Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển Năng lực số cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề Vectơ môn toán 10 (Sách Cánh Diều)
lượt xem 7
download
Đề tài đưa ra các giải pháp nhằm phát huy năng lực số của học sinh THPT qua chủ đề “Vec Tơ” Môn toán 10. Các giải pháp có thể giúp cho giáo viên linh hoạt hơn để chọn lựa cho phù hợp với trình độ, năng lực của từng học sinh, và có thể sử dụng trong tất cả các bài học toán hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển Năng lực số cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề Vectơ môn toán 10 (Sách Cánh Diều)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VECTƠ MÔN TOÁN 10 (SÁCH CÁNH DIỀU)” Lĩnh vực: TOÁN HỌC Năm học: 2022 - 2023
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VECTƠ MÔN TOÁN 10 (SÁCH CÁNH DIỀU)” Lĩnh vực: TOÁN HỌC Tác giả : Hồ Thị Thùy Linh Đơn vị : Trường THPT Quỳnh Lưu 3 Điện thoại : 0972 968 098 Năm học : 2022 - 2023
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Thứ tự Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 NLS Năng lực số 2 KNLS Khung năng lực số 3 CNTT-TT Công nghệ thông tin truyền thông 4 GV Giáo viên 5 HS Học sinh 6 THPT Trung học phổ thông 7 GDPT Giáo dục phổ thông 8 NL Năng lực 9 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 10 GVBM Giáo viên bộ môn 11 PHHS Phụ huynh học sinh
- MỤC LỤC PHẦN I - PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Khả năng ứng dụng và triển khai đề tài ............................................................ 2 3. Tính mới của đề tài.............................................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 4.1.Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3 4.2.Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3 5. Phương pháp và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 3 5.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................... 3 6. Kế hoạch nghiên cứu ........................................................................................... 4 PHẦN II - NỘI DUNG ............................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................... 5 1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 5 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 6 CHƯƠNG 2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “VEC TƠ” MÔN TOÁN 10 (SÁCH CÁNH DIỀU). .......................................................................................... 10 2.1. Cấu trúc chủ đề “Vec tơ” Toán 10 (Sách Cánh diều) ....................................... 11 2.2. Giải pháp 1: Rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh qua việc hoàn thành phiếu học tập KWL ........................................................................................................... 11 2.3. Giải pháp 2: Động cơ hóa hoạt động học tập bằng cách tạo hứng thú học tập cho HS, phát huy giao tiếp và hợp tác cho học sinh. .............................................. 14 2.4. Giải pháp 3: Rèn các kĩ năng về thông tin và dữ liệu, sáng tạo sản phẩm số, năng lực định hướng nghề nghiệp liên quan đến “Vec tơ” ..................................... 18 2.5. Giải pháp 4: Rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập, lập kế hoạch học tập. ........................................................................................................................... 33 CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ............................................................................................................ 35 3.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................ 35 3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát .................................................................. 35
- 3.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................... 36 3.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp. ................. 36 3.5. Kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài .......................................................... 40 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................... 43 1. Kết luận .............................................................................................................. 43 1.1. Tính hiệu quả của đề tài ................................................................................... 43 1.2. Tính ứng dụng của đề tài .................................................................................. 43 2. Đề xuất ................................................................................................................ 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 44
- “Phát triển Năng lực số cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề Vectơ môn toán 10 (Sách Cánh Diều)” PHẦN I - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước.Vậy chuyển đổi số trong giáo dục là gì? Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình chuyển đổi hoạt động giáo dục từ không gian truyền thống sang không gian số thông qua công nghệ mới, thay đổi phương thức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí quá trình dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy, giúp phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của giáo viên và học sinh. Ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình giáo dục thông minh, từ đó giúp việc học, hấp thụ kiến thức của người học trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức và phát triển được khả năng tự học của người học mà không bị giới hạn về thời gian cũng như không gian. Chương trình tổng thể Ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 nêu rõ “Giáo dục toán học hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình học toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn, giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với các môn học khác và giữa toán học với đời sống thực tiễn’’. Trong chương trình GDPT mới 2018, phần kiến thức về Vectơ ở lớp 10 có vai trò rất quan trọng được áp dụng để chứng minh các hệ thức lượng trong tam giác và trong đường tròn. Nó cũng là cơ sở để trình bày phương pháp toạ độ trong phẳng. Phần kiến thức này còn được áp dụng trong Vật lý như vấn đề tổng hợp lực, phân tích nội lực theo hai lực thành phần,…Ngoài ra còn nhiều ứng dụng khác trong toán học, trong thực tế và các môn học khác. Vectơ và toạ độ là phương pháp chủ đạo trong giải toán hình học, mức độ yêu cầu của tư duy rất cao, vì nhiều bài toán không cần đến hình vẽ, và có bài cũng không thể vẽ tường minh được. Khái niệm Vectơ là hoàn toàn mới đối với học sinh lớp 10 nên trong cách nghĩ, cách làm dù sao cũng có những hạn chế. Đây cũng là một khó khăn đối với học sinh dẫn đến nhiều em than phiền kiến thức về Vectơ rất khó, trừu tượng và mất hứng thú học tập. Qua khảo sát học sinh tại trường, qua hai năm học trực tuyến vì đại dịch Covid 19, đa số các em đã được trang bị đầy đủ smartphone hoặc laptop để phục vụ học tập, hệ thống internet được nhà trường phủ sóng đến từng lớp học nên điều kiện để các em tiếp cận và sử dụng CNTT theo hướng số hoá là rất tốt. Xuất phát từ những lí do trên nên tôi đã chọn Trang 1
- “Phát triển Năng lực số cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề Vectơ môn toán 10 (Sách Cánh Diều)” nghiên cứu đề tài: “Phát triển Năng lực số cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề Vectơ môn toán 10 (Sách Cánh Diều)” với mong muốn góp phần phát triển năng lực số cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán nói riêng và chương trình THPT nói chung. 2. Khả năng ứng dụng và triển khai đề tài Đề tài này có khả năng áp dụng và triển khai cho học sinh trung học phổ thông và các thầy cô dạy Toán THPT tham khảo. Đề tài hoàn toàn phù hợp với các đối tượng học sinh trong giai đoạn đổi mới hiện nay. 3. Tính mới của đề tài - Về mặt lí luận: Đề tài làm rõ cơ sở lý luận về năng lực số, thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và việc phát triển năng lực số cho học sinh tại trường. - Về mặt thực tiễn: Đề tài đưa ra các giải pháp nhằm phát huy năng lực số của học sinh THPT qua chủ đề “Vec Tơ” Môn toán 10. Các giải pháp có thể giúp cho giáo viên linh hoạt hơn để chọn lựa cho phù hợp với trình độ, năng lực của từng học sinh, và có thể sử dụng trong tất cả các bài học toán hiện nay. + Phát huy các kĩ năng năng lực số như: kĩ năng về thông tin và dữ liệu, sáng tạo sản phẩm số, năng lực định hướng nghề nghiệp liên quan như sử dụng nhiều phần mềm để vẽ sơ đồ tư duy, các bài thi Online tổ chức ngay tại lớp. + Phát huy giao tiếp và hợp tác cho học sinh từ đó giúp học sinh thấy được “ Vẻ đẹp của Toán học”, “Toán học không khô khan” qua các hoạt động trải nghiệm. + Rèn kỹ năng tự học qua phiếu học tập giao trước trên nhóm zalo thiết kế theo KWL. KWL còn là một phương pháp hữu ích được sử dụng khi đọc, đối với các văn bản dạng mô tả, giải thích. Nhờ đó, HS có thể định hướng việc đọc của mình muốn tìm hiểu điều gì trong văn bản (trước khi đọc); (Với hiện nay các bài thi đánh giá tư duy của học sinh đều có phần đọc hiểu). HS sẽ tập trung vào những điểm gì trong văn bản để làm rõ điều muốn tìm hiểu (trong khi đọc); HS đã làm sáng tỏ được những điều muốn tìm hiểu như thế nào; đã rút ra được kết luận gì (sau khi đọc). Đây là một giải pháp rất quan trọng cho học sinh yếu kém khắc phục tình trạng mất gốc, dần dần tự lắm lỗ hỏng kiến thức qua những gợi ý của GV, GV sẽ gợi ý tăng dần độ khó khi các em đã tiến bộ. Đây chính là phương pháp học tập áp dụng mô hình lớp học đảo ngược. Giáo viên mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị nội dung của phiếu học tập, phiếu học tập phải thể hiện được sự quan tâm của giáo viên, thể hiện được sự đồng cảm của giáo viên với học sinh, hệ thống câu hỏi gợi ý đơn giản, phù hợp, ngắn gọn, xúc tích dễ hiểu, kích thích quá trình tìm kiếm kiến thức, tạo được niềm vui trong học tập. Trang 2
- “Phát triển Năng lực số cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề Vectơ môn toán 10 (Sách Cánh Diều)” + Học sinh tự khám phá tính cách bản thân qua các phần mềm trắc nghiệm tính cách MBTI, vân tay từ đó học sinh có thể hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của mình qua tự đánh giá, các nhóm đánh giá, thầy cô đánh giá. + Dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh (HS), góp phần phát triển năng lực của HS, giúp các em có được những năng lực và phẩm chất cần thiết để giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Ví dụ một số nội dung có liên quan đến chuyển động có thể liên môn Toán-Tin- Vật lý và dạy học theo hướng khai thác mối quan hệ liên môn Toán - Tin để xây dựng thuật toán và lập trình giải quyết các bài toán. Qua đó, giúp học sinh không những nắm được kiến thức toán học, tin học cần thiết mà còn giúp các em biết sử dụng kiến thức toán học để xây dựng thuật toán, kiến thức tin học để lập trình giải quyết vấn đề đặt ra. Với lập trình Scratch để khai thác mối quan hệ liên môn Toán - Tin trong dạy học “Vec tơ” nhằm phát triển tư duy thuật toán cho học sinh đồng thời rèn luyện cho các em kĩ năng lập trình góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề hướng tới sự tự động hóa và nâng cao năng lực số cho học sinh THPT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu - Học sinh và giáo viên THPT. - Chương trình Toán THPT hiện hành và Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 4.2.Phạm vi nghiên cứu - Bám sát nội dung chương trình Toán THPT. - Phù hợp với quá trình đổi mới giáo dục hiện nay. 5. Phương pháp và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, phân tích: Tập hợp, phân tích các lý thuyết về kỹ năng số và chuyển đổi. - Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng các giải pháp đề ra, thực nghiệm cho các lớp giảng dạy và đồng nghiệp sử dụng để rút ra các kết luận, bổ sung vào đề tài. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đưa ra một số thực nghiệm đã thể hiện tại nơi công tác. - Tìm hiểu hướng phát triển năng lực số cho học sinh: Phát triển các kĩ năng tìm kiếm, đánh giá, quản lý được thông tin; giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề an toàn, hiệu quả. Trang 3
- “Phát triển Năng lực số cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề Vectơ môn toán 10 (Sách Cánh Diều)” - Đề ra một số giải pháp phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi cho học sinh qua chủ đề “Vec tơ”- Toán 10 nhằm phát triển và nâng cao năng lực số cho học sinh đáp ứng xu thế phát triển của xã hội. - Góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. 6. Kế hoạch nghiên cứu TT Các nội dung, công việc thực hiện Thời gian dự kiến - Nội dung 1: Tìm hiểu thực trạng Tháng 4-12/2022 1 - Điều tra thông qua phiếu khảo sát với HS tại trường 2 - Nội dung 2. Nghiên cứu lý thuyết và giải pháp Tháng 8-10/2022 3 - Nội dung 3: Thiết kế giải pháp, thực nghiệm Tháng 9/2022 - 3/2023 4 - Nội dung 4: Hoàn thiện Tháng1-3/2023 Trang 4
- “Phát triển Năng lực số cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề Vectơ môn toán 10 (Sách Cánh Diều)” PHẦN II - NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1 Năng lực số (Digital Literacy) Đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương. (Khái niệm năng lực số của UNICEF – 2019) 1.1.2. Khung năng lực số Là một tập hợp các năng lực thành phần để nâng cao năng lực của một nhóm đối tượng cụ thể. Có các KNLS chủ yếu là khung năng lực số của Châu Âu (2018); khung năng lực số của UNESCO 2018; khung năng lực số cho trẻ em Châu Á - Thái Bình Dương (DKAP); năng lực số trong chương trình môn Tin học của Việt Nam (2018). 1.1.3. Mục tiêu của khung năng lực số - Nhằm định hướng phát triển năng lực số cho học sinh: Phát triển các kĩ năng tìm kiếm, đánh giá, quản lý được thông tin; giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề an toàn, hiệu quả. - Hướng dẫn giáo viên và các nhà quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch phát triển năng lực số cho học sinh. - Làm cơ sở xây dựng các cơ sở khuyến nghị đối với cha mẹ, gia đình, tổ chức xã hội trong việc tham gia phát triển năng lực số cho học sinh. 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực số - Môi trường xã hội của học sinh: Cơ sở hạ tầng hạn chế (như điều kiện kết nối Internet khó khăn và tỷ lệ hộ gia đình có máy tính thấp), chi phí cao cho việc sử dụng hạ tầng CNTT-TT, chất lượng công nghệ thấp, hoặc không có nội dung trực tuyến bằng ngôn ngữ địa phương. Hơn nữa trong bối cảnh công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, nếu quá trình cải cách chương trình giáo dục diễn ra chậm sẽ dẫn đến sự lạc hậu về công nghệ. - Bối cảnh gia đình: là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực số của học sinh. “Hiểu biết của cha mẹ về vai trò của CNTT-TT đối với tương lai của trẻ, các cuộc thảo luận về các cơ hội và rủi ro của Internet và các hoạt động truyền thông hàng ngày đối với trẻ, tất cả đã hình thành nên phương thức giáo dục trong đó trẻ hòa nhập xã hội bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông số tại nhà”. - Các nhà trường: Đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực số bao gồm khả năng sáng tạo khi tích hợp công nghệ kỹ thuật số như một Trang 5
- “Phát triển Năng lực số cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề Vectơ môn toán 10 (Sách Cánh Diều)” công cụ học tập tích cực. Vì chính nhà trường, nơi nuôi dưỡng cho trẻ không chỉ thời gian sử dụng thiết bị số mà còn nhận được sự hướng dẫn của thầy cô, cũng như khuyến khích trẻ tự tin hơn gia nhập môi trường số và có thể phát triển hết khả năng của mình. - Vai trò của tổ chức, cá nhân: Tham gia với vai trò khác nhau đều có thể giúp cho trẻ có cơ hội phát triển được kĩ năng của mình, nếu có sự hợp tác nhiều bên giúp trẻ tạo hệ sinh thái để phát triển năng lực số cho trẻ. - Vai trò của môn Tin học: Chương trình GDPT 2018 đưa môn tin học vào cho trẻ từ lớp 3 những đổi mới hết sức hiện đại, cập nhật có vai trò rất lớn trong việc hình thành năng lực số trong thời gian tới. - Năng lực số bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi việc sử dụng hơn là tiếp cận. Việc tiếp cận giúp cho mỗi đối tượng tham gia vào môi trường số. Nghĩa là việc có được thiết bị CNTT-TT không đảm bảo rằng nó sẽ được sử dụng trong thực tế. - Điều quan trọng không phải là thời gian ngồi trước máy tính mà là việc khai thác hết các chức năng của máy tính, cả ở nhà và ở trường. Số giờ sử dụng khác nhau thì hiệu quả sẽ khác nhau. - Kỹ năng số bị ảnh hưởng bởi số năm trẻ sử dụng máy tính: Càng sớm có kỹ năng số thì tác động càng lớn. - Hiểu và xử lý văn bản để phát triển các kỹ năng số cho các em. Cần tăng cường kỹ năng về ngôn ngữ viết của học sinh như đọc, hiểu và xử lý văn bản để phát triển các kĩ năng số cho các em. - Việc giáo viên sử dụng CNTT-TT có mối tương quan tích cực với trình độ kỹ năng số của học sinh: nếu nhà trường muốn phát triển tốt nhất kỹ năng số của học sinh thì cần phải đầu tư vào đào tạo CNTT-TT cho giáo viên, đồng thời hỗ trợ tích hợp CNTT-TT vào chương trình giảng dạy (UNESCO 2017). Giáo viên cũng sẽ có khả năng đóng vai trò dẫn dắt trong việc tạo ra và triển khai tầm nhìn của trường học như một cộng đồng dựa vào sự đổi mới và học tập liên tục, là hình mẫu cho học sinh với sự khác nhau về độ tuổi, giới tính, mặt bằng ngôn ngữ và văn hóa xã hội sáng tạo tri thức của riêng mình. Giáo viên xây dựng cộng đồng học tập trong lớp học ở đó học sinh thường xuyên được tham gia phát triển các kỹ năng. Lúc này, các trường học được biến đổi thành các tổ chức học tập ở đó tất cả các thành viên được tham gia vào quá trình học tập. 1.1.5. Khung năng lực số đối với học sinh Nội dung KNLS của học sinh trung học bao gồm 7 miền năng lực, 26 năng lực thành phần (dựa trên Khung năng lực của UNESCO-2019). Cụ thể như (Phụ lục 1) 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Số liệu/kết quả nghiên cứu Trang 6
- “Phát triển Năng lực số cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề Vectơ môn toán 10 (Sách Cánh Diều)” Mục đích nghiên cứu lý luận: nhằm để hiểu và khái quát được những quan niệm, góc nhìn của các nhà nghiên cứu và để khái quát được những khái niệm, yếu tố về năng lực số và chuyển đổi số của học sinh THPT. Tôi thực hiện khảo sát 164 học sinh lớp 10 và có những kết quả như sau: Câu hỏi 1: Các em có muốn có thiết bị kết nối mạng internet cho việc học không? A. Có B. Không Từ kết quả khảo sát tôi nhận được là 100% học sinh mong muốn có thiết bị kết nối internet để học tập. Câu hỏi 2: Bạn dành thời gian để học môn Toán như thế nào? A. Hằng ngày B. 3 lần/tuần C. 1 lần/ tuần D. Không bao giờ. Có 56% học Toán 1 tuần/1 lần, 30% là không học, có 10 % là học 3 lần/ tuần. Qua khảo sát thấy các em rất lười không có hứng thú trong học tập môn Toán vì môn toán rất nhiều từ ngữ chuyên môn khó nhớ. CÁC PHẦN MỀM ĐÃ DÙNG TRONG HỌC TẬP Geogebra (toán) 15% Google form 25% Email 15% Facebook 90% Zalo 98% Google Meet 75% Microsoft Powerpoint 78% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Biểu đồ 1: Khảo sát thời gian của học sinh dành cho môn Toán Câu hỏi 3: Những khó khăn bạn gặp phải khi học môn Toán? A.Không biết vẽ hình. B.Kiến thức bị “rỗng” C.Phương pháp GV dạy chưa phù hợp D. Chưa biết mục tiêu học môn toán để làm gì. Trang 7
- “Phát triển Năng lực số cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề Vectơ môn toán 10 (Sách Cánh Diều)” Khảo sát về thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học môn Toán của học sinh tại trường không biết vẽ hình 10% Kiến thức bị rỗng 15% 55% Phương pháp dạy của Gv 20% chưa phù hợp Chưa biết được mục tiêu học môn toán để làm gì Biểu đồ 2: Khảo sát về những khó khăn khi học môn toán Có 55% học sinh không biết vẽ hình, khó học, 20%. Kiến thức của các em bị “rỗng”, 15% phương pháp giảng dạy của GV chưa phù hợp, 10% các em ở lớp 10 nên chưa biết mục tiêu học môn toán để làm gì. Câu hỏi 4: Các bạn HS có ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học không? A. Có B. Không BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG CNTT VÀO VIỆC HỌC TẬP A12 16% A11 5,68% A12 7,50% A5 14% A2 17% A1 17% 0% 5% 10% 15% 20% Đồ thị 3: Biểu đồ sử dụng CNTT vào việc học tập Câu hỏi 5: Các bạn HS đã từng dùng những phần mềm để học tập từ những phần mềm để học môn toán sau: A. Microsoft Powerpoint B. Google Meet C. Zalo D. Facebook E. Email F. Google form H. Geogebra (toán) Trang 8
- “Phát triển Năng lực số cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề Vectơ môn toán 10 (Sách Cánh Diều)” CÁC PHẦN MỀM ĐÃ DÙNG TRONG HỌC TẬP Geogebra (toán) 15% Google form 25% Email 15% Facebook 90% Zalo 98% Google Meet 75% Microsoft Powerpoint 78% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Đồ thị 4: Các phần mềm đã sử dụng trong học tập Kết quả của khảo sát về đã sử dụng các phần mềm trong học tập như zalo, facebook, google Meet và Microsoft Powerpoint…Có 15% các bạn đã sử dụng phần mềm học toán Geogebra (toán); 25% đã sử Google form để làm phiếu thăm dò, nghiên cứu, thi Online…15% đã sử Gmail, hiện nay Face book, zalo là được học sinh và các thầy cô giáo sử dụng rất nhiều chiếm đến 90% đó là Facebook và 98% là zalo; các phần mềm học trực tuyến như Google Meet, Microsoft Powerpoint cũng được các bạn học sinh sử dụng rất nhiều cở 78%. Từ những khảo sát và những kinh nghiệm tôi nhận thấy được một số thuận lợi và khó khăn: 1.2.2. Thuận lợi - Công nghệ thông tin hỗ trợ rất mạnh mẽ trong việc dạy và học. Ứng dụng CNTT vào thiết kế các Sile bài giảng đã tinh gọn, trọng tâm, vận dụng các phần mềm để thiết kế các sơ đồ tư duy rất đẹp và sinh động. Vận dụng tối đa hoá các công cụ học tập online: Zalo, facbook, Google meet, xây dựng các Padlet để giao nhiệm vụ về nhà, qua các phần mềm hỗ trợ kiểm tra đánh giá như Azota, Quizizz, Google tài liệu… - Những giáo viên các bộ môn có liên quan sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong công tác giảng dạy học sinh sẽ dễ hơn trong quá trình nắm kiến thức và phát triển những năng lực mà học sinh trong thời đại 4.0 cần. Việc tìm kiếm kiến thức thêm trên mạng cũng dễ dàng hơn, học sinh không phải học một cách thụ động như cô dạy gì trò học nấy, mà người học rất chủ động tổng hợp được các kiến thức của nhiều thầy cô giỏi, nổi tiếng, tổng hợp được nhiều kiến thức từ các môn. 1.2.3. Khó khăn - Cơ sở vật chất, công cụ còn nhiều thiếu sót và lạc hậu vẫn còn chưa đáp ứng được sự chuyển mình trong giáo dục. Kỹ năng và kiến thức vẫn còn mức hạn chế đối với nhân viên kỹ thuật. Vẫn còn thiếu sự hướng dẫn và chiến lược. - Có thiết bị số, nhưng HS chưa biết sử dụng và khai thác một cách triệt để. Trang 9
- “Phát triển Năng lực số cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề Vectơ môn toán 10 (Sách Cánh Diều)” Ví dụ: Chúng em đã có những chiếc điện thoại hiện đại, bộ nhớ dung lượng cao, kết nối mạng 4G, 5G, Wifi… nhưng các bạn học sinh lại để chơi game….Các bạn có tài khoản Face book, zalo, Youtube…có nhóm lớp/nhóm học tập do thầy cô lập nhưng không check in tin nhắn, không biết kết bạn với nhóm, với các thầy cô để trao đổi học tập. Lên facebook các bạn thường chat nói chuyện phiếm, đưa các thông tin lời nói vun tục, cá độ, chia sẽ những bài câu like…Chứ không biết chia sẽ những thông tin/trang để lan tỏa những cuộc thi khởi nghiệp/cuộc thi tiếng anh, thi tìm hiểu pháp luật, cổng đoàn thanh niên trung ương, tỉnh cần được lan tỏa để học tập. - Học sinh ở vùng kinh tế khó khăn, chưa được phụ huynh đầu tư cho các thiết bị kết nối mạng internet để phục vụ việc học tập. - Với kiến thức SGK toán hình 10 với khái niệm về Vectơ, khá mới lạ so với học sinh. Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được những trải nghiệm cho học sinh, cũng như các thiết bị dạy học để phục vụ việc dạy và học theo phương pháp mới. - Với kiến thức SGK toán 10 mới kiến thức lớp dưới nhiều nên khi học lý thuyết ở lớp HS theo dõi không nghe kịp, cũng như không biết viết bài, nội dung trọng tâm, nội dung chính của bài. Đặc trưng của môn toán thì có rất nhiều bài tập. Nếu không biết giải được những bài cơ bản sẽ làm cho học sinh chán nản, không muốn làm. CHƯƠNG 2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “VEC TƠ” MÔN TOÁN 10 (SÁCH CÁNH DIỀU). Từ kết quả phân tích chúng em nhận thấy NLS trong học môn Toán không phải là biết sử dụng máy tính mà chính là năng lực có thể thích nghi một cách hiệu quả đòi hỏi công nghệ gắn liền với cuộc sống, con người gắn liền với máy móc. Biết và hiểu về dữ liệu, thông tin và nội dung số cần thiết, sử dụng đúng cách các phần mềm của thiết bị số kỹ năng về thông tin và dữ liệu duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và nội dung số; Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số; Quản lý dữ liệu, thông tin và nội dung số; Giao tiếp và hợp tác; Sáng tạo sản phẩm số như tích hợp và tinh chỉnh nội dung số; phát triển nội dung số như tạo và chỉnh sửa nội dung kỹ thuật số ở các định dạng khác nhau, thể hiện được bản thân thông qua các phương tiện số. Sửa đổi, tinh chỉnh, cải tiến và tích hợp thông tin và nội dung vào kiến thức đã có nhằm tạo ra sản phẩm mới, nguyên bản và phù hợp. Trình bày và chia sẻ được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm số đã tạo lập. Hiểu và thực hiện được các quy định về bản quyền đối với dữ liệu, thông tin và nội dung số. Viết các chỉ dẫn (dòng lệnh) cho hệ thống máy tính nhằm giải quyết một vấn đề hoặc thực hiện nhiệm vụ cụ thể. Miền năng lực an toàn kĩ thuật số, giải quyết vấn đề, năng lực định hướng nghề nghiệp liên quan. Tôi đã thực hiện các giải pháp cụ thể sau: Trang 10
- “Phát triển Năng lực số cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề Vectơ môn toán 10 (Sách Cánh Diều)” 2.1. Cấu trúc chủ đề “Vec tơ” Toán 10 (Sách Cánh diều) Chủ đề này gồm các bài 3,4,5,6 thuộc Chương IV: “Hệ thức lượng trong tam giác.Vectơ” với các nội dung cơ bản: Khái niệm vectơ (Bài 3) Tổng và hiệu của hai vectơ (Bài 4) Tích của một số với một vectơ (Bài 5) Tích vô hướng của hai vectơ ( Bài 6) 2.2. Giải pháp 1: Rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh qua việc hoàn thành phiếu học tập KWL 2.2.1. Mục tiêu của giải pháp - Rèn cho học sinh biết cách sử dụng các thiết bị điện thoại một cách hợp lý, biết cách tìm kiếm kiến thức trên Youtube, trên các trang Web như: Giao các phiếu học tập có gợi ý nội dung bài học trước ở nhà. - Chuẩn bị những câu hỏi về các hiện tượng của bài học mà gần gũi với thực tế, kích thích sự tò mò khám phá của các em. Ngoài ra còn rèn cho các em đặt những câu hỏi trước khi ngồi vào bàn học, hay rèn khả năng đọc hiểu SGK, hiểu những nội dung mà mình tra cứu được trên mạng. - Tạo phiếu học tập theo KWL những điều em biết và những điều em chưa biết và những điều em muốn biết. Giải thích thuật ngữ: K (Know): Những điều đã biết W (Want): Những điều muốn biết L (Learned): Những điều đã học được - Phiếu học tập số thiết kế theo KWL. KWL còn là một phương pháp hữu ích được sử dụng khi đọc, đối với các văn bản dạng mô tả, giải thích. Nhờ đó, HS có thể định hướng việc đọc của mình các em muốn tìm hiểu điều gì trong văn bản (trước khi đọc); Các em tập trung vào những điểm gì trong văn bản để làm rõ điều muốn tìm hiểu (trong khi đọc); Từ đó các em đã làm sáng tỏ được những điều muốn tìm hiểu như thế nào; đã rút ra được kết luận gì (sau khi đọc). Khi dạy học sinh cách ứng dụng biểu đồ KWL khi học, khi đọc còn giúp GV còn đánh giá được khả năng, mức độ kiến thức của học sinh và đưa ra những điều chỉnh cần thiết. - Tuỳ theo khả năng của học sinh để giáo viên thiết kế phiếu học tập cho phù hợp. Nếu là học sinh khá giỏi có tư duy sáng tạo và khả năng tự đọc tốt thì giáo viên chỉ cần thiết kế nội dung ngắn gọn khai thác khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh. Nội dung phiếu học tập chỉ là “Viết những vấn đề mà em đã biết, những vấn đề em muốn học, những vấn đề mà em muốn học được từ bài “Khái niệm Vec tơ” Hoặc “Viết ít nhất 3 điều mà em đã biết, 3 điều mà em muốn biết, 3 điều mà em Trang 11
- “Phát triển Năng lực số cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề Vectơ môn toán 10 (Sách Cánh Diều)” đã học được từ bài “Khái niệm Vectơ”. Nhưng nếu với học sinh trung bình hay yếu thì chúng ta gợi ý. Tuỳ theo mức độ và năng lực của học sinh để đưa ra các gợi ý để kích thích sự tò mò khám phá của học sinh để hoàn thành nội dung của phiếu học tập cũng như nội dung cần đọc và cần nắm của học sinh khi học bài “Khái niệm Vec tơ” - Qua phiếu học tập phần những điều em đã học giáo viên có thể hỏi những kiến thức ở lớp dưới để giúp các em lấp “lỗ hỏng” kiến thức. Hoặc nhắc lại những kiến thức của các môn học liên quan, kiến thức cũ liên quan. Việc giao nhiệm vụ trước cho các em cũng giúp cho tiết học trực tuyến có hiệu quả, ngoài ra còn giúp cho các em HS rèn luyện khả năng tự học tự giải quyết vấn đề, biết mình phải làm gì và học gì theo những yêu cầu của GV. Từ đó sẽ hạn chế được thời gian các bạn chơi game, lướt face book… mà tập trung hoàn thành những nhiệm vụ mà GV giao. Tạo sự hứng thú, yêu thích môn học, có thể thực hiện các thao tác thực hành trong tiết học lý thuyết. Các sản phẩm của HS được giao trên các nhóm học tập như zalo, facebook… GV nhận xét và đánh giá và cho điểm, sau đó được chọn các bài để giáo viên yêu cầu các em trình chiếu các sản phẩm của mình tìm hiểu được vào tiết lý thuyết. Ngoài ra đây cũng là một phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Phát huy được những kỹ năng của người học trong thời đại 4.0 đó là kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, phản biện… Và với phiếu học tập này có thể áp dụng cho tất cả các bài học của chương trình Toán 10. Nếu giáo viên duy trì giao và kiểm tra việc hoàn thành phiếu học tập cho học sinh thì khả năng đọc bài, soạn bài của học sinh sẽ tốt, đây cũng là một giải pháp giúp rèn tính tự học cho học sinh rất hiệu quả từ đó nâng cao năng lực số cho học sinh. 2.2.2. Cách thức thực hiện các giải pháp a. Đối với giáo viên Thực hiện trước giờ lên lớp Bước 1: Chuẩn bị phiếu học tập Trang 12
- “Phát triển Năng lực số cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề Vectơ môn toán 10 (Sách Cánh Diều)” Bước 2: Chuẩn bị phiếu học tập kèm theo những gợi ý phù hợp với nội dung kiến thức bài học và mức độ học tập của từng đối tượng học sinh. (Phụ lục 2) Tuỳ theo mức độ học sinh khá, yếu, trung bình để chúng ta gợi ý cho các em hoàn thành. Mỗi bài, mỗi chủ đề kiến thức GV có thể sáng tạo về mặt nội dung để gợi ý cho các em hoàn thành công việc đọc và chuẩn bị bài trước. Đặc biệt GV lưu ý rèn những kỹ năng cần thiết để phát huy năng lực tự học môn Toán của học sinh như: Độc lập suy nghĩ, tự giải quyết vấn đề. Thông qua các vấn đề tính toán hằng ngày, các em có thể đề xuất những vấn đề cần giải quyết, nhu cầu giải quyết dựa vào những kiến thức và suy nghĩ của mình. Kỹ năng tư duy, kỹ năng quan sát, kỹ năng phân tích tổng hợp, kỹ năng phán đoán-dự đoán suy đoán, kỹ năng suy luận khái quát hoá, kỹ năng thiết lập các bước giải bài toán… qua những gợi ý giao nhiệm vụ trên phiếu học tập KWL. Bước 3: Báo cáo sản phẩm của học sinh vào tiết học trực tiếp * Các mức độ của thang đo về nội dung kiến thức từ 1 đến 3, trong đó: Tiêu chí Mức 3 (9-10đ) Mức 2 (6đ – 7đ) Mức 1 (< 5đ) 1. Hoàn thành nội dung của phiếu học tập 2. Trình bày kiến thức, hình ảnh, trình chiếu đẹp, sáng tạo 3. Trình bày lưu loát, to rõ Giáo viên đánh giá học sinh trình bày bài thuyết trình của mình theo tiêu chí này. b. Đối với học sinh Bước 1: Nhận nhiệm vụ về hoàn thành phiếu học tập được giao của giáo viên Bước 2: Tìm hiểu video của GV đã đưa trước, đồng thời tìm hiểu thêm kiến thức trên mạng, trong SGK để hoàn thành phiếu học tập. Bước 3: Hoàn thành nội dung của phiếu học tập có thể chụp ảnh gửi qua đường link Google form đã được giáo viên tạo trước, hoặc có thể soạn Powerpoint, soạn Word để trình chiếu vào thời gian ở tiết học chính, hoặc phản biện những nội dung mình đã chuẩn bị với những người khác. Trang 13
- “Phát triển Năng lực số cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề Vectơ môn toán 10 (Sách Cánh Diều)” 2.3. Giải pháp 2: Động cơ hóa hoạt động học tập bằng cách tạo hứng thú học tập cho HS, phát huy giao tiếp và hợp tác cho học sinh. 2.3.1. Mục đích của giải pháp - Làm các sản phẩm có liên hệ kiến thức bài “Vectơ” như: gấp máy bay, súng bằng giấy theo video hướng dẫn của giáo viên và tổ chức trò chơi vui nhộn. -Tổ chức các trò chơi Online tổ chức ngay tại lớp rèn các kỹ năng tin học cho học sinh. 2.3.2. Cách thức thực hiện Trong giờ lên lớp, GV có thể linh động tổ chức những hình thức hoạt động phù hợp với từng đối tượng HS của mình. Hình thức1: Các trò chơi có thể vận dụng kiến thức bài học để làm các sản phẩm có liên hệ kiến thức toán học để phát huy tính sáng tạo cho học sinh. Ví dụ: Khái niệm Vectơ Bước 1: Giáo viên: chuẩn bị giấy, video hướng dẫn làm trò chơi gấp máy bay giấy và ghi điều em muốn giáo viên thay đổi trong giờ học Toán và phóng máy bay. http://www.foldnfly.com Trang 14
- “Phát triển Năng lực số cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề Vectơ môn toán 10 (Sách Cánh Diều)” Bước 2: Chia nhóm cho học sinh. Bước 3: Từng nhóm với sản phẩm của mình và thực hiện cho phóng máy bay tại lớp, đường bay thẳng, mục tiêu là 5m, đội nào có máy bay bay thẳng, đúng đường bay và đáp đúng mục tiêu được nhiều nhất đội đó chiến thắng. Nếu có thời gian có thể đem ra ngoài trời để các bạn thấy được sức cản của gió. Trang 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy häc môn TDTT cấp THPT
20 p | 364 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 119 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Chế tạo chất chỉ thị màu từ thiên nhiên
17 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm
17 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh và nâng cao hiệu quả ôn tập trong hoạt động ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
19 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua Bài 51 - Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, môn Công nghệ lớp 10
13 p | 5 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn toán THPT
57 p | 26 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển phẩm chất trách nhiệm cho học sinh thông qua Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề Trách nhiệm với gia đình – Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 THPT
51 p | 1 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm biên soạn thư mục và phát huy hiệu quả thư mục
30 p | 0 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10
84 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn