Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng sử dụng phần mềm đồ họa trong chương trình tin học 10 theo định hướng STEM
lượt xem 18
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp dạy và học theo định hướng giáo dục STEM, giúp giáo viên nhận thức đúng đắn về giáo dục STEM, có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, thực hành đáp ứng yêu cầu của chương trình phổ thông mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng sử dụng phần mềm đồ họa trong chương trình tin học 10 theo định hướng STEM
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: " RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM ĐỒ HỌA TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM " LĨNH VỰC: TIN HỌC
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: " RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM ĐỒ HỌA TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM " LĨNH VỰC: TIN HỌC Người thực hiện: Ngô Đức Phong Chu Văn Thảo Tổ: Toán - Tin Năm thực hiện: 2022 - 2023 Điện thoại: 0987.84.99.77 0985.23.90.21 Diễn Châu 2, tháng 3 năm 2023
- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 PPCT Phân phối chương trình 6 SGK Sách giáo khoa 7 THPT Trung học phổ thông
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................ 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................... 3 5.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 3 5.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 6. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 3 7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 5 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................. 5 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................................. 6 2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai dạy học STEM ở trường THPT............6 2.2. Thực trạng dạy học STEM ở trường THPT những năm gần đây ...................... 7 3. CHỌN ĐỐI TƯỢNG ............................................................................................ 8 4. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.................................................................................... 8 4.1. Nội dung kiến thức ............................................................................................. 8 4.2. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ....................... 15 4.3. Kế hoạch bài dạy thực nghiệm ......................................................................... 20 PHẦN III. KẾT LUẬN ........................................................................................... 38 1. Hiệu quả, ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm .................................................... 38 2. Nhận định về việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề tài ...... 39 3. Bài học kinh nghiệm và đề xuất .......................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 41
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, chúng ta phải công nhận sự tiến bộ của Khoa học, Công Nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Vì vậy, trên khắp thế giới các quốc gia đều tập trung đầu tư vàoSTEM với hy vọng đào tạo những công dân có năng lực tạo sự phát triển và tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế và có thể giải quyết các vấn đề như sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường, dân số quá đông, sản xuất nông nghiệp, đa dạng sinh học, suy giảm năng lượng, nguồn nước,... Trong giáo dục của nhiều nước, STEM tích hợp xem là rất quan trọng trong việc phát triển năng lực học sinh nhằm tạo ra những công dân đáp ứng được yêu cầu của thế kỷ XXI. Những năm gần đây giáo dục STEM đang trở thành xu hướng chính ở các nước phát triển bởi tính ưu việt của nó. Cách thức dạy học mới đáp ứng được yêu cầu của dạy học hiện đại, giúp học sinh tư duy đa chiều, trang bị cho các em kiến thức, kĩ năng cần thiết để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống cũng như định hình nghề nghiệp trong tương lai. Giáo dục STEM được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo từ nhiều năm trước với phương pháp "tích hợp, liên môn", nhiều chủ đề thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội được giáo viên thực hiện theo định hướng mới đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy vậy, việc dạy học trong trường phổ thông hiện nay vẫn còn nặng về lí thuyết, ít chú trọng thực hành, dẫn đến tình trạng học v ẹt, thuộc lý thuyết nhưng không ứng dụng được vào thực tế, dẫn đến học sinh học thụ động, chán học, lười học, chưa nắm được bản chất của sự kiện, hiện tượng. Từ năm học 2016 – 2017, thực hiện công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới dạy học theo định hướng giáo dục STEM, Sở Giáo dục và Đạo tạo tổ chức các buổi tập huấn về giáo dục STEM, nhà trường cũng hướng dẫn các tổ chuyên môn thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường thời gian thực hành và trải nghiệm thực tế, các tổ bộ môn cũng xây dựng và tổ chức nhiều tiết dạy minh họa thu được những kết quả khả quan. Bản thân là giáo viên dạy môn Tin học, tôi đã tích cực nghiên cứu và dạy thực nghiệm một số chủ đề theo định hướng STEM, tổ chức học sinh hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, dạy nghề bằng hình thức câu lạc bộ trải nghiệm giáo dục STEM, thu được những hiệu ứng tích cực. Dưới sự chỉ đạo của bộ giáo dục, trong thời gian qua sở GD&ĐT Nghệ An đã tập huấn cho giáo viên và triển khai thí điểm về phương pháp giáo dục STEM vào một số trường phổ thông trên địa bàn tỉnh. Bản thân là giáo viên dạy môn Tin học, tôi đã tích cực nghiên cứu và dạy thực nghiệm một số chủ đề theo định hướng STEM, tổ chức học sinh hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, dạy nghề bằng hình thức câu lạc bộ trải nghiệm giáo dục STEM, thu được những hiệu ứng 1
- tích cực. Là một giáo viên, bản thân chúng tôi cũng đã học tập, nghiên cứu và đã vận dụng phương pháp dạy học này và tôi mạnh dạn đề xuất một chủ đề bài học STEM định hướng ICT cho chủ đề 4 ứng dụng tin học trong Tin học 10 kết nối tri thức mà tôi đã áp dụng và đạt hiệu quả tích cực đó là "Rèn luyện kỹ năng sử dụng phần mềm đồ họa trong chương trình tin học 10 theo định hướng STEM" nhằm góp một phần nhỏ trong việc đổi mới giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh và mong muốn được trao đổi những kinh nghiệm của bản thân với các đồng nghiệp và nhận được sự góp ý, xây dựng để đề tài được hoàn thiện. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp dạy và học theo định hướng giáo dục STEM, giúp giáo viên nhận thức đúng đắn về giáo dục STEM, có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, thực hành đáp ứng yêu cầu của chương trình phổ thông mới. - Giúp giáo viên hiểu và vận dụng phương pháp dạy học STEM để có thể thiết kế các chủ đề theo bài học STEM. - Qua dạy học STEM truyền đạt kiến thức cơ bản, rèn luyện các kĩ năng tư duy và kĩ năng thực hành cho học sinh nhằm phát huy tính sáng tạo và tính hiệu quả trong học tập. - Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sử dụng các phần mềm đồ hoạ, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên internet, phát triển năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sự sáng tạo trong quá trình học tập và tạo ra sản phẩm. - Học sinh gắn kết được nội dung học tập với yêu cầu thực tiễn. Từ đó khắc sâu được kiến thức lý thuyết, tạo hứng thú học tập, kích thích sự sáng tạo, tránh thói quen thụ động. - Giúp các em có niềm đam mê và yêu thích môn Tin học. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Xác định cơ sở lí luận của đề tài: Xuất phát từ chủ trương của Đảng, Nhà nước và các cấp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, về giáo dục STEM; xuất phát từ ưu thế của giáo dục STEM trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. - Phân tích thực trạng việc dạy và học STEM trong các trường phổ thông nói chung và trường THPT Diễn Châu 2 những năm gần đây. - Đề ra những giải pháp hợp lý giúp giáo viên và học sinh tiếp cận dễ dàng với cách dạy và học theo định hướng STEM. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp lí luận: Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp dạy học, về định hướng giáo dục STEM. 2
- - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra, thực nghiệm, so sánh, tổng hợp nhằm đưa ra giải pháp mới. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu. - Phương pháp điều tra: Khảo sát tình hình dạy học sử dụng phương pháp dạy học STEM của giáo viên trong nhà trường. - Phương pháp trao đổi thực nghiệm: Trao đổi trong đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện nội dung. - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy thể nghiệm để từ đó đánh giá mức độ tiếp thu, hứng thú và khả năng sáng tạo của học sinh. 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp dạy học nội dung theo định hướng ICT, chủ đề 4, tin học ứng dụng - Tin học 10 theo bài học STEM. - Với chủ đề này tôi đã dạy thực nghiệm ở lớp 10A1, 10A2, 10A5, 10C1, 10C6 - Trường THPT Diễn Châu 2 và đồng nghiệp dạy môn tin cũng đã áp dụng cho các lớp mình dạy. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Tổ chức dạy học chủ đề: “Thiết kế Poster giới thiệu về trường THPT Diễn Châu 2” theo bài học STEM. - Tài liệu tập huấn STEM do sở GD&ĐT Nghệ An ban hành. 6. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Giúp giáo viên nhận thức đúng đắn về giáo dục STEM và tính ưu việt của dạy – học theo định hướng STEM, từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục, đào tạo. - Giúp giáo viên xây dựng chủ đề STEM, thiết kế giáo án hợp lý, vận dụng tốt các kiến thức liên môn theo cách dạy học STEM, kết hợp học đi đôi với hành, dạy– học gắn liền với thực tiễn. - Tạo sân chơi trí tuệ, sáng tạo và bổ ích cho học sinh, tạo cơ hội cho các em được tham gia các hoạt động có tính khoa học, hiện đại. - Rèn luyện tư duy máy tính, tư duy logic, tư duy phản biện, khả năng tập trung, kĩ năng đồ hoạ, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng diễn giải, giải quyết vấn đề, phản biện, đánh giá, nhận xét… cho cả giáo viên và học sinh. - Học sinh sẽ thẩm thấu kiến thức lý thuyết chủ đề 4 ứng dụng tin học và sử dụng thông tin trên mạng internet một cách chủ động, sáng tạo từ một dự án thực tiễn. 3
- - Khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước. Ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sau quá trình sưu tầm tranh ảnh, nội dung cho chủ đề. 7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Phần I. Đặt vấn đề Phần II. Nội dung nghiên cứu Phần III. Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 4
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Chương trình giáo dục phổ thông 2018 định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, mục tiêu của chương trình nhằm để trả lời cho câu hỏi: Học xong chương trình học sinh làm được gì? Chính vì vậy mà cần phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần phải gắn nội dung bài học với những vấn đề thực tiễn và giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh tìm hiểu và giải quyết được vấn đề, thông qua đó tiếp thu tri thức một cách chủ động. Giáo dục STEM cũng xuất phát từ vấn đề nảy sinh trong thực tiễn được xây dựng thành các chủ đề/bài học STEM, thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học sẽ giúp học sinh tìm ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề mà chủ đề/bài học STEM nêu ra. Trong những năm qua, Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và đổi mới giáo dục trong có liên quan đến giáo dục STEM được ban hành, cụ thể như: Nghị quyết số 29/NQ–TW Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo; Chỉ thị số 16/CT–TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Quyết định 522/QĐ–TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025”; Công văn số 3535/BGDĐT–GDTrH, ngày 27/5/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá thông qua việc hướng dẫn xây dựng các chủ đề dạy học; Công văn số 5555/BGDĐT–GDTrH, ngày 8/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới quản lí sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; Công văn số 791/ BGDĐT–GDTrH, ngày 25/6/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thí điểm giao quyền tự chủ xây dựng kế hoạch nhà trường; Các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đối với giáo dục trung học hằng năm;Thông tư 32/2018/TT– BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; Công văn số 4612/BGDĐT–GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017– 2018; Kế hoạch số 10/KH–BGDĐT, ngày 7/1/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ứng dụng ICT trong quản lí các hoạt động giáo dục ở trường trung học năm học 2016–2017, trong đó thí điểm triển khai giáo dục STEM tại một số trường trung học. Về phía Sở Giáo duc Đào tạo Nghệ An số 1602/SGD&ĐT-GDTrH cũng nói rõ trong mục đổi mới hình thức dạy học cần: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần 5
- coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường; tăng cường các hoạt động trải nghiệm; tổ chức dạy học gắn liền với di sản văn hóa, với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ đề tích hợp liên môn, nhất là những chủ đề xây dựng theo tỉnh thần giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán (STEM) trong việc thực hiện CT GDPT ở những môn học liên quan. Khuyến khích mỗi nhóm chuyên môn xây dựng một chủ đề giáo dục STEM, tập trung vào mức độ “Dạy học các môn khoa học theo phương thức giáo dục STEM”. Gần đây nhất Sở Giáo dục Nghệ An có Công văn số:1841/SGD&ĐT- GDTrH ngày 7/10/2019 V/v Hướng dẫn thực hiện giáo dục STEM trong trường trung học từ năm học 2019-2020. Công văn nói rõ: Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn, qua đó phát triển cho học sinh năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cùng với những năng lực khác tương ứng, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội. Mỗi bài học STEM trong chương trình giáo dục phổ thông đề cập đến một vấn đề tương đối trọn vẹn, đòi hỏi học sinh phải học và sử dụng kiến thức thuộc các môn học trong chương trình để sử dụng vào giải quyết vấn đề đó. Giáo dục STEM đảm bảo giáo dục toàn diện, nâng cao hứng thú học tập các môn học, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, kết nối trường học với cộng đồng, góp phần hướng nghiệp, phân luồng. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai dạy học STEM ở trường THPT 2.1.1. Thuận lợi - Đảng, Nhà nước, ngành đã có chủ trương, chỉ thị, thông tư về đẩy mạnh giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông, tạo điều kiện pháp lý để các trường triển khai dạy học theo định hướng STEM. - Đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, đa số giáo viên có năng lực chuyên môn, mỗi trường đều có đội ngũ giáo viên cốt cán có trình độ cao, ham học hỏi, tìm tòi cái mới, tích cực đổi mới phương pháp dạy học. - STEM là phương pháp dạy - học gắn kiến thức khoa học với thực tiễn, học sinh ham thích thực hành, thí nghiệm, chế tạo sản phẩm ứng dụng trong cuộc sống… nên dạy học STEM gây tò mò, hứng thú cho học sinh trong học tập. - Dạy học STEM tạo ra cách học sáng tạo, tâm lý thoải mái cho học sinh, quan hệ thầy – trò cũng gần gũi, thân thiện hơn. - Dạy học STEM được các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sĩ trình bày ở nhiều bài viết trên mạng internet, việc tổ chức ngày hội STEM, tập huấn của các sở, các trường ít nhiều giúp giáo viên hiểu về STEM. 6
- 2.1.2. Khó khăn - Dạy học STEM cần phải có nhiều thời gian trong khi học sinh vẫn phải tập trung học đảm bảo chương trình chính thống, học thêm phục vụ thi cử, đánh giá cuối năm học. - Dạy học STEM kết hợp lý thuyết với thực hành, làm ra sản phẩm, việc thi cử hiện nay theo đề thi trắc nghiệm lý thuyết là chủ yếu nên chưa khuyến khích được giáo viên và học sinh. - Giáo viên, phụ huynh chưa hiểu thấu đáo về STEM, cho rằng STEM chỉ là lắp ráp, điều khiển robot tự động, không gắn với các môn học chính thống của học sinh nên chưa quan tâm đến phương pháp mới. - Giáo viên chưa được tập huấn nhiều về giáo dục STEM, việc soạn bài và dạy học trên lớp theo định hướng STEM còn gặp nhiều vướng mắc. - Dạy học STEM đòi hỏi tài chính, thời gian, công sức, chất xám lớn, trong khi cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường hiện nay còn khó khăn. 2.2. Thực trạng dạy học STEM ở trường THPT những năm gần đây Tháng 5 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ký Chỉ thị số 16 yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai giáo dục về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông, tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 – 2018. Từ năm 2017 trở đi, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, ngành và các tập đoàn, doanh nghiệp, các trường, trong đó có Đại học VinUni đã triển khai dự án “chương trình STEM” cho giáo viên THPT góp phần thúc đẩy phong trào dạy học STEM ở trường phổ thông. Trong những năm qua, dạy học STEM thực tế chỉ mới được thực hiện ở một số trường đại học tốp đầu trong nước và một số trường phổ thông chuyên, một số trường tiểu học và THCS tiếp cận STEM chủ yếu thông qua hình thức câu lạc bộ. Ở các trường phổ thông đại trà, giáo dục STEM mới chỉ được nhà trường thực nghiệm qua một số chuyên đề dạy học trên lớp hoặc thành lập các câu lạc bộ. Tại Nghệ An ngày 23/11/2020 Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học “Giáo dục STEM và triển khai chương trình giáo dục STEM trong các trường phổ thông”. Đây là diễn đàn để các chuyên gia, cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên, nhà đầu tư và các bên liên quan cùng trao đổi, thảo luận về việc triển khai chương trình giáo dục STEM trong bối cảnh hiện nay. Tại trường THPT Diễn Châu 2, huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An, từ năm 2019–2020, nhà trường đã đẩy mạnh việc triển khai dạy học liên môn; từ năm 2020 – 2021, nhà trường bắt đầu triển khai dạy học STEM ở một số môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, nhất là Tin học; 7
- Việc triển khai dạy học STEM đạt được một số kết quả, học sinh được tiếp cận bài học một cách trực quan sinh động, được khám phá, làm ra sản phẩm nên hứng thú, say mê học tập, nhất là chương trình robot giáo dục thu hút sự quan tâm của học sinh và phụ huynh. 3. CHỌN ĐỐI TƯỢNG Đối tượng tôi chọn là học sinh của 6 lớp 10 (năm học 2022-2023) với 247 em. Giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm; 1 nhóm làm thực nghiệm, nhóm còn lại để đối chứng. Nhóm thứ nhất: Học tập bình thường theo hướng dẫn của sách giáo viên và sách Tin học 10 nội dung theo định hướng ICT, chủ đề 4, tin học ứng dụng - Tin học 10 bao gồm các lớp: Lớp 10A2 có 42 học sinh Lớp 10A3 có 38 học sinh Lớp 10C6 có 42 học sinh. Tổng số học sinh của nhóm thứ nhất là 122 học sinh. Nhóm thứ hai: Dạy theo phương pháp thực nghiệm giải pháp dạy học nội dung theo định hướng ICT, chủ đề 4, tin học ứng dụng - Tin học 10 theo bài học STEM: Lớp 10A1 có 40 học sinh Lớp 10A5 có 45 học sinh Lớp 10C1 có 40 học sinh Tổng số học sinh nhóm thứ hai là : 125 HS. 4. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Nhằm góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng phần mềm đồ hoạ cũng như hiệu quả của tiết học STEM thì bước đầu chúng tôi truyền đạt những kiến thức cơ sở về phần mềm đồ hoạ. 4.1. Nội dung kiến thức 4.1.1. Thiết kế đồ họa - Thiết kế đồ họa là ngành học sáng tạo, giúp truyền tải thông điệp bằng chữ viết cùng với những hình ảnh đẹp, ấn tượng qua việc sử dụng các công cụ công nghệ đồ hoạ. Mỗi ấn phẩm làm ra được tạo nên bởi sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ cá nhân. - Ứng dụng quan trọng của thiết kế đồ hoạ + Giúp các tổ chức, công ty tạo dựng hệ thống hình ảnh, nhận diện thương hiệu + Góp phần quảng bá thương hiệu + Trình bày ý tưởng không còn là trở ngại + Hình thức thể hiện nội dung đa dạng 8
- + Tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn - Thiết kế đồ họa (graphic design) là quá trình thiết kế các thông điệp truyền thông bằng hình ảnh, giải quyết vấn đề thông qua sự kết hợp giữa hình ảnh; kiểu chữ với ý tưởng để truyền tải thông tin đến người xem. 4.1.2. Phần mềm đồ họa inkscape - Có hai loại phần mềm đồ họa: + Phần mềm tạo, chỉnh sửa hình vectơ: Adobe lllustrator, CorelDraw, Inkscape,.. + Phần mềm xử lí ảnh bipmap: Adobe Photoshop, GIMP, … a) Tải và cài đặt phần mềm - Tải phần mềm tại địa chỉ: https://inkscape.org/release/inkscape-1.0/. - Cài đặt theo hướng dẫn. b) Giao diện của Inkscape 4.1.3. Các đối tượng đồ họa của hình vẽ - Tạo tệp mới bằng lệnh File/New… hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + N - Các đối tượng được thêm vào hình bằng cách: + C1. Tạo ra các bản sao của các đối tượng đã có trong vùng làm việc + C2. Chọn đối tượng từ hộp công cụ và vẽ vào vùng làm việc. Các đối tượng sẽ xuất hiện theo thứ tự lớp, đối tượng vẽ trước sẽ ở lớp dưới, đối tượng này có thể bị che khuất toàn bộ hay một phần bởi các đối tượng vẽ sau ở lớp trên. - Để thêm các đối tượng có sẵn trên hộp công cụ như hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình elip, cung tròn, ngôi sao, đa giác, hinh xoắn ốc hoặc vẽ đối tượng tự do hay chèn chữ,… ta thực hiện theo ba bước: 9
- Bước 1: Chọn công cụ tương ứng trên hộp công cụ: Bước 2: Chỉnh tùy chọn trong danh sách điều khiển thuộc tính nếu cần Bước 3: Xác định vị trí hình vẽ trong vùng làm việc, kéo thả chuột để vẽ hình. - Chọn đối tượng trên hình vẽ bằng cách: chọn công cụ Select trong hộp công cụ rồi nháy chuột vào đối tượng. Đối tượng được chọn có thể được di chuyển, phóng to, thu nhỏ, xoay, thay đổi thứ tự lớp hay tô màu,... - Để chọn màu cho một đối tượng, ta cần xác định màu tô (Fill Color) và màu vẽ (Stroke Color). Ta chọn màu tô và màu vẽ trên bằng màu (lưu ý để chọn màu vẽ cần nhấn giữ phím Shift khi chọn màu). - Lưu tệp bằng lệnh File/Save hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + S. Phần mềm Inkscape lưu lại sản phẩm đã tạo dưới dạng tệp hình vecto có phần mở rộng là svg. 4.1.4. Các đối tượng hình khối - Inkscape cung cấp một số đối tượng đã được định nghĩa sẵn trong hộp công cụ như hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình elip, vòng cung, ngôi sao, đa giác… - Mỗi hình khối được đặc trưng bởi các thuộc tính khác nhau. Ta có thể thay đổi giá trị các thuộc tính trên thanh điều khiển thuộc tính để chỉnh hình theo ý muốn. Bảng các thuộc tính cơ bản của một số hình có sẵn Đối tượng Thuộc tính Ý nghĩa W, H Chiều rộng, chiều dài. Hình vuông, hình chữ nhật Bán kính của góc bo (bằng 0 nếu góc của hình là Rx, Ry góc vuông) Rx, Ry Bán kính theo phương ngang và thẳng đứng Hình tròn, hình elip Góc của điểm đầu và điểm cuối khi sử dụng chế Start, End độ vẽ (đơn vị: độ) Corners Số đỉnh của đa giác hoặc số cánh của hình sao Rounded Độ cong tại các đỉnh của hình Hình đa giác, hình sao Tỉ lệ bán kính từ tâm đến góc trong và từ tâm tới Spoke ratio đỉnh đầu hình sao randomized Tham số làm méo hình ngẫu nhiên Ta có thể thay đổi thuộc tính của mỗi đối tượng được tạo từ công cụ có sẵn trong hình vẽ. 10
- 4.1.5. Thiết lập màu tô, màu vẽ và tô màu cho đối tượng - Trong Inskpape có một số tùy chọn khác nhau cho màu tô và màu vẽ của một đối tượng. Có thể thiết lập màu tô và màu vẽ độc lập với nhau. Để tùy chỉnh màu tô và màu vẽ ta sử dụng hộp thoại Fill và Stroke sau: Không màu (trong suốt) Màu chuyển giữa hai hoặc nhiều màu. Màu chuyển giữa hai hoặc nhiều màu từ trung tâm đối tượng. Hoa văn (đối tượng được lấp đầy bởi một mẫu hoa văn). ? Hủy đặt (đối tượng trở về trạng thái ban đầu, điều này cần thiết khi ta sao chép đối tượng và thay đổi thuộc tính cho đối tượng). Các bước thực hiện việc chỉnh sửa nền và đường nét: Bước 1: Chọn đối tượng cần chỉnh, Chọn lệnh Objects/Fill and Stroke (hoặc nháy nút chuột phải chọn Fill and Stroke) xuất hiện hộp thoại Fill and Stroke. Bước 2: Chọn Fill để chọn kiểu tô cho màu tô, chọn Stroke paint để chọn kiểu tô cho màu vẽ, chọn Stroke style để thay đổi thiết lập kiểu nét vẽ và độ dày mỏng của nét. Bước 3. Tùy chỉnh màu sắc bằng cách chọn kiểu tô và thiết lập màu. 4.1.6. Các phép ghép đối tượng đồ hoạ - Các hình phức tạp có thể thu được bằng cách ghép từ các hình đơn giản. - Các phép ghép được sử dụng để ghép và cắt hình trong Inskcape gồm: hợp, hiệu. giao, hiệu đối xứng, chia, cắt của hai hay nhiều đối tượng đơn. Các phép ghép này được thực hiện bằng cách chọn lệnh trong bảng chọn Path. Phép hợp (Union, nhấn tổ hợp phím Ctrl + +) là tất cả các phần thuộc một trong các hình đơn. Phép hiệu (Difference, nhấn tổ hợp phím Ctrl + −) là phần thuộc hình lớp dưới nhưng không thuộc hình lớp trên. Phép giao (Intersection, nhấn tổ hợp phím Ctrl + *); là phần thuộc cả hai hình được chọn. 11
- Phép hiệu đối xứng (Exclusion, nhấn tổ hợp phím Ctrl + ^ ) là phần hình thuộc các hình trừ phần giao nhau. Phép chia (Division, nhấn tổ hợp phím Ctrl + /): Hình lớp dưới được chia thành các phần bởi đường nét của hình lớp trên. Phép cắt (Cut Path, nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + /): Cắt hình lớp dưới thành các phần bởi hai điểm giao ở viền với hình lớp trên. Kết quả là các hình mới không có màu. Trong Inkscape, ta có thể làm các phép ghép với các hình để thu được hình mới 4.1.7. Làm quen với đối tượng dạng đường - Đối tượng tự do dạng đường do người dùng tạo ra, là tổ hợp của một hay nhiều đoạn cong hoặc thẳng nối lại với nhau - Các đối tượng tự do dạng đường có thể điều chỉnh các đoạn độc lập với nhau để tạo ra hình dạng khác - Ví dụ: - Đối tượng đường thường được biểu diễn bởi một chuỗi các đoạn thẳng hoặc đoạn cong nối với nhau. Mỗi đoạn cong biểu diễn bởi 4 điểm, hai điểm đầu mút và hai điểm điều khiển. Mỗi điểm điều khiển kết hợp với một điểm đầu mút tạo ra tiếp tuyến của đường cong tại điểm mút tương ứng (Hình 14.3) 12
- Các bước vẽ đối tượng đường Bước 1: Chọn công cụ Pen trên hộp công cụ. Bước 2. Chọn kiểu trên thanh điều khiển thuộc tính để tạo đường cong. Bước 3. Nhảy chuột đề đạt các điểm neo trên hình vẽ (có thể kết hợp nháy chuột và kéo thả). Bước 4. Kết thúc đường bằng cách nhấn phím Enter hoặc nháy đúp chuột tại vị trí neo cuối cùng. Đường cong thường được biểu diễn bởi một chuỗi các đoạn cong ghép với nhau. 4.1.8. Làm quen với đối tượng dạng đường - Đối tượng tự do dạng đường do người dùng tạo ra, là tổ hợp của một hay nhiều đoạn cong hoặc thẳng nối lại với nhau - Các đối tượng tự do dạng đường có thể điều chỉnh các đoạn độc lập với nhau để tạo ra hình dạng khác - Ví dụ: - Đối tượng đường thường được biểu diễn bởi một chuỗi các đoạn thẳng hoặc đoạn cong nối với nhau. Mỗi đoạn cong biểu diễn bởi 4 điểm, hai điểm đầu mút và hai điểm điều khiển. Mỗi điểm điều khiển kết hợp với một điểm đầu mút tạo ra tiếp tuyến của đường cong tại điểm mút tương ứng (Hình 14.3) Các bước vẽ đối tượng đường Bước 1: Chọn công cụ Pen trên hộp công cụ. Bước 2. Chọn kiểu trên thanh điều khiển thuộc tính để tạo đường cong. Bước 3. Nhảy chuột đề đạt các điểm neo trên hình vẽ (có thể kết hợp nháy chuột và kéo thả). Bước 4. Kết thúc đường bằng cách nhấn phím Enter hoặc nháy đúp chuột tại vị trí neo cuối cùng. Đường cong thường được biểu diễn bởi một chuỗi các đoạn cong ghép với nhau. 13
- 4.1.9. Sử dụng công cụ tinh chỉnh đường - Khi nối các đoạn thẳng hoặc đoạn cong với nhau ta thu được đường cong phức tạp hơn. - Các điểm nối giữa các đoạn có thể là điểm neo trơn (smooth nodes - thể hiện bởi hình vuông hay hình tròn) hoặc điểm neo góc (comer nodes - thể hiện bởi một hình thoi) (Hình 14.4) - Khi xác định điểm neo trên bản vẽ, các đoạn ở giữa sẽ được tự động tạo ra để nối các điểm neo đã có. Hình vẽ ban đầu có thể chưa đúng với ý tưởng hoàn chỉnh, điều này sẽ được chỉnh sửa bằng công cụ tinh chỉnh điểm - Độ cong tại mỗi điểm neo phụ thuộc vào điểm chỉ hướng và đường chỉ hướng tại điểm đó (Hình 14.5). Các giá trị này được thay đổi bằng cách kéo thả điểm chỉ hướng. Khi thay đổi phương, chiều, độ lớn của các giá trị này tại một điểm, đoạn cong liên quan tới điểm đó sẽ thay đổi theo. - Điểm neo trơn có hai đường chỉ hướng luôn cùng phương với nhau - Các bước thực hiện việc chỉnh sửa điểm neo: Bước 1. Chọn công cụ trên hộp công cụ Bước 2. Nháy chuột vào hình muốn chỉnh sửa Bước 3. Nháy vào điểm neo cần sửa, chọn điểm neo hoặc điểm chỉ hướng rồi kéo thả chuột sang vị trí mới Nếu muốn loại bỏ, thêm mới hay chuyển đổi loại điểm neo, ... ta chọn vào biểu tượng tương ứng trên thanh điều khiển thuộc tính (Hình 14.6) => Ta có thể tinh chỉnh đối tượng đường dựa vào điểm neo và các điểm, đường chỉ hướng. 14
- 4.1.10. Đối tượng văn bản - Để bổ sung đối tượng văn bản, ta chọn biểu tượng trên hộp công cụ. - Ta có thể tùy chỉnh từng phần trong một đối tượng văn bản bằng cách chọn đối tượng văn bản và bôi đen phần văn bản muốn căn chỉnh, sau đó điều chỉnh tham số trên thanh điều khiển thuộc tính hoặc lệnh trong bảng chọn Text. - Bốn ô đầu tiên trên thanh điều khiển thuộc tính cho phép ta thay đổi phông chữ, kiểu chữ (bình thường/in nghiêng/in đậm/ in đậm và nghiêng), cỡ chữ và khoảng cách giữa các dòng,... - Năm ô phía sau điều chỉnh các thông tin như trên Hình 14.10 Chú ý: - Muốn bỏ các tùy chỉnh đã đặt, ta chọn đối tượng văn bản rồi chọn lệnh Text/ Remove Manual Kerns. - Muốn đặt văn bản theo đường đã có, ta chọn đối tượng văn bản và đối tượng đường, sau đó chọn lệnh Text/ Put on Path. - Muốn bỏ đặt văn bản theo đường, ta chọn đối tượng và chọn lệnh Text/ Remove from Path => Trong Inkscape, văn bản được bổ sung có thể tùy chỉnh theo từng kí tự và có thể đặt đoạn văn bản theo đường hoặc vào một khuôn dạng. 4.2. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 4.2.1. Mục đích khảo sát - Đánh giá về sự hiểu biết, mức độ quan tâm và khả năng áp dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học của giáo viên và sự hứng thú học tập của học sinh. - Thu thập thông tin đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của giải pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng phần mềm đồ hoạ trong chương trình tin học 10 theo định hướng STEM. 15
- + Thứ nhất: Giải pháp được đề xuất có thực sự cần thiết hay không. + Thứ hai: Giải pháp được đề xuất có khả thi đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục hay không. 4.2.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 4.2.2.1. Nội dung khảo sát Về nội dung khảo sát, chúng tôi tập trung vào 2 vấn đề chính như sau: - Các giải pháp được đề xuất có thực sự cần thiết đối với vấn đề nghiên cứu hiện nay không? - Các giải được đề xuất có khả thi đối với vấn đề nghiên cứu hiện tại hay không? 4.2.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá Phương pháp được sử dụng để khảo sát là trao đổi bằng bảng hỏi, với thang đánh giá 04 mức với cách cho điểm như sau: Về tính cấp thiết: Không cấp thiết: 1 điểm; Ít cấp thiết: 2 điểm; Cấp thiết: 3 điểm; Rất cấp thiết: 4 điểm. Về tính khả thi: Không khả thi: 1 điểm; Ít khả thi: 2 điểm; Khả thi: 3 điểm; Rất khả thi: 4 điểm Sau đó chúng tôi tính điểm trung bình cho mỗi nội dung khảo sát theo phần mềm excel 2016. Quy ước xử lí thông tin phiếu khảo sát Điểm 1 2 3 4 quy ước Không cấp Mức độ Ít cấp thiết Cấp thiết Rất cấp thiết thiết Điểm trung 1.0 - 1.75 1.75 - 2.5 2.5 - 3.25 3.25 - 4.0 bình Mức độ Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi Điểm trung 1.0 - 1.75 1.75 - 2.5 2.5 - 3.25 3.25 - 4.0 bình 4.2.3. Câu hỏi khảo sát bằng bảng hỏi. 4.2.3.1. Khảo sát tinh cấp thiết của các giải pháp được áp dụng trong đề tài. Phiế u khả o sát bằ ng bả ng hỏ i theo mẫ u ở phầ n Phụ Lụ c 1; 2; 3 4.2.3.2. Khảo sát tính khả thi của các giải pháp được áp dụng trong đề tài. Phiế u khả o sát bằ ng bả ng hỏ i theo mẫ u ở phầ n Phụ Lụ c 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT
21 p | 29 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 18 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kỹ năng cảm thụ văn xuôi Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12
27 p | 43 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp thử và đặc biệt hóa trong giải toán trắc nghiệm
32 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng phát âm thông qua hoạt động lồng tiếng phim tiếng Anh cho học sinh lớp 10A4 trường THPT Yên Mô B
32 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh
71 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn kĩ năng làm bài đọc hiểu văn bản trong đề thi trung học phổ thông Quốc gia
61 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán cực trị hàm số cho học sinh lớp 12 THPT
49 p | 34 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn