intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Quá trình thực hiện việc dạy học theo hướng phát triển năng lực người học thông qua môn Lịch sử lớp 10 bài 11 - Tây Âu thời hậu kì trung đại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc dạy học theo hướng phát triển năng lực và rèn luyện để học sinh yêu thích môn Lịch sử, không quay lưng với môn học, chúng tôi đã sưu tầm và lựa chọn đề tài "Quá trình thực hiện việc dạy học theo hướng phát triển năng lực người học thông qua môn Lịch sử lớp 10 bài 11 - Tây Âu thời hậu kì trung đại" với mong muốn giúp học sinh lớp 10 học Lịch sử tốt hơn và ngày càng hứng thú với môn học. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Quá trình thực hiện việc dạy học theo hướng phát triển năng lực người học thông qua môn Lịch sử lớp 10 bài 11 - Tây Âu thời hậu kì trung đại

  1. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa A . ĐẶT VẤN ĐỀ I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với tất cả các môn học, các hoạt động khác ở trường phổ thông, lịch sử không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử mà còn góp phần vào giáo dục thế hệ trẻ, phát triển tư duy và năng lực hành động cho các em. Việc đánh giá vai trò, chức năng nhiệm vụ của lịch sử như vậy không quá mức, vì toàn bộ sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với tiến trình lịch sử. Quá khứ và hiện tại là một quá trình không thể chia cắt được, chúng ta làm rõ quá khứ để nhận thức một cách đúng đắn hiện tại và định hướng cho tương lai. Như vậy với tư cách vừa là một khoa học, một môn học cơ bản ở trường phổ thông, lịch sử được đặt ở một vị trí quan trọng trong nhà trường. Lịch sử là những gì đã trải qua, đã diễn ra nó không xảy ra lần thứ hai và không tái hiện như trước được.Vậy làm thế nào và bằng phương pháp gì để giúp học sinh có thể hiểu đúng lịch sử, biết cách nhận xét, tổng hợp, đánh giá, so sánh các sự kiện hiện tượng lịch sử một cách khoa học và khách quan, tránh xuyên tạc lịch sử, không cảm thấy giờ học lịch sử khô khan và nhàm chán. Đó là một trong những lí do tôi chọn vấn đề này. Để nhận thức lịch sử, bao giờ cũng xuất phát từ những sự kiện, do đó giáo viên phải cung cấp cho các em những sự kiện chuẩn xác trên cơ sở sử dụng các tài liệu, đồ dùng trực quan và phương pháp dạy học khác khác nhau để tiếp cận và làm phong phú cho kiến thức. Mỗi một phương pháp sử dụng có đặc điểm, tác dụng riêng vì thế đòi hỏi người giáo viên khi sử dụng phải có sự chọn lọc, lựa chọn phương pháp sử dụng cho phù hợp nhằm phát huy hiệu quả bài học. Trong đó việc dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ngày càng được chú trọng. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực...” . Đặc biệt với học sinh lớp 10 mới bước vào môi trường THPT có rất nhiều các sự kiện lịch sử trong từng giai đoạn và ở nhiều thời kì khác nhau khiến cho các em gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức mới. Với một khối lượng kiến thức lớn như vậy rất nhiều em thấy hoang mang, lo lắng. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trong của việc dạy học theo hướng phát triển năng lực như trên và rèn luyện để học sinh yêu thích môn lịch sử, không quay lưng với môn học nên tôi lựa chọn đề tài này với mong muốn giúp cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 10 học lịch sử tốt hơn và ngày càng có hứng thú với môn học hơn. 1/20
  2. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa II-CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1-Cơ sở phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu trên quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giáo dục. 2-Phương pháp nghiên cứu Kết hợp phuơng pháp lịch sử và phương pháp logic khi nghiên cứu, sưu tầm ,chọn lọc tài liệu có liên quan đến đề tài, tiến hành thực nghiệm sư phạm. III-ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU -PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1-Đối tượng nghiên cứu Đó là quá trình thực hiện việc dạy học theo hướng phát triển năng lực người học thông qua Bài 11- Lớp 10: “Tây Âu thời hậu kì trung đại” (Tiết 1) 2-Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đề tài này tôi thực hiện ở Bài 11- Lớp 10: “Tây Âu thời hậu kì trung đại”(Tiết 1) (chương trình chuẩn). IV .KHẢO SÁT THỰC TẾ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1- Về kiến thức cơ bản của học sinh. Mặc dù đã giảng dạy nhiều năm nhưng tôi luôn nhận thấy mình còn nhiều điều phải học tập, tìm tòi,nghiên cứu đặc biệt là trước sự phát triển, thay đổi mạnh mẽ của giáo dục trong thời đại 4.0.Với học sinh ở một trường xa trung tâm thành phố, điều kiện kinh tế còn rất khó khăn vì vậy nó cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Trong năm học 2018-2019 tôi được phân công giảng dạy ở 8 lớp: 12A4, 12A5, 12A9, 12A10,11A3,10A1, 10A3, 10A4. Qua thực tế áp dụng đề tài ở các lớp tôi dạy trong năm học, tôi thấy chất lượng của môn học đã được nâng lên đáng kể, điều này khiến tôi vô cùng phấn khởi và lạc quan.Tuy nhiên ở một số lớp mới tiếp nhận trong năm học, qua khảo sát thực tế chất lượng đầu năm học thì thấy rằng đa số các em quên nhiều kiến thức cơ bản, biểu hiện cụ thể bằng việc các em quên cả những sự việc quan trọng, lẫn lộn giữa các sự kiện. Cũng có một số em nhớ được một số sự kiện nhưng nhận thức về sự kiện rất mơ hồ và hầu như không thể đưa ra được một nhận xét hoặc đánh giá xác đáng về sự kiện đó và các em luôn cảm thấy lo lắng khi phải thi tốt nghiệp môn lịch sử. Điều này khiến cho tôi và các giáo viên dạy lịch sử trong trường vô cùng trăn trở. 2- Về năng lực tư duy theo đặc trưng bộ môn Cũng từ khảo sát thực tế các lớp tôi dạy thì nhận thấy có một bộ phận học sinh đã biết tiếp nhận kiến thức một cách khoa học theo đặc trưng bộ môn.Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh chỉ tiếp thu một cách thụ động, không có những hoạt động của tư duy lịch sử để tiếp nhận kiến thức.Học sinh luôn tách rời các đơn vị kiến thức thành riêng lẻ mà không đặt chúng trong từng bài, từng chương và từng giai đoạn lịch sử để thấy được vị trí của nó. - Vẫn còn một bộ phận lớn học sinh các lớp tôi dạy chưa tích cực học tập, tham gia thảo luận trong học nhóm, ghi chép bài một cách thụ động, không tìm tòi, đọc thêm các loại sách báo,tài liệu…. 2/20
  3. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa -Số liệu khảo sát về khả năng khai thác SGK và khai thác các tư liệu tham khảo phục vụ cho bài học ở hai lớp 10A1 và 10A4 thông qua bài kiểm tra 15 như sau: Đề bài: Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia cổ đại Hy Lạp- Rôma. Thành tựu nào là quan trọng nhất? Vì sao? Kết quả bài kiểm tra như sau: Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 10A1 44 5 19 20 0 10A4 45 1 15 18 4 Số liệu cho thấy việc khai thác kiến thức SGK và các kiến thức tham khảo của lớp 10A1 tốt hơn so với 10A4, tuy nhiên kết quả trên còn tương đối hạn chế do năng lực tự học của học sinh chưa cao. 3/20
  4. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÊN ĐỀ TÀI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA BÀI 11-LỚP 10 “TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI” (TIẾT 1) I-TÁC DỤNG, Ý NGHĨA CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ. Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh những tri thức về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới. Vì vậy, kiến thức lịch sử không chỉ liên quan đến tri thức về khoa học xã hội mà cả về khoa học tự nhiên. Do đó đòi hỏi cả giáo viên và học sinh đều cần có sự chủ động và sáng tạo trong việc truyền thụ tri thức và tiếp nhận tri thức. Có như vậy, học sinh nắm kiến thức mới vững chắc và việc giáo dục tư tưởng thông qua môn học mới có kết quả. Vì vậy việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực có những tác dụng rõ rệt: - Dạy học định hướng năng lực lựa chọn những nội dung lịch sử nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, quan trọng trong khóa trình lịch sử mà không sa vào những chi tiết kiến thức vụn vặt. Mỗi đơn vị kiến thức trong giờ học học sinh được tiếp cận ở nhiều mức độ khác nhau đó là: Trong tình huống có vấn đề mà giáo viên đặt ra đầu giờ học, trong hoạt động hình thành kiến thức, trong hoạt động luyện tập và trong hoạt động vận dụng những kiến thức đó để giải quyết các vấn đề có liên quan. -Dạy học định hướng năng lực phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng học sinh, khắc phục được tình trạng học một cách “thụ động. -Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh -Nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội -Hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. II. XÁC ĐỊNH CÁC NĂNG LỰC HỌC SINH CẦN ĐẠT CỦA MÔN LỊCH SỬ CẤP THPT 1. Xác định các năng lực học sinh chung trong môn lịch sử. a)Năng lực tự học: Kĩ năng khai thác lược đồ, bản đồ, tranh ảnh lịch sử, phim tư liệu để tự tìm kiếm nội dung lịch sử thông qua kênh hình - Đọc và phát hiện kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa lịch sử - Khả năng tự tìm kiếm kiến thức lịch sử thông qua tài liệu tham khảo - Kĩ năng kết hợp đọc sách giáo khoa với nghe giảng với tự ghi chép 4/20
  5. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa - Khả năng trả lời câu hỏi và tự đặt câu hỏi - Khả năng tự hệ thống hóa kiến thức ôn tập, củng cố kiến thức. b) Năng lực giải quyết vấn đề: - Kĩ năng nhận thức và giải quyết một vấn đề lịch sử - Khả năng vận dụng kiến thức lịch sử để làm bài tập lịch sử - Kĩ năng đưa ra được cách thức câu trả lời cho các câu hỏi đã đặt ra - Kĩ năng lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề lịch sử, vấn đề, tình huống thực tiễn một cách tối ưu - Kĩ năng trình bày diễn biến cuộc kháng chiến, trận đánh, chiến dịch, cuộc chiến tranh trên lược đồ, sơ đồ, bản đồ lịch sử - Kĩ năng vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, hay các vấn đề thời sự đang diễn ra ở trong nước và thế giới - Kĩ năng xác định và giải quyết được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau. c) Năng lực sáng tạo (Năng lực tư duy): - Tư duy tái tạo (Kĩ năng ghi nhớ sự kiện; Tưởng tượng; Kĩ năng tái tạo..) - Tư duy sáng tạo (Kĩ năng so sánh; Kĩ năng phân tích; Kĩ năng phản biện; Kĩ năng khái quát hóa....) - Kĩ năng trả lời câu hỏi, bài tập lịch sử một sáng tạo - Kĩ năng nhận xét, rút ra bài học kinh nghiệm từ những sự kiện, hiện tượng, nhân vật, vấn đề lịch sử. d) Năng lực giao tiếp: - Khả năng sử dụng được ngôn ngữ lịch sử để trình bày một nội dung kiến thức - Diễn đạt được ngôn ngữ lịch sử qua các thời kì, tránh hiện đại hóa lịch sử. - Sử dụng ngôn ngữ để để biểu cảm và tái hiện cảm xúc lịch sử. e) Năng lực hợp tác, hội nhập: - Kĩ năng làm việc theo nhóm, tập thể để giải quyết một nhiệm vụ học tập - Kĩ năng chia sẻ thông tin lịch sử f) Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): - Kĩ năng khai thác Internet (thông tin tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu...) để tìm kiếm nội dung kiến thức lịch sử - Kĩ năng sử dụng phần mềm dạy học như sơ đồ tư duy, Powerpoint trình để trình bày nội dung lịch sử g)Năng lực sử dụng ngôn ngữ: - Kĩ năng trình bày, lập luận, thể hiện chính kiến của mình về một nội dung kiến thức lịch sử bằng ngôn ngữ viết - Kĩ năng thuyết trình bằng lời nội dung kiến thức lịch sử h) Năng lực tính toán: Sử dụng thống kê toán học trong học tập bộ môn Lịch sử như vẽ sơ đồ, biểu đồ, đồ thị lịch sử 2.Các năng lực cụ thể cần được chú trọng hình thành và phát triển cho HS trong môn Lịch sử ở cấp THPT. a) Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử: 5/20
  6. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa Tái hiện lại các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử quá khứ tiêu biểu có ảnh hưởng đến lịch sử thế giới và dân tộc. Ví dụ như Chiến tranh thế giới II, cách mạng tháng Mười Nga 1917... b) Năng lực thực hành bộ môn lịch sử: Quan sát, đọc và trình bày diễn biến trên bản đồ, lược đồ như lược đồ các cuộc phát kiến địa lý, các nước Đông Nam Á, Liên minh châu Âu, chiến thắng Bạch Đằng năm 938… Lập bảng niên biểu các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, các chiến dịch, các cuộc chiến tranh, các thành tựu về kinh tế, văn hóa.... Khai thác nội dung lịch sử cần thiết thông qua lược đồ, bản đồ, tranh ảnh, phim tư liệu, hiện vật, mẫu vật, bảo tàng, di tích... c) Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau.: Xác định và giải quyết được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau, thông quá đó lý giải được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử như chỉ ra mối quan hệ của các sự kiện, hiện tượng với hoàn cảnh lịch sử, với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước; những tác động tích cực hoặc tiêu cực của tình hình thế giới đối với lịch sử Việt Nam...Qua đó lý giải ngồn gốc, bản chất của mối quan hệ và tác động qua lại giữa sự kiện, hiện tượng lịch sử đó. d) So sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa. So sánh nhân vật, sự kiện, giai đoạn, thời kì Lịch sử; phân tích một nhân vật hay một sự kiện lịch sử; phản biện các nhận định, luận điểm lịch sử; khái quát một giai đoạn hay một thời kỳ lịch sử... Từ đó thấy được tác động, ảnh hưởng của của nó đối với sự phát triển của lịch sử. e) Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật. Nhận xét, đánh giá các vấn đề lịch sử: các phong trào yêu nước theo những khuynh hướng khác nhau, những hoạt động của các cá nhân tiêu biểu, các phong trào cách mạng, các hiệp định, các hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao...Rút ra bài học lịch sử từ công cuộc dựng nước giữ nước của ông cha ta và các bài học lịch sử khác. g) Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Biết vận dụng kiến thức lịch sử và liên hệ với thực tiễn để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hiện nay: ô nhiễm môi trường, xung đột trên thế giới, tranh chấp biên giới, biển đảo, xu thế toàn cầu hóa... h) Thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử. Biết sử dụng ngôn ngữ lịch sử qua các thời kì để trình bày, lập luận các vấn đề lịch sử qua đó thế hiện được chính kiến của mình về các vấn đề đó, như lập luận khẳng định hoặc phủ định của các nhận định, nhận xét về một sự kiện, hiện tượng, vấn đề hay nhân vật lịch sử... 3. Cách xác định những năng lực cần đạt cho học sinh trong từng bài học lịch sử 6/20
  7. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa -Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học đòi hỏi giáo viên phải nắm vững những kiến thức cơ bản của bài, nắm vững những năng lực cốt lõi, từ đó có sự định hướng phát triển năng lực phù hợp. -Việc xác định năng lực cần đạt cho học sinh ở từng bài học lịch sử cần căn cứ vào nội dung của bài học và tùy từng đối tượng học sinh. Ví dụ khi học bài “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước” học sinh ngoài năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử còn được phát triển năng lực so sánh và đánh giá: Đánh giá vai trò của Quang Trung-Nguyễn Huệ trong sự nghiệp thống nhất và bảo vệ Tổ quốc ở thế kỉ XVIII. III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 1.Một số phương pháp dạy học a. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là hệ thống cách thức, biện pháp giáo viên sử dụng đồ dùng hoặc phương tiện trực quan nhằm huy động các giác quan của học sinh tham gia vào quá trình nhận thức, làm cho việc tiếp thu kiến thức trở nên dễ dàng và rèn luyện các kĩ năng cho học sinh. -Đồ dùng trực quan được chia thành 3 nhóm chính: nhóm đồ dùng trực quan hiện vật, đồ dùng trực quan tạo hình, đồ dùng trực quan quy ước: + Nhóm đồ dùng trực quan hiện vật: gồm những di tích lịch sử, cách mạng, những di vật khảo cổ và di vật của các thời kì lịch sử. Đây là một loại tài liệu gốc rất có giá trị. +Nhóm đồ dùng trực quan tạo hình: gồm mô hình, sa bàn và các loại đồ phục chế khác,hình vẽ, tranh ảnh, phim tư liệu lịch sử lấy chủ đề về lịch sử. Các loại đồ dùng trực quan tạo hình có khả năng khôi phục lại hình ảnh của con người, đồ vật, sự kiện lịch sử một cách cụ thể, sinh động và xác thực +Nhóm đồ dùng trực quan quy ước gồm: Bản đồ lịch sử, niên biểu, đồ thị, sơ đồ - Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực thực hành bộ môn, giúp học sinh biết trình bày một vấn đề lịch sử thông qua lược đồ, biểu đồ, biết khai thác các thông tin cần thiết thông qua hiện vật, di tích, bảo tàng..... b. Dạy học nêu vấn đề. Dạy học nêu vấn đề bao gồm các thành tố, trình bày nêu vấn đề, tình huống có vấn đề và bài tập nêu vấn đề (bài tập nhận thức).. Ví dụ tình huống được đặt ra khi tìm hiểu bài“ Nhật Bản lớp 11là: Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử giống các quốc gia khác ở Châu Á, Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa? Từ tình huống đó kích thích học sinh tìm hiểu nội dung bài học để giải đáp thấu đáo tình huống được đưa ra ban đầu. -Ưu điểm nổi bật của dạy học nêu vấn đề là tạo nên các tình huống có vấn đề và điều khiển người học giải quyết những vấn đề học tập đó. Nhờ vậy, nó đảm bảo cho người học lĩnh hội vững chắc kiến thức mới, kỹ năng mới hoặc thái độ tích cực. c. Dạy học theo dự án: là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, thực tiễn. 7/20
  8. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa -Ưu điểm nổi bật của dạy học theo dự án là được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả…làm việc nhóm là dạng tổ chức hoạt động chủ yếu của dạy học dự án.Dạy học dự án giúp cho việc phát triển năng lực chú trọng học sinh ở bộ môn lịch sử được phát triển toàn diện d. Phương pháp tự học của học sinh Một phương pháp tổ chức dạy học có hiệu quả trong việc hình thành năng lực của học sinh là chú ý đến rèn luyện năng lực tự học. Việc tổ chức phương pháp tự học yêu cầu giáo viên lịch sử cần phải hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khái quát và xử lý thông tin lịch sử, đặc biệt chú ý đến rèn luyện năng lực tự học. e. Sử dụng di sản trong dạy học Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường; tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục. Bộ môn Lịch sử có ưu thế trong việc sử dung các di sản văn hóa ở như là nguồn tri thức, là phương tiện để dạy học bộ môn. Các di sản thường sử dụng trong dạy học môn Lịch như là: - Di sản văn hóa vật thể bao gồm: Di tích lịch sử - văn hóa Di vật Cổ vật. Bảo vật quốc gia. - Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam; Ngữ văn dân gian,: Nghệ thuật trình diễn dân gian: bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác; -Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác; -Lễ hội truyền thống; -Nghề thủ công truyền thống; -Tùy từng nội dung bài học mà việc sử dụng di sản được giáo viên khai thác di sản ở mức độ phù hợp. Ví dụ khi dạy bài Lịch sử địa phương lớp 10 : Các công trình văn hóa tiêu biểu ở Hà Nội giáo viên có thể yêu cầu học sinh thu thập các thông tin và viết một bài thu hoạch về một di sản văn hóa tiêu biểu ở Thủ đô.Việc khai thác các di sản có liên quan đến nội dung bài học, giúp các em vừa có những hiểu biết về di sản, vừa hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học, từ đó học sinh trân trọng và gìn giữ phát huy được các giả trị của di sản. 2. Một số kĩ thuật được sử dụng trong dạy học định hướng phát triển năng lực 8/20
  9. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa Trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực, những phương pháp dạy học hiện đại được kết hợp đan xen với phương pháp truyền thống.Bên cạnh đó những kĩ thuật dạy học cũng phải được sử dụng linh hoạt tùy theo nội dung từng bài học và tùy từng đối tượng học sinh. Một số kĩ thuật thường được sử dụng trong dạy học: -Kĩ thuật khăn trải bàn. -Kĩ thuật đóng vai. -Kĩ thuật động não. -Hoạt động nhóm. -Chuyên gia.. -Kĩ thuật trao đổi- đàm thoại.. Mỗi một kĩ thuật dạy học có những ưu điểm riêng vì vậy đòi hỏi giáo viên cần có sự cân nhắc trong quá trình dạy học để đạt hiệu quả tốt nhất. V. VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÔNG QUA BÀI 11-LỚP 10:“TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI” (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức : Giúp học sinh nhận thức : - Học sinh nhận thức được nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, thị trường đã dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý. Nó đã đem lại cho châu Âu nhiều của cải và sự hiểu biết mới về trái đất, về các dân tộc trên thế giới. - Hiểu được nhờ các cuộc phát kiến địa lý, công cuộc tích lũy ban đầu về vốn và nhân công được đẩy mạnh. Xã hội châu Âu có nhiều biến đổi, hai giai cấp mới được hình thành, quan hệ sản xuất TBCN ra đời. 2. Kỹ năng : Rèn cho học sinh : - Biết sử dụng bản đồ mô tả các cuộc phát kiến địa lý, đồng thời biết tự vẽ bản đồ. - Thông qua các sự kiện lịch sử, biết phân tích và khái quát hóa rút ra kết luận. 3. Tư tưởng : - Giáo dục học sinh tinh thần dũng cảm, khám phá cái mới; tinh thần đoàn kết các dân tộc; giúp học sinh hiểu giá trị của lao động, căm ghét bọn bóc lột, hiểu giá trị lao động của người bị áp bức. - Giúp học sinh biết quý trọng những di sản văn hóa các dân tộc trên thế giới, đồng thời có hiểu biết về tôn giáo để có thái độ đúng đắn với các tôn giáo đang tồn tại ở nước ta. 4. Định hướng phát triển năng lực: Phát huy tính tự học và sáng tạo của học sinh 9/20
  10. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC 1. Giáo viên : - Bản đồ phát kiến địa lý, máy tính, máy chiếu. - Ảnh chân dung: C. Colomb. Ma-gien-lăng, Chúa Jésus, Luther, Calvin, Mona Lisa… - Hình tàu Caraven, các bức họa thời Phục hưng, ngày lễ thánh Barthélémé… 2. Học sinh : đọc trước SGK, cố gắng thử trả lời các câu hỏi và tìm hiểu các thuật ngữ khó. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP 1. Mục tiêu: Giáo viên phân công nhiệm vụ cho từng nhóm học sinh chuẩn bị ở nhà để tạo sự hứng thú và tự tin cho học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức\ Đồng thời khơi gợi sự sáng tạo của học sinh, tinh thần học hỏi khám phá với thế giới bên ngoài. 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị một sốmột số vấn đề dưới đây: 1. Quan sát Hình 1 cho em liên tưởng đến vấn đề gì? 10/20
  11. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa HÌNH 1 2. Vì sao Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là những nước đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý? 3. Gợi ý sản phẩm:Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Những cuộc phát kiến địa lý : Hoạt động 1:1. Nguyên nhân * Mục tiêu: - Học sinh hiểu được nguyên nhân vì sao diễn ra các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV. Từ đó, có ý thức ham học hỏi và nâng cao trình độ trong giai đoạn hiện nay. * Phương thức: GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh: Hãy quan sát Hình 2 và theo dõi SGK cho biết: -Nhóm 1: + Nguyên nhân vì sao các diễn ra các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV ? -Nhóm 2: + Những điều kiện thuận lợi để các cuộc phát kiến địa lí diễn ra? HÌNH 2 - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các đối tượng học sinh để có thể gợi ý hoặc trợ giúp học sinh khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm: -Nhóm 1:Nguyên nhân: 11/20
  12. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa + Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về thị trường, hương liệu, vàng bạc lên cao + Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm. - Nhóm 2: Điều kiện của những cuộc phát kiến địa lý: + Phương Tây đã có những hiểu biết về địa lý (trái đất hình cầu), hằng hải +Khoa học - kỹ thuật có những bước tiến quan trọng như kỹ thuật mới trong đóng tàu, la bàn, hải đồ... Hoạt động 2. 2.Các cuộc phát kiến địa lý lớn: * Mục tiêu: Học sinh có những hiểu biết cơ bản về các cuộc phát kiến địa lí lớn. Hiểu được vì sao Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là những nước đi tiên phong trong phát kiến địa lí. Từ đó giáo dục học sinh tinh thần hâm học hỏi và khám phá thế giới. * Phương thức: -Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ kết hợp sách giáo khoa để tìm hiểu về các cuộc phát kiến địa lí lớn: -Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm với kĩ thuật đóng vai: + Nhóm 1: Xây dựng kịch bản về chuyến hành trình của Đia-xơ +Nhóm 2: Xây dựng kịch bản về chuyến hành trình của C.Cô-lôm-bô. +Nhóm 3: Xây dựng kịch bản về chuyến hành trình của Vasco De Gama. +Nhóm 4: Xây dựng kịch bản về chuyến hành trình của Ma-gien-lan * Gợi ý sản phẩm: Trong cung điện của nhà vua Bồ Đào Nha ở thế kỉ XV. 12/20
  13. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa -Quan đại thần: Muôn tâu Quốc vương, các nhà thám hiểm đã trở về và muốn vào yết kiến nhà vua. -Quốc vương: Hãy mời các nhà thám hiểm vào. -Quan đại thần: Xin mời các nhà thám hiểm vào. 4 học sinh đóng vai các nhà thám hiểm : Đia-xơ, C.Cô-lôm-bô, Vasco De Gama, Ma-gien-lan bước vào cúi chào Quốc vương. Học sinh đóng vai nhân vật Đia-xơ Muôn tâu bệ hạ, vào năm 1487, thần xuất phát từ Bồ Đào Nha tiến hành thám hiểm đi xuống vùng biển nam của châu Phi. Cuộc thám hiểm này bị gặp bão và bị thổi xa xuống phía Nam bất ngờ đi tới mũi cực Nam châu Phi- đặt tên là mũi Bão Táp . Tại đây thần nhìn thấy bở Đông châu Phi, các hoa tiêu Hồi giáo sẵn sàng dẫn đường cho thần sang Ấn Độ, nhưng các thủy thủ nổi loạn buộc thần quay trở lại. Thần có ý tưởng đổi tên mũi bão Táp thành mũi Hảo Vọng ạ -Quốc vương: Ta nghĩ đây cũng là một ý kiến hay. Học sinh đóng vai nhân vật C.Cô-lôm-bô Thưa Quốc vương vào ngày 3-8-1492, thần cùng đoàn thủy thủ 90 người đi trên 3 chiếc tàu rời cảng Palot đi về đảo Cana, và đi về phía Tây Đại Tây Dương. Ngày 12-10-1492, đoàn thám hiểm đã đến được một trong những hòn đảo thuộc quần đảo Bahama và lần lượt được thổ dân dẫn đến đảo khác. Ngày 28-10-1492, đoàn thám hiểm của thần đến hòn đảo rất lớn, cuối cùng của quần đảo – đảo Cuba. Thần cho rằng đây là bộ phận đất đai thuộc phía đông châu Á. Sau đó thần đến đảo Hati theo hiểu biết của thần thì đây là phía đông Trung Quốc. Năm 1493 thần lên đường trở về và đem theo 1 ít vàng, thổ dân da đỏ, cây lạ… Một học sinh dẫn chuyện: Như vậy Colombo là người đầu tiên đặt chân lên châu Mĩ, phát hiện ra châu Mĩ nhưng lại lầm tưởng đó là vùng đất thuộc châu Á Học sinh đóng vai nhân vật Vasco De Gama Năm 1497, thần chỉ huy đoàn thủy thủ 160 người rời cảng Li-xbon đi theo lộ trình của Đi-a-xơ trước đây. Trên đường đi đoàn thám hiểm cũng đã bị gặp bão. Sau khi đến cực nam châu Phi, thần thấy có thể đi tiếp đã đổi tên mũi Bão Táp thành mũi Hảo Vọng. Khi đến đông nam châu Phi, đoàn thám hiểm gặp phải xung đột với người Arap bởi họ coi người Bồ Đào Nha là 1 địch thủ nguy hiểm nhưng may mắn thoát nạn. Năm 1498 đoàn của thần đến được Calicut của Ấn Độ -trung tâm buôn bán lớn ở Ấn Độ bấy giờ. Khi trở về đoàn thám hiểm đã mang theo 1 ít hàng hóa tơ lụa, đá quý, ngà voi. Học sinh đóng vai nhân vật Ma-gien-lan + Đoàn thám hiểm của thần gồm 265 người, xuất phát từ Sê-vin (Tây Ban Nha) đi tới đảo Cana, theo đường tây nam tới Nam Mĩ và tiếp tục đi dọc theo bờ biển Patagon bất ngờ phát hiện ra eo biển vừa dài vừa hẹp ngăn cách đại lục và đảo được gọi là eo biển Magienlan. Sau đó đoàn thám hiểm tiến vào đại dương 13/20
  14. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa mênh mông đúng vào lúc sóng yên biển lặng đặt tên là Thái Bình Dương. Nhưng tình trạng thiếu lương thực và nước uống đã bắt đầu xảy ra, điều này làm cho tinh thần của các thủy thủ trong đoàn bắt đầu đi xuống. Tuy nhiên hi vọng tìm thấy một con hòn đảo có người ở chưa bao giờ tắt và sau rất nhiều ngày đẵng đẵng chúng tôi đã đặt chân đến Phi-lip-pin. Một học sinh dẫn chuyện: Tuy nhiên tại Phi-líp-pin một cuộc giao tranh đã xảy ra giữa các thủy thủ với các thổ dân trên đảo, thật không may Ma-gien-lăng bị thiệt mạng. Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thủy thủ khi về đến Tây Ban Nha. Đây chính là cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới đầu tiên bằng đường biển đấy. Một số hình ảnh của giờ học. Hoạt động 3: 3. Hệ quả * Mục tiêu: Học sinh hiểu được mặt tích cực và hạn chế mà các cuộc phát kiến địa lí đem lại * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát lược đồ, tìm hiểu SGK và cho biết: + Những tác động tích cực của các cuộc phát kiến địa lí? +Những tác động tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí? +Em học tập được gì từ các nhà thám hiểm? - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động theo cặp để tìm hiểu. * Gợi ý sản phẩm: -Tích cực: 14/20
  15. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa + Đem lại hiểu biết mới về trái đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Thị trường thế giới được mở rộng. + Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. -Tiêu cực: + Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. -Học tập tinh thần ham học hỏi khám phá, lòng dũng cảm của các nhà thám hiểm. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Nguyên nhân, điều kiện thực hiện, các cuộc phát kiến địa lí lớn và hệ quả của nó. 2. Phương thức. - GV giao nhiệm vụ cho HS:GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo: 1.Tại sao sang thế kỉ XV con người mới có thể tiến hành các cuộc phát kiến địa lí? 2. Lập bảng thống kê về các cuộc phát kiến địa lí theo các nội dung sau : Thời gian, người tiến hành phát kiến, kết quả, hướng đi, kết quả chính đạt được. 3. Dự kiến sản phẩm 1 .Tại sao sang thế kỉ XV con người mới có thể tiến hành các cuộc phát kiến địa lí? Để có thể thực hiện được cuộc thám hiểm tìm được biển đòi hỏi phải có những hiểu biết về đại dương, trái đất, biết sử dụng la bàn, kĩ thuật hàng hải, đóng tàu phát triển để có những con tàu lớn chở được nhiều người và lương thực, thực phẩm, nước uống cho những chuyến đi dài ngày. Vào thế kỷ XV, phương Tây đã có đủ những yếu tố trên để tiến hành cuộc thám hiểm bằng đường biển. Đó là những điều kiện chín muồi của các cuộc phát kiến địa lý 2. Lập bảng thống kê về các cuộc phát kiến địa lí theo các nội dung sau : 15/20
  16. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa Kết quả Người tiến Stt Thời gian Quốc gia Hướng đi chính đạt hành phát kiến được Bồ Đào Dọc theo Tới cực Nam Nha phía Nam Châu Phi đặt của lục tên là mũi 1 1487 B.Đi -a-xơ địa Châu bão tố, sau Phi gọi là Hảo Vọng Tây Ban Hướng Ông là người 1492 Nha Tây đầu tiên phát 2 C.Cô-lôm-bô hiện ra Châu Mỹ 3 1497 Vax-côđơ Bồ Đào Hướng Đến được Gama Nha Đông Caliut (Tây Nam Nam Ấn Độ) rồi quay trở về 4 1519- 1522 Ma-gien-lan Tây Ban Vòng qua Ông là người Nha điểm cực đầu tiên đi của Nam vòng quanh Mỹ trái đất bằng đường biển D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: + Tiếp cận khoa học kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay. + Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà): 1.Viết về một nhà thám hiểm mà em yêu thích. 2.Hãy tưởng tượng mình là một nhà thám hiểm, theo em cần đạt được những phẩm chất gì để thực nhiện ước mơ đó. 3. Gợi ý sản phẩm: - GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi… 16/20
  17. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa VI-KHẢO SÁT TÍNH HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI. Để kiểm tra tính hiệu quả của đề tài tôi đã tiến hành kiểm tra học sinh bằng bài viết cụ thể ở hai lớp 10A1 và 10A4. Lớp 10A1 là lớp dạy thực nghiệm và lớp 10A4 là lớp đối chứng. Kết quả như sau: Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 10A1 44 8 25 11 0 10A4 45 4 22 16 3 Bài kiểm tra đã phần nào phản ánh được việc học tập của học sinh lớp 10A1 đã có sự chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức, xử lí những thông tin liên quan đến nội dung bài học và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Kết quả học tập của lớp 10A1 và 10A4 cuối HKI như sau: Trước khi dạy thực nghiệm Tên lớp Giỏi Khá TB Yếu-Kém 10A4 10% 65 % 25 % 0% 10A1 25 % 65 % 10 % 0% Sau khi dạy thực nghiệm: Tên lớp Giỏi Khá TB Yếu-Kém 10A4 10% 65 % 25 % 0% 10A1 25 % 65 % 10 % 0% 17/20
  18. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa C-KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Hiệu quả của việc giảng dạy, chất lượng giáo dục của bộ môn sẽ được nâng lên khi có sự cố gắng của cả thầy và trò, đồng thời cũng cần đến sự giúp đỡ quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp. Việc quản lí lớp học một cách chặt chẽ, tạo cho học sinh ý thức kỉ luật tốt sẽ giúp giáo viên bộ môn nhiều trong việc áp dụng các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả bài học. Mặc dù chưa triển khai được đồng đều ở tất cả các lớp và nhưng tôi thấy rằng việc dạy học theo định hướng năng lực để góp phần đổi mới dạy học, làm cho bộ môn lịch sử ngày càng hấp dẫn được học sinh yêu thích rất có hiệu quả. Vì vậy rất mong muốn Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội tổ chức các buổi tập huấn nhiều hơn nữa để chúng tôi được tiếp cận nhiều hơn, trao đổi với đồng nghiệp nhiều hơn trong chuyên môn. Với khoảng thời gian không dài và do trình độ có hạn chắc chắn đề tài của tôi không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp để tôi giảng dạy ngày càng tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ý kiến nhận xét đánh giá của hội Hà Nội, ngày 27/02/2019 đồng khoa học. Tôi xin cam đoan đây là SKKN của ........................................................ mình viết, không sao chép nội dung ........................................................ của người khác ........................................................ Người viết ........................................................ ......................................................... Chủ tịch hội đồng Nguyễn Thị Thanh Hoa 18/20
  19. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa MỤC LỤC A .ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1- Cơ sở lý luận 2- phương pháp nghiên cứu III- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1 Đối tượng nghiên cứu 2- Phạm vi đề tài: IV.KHẢO SÁT THỰC TẾ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. B-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.TÁC DỤNG, Ý NGHĨA CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC. II.XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CẦN ĐẠT CỦA HỌC SINH THPT. III. CẤU TRÚC CHUNG CỦA MỘT GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN LỊCH SỬ IV. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC. V. VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÔNG QUA BÀI 11-LỚP 1o:“TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI” VI. KHẢO SÁT TÍNH HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI. C-KẾT LUẬN-KHUYẾN NGHỊ. 19/20
  20. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Phương pháp dạy học Lịch sử, Phan Ngọc Liên ( Chủ biên) NXB GD 2003 2 ) Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông, Bộ giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục, 2007. 3) Sách Lịch sử 10 Phan Ngọc Liên ( Chủ biên) NXB GD 2008 4) Sách giáo viên Lịch sử 10, Phan Ngọc Liên ( Chủ biên) NXB GD 2008 5)Ôn luyện và kiểm tra Lịch sử 10, Nguyễn Đình Lễ( Chủ biên), NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh, 2008. 6) Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Lịch sử 10, Trương Ngọc Thơi ( Chủ biên) NXB ĐHQG, Hà Nội, 2008. 7) Kiến thức cơ bản và câu hỏi ôn tập Lịch sử 10,Trương Ngọc Thơi (Chủ biên )NXB ĐHQG Hà Nội, 2007. 8)Ôn tập và Tự kiểm tra đánh giá Lịch sử 10, Đỗ Thanh Bình (Chủ biên),NXBGD,2008. 9) Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2017- 2018, Nguyễn Xuân Trường( Chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2018. 20/20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2