intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh trong dạy học bài Các phân tử sinh học Sinh học 10 thông qua vận dụng mô hình lớp học đảo ngược (FLIPPED CLASSROOM) kết hợp với thiết bị dạy học số

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh trong dạy học bài Các phân tử sinh học Sinh học 10 thông qua vận dụng mô hình lớp học đảo ngược (FLIPPED CLASSROOM) kết hợp với thiết bị dạy học số" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của mô hình dạy học Filipped classroom (Lớp học đảo ngược); Xây dựng quy trình dạy học theo mô hình dạy học Filipped classroom (Lớp học đảo ngược).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh trong dạy học bài Các phân tử sinh học Sinh học 10 thông qua vận dụng mô hình lớp học đảo ngược (FLIPPED CLASSROOM) kết hợp với thiết bị dạy học số

  1. UBND TỈNH NGHỆ AN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: Phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh trong dạy học bài “ Các phân tử sinh học” Sinh học 10 thông qua vận dụng mô hình lớp học đảo ngược (FLIPPED CLASSROOM) kết hợp với thiết bị dạy học số Môn: Sinh học Nhóm tác giả : Trần Thị Lam Giang Phạm Thị Hoài Thanh Số điện thoại : 0969227530 Năm thực hiện : 2023 – 2024 Đơn vị công tác : Trường THPT Đô Lương 1 Nghệ An, năm 2024
  2. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: Phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh trong dạy học bài “Các phân tử sinh học” Sinh học 10 thông qua vận dụng mô hình lớp học đảo ngược (FLIPPED CLASSROOM) kết hợp với thiết bị dạy học số Môn: Sinh học Nghệ An, năm 2024
  3. MỤC LỤC: NỘI DUNG TRANG A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tượng tác động 3 4. Thời gian, địa điểm thực hiện 3 5. Cách thức thực hiện 3 6. Điểm mới và đóng góp của đề tài 3 B. PHẦN NỘI DUNG 4 I. Cơ sở lý luận 4 1. Lớp học đảo ngược là gì? 4 2. Các giai đoạn tổ chức học tập theo mô hình lớp học đảo ngược 5 3. Các giai đoạn tổ chức học tập theo mô hình lớp học đảo ngược 6 4. Năng lực và năng lực tự học 6 II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 7 III. Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom) kết hợp 8 với thiết bị dạy học số trong dạy bài “ Các phân tuer sinh học” – Sinh học 10, nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh 3.1. Các bước dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với sử 8 dụng TBDHS nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh 3.2. Tổ chức dạy học phần lí thuyết bài 5 “Các phân tử sinh học” theo 9 mô hình dạy học kết hợp – Blended learning. IV. Hiệu quả mang lại của biện pháp 24 V. Khả năng ứng dụng và triển khai 28 VI. Ý nghĩa của biện pháp 28 PHẦN KẾT LUẬN 29 1. Những bài học kinh nghiệm 29 2. Kiến nghị 29
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ CNTT Công nghệ thông tin HS Học sinh GV Giáo viên THPT Trung học phổ thông NLHT Năng lực hợp tác PPDH Phương pháp dạy học PHT Phiếu học tập TN Thực nghiệm NV Nhiệm vụ SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
  5. A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và nghệ thuật dạy học được thể hiện ở hình thức tổ chức dạy của giáo viên. Tuy nhiên, việc dổi mới phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực chưa thực sự đươc nhiều GV thực hiện tốt, hầu hết vẫn trên nền tảng mô hình lớp học truyền thống đó là GV giảng dạy trên lớp, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ cho học sinh, học sinh thực hiện hoạt động học trên lớp, về nhà học sinh ôn bài và làm bài tập, với mô hình này thì với thời gian 45 phút trên lớp sẽ rất ngắn để cho học sinh có thể thảo luận, trao đổi những tình huống có vấn đề, những nội dung khó mang tính thực tiễn, hầu hết việc giảng và nghe giảng ước chừng đã tiêu tốn hết 90% thời gian của một buổi học, 10% còn lại là luyện tập trên lớp của cả giáo viên và học sinh. Do vậy khó nâng cao kết quả học tập lên bậc cao hơn như ứng dụng phân tích, sáng tạo... Mặt khác, HS đã quen với việc thụ động tiếp thu kiến thức, chưa mạnh dạn thể hiện các thế mạnh của mình. Do vậy, cần có sự kết hợp giữa việc học online ở nhà và sự thảo luận, tranh luận, giải quyết các vấn đề khó ở trên lớp, và mô hình này được được áp dụng ở Mỹ và các nước tiên tiến cách đây từ 7 – 10 năm và mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Đó là mô hình dạy học Filipped Classroom (Lớp học đảo ngược). Lớp học đảo ngược là một phương thức thiết kế dạy học theo mô hình kết hợp (Strayer, 2012) đã và đang phát triển tại nhiều quốc gia. Dạy học theo mô hình Lớp học đảo ngược (LHĐN) là một trong những phương pháp dạy học hiện đại và đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Thay vì giảng bài như thường lệ, giáo viên (GV) lại là người hướng dẫn; ngược lại, người học thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ GV, các em sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học. Mô hình này giúp HS phát huy và rèn luyện ý thức tự học, tính chủ động làm chủ quá trình học tập của chính bản thân mà không còn bị động, phụ thuộc trong quá trình khám phá tri thức. Sinh học là một môn học có vị trí quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách của HS. Song hiện nay, theo xu thế phát triển của thời đại, một tầng lớp thế hệ trẻ đã xem nhẹ và không lựa chọn, quay lưng lại với môn học. Vì sao HS không thích học Sinh học? Vì sao HS không hứng thú với môn Sinh học? Đó là một câu hỏi lớn khiến những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là GV dạy bộ môn Sinh học trăn trở để tìm ra lời giải. Vậy làm thế nào để khơi dậy hứng thú học tập môn Sinh của HS? Để làm được điều này người dạy phải thay đổi tư duy và phương pháp giảng dạy. Trong đó trọng tâm hàng đầu là phải cải tiến, đổi mới, ứng dụng CNTT, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học tích cực và đặc biệt là tiếp cận phương pháp giáo dục mới. 1
  6. Hiện nay, trong thực tiễn dạy học ở các nhà trường việc đổi mới chương trình dạy học đã có những bước chuyển mình, song kết quả mang lại chưa đạt yêu cầu đề ra. Bỡi vẫn còn tình trạng giảng dạy đang chú trọng truyền thụ kiến thức mới mà chưa quan tâm đến việc phát triển năng lực tự học, tự khám phá của học sinh. Vậy nên, sau khi học xong các em chưa biết vận dụng kiến thức vào thực hành, còn nhiều hạn chế trong việc kết nối những kiến thức liên quan vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn. Cùng với đó, việc sử dụng công nghệ thông tin của các em còn mang tính chất giải trí, chưa đi sâu khám phá vào các kho học liệu số, bài giảng điện tử nên dẫn đến hiệu quả học tập chưa cao. Qua nghiên cứu chương trình và thực tiễn dạy học cho thấy, môn Sinh học 10, có nhiều kiến thức mới, khó và mang tính trừu tượng; môn học đòi hỏi học sinh cần có ý thức tự học, tự đào sâu và tìm tòi kiến thức ở ngoài giờ học. Chính vì vậy, ngoài phương pháp dạy học truyền thống thì giáo viên cần suy nghĩ tìm ra các phương pháp dạy học mới phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học là điều hết sức cần thiết. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy có nhiều phương pháp dạy học tích cực có thể hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Tuy nhiên dạy học kết hợp giữa cách học truyền thống trên lớp và cách học hiện đại E-learning còn khá hạn chế, các kĩ thuật dạy học tích cực với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và các phần mềm hiện đại chưa được triển khai nhiều. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn biện pháp: “Phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh trong dạy học bài “ Các phân tử sinh học” Sinh học 10 thông qua vận dụng mô hình lớp học đảo ngược (FLIPPED CLASSROOM) kết hợp với thiết bị dạy học số”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của mô hình dạy học Filipped classroom (Lớp học đảo ngược). - Xây dựng quy trình dạy học theo mô hình dạy học Filipped classroom (Lớp học đảo ngược). - Thông qua nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược, các năng lực trong dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực nói chung và dạy học sinh học nói riêng để đề xuất quy trình vận dụng dạy học Bài: “Các phân tử sinh học, Sinh học 10”. - Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về dạy học phát triển NLHT và chuyển đổi số trong giáo dục. - Thực nghiệm sư phạm để xét tính khả thi và hiệu quả của đề tài nghiên cứu. 2
  7. 3. Đối tượng tác động Các công cụ số, các kĩ thuật dạy học tích cực và các hình thức hoạt động theo nhóm có thể sử dụng vào dạy học Bài: “Các phân tử sinh học, Sinh học 10” đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực hợp tác cho học sinh và chuyển đổi số trong giáo dục nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh. 4. Thời gian, địa điểm thực hiện - Thời gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện từ tháng 9/2022 đến tháng 1/2024. - Địa điểm: Tại trường THPT Đô Lương 1, tỉnh Nghệ An 5. Cách thức thực hiện - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan để tổng quan tình hình nghiên cứu, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. - Phương pháp chuyên gia: Gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực mà mình nghiên cứu, từ đó có những định hướng cho việc nghiên cứu đề tài. - Phương pháp điều tra: Thông qua hình thức dự giờ, quan sát, tiếp xúc, trao đổi với GV để tìm hiểu thực trạng đổi mới PPDH và ứng dụng công nghệ trong dạy học. - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của giải pháp. - Phương pháp thống kê: thu thập số liệu và xử lý, thống kê để khái quát kết quả nghiên cứu. 6. Điểm mới và đóng góp của đề tài - Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lí luận về dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược và dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực. - Xác định được quy trình thiết kế các chủ đề dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược với sự trợ giúp của các thiết bị dạy học số. - Đề xuất được quy trình tổ chức dạy bài: “Các phân tử sinh học, Sinh học 10” , theo mô hình lớp học đảo ngược với sự trợ giúp của các thiết bị dạy học số. 3
  8. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 1. Lớp học đảo ngược là gì? Theo Abeysekera & Dawson, (2015), mô hình Filipped classroom là một mô hình “đảo ngược’’ trình tự dạy học so với mô hình dạy học theo phương pháp truyền thống. Trong một lớp học “đảo ngược”, người học sẽ phải xem trước các bài giảng do giảng viên cung cấp thông qua các công cụ trực tuyến, thực hiện các bài tập, nghiên cứu tại nhà, sau đó vào giờ học trực tiếp tại lớp người học chỉ tập trung vào việc thảo luận các vấn đề chuyên sâu với sự hỗ trợ, hướng dẫn của giảng viên. Mô hình Flipped classroom được xem là một phương pháp học tập tích cực có thể thu hút được sự tham gia của người học, giúp người học tập trung hơn và mang đến hiệu quả học tập tốt hơn, phù hợp với mọi trình độ và sở thích của người học. Lớp học đảo ngược (Flipped classroom) là một mô hình dạy học mới ra đời trong khoảng 10 - 15 năm nay ở Mỹ, được áp dụng rộng rãi trong nhiều trường học, từ tiểu học đến đại học, đã đảo ngược cách tổ chức dạy học theo lớp học truyền thống. Sự khác biệt giữa lớp học truyền thống và “Lớp học đảo ngược ” qua bảng sau: Lớp học truyền thống Lớp học đảo ngược GV chuẩn bị giáo án lên lớp GV thiết kế bài giảng, video, tài liệu ở nhà chia sẻ lên mạng. HS nghe giảng và ghi chép HS xem bài giảng, video, tài liệu trên bài trên lớp. mạng, học kiến thức cơ bản tại nhà, học kiến thức nâng cao ở lớp. HS được giao bài tập vận HS học bài mới kiến thức cơ bản ở nhà, dụng và làm tại nhà sau khi học thảo luận kiến thức nâng cao và làm bài tập bài mới ở lớp. vận dụng ở lớp. GV là trung tâm, HS lĩnh hội HS là trung tâm, tự tìm hiểu, trải nghiệm, kiến thức thụ động. khám phá kiến thức. GV là người tổ chức, định hướng, hỗ trợ HS. Việc ứng dụng công nghệ Bắt buộc phải ứng dụng công nghệ thông thông tin và truyền thông vào dạy tin và truyền thông vào dạy - học. - học còn hạn chế. Thời gian học diễn ra cố định Có thể học mọi lúc mọi nơi với mọi thiết bị 4
  9. trên lớp. chỉ cần thiết bị đó có thể online. Hạn chế khả năng tương tác Tăng cường khả năng tương tác giữa HS- giữa HS- HS, giữa HS với thầy. HS, giữa HS với thầy. Tập trung vào trang bị kiến Tập trung vào phát triển NL tự học, NL thức cho HS, ngoài ra, phát triển giải quyết vấn đề, NL giao tiếp và hợp tác và các NL chung và NL sinh học. NL sinh học. GV đánh giá HS. Ngoài việc GV đánh giá, còn có HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. 2. Các giai đoạn tổ chức học tập theo mô hình lớp học đảo ngược * Giai đoạn 1: Tổ chức lớp học trực tuyến Đây là giai đoạn tổ chức để học sinh tự học và lĩnh hội được kiến thức cơ bản để từ đó có thể đi sâu và giải quyết các vấn đề khó, các tình huống có vấn đề ở lớp. Mặt khác, sau khi HS tự học, HS sẽ có những kiến thức còn vướng mắc và mong muốn được giải quyết, những kiến thức này GV cùng HS sẽ cùng giải quyết trên lớp. Trong giai đoạn này, thì việc quản lý HS rất quan trọng, làm thế nào để Gv quản lý được HS nào cũng phải học bài, có kết quả để trả bài cho GV thông qua PHT GV thiết kế. Mặt khác, khi HS học bài phải tương tác được thông qua các câu hỏi. Ở giai đoạn này, một số phần mềm và 5
  10. trang web có thể hỗ trợ GV soạn bài giảng để HS có thể tương tác được trên bài giảng đó: Ispring suit 10, https://es.liveworksheets.com/, https://quizizz.com/, …. * Giai đoạn 2: Tổ chức tiết học trên lớp Trong tiết học trên lớp, GV phải thiết kế các hoạt động học tập cho HS để dựa trên nền tảng kiến thức từ giai đoạn 1, HS thảo luận, luyện tập, vận dụng, liên hệ để hiểu sâu kiến thức và phát triển năng lực của HS. Vì thế, việc thiết kế các hoạt động dạy học phải đảm bảo yêu cầu theo phương pháp dạy học tích cực, đưa HS thật sự là trung tâm của dạy và học. Việc tổ chức lớp học ở lớp này giống như lớp học truyền thống, nhưng điểm khác căn bản ở chổ thay vì phải dạy từ nền tảng như lớp học truyền thống thì chỉ có rất ít thời 11 gian để thảo luận, hoạt động, lớp học đảo ngược có thể dành nhiều thời gian cho HS có thể tham gia các hoạt động học tập tích cực. 3. Năng lực và năng lực tự học 3.1. Năng lực Năng lực: là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. 3.2. Năng lực tự học - Năng lực tự học là khả năng người học độc lập, tự giác từ việc xác định mục tiêu học tập, thiết kế và thực hiện kế hoạch học tập đến việc tự đánh giá và điều chỉnh việc học nhằm tối ưu hóa việc lĩnh hội kiến thức và phát triển kĩ năng/ năng lực. - Năng lực tự học cấp THPT gồm có các biểu hiện sau: + Xác định được mục tiêu học tập: Học sinh tự xác định nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, tập trung nâng cao được những khía cạnh còn yếu kém. + Lập kế hoạch và thực hiện cách học: Học sinh có khả năng đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học tập riêng của bản thân; tìm được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; thành thạo sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp với từng chủ đề học tập của các bài tập khác nhau; ghi chép thông tin đọc được bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; tự đạt được vấn đề học tập. + Đánh giá và điều chỉnh việc học: Học sinh tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều 6
  11. chỉnh cách học. Để tiện cho việc đánh giá, mỗi tiêu chí cần phân ra các mức độ khác nhau để cụ thể hóa việc đánh giá. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã biên soạn các phiếu khảo sát để khảo sát thực trạng vấn đề dạy học phát triển năng lực hợp tác và chuyển đổi số trong dạy học sinh học (Bài Các phân tử sinh học – Sinh học 10”) Để tìm hiểu thực trạng sử dụng thiết bị dạy học số và sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học ở các trường THPT, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra. 1. Mục đích Điều tra làm rõ thực trạng sử dụng thiết bị dạy học số và vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học và mong muốn về đổi mới phương pháp dạy và học của GV và HS. 2. Đối tượng - Nhận thức của HS và mức độ HS sử dụng thiết bị dạy học số trong quá trình học tập môn sinh học - Nhân thức và mức độ GV sử dụng thiết bị dạy học số và mô hình lớp học đảo ngược trong quá trình dạy học - Mong muốn của Gv và HS về dạy và học tập môn sinh học 3. Phương pháp Tôi thiết kế phiếu điều tra với các nội dung dành cho GV và HS. Trong đó, điều tra 20 GV dạy học môn sinh học ở trường tôi và trường lân cận. Điều tra 200 HS lớp 10 của trường THPT nơi tôi đang giảng dạy. 4. Nội dung điều tra * Đối với giáo viên: - Nhận thức của GV về TBDHS và mô hình lớp học đảo ngược - Tình hình sử dụng TBDHS và vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học sinh học * Đối với học sinh: - Mức độ sử dụng các TBDHS trong học tập môn sinh học của HS - Mong muốn của HS trong việc sử dụng các TBDHS khi học tập môn sinh học 5. Kết quả điều tra * Về về nhận thức của GV về TBDHS: 7
  12. * Về nhận thức của GV về vai trò của TBDHS Như vậy, phần lớn GV đã nhận thức được về vai trò của TBDHS và đã sử dụng TBSDH vào dạy học, tuy nhiên mới chỉ sử dụng các TBDHS đơn giản, có sẵn và chưa tự mình thiết kế được các TBDHS. Và chưa biết cách sử dụng các TBDHS phức tạp, nhiều GV vẫn còn xa lạ khi nhắc đến bài giảng E- learning, trò chơi ảo trên kahoot, Quizzi, tạo PHT trên liveworksheet,... Phần lớn GV đã quen với cách dạy truyền thống nên nhiều 14 GV chưa tin vào việc TBDHS có thể góp phần phát triển hứng thú học tập và kĩ năng năng lực cho người học. * Về Tần suất GV sử dụng mô hình lớp học ĐN trong dạy học Qua bảng này chúng ta nhận thấy rằng mô hình lớp học ĐN còn khá xa lạ với nhiều GV, phần lớn các GV được hỏi đều chưa bao giờ sử dụng mô hình này trong dạy học, và một số GV còn chưa biết đến khái niệm mô hình lớp học ĐN là gì? Do vậy, chúng ta cần có biện pháp để thay đổi tư duy và nhận thức cho GV, giúp GV cập nhật được những phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại. III. Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom) kết hợp với thiết bị dạy học số trong dạy bài “ Các phân tử sinh học” – Sinh học 10, nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh 3.1. Các bước dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với sử dụng TBDHS nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Bước 1: Lựa chọn nội dung, bài, chủ đề thích hợp Bước 2: GV thiết kế bài giảng, video, gửi các tài liệu, giao nhiệm vụ học tập thông qua PHT cho HS Bước 3: HS học thông qua bài giảng E – learrning ở nhà 8
  13. Bước 4: HS thực hành, thảo luận, trao đổi với nhau và với GV trên lớp Bước 5: Gv kết luận các vấn đề học tập của chủ đề 3.2. Tổ chức dạy học phần lí thuyết bài 5 “Các phân tử sinh học” theo mô hình dạy học kết hợp – Blended learning. Quy trình dạy học được thực hiện theo quy trình như sau: 1. Chúng tôi số hóa tài liệu và cung cấp cho HS trước mỗi tiết học, HS sẽ vào nghiên cứu tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập theo kế hoạch như sau: STT Tiết Nội dung 1 Trước khi vào học tiết 1 - Khái quát về các phân tử sinh học trong tế bào. - Nội dung cơ bản về Carbohydrate 2 Trước khi vào học tiết 2 - Bài tập về carbohydrate. - Thực hiện nhiệm vụ GV giao về Lipid ( Lipid, chất béo và sức khỏe cộng đồng). 3 Trước khi vào học tiết 3 - Bài tập về Lipid. - Thực hiện nhiệm vụ GV giao về protein 3 Trước khi vào học tiết 4 - Bài tập về Protrin - Thực hiện nhiệm vụ GV giao về Nucleic acid 2. Hoạt động học tập Nhằm nâng cao hiệu quả công việc dạy và học, khuyến khích sự sáng tạo, bồi dưỡng NLHT cho HS. Tạo điều kiện cho GV và HS được quyền chủ động tiếp cận, đổi mới phương pháp dạy và học của mình, tác giả xin đề xuất các bước cơ bản trong dạy học bài “Các phân tử sinh học”. Trước khi học 1 tuần, tôi cung cấp học liệu số cho HS nghiên cứu trước về các phân tử sinh học [Phụ lục 2]. Hiện nay tài liệu trên không gian số rất nhiều, GV có thể lựa chọn để cung cấp và giới thiệu cho HS nghiên cứu hoặc cũng có thể hướng dẫn HS tự tìm tài liệu để bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học. Tiết 1 : Hoạt động Khởi động Giao nhiệm vụ học tập: HS hoạt động theo các nhóm đôi (Pairwork), GV sử dụng kĩ thuật “chia sẻ nhóm đôi” (THINK, PAIR, SHARE) để tổ chức thảo luận. Các nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ học tập trong thời gian 5 phút. GV chiếu hình ảnh người bị béo phì và người khỏe mạnh. 9
  14. (1) (2) (3) (4) GV nêu vấn đề: 1. Em muốn trở thành người nào trong số những người nêu trên? 2. Người số 1 và người số 2 gặp vấn đề gì về sức khỏe? Tại sao? 3. Theo em, điều gì là quyết định để có được cơ thể khỏe mạnh như người số 3 và 4? Thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm vận dụng kiến thức cá nhân, thảo luận nhóm để giải quyết vấn đề. Các nhóm trao đổi, nêu lên ý kiến của mình và nhóm đôi này lại tiếp tục chia sẻ với nhóm đôi khác hoặc với cả lớp. Báo cáo, thảo luận: HS hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức thảo luận cả lớp. Kết luận, nhận định: Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV chốt lại vấn đề. Trong nhiều yếu tố tác động thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Một chế độ dinh dưỡng đảm bảo cân bằng các thành phần tinh bột, chất béo, protein, rau xanh có thể đảm bảo sức khỏe con người. GV dẫn dắt HS đến với chủ đề bài học mới, bài Các phân tử sinh học gồm các nội dung: + Khái niệm và thành phần cấu tạo của các phân tử sinh học trong tế bào + Cấu tạo, chức năng của Cacborhydrate + Cấu tạo, chức năng của lipid + Cấu tạo, chức năng của protein + Cấu tạo, chức năng của Nucleic aicd + Mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các đại phân tử sinh học. - Nội dung bài học được triển khai trong vòng 4 tiết 10
  15. Tiết 1 : Hoạt động hình thành kiến thức. Giao nhiệm vụ học tập I. Khái quát về phân tử sinh học Dựa vào kết quả hoạt động khởi động và tự nghiên cứu ở nhà HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Câu 1. Phân tử sinh học là gì? Câu 2. Nêu những đặc điểm chung của các phân tử sinh học. HS hoạt động theo các nhóm kim tự tháp (Pyramid), hoạt động kết thúc khi thống nhất được nội dung vấn đề là khái niệm và những đặc điểm chung của các phân tử sinh học. II. Carbohydrate GV tổ chức Group work - Trao đổi và kĩ thuật “ Các mảnh ghép” để tổ chức thảo luận. Vòng 1: Nhóm chuyên gia. GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận trong 5 phút hoàn thành PHT của nhóm mình. Thay vì GV in phiếu Word ra hoặc HS sẽ trình bày kết quả lên bảng phụ để trình bày thì GV sẽ thiết kế phiếu học tập bằng phần mềm Canva để tăng tính sống động sau đó sẽ upload phiếu lên phần mềm Liveworksheet. Link PHT [Phụ lục 3] GV gửi link hoặc mã QR, HS đăng nhập vào mã sẽ nhìn thấy nội dung phiếu và có thể điền trực tiếp đáp án vào phiếu rồi bấm Finish rồi điền tên HS, nhóm là 11
  16. phần mềm tự động gửi lại cho GV. Vòng 2: Nhóm mảnh ghép. GV hướng dẫn HS tạo các nhóm mới từ các “mảnh ghép” của các nhóm ban đầu. Đảm bảo nhóm mới có đầy đủ thành viên đến từ các nhóm ban đầu. Các chuyên gia chia sẻ kết quả tìm hiểu về Carbohydrate của nhóm mình cho các thành viên nhóm mới. Thay vì di chuyển các bảng phụ qua các nhóm, các chuyên gia có thể sử dụng Máy tính, Smarphone để truy cập phiếu học tập mà nhóm mình đã làm để chia sẻ kiến thức cho các thành viên nhóm mảnh ghép. Thực hiện nhiệm vụ học tập I. Khái quát về phân tử sinh học. - HS hoạt động nhóm kim tự tháp (Pyramid) trả lời câu hỏi. - Cuối hoạt động cả lớp sẽ có 1 bảng tổng kết ý kiến thống nhất về khái niệm và đặc điểm chung của các phân tử sinh học. II. Carbohydrate HS hoạt động Group work, các nhóm lập kế hoạch thực hiện, thỏa thuận nguyên tắc làm việc, giao nhiệm vụ cho từng cá nhân làm việc độc lập sau đó cùng thảo luận, chia sẻ kết quả. Cử thư ký ghi ý kiến thống nhất chung cả nhóm và tiến hành hoàn thành phiếu học tập trên Liveworksheet. Các chuyên gia nắm vững nhiệm vụ để chia sẻ cho các thành viên khác trong nhóm mảnh ghép. Báo cáo, thảo luận: Lần lượt các chuyên gia đến từ các nhóm ban đầu sử dụng máy tính hoặc smarphone truy cập phiếu học tập đã hoàn thiện của nhóm mình và chia sẻ kiến thức cho các thành viên khác trong nhóm mảnh ghép. Các thành viên còn lại lắng nghe, nhận xét, đánh giá và góp ý để hoàn thiện nội dung kiến thức. Mỗi chuyên gia có 5 phút để trình bày và thảo luận vấn đề của nhóm mình nghiên cứu. Kết luận, nhận định: Thông qua báo cáo của các chuyên gia và sự góp ý, bổ sung của các chuyên gia khác HS các nhóm thu nhận toàn bộ kiến thức phần Carbohydrate, GV nhận xét hoạt động của các nhóm, nhận xét quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả tự học, tự đọc kiến thức của HS để có những định 12
  17. hướng cho tiết học sau. GV chốt nội dung kiến thức, chuyển phần PHT đã sửa (đáp án phiếu) đến từng HS trong nhóm Messenger. Tiết 1: Luyện tập Giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức luyện tập, củng cố kiến thức qua trò chơi trên Baamboozle, GV chuẩn bị 8 câu hỏi luyện tập và phần mềm sẽ tự động tạo gói với 12 ô số để lựa chọn. Khi GV bấm Play, bên cạnh các ô chứa câu hỏi sẽ tạo thêm các ô nhân đôi số điểm, trừ điểm, đổi điểm...tạo sự hứng thú cho các nhóm. HS sẽ thực hiện theo các “Nhóm mảnh ghép” và Web trò chơi này cũng sẽ tự động tổng hợp điểm cho các nhóm. Link câu hỏi trên Baamboozle [Phụ lục 4] Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS tái hiện kiến thức, thảo luận nhóm thi đua trả lời. Báo cáo, thảo luận: HS hoàn thành nhiệm vụ, GV công bố kết quả. Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả và quá trình tham gia hoạt động của HS. Tiết 1: Vận dụng và hướng dẫn về nhà Giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức trò chơi, tạo điều kiện để HS vận dụng kiến thức đã học về carbohydrate để giải quyết tình huống thực tế. GV cung cấp bộ 5 câu hỏi Tại sao trên Liveworsheet, HS đăng nhập theo đường link, thảo luận theo “ Nhóm mảnh ghép” để trả lời câu hỏi. 1. Tại sao khi nhai kĩ cơm thì thấy có vị ngọt? 2. Tại sao các vận động viên thể thao thường ăn chuối chín vào giờ giải lao? 3. Tại sao chúng ta không nên ăn quá nhiều thức ăn có chứa Carbohydrate? 4. Tại sao nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau trong khi thành phần chính của các loại rau là celllulose- chất mà con người không thể tiêu hóa được? 5. Tại sao cùng được cấu tạo từ các phân tử đường glucose nhưng tinh bột và cellulose lại có tính chất vật lí và chức năng sinh học khác nhau? Link câu hỏi trên Liveworksheets cho HS [Phụ lục 5] 13
  18. HS có thể quét mã QR sau để nhận bài tập Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS tái hiện kiến thức, thảo luận trả lời câu hỏi. Báo cáo, thảo luận: HS hoàn thành nhiệm vụ, GV tổ chức thảo luận chung cả lớp. GV sử dụng kĩ thuật tranh luận “ Ủng hộ - phản đối” để quá trình thảo luận thêm sôi nổi. Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả và quá trình tham gia hoạt động của HS. GV giao nhiệm vụ về nhà. GV chia lớp thành 4 nhóm - Group work và giao nhiệm vụ cho các nhóm. 1. Hoàn thành bộ 5 câu hỏi tại sao về Carbohydrate 2. Các nhóm nghiên cứu trước nội dung về Lipid. Tìm hiểu một số vai trò, ứng dụng và tác hại của chất béo đối với cuộc sống con người. Trước khi vào học Tiết 2 GV kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ tại nhà của các nhóm (trả lời 5 câu hỏi tại sao - Carbohydrate). Tiết 2 : Hoạt động Khởi động Giao nhiệm vụ học tập GV chiếu hình ảnh và nêu vấn đề: Vì sao rửa chén bát có dính dầu mỡ lại phải dùng nước rửa bát? GV sử dụng kĩ thuật “Tia chớp” để tổ chức học sinh trao đổi, nêu lên ý kiến của mình. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ, trả lời nhanh câu hỏi. Báo cáo, thảo luận: Tổ chức thảo luận chung cả lớp, thống nhất câu trả lời. Kết luận, nhận định: Thông qua kết quả thảo luận chung, GV dẫn vào bài để tìm hiểu 14
  19. Tiết 2 : Hoạt động hình thành kiến thức. Giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức dạy học theo “Trạm”, HS hợp tác cùng nhau giải quyết 4 nhiệm vụ ở 4 Trạm , qua đó hệ thống hóa kiến thức, nâng cao và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, đặc biệt giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến sức khỏe, đời sống con người. GV chia lớp thành 4 nhóm, đảm bảo năng lực của HS ở các nhóm khác nhau có sự tương đồng. GV hướng dẫn HS hình thức học tập, cách thức hoạt động. Tại mỗi Trạm tôi thiết kế một mã QR code, HS sẽ quyét mã QR để nhận nhiệm vụ TRẠM 1 TRẠM 2 TRẠM 3 TRẠM 4 HS dùng điện thoại quét mã QR để nhận phiếu học tập trên Liveworksheets và làm trực tiếp trên phiếu. Yêu cầu 4 nhóm phải hoàn thành nhiệm vụ ở cả 4 Trạm, các nhóm có thể lựa chọn bắt đầu ở một Trạm bất kỳ, và di chuyển tới Trạm khác theo ý muốn. - Thời gian dừng lại tại mỗi trạm là 5 phút, mỗi nhóm có 20 phút để hoàn thành di chuyển và thực hiện nhiệm vụ ở 4 Trạm. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở 4 Trạm, mỗi nhóm sẽ trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ ở Trạm cuối cùng. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS vận dụng kiến thức đã nghiên cứu trước đó từ hệ thống học liệu mà GV cung cấp để hoàn thành nhiệm vụ ở các Trạm. Các nhóm lựa chọn Trạm khởi đầu, sau khi hoàn thành Trạm khởi đầu thì di chuyển tới Trạm kế tiếp, đảm bảo di chuyển qua 4 Trạm để về đích. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở cả 4 Trạm, các nhóm sẽ có phần trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ ở Trạm cuối cùng mà nhóm di chuyển tới. Báo cáo, thảo luận: HS hoàn thành nhiệm vụ ở các Trạm. Các nhóm trình bày kết quả ở Trạm cuối. GV hướng dẫn HS các nhóm nhận xét theo kĩ thuật “3-2- 1” và phản hồi nhận xét của nhóm bạn theo kĩ thuật “5 Xin” (Kĩ thuật lắng nghe 15
  20. - phản hồi) Kết luận, nhận định: Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV đánh giá, nhận xét hoạt động của các nhóm, nhận xét quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả tự học, tự đọc kiến thức của HS để có những định hướng cho tiết học sau. GV sử dụng hình ảnh người béo phì để chốt nội dung kiến thức. Tiết 2: Luyện tập Giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức luyện tập, củng cố kiến thức qua trò chơi “ lật mảnh ghép”. [Phụ lục 6] Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS tái hiện kiến thức, thi đua trả lời câu hỏi để tìm ra hình ảnh phía sau mảnh ghép. Báo cáo, thảo luận: GV cho HS trình bày những hiểu biết về hình ảnh “Dầu thực vật” được ẩn phía sau các mảnh ghép. Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả và quá trình tham gia hoạt động của HS. Tiết 2: Vận dụng và hướng dẫn về nhà Giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức trò chơi, tạo điều kiện để HS vận dụng kiến thức đã học về lipid để giải quyết tình huống thực tế. GV cung cấp bộ 5 câu hỏi vì sao trên Liveworsheet, HS đăng nhập theo đường link, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. Câu 1. Tại sao không nên tái sử dụng dầu, mỡ đã qua chiên rán? Câu 2. Tại sao về mùa lạnh, hanh khô người ta thường bôi kem (sáp) chống nẻ? Câu 3. Tại sao trong khẩu phần ăn chứa nhiều cholesterol là không tốt cho sức khoẻ con người? Câu 4. Tại sao các động vật ngủ đông như gấu thường có lớp mỡ rất dày? Câu 5. Tại sao ăn dầu thực vật tốt hơn ăn mỡ? Link câu hỏi trên Livewordsheet: [Phụ lục 7] HS có thể quét mã QR đề nhận bài tập. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2