Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh THPT trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10 bằng các bài tập tình huống
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm thiết kế hệ thống bài tập tình huống - CNTT 10 chương trình giáo dục phổ thông Môn Công nghệ - Định hướng nông nghiệp có liên quan đến thực tiễn; Áp dụng bài tập tình huống trong dạy học Công nghệ trồng trọt 10 để phát triển NLVDKT Công nghệ vào thực tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh THPT trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10 bằng các bài tập tình huống
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ===== ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THPT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 BẰNG CÁC BÀI TẬP TÌNH HUỐNG. LĨNH VỰC: SINH- CÔNG NGHỆ Năm 2023
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỬA LÒ 2 ===== ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THPT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 BẰNG CÁC BÀI TẬP TÌNH HUỐNG. LĨNH VỰC: SINH- CÔNG NGHỆ Môn : Sinh học - Công nghệ Tác giả : Trần Thị Lệ Hằng : Hoàng Thị Duyên Hoàng Thị Quỳnh Hương Tổ : Khoa học tự nhiên Thời gian : 2021- 2023 thực hiện Số điện thoại : 0913.013.719 Năm 2023
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục tiêu đề tài ....................................................................................................... 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 3 Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về dạy học phát triển NLVDKT cho HS THPT ........................................................................................................... 3 1.1. Cơ sở lí luận ....................................................................................................... 3 1.1.1 Một số khái niệm .............................................................................................. 3 1.1.2. Vai trò của BTTH trong việc phát triển NLVDKT......................................... 3 1.1.3. Quy trình thiết kế BTTH ................................................................................. 4 1.1.4. Quy trình dạy học bằng BTTH........................................................................ 4 1.1.5. Cấu trúc NLVDKT vào thực tiễn .................................................................... 5 1. 2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 6 1.2.1. Kết quả khảo sát học sinh................................................................................ 6 1.2.2. Kết quả khảo sát GV ....................................................................................... 7 Chương 2. Thiết kế và sử dụng BTTH CNTT 10 trong dạy học theo hướng phát triển NLVDKT cho HS THPT .................................................................... 10 2.1 Phân tích mục tiêu môn CNTT 10 và cơ hội thiết kế BTTH. ........................... 10 2.2. Thiết kế BTTH CNTT 10 liên quan đến thực tiễn. .......................................... 12 2.2.1. Thiết kế BTTH nội dung: Giới thiệu chung về trồng trọt ............................. 12 2.3.2. Thiết kế BTTH nội dung: Đất trồng.............................................................. 20 2.3.3. Thiết kế BTTH nội dung Phân bón ............................................................... 27 2.3.4. Thiết kế BTTH Chương IV: Giống cây trồng............................................... 33 2.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bài tập tình huống. ................... 40 2.3.1. Lựa chọn xây dựng hệ thống BTTH khoa học, thiết thực, hấp dẫn phù hợp với nội dung dạy học ............................................................................................... 40 2.3.2. Phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của người học, tạo điều kiện cho người học hoạt động ................................................................................................ 40 2.3.3. Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện dạy học ................................. 40 2.4. Đánh giá NLVDKT của HS trong môn CNTT10 ............................................ 41
- 2.4.1. Bảng mô tả các mức độ tương ứng của các biểu hiện NLVDKT ................. 41 2.4.2. Một số công cụ hỗ trợ đánh giá NLVDKT ................................................... 42 2.5. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ................... 42 2.5.1. Mục đích khảo sát ......................................................................................... 42 2.5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................................... 43 2.5.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................ 43 2.5.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của giải pháp đề tài đã đề xuất .......................................................................................................................... 43 Chương 3. Thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 45 3.1.Mục đích thực nghiệm....................................................................................... 45 3.2. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 45 3.4. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................... 45 3.5. Kết quả thực nghiệm ....................................................................................... 45 3.5.1. Kết quả bài kiểm tra của HS ......................................................................... 45 3.5.2.Kết quả đánh giá các biểu hiện của NLVDKT của HS.................................. 47 PHẦN III. KẾT LUẬN ......................................................................................... 49 1. Kết luận ............................................................................................................... 49 2. Hướng phát triển của đề tài ................................................................................. 49 3. Đề xuất, kiến nghị ............................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1. THPT Trung học phổ thông 2. HS Học sinh 3. GV Giáo viên 4. NLVDKT Năng lực vận dụng kiến thức 5. BTTH Bài tập tình huống 6. CNTT 10 Công nghệ trồng trọt 10 7. YCCĐ Yêu cầu cần đạt
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng quy luật tự nhiên và nguyên lí khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Công nghệ là môn học có vai trò quan trọng trong giáo dục phổ thông tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang hiện hữu, sự quan tâm mạnh mẽ của Việt Nam về giáo dục STEM, sự quan tâm đặc biệt tới giáo dục hướng nghiệp và phân luồng ở phổ thông thì giáo dục công nghệ càng được quan tâm coi trọng. Chương trình Công nghệ phổ thông có những giá trị nổi bật: - Giáo dục công nghệ giúp học sinh học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ tại gia đình, cộng đồng và xã hội. - Giáo dục công nghệ thúc đẩy giáo dục STEM, có ưu thế hình thành và phát triển các năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, thiết kế. - Giáo dục công nghệ là một trong những con đường chủ yếu thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, đặc biệt là hướng nghiệp và phân luồng trong lĩnh vực ngành nghề về kĩ thuật công nghệ. - Giáo dục công nghệ chuẩn bị cho học sinh tri thức nền tảng để lựa chọn nghề hay tiếp tục theo học các ngành kĩ thuật, công nghệ. Như vậy chương trình môn Công nghệ có vai trò rất quan trọng để phát triển ở học sinh năng lực công nghệ, những phẩm chất đặc thù trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường, xã hội và lựa chọn ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Tuy nhiên khi thực hiện chương trình 2018 ở cấp học THPT, Công nghệ là môn học lựa chọn, đa số học sinh còn xem nhẹ và chỉ có một tỉ lệ nhỏ học sinh lựa chọn môn học này. Một trong các lí do là phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thu hút được học sinh, nội dung các bài dạy chưa gắn liền với thực tế, chưa theo kịp xu thế phát triển công nghệ hiện đại. Học sinh chưa được tiếp cận với các công nghệ hiện đại đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Làm thế nào để thu hút học sinh lựa chọn môn Công nghệ nói chung và Công nghệ nông nghiệp nói riêng, giúp học sinh tiếp cận với các công nghệ hiện đại trong nông nghiệp, chuẩn bị nền tảng để lựa chọn nghề nghiệp làm giàu trên chính quê hương của mình. Đây là cơ hội và thách thức cho mỗi giáo viên dạy môn Công nghệ nói chung và Công nghệ trồng trọt nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh THPT trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10 bằng các bài tập tình huống”. 1
- 2. Mục tiêu đề tài - Thiết kế hệ thống BTTH - CNTT 10 chương trình giáo dục phổ thông Môn Công nghệ - Định hướng nông nghiệp có liên quan đến thực tiễn. - Áp dụng BTTH trong dạy học CNTT10 để phát triển NLVDKT Công nghệ vào thực tế. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Chương trình giáo dục phổ thông Môn Công nghệ - Định hướng nông nghiệp- CNTT10, gồm các nội dung sau: - Giới thiệu chung về trồng trọt; - Đất trồng; - Phân bón; - Công nghệ giống cây trồng. Đối tượng nghiên cứu: BTTH Môn CNTT 10 Học sinh khối 10 các trường THPT Cửa Lò và THPT Cửa Lò 2. 4. Điểm mới của đề tài - Thiết kế và sử dụng BTTH phù hợp với quy trình phát triển, bồi dưỡng NLVDKT trong dạy học CNTT 10 cho HS THPT. - Hình thành phương pháp học tập chủ động sáng tạo, phương pháp tự học, tự nghiên cứu, vừa học vừa áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, phát triển năng lực và phẩm chất người học. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu Chương trình giáo dục phổ thông Môn Công nghệ - Định hướng nông nghiệp - CNTT 10. - Nghiên cứu chương trình tập huấn chương trình 2018 Môn Công nghệ (Chương trình ETEP). - Tìm hiểu một số vấn đề về NLVDKT, BTTH và xu hướng dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra, phỏng vấn: Phương pháp điều tra thực trạng nhu cầu và hứng thú của học sinh đối với vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. 2
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về dạy học phát triển NLVDKT cho HS THPT 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1 Một số khái niệm - Khái niệm bài tập và BTTH: Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2000) định nghĩa: “Bài tập là bài giao cho HS làm để vận dụng những điều đã học được”. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1986): “Bài tập là bài ra cho HS làm để vận dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới, củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học”. Tác giả Lê Thanh Oai (2016) định nghĩa: “BTTH là dạng bài tập xuất phát từ các tình huống thực tiễn, được giao cho HS thực hiện để vận dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới hoặc củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học đồng thời phát triển năng lực người học”. Như vậy trong dạy học BTTH được hiểu là dạng bài tập có nội dung gắn liền với thực tiễn, đòi hỏi HS vận dụng các kiến thức đã học để giải thích hoặc giải quyết các vấn đề phát sinh. Theo Nguyễn Công Khanh, Đào Thị Oanh (2014): “NLVDKT là khả năng của bản thân người học tự giải quyết những vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách áp dụng kiến thức đã lĩnh hội vào những tình huống, những hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới xung quanh và có khả năng biến đổi nó. NLVDKT thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá tình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức”. NLVDKT là khả năng chủ thể phát hiện được vấn đề thực tiễn, huy động được các kiến thức liên quan hoặc tìm tòi, khám phá các kiến thức nhằm thực hiện giải quyết các vấn đề thực tiễn đạt hiệu quả (Phan Thị Thanh Hội và Nguyễn Thị Thu Hằng, 2018). Như vậy dấu hiệu cơ bản của NLVDKT vào thực tiễn là khả năng người học huy động tổng hợp kiến thức đã học với thái độ tích cực để giải quyết có hiệu quả các vấn đề thực tiễn liên quan đến tự nhiên và đời sống cá nhân, cộng đồng. 1.1.2. Vai trò của BTTH trong việc phát triển NLVDKT - Khi làm BTTH, HS phải nhận biết được vấn đề, huy động kiến thức liên quan để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra. Qua đó, HS sẽ khắc sâu được kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết của mình về thiên nhiên và con người, thực tiễn cuộc sống. - Trong quá trình thực hiện BTTH, HS sẽ phát triển được các kĩ năng thu thập và xử lí thông tin để giải thích, đáng giá hoặc giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Khi đó, HS tạo thói quen luôn tự đặt ra câu hỏi về các vấn đề xung quanh và tìm câu trả lời hợp lí nhất, điều đó giúp HS linh hoạt nhạy bén và thích ứng nhanh với xã hội năng động trong cuộc sống sau này. - BTTH kích thích HS hứng thú, yêu thích môn học hơn, đồng thời hình thành và phát triển lòng say mê nghiên cứu khoa học, công nghệ. 3
- - BTTH được sử dụng ứng với các phương pháp dạy học đa dạng, vì vậy trở thành công cụ tổ chức các loại bài học khác nhau nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập của HS. Mục đích sử dụng BTTH: Thông qua việc sử dụng BTTH, GV có thể đánh giá và phát triển được các kĩ năng xã hội, các kĩ năng tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh), kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin và các kĩ năng khác cho HS. Mặt khác, qua BTTH, GV đánh giá được tính tự lực, tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong học tập của HS, giúp HS giảm thiểu những rủi ro khi tham gia vào thực tiễn cuộc sống sau này, đồng thời HS hiểu được một tình huống thực tiễn có nhiều cách xem xét và giải quyết khác nhau. 1.1.3. Quy trình thiết kế BTTH Trên cơ sở tham khảo quy trình của Lê Thanh Oai, chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế BTTH gồm các bước sau: - Bước 1: Xác định tên và mạch kiến thức chủ đề. Trong bước này, GV cần sắp xếp các đơn vị nội dung các chương, bài trong SGK tạo thành chủ đề logic thuận lợi cho việc thiết kế BTTH, đòi hỏi huy động tổng hợp, kết nối kiến thức nội dung môn, liên môn để giải quyết vấn đề đặt ra trong BTTH. - Bước 2: Xác định yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông môn học, quan hệ giữa các chủ đề nội dung và các cơ hội cơ thể xây dựng các BTTH. - Bước 3: Thu thập dữ liệu, thiết kế BTTH dựa vào yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông môn học đã thu thập để định hướng cho việc thu thập dữ liệu liên quan đến thực tế. GV cần xác định kiến thức nền đã có của HS để thu thập và chọn lọc, gia công sư phạm dữ liệu làm xuất hiện tình huống nhận thức thực tiễn. Mô hình hóa tình huống nhận thức đó bằng BTTH dưới dạng câu hỏi, dự án… Có thể tìm kiếm dữ liệu là các sự vật, hiện tượng tồn tại, nảy sinh trong môi trường tự nhiên, xã hội mà HS trực tiếp bắt gặp hoặc thông qua các nguồn thông tin đa dạng (hình ảnh, đoạn video, thí nghiệm, bài báo....trên trang web, sách báo, tạp chí…).Sau khi thu thập nguồn dữ liệu, GV cần dựa vào yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông môn học, sắp xếp các dữ liệu đó theo chủ đề và tạo thành ngân hàng dữ liệu phục vụ cho các mục đích sư phạm khác. - Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện các BTTH. Các BTTH đó đang ở dạng công cụ nên khi sử dụng để tổ chức dạy học còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau (đặc điểm HS, điều kiện cơ sở vật chất….). Vì vậy, GV có thể phải chỉnh sửa hình thức diễn đạt, gia giảm thông tin, yêu cầu cần đạt sản phẩm HS hoàn thành. 1.1.4. Quy trình dạy học bằng BTTH BTTH có thể sử dụng trong dạy học Công nghệ khi hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, ôn tập, kiểm tra, đánh giá NLVDKT của HS. Khi sử dụng BTTH trong hoạt động mở đầu tạo hứng thú với vấn đề học tập, hoạt động hình thành kiến thức mới sử dụng trong các hoạt động tổ chức HS tìm hiểu kiến thức 4
- mới và dựa trên kiến thức tự tìm hiểu đó để đưa ra các phương án giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra trong BTTH. GV có thể tổ chức cho HS hoạt động nhóm để các em có thể hợp tác cùng nhau đưa ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề thực tiễn hợp lí nhất, qua đó rèn luyện NLVDKT, năng lực hợp tác và giao tiếp. Trong hoạt động luyện tập và vận dụng GV sử dụng BTTH để học sinh củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Quy trình sử dụng BTTH trong hình thành kiến thức: Bước 1: GV giao BTTH cho HS GV giao BTTH và nêu rõ nhiệm vụ HS phải thực hiện. Bước 2: Tổ chức thực hiện BTTH Tổ chức cho HS giải quyết BTTH theo nhiều hình thức khác nhau: - Làm việc cá nhân từng HS phân tích yêu cầu BTTH, tìm hiểu nội dung bài học, lựa chọn, thu thập thông tin, xác định giải pháp và thực hiện. GV theo dõi, có thể dẫn dắt thông tin khi cần thiết. HS chuẩn bị báo cáo kết quả thực hiện. - Tổ chức hoạt động nhóm: Tùy tình huống cụ thể mà theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp hoặc cả hai hình thức này xen kẽ. Dù hình thức nào thì cũng cần kết hợp học cá nhân với học hợp tác, trong đó đảm bảo mỗi HS tự lực tối đa. Sản phẩm hoạt động cá nhân được chia sẻ trong nhóm nhỏ hoặc cả lớp và được GV sử dụng để đánh giá, tổ chức tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Những hoạt động này phát triển được ở HS các năng lực tư duy, phê pháp, phản biện, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ….. Trong quá trình hoạt động nhóm GV cần quan sát và hỗ trợ các nhóm nếu cần thiết. GV cần tạo môi trường tâm lí dân chủ, cởi mở để mọi HS mạnh dạn tham gia thảo luận kết quả thực hiện bài tập. Đó là cách làm cho BTTH được sử dụng đạt hiệu quả cao nhất. Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện BTTH Bước 4: Kết luận về cách giải quyết BTTH Sau khi các cá nhân báo cáo, tổ chức thảo luận nhóm hoặc cả lớp, GV nhận xét, đưa ra cách giải quyết BTTH hợp lí nhất. 1.1.5. Cấu trúc NLVDKT vào thực tiễn Các tiêu chí Biểu hiện Nhận biết vấn đề thực tiễn HS nhận ra được vấn đề phát sinh từ thực tiễn, phân tích và làm rõ nội dung của vấn đề. Xác định các kiến thức liên - HS thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức đã quan đến vấn đề thực tiễn học hoặc kiến thức cần tìm hiểu với vấn đề thực tiễn. - HS sắp xếp những nội dung kiến thức liên quan một cách logic, khoa học. 5
- Đề xuất biện pháp giải - HS đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề: quyết vấn đề thực tiễn và + Nêu các căn cứ để đưa ra giải pháp đó. báo cáo giải trình biện pháp đề xuất + Lập luận logic, chặt chẽ để trình bày giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn. Thực hiện giải quyết vấn đề - HS có thể điều tra, khảo sát thực địa, làm thí và thảo luận, báo cáo kết nghiệm quan sát… để nghiên cứu sâu vấn đề. quả giải quyết - Báo cáo, thảo luận kết quả giải quyết, rút kinh nghiệm. 1. 2. Cơ sở thực tiễn Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, để tìm hiểu thực trạng và dạy học phát triển NLDVKT môn Công nghệ cho 132 HS tại trường THPT Cửa Lò 2 và THPT Cửa Lò. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 24 GV (trong đó có 6 GV dạy môn Công nghệ và 18 GV dạy môn khác tại trường THPT Cửa Lò 2 và THPT Cửa Lò) từ tháng 09/2022. 1.2.1. Kết quả khảo sát học sinh Chúng tôi đã tiến hành khảo sát NLVDKT môn Công nghệ của HS theo phiếu khảo sát ở phụ lục 01 (đường link https://forms.gle/UkjB4xGzG1xpJyYH9) và thu được kết quả, cụ thể như sau: Bảng 1.1. Tự đánh giá của HS về mức độ đạt được các năng lực thành phần của NLVDKT Công nghệ vào thực tiễn STT Các tiêu chí đánh giá NLVDKT vào Trung Khá Tốt thực tiễn bình 1 Khả năng hệ thống hóa kiến thức. 45,5% 46,2% 8,3% 2 Khả năng phân tích tổng hợp các kiến 50,8% 41,6% 7,6% thức công nghệ vận dụng vào thực tiễn. 3 Khả năng phát hiện các nội dung kiến 60,6% 34,9% 4,5% thức công nghệ được ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau. 4 Khả năng phát hiện các vấn đề trong thực 69,7% 22,7% 7,6% tiễn và sử dụng kiến thức công nghệ để giải thích. 5 Khả năng độc lập sáng tạo trong việc xử lí 72,7% 23,5% 3,8% vấn đề thực tiễn. 6
- Không biết phát hiện ra các vấn đề trong 68.2 thực tế liên quan đến công nghệ Chưa gắn với thực tế sản xuất ở địa 66.67 phương Không biết tìm nguồn thông tin liên quan 70.2 đến Công nghệ. Kiến thức CN rộng, kĩ thuật phức tạp…. 70.2 Thiếu sự hướng dẫn của GV 60.6 %HS đồng ý Hình 1.1 Khó khăn thường gặp của học sinh trong quá trình phát triển NLVDKT Công nghệ vào thực tiễn Dựa vào kết quả bảng 1.1 cho thấy mức độ đạt được chung về các tiêu chí đánh giá của NLVDKT CN vào thực tiễn của HS chủ yếu là mức trung bình và khá. Một số tiêu chí mức trung bình cao như: Khả năng phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức 69,7%, Khả năng độc lập sáng tạo trong việc xử lí vấn đề thực tiễn: 72,7%. Điều này phù hợp với kết quả hình 1.1, đa số HS còn gặp khó khăn trong việc phát triển NLVDKT Công nghệ, do thiếu sự hướng dẫn của GV 60,6%; Nội dung học chưa gắn liền với thực tế sản xuất ở địa phương 66,67%, từ đó các em khó khăn trong việc phát hiện ra các vấn đề trong thực tế liên quan đến công nghệ 68,2% và 70,2% HS được khảo sát không biết tìm kiếm nguồn thông tin liên quan đến công nghệ, có 70,2% HS cho rằng kiến thức công nghệ rộng, kĩ thuật phức tạp, khó tiếp cận. 1.2.2. Kết quả khảo sát GV Chúng tôi đã tiến hành khảo sát GV theo phiếu khảo sát ở phụ lục 02 (đường link https://forms.gle/uFezsv53SGEgjiE58) thu được kết quả, cụ thể như sau: Rút ra các kinh nghiệm từ vấn đề 70.8 Tìm ra kiếm kiến thức mới 45.8 Đề xuất được ý tưởng mới 45.8 Lấy được các ví dụ có liên quan 66.67 Chỉ rõ các kiến thức liên quan 75 Phân tích được nội dung vấn đề 79.2 Có thể đặt các câu hỏi có vấn đề 54.2 Nhận diện được vấn đề 91.7 % GV đồng ý 0 20 40 60 80 100 Hình 1.2 Nhận thức của GV về biểu hiện của NLVDKT của HS THPT 7
- Qua Hình 1.2 cho thấy đa số GV đã có nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ và toàn diện về các biểu hiện NLVDKT của HS THPT. Cụ thể trên 70% GV đồng ý với các biểu hiện NLVDKT (nhận diện được vấn đề, phân tích được nội dung vấn đề, chỉ rõ các kiến thức có liên quan đến vấn đề đã học, rút ra các kinh nghiệm từ vấn đề). Còn khoảng 40% - 50% GV cho rằng các biểu hiện (đặt các câu hỏi có vấn đề, lấy được các ví dụ có liên quan đến vấn đề, tìm ra kiến thức mới từ vấn đề) không phải là biểu hiện của NLVDKT. Do vậy việc sử dụng PPDH phát triển NLVDKT cho HS chưa đạt hiệu quả cao. Khi khảo sát về lợi ích của việc sử dụng BTTH trong dạy học chúng tôi thu được kết quả như sau: Định hướng nghề nghiệp trong tương lai 91.7 Phát triển năng lực hệ thống hóa kiến thức 79.2 Lập kế hoạch và thu thập thông tin có liên quan 83.3 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo 91.7 Giúp học sinh ghi nhớ và hiểu bài sâu hơn 91.7 Tăng tính thực tiễn, tạo hứng thú học tập. 95.8 % GV đồng ý 0 20 40 60 80 100 Hình 1.3 Lợi ích của việc sử dụng BTTH đối với HS Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy đa số GV đồng ý với lợi ích của việc sử dụng BTTH trong việc phát triển NLVDKT cho HS. Tuy nhiên mức độ sử dụng BTTH trong dạy học nói chung và dạy học Công nghệ nói riêng chưa cao. Kết quả thể hiện ở hình 1.4 58.36% 33.34% 8.30% Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Hình 1.4 Biểu đồ tần suất GV sử dụng BTTH trong dạy học 8
- Tác giả cho rằng sở dĩ việc sử dụng BTTH trong dạy học còn hạn chế xuất phát từ những khó khăn trong việc sử dụng BTTH. Sự hiểu biết của HS với thực tiễn sản xuất 87.5 kinh doanh ở địa phương còn hạn chế HS chưa chủ động, chưa hứng thú học tập 66.67 Thời gian hạn chế, sĩ số HS đông, GV khó 79.17 quan sát Chưa có hệ thống BTTH vào thực tiễn đa 87.5 dạng GV chưa nắm rõ nội dung, biểu hiện mức 54.17 độ cần đạt của NLVDKTcho HS Hình % GV đồng ý Hình 1.5 Khó khăn GV thường gặp trong việc sử dụng BTTH trong việc phát triển NLVDKT cho HS THPT Khi GV sử dụng BTTH trong dạy học còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể: 54,17 % GV chưa nắm rõ nội dung biểu hiện mức độ cần đạt của NLVDKTcho HS (điều này phù hợp với kết quả hình 1.2 có hơn 50% GV nhận thức chưa đầy đủ các biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức), có 87,5% GV đồng ý rằng Sự hiểu biết của HS với thực tiễn sản xuất kinh doanh ở địa phương còn hạn chế; 79,17% cho rằng do thời gian hạn chế, sĩ số HS đông, GV khó quan sát; 66,67% GV cho rằng HS chưa chủ động, chưa hứng thú học tập và có tới 87,5% GV cho rằng chưa có hệ thống BTTH vào thực tiễn đa dạng. Chính vì vậy việc xây dựng hệ thống BTTH trong dạy học là yêu cầu cấp thiết trong việc phát triển NLVDKT cho HS THPT. 9
- Chương 2. Thiết kế và sử dụng BTTH CNTT 10 trong dạy học theo hướng phát triển NLVDKT cho HS THPT 2.1 Phân tích mục tiêu môn CNTT 10 và cơ hội thiết kế BTTH. Nội Cơ hội thiết kế BTTH dung a. Yêu cầu cần đạt: - Trình bày được triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. -Phân loại được các nhóm cây trồng theo nguồn gốc, đặc tính sinh học và mục đích sử dụng. -Phân tích được mối quan hệ giữa cây trồng với các yếu tố chính trong trồng trọt. Giới -Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao thiệu trong trồng trọt. chung -Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số về ngành nghề phổ biến trong trồng trọt. trồng b. Cơ hội để thiết kế các BTTH: trọt - Nhận biết và đánh giá các công nghệ cao dùng trong trồng trọt của nông dân hiện nay: công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ nhà kính; thiết bị không người lái, hệ thống IoT ... - Phân loại các nhóm cây trồng phổ biến theo từng tiêu chí. - Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến một số loại cây trồng như hoa hồng, cây cảnh, cam Xã Đoài. - Giải thích các câu ca dao tục ngữ về trồng trọt. - Đánh giá được các yêu cầu của nghề trồng trọt, định hướng nghề nghiệp trong tương lai. a. Yêu cầu cần đạt: - Trình bày được khái niệm, thành phần, tính chất của đất trồng. - Giải thích được cơ sở khoa học các biện pháp sử dụng, cải tạo, bảo vệ Đất đất trồng. trồng - Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đất/ giá thể trồng cây. - Xác định được độ mặn, độ chua của đất. - Vận dụng kiến thức về sử dụng, cải tạo đất trồng trong thực tiễn. 10
- b. Cơ hội thiết kế các BTTH: - Xác định các loại đất dựa vào thành phần cơ giới. - Giải thích tác dụng của ruộng bậc thang trong bảo vệ đất? Hình thức Độc canh cây trồng gây hại gì cho đất và biện pháp khắc phục? - Xác định các chỉ tiêu về đất trồng tại địa phương. - Tại sao trong khâu cải tạo đất người ta ưu tiên sử dụng phân hữu cơ và bón vôi? Giải thích các biện pháp để cải tạo đất trồng? - Từ các loại giá thể trồng cây, xác định một số loại giá thể thường được dùng hiện nay? Tại sao khi sử dụng các loại giá thể thường được phối trộn với nhau? a. Yêu cầu cần đạt: - Trình bày được khái niệm về phân bón, vai trò của phân bón trong trồng trọt; đặc điểm của một số loại phân bón phổ biến. - So sánh được các biện pháp sử dụng, bảo quản phân bón phổ biến. - Trình bày được một số ứng dụng của công nghệ hiện đại trong sản xuất phân bón. - Vận dụng được kiến thức sử dụng, bảo quản phân bón vào thực tiễn Phân b. Cơ hội thiết kế BTTH: bón - Xác định tên các loại phân bón trên thị trường, so sánh cách sử dụng và bảo quản các loại phân? - Giải thích cách sử dụng một số loại phân cho cây ngô? - Tại sao không nên bón quá nhiều phân đạm cho cây? - Việc bón phân đạm liên tục có thể gây ra hậu quả gì? - Lựa chọn các công thức phân bón phù hợp với cây trồng? - Giải thích cách sử dụng phân bón đúng cách ? - Giải thích công nghệ tạo phân bón nano, phân bón tan chậm, phân bón hữu cơ vi sinh? Đánh giá ưu nhược điểm của các loại phân bón này ? a. Yêu cầu cần đạt: Công nghệ - Trình bày được khái niệm, vai trò của giống cây trồng. giống - Mô tả các phương pháp chọn, tạo,nhân giống cây trồng phổ biến. cây trồng - Trình bày được ứng dụng của công nghệ sinh học trong chọn, tạo và nhân giống cây trồng (Ví dụ: tạo cây trồng biến đổi gen, nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào). 11
- b. Cơ hội thiết kế BTTH: - Giải thích phương pháp chọn lọc giống lúa KD28. Phân biệt các phương pháp chọn lọc giống cây trồng. - Giải thích phương pháp tạo ra giống lúa SR20; ST25; BC15-02. - Giải thích các phương pháp nhân giống cây nhãn tổ Hưng Yên, cây ngũ quả, cây đào ta có hoa đào Nhật Tân ….. - Quan sát hình ảnh, video về phương pháp nhân giống và giải thích? - Phân biệt các thành tựu của công nghệ tạo giống cây trồng hiện này. 2.2. Thiết kế BTTH CNTT 10 liên quan đến thực tiễn. 2.2.1. Thiết kế BTTH nội dung: Giới thiệu chung về trồng trọt TỰ LUẬN Câu 1. Quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi a. Công nghệ nào được đề cập trong các hình ảnh trên? b. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, công nghệ trên đem lại những lợi ích gì? Giải thích câu hỏi: - YCCĐ: Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt. - Dự kiến sử dụng: Học bài mới, Luyện tập - Đáp áp: a. Công nghệ thủy canh và công nghệ nhà kính (Trồng cây trong nhà kính). b. Lợi ích: Công nghệ thủy canh: Tiết kiệm không gian, tiết kiệm nước, kiểm soát tốt chất lượng nông sản, tăng năng suất cây trồng. 12
- Công nghệ nhà kính: Kiểm soát sâu bệnh; kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, bảo vệ cây trồng tránh các điều kiện bất lợi của thời tiết. Tăng năng suất và chất lượng cây trồng, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu. Câu 2: Cùng nông dân canh tác ruộng lúa trên smartphone Trong tương lai, cảnh nông dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” sẽ trở thành hình ảnh chỉ còn trên sách vở với triển vọng cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trong ngành nông nghiệp ở nước ta. Thông qua các thiết bị hỗ trợ thông minh, việc canh tác lúa sẽ không đòi hỏi sự hiện diện của người nông dân trên đồng, tất cả mọi thứ sẽ được thực hiện qua thiết bị di động. Chẳng hạn, ngồi nhà cũng có thể bơm nước lên ruộng, thậm chí nông dân đi ngủ thì việc canh tác vẫn diễn ra. Quá trình sản xuất lúa có sự hỗ trợ các thiết bị như phao quan trắc nước kết nối và truyền dữ liệu cảnh báo về smartphone thông qua ứng dụng, máy bơm và những thiết bị khác phục vụ sản xuất lúa gạo có thể kết nối và điều khiển bằng điện thoại thông qua kết nối Internet vạn vật (IoT). Việc phun thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện qua máy bay không người lái. Nhờ những thiết bị đó người nông dân biết chính xác quá trình phát triển của cây lúa, khi nào ruộng cần nước. Mọi thao tác được thực hiện chỉ bằng một nút bấm qua điện thoại. Công nghệ trên đã được ứng dụng vào sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửa Long, điển hình: Mô hình canh tác lúa lý tưởng ở huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp), Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu…. Theo các nhà khoa học thì mô hình cho lợi nhuận trên 4 triệu/ha, chi phí sản xuất giảm 3 triệu/ha, lại góp phần bảo vệ môi trường từ việc giảm nước tưới, giảm thuốc BVTV, giảm phân bón nhất là phân đạm. (https://thesaigontimes.vn/cung-nong-dan-canh-tac-ruong-lua-tren-smartphone) a. Liệt kê các công nghệ cao được sử dụng trong mô hình trồng lúa nói trên? b. Nêu các ưu điểm của công nghệ trồng lúa nói trên? c. Nêu những khó khăn của nông dân Việt Nam khi thực hiện mô hình này? Giải thích câu hỏi: - YCCĐ: Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt. 13
- - Mức độ mục tiêu: Nhận biết (ý a), Thông hiểu (ý b) và Vận dụng (ý c) - Dự kiến sử dụng: Vận dụng, kiểm tra thường xuyên. - Đáp áp: a. Liệt kê các công nghệ cao: Internet vạn vật (IoT): thiết bị như phao quan trắc nước kết nối và truyền dữ liệu cảnh báo về smartphone thông qua ứng dụng, máy bơm và những thiết bị khác phục vụ sản xuất lúa gạo có thể kết nối và điều khiển bằng điện thoại; Phun thuốc bằng máy bay không người lái…… b. Ưu điểm: tăng lợi nhuận, giảm chi phí sản xuất, giảm sức lao động, bảo vệ môi trường từ việc giảm nước tưới, giảm thuốc BVTV, giảm phân bón. c. Nêu những khó khăn của nông dân Việt Nam khi thực hiện mô hình này? - Phải đầu tư vốn ban đầu rất lớn, kéo dài. - Chi phí sản xuất lớn nên giá thành cao, khó khăn khi cạnh tranh. - Nông dân phải có trình độ khoa học kĩ thuật, kiến thức sản xuất nhất định. Câu 3: Đọc thông tin sau và phân loại các cây trồng theo nguồn gốc, đặc điểm sinh học, và mục đích sử dụng? Sâm Ngọc Linh- Loại thảo dược quý hiếm được mệnh danh là vua của các loài sâm chỉ có duy nhất ở tỉnh Kon Tum và Quảng Nam Việt Nam. Thuộc dạng cây thảo, sống nhiều năm nhờ thân rễ. Thân rễ nạc (rễ củ) đường kính 1- 3,5cm màu vàng nhạt hoặc vàng đất, mỗi đốt tương đương 1 năm, có những củ sâm có tuổi đời hàng trăm năm có giá trị tới hàng tỷ đồng. Cam Xã Đoài được ví là loại cam dành cho nhà giàu, cam không bán theo cân mà tính tiền theo quả, có lúc 100.000 đồng/quả. Cam có nguồn gốc châu Phi được người Pháp mang đến Xã Đoài vào khoảng thế kỉ 19. Cây cho quả từ 1- 3 năm sau khi trồng. Đây là giống cam “cực đoan” nó chỉ thích ứng với thổ nhưỡng của vùng đất Xã Đoài. Súp lơ (Hoa lơ, cải bông trắng) là loài cây gieo trồng bằng hạt, phần sử dụng làm thực phẩm là toàn bộ phần hoa chưa nở, phần này mềm, xốp. Ở Việt Nam vùng trồng súp lơ phổ biến là miền có khí hậu lạnh. Cây Lim (Lim xanh) là cây gỗ lớn, cao trên 30m, được trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới, trung bình gỗ lim có vòng đời từ 100- 300 năm. Gỗ lim là một trong bốn loại gỗ tứ thiết ở Việt Nam là Đinh, Lim, Sến, Táu. Gỗ lim là loại gỗ cứng, chắc, nặng không bị mối mọt có khả năng chịu lực tốt, vân gỗ dạng xoắn khá đẹp mắt. Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Là loài một lá mầm, sống một năm, sản phẩm thu được là hạt lúa (thóc), sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và phụ phẩm là cám và trấu. 14
- Giải thích câu hỏi: - YCCĐ: Phân loại được các nhóm cây trồng theo nguồn gốc, đặc tính sinh học và mục đích sử dụng. - Mức độ mục tiêu: Nhận biết và Thông hiểu - Dự kiến sử dụng: Học bài mới, Luyện tập, Kiểm tra thường xuyên - Đáp áp: Loại cây Phân loại theo Phân loại theo đặc tính sinh Phân loại theo nguồn gốc học mục đích sử dụng Sâm Ngọc Cây thân thảo. Cây dược liệu Linh Cây lâu năm Cam Xã Cây nhiệt đới Cây thân gỗ Cây ăn quả Đoài Cây lâu năm Cây Lim Cây nhiệt đới Cây thân gỗ/ Cây lâu năm Cây lấy gỗ Súp lơ Cây ôn đới Cây thân thảo/ Cây một năm Cây rau Lúa Cây nhiệt đới Cây thân thảo/ Cây một năm Cây lương thực Câu 4: Đọc đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi sau Hoa hồng- Loài hoa biểu tượng cho tình yêu bền vững Hoa hồng có nguồn gốc từ Châu Âu, có thể sinh trưởng phát triển trong khoảng từ 80C đến 350C, gồm hơn 200 loài, hiện nay phong trào trồng và chơi hoa hồng phát triển mạnh ở Việt Nam. Một số giống được trồng nhiều là: 1. Hoa hồng cổ Sapa: thích hợp với khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thấp. 2. Hoa hồng leo: thích hợp nơi thoáng mát mẻ, môi trường ngoài trời nhưng với cái nắng quá gay gắt thì cây không sinh trưởng và phát triển được. 3. Hoa hồng nhung: cây chịu được điều kiện khắc nghiệt đặc biệt chịu được nhiệt độ cao tới 380C, có khả năng chịu sâu bệnh tốt, là loại hồng dễ trồng. Nếu bạn trồng cây trong chậu cần lưu ý: Chọn giống hoa hồng phù hợp để trồng trong chậu, bởi không phải loại hoa hồng nào cũng thích hợp để trồng trong chậu. Lựa chọn địa điểm đặt chậu là nơi có ánh nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, tránh ánh nắng gay gắt và những nơi thiếu sáng. Đất trồng phải tơi, xốp, nhiều chất dinh dưỡng, bạn có thể sử dụng đất mua sẵn hoặc tự trộn đất phân ủ hoai mục, phân hữu cơ. Trồng cây phân bố đều, không trồng cây quá sát vào chậu. Xếp chậu cách chậu 10- 15 cm. Nên tưới nước bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng, nên tưới 2 ngày/lần. Không tưới vào buổi tối sẽ dễ bị bệnh nấm. Hoa hồng cần nhiều dinh dưỡng để phát triển, nên chọn phân hữu cơ và phân vi 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10
44 p | 68 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 42 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 55 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 30 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh thông qua cuộc thi Tuyên truyền viên xuất sắc với chủ đề Phòng chống bắt nạt trên không gian mạng - Anti - Cyberbullying
41 p | 10 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua bài tập thí nghiệm Vật lí
38 p | 23 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua dạy học Bài tập hóa học chương Ancol - Phenol lớp 11 trung học phổ thông
74 p | 9 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10
84 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn