn từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên) đã định nghĩa “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó. Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”. Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã xác định: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể; phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. Trong cuốn tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định”. Như vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực, mỗi quan điểm có những cách thể hiện năng lực riêng. Có thể hiểu một cách ngắn gọn rằng: năng lực là khả năng vận dụng tất cả những yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống. 1.2. Dạy học phát triển năng lực trong đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn ở trường phổ thông 3
  10. Trong bài viết “Dạy học ngữ văn theo yêu cầu phát triển năng lực”, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống đã cho rằng: Với môn Ngữ văn, chương trình năng lực hướng tới trước hết là yêu cầu thực hành giao tiếp. Học sinh học Ngữ văn trước hết phải biết đọc, viết, nói, nghe thật tốt để học các môn học khác và để giao tiếp, làm việc có hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày. Thông qua việc khám phá ngôn từ, hình ảnh, câu chữ…trong mỗi văn bản văn học, học Ngữ văn còn hướng con người tới việc biết thưởng thức, đánh giá và làm theo và tạo ra cái đẹp. Và quan trọng hơn cả, “năng lực Ngữ văn phải thể hiện ở cách sống với những hành vi, suy nghĩ và hành động cao đẹp, nhân bản, biết chia sẻ và cảm thông, biết sống tốt, sống đẹp”. Đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay, dạy đọc hiểu trong môn Ngữ văn nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh thì cách tổ chức dạy học của người giáo viên là vô cùng quan trọng. Yêu cầu dạy học phát triến năng lực trong môn Ngữ văn hiện nay là năng lực giao tiếp, nên giáo viên cần chú ý hình thành cho học sinh cách tiếp cận, giải mã và tạo lập văn bản; thực hành, luyện tập và vận dụng nhiều kiểu loại văn bản khác nhau để sau khi rời nhà trường các em có thể tiếp tục học suốt đời và có khả năng giải quyết các vẩn đề trong cuộc sống. Dạy học phát triển năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục; một phương pháp giáo dục. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây. Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người. 1.3. Đặc điểm của học sinh người dân tộc thiểu số Dạy và học Ngữ văn đòi hỏi người dạy và người học phải có “năng khiếu đặc biệt” mới truyền thụ và cảm nhận được những ý nghĩa sâu xa, những dụng ý nghệ thuật của tác giả, những “phần chìm” trong tác phẩm và tạo lập được các văn bản văn học một cách nhuần nhuyễn, thành thạo nhất. Để làm được điều đó, người dạy cần nắm vững đặc trưng của từng thể loại văn học để truyền đạt, hướng dẫn cho người học và tổ chức giờ học một cách hiệu quả. Nói đến học sinh miền núi là người ta nghĩ ngay về những khó khăn, thiếu thốn, những thiệt thòi mà các em phải chịu đựng. Khó khăn từ giao thông đi lại, đời sống sinh hoạt, hoạt động giáo dục. Trước yêu cầu phát triển của đất nước, xóa dần khoảng cách chênh lệch về giáo dục giữa miền ngược và miền xuôi, đòi hỏi công tác giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số phải tiếp tục được quan tâm, đầu tư hơn nữa. Thực trạng đói nghèo, kém phát triển, ở một số vùng dân tộc hiện nay có nguyên nhân chủ yếu là do trình độ học vấn của đồng bào còn hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Đó là một thực tế đầy 4
  11. khó khăn của các cấp, các ngành nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. Bởi để xóa đòi nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống thì con người phải có trình độ hiểu biết, phải có tri thức. Mà tri thức chính là mục đích, nhiệm vụ của giáo dục. Đối với học sinh ở các trường vùng thành phố, thị xã, những nơi có điều kiện kinh tế phát triển, sớm tiếp xúc với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nơi có rất nhiều điều kiện thuận lợi... thì việc giảng dạy của giáo viên cũng phong phú và hiệu quả hơn. Còn đối với học sinh ở những ngôi trường vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo... nơi điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn, đời sống dân trí thấp, nơi mà học sinh dân tộc thiểu số nói tiếng phổ thông chưa rõ thì việc giảng dạy của giáo viên nói chung và giáo viên dạy môn Ngữ văn nói riêng là một thực tế nan giải, đầy thách thức. Đối với các trường THPT miền núi Nghệ An, việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục luôn là niềm trăn trở của các cấp các ngành... Bởi điều kiện về cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn. Trường còn thiếu lớp, học chung, học ghép... lớp còn dựng tạm và thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai sạt lở, lũ quét. Giao thông đi lại ở các vùng này còn rất hạn chế, đời sống của nhân dân ở mức rất thấp, chủ yếu là hộ nghèo và cận nghèo. Hơn nữa, trình độ dân trí thấp, còn nhiều người không biết chữ. Dân cư sinh sống trên địa bàn còn thưa thớt, chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người như: Thái, Khơ mú, Tày Poong, Hmông... nên việc giao tiếp cũng gặp không ít khó khăn, bởi có nhiều người nói tiếng Việt còn chưa thạo, phát âm không đúng, thậm chí không nói được tiếng Việt. Tỉ lệ học sinh bỏ học ở những vùng này là cao nhất tỉnh. Vì cuộc sống mưu sinh quá khó khăn nên học sinh ở vùng miền núi Nghệ An thường phải bỏ học giữa chừng. Chất lượng đầu vào học sinh rất thấp, đa số các em đến lớp với khả năng tiếp thu rất kém. Một bộ phận đến trường vì bố mẹ bắt đi, đến trường chỉ ngồi cho vui, nếu học được lên bậc THPT cũng đã là một sự nỗ lực rất lớn của gia đình và các em. Với đối tượng học sinh như thế mà áp dụng những phương pháp dạy học như ở các trường thành phố, các trường miền xuôi thì khó mà hiệu quả được. Nên việc giảng dạy của giáo viên ở nơi đây cần phải: thường xuyên tìm tòi, sáng tạo, áp dụng phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và địa phương mới mong có được thành công. Đối với việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn - chương trình THPT ở các trường khu vực này bên cạnh những phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên cần mạnh dạn đưa những phương pháp thích hợp theo đặc thù của bộ môn, điều kiện thực tiễn của nhà trường và địa phương mới hướng dẫn, truyền đạt hết kiến thức, kỹ năng cho học sinh trong từng bài dạy. Như vậy, tùy vào đối tượng học sinh, điều kiện thực tiễn của nhà trường và địa phương ở các vùng miền khác nhau mà giáo viên thực hiện hoạt động định hướng và tổ chức hoạt động học một cách khoa học, linh hoạt. Đặc biệt đối với môn Ngữ văn, một môn học vừa có tính khoa học lại vừa có tính nghệ thuật, để tạo ra giờ học thu hút, hấp 5
  12. dẫn cho học sinh không phải là một điều dễ dàng. Bởi điều kiện cơ sở vật chất quá xuống cấp, lạc hậu, các trang thiết bị phục vụ cho việc học, để áp dụng các phương pháp mới không có, nếu có cũng chỉ mang tính “minh họa”, tượng trưng... Nên để một tiết học, một bài dạy áp dụng được phương pháp mới và tác động được đến nhận thức của học sinh quả là một điều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực hết mình của giáo viên giảng dạy. Chính vì thế, bên cạnh việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực thì giáo viên cần phải xem nó phù hợp với đối tượng học sinh nào, tiết dạy nào, bài học nào. Và trong đề tài Phát triển năng lực cho học sinh người dân tộc thiểu số khi dạy học tác phẩm“Chiếc thuyền xgoài xa” của Nguyễn Minh Châu (chương trình Ngữ văn 12), tôi muốn ngoài một giờ học hấp dẫn, các em học sinh Thái, Khơ mú, Tày Poong, Hmông sẽ tìm thấy sự tương đồng về nét văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc mình, khơi gợi niềm yêu thích với môn học và hiểu biết sâu sắc hơn về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ở góc nhìn thế sự. Các em học sinh được trải nghiệm, liên hệ thực tế văn hóa, thực tế cuộc sống của gia đình và bản làng nơi các em sinh sống để từ đó giúp các em nắm vững những kiến thức về văn văn học, hình thành các kĩ năng, năng lực cần thiết cho các em trong cuộc sống và đặc biệt là định hướng thái độ sống tích cực: yêu, tự hào, gìn giữ những nét đẹp văn hóa, lịch sử, phong tục của quê hương mình. Từ đó trở thành những công dân có ích, góp phần xây dựng bản làng và quê hương các em. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến Từ thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh ở môn Ngữ văn hiện nay chưa hiệu quả. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện năng lực có được đề cập tới nhưng còn chung chung, mơ hồ. Hoạt động kiểm tra đánh giá chủ yếu là nắm được kiến thức; quá trình kiểm tra đánh giá chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá quá trình. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học còn thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Điều đó thể hiện ở những tồn tại sau: Về phía giáo viên: Việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học đã được thực hiện nhưng còn chưa thường xuyên và chưa đồng đều, mới chỉ dừng lại ở hình thức, chưa đi sâu vào thực chất nhằm giúp khai thác kiến thức một cách có chiều sâu; việc hiểu hết bản chất của nhóm năng lực chung và năng lực chuyên biệt ở môn Ngữ văn ở một vài giáo viên vẫn còn hạn chế. Mặc dù đã có giáo viên thực hiện thay đổi phương pháp dạy học, thay đổi cách thức tổ chức giờ học nhằm đạt mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh song kết quả chưa đạt được như mong muốn. 6
  13. Về phía học sinh: Học sinh của trung tâm chủ yếu là học sinh vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế còn hạn chế, nên việc tiếp cận và tìm tòi những thông tin thời sự phục vụ cho bài học còn hạn chế và chưa đồng đều. Một số học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực trong việc tìm tòi nghiên cứu bài học nên chưa đảm bảo các năng lực. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, là tác phẩm thể hiện tính chất thực tiễn cao, từ nội dung văn bản đề cập giáo viên sẽ giúp học sinh hình thành được những quan điểm đúng đắn, hành động cụ thể phù hợp với xu thế phát triển của đất nước ở hiện tại và trong tương lai. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải thay đổi, thay đổi cả ở người dạy và ở người học để sau mỗi bài dạy - học học sinh không chỉ có được hiểu biết (kiến thức) mà còn phải phát triển được năng lực bản thân, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu về đổi mới giáo dục. 3. Các giải pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề 3.1. Những cơ sở đưa ra giải pháp 3.1.1. Căn cứ vào đặc điểm của truyện ngắn việt nam sau 1975 Nếu văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, trước hiện thực ác liệt của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, đã xây dựng nên bản anh hùng ca giàu sức sống về những tấm gương quyết tâm bảo vệ non sông đất nước. Với nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ công cuộc kháng chiến, cảm hứng chủ đạo, chi phối hầu hết các sáng tác trong giai đoạn văn học 1945 - 1975 là cảm hứng lãng mạn. Đó là những trang viết khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Và chính những trang viết thấm nhuần tinh thần lạc quan cách mạng ấy đã cổ vũ tinh thần chiến đấu cho các chiến sĩ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Đó còn là nguồn động viên nâng đỡ con người Việt Nam vượt qua gian lao thử thách trong máu lửa chiến tranh, tạo nên những chiến công hiển hách, đi đến những chiến thắng lẫy lừng. Sau 1975, đặc biệt là sau thời kì đổi mới, cảm hứng sử thi, lãng mạn giảm dần, được thay thế bằng cảm hứng đời tư, đạo đức, thế sự. Các nhà văn không còn bàn về những vấn đề to lớn của tập thể, mang đậm chất sử thi, anh hùng ca mà bàn về những số phận nhỏ bé giữa đời thường và không ngần ngại phô bày tất cả cái sần sùi thô ráp của cuộc sống thế tục với nhiều nghịch lí phức tạp, đa đoan. Ở đó, đời sống cá nhân và cá tính trở thành đối tượng nhận thức, thể hiện. Con người phải đối diện với thực tại cuộc sống muôn màu, được đặt trong nhiều mối quan hệ khác nhau, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người công dân, con người xã hội và con người tự nhiên để soi ngắm, suy ngẫm, trăn trở, tìm kiếm bản thân. Ngoài ra, một vấn đề khác mà văn học của thời kháng chiến đã lãng quên nay lại được nhiều tác giả hứng thú, đi sâu khám phá là con người tự nhiên với chiều sâu tâm linh, những vùng mờ của tiềm thức, vô thức. 7
  14. Trong công cuộc đổi mới văn học mà sự đổi mới bắt đầu với sự chuyển đổi cảm hứng sáng tác sang các vấn đề đời tư, đạo đức thế sự, Nguyễn Minh Châu được đánh giá là người “mở đường tinh anh và tài năng”, người lặng lẽ làm một cuộc đối chứng với quá khứ để đưa tới một thứ văn chương đích thực. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu như Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh, Chiếc thuyền ngoài xa… Ngoài ra, những sáng tác của Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng …, đã mở ra cho văn học hướng tiếp cận mới về các vấn đề đạo đức thế sự. Cảm hứng đời tư, đạo đức thế sự còn đặt ra vấn đề nhận thức lại hiện thực, phán xét lại các giá trị cũ. Ngòi bút của các tác giả đã không ngần ngại tỏ rõ thái độ của mình đối với cuộc sống hiện nay khi đi vào phê phán kịch liệt những trường hợp sụp đổ về đạo đức nhằm hướng đến xây dựng một xã hội hoàn thiện hơn. Chính bởi vậy, những mảng tối trước đây vốn bị khuất lấp nay được đưa lên trang sách với tất cả sự nhức nhối, xót xa. Như vậy sau 1975, khi cuộc sống trở lại bình thường, văn chương được trở lại với chính mình tất yếu dẫn đến sự thay đổi trong cảm hứng sáng tác. Điều này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của hiện thực, của đối tượng phản ánh. Đây sẽ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ những sự tìm kiếm, thể nghiệm, cách tiếp cận hiện tại, cũng là cơ hội để phát huy cá tính, phong cách cá nhân của nhà văn. Văn học Việt Nam sau 1975 mở rộng về đề tài, chủ đề: Văn học giai đoạn này đã có sự mở rộng đề tài, chủ đề theo hướng tiếp cận gần gũi hơn với hiện thực đời sống sinh hoạt. Các tác phẩm không còn bó hẹp trong việc khai thác các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ chính trị của đất nước mà được mở rộng từ đề tài gia đình, thân phận tình yêu, số phận con người đến các đề tài về chiến tranh, xây dựng, sản xuất… Có thể thấy, sáng tác sau 1975 tập trung vào hai mảng đề tài chính: viết về chiến tranh và viết về những câu chuyện đời thường, những con người bình thường. Viết về chiến tranh - đây là một đề tài không mới. Bởi lẽ, trong lịch sử hơn ba nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với biết bao cuộc chiến. Vậy nên hiện thực đấu tranh chống ngoại xâm trở thành đối tượng khám phá, phản ánh của văn học là một tất yếu. Tuy nhiên, khác với văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 coi trọng việc phản ánh kịp thời những sự kiện nóng bỏng ở mặt trận, nói nhiều đến chiến thắng, niềm vui, những chiến công hào hùng của quân và dân ta. Ở đó, hình ảnh người lính là những anh hùng đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất và ý chí của toàn dân tộc: là Tnú - con người kiên cường, bất khuất của Rừng xà nu; là Việt, là Chiến những người con anh dũng của mảnh đất Nam Bộ trong Những đứa con trong gia đình… Khi chiến tranh đi qua, văn học dần trở về với bản chất đích thực của nó, nhà văn có nhu cầu thể hiện những trải nghiệm riêng và ý thức cá tính của mình. Xoay quanh đề tài cũ nhưng quan niệm về chiến tranh đã có những điểm khác 8
  15. biệt so với quan niệm truyền thống. Theo nhà văn Chu Lai “Viết về chiến tranh tôi cho rằng quan trọng nhất là phải chân thực… quan trọng nhất là nêu lên được nỗi đau của nhân vật trong chiến tranh, vì chiến tranh là nước mắt”. Tác giả Văn Lê thì phát biểu “Chiến tranh không bao giờ chỉ toàn một màu vinh quang, để chiến thắng có bao nhiêu máu và nước mắt… Chính vì thế, các sáng tác văn học về đề tài chiến tranh cách mạng hiện nay cũng dần đi theo khuynh hướng phản ánh hiện thực chân thật nhất của chiến tranh”. Như vậy sau 1975, những tác phẩm viết về chiến tranh trong văn học Việt Nam đã nhấn mạnh hơn vào yêu cầu chân thực, không chỉ có niềm vui chiến thắng mà còn có những mất mát hi sinh, những nỗi đau khổ vô bờ. Những người lính một thời xông pha trận mạc cũng được khám phá ở cái nhìn đa diện, nhiều chiều. Họ không chỉ là tấm gương tiêu biểu, những anh hùng xông pha trận mạc mà còn là những con người có góc riêng tư của mình với những trăn trở trước cuộc sống hàng ngày, trước tình yêu. Nói chung, người ta thấy ở họ không chỉ hào quang chiến thắng mà còn thấy cả những mất mát, éo le, bi kịch. Khai thác cảm hứng đời tư, đạo đức thế sự văn học sau 1975 còn tập trung khai thác mảng đề tài viết về những con người bình thường, những câu chuyện đời thường. Với ý thức cổ động kháng chiến, trong văn học giai đoạn 1945 - 1975 “con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, ở lẽ sống lớn, tình cảm lớn. Cái riêng tư, đời thường nếu được nói đến thì chủ yếu cũng là để nhấn mạnh thêm trách nhiệm và tình cảm của cá nhân đối với cộng đồng”. Sau 1975, khi văn chương trút bỏ vai trò chính trị của mình để trở lại với bản chất nghệ thuật đích thực, các tác giả có điều kiện để tiếp cận đời sống ở cự ly gần. Khi ấy những con người bình thường và những câu chuyện đời thường bước vào trang sách với những phức tạp và bí ẩn của nó, vừa có “rồng phượng lẫn rắn rít, thiên thần và ác quỉ”. Trong sáng tác của mình, các tác giả đã đề cập đến những chi tiết sinh hoạt đời thường có khi nhỏ nhặt để khai thác triệt để cái hàng ngày như chính những lát cắt của cuộc sống. Tóm lại, trước sự chi phối của qui luật đời thường cùng với sự vận động tự thân của văn học, văn học Việt Nam sau 1975 đã có những đặc điểm khác biệt so với giai đoạn 1945 - 1975. Cảm hứng thế sự tăng mạnh, trong khi cảm hứng sử thi, lãng mạn giảm dần; cái nhìn về chiến tranh đã sâu hơn, gắn nhiều hơn với những suy tư cá nhân; con người được nhìn nhận ở phương diện đời tư, trong quan hệ đời thường, trong đời sống ý thức, tâm linh… Những chuyển biến mới này đã đem đến nguồn cảm hứng mới cho người cầm bút, mở ra hướng đi mới cho văn học. 3.1.2. Căn cứ vào đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu thời kì đổi mới 9
  16. Nguyễn Minh Châu là một hiện tượng văn học vừa độc đáo vừa lớn lao của văn học Việt Nam hiện đại vào cuối Thế kỷ 20. Nguyễn Minh Châu bước vào nghề văn hơi muộn nhưng Sự nghiệp Đổi mới trong văn học đã chọn ông để trao cho ông “Ấn Tiên Phong” lãnh chức Đại Tướng quân của Tập đoàn quân Chữ! Vì sao lại có sự “Chọn mặt gửi Vàng” độc nhất vô nhị đó của Lịch sử dành cho Nhà văn “Đất nghèo Xứ Nghệ” Nguyễn Minh Châu… Là nhà văn mặc áo lính, Nguyễn Minh Châu ý thức sâu sắc về sứ mệnh cao cả, nhiệm vụ thiêng liêng của người cầm bút trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Tâm niệm sáng tác duy nhất trong ông lúc này là hướng đến cuộc “chiến đấu vì sự sống còn của cả dân tộc, đất nước”, do vậy nhà văn đã dành gần hai chục năm sung sức của cuộc đời để tìm tòi, khám phá, thành tâm và say sưa ngợi ca vẻ đẹp lung linh, kỳ ảo của cuộc sống và tâm hồn con người trong chiến tranh. Đó chính là những tác phẩm được viết bởi cảm hứng sử thi - anh hùng ca - một cảm hứng chủ đạo của văn học thời kỳ chống Mỹ mà Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn thể hiện xuất sắc nhất với Mảnh trăng cuối rừng, Dấu chân người lính…(Sau này, ông có ân hận là tại sao lúc sung sức nhất lại ít viết về quê hương với những con người nghèo khổ, lam lũ của mình). Thời kỳ đổi mới: Nhà văn với khắc khoải nhân sinh Viết chậm, lại rất nhút nhát, ngơ ngác trong cuộc sống đời thường: Nguyễn Minh Châu rất e ngại khi phải đối mặt với... đám đông. Trong những ghi chép cuối cùng (có tên gọi “Ngồi buồn viết mà chơi”) được thực hiện trong những ngày nằm điều trị tại Viện Quân y 108, Nguyễn Minh Châu tự nhận xét: “Từ lúc còn nhỏ tôi đã là một thằng bé rụt rè và vô cùng nhút nhát. Tôi sợ từ con chuột nhắt cho đến ma quỷ. Sau này lớn lên, đến gần sáu chục tuổi, đến một nơi đông người tôi chỉ muốn lẻn vào một xó khuất và chỉ có như thế mới cảm thấy được yên ổn và bình tâm như con dế đã chui tọt vào lỗ”. Thế nhưng Nguyễn Minh Châu lại là người được Sự nghiệp Đổi mới chọn mặt gửi vàng để trở thành nhà văn - chiến sĩ đi tiên phong trong sự nghiệp Đổi mới của Văn học Việt Nam nửa cuối TK 20. Ấy là khi Nguyễn Minh Châu cho đăng trên Tuần báo Văn nghệ của Hội Nhà văn VN bài viết Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa (1987). Như vậy để thấy rằng bên trong cái vẻ nhút nhát, chậm chạp là một “cái đầu đang bốc lửa” để tìm con đường Đổi mới cho văn chương của Nguyễn Minh Châu: Trong khi suy nghĩ chung quanh việc viết về chiến tranh, ông lờ mờ cảm thấy “Hình như trong ý niệm sâu xa của người Việt Nam chúng ta, hiện thực của văn học có khi không phải là cái hiện thực đang tồn tại mà là cái hiện thực mọi người đang hy vọng đang mơ ước”, bởi vậy các nhân vật trong các tác phẩm viết về chiến tranh “thường khi có khuynh hướng được mô tả một chiều thường là quá tốt, chưa thực”. Nguyễn Minh Châu muốn có một sự thay đổi và ông đã thể hiện suy nghĩ đó trong những sáng tác của mình: một loạt tác phẩm mới ra đời khác hẳn cái 10
  17. cảm hứng chủ đạo Anh hùng ca ở Dấu chân người lính; Bến quê (tập truyện ngắn, 1985); Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết,1987); Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Phiên Chợ Giát (1988), Cỏ lau (truyện vừa, 1989)… Trong Chiếc thuyền ngoài xa là cuộc sống của những người dân chài lam lũ: “Cuộc sống cứ lênh đênh khắp cả một vùng phá mênh mông. Cưới xin, sinh con đẻ cái, hoặc lúc nhắm mắt cũng chỉ trên một chiếc thuyền. Xóm giềng không có. Quê hương bản quán cả chục cây số trời nước chứ không cố kết vào một khoảnh đất nào”. Trong cuộc sống của những người dân chài lam lũ đó, luôn tiềm ẩn những bi kịch không thể lường hết. Có thể nói, với Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn đã nói về những nghịch lý tồn tại như một sự thật hiển nhiên trong đời sống con người. Bằng thái độ cảm thông và sự hiểu biết sâu sắc về con người, ông đã cung cấp cho ta cái nhìn toàn diện về cái đẹp cuộc sống, hiểu cả bề mặt lẫn chiều sâu. Nhà văn Nguyên Ngọc đã rất đúng khi cho rằng Nguyễn Minh Châu là “người mở đường tinh anh và tài năng đã đi được xa nhất” ở chặng đầu đổi mới của văn học nước nhà. Trong cơn trở dạ nhiều đau đớn ấy Nguyễn Minh Châu đã thể hiện cả bản lĩnh và tài năng của mình cho một khát vọng khẩn thiết và mãnh liệt: văn chương cần phải khác. Nơi đó cái đẹp phải là cái “thật”, con người phải được nhìn nhận ở “bề sâu, bề sau, bề xa” của nó. 3.1.3. Căn cứ vào đặc điểm học sinh dân tộc thiểu số Như trên đã nêu, đối tượng học viên theo học tại trung tâm GDNN-GDTX đa số là học lực yếu. Các em đi học xa nhà, không có sự chăm sóc của gia đình và người thân. Ý thức học tập chưa cao nên giáo viên cần khơi gợi, kích thích bằng các hình thức đơn giản không gây áp lực cho các em. Câu hỏi đi từ rất dễ đến khó, động viên, khuyến khích, cho điểm để tạo hứng thú trong từng bài học. Hướng các em vào những kĩ năng thường ngày, đặc biệt là biết yêu thương quý trọng bản thân mình. Từ đó thêm yêu cuộc sống, yêu gia đình và hình thành mục đích sống ý nghĩa, sống đàng hoàng, sống tươi đẹp. Chính vì thế, bên cạnh việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực thì giáo viên cần phải xem nó phù hợp với đối tượng học sinh nào, tiết dạy nào, bài học nào. Và trong đề tài Phát triển năng lực cho học sinh người dân tộc thiểu số khi dạy học tác phẩm“Chiếc thuyền xgoài xa” của Nguyễn Minh Châu (chương trình Ngữ văn 12), tôi muốn ngoài một giờ học hấp dẫn, các em học sinh Thái, Khơ mú, Tày Poong, Hmông sẽ tìm thấy sự tương đồng về nét văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc mình, khơi gợi niềm yêu thích với môn học và hiểu biết sâu sắc hơn về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Các em học sinh được trải nghiệm, liên hệ thực tế văn hóa nơi các em sinh sống để từ đó giúp các em nắm vững những kiến thức về văn học VN, hình thành các kĩ năng, năng lực cần thiết cho các em trong cuộc sống và đặc biệt là định hướng thái độ sống tích cực: yêu, tự hào, gìn giữ những nét đẹp văn hóa, lịch sử, phong tục của quê hương mình. 11
  18. Ngoài ra phải biết liên hệ với hoàn cảnh, tình huống trong cuộc sống của bản thân, gia đình mình để có cách xử lý phù hợp nhất. 3.1.4. Căn cứ vào nội dung tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa 3.1.4.1. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống thế sự a) Qua nhân vật người nghệ sĩ nhiếp anh Phùng : Quá trình nhận thức của Phùng: Hình ảnh chiếc thuyền nhìn lúc ngoài xa rất khác nhìn lúc gần. Cũng như chiếc thuyền trong bức ảnh trời cho người nghệ sĩ nhiếp ảnh chụp được vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh. Nhưng cuộc sống của gia đình làng chài kia lại chẳng có gì đẹp cả. Anh những tưởng mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện. Nhưng rồi chính anh bất ngờ nhận ra sự vênh lệch giữa cái đẹp của nghệ thuật với số phận cực nhọc, tăm tối của con người sống ngay giữa thiên nhiên toàn bích đó. Như vậy ẩn chứa hàm súc trong nhan đề truyện, tình huống được tác giả đẩy lên cao trào với tình tiết bất ngờ, người đàn bà không chịu bỏ chồng với lý do chỉ mong nhìn đàn con “chúng nó được ăn no” đã khái quát một cách thật giản dị mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Phóng viên Phùng cảm thấy “gian phòng ngủ của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt” nhờ đó mà nghiệm ra rằng: có một cuộc sống khác thật hơn rất nhiều cuộc sống được ghi lại trong ống kính. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp hãy là một người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, một hành động để có được một cuộc sống xứng đáng với con người. Ngòi bút Nguyễn Minh Châu mang tinh thần nhân văn sâu sắc. Qua nhân vật Phùng, ông muốn kéo hiện thực, cuộc sống từ xa lại thật gần mình để nhìn cuộc sống, con người rõ hơn, đầy đủ hơn và có những khám phá, phát hiện bất ngờ, thú vị hơn. b) Tình huống khám phá, phát hiện qua suy nghĩ của chánh án Đẩu : Quá trình nhận thức của Đẩu: Lúc đầu với tư cách chánh án huyện, Đẩu mời người đàn bà đến tòa án để trao đổi và khuyên chị ta nên li hôn để khỏi bị hành hạ, ngược đãi. Đẩu tin rằng giải pháp mình chọn cho người đàn bà hàng chài là đúng đắn nhưng sau buổi nói chuyện thì mọi lí lẽ của anh đều bị người đàn bà chất phác, lam lũ bác bỏ: “Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc làm ăn của cái người làm ăn lam lũ, khó nhọc…”. Người đàn bà hàng chài thất học, quê mùa nhưng thật sâu sắc khi “nhìn suốt cả đời mình” đã khiến “Một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”. Anh vừa ngộ ra những nghịch lí của đời sống, những nghịch lí con người buộc phải chấp nhận, phải “trút một tiếng thở dài đầy chua chát: Trên thuyền phải có một người đàn ông dù hắn man rợ, tàn bạo” khiến Đẩu thấm thía: “bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một 12
  19. chiếc thuyền không có đàn ông”. Lòng tốt của nhân vật Đẩu suy cho cùng cũng chỉ là lòng tốt phi thực tế. Những nỗ lực của Đẩu nhằm bảo vệ luật pháp dựa trên sự thông hiểu sách vở, thiếu đi hiểu biết cụ thể từng mảnh đời, số phận, vì thế trước cuộc sống đích thực, anh trở thành kẻ nông nổi, ngây thơ . Ngòi bút Nguyễn Minh Châu thật tinh tế, sâu sắc khi miêu tả trên bàn làm việc của Đẩu “đến phát ngốn lên đống hồ sơ, giấy tờ” mang ý nghĩa khám phá, phát hiện tình trạng bạo lực gia đình. Qua đó làm dấy lên nỗi xót thương, lo lắng về tình trạng phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, về nguy cơ trẻ em nhiễm thói vũ phu, thô bạo vì bị tổn thương và mất niềm tin vào cuộc sống. Nhưng có một nguy cơ đáng sợ và nhân loại hãy coi chừng nguy cơ ấy: Nếu không giải phóng con người thoát khỏi nghèo đói, u muội, tối tăm thì không bao giờ tiêu diệt được nạn bạo hành và bạo lực. Đó là niềm trăn trở, nỗi băn khoăn của “vị Bao Công phố huyện vùng biển” khi mà anh nắm giữ luật pháp, thực thi nó mà trước tình trạng con người bị đánh đập, hành hạ anh đành bất lực. c) Cuộc đời, số phận người đàn bà hàng chài: Chỉ được tác giả gọi là “người đàn bà” một cách phiếm chỉ, một người đàn bà vô danh như biết bao người đàn bà khác ở vùng biển nhưng số phận và tính cách được tác giả tập trung thể hiện. Câu chuyện về người đàn bà hàng chài là câu chuyện về sự thật cuộc đời,về bản chất người phụ nữ với dáng vẻ “trạc ngoài 40, thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch” xuất hiện “với khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”. Cuộc đời của mụ vốn là con nhà khá giả nhưng “từ nhỏ đã là một đứa con gái xấu lại rỗ mặt, trong phố không ai lấy”. Đến lúc có gia đình lấy một người chồng nghèo; “anh con trai một nhà hàng chài giữa phá”. Con cái đông, cuộc sống luôn bấp bênh, vất vả, nghèo đói: “trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng, con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”. Số phận người phụ nữ lam lũ, khó nhọc, bất hạnh thường xuyên bị chồng đánh: “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, âm thầm chịu đựng mọi đớn đau, thể hiện qua tính cách, tâm hồn: “với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”, bà coi đó là lẽ đương nhiên, chỉ đơn giản trong cuộc mưu sinh đầy cam go, trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa “cần phải có một người đàn ông chèo chống khi phong ba bão táp, cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con mà nhà nào cũng trên dưới chục đứa… 3.1.4.2. Câu chuyện ở tòa án huyện a) Người đàn bà hàng chài : Đây là lần thứ hai người đàn bà được Đẩu mời đến. Lúc đầu “lúng túng, sợ sệt, tìm đến một góc tường để ngồi” mặc dù Đẩu vồn vã mời nhưng mụ chỉ dám “rón rén đến ngồi ghé vào mép ghế và cố thu người lại”, cúi mặt xuống, xưng hô : “con, quý tòa” tâm trạng lo sợ của bà khi biết mục đích Đẩu mời đến 13
  20. để giải quyết chuyện gia đình, với lí lẽ đời thường: “các chú đâu có hiểu được việc làm ăn của người lam lũ, khó nhọc”, “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”. Người đàn bà sẵn sàng chịu đựng những khổ đau triền miên để có được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”, “ trên thuyền cũng có lúc vợ chồng, con cái sống hòa thuận, vui vẻ”; “ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn” bà chắt chiu từng chút hạnh phúc đời thường, đó chính là tấm lòng người mẹ nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh. b) Sự thay đổi nhận thức của Phùng và Đẩu : Lúc đầu Phùng và Đẩu đầy hào hứng, nhiệt tình khi nhiều lần khuyên lão đàn ông cứ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” đánh vợ; thì lần này với cương vị chánh án huyện bảo vệ công lí, Đẩu tin giải pháp của mình hợp lí khi phân tích “chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu”. Được mời đến tòa án huyện, bà đã chắp tay vái lia lịa xin được bắt tội cũng được, phạt tù cũng được đừng bắt bỏ chồng khiến cho cả Phùng và Đẩu cùng thốt lên: “Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được” đó chính là sự hiểu biết và cảm thông với chồng khi kể về đời mình nhưng thực chất là nói đến cái tình, cái nghĩa của người chồng là “một anh con trai cục tính nhưng hiền lành không bao giờ đánh đập tôi”. Vì gánh nặng mưu sinh qúa lớn, với áp lực sinh nhai mỗi ngày cho cả đàn con, người chồng phải gánh vác trách nhiệm nặng nề nên dần dần làm ông ta trở nên thô bạo, vũ phu, tìm sự giải thoát bằng “thú vui” đánh vợ chứ không phải như “đàn ông thuyền khác uống rượu, giá mà lão uống rượu thì tôi còn đỡ khổ”. Người đàn bà nhận hết lỗi về mình: “như đang nhìn suốt cả đời mình: Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn…lỗi chính là đám đàn bà thuyền chài đẻ qúa nhiều mà thuyền lại chật”, đó chính là nỗi cơ cực vất vả của cộng đồng làng chài, người đông của hiếm, phương tiện đánh bắt lại hạn chế, nên sự bế tắc đó không làm được gì khác hơn là đánh vợ: “Bất kể lúc nào thấy khổ qúa là lão xách tôi ra đánh”. Dù là một người lao động nghèo khổ, ít học nhưng người đàn bà tỏ ra từng trải, hiểu lí lẽ, hiểu sự đời khi chị nói với Phùng và Đẩu : “Chị cám ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn…nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc… “Đám đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”, “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ”, “ Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu”. Với lí lẽ sắc bén, sự sắc sảo của người đàn bà không phải do tri thức mang lại mà nhờ sự trải đời, lăn lộn, vất vả trong cuộc sống tích lũy vì vậy mà người đàn bà đã đưa ra rất nhiều lý do để bênh vực chồng cho dù đó là lý do khó chấp nhận, vô lý, lạc hậu nhất. Nguyễn Minh Châu đã tạo tình huống nhận thức cắt nghĩa giây phút giác ngộ chân lí của Đẩu, chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp làm cho câu chuyện trở 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2