intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 10 trong dạy học Ngữ văn (Bộ kết nối tri thức với cuộc sống)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

61
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đề xuất được một số nguyên tắc, biện pháp dạy học phát triển năng lực đọc hiểu VBTT cho học sinh lớp 10 trong môn Ngữ văn theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 10 trong dạy học Ngữ văn (Bộ kết nối tri thức với cuộc sống)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ---------------------------------- SÁNG KIẾN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN (BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) MÔN: NGỮ VĂN Năm thực hiện: 2022 - 2023 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀNG MAI ---------------------------------- SÁNG KIẾN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN (BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) MÔN: NGỮ VĂN Tác giả: NGUYỄN THỊ THỦY Tổ: NGỮ VĂN Số điện thoại: 0978607874 Năm thực hiện: 2022- 2023 2
  3. MỤC LỤC TRANG PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4. Giả thuyết khoa học 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 7. Những luận điểm cần bảo vệ của sáng kiến 8. Đóng góp mới của đề tài PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Năng lực đọc hiểu văn bản 1.1.2. Quan điểm dạy học phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trong chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 1.1.3. Văn bản thông tin 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khảo sát thực trạng 1.2.1. Nhận xét thực trạng 2. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN CHO HỌC SINH TRONG MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 2.1. Các nguyên tắc dạy học phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 10 2.1.1. Bám sát đặc trƣng kiểu loại văn bản thông tin 2.1.2. Bám sát yêu cầu cần đạt về năng lực đọc hiểu văn bản thông tin 2.1.3. Đảm bảo học sinh đƣợc tiếp cận nguồn văn bản thông tin đa dạng phù hợp với trình độ, tâm lí của học sinh lớp 10 2.1.4. Tích hợp các kiến thức và kĩ năng khi đọc hiểu văn bản thông tin 3
  4. 2.2. Cách thức tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 10 2.2.1. Tổ chức cho HS nhận biết thông tin cơ bản của văn bản và cách triển khai văn bản thông tin 2.2.2. Tổ chức cho HS nhận biết vai trò của các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin 2.2.3. Tổ chức cho HS chỉ ra những vấn đề đặt ra trong văn bản thông tin tác động đến suy nghĩ và hành động của bản thân 2.2.4. Hƣớng dẫn cho HS rút ra cách đọc văn bản thông tin 2.3. Sử dụng đa dạng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin 2.3.1. Thay đổi cách dạy từ giảng văn sang dạy học sinh đọc hiểu văn bản 2.3.2. Sử dụng phù hợp các chiến thuật đọc hiểu văn bản thông tin 2.3.3. Sử dụng phƣơng pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề 2.3.4. Sử dụng phƣơng pháp dạy học dự án 2.3.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu VB thông tin 3. THỰC NGHIỆM 4.KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT PHẦN 3. KẾT LUẬN PHỤ LỤC 4
  5. CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết thƣờng Viết tắt Chƣơng trình giáo dục phổ thông CTGDPT Giáo viên GV Học sinh HS Văn bản thông tin VBTT Năng lực đọc hiểu văn bản NLĐHVB Phƣơng pháp dạy học PPDH Giáo dục phổ thông GDPT 5
  6. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 đem đến nhiều thay đổi về dạy học đọc – viết – nói – nghe các thể loại/ kiểu loại văn bản đáp ứng mục tiêu, yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực ngƣời học. Văn bản thông tin lần đầu tiên đƣợc đƣa vào dạy học trong nhà trƣờng, chiếm vị trí quan trọng trong chƣơng trình môn Ngữ văn THPT. Là văn bản thông dụng trong đời sống, xã hội nên VBTT rất phong phú, đa dạng từ nội dung đến hình thức biểu đạt. VBTT không chỉ là nội dung dạy đọc của môn Ngữ văn mà còn có mặt trong sách giáo khoa một số môn học khác trong nhà trƣờng. Muốn học sinh có khả năng đọc hiểu loại VBTT, GV Ngữ văn phải tìm ra cách dạy đọc phù hợp với đặc trƣng của loại văn bản này, không giống với dạy đọc các loại văn bản quen thuộc nhƣ truyện, thơ, kí, kịch, nghị luận. Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên thực hiện dạy học chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 10, cũng là năm đầu tiên dạy học đọc VBTT. Rất nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết cả trên phƣơng diện lí luận và thực tiễn để góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học đọc hiểu VBTT. Đây là lí do thôi thúc tôi chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 10 trong dạy học Ngữ văn (Bộ kết nối tri thức với cuộc sống)”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất đƣợc một số nguyên tắc, biện pháp dạy học phát triển năng lực đọc hiểu VBTT cho học sinh lớp 10 trong môn Ngữ văn theo Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: + Môn Ngữ văn 10 Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống + HS và GV ngữ văn trƣờng THPT Hoàng Mai và trƣờng THPT Hoàng Mai 2 - Đối tƣợng nghiên cứu: Ngƣời viết nghiên cứu nguyên tắc và biện pháp nhằm phát triển năng lực đọc hiểu VBTT cho học sinh lớp 10 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng đƣợc hệ thống nguyên tắc, biện pháp dạy học phát triển năng lực đọc hiểu VBTT cho học sinh lớp 10 một cách khoa học, đảm bảo tính thống nhất và tính phát triển, tích cực hóa hoạt động của HS thì sẽ trở thành căn cứ, tƣ liệu dạy học tích cực, hữu ích cho GV và HS; góp phần nâng cao khả năng đọc hiểu VBTT cho HS, cũng nhƣ chất lƣợng dạy học Ngữ văn nói chung. 6
  7. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận của việc phát triển năng lực đọc hiểu VBTT cho HS lớp 10. - Khảo sát thực trạng dạy học VBTT cho học sinh lớp 10 theo chƣơng trình, SGK giáo dục phổ thông Ngữ văn mới. - Xây dựng các nguyên tắc dạy học phát triển năng lực đọc hiểu VBTT cho HS lớp 10 trong dạy học Ngữ văn. - Đề xuất một số biện pháp dạy học phát triển năng lực đọc hiểu VBTT cho HS lớp 10. - Tổ chức thiết kế giáo án, dạy học thực nghiệm phát triển năng lực đọc hiểu VBTT cho HS lớp 10. - Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đƣa ra. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp; Phƣơng pháp khảo sát; Phƣơng pháp thống kê – phân loại ; Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm,… 7. Những luận điểm cần bảo vệ của sáng kiến Căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu của bài học; Căn cứ vào đặc trƣng của kiểu bài VBTT, đề tài đã nhấn mạnh vào các nguyên tắc và biện pháp dạy học phát triển năng lực đọc hiểu VBTT cho học sinh lớp 10 8. Đóng góp mới của đề tài - Về lí luận : Kiểu, loại VBTT lần đầu tiên đƣa vào dạy học trong chƣơng trình GDPT môn Ngữ văn năm 2018. Và năm học 2022-2023 mới bắt đầu triển khai dạy học SGK mới môn Ngữ văn 10. Vì thế, kết quả nghiên cứu của đề tài là những đóng góp quan trọng về mặt lí luận dạy học đọc hiểu môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực. Đó là các nguyên tắc và biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu VB thông tin cho HS lớp 10. Kết quả nghiên cứu này còn giúp HS có khả năng đọc hiểu tốt các loại VBTT trong các bộ SGK khác (Cánh Diều, Chân trời sáng tạo) hay các VBTT trong đời sống xã hội. - Về thực tiễn: Đề tài góp phần phát triển năng lực đọc hiểu VBTT cho HS lớp 10 nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học Ngữ văn trong nhà trƣờng phổ thông theo định hƣớng phát triển năng lực. 7
  8. PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Năng lực đọc hiểu văn bản Chƣơng trình GDPT 2018 yêu cầu phải hình thành và phát triển cho HS 2 nhóm năng lực là năng lực chung (năng lực cốt lõi) và năng lực chuyên biệt (năng lực đặc thù). NL chung là những NL có thể hình thành ở tất cả các môn học và cấp học bao gồm: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. Bên cạnh đó là nhóm NL chuyên biệt/đặc thù đƣợc hình thành và phát triển ở môn học Ngữ văn gồm NL ngôn ngữ và NL văn học mà hệ quả đó là NL đọc hiểu văn bản và NL tạo lập văn bản giúp HS đọc, viết, nói, nghe các loại văn bản phổ biến; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học và các sản phẩm của giao tiếp cũng nhƣ các giá trị nói chung trong cuộc sống. Tác giả Nguyễn Thanh Hùng trong công trình nghiên cứu “Kỹ năng đọc hiểu Văn” chỉ ra rằng, tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản, hai năng lực đó có ý nghĩa thực hành tổng hợp và phức tạp. Tác giả khẳng định: “Năng lực đọc hiểu văn bản/tác phẩm văn chƣơng là hệ quả của quá trình học tập lâu dài khi mà những kĩ năng đọc hiểu đƣợc xác định để có thể thu nhận vào nó những dạng đọc, kiểu đọc, lối đọc, hình thức đọc, cách đọc mà ta gọi chung là hành động đọc”. Dạy học đọc hiểu theo yêu cầu thể loại, kiểu VB là hƣớng tới phát triển năng lực đọc hiểu văn bản (năng lực ngôn ngữ) và năng lực thƣởng thức, cảm thụ văn học (năng lực văn học). Thông qua nội dung của các văn bản/tác phẩm đƣợc dạy mà giáo dục tƣ tƣởng, nhân cách học sinh, đấy chính là góp phần phát triển phẩm chất. Nhƣ vậy, theo tôi có thể hiểu năng lực đọc hiểu văn bản (NLĐHVB) là khả năng ngƣời đọc thông hiểu cả nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn cũng nhƣ thấy đƣợc vai trò, tác dụng của các hình thức thể loại văn bản và các biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các thông điệp tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ của ngƣời viết. ĐHVB là một năng lực rất cần thiết ở mỗi HS để góp phần xây dựng và phát triển phẩm chất, năng lực cá nhân. Nhờ có NLĐHVB, HS có thể tiếp thu lƣợng kiến thức lớn từ sách vở, tài liệu, đời sống thực tiễn, có thể giao tiếp với xã hội, nâng cao sự học suốt đời. 1.1.2. Quan điểm dạy học phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trong chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 Dạy học Ngữ văn theo hƣớng phát triển năng lực là quan điểm đổi mới của chƣơng trình, SGK GDPT sau 2015 theo Nghị quyết 88/2014/QH13: “Tiếp tục đổi mới phƣơng pháp giáo dục theo hƣớng phát triển toàn diện năng lực và 8
  9. phẩm chất ngƣời học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác và khả năng tƣ duy độc lập”; “ Đổi mới căn bản phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng giáo dục theo hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh”. a. Về phương pháp dạy đọc Mục tiêu dạy học môn Ngữ văn trong chƣơng trình GDPT là dạy cho HS biết đọc và có khả năng tự đọc các kiểu/loại văn bản theo đặc trƣng thể loại, thông qua đó mà bồi dƣỡng, giáo dục phẩm chất, nhân cách ngƣời học giúp các em trở thành những ngƣời công dân tốt của xã hội. Đối với mỗi kiểu/loại văn bản văn học, văn bản nghị luận, VBTT sẽ có những cách (phƣơng pháp đọc hiểu riêng, đặc thù). Song cũng có những cách thức chung cho hoạt động đọc đối với mọi loại văn bản đó là: HS phải đọc trực tiếp toàn bộ văn bản; chú ý quan sát các yếu tố hình thức của văn bản; tóm tắt đƣợc nội dung chính của văn bản; phát hiện, tìm kiếm, suy luận ý nghĩa của các thông tin, thông điệp, quan điểm, thái độ, tƣ tƣởng, tình cảm, cảm xúc…đƣợc gửi gắm trong văn bản; liên hệ, so sánh, kết nối các vấn đề đặt ra trong văn bản với trải nghiệm của bản thân, với các văn bản khác để hiểu sâu hơn giá trị của văn bản; biết vận dụng chuyển hóa những giá trị đƣợc xây dựng, phản ánh trong văn bản thành niềm tin, cách ứng xử, giá trị của bản thân trong cuộc sống hàng ngày. Phƣơng pháp dạy học phải tập trung kích hoạt việc đọc tích cực, sáng tạo ở chủ thể đọc. Hƣớng dẫn và khích lệ học sinh chủ động, tự tin phát huy vai trò “đồng sáng tạo” trong tiếp nhận văn bản/tác phẩm; hứng thú tham gia kiến tạo nghĩa cho văn bản; biết so sánh, đối chiếu, liên hệ mở rộng, huy động vốn hiểu biết cá nhân, sử dụng trải nghiệm cuộc sống của bản thân để đọc hiểu, trải nghiệm văn bản, phát hiện những giá trị đạo đức, văn hóa và triết lí nhân sinh, từ đó biết vận dụng, chuyển hóa thành giá trị sống. Khi dạy đọc hiểu, giáo viên chú ý giúp học sinh tự phát hiện thông điệp, ý nghĩa, góp phần lấp đầy “khoảng trống” của văn bản. Sử dụng đa dạng các loại câu hỏi ở những mức độ khác nhau để thực hiện dạy học phân hóa và hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản, rèn luyện kĩ năng đọc, phát triển năng lực đọc hiểu văn bản. Vận dụng các phƣơng pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học đọc hiểu cho phù hợp với từng kiểu/loại văn bản nhƣ đọc diễn cảm, đọc phân vai, đóng vai để giải quyết một tình huống, diễn kịch, sử dụng câu hỏi, hƣớng dẫn ghi chép trong tiến trình đọc bằng các phiếu ghi chép, phiếu học tập, nhật kí đọc sách, tổ chức cho học sinh thảo luận về văn bản, vẽ tranh, làm phim, trải nghiệm về những tình huống trong văn bản… Một số phƣơng pháp dạy học khác nhƣ đàm thoại, vấn đáp, nêu vấn đề cũng cần đƣợc vận dụng một cách phù hợp theo yêu cầu phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh. 9
  10. b. Về đánh giá kết quả dạy đọc Chƣơng trình GDPT môn Ngữ văn năm 2018 nêu rõ: Nội dung đánh giá hoạt động đọc tập trung vào yêu cầu học sinh hiểu nội dung, chủ đề của văn bản, quan điểm và ý định của ngƣời viết; xác định các đặc điểm thuộc về phƣơng thức thể hiện, nhất là về mặt kiểu văn bản, thể loại và ngôn ngữ sử dụng; trả lời các câu hỏi theo những cấp độ tƣ duy khác nhau; lập luận, giải thích cho cách hiểu của mình; nhận xét đánh giá về giá trị và sự tác động của văn bản đối với bản thân; thể hiện cảm xúc đối với những vấn đề đƣợc đặt ra trong văn bản; liên hệ, so sánh giữa các văn bản và giữa văn bản với đời sống. Cách thức đánh giá thực hiện bằng hai cách: đánh giá quá trình (thƣờng xuyên) và đánh giá định kì. Có thể sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp (để đánh giá nói và nghe) nếu thấy cần thiết và có điều kiện. Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối năm học, cấp học, cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề thi, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó,…); sử dụng và khai thác ngữ liệu đảm bảo yêu cầu đánh giá đƣợc năng lực của học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá đƣợc chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học. Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải đảm bảo nguyên tắc học sinh đƣợc bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, tƣ duy hình tƣợng và tƣ duy logic, những suy nghĩ và tình cảm của chính học sinh, không vay mƣợn, sao chép, khuyến khích đọc hiểu và viết có cá tính, sáng tạo. 1.1.3. Văn bản thông tin a. Khái niệm: VBTT là loại văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin. Trong đời sống, có nhiều loại VBTT khác nhau nhƣ: báo cáo, bản tin, thông báo, thƣ từ, diễn văn, tiểu luận,… b. Đặc trƣng: * Về ngôn từ: Để đảm bảo tính chính xác, khách quan, VBTT thƣờng dẫn tên ngƣời, địa điểm, thời gian, số liệu xác thực, có thể kiểm chứng đƣợc. Ngôn ngữ trong VBTT sáng rõ, đơn nghĩa. Cùng với sử dụng ngôn từ, VBTT còn sử dụng các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nhƣ sơ đồ, biểu bảng, tranh ảnh, ký hiệu, số liệu….góp phần giúp cho ngƣời đọc dễ tiếp nhận và ghi nhớ thông tin. Để tăng thêm hiệu quả tác động đối với ngƣời đọc, đôi khi VBTT lồng ghép thông tin với một hay nhiều yếu tố nhƣ miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Tuy vậy, việc lồng ghép những yếu tố này phải đảm bảo không đƣợc làm mất đi tính chính xác, khách quan của VBTT. 10
  11. *Về cách trình bày: VB thông tin bao gồm nhiều thể loại, mỗi thể loại có những cách trình bày khác nhau nhƣng cũng có những điểm chung là hầu hết các VB thông tin đều sử dụng các yếu tố hình thức đi kèm ngôn ngữ nhƣ đề mục in đậm, số thứ tự, chú thích, kí hiệu, số liệu, tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu… VB thông tin thƣờng đƣợc tổ chức theo một trong các mô hình nhƣ: nguyên nhân và kết quả, nguyên nhân và ảnh hƣởng, trật tự thời gian, so sánh và phân loại, vấn đề và giải pháp. VB thông tin có tính ứng dụng cao vì cung cấp thông tin liên quan đến đời sống tự nhiên, xã hội và con ngƣời, những vấn đề đƣợc đề cập thƣờng có ý nghĩa thiết thực, nhằm giải thích một hiện tƣợng nào đó, hay có thể là bài học có ý nghĩa nhân sinh, những vấn đề, hiện tƣợng gần gũi, bức xúc với cuộc sống của con ngƣời và cộng đồng. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khảo sát thực trạng Để khảo sát tình hình dạy – học văn bản thông tin môn Ngữ văn THPT lớp 10 trong giai đoạn hiện nay, tôi đã tiến hành khảo sát quá trình dạy học của GV và HS thông qua công cụ khảo sát google forms một số trƣờng trên địa bàn Hoàng Mai (Phiếu khảo sát ở phần phụ lục). STT Trƣờng Số lƣợng GV Số lƣợng HS 1 Trƣờng THPT Hoàng Mai 12 92 2 Trƣờng THPT Hoàng Mai 2 10 80 Tổng 22 172 https://docs.google.com/forms/d/1XilT3DLcwsxKPVZakGabnWx5WBG4L _EKYqWulfLGeuM/edit?hl=vi Hình 1. Khảo sát thực trạng dạy học VBTT của GV 11
  12. https://docs.google.com/forms/d/1TPKT-VQurUGE5LLhl5huB7c821SVh- 0rGyVbIBJXAok/edit?hl=vi Hình 2. Khảo sát thực trạng học VBTT của HS 1.2.1. Nhận xét thực trạng Qua phần xử lí số liệu, tổng hợp kết quả, tôi rút ra một số vấn đề về thực trạng dạy và học văn bản thông tin của GV và HS nhƣ sau: a. Thuận lợi - Đa số HS và GV đều có ý thức thay đổi phƣơng pháp dạy và học để phù hợp với tình hình nội dung bài dạy trong chƣơng trình mới - Thế hệ HS THPT là những ngƣời có sự hiểu biết, thành thạo về công nghệ thông tin. Các em thuận lợi trong việc tìm kiếm, thu thập kiến thức, đặc biệt là tiếp cận các luồng thông tin cập nhật về lĩnh vực khoa học, môi trƣờng,…trong và ngoài nƣớc. - Nhiều HS năng động, tích cực, có khả năng thuyết trình, thảo luận nhóm tốt. Vì vậy, GV có thể sử dụng đa dạng các phƣơng pháp dạy học khi giúp các em khám phá các văn bản thông tin trong sgk và các văn bản khác cùng thể loại. 12
  13. b. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi, thì việc dạy học văn bản thông tin trong nhà trƣờng còn gặp những trở ngại sau: * Về phía HS - HS rất ngại đọc văn bản vì dung lƣợng dài. Nhiều em chỉ đọc một phần của văn bản (52%) thậm chí không đọc văn bản (19%). - Hầu hết HS tiếp cận một cách thụ động, bị áp đặt từ cách hiểu của thầy cô giáo (66%) hoặc phụ thuộc vào các tài liệu có sẵn trong các sách văn mẫu tràn lan trên thị trƣờng và mạng Internet. - Khả năng tự đọc, tự khám phá, tự hiểu thông tin, ý nghĩa của VB (khả năng đọc độc lập) của HS rất yếu (81%) - HS yếu cả ở việc tiếp nhận và lí giải nội dung trong mối quan hệ với các yếu tố hình thức của VB; cắt nghĩa, lí giải cái hay, cái đẹp, ý nghĩa của VB (52%) * Về phía GV - Sự đa dạng về thể loại và phƣơng thức biểu đạt trong VBTT đem đến nhiều khó khăn cho GV khi giảng dạy. Thực tế, một bộ phận không ít GV chƣa xác định đƣợc một cách chính xác, rõ ràng đặc trƣng kiểu loại văn bản và phƣơng thức biểu đạt để lựa chọn PPDH phù hợp (64%) - Qua thực tế giảng dạy, dự giờ, sinh hoạt tổ chuyên môn cùng đồng nghiệp, tôi nhận thấy khi dạy học VBTT, một số GV tích cực tìm hiểu các nội dung thông tin liên quan đến vấn đề thời sự đƣợc đề cập đến trong văn bản cũng nhƣ lựa chọn PPDH văn bản (27%). Tuy nhiên, đa số GV chƣa xác định đúng tính chất, đặc trƣng của VBTT, không có cách tiếp cận phù hợp để phát huy đƣợc hứng thú, năng lực học sinh. Nhiều GV còn đồng nhất cách tiếp cận VBTT và cách tiếp cận văn bản nghệ thuật. - GV ngại đổi mới, ngại đầu tƣ vất vả khi dạy học VBTT cần có hình ảnh, sơ đồ, biểu bảng minh họa (4%); Chủ yếu GV vận dụng phƣơng pháp thuyết trình, giảng giải khi dạy (68%) . Thực trạng này dẫn đến các tiết dạy nhƣ những buổi thuyết trình kém hấp dẫn của GV về các thông tin đƣợc đề cập trong văn bản, HS không thích học. c. Nguyên nhân - Về phía HS: + Dung lƣợng văn bản thông tin trong sgk tƣơng đối dài, nhiều em không chịu khó, tự giác đọc. + Khả năng thuyết trình, giao tiếp, làm nhóm còn hạn chế (41%) - Về phía GV: 13
  14. + Chƣa có tài liệu hƣớng dẫn giảng dạy kiểu/loại VBTT một cách đầy đủ, chi tiết nên nhiều GV còn mơ hồ, chƣa có cách tiếp cận đúng đặc trƣng kiểu bài (63%) + Việc vận dụng các thao tác, các phƣơng tiện, phần mềm còn hạn chế, lúng túng (54%) + Nhiều GV còn mang nặng tƣ tƣởng giảng dạy kiểu cũ, không chú ý đến các hoạt động nhằm tăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình tự làm chủ tri thức. 2. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN CHO HỌC SINH TRONG MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 2.1. Các nguyên tắc dạy học phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 10 2.1.1. Bám sát đặc trƣng kiểu loại văn bản thông tin Dạy học đọc hiểu văn bản thông tin khác với đọc văn bản văn học và văn bản nghị luận. Theo tác giả Đỗ Ngọc Thống, dạy VBTT, HS chú ý khai thác các yếu tố thuộc về đặc điểm hình thức của VB và vai trò tác dụng của các hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung thông tin. Các yếu tố hình thức thƣờng thấy của VB thông tin nhƣ nhan đề, sa pô, các đề mục, các chữ in đậm, các kí hiệu, sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh, số liệu… Chẳng hạn: Dạy văn bản “Phục hồi tầng ozone: thành công hiếm hôi của nỗ lực toàn cầu”- Lê My. GV cần tổ chức cho học sinh tìm hiểu mục đích của văn bản, thông tin chính của văn bản; nhận biết các yếu tố hình thức và tác dụng của chúng trong việc chuyền tải thông tin nhƣ: Nhan đề văn bản cho ta biết các thông tin gì? Thông tin trong phần sa-pô của văn bản có gì đáng chú ý? Tại sao bài viết in vào ngày giờ tháng năm này? Các tiêu đề nhỏ trong văn bản có tác dụng gì? Văn bản có sử dụng các hình ảnh, sơ đồ biểu bảng không và chúng có tác dụng gì?... Kết quả cuối cùng là HS mỗi khi đọc VB thông tin nhƣ đọc sách, báo, tạp chí, các em hiểu đúng và biết cách đọc, cách tiếp nhận các thông tin; biết khai thác thông tin từ các yếu tố hình thức của loại văn bản này. 2.1.2. Bám sát yêu cầu cần đạt về năng lực đọc hiểu văn bản thông tin Yêu cầu cần đạt/chuẩn đầu ra đƣợc quy định cụ thể trong chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt đƣợc sau khi hoàn thành mỗi đơn vị kiến thức, mỗi bài học, mỗi chủ đề. 14
  15. Bảng 1. Yêu cầu cần đạt về năng lực đọc hiểu VBTT trong chương trình GDPT môn Ngữ văn lớp 10 : Yêu cầu Chuẩn đầu ra/Yêu cầu cần đạt đọc hiểu Đọc hiểu nội - Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết dung và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản. - Phân tích và đánh giá đƣợc đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết đƣợc mục đích của ngƣời viết. Đọc hiểu hình - Nhận biết đƣợc một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thức thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố nhƣ miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích đƣợc mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản. -Nhận biết và phân tích đƣợc sự kết hợp giữa phƣơng tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả. - Phân tích, đánh giá đƣợc cách đƣa tin và quan điểm của ngƣời viết ở một bản tin. Liên hệ, so -Nêu đƣợc ý nghĩa hay tác động của văn bản thông tin đã sánh, kết nối đọc đối với bản thân. Đọc mở - Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin rộng (bao gồm cả văn bản đƣợc hƣớng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tƣơng đƣơng với các văn bản đã học. GV bám sát yêu cầu cần đạt để thiết kế kế hoạch bài học: Mục tiêu/yêu cầu của bài học là đạt đƣợc yêu cầu kiến thức, kĩ năng, năng lực đọc hiểu VBTT quy định trong chƣơng trình. Căn cứ vào đó, GV sử dụng các phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, linh hoạt, hiệu quả phù hợp với đặc trƣng và nội dung văn bản, phù hợp với trình độ HS. Ngoài ra, khi kiểm tra đánh giá cũng phải căn cứ vào yêu cầu cần đạt đƣợc quy định trong chƣơng trình. GV cần phải bám vào các chuẩn đầu ra về kiến thức, kĩ năng để thiết kế thành các tiêu chí nhằm kiểm tra đánh giá đƣợc đầy đủ cả về định tính và định lƣợng kết quả học tập của HS. 15
  16. 2.1.3. Đảm bảo học sinh đƣợc tiếp cận nguồn văn bản thông tin đa dạng phù hợp với trình độ, tâm lí của học sinh lớp 10 VBTT đa dạng về mặt thể loại từ báo cáo, bản tin, thông báo, thƣ từ, diễn văn, tiểu luận,… Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 quy định để phát triển đƣợc năng lực đọc hiểu VBTT cho học sinh lớp 10 thì ngoài các văn bản thuật lại một sự kiện đƣợc biên soạn giảng dạy trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, trong 1 năm học, học sinh lớp 10 phải đọc đƣợc tối thiểu 18 VBTT (bao gồm cả văn bản đƣợc hƣớng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tƣơng đƣơng với các văn bản đã đọc. Bởi vậy, việc đảm bảo cho HS đƣợc tiếp cận đọc các VBTT đa dạng phù hợp với trình độ, tâm lí học sinh lớp 10 vừa giúp HS có khả năng tiếp nhận, giải mã các loại văn bản thông dụng này vừa giúp các em tự tin trƣớc các kì thi, kiểm tra khi phải đọc hiểu các loại VBTT mới không lặp lại các văn bản quen thuộc đã học trong nhà trƣờng. 2.1.4. Tích hợp các kiến thức và kĩ năng khi đọc hiểu văn bản thông tin Văn bản thông tin lần đầu tiên đƣợc đƣa vào giảng dạy trong chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018 và đƣợc dạy học từ lớp 1 đến lớp 12 theo trục tích hợp 4 kĩ năng đọc – viết – nói và nghe (tích hợp ngang) và theo nguyên tắc đồng tâm vòng tròn xoáy trôn ốc tức là càng lên cao càng khó hơn, phức tạp hơn (tích hợp dọc) - Nội dung dạy học đọc hiểu văn bản thông tin theo trục tích hợp 4 kĩ năng đọc – viết – nói và nghe trong CTGDPT môn Ngữ văn 10 (Xem bảng phụ lục) - Nội dung dạy học đọc hiểu văn bản thông tin theo nguyên tắc đồng tâm và nâng cao trong CTGDPT môn Ngữ văn năm 2018 (Từ lớp 1đến lớp 12) (Xem bảng phụ lục) 2.2. Cách thức tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 10 2.2.1. Tổ chức cho HS nhận biết thông tin cơ bản của văn bản và cách triển khai văn bản thông tin a. Dựa vào các thành phần của VB thông tin và các câu hỏi được cài đặt bên cạnh phần VB đọc để nhận biết thông tin chính của VB VBTT bao gồm nhiều thể loại, mỗi thể loại có những cách trình bày khác nhau nhƣng cũng có những điểm chung. Hầu hết các VBTT đều sử dụng các hình thức tổ chức gồm nhiều thành phần giúp làm nổi bật thông tin quan trọng trong VB nhƣ: nhan đề, sa pô, đề mục, chữ in đậm, số thứ tự, hình ảnh, số liệu, chú thích, ngôn ngữ trong VB. Theo tôi, các thành phần này có vai trò, tác dụng nhƣ sau: 16
  17. Bảng 2. Vai trò, tác dụng của các thành phần trong văn bản thông tin Các thành phần (yếu tố) của VB Vai trò/Tác dụng thông tin Giúp ngƣời đọc hiểu chủ đề của VB, ƣớc đoán đƣợc Nhan đề/tiêu đề VB nội dung chính của VB. - Sapo là tiêu đề phụ (Secondary title) giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết. Sa pô (sapo) - Trong một bài viết, sa pô nằm dƣới tiêu đề và trên đầu bài viết, thƣờng đƣợc in đậm nhằm thu hút ngƣời đọc. Nhận diện đƣợc các nội dung trọng tâm của VB. Tiêu đề từng phần Ƣớc đoán đƣợc nội dung của từng phần trong VB. Kiểu chữ (chữ in Hiểu đây là từ ngữ quan trọng, cần chú ý. đậm, in nghiêng), cỡ chữ Số thứ tự và dấu Thấy đƣợc hệ thống ý đƣợc trình bày và mối liên đầu dòng trong văn quan giữa chúng. bản Hình ảnh Dễ hình dung, tƣởng tƣợng về nội dung thông tin. Số liệu Cung cấp thông tin chính xác, khách quan. Chú thích trong VB Giúp hiểu rõ điều gì đƣợc trình bày trong văn bản. Ngôn ngữ Đơn nghĩa. Các yếu tố biếu đạt Làm cho đối tƣợng đƣợc nhắc đến trở nên sinh động, nhƣ: miêu tả, tự sự, cụ thể; khiến cho văn bản có sức thuyết phục với biểu cảm, thuyết ngƣời đọc minh, nghị luận,… Bằng hệ thống câu hỏi, GV hƣớng dẫn HS làm rõ văn bản nói về vấn đề gì thông qua các thành phần của VB thông tin. Rèn cho HS kĩ năng mỗi khi đọc VB thông tin, sách, báo, tạp chí (trên giấy hay trên mạng Internet), các em hiểu đúng và biết cách đọc, cách tiếp nhận các thông tin, biết khai thác thông tin từ các yếu tố hình thức của kiểu, loại VB này. 17
  18. Ví dụ: Quan sát và đọc văn bản “Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu”- Lê My Kết hợp với câu hỏi đƣợc cài đặt bên cạnh VB, GV có thể đƣa ra hệ thống câu hỏi nhằm khai thác thông tin của văn bản nhƣ: - Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô của văn bản có gì đáng chú ý? - Hình ảnh mô phỏng lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực giai đoạn 1979- 2019 có ý nghĩa gì? - Theo em, ngôn ngữ của văn bản đã đáp ứng những yêu cầu nào của một bản tin? Hay khi dạy văn bản “Sự sống và cái chết”- Trịnh Xuân Thuận, GV có thể đƣa ra một số câu hỏi nhƣ: - Ý nghĩa nhan đề “Sự sống và cái chết”? - Dựa vào phần đánh số thứ tự 1-4, hãy tóm tắt những thông tin chính trong từng đoạn. - Việc tác giả sử dụng những số liệu về thời gian (3 tỉ năm trƣớc, 500 triệu năm, 140 triệu năm trƣớc, 65 triệu năm, 300000 năm,…) có ý nghĩa gì? - Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành sinh học trong đoạn 3 và 4 có tác dụng gì? - Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm hoặc nghị luận đã đƣợc phối hợp sử dụng nhƣ thế nào và tạo đƣợc hiệu quả ra sao? b. Dựa vào cách sắp xếp các phần của VB để nhận biết cách triển khai thông tin trong VB Cách triển khai VB thông tin thực chất là cách sắp xếp các phần của VB theo một trình tự phù hợp với nội dung thông tin và mục đích của việc truyền tải thông tin. Dựa vào tính chất của thông tin, cách đánh số thứ tự, các phƣơng tiện liên kết trong VB thông tin, đặc biệt là các từ và câu nối để nhận ra cách triển khai thông tin qua các phần trong cấu trúc của VB. Ví dụ: khi dạy văn bản “Sự sống và cái chết”- Trịnh Xuân Thuận, GV nêu câu hỏi gợi dẫn: ? Chỉ ra cách sắp xếp (đƣợc đánh số từ 1-4) và nhận xét về cách tổ chức các thông tin đó của tác giả. HS căn cứ vào nội dung thông tin, sẽ nhận ra: 18
  19. Đoạn 1: Thông tin khái quát Khái quát về lịch sử sự sống trên Trái Đất Đoạn 2, 3: Triển khai thông tin Sự sống trên Trái Đất cách đây 3 Sự ra đời và tuyệt chủng của một số tỉ năm và 140 triệu năm thông qua sinh vật sự có mặt của các sinh vật Đoạn 4: Khái quát, mở rộng thông tin Tìm ra nguyên nhân vì sao các loài tiến hóa và tự hoàn thiện -> Nhận xét: cách sắp xếp đó cho thấy tác giả tiếp cận vấn đề sự sống và cái chết từ lịch sử tiến hóa của các sinh vật trên trái đất, để thấy đƣợc mối quan hệ giữa sự sống và cái chết cũng nhƣ tầm quan trọng nhƣ nhau của chúng. Hay khi dạy văn bản “Nghệ thuật truyền thống của người Việt” – Nguyễn Văn Huyên, GV có thể nêu câu hỏi: Em nhận xét nhƣ thế nào về việc đƣa thông tin về từng đối tƣợng cụ thể trong văn bản? Nhận xét cách triển khai thông tin trong văn bản: - Thứ nhất, tác giả cung cấp rất nhiều thông tin chi tiết để làm rõ những thông tin chính (Khi trình bày về đặc trƣng kiến trúc Việt, tác giả đã cụ thể một số thông tin nhƣ: sơ đồ không gian, cấu trúc bên trong, vật liệu xây dựng… của các ngôi chùa Việt) - Thứ hai, tác giả thƣờng giới thiệu khái quát đặc điểm chính, sau đó đi vào những chi tiết cụ thể và kín đáo thể hiện thái độ đánh giá của mình về đối tƣợng, trƣớc khi trình bày những chi tiết cụ thể (Đánh giá nền kiến trúc này chủ yếu có tính chất tôn giáo…; thái độ trân trọng về sự tinh tế của ngƣời Việt trong nét nghệ thuật truyền thống của họ) 2.2.2. Tổ chức cho HS nhận biết vai trò của các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin Để cung cấp thông tin chính xác, khách quan, ấn tƣợng về tự nhiên, xã hội, con ngƣời, VB thông tin sử dụng phối hợp phƣơng tiện ngôn ngữ và các 19
  20. phƣơng tiện phi ngôn ngữ nhƣ hình ảnh, sơ đồ, số thứ tự, số liệu trong VB… gọi là đa phƣơng thức. Thực chất, VB đa phƣơng thức chủ yếu gắn với VB thông tin, đa phƣơng thức đƣợc xác định là một hình thức cấu tạo đặc thù của VB thông tin trong thời đại truyền thông đa phƣơng tiện. Khi tổ chức cho HS đọc hiểu VB thông tin (bao gồm cả VB đƣợc hƣớng dẫn đọc trên mạng Internet), GV chú ý hƣớng dẫn HS nhận biết các yếu tố phi ngôn ngữ đƣợc sử dụng nhƣ thế nào trong VB? Chỉ ra tác dụng của chúng trong việc cung cấp thông tin? Ví dụ: Khi dạy văn bản “Phục hồi tầng ozone: thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu”, GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh tr 86 Hình 3. Hình ảnh mô phỏng lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực giai đoạn 1979- 2019 HS tìm hiểu về: + Những thông tin đƣợc cung cấp trong hình ảnh? + Các thông tin đó đƣợc trình bày nhƣ thế nào? + Tác dụng của hình ảnh này là gì? ->Với hình ảnh trên, ngƣời xem nhận thấy độ lớn/ nhỏ của lỗ thủng tầng ozone trong các năm từ 1979-2019. Các thông tin ấy đƣợc trình bày qua hình vẽ mô phỏng kích thƣớc lỗ thủng qua các năm, mỗi năm độ lớn/ nhỏ của lỗ thủng sẽ khác nhau nên hình vẽ cũng khác nhau. Từ đó, cho chúng ta có cái nhìn so sánh. Đồng thời, ngƣời đọc dễ hình dung hơn về thông tin đƣợc nêu trong văn bản. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1