intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua trải nghiệm và học tập mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trồng trọt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn trồng trọt và chăn nuôi. Áp dụng công nghệ vi sinh vào việc tạo thức ăn chăn nuôi; Nâng cao chất lượng dạy và học, tạo hứng thú học tập cho học sinh; Hình thành đức tính cần cù chịu khó, ham học hỏi, từ đó giáo dục tình yêu quê hương, yêu lao động. Có tinh thần phát triển kinh tế hộ gia đình, làm giàu cho quê hương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua trải nghiệm và học tập mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trồng trọt

  1. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một xu thế của giáo dục hiện nay, là hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đây là hoạt động đặc thù lần đầu được đưa vào chương trình với tư cách là hoạt động bắt buộc, với thời lượng, hệ thống các yêu cầu cần đạt và nội dung xác định. Như vậy hoạt đông trải nghiệm không những chú trọng thành một môn học riêng mà còn thể hiện hiện trong sự kết hợp liên môn để các em có điều kiện phát huy được phẩm chất năng lực của bản thân trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bởi mỗi người có một cách tư duy khác nhau, một năng lực sáng tạo khác nhau. Giúp định hướng nghề nghiệp cho học sinh để các em có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau, thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại, có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân, có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Trong chương trình học tập. Các em đã được làm quen với trồng trọt từ bậc tiểu học và trung học cơ sở thông qua môn công nghệ. Ở bậc trung học phổ thông, môn công nghệ 10- công nghệ trồng trọt giúp các em tiếp cận và trải nghiệm các ứng dụng công nghệ trong trồng trọt. Sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và tư tưởng sư phạm trong mỗi bài học tạo thuận lợi cho các em học sinh tự khám phá, lĩnh hội, vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề lí thú của thực tế. Những vấn đề đất trồng, phân bón, công nghệ giống cây trồng, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, trồng trọt công nghệ cao, bảo vệ môi trường…. Cung cấp cho các em những kiến thức, kĩ năng cốt lõi, chuyên sâu trong lĩnh vực trồng trọt, để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, từ cách gắn kết kiến thức với thực tiễn đến cách tổ chức các hoạt động học Với thực tiễn địa phương là một vùng nông nghiệp. Đi qua những bãi ngô ven sông, những cánh đồng lúa bát ngát, mênh mông. Đến mùa thu hoạch các phụ phẩm như rơm, thân cây ngô vứt lại rất nhiều trên các cánh đồng. Rơm, đặc biệt là các thân cây ngô, lạc, đậu, … thường bị đốt ngay trên đồng bãi…. Nếu như nguồn nguyên liệu này cùng với các loại thức ăn khác như cây cỏ sữa, cỏ sả tranh được tận dụng để xay và ủ chua sẽ là một nguồn thức ăn thơm ngon cho các động vật như trâu, bò ,dê…, giúp động vật tiêu hoá tốt hơn, hấp thụ dinh dưỡng trong thức ăn triệt để hơn,làm tăng lượng sữa cho các vật nuôi đang sinh sản, đặc biệt các vi sinh trong thức ăn giúp tăng sức đề kháng cho vật nuôi, bên cạnh đó người chăn nuôi giảm được một chi phí đáng kể để mua thức ăn cho vật nuôi, nguồn phụ phẩm trồng trọt không bị lãng phí, vừa góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế vừa gắn liền với bảo vệ môi trường sống. 1
  2. Với triết lí của môn công nghệ 10 “mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống” để mỗi học sinh biết và làm được, tìm hiểu và ứng dụng và phát triển chăn nuôi cho gia đình mình, ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến sản phẩm trồng trọt tôi chọn đề tài: “phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua trải nghiệm và học tập mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trồng trọt” làm sáng kiến của mình. Áp dụng cho phần thực hành tiết 56 và 58- ôn tập chủ đề kỹ thuật trồng trọt. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn trồng trọt và chăn nuôi. Áp dụng công nghệ vi sinh vào việc tạo thức ăn chăn nuôi. - Nâng cao chất lượng dạy và học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Hình thành đức tính cần cù chịu khó, ham học hỏi, từ đó giáo dục tình yêu quê hương, yêu lao động. Có tinh thần phát triển kinh tế hộ gia đình, làm giàu cho quê hương. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu - Học sinh học công nghệ 10 - công nghệ trồng trọt. 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Hình thành các phẩm chất năng lực cho học sinh lớp 10 - tại trường THPT Đặng Thai Mai- Thanh Chương- Nghệ An - Quy trình ủ chua thức ăn cho gia súc từ nguyên liệu là phụ phẩm trồng trọt 4. Giả thuyết khoa học. Nếu các em được trải nghiệm thực hiện việc ứng dụng công nghệ vi sinh vào việc sản xuất thức ăn chăn nuôi từ các phụ phẩm nông nghiệp sẽ trang bị cho các em những hiểu biết về chăn nuôi. Hiểu được vai trò của vi sinh vật trong sự tiêu hóa của động vật nhai lại, giúp vật nuôi ăn ngon và kích thích sự thèm ăn, tăng tỉ lệ và hiệu quả tiêu hóa thức ăn, giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển nhanh mà không cần sử dụng chất tăng trọng gây hại hoặc bị cấm , giải phóng sức lao động của người chăn, vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, giúp đỡ gia đình mình với tinh thần hiểu biết, trách nhiệm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận các phẩm chất và năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể, hoạt động trải nghiệm sáng tạo Nghiên cứu cấu tạo hệ tiêu hóa của động vật nhai lại và vai trò của vi sinh 2
  3. vật trong hoạt động tiêu hóa của gia súc. Nghiên cứu về thực trạng dạy học môn công nghệ hiện nay trong nhà trường, thực trạng việc chăn nuôi ở địa phương nơi các em sống, về vai trò của ủ chua phụ phẩm nông nghiệp tạo thức ăn chăn nuôi đối với môi trường, với nền kinh tế địa phương. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch trải nghiệm cho học sinh, làm các bài tập, trả lời câu hỏi liên quan đến việc ủ chua phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc để các em nắm chắc quy trình chế biến, những lưu ý khi thực hiện, góp phần tạo nguồn thức ăn chất lượng cho vật nuôi, hạn chế lãng phí nông sản, ô nhiễm môi trường. - Về thời gian Đề tài được nghiên cứu từ năm học 2017 – 2018( phần sinh học vi sinh vật - sinh học 10) đến 2022- 2023 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thông qua sách, vở, tạp chí, học hỏi, tìm hiểu trên truyền hình, các trang mạng, các phương tiện thông tin khác. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Lập kế hoạch dạy học về lí thuyết: ứng dụng công nghệ vi sinh xử lí phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi. - Phương pháp tham vấn chuyên gia: học hỏi kinh nghiệm, kiến thức từ các chuyên gia kĩ sư nông nghiệp về truyền thụ kiến thức cho người dân trong các HTX nông nghiệp. - Phương pháp điều tra cơ bản: Học sinh thực hiện các mô hình trải nghiệm thực tiễn ,thu thập thông tin, phỏng vấn điều tra tìm hiểu quy trình tiến hành, những lưu ý trong mỗi giai đoạn, tiến hành tổng hợp và đánh giá xử lí thông tin. Thực hành tiến hành ở gia đình các em, ở hộ gia đình chăn nuôi. So sánh kết quả thu được trong thực hành với kết quả học tập - Phương pháp thống kê: thống kê kết quả điều tra giáo viên, học sinh khi áp dụng đề tài này, thống kê kết quả học sinh làm bài trên các phần mền forms.gle, azota, quizii.. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài Luận điểm 1: Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực hiện ủ chua thức ăn cho gia súc từ phụ phẩm trồng trọt cho học sinh trong môn công nghệ giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn học. Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết cho học sinh. 3
  4. Luận điểm 2: Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn công nghệ được thực hiện với các nguyên tắc phù hợp với mục tiêu nội dung chương trình của giáo dục phổ thông 2018. Phù hợp với các quy trình trải nghiệm nhằm phát triển cho học sinh những năng lực cần thiết, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý nhu cầu giáo dục và nhu cầu hoạt động của học sinh trung học phổ thông, phù hợp với điều kiện kinh tế văn hóa xã hội địa phương, phù hợp với yêu cầu giáo dục địa phương và nguồn lực thực tế của nhà trường, đảm bảo huy đồng sự tham gia tích cực của học sinh phụ huynh và cộng đồng. 8. Đóng góp mới của đề tài - Học sinh có cơ hội được trải nghiệm, thực hiện quy trình tạo thức ăn ủ chua cho trâu, bò, dê…biết cách dự trử thức ăn một cách chủ động, giúp gia đình mình phat triển kinh tế nhờ chăn nuôi, hướng nghiệp cho các em nếu các em có sở thích về nông nghiệp trồng trọt. - Phát triển năng lực tìm hiểu, khám phá, ứng dụng công nghệ thông tin. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong việc tạo lập hình ảnh, lồng ghép video, viết báo cáo, trình chiếu. Đưa thông tin mình tạo được đến cộng đồng. - Trang bị, hình thành kỹ năng sống cho các em. Từ việc liên hệ tìm hiểu các mô hình, cách học hỏi, khai thác thông tin, kiểm định những gì mình thu nhận được. Tạo sự năng động cho các em. - Đề tài là minh chứng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong CTGDPT 2018. Hình thành 5 phẩm chất và 10 năng lực cần phát triển cho học sinh 4
  5. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Các phẩm chất và năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể 05 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể. Chương trình giáo dục phổ thông luôn là niềm trăn trở cho nhiều các bậc lãnh đạo và nhà trường. Vậy đâu mới là phương pháp giáo dục tốt cho học sinh ở cấp bậc phổ thông để các em có thể phát triển một cách toàn diện. Chương trình giáo dục phổ thông mới - rèn luyện 5 phẩm chất và 10 năng lực của học sinh giúp các em không chỉ phát triển về mặt lý thuyết mà còn cả thực hành. Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Ngoài ra, chương trình cũng hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm: - Những năng lực chung, được hình thành và phát triển từ tất cả các môn học và hoạt động giáo dục. - Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định. 1.1. 05 phẩm chất trong chương trình giáo dục tổng thể Đây chính là 5 phẩm chất nền tảng giúp học sinh rèn luyện bản thân và hiểu được những phẩm chất quý giá của dân tộc mình: Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước vàgiữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình, tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người, yêu cái đẹp, yêu cái thiện, tôn trọng sự khác biệt, cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công trong tương lai. Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng… Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải. Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn. 5
  6. 1.2. 10 năng lực cần phát triển cho học sinh Trong chương trình giáo dục phổ thông mới các em học sinh không chỉ được phát triển 5 phẩm chất nêu trên mà còn được hình thành và phát triển 10 năng lực thiết yếu để từ đó phát huy và vận dụng tối đa khả năng của mình vào thực tiễn. 10 năng lực đó được chia ra thành 2 nhóm năng lực chính là năng lực chung và năng lực chuyên môn. Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Nhưng năng lực chung sẽ được nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông là: Tự chủ và tự học Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để. Năng lực chuyên môn là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động. Đây cũng được xem như một năng khiếu, giúp các em mở rộng và phát huy bản thân mình nhiều hơn. Các năng lực chuyên môn được rèn luyện và phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông mới là: Ngôn ngữ Tính toán Tin học Thể chất Thẩm mỹ Công nghệ Tìm hiểu tự nhiên và xã hội 2. Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc ngoài xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học, đồng thời trong kế hoạch giáo dục 6
  7. cũng bố trí các HĐTNST riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau. Học tập trải nghiệm, hiểu một cách đơn giản, là học thông qua làm. Học tập trải nghiệm yêu cầu người học không chỉ áp dụng lý thuyết học thuật vào các trải nghiệm trong thế giới thực, lớp học, cộng đồng hoặc nơi làm việc mà còn suy ngẫm về việc áp dụng nội dung và kỹ năng học được trong các trường hợp khác. Trải nghiệm làm việc trong chương trình hoặc vị trí thực tập là một hình thức của học tập trải nghiệm. 2.1. Đặc điểm hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động trải nghiệm là một loại hình hoạt động dạy học có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường học sinh được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân, các em được trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng, đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, thể hiện tự khẳng định bản thân, tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và bạn bè. Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thí nghiệm, hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, lao động công ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội. 2.2. Các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Để tổ chức HĐTNST cần thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau: Bước 1. Xây dựng ý tưởng. Bước 2. Xây dựng kế hoạch. Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện. Bước 4. Tổ chức thực hiện. Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện. Việc HS được tham gia đầy đủ vào từng bước sẽ giúp hình thành và rèn luyện các phẩm chất năng lực cần thiết: năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, năng lực tự giải quyết vấn đề. Do đó, giáo viên không nên coi nhẹ một bước nào. Bước 1. Giúp HS xây dựng ý tưởng. Đây là bước quan trọng bởi có ý tưởng tốt thì mới tạo thuận lợi cho hoạt động. Một ý tưởng có khi đến bất chợt nhưng đa số ý tưởng là kết quả của sự thai nghén lâu dài, do vậy giáo viên cần tạo thời gian cần thiết cho học sinh suy nghĩ, tránh trường hợp tạo sự bị động cho học sinh. Bước 2. Xây dựng kế hoạch. 7
  8. HS phải định hình những công việc cần làm là gì? Những ai thực hiện? Cần những gì về cơ sở vật chất, dụng cụ để thực hiện? Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện. Trong quá trình học sinh thực hiện bước này, giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ HS việc chuẩn bị thực sự phải an toàn về mọi mặt. Bước 4. Tổ chức thực hiện. Học sinh tiến hành thực hiện công việc. Trong quá trình các em thực hiện, giáo viên cần giúp đỡ và theo dõi. Giáo viên cần quan tâm đến những tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của các em. Điều này giúp giáo viên có thể đánh giá đúng những phẩm chất, năng lực của học sinh. Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện. Đây là bước cuối cùng của hoạt động, học sinh được đánh giá lại quá trình làm việc. Nội dung đánh giá phải được tổng hợp lại từ việc xây dựng ý tưởng đến tất cả các bước tổ chức thực hiện. 2.3. Lợi ích của học tập trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục mà người học được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn tổ chức của nhà giáo dục Học cùng trải nghiệm có vai trò truyền thụ kiến thức thực tiễn, dễ ghi nhớ, dễ vận dụng vào cuộc sống đến học sinh. Phương pháp đưa người học lên vị trí trung tâm của hoạt động học tập, thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo. Vai trò của học tập trải nghiệm còn thể hiện ở việc tạo ra môi trường giúp học sinh, sinh viên phát triển nhiều kỹ năng mềm cần thiết cho công việc, cuộc sống sau này. - Rút ngắn khoảng cách kiến thức hàn lâm và thực tế: Học qua trải nghiệm có tính chất trái ngược với phương pháp truyền thống đi từ lý thuyết đến thực hành. Khi tham gia vào các tình huống thực tế, các em có cơ hội để thực hành, kiểm chứng những gì đã được dạy. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ các khái niệm và hiểu cách ứng dụng vào thực tiễn. - Đơn giản hóa các khái niệm kiến thức phức tạp: Ghi nhớ và hiểu được khối lượng khái niệm khổng lồ, phức tạp trong các môn học là điều không dễ dàng với học sinh. Tuy nhiên, thông qua học cùng trải nghiệm, người học có thể chủ động diễn giải “lý thuyết qua hành động”, quan sát “lý thuyết ứng dụng trong thực tế”… Nhờ vậy, lợi ích của học cùng trải nghiệm tiếp theo các em có thể hiểu được bản chất của các khái niệm phức tạp. - Giúp rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu, xử lý vấn đề: Học cùng trải nghiệm trở thành xu hướng giáo dục của thế giới do có hiệu quả cao trong việc cá nhân hóa việc học. Người học tham gia vào quá trình này bằng cách chủ động quan sát, nghiên cứu và xử lý vấn đề dưới sự tư vấn của giáo viên. Nhờ vậy, các em trở thành trung tâm và biết cách nâng cao các kỹ năng này từng ngày 8
  9. - Giúp người học trưởng thành từ những sai lầm: Quá trình thực hành sẽ có lúc xảy ra các sự cố, các em phải tìm cách giải quyết vấn đề hiệu quả, loại bỏ những phương pháp không khả thi. Lợi ích của học cùng trải nghiệm mang tới những bài học quan trọng để các em ghi nhớ kiến thức, không mắc lại sai lầm trong những tình huống tương tự. Các bạn học sinh thời nay được rèn luyện cách đứng lên từ những vấp ngã. Khi tham gia cuộc thi, chiến thắng chỉ có một và những người chưa chạm tay đến phần thưởng sẽ có cơ hội để thay đổi mình. Thất bại là cách để các bạn nhận ra khiếm khuyết của bản thân, xác định mục tiêu để thay đổi và hoàn thiện từng ngày. - Giúp người học nắm bắt các xu thế tương lai. Trí tuệ nhân tạo, bảo vệ môi trường, thế giới không tiền mặt, lối sống lành mạnh… là các xu thế được dự đoán sẽ tiếp tục bùng nổ trong tương lai. Ngay từ lúc này, các trường học đã đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm để các em sớm nắm bắt xu thế. Từ các dự án xây dựng cơ sở vật chất cơ bản cho người dân bản địa có hoàn cảnh khó khăn. Qua đó, chúng ta thấy được lợi ích của học cùng trải nghiệm các em được tìm hiểu về vấn đề phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thay đổi nhận thức về vai trò của bản thân đối với thế giới. - Giúp rèn luyện kỹ năng xã hội: Học tập qua trải nghiệm là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để hướng dẫn học sinh rèn luyện và thực hành các kỹ năng xã hội như tư duy phản biện, làm việc nhóm, giao tiếp.... Khi được “thả” vào môi trường thực tế hoặc thông qua các ví dụ mô phỏng thực tế, các em phải vận dụng nhiều loại kỹ năng để giải quyết tình huống, tìm ra giải pháp độc đáo trong các nhiệm vụ được giao. Những thử thách về thể chất và tinh thần sẽ gợi ra cảm xúc tích cực và tiêu cực cho học sinh. Việc kiểm soát cảm xúc sẽ giúp học sinh phát triển cơ chế ứng phó với các tình huống nhiều áp lực trong tương lai. - Giúp người học nhận thức và điều chỉnh bản thân: Học qua trải nghiệm là một trong số ít phương pháp có thể tác động đến nhận thức và hành vi điều chỉnh bản thân của con người. Khi đối diện với các thách thức, các em dễ dàng nhìn thấy ưu điểm, nhược điểm của bản thân cũng như khai phá những tiềm năng mà mình chưa bao giờ nghĩ đến. Đó là cơ hội để các bạn tìm ra lối đi cho riêng mình thay vì phát triển theo cách mà gia đình hay nhà trường định hướng. Đó cũng là lợi ích của học cùng trải nghiệm tiếp theo. Tham gia các hoạt động trải nghiệm giúp các em nhận thức đúng đắn về bản thân mình. - Tạo hứng thú học tập: Các em sẽ tiếp nhận vai trò là trung tâm, điều chỉnh quá trình tiếp thu kiến thức phù hợp với năng lực nhờ học cùng trải nghiệm. Việc chủ động tham gia vào quá trình học, phối hợp với bạn bè, trải nghiệm kiến thức trong nhiều môi trường khác nhau sẽ tạo hứng thú cho người học. Mặt khác, vì được xử lý vấn đề theo cách mình nghĩ nên các em sẽ có động lực cao hơn so với việc bị ép giải quyết vấn đề. Từ đó, sẽ thêm hứng thú với việc học hỏi kiến thức để tìm kiếm cơ hội tương lai cho bản thân. - Cơ sở vật chất trong nhà trường chỉ đáp ứng được một phần nhỏ cho nhu cầu tiếp cận khoa học - công nghệ hiện đại của học sinh. Lợi ích của học cùng trải nghiệm là tập trung phát triển toàn diện cho học sinh thông qua các hoạt động bên ngoài lớp. 9
  10. - Giúp người học trải nghiệm tiện ích, tích hợp tại môi trường học tập. - Hiểu các em hơn, tạo nên sự gần gũi thân thiện giữa cô và trò. 2.4. Sự phù hợp của hoạt động trải nghiệm với môn học Công nghệ vi sinh là một bộ phận quan trọng trong công nghệ sinh học, là một môn khoa học nghiên cứu về những hoạt động sống của vi sinh vật nhằm khai thác chúng tốt nhất. Những tiến bộ của công nghệ vi sinh ngày càng xâm nhập vào sâu trong mọi lĩnh vực của con người. Công nghệ vi sinh ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống trong đó có chăn nuôi thú y trong chăn nuôi, việc đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi, phòng chống bệnh tật, liệu pháp kháng sinh kích thích sinh trưởng chữa bệnh, lên men tạo thức ăn thơm ngon hơn, dinh dưỡng hơn kiểm soát việc tăng trưởng tăng trưởng của vật nuôi, chế phẩm sinh học đệm lót chuồng trại, xử lý mùi hôi…ở công nghệ trồng trọt khối 10, các em được học về ứng dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo và bảo vệ đất trồng, cải tạo và bảo vệ môi trường nước, xử lý phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi. Đăc biệt với đề tài này giúp tận dụng nguồn nguyên liệu là phụ phẩm trồng trọt, dự trử thức ăn cho chăn nuôi, vật nuôi ăn ngon, kích thích sự thèm ăn tăng tỉ lệ và hiệu quả tiêu hóa thức ăn, tránh lãng phí và dư thừa thức ăn ra ngoài giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển nhanh mà không cần sử dụng chất tăng trọng hay gây hại hoặc bị cấm. Giảm bệnh nghiêm trọng gây ra bởi vi khuẩn ê coli, Clostridium…tránh phụ thuộc và lạm dụng kháng sinh chữa bệnh, giảm mùi hôi chuồng trại, đỡ công vệ sinh, giải phóng sức lao động của người chăn nuôi. 3. Cấu tạo cơ quan tiêu hóa của động vật nhai lại Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong hệ tiêu hóa của động vật nhai lại rất phức tạp và đa dạng ngoài sự tiêu hóa bằng cơ học, hóa học, sự tiêu hóa bằng vi sinh vật cũng khá là quan trọng. Hệ tiêu hóa của động vật nhai lại gồm xoang miệng, hầu, thực quản ,dạ dày. Dạ dày của động vật nhai lại gồm 4 túi: dạ cỏ ,dạ tổ ong, da lạ sách, dạ múi khế. Hệ vi sinh vật dạ cỏ có tác dụng tiêu hóa thức ăn thô thành dưỡng chất đơn giản vi khuẩn sẽ dùng một phần để tạo nên tế bào chất cho chính nó. Nếu lấy xác của vi sinh vật trong dạ cỏ phân tích có 45% protein 20% gluxit 2% lipit trong xác vi khuẩn giống với gluxit của bò khi thức ăn thô động vật nhai lại thường ăn dưới dạng các mẫu thức ăn với kích thước lớn so với thế trọng của vật nên vi sinh vật giả cỏ khó có thể tấn công và lên men hoàn toàn sự tiêu hóa thành phần của thức ăn chuyển hóa các hợp chất chứa nitơ chuyển hóa Lipit tổng hợp vitamin các thành các quá trình được thực hiện bởi vi sinh vật, đa phần các hoạt động lên men được diễn ra bởi các vi sinh vật dạ cỏ Hệ vi sinh vật dạ cỏ cộng sinh trong dạ cỏ và dạ tổ ong rất phức tạp gồm 3 nhóm chính vi khuẩn pacteria , động vật nguyên sinh prototaza và nấm fuji. Ngoài ra còn có nico plasma. Các loại virus và các thể thực khuẩn quần thể vi sinh vật trong dạ cỏ có sự biến đổi theo thời gian và phụ thuộc vào tính chất của khẩu phần ăn. Hệ vi sinh vật dạ cỏ đều là vi sinh vật yếm khí sống chủ yếu bằng năng lượng sinh ra từ quá trình lên men các chất dinh dưỡng. 10
  11. Chương II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng dạy học môn công nghệ hiện nay Môn công nghệ nông nghiệp trong nhà trường chưa được chú trọng do môn học này không có thi học sinh giỏi và không đưa vào thi tốt nghiệp. Thực tế môn công nghệ trồng trọt có tính chất nhẹ nhàng về kiến thức và có nhiều vận dụng thực tế gần gũi với đời sống. Nếu chỉ học kiến thức trong sách giáo khoa trên lớp học, không ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin tiết học sẽ trở nên nhàm chán. muốn có tính đổi mới để các em được thể hiện phẩm chất, năng lực của bản thân bằng các hoạt động thực tiễn. Công nghệ 10 – công nghệ trồng trọt gồm 8 chủ đề. Liên quan đến cây trồng. Học sinh ở trường tôi chỉ có hai lớp tham gia học tập với một số lượng khiêm tốn như vậy cũng đồng nghĩa các em thiên hướng hứng thú hơn, yêu thích các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp trồng trọt chăn nuôi. Nếu định hướng kết hợp tạo điều kiện cho các em thể hiện được các năng khiếu sở trường của mình hơn các em sẽ yêu thích môn học học tốt hơn Sau 2 năm học các hoạt động bị hạn chế bởi dịch bệnh( covit 19) Năm học 2022-2023 là sự nổi lên rất nhiều các hoạt động trải nghiệm, cuốn các em năng động, hoạt bát, nhìn nhận sự việc một cách tích cực hơn. Các em được làm việc, thể hiện mình trong nhiều lĩnh vực. 1.1. Thực trạng việc dạy học môn sinh-công nghệ với hoạt động trải nghiệm Để tìm hiểu thực trạng tiếp cận phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học sinh định hướng phát triển năng lực học sinh chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học trải nghiệm. Khảo sát 13 giáo viên trong nhóm sinh- sông nghệ ở 2 trường thuộc huyện Thanh Chương vào tháng 4/2023. Qua phần mềm foms.gle. https://forms.gle/sRMFyZtB4es1gmtq5. Kêt quả TT Nội dung SL TL % Sự cần thiết của việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực- dạy học 1 trải nghiệm trong trường họcTHPT hiện nay: a. Không cần thiết 0 0 b. Cần thiết 2 15,4% c. Rất cần thiết 11 84,6% Thực trạng việc tổ chức dạy học chủ đề gắn với các hoạt động trải 2 nghiệm của thầy cô a. Không tổ chức 0 0 11
  12. b. Thỉnh thoảng tổ chức 10 76,9% c. Tổ chức thường xuyên 3 33,1% Sự hiểu biết của thầy, cô về quy trình tổ chức dạy học bằng trải nghiệm, học tập dự án 3 a. Chưa biết 0 0 b. Chưa thực sự hiểu rõ các bước tổ chức 4 30,8% c. Đã hiểu đầy đủ các bước dạy học 9 69,2% 4 Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh bằng dạy học dự án, trải nghiệm có mang lại thành công hay không a. Không hài lòng 1 7,7% b. Hài lòng 8 61,5% c. Rất hài lòng 4 30,8% Nhận định việc thường xuyên tổ chức hoạt động trải nghiệm, học tập dự án sẽ góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh 5 a. Không hiệu quả 1 7,7% b. Hiệu quả 6 46,2% c. Rất hiệu quả 6 46,2% Như vậy: Việc vận dụng dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trong những năm gần đây được tổ chức rất nhiều. Các thầy cô đã ý thức được vai trò của học tập trải nghiệm cho học sinh là xu thế hiện nay. Một số giáo viên đã tích cực tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm, tổ chức các hoạt động theo nhóm vào các buổi chiều, kết hợp với đoàn trường trong các giờ chào cờ… mang lại hiệu quả. Nhiều giáo viên rất đồng tình việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm giúp phát triển năng lực cho học sinh rất tốt. giúp các Tuy nhiên. Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên ngại đổi mới vẫn còn tổ chức các hoạt động dạy và học theo kiểu truyền thống. Nhưng qua khảo sát đã biết được tất cả giáo viên đã hiểu được học trải nghiệm là rất cần thiết cho học sinh. Giúp học sinh phát triển thẩm chất năng lực, giúp các em năng động, hòa nhập tốt hơn. 1.2. Thực trạng học tập của học sinh với học trải nghiệm trong môn công nghệ Để điều tra về sự hứng thú học tập trải nghiệm của học sinh đối với bộ môn công nghệ. Chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 188 học sinh khối 10 ở 2 trường ( tháng 2/2023) qua phần mềm forms.gle https://forms.gle/vVVMWshEEhJog1Wr8 12
  13. TT Nội dung trao đổi Kết quả SL TL % 1 Thực trạng môn học công nghệ về nội dung có gắn với thực tiễn hay không a. Rất nhiều 152 81 b. Nhiều 36 19 c. Không nhiều 0 0 2 Môn học có nhiều hoạt động trải nghiệm ứng dụng tốt cho sản xuất của gia đình a. Rất nhiều 160 85 b. Nhiều 28 15 c. Không nhiều 0 0 3 Các hoạt động trải nghiệm trong môn công nghệ có mang lại cho em hứng thú không a. Rất thích 110 58 b. Thích 52 28 c. Không thích 26 14 4 Hứng thú của HS khi học môn công nghệ 10 a. Rất thích học 90 48 b. Thích học 92 49 c. Không thích học 6 3 5 Sau khi học môn công nghệ có giúp em phát triển các năng lực và phẩm chất ở bản thân hay không a. Rất nhiều 90 48 b. Nhiều 92 49 c. Không nhiều 6 3 Môn học công nghệ so với các môn học khác là môn học có tính chất nhẹ nhàng về kiến thức, không được thi tốt nghiệp, không xét vào đại học nên việc học của các em cũng nhẹ nhàng hơn. Nhiều kiến thức của môn công nghệ trồng trọt gắn với thực tiễn địa phương, mang lại lợi ích cho gia đình mình. Nên nếu giáo 13
  14. viên biết tổ chức các hoạt động cho các em bằng các phương pháp dạy học tích cực thì các em rất hào hứng trong học tập và trải nghiệm 2. Thực trạng việc sử dụng thức ăn chăn nuôi ở địa phương Theo báo khuyến nông của sở nông nghiệp phát triển nông thôn Nghệ An năm 2021. Nghệ An có tổng đàn trâu bò lên tới 760.000 con. Bên canh đó xu thế hiện nay các trang trại nuôi dê quy mô lớn đã hình thành và phát triển, mang lại thu nhập cao cho nông dân. Trong chăn nuôi động vật ăn cỏ thức ăn thô xanh chiếm 80% đến 90% khẩu phần để tạo nên chất lượng và giá thành sản phẩm. Nếu nguồn thức ăn có chất lượng tốt giá cả hợp lý phương pháp sử dụng phù hợp cho từng đối tượng nuôi từng giai đoạn sinh trưởng phát triển hướng sản xuất thịt sữa của vật nuôi sẽ có phần làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Cỏ sả, cỏ ghinê, cỏ sữa… Đây là loại cỏ thường niên có thể trồng để chăn thả hay cắt để tạo thức ăn dự trữ bằng ủ chua. Nếu như trước đây khái niệm chỉ “dự trữ thức ăn trong mùa đông” thì giờ đây cần bổ sung khái niệm này vào mùa hè bởi thực tế những năm gần đây khi mùa hè đến thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài nhiều nơi trâu bò đã bị thiếu thức ăn trầm trọng ngay trong mùa hè. Vậy nên “dự trữ thức ăn cho trâu bò trong mùa hè” cũng là điều cần thiết đặt ra với người chăn nuôi. 3. Đặc điểm thức ăn ủ chua a. Lợi ích khi ủ chua cỏ Dự trữ cỏ khi không có cỏ tươi, khi thời tiết nắng hạn hay mưa kéo dài. Lượng cỏ tươi sẽ không đủ hoặc kém chất lượng. Khi đó cỏ được ủ chua hoặc phơi khô sẽ thay thế được cho cỏ tươi. Vẫn đảm bảo chất xơ cung cấp cho vật nuôi Ủ chua cỏ khi lên men sẽ có rất nhiều men vi sinh có lợi cho tiêu hóa. Vật nuôi sẽ tiêu hóa tốt hơn khi được sử dụng cỏ đã được ủ chua đó Tạo nguồn dinh dưỡng cao giàu đạm, đường, vitamin,… Cỏ ủ chua sẽ giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn so với cỏ khô. b. Nguyên liệu Cỏ tự nhiên, cỏ voi, thân cây ngô, cây họ đậu. Cỏ non cắt vào thời điểm trước khi ra hoa, không quá non, chứa nhiều nước khó ủ, cũng không để quá già. Nếu là cỏ trồng nên thu cắt sau 45 ngày. Có thể ủ nhiều loại cỏ với nhau. Cỏ họ đậu nên ủ chung với thân cây ngô sau khi thu bắp hoặc cỏ voi. Các nguyên liệu bổ sung (cho 100 kg thức ăn xanh tươi) gồm: Rỉ mật đường 4 kg, muối ăn 0,5 kg 14
  15. c. Phương pháp ủ Tùy điều kiện cụ thể có thể ủ bằng túi bạt nilon( có bán sẵn ở các cơ sở bán vật tư thú y chăn nuôi), thùng tôn hoặc sử dụng hố ủ( tránh không để chuột và các loài khác cắn, phá làm rách túi nilon trong quá trình ủ. Cách ủ: Đây là khâu kỹ thuật quan trọng, quyết định chất lượng cỏ ủ về sau. Công việc này phải làm trong ngày, không để qua ngày khác. Cỏ cắt ngắn 5 – 10 cm, nếu cỏ có tỷ lệ nước cao trên 75% đem phơi héo hoặc bổ sung rơm, bã mía cắt ngắn 5 – 15%. Trường hợp cỏ ủ quá khô, dùng lượng nước hoà rỉ mật đường (1 – 2%) tưới vào cỏ cho đủ độ ẩm 65 – 70%. Ủ trong hố: Cho vào hố ủ một lớp cỏ dày 20 – 30 cm, rồi rải đều một lớp muối và rỉ mật đường. Nếu rỉ mật đường quá đặc có thể pha với một ít nước cho dễ trộn vào cỏ. Sau đó đảo qua đảo lại cho ngấm hết lượng nước vừa tưới và dùng chân nén chặt, sau đó lại tiếp tục trải một lớp cỏ mới lên rồi lại tiếp tục tưới rỉ mật đường đã hoà lẫn muối và lại nén chặt (nên chú ý nén chặt xung quanh hố ủ). Cứ tiếp tục làm như vậy cho tới khi cỏ đầy và cao hơn thành hố ủ 30cm, đầm nén thật chặt ở thành hố ủ và bề mặt hố ủ. Ủ trong túi nilông hoặc thùng tôn: Cũng làm tương tự như phương pháp ủ trong hố. Nhưng phương pháp ủ trong túi nilông thì sau khi ủ phải buộc chặt miệng túi và để nơi sạch sẽ, thoáng mát tránh nắng mưa, ẩm ướt. d. Thời gian ủ Mùa hè: Từ 7 – 10 ngày, mùa đông: 15 – 20 ngày. đ. Chất lượng và thời gian sử dụng thức ăn Thức ăn ủ tốt có màu vàng xanh, giống như màu của dưa cải muối và có mùi của axít lactic. Thức ăn ủ không tốt thường có màu đen, nâu và mềm nhũn, có mùi chua (của giấm), hoặc bị mốc. e. Thời gian sử dụng: Thức ăn ủ tốt có thể sử dụng trong vòng 6 tháng. 15
  16. Chương III: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY VÀ TRẢI NGHIỆM I. Xây dựng kế hoạch bài học Tiết 56 - Ôn tập chủ đề kỹ thuật trồng trọt. Tiết 58: Thực hành thu hoạch bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt. Môn học: Công nghệ lớp 10. Thời gian 2 tiết: tiết 1 lí thuyết, tiết 2: trải nghiệm - vận dụng. Nội dung đề tài này tập trung cơ bản ở tiết 2: trải nghiệm - vận dụng. 1.1. Bảng mô tả về mức độ cần đạt của hoạt động trải nghiệm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Quá trình ủ chua - Ủ chua thức ăn có - Thiết kế mô Thiết kế xây thực chất là quá vai trò gì với môi hình ủ chua từ dựng được mô trình gì? trường, với vật nuôi nguyên liệu là hình ủ chua các - Nguồn nguyên - Yếu tố ảnh hưởng thân cây ngô làm loại nguyên liệu dùng để ủ chua đến quá trình lên thức ăn cho gia liệu khác nhau là những loại nào? men? súc cho vật nuôi Câu hỏi : * Phần nhận biết: Câu 1: Quá trình ủ chua thức ăn cho gia súc thực chất là quá trình gì? Trả lời: Ủ chua thức ăn là quá trình lên men yếm khí các loại thực vật . trong môi trường kín nhiệt độ và độ ẩm ở mức thích hợp nguyên liệu lên men chua sẽ tạo ra các axit lactic độ pH giảm sau giúp ức chế các vi sinh vi khuẩn gây thối Câu 2 : Thành phần các loại nguyên liệu để ủ chua. Trả lời: Cỏ tự nhiên, cỏ voi, thân cây ngô, cây họ đậu, rơm Các nguyên liệu bổ sung (cho 100 kg thức ăn xanh tươi) gồm: Rỉ mật đường 4 kg, muối ăn 0,5 kg. bột ngô 10 kg, men vi sinh 1 gói 1kg * Phần thông hiểu: Câu 1: Sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu,bò, dê từ chất thải trồng trọt có ý nghĩa gì? Trả lời: + Tăng hàm lượng protein, tăng tỉ lệ tiêu hóa. 16
  17. + Trâu bò ăn nhiều hơn. + Năng suất cao hơn. + Bảo quản thức ăn lâu hơn. Câu 2: Hoạt động trồng trọt đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào.. Trả lời: Ảnh hưởng của hoạt động trồng trọt đến môi trường: Các chất độc hại trong thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tồn dư trong đất trồng, nước tưới gây tồn dư chất độc hại trong nông sản làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và vật nuôi Các hoạt động trồng trọt gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước, làm ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống trong đất, nước(cá, tôm, sinh vật đất…) Nếu bị ô nhiễm nặng có thể các sinh vật này chết dẫn đến làm mất cân bằng sinh thái và gây ra ô nhiễm thứ cấp. Hoạt động đốt rơm, rạ trên đồng ruộng gây ra khói, bụi làm ô nhiễm môi trường không khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi . Câu 3: Cần có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường trồng trọt. Trả lời: Một số biện pháp khi sử dụng phân hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật cần đảm bảo nguyên tắc: đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp. Tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân bón vi sinh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và sử dụng thiên địch thay thế dần thuốc hóa học. Chất thải trong trồng trọt không được đốt bừa bãi, cần thu gom và có biện pháp xử lý phù hợp. Câu 4: Những lưu ý trong các bước của quá trình ủ chua thân cây ngô và cỏ Trả lời: Những lưu ý khi ủ thức ăn cho gia súc từ phế phẩm nông nghiệp: - Các nguyên liệu và phương tiện chuẩn bị để ủ thức ăn cho gia súc từ các sản phẩm nông nghiệp cần được lựa chọn cẩn thận. Nguyên liệu là những loại thực vật làm thức ăn cho gia súc (cỏ tự nhiên, cỏ voi, thân cây ngô, cây họ đậu, rơm), không chọn loại thực vật có thân lá mềm như dây khoai lang, rau muống. không phối trộn nhiều loại thực vật cho 1 lần ủ. Chọn nguyên liệu không quá non hoặc quá già. - Nguyên liệu phải sạch đất, bùn, không bị ướt nước, không bị hư, thối. vừa thu hoạch là tiến hành cắt ngắn để ủ ngay. - Nếu dùng thân cây ngô với dạng đang có các bông ngô trong thân để xay luôn sẽ thuận lợi, không phải cho thêm bột ngô khi ủ 17
  18. - Dụng cụ dùng để ủ nguyên liệu phải kín, không để ánh sánh, nước xâm lấn. có thể dùng bao bố, thùng tôn bọc bên ngoài, bên trong là túi nilon để tránh chuột và các con vật khác làm rách dụng cụ * Phần vận dụng: Câu 1: Nêu quy trình sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu,bò, dê từ phụ phẩm trồng trọt. Các bước cơ bản trong quá trình ủ chua thức ăn. Gồm các bước sau: 1. Chuẩn bị nguyên liệu ủ chua thức ăn thô Đây là khâu kỹ thuật quan trọng, quyết định chất lượng cỏ ủ về sau. Công việc này phải làm trong ngày, không để qua ngày khác. Làm sạch cỏ không để lẫn bùn đất. Cỏ cắt ngắn 5 – 10 cm, nếu cỏ có tỷ lệ nước cao trên 75% đem phơi héo hoặc bổ sung rơm, bã mía cắt ngắn 5 – 15%. Trường hợp cỏ ủ quá khô, dùng lượng nước hoà rỉ mật đường (1 – 2%) tưới vào cỏ cho đủ độ ẩm 65 – 70%. 2. Trộn nguyên liệu. 3. Ủ nguyên liệu Tùy điều kiện cụ thể có thể ủ bằng túi nilon hoặc sử dụng hố ủ. Hiện nay đa số các hộ sử dụng túi ủ vì đàm bảo tính tiện lợi. 1.2. Thiết kế các hoạt động dạy học trải nghiệm theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 1.2.1. Mục tiêu Kiến thức: Nắm được quy trình ủ chua thức ăn cho gia súc. Những luu ý trong khi thực hiện quy trình Thực hành vận dụng cùng với nhóm có thành phẩm chất lượng Năng lực đặc thù Nhận thức - Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong thu công nghệ hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt - Nêu được ưu điểm của ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt - Thực hiện quy trình chế biến thức ăn ủ chua cho gia súc từ phụ phẩm trồng trọt 18
  19. Quan sát về quy trình chế thức ăn ủ chua từ các sản phẩm Giao tiếp công nghệ trồng trọt. - Hiểu về chăn nuôi, các nguồn thức ăn chăn nuôi, biện pháp tăng giá trị, tăng thời gian bảo quản, dự trử thức ăn Sử dụng công nghệ chăn nuôi. - Sử dụng công nghệ thông tin để tìm kiến thức, liên kết nhóm, viết bài, làm video trình chiếu quy trình đã làm Nhận xét, đánh giá về mặt kinh tế trong công tác chăn Đánh giá công nghệ nuôi Năng lực chung Năng lực giải quyết Ứng dụng vào chăn nuôi của gia đình, các cơ sở chăn nuôi vấn đề và sáng tạo địa phương và các cơ sở chăn nuôi khác Năng lực tự chủ và Tích cực thực hiện tìm kiếm thông tin liên quan tới bài tự học học, hỗ trợ nhau trong làm việc nhóm Năng lực giao tiếp Phát triển ngôn ngữ nói viết khi tham gia tranh luận trong và hợp tác nhóm, tự tin khi thực hiện thuyết trình Phẩm chất Yêu nước Góp phần phát triển kinh tế gia đình, địa phương, xây dựng môi trường trong sạch Nhân ái Lan truyền ý thức phát triển kinh tế, yêu lao động đến cộng đồng, sống hòa thuận Chăm chỉ Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công Trách nhiệm Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm 1.2.2. Thiết bị dạy học và học liệu * Chuẩn bị của giáo viên viện : - Phiếu học tập hướng dẫn học sinh tự học - Mẫu phiếu tham quan, trải nghiệm - Hình ảnh, video do học sinh và GV cùng chuẩn bị 19
  20. - Tìm hiểu việc trồng trọt các loại cây ngô, cỏ ở địa phương, các cơ sở chăn nuôi để liên hệ cho các em trải nghiệm. - Thiết bị điện tử kết nối intenet, các bài tập làm trên phần mềm azota, quiziizz. * Chuẩn bị của học sinh: Phiếu phân công nhiệm vụ từng thành viên trong nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký . Máy ảnh, điện thoại, số ghi chép số liệu khi trải nghiệm tại các cơ sở hoặc tự học ở nhà. - Dụng cụ và nguyên liệu để chế biến sản phẩm. - Bản báo cáo sản phẩm học tập bằng hình ảnh bằng video. 1.2. 3. Phương pháp và kỹ thuật dạy học Phương pháp dạy học: Theo quy trình dạy học bằng dự án kết hợp với hoạt động trải nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 1.2.4. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động Gv đưa bài tập trên phần mềm quizizz Mục tiêu - Gợi mở nội dung và tạo hứng thú cho học sinh với bài học Tổ chức thực hiện: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ Bước 3: GV nhận kết quả từ HS làm bài trên thiết bị điện thoại. Bước 4: Công bố vị thứ nhất, nhì, ba, và kết quả toàn bộ HS lớp báo lại trên zalo cho các em. * Câu hỏi dành cho trò chơi trên phần mềm quizizz Câu 1: Hãy chọn những phát biểu đúng về việc nên làm để bảo vệ môi trường trồng trọt 1. Sử dụng giống kháng sâu bệnh 2. Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đúng cách 3. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh thay thế cho phân hóa học 4. Đổ thuốc bảo vệ thực vật hóa học dư thừa xuống ao, mương tưới tiêu 5. Đốt rơm rạ để hạn chế ô nhiễm nguồn nước 6. Có biện pháp thu gom xử lý chất thải trồng trọt phù hợp 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2