intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Pháp luật môn GDCD 12

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Pháp luật môn GDCD 12" nhằm giúp giáo viên nhận thấy việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Pháp luật là hợp lí có hiệu quả; Giúp học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức thông qua ca dao, tục ngữ do giáo viên cung cấp và gợi mở; Tạo hứng thú và tính tích cực học tập nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh đối với môn GDCD nói chung và phần Pháp luật môn GDCD 12 nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Pháp luật môn GDCD 12

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG DẠY HỌC PHÁP LUẬT MÔN GDCD 12 LĨNH VỰC: GDCD Nghệ An, tháng 4/2022 1
  2. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT PHẠM HỒNG THÁI --------------- -------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG DẠY HỌC PHÁP LUẬT MÔN GDCD 12 LĨNH VỰC: GDCD Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Dung Điện thoại : 0983458788 Nghệ An, tháng 4/2022 1
  3. MỤC LỤC PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 5. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 2 6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2 7. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................. 4 1. Cơ sở lý luận về sử dụng ca dao tục ngữ trong dạy học Pháp luật GDCD 12.....4 2. Cơ sở thực tiễn về sử dụng ca dao tục ngữ trog dạy học Pháp luật GDCD 12....5 2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 5 2.2. Thực trạng sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy Pháp luật môn GDCD 12 ở trường THPT. ....................................................................................................... 6 3. Một số kinh nghiệm sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học pháp luật GDCD 12 ...................................................................................................................................7 3.1. Những lưu ý khi sử dụng ca dao, tục ngữ vào giảng dạy Pháp luật...................7 3.2. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy Pháp luật ở chương trình GDCD 12.8 3.2.1.Sử dụng ca dao, tục ngữ để phục vụ cho hoạt động khởi động........................8 3.2.2. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong hoạt động hình thành kiến thức mới ............ 11 3.2.3. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong hoạt động củng cố, luyện tập ....................... 14 3.2.4.Yêu cầu HS sưu tầm các ca dao, tục ngữ đã được Nhà nước nâng lên thành Luật. ......................................................................................................................... 18 3.3. Vị trí những phần kiến thức có thể sử dụng cao dao, tục ngữ để giảng dạy Pháp luật trong chương trình GDCD 12 .......................................................................... 18 3.3.1. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học các nội dung Pháp luật cơ bản ( Bài 1,2 - GDCD 12) ....................................................................................................... 18 3.3.2. Sử dụng ca dao, tục ngữ để dạy các nội dung về các quyền bình đẳng của công dân trước Pháp luật ( Bài 3,4,5,6 - GDCD 12 )...............................................19 3.4 Ví dụ cụ thể về một số câu ca dao, tục ngữ được sử dụng trong các bài giảng Pháp luật ở chương trình GDCD 12 và ý nghĩa.......................................................24 4. Giáo án thực nghiệm sử dụng ca dao, tục ngữ trong quá trình giảng dạy môn GDCD 12……………………………………………………………………….28 2
  4. 4.1. Giáo án thực nghiệm.....................................................................................27 4.2. Kết quả thực nghiệm về giờ dạy .................................................................. 35 4.2.1. Mục tiêu thực nghiệm ............................................................................... 35 4.2.2. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................. 35 4.2.3. Nội dung, phương pháp thực nghiệm....................................................... 35 4.2.4. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm .............................................. 36 4.3. Nhận xét của giáo viên và học sinh.............................................................. 37 4.3.1. Nhận xét của giáo viên .............................................................................. 37 4.3.2. Nhận xét của học sinh ............................................................................... 38 5. Kết quả đạt được ............................................................................................. 38 PHẦN III. KẾT UẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 39 1. Kết luận : ......................................................................................................... 39 2. Kiến nghị: ........................................................................................................ 39 2.1. Đối với giáo viên .......................................................................................... 39 2.2. Đối với học sinh............................................................................................40 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................41 3
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT HS : Học sinh GV : Giáo viên GDCD : Giáo dục công dân THPT : Trung học phổ thông NXB : Nhà xuất bản HNGĐ : Hôn nhân gia đình SGK : Sách giáo khoa 4
  6. PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Quá trình dạy - học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào chủ thể nhận thức - người học. Điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm... (các yếu tố chủ quan); nó còn phụ thuộc vào: môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập. Sự hứng thú học tập của học sinh là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học. Nhìn chung người học có hứng thú học tập hay không là do mối quan hệ tương tác của người dạy đối với người học. Trong những năm gần đây, môn GDCD được đa số các em học sinh quan tâm, hứng thú trong học tập vì kiến thức môn học gần gũi với cuộc sống hằng ngày, lại là một trong số các môn thi tốt nghiệp được nhiều học sinh lựa chọn. Đối với chương trình GDCD 12, tri thức chủ yếu là những tri thức của Pháp luật học, tập trung chủ yếu vào việc làm rõ một số chuẩn mực, hành vi pháp luật, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, qua đó giáo dục cho học sinh ý thức, hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người toàn diện, giúp học sinh có sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi, hiểu được quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình, có niềm tin vào các chuẩn mực, có ý thức tuân thủ luật pháp và có khả năng thực hiện đúng những quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều người vẫn nghĩ rằng Pháp luật là những điều cấm đoán, là sự hạn chế tự do các nhân, là việc xử phạt ..., từ đó hình thành trong một bộ phận các em học sinh có thái độ e ngại, xa lạ với Pháp luật, coi Pháp luật là việc của Nhà nước.... Điều đó làm cho một bộ phận học sinh không có hứng thú trong học tập, ngại trau dồi kiến thức Pháp luật. Việc học đối phó, miễn cưỡng làm cho học sinh ch tiếp thu được lượng kiến thức rất ít, không bản chất, vì thế dễ quên. Kết quả là điểm kiểm tra thấp, hiệu quả học tập chưa cao và đặc biệt, kĩ năng vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn còn hạn chế. Khi có hứng thú say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại khi nắm bắt vấn đề nghĩa là hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Có nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Pháp luật, riêng đối với bản thân tôi đã áp dụng nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho học sinh nhưng trong điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học còn hạn chế thì một trong những biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh đó là: sử dụng ca dao, tục ngữ có liên quan đến nội dung bài học để giảng dạy. Việc sử dụng những câu ca dao, tục ngữ lồng ghép trong nội dung bài giảng bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh, tạo niềm thích thú, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Pháp luật trong 1
  7. chương trình GDCD ở trường THPT. Chính vì lí do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Pháp luật môn GDCD 12 .” để ghi lại ý tưởng mà bản thân đã thực hiện trong quá trình giảng dạy Pháp luật ở trường THPT từ nhiều năm học nay. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cách sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Pháp luật ở bậc Trung học Phổ thông, ý nghĩa Pháp luật của ca dao, tục ngữ có đề cập trong đề tài nhằm: - Giúp giáo viên nhận thấy việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Pháp luật là hợp lí có hiệu quả. - Giúp học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức thông qua ca dao, tục ngữ do giáo viên cung cấp và gợi mở. - Tạo hứng thú và tính tích cực học tập nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh đối với môn GDCD nói chung và phần Pháp luật môn GDCD 12 nói riêng. - Rèn luyện kĩ năng tiếp cận, phát hiện, giải quyết vấn đề thực tiễn, tư duy sáng tạo, tự học cho học sinh. - Xây dựng các ví dụ cụ thể có sử dụng thơ ca dao, tục ngữ vào từng phần, từng bài trong phần Pháp luật ở bậc Trung học Phổ thông. - Giúp giáo viên và học sinh trau dồi thêm vốn ca dao, tục ngữ Việt Nam. - Khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất trong các trường phổ thông ở vùng sâu, vùng xa trong việc đáp ừng với yêu cầu áp dụng phương pháp dạy học hiện đại. 3. Đối tượng nghiên cứu Chương trình GDCD ở bậc THPT – Phần Pháp luật – GDCD 12 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi đề tài ch nghiên cứu về việc ứng dụng, sử dụng một số câu ca dao, tục ngữ trong dạy học những phần nội dung có liên quan trong chương trình Pháp luật ở bậc THPT mà tôi biết. Ch nghiên cứu phương tiện duy nhất “sử dụng ca dao, tục ngữ”. Ngoài ra không đề cập đến các phương tiện học tập khác. 5. Thời gian nghiên cứu Năm học 2018-2019 và năm học 2020 - 2021 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Thu thập, tổng hợp các kiến thức về cơ sở lí luận của đề tài; sưu tầm và xây dựng cách thức lồng ghép ca dao, tục ngữ vào từng tiết học cụ thể. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Ứng dụng sáng kiến vào từng tiết học cụ thể trên lớp. Từ đó, đánh giá hiệu quả thực hiện qua không khí học tập trên lớp 2
  8. và kết quả học tập của học sinh. - Phương pháp thu thập, xử lí số liệu: Lấy ý kiến học sinh theo các mẫu phiếu đánh giá, tiến hành kiểm tra đánh giá định kì kết quả học tập của HS. Từ đó, xử lí số liệu đưa ra kết quả đánh giá tổng hợp, khách quan nhất. - Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn học sinh qua phiếu điều tra, trao đổi với đồng nghiệp về việc áp dụng phương pháp này. - Thông qua kinh nghiệm thực hiện giảng dạy đối với Chương trình đổi mới SGK GDCD ở phần Pháp luật. 7. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng các lí luận liên quan đến việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong việc tạo hứng thú học tập môn GDCD ở phần Pháp luật cho học sinh . - Sưu tầm và giới thiệu các câu ca dao, tục ngữ có thể sử dụng để giảng dạy phần Pháp luật ở trường Phổ thông. - Thiết kế một giáo án mẫu có sử dụng ca dao, tục ngữ trong quá trình giảng dạy. - Khảo sát tính khả thi của đề tài và từ đó có những kết luận, kiến nghị trong quá trình áp dụng đề tài 3
  9. PHẦN II. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết Trung Ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12- 1996), được thể chế hóa trong luật Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các ch thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt ch thị số 14 (4-1999). Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi „„Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.‟‟ Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nên GV cần vận dụng các phương pháp soạn giảng cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh. Việc dạy học GDCD nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là các luận điểm có tính chất ch đạo, những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc sử dụng, áp dụng các câu ca dao, tục ngữ phù hợp với từng phần nội dung kiến thức đã căn cứ vào các nguyên tắc giáo dục (môn GDCD). Các nhà nghiên cứu tâm lí học cho rằng hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm cá nhân trong quá trình hoạt động. Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của người học sinh. Trong bất cứ lúc nào nếu có hứng thú học tập học sinh sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động học của mình, làm nẩy sinh sự mong muốn hoạt động một cách sáng tạo. Đối với hoạt động nhận thức sáng tạo, hoạt động học tập khi không có hứng thú thì sẽ không có kết quả, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực (chán học, không muốn học, sợ học…) Việc hình thành hứng thú học tập cho học sinh đặc biệt là hứng thú học tập môn GDCD là yêu cầu quan trọng của giáo viên GDCD. Khi hỏi các em nhân tố quan trọng chủ yếu tạo nên hứng thú học tập cho học sinh phụ thuộc vào người dạy hay người học thì đa số các em cho rằng do nhân tố người dạy. Khi các em có nhận thức đúng thì các em có những mong đợi đối với giáo viên thật hợp lí để bài học được phong phú, lôi cuốn. Có nhiều phương tiện để giáo viên sử dụng nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh như: dùng đồ dùng trực quan, tổ chức thăm quan dã ngoại, tổ chức chương trình ngoại khóa, tổ chức trò chơi,… tuy nhiên ngoài những cách trên ra còn một cách cũng không kém phần hữu hiệu đó là dùng ca dao, tục ngữ sao cho phù hợp với bài học, nội dung học cũng tạo sự mới lạ và thích thú đối với học sinh. 4
  10. Ca dao là bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, có vần điệu, theo thể thơ lục bát, lục bát biến thức hay thơ bốn chữ, năm chữ, là thi ca truyền miệng mô tả phong tục tập quán, những kinh nghiệm thiên văn của người xưa. Tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt trong cuộc sống, là các “câu nói có ý nghĩa, dễ nhớ vì có vần điệu, lưu hành bằng cách truyền miệng từ người này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác”. Như vậy, bản thân của ca dao, tục ngữ có đặc điểm là câu nói ngắn, có ý nghĩa, có vần điệu, có tình tiết lý thú nên khi nghe học sinh dễ nhớ. Khi dạy phần nội dung kiến thức mà giáo viên lồng ghép, liên kết với kiến thức Pháp luật thì trong quá trình tư duy học sinh sẽ có sự gắn kết các kiến thức với ngôn ngữ của ca dao, tục ngữ như vậy sẽ vừa dễ hiểu và vừa dễ nhớ, tăng thêm tính hấp dẫn cho bài học. Tùy từng bài, từng phần nội dung bài học mà tác giả sử dụng những câu ca dao tục ngữ có liên quan cho phù hợp. Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc sử dụng lồng ghép ca dao, tục ngữ để hình thành khái niệm, kiến thức Pháp luật đều đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với học sinh và bảo đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh nhưng không kém phần thú vị, hấp dẫn thu hút học sinh với phần kiến thức mới. II. Cơ sở thực tiễn 2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong thực tế đã có trong những câu ca dao, tục ngữ được kết tinh, lắng đọng vốn sống từ những kinh nghiệm, trải ngiệm quý báu trong dân gian, trong đời sống thực tiễn và được Nhà nước nâng lên thành Luật. Trải qua hàng nghìn năm, những câu ca dao, tục ngữ đã được cha ông ta đúc kết lại từ các mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa thiên nhiên với con người, giữa con người với con người, ... mặc dù trình độ nhận thức chưa được sâu sắc lắm. Chính ý nghĩa phong phú và rộng rãi của ca dao, tục ngữ mà nó trở thành một phần trong kho tàng kiến thức của Pháp luật học. Tận dụng điều này giáo viên có thể làm mới bài giảng của mình giúp bài học trở nên sáng tạo, mới lạ, phong phú hơn và giảm bớt tính khô khan như nhiều người thường nhận xét. Để rèn luyện kĩ năng học đi đôi với hành thì việc khai thác ý nghĩa Pháp luật của những câu ca dao, tục ngữ này giúp học sinh cảm thấy dễ dàng liên hệ kiến thức sách vở với các hiện tượng xã hội của cuộc sống bên ngoài. Thực tế đã có nhiều đề tài của các giáo viên trường THPT, các trường Đại học đã đề cập đến vấn đề tạo hứng thú học tập môn GDCD qua tranh ảnh, phim tư liệu, bản đồ, mô hình… (hay còn gọi đồ dùng trực quan) tuy nhiên vẫn còn ít đề tài khai thác vấn đề sử dụng câu ca dao, tục ngữ trong dạy học phần Pháp luật nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. Và do đặc thù, điều kiện cở sở vật chất phục vụ cho việc dạy học ở các trường học khác nhau nên cách thức nghiên cứu và sử dụng ca dao, tục ngữ vào dạy học Pháp luật sẽ có sự khác nhau ở các trường cụ thể. 5
  11. Chính vì vậy, bản thân tôi mạnh dạn trình bày một vài ý tưởng mà tôi sau khi áp dụng ở trường THPT Phạm Hồng Thái (Hưng Nguyên- Nghệ An)- nơi tôi trực tiếp giảng dạy, bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh và hiệu quả của giờ học GDCD được nâng lên rõ rệt. 2.2. Thực trạng sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy Pháp luật môn GDCD 12 ở Trường THPT. Quá trình dạy - học là một hoạt động phức tạp có sự tác động đa chiều, trong đó chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy - học cơ bản phụ thuộc vào chủ thể nhận thức - người học. Tuy nhiên các yếu tố khách quan cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tác động để tạo tâm lý sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và hứng thú học tập của học sinh. Thực tế cho thấy hầu hết giáo viên khi khi dạy pháp luật môn GDCD lớp 12 rất ít khi sử dụng ca dao, tục ngữ do đó tiết học tương đối khô khan học sinh ít hứng thú khi học pháp luật. Để khách quan, tôi đã tiến hành khảo sát 8 giáo viên dạy GDCD ở 5 trường THPT trong huyện với nội dung: thực trạng sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Pháp luật, môn GDCD ở trường trung học phổ thông đem lại kết quả như sau: *Kết quả khảo sát: Nội dung Số lượng Tỷ lệ % 1. Thầy/ Cô sử dụng ca dao tục, ngữ để dạy pháp luật hay không? - Có 2 25 - Không 6 75 3. Mục đích sử dụng ca dao, tục ngữ khi dạy pháp luật - Tạo hứng thú cho học sinh 2 25 - Tạo tình huống có vấn đề để vào bài 6 75 4. Cách thức sử dụng ca dao tục ngữ thường dùng - Tổ chức thành hoạt động 1 12,5 - Dẫn dắt 7 87,5 - Khác 0 5. Người thực sử dụng ca dao tục ngữ - Giáo viên 2 25 - Học sinh 5 62,5 - Giáo viên và học sinh 1 12,5 6. Mức độ thu hút và hiệu quả sử dụng ca dao, tục ngữ khi dạy pháp luật 2 25 - Cao 5 62,5 - Trung bình 1 12,5 - Thấp Kết quả khảo sát cho thấy đa số giáo viên có sử dụng ca dao, tục ngữ khi dạy pháp luật GDCD nhưng ch được tiến hành trong giờ thao giảng hoặc dạy học minh họa. Đôi khi có sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học nhưng ch sử dụng 6
  12. những câu có trong sách giáo khoa và ch dạy trong phân tích nội dung kiến thức, chưa từng sử dụng trong các tiến trình dạy học. Như vậy có thể thấy rằng một số giáo viên chưa nắm rõ được vai trò, các lưu ý và cách sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học. Hầu hết giáo viên chưa thường xuyên sử dụng ca dao, tục ngữ vào trong bài dạy. Khi dự giờ các đồng nghiệp cùng bộ môn, tôi ít thấy sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học nên chưa gây được sự hứng thú đối với học sinh khi học Pháp luật môn GDCD 12. *Nguyên nhân - Dạy học Pháp luật bằng ca dao, tục ngữ đòi hỏi người giáo viên phải phải đầu tư thời gian và trí tuệ để nghiên cứu, sưu tầm để lựa chọn các câu ca dao, tục ngữ sát với nội dung từng bài học tránh sa đà làm mất tính đặc thù của bộ môn là một khâu rất khó. Điều này đòi hỏi giáo viên khi soạn bài phải cân nhắc thật kĩ những nội dung cần đưa vào, phải khéo léo lồng ghép để làm rõ nội dung mà GV muốn học sinh đạt được. - Việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học đòi hỏi giáo viên phải có chuyên môn vững vàng, vốn văn hóa sâu rộng và có hiểu biết các vấn đề thực tế liên quan tới môn học, phải thấu hiểu và yêu thương học sinh của mình. Tuy nhiên, còn một số ít giáo viên còn chưa thật sự tâm huyết với nghề, chưa ý thức tích cực cải tiến phương pháp dạy học nên dẫn đến chất lượng giờ học chưa tốt, không kích thích được tính tích cực và hứng thú của học sinh đối với bộ môn GDCD. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD nói chung và phần Pháp luật môn GDCD lớp 12 nói riêng, tôi lựa chọn đề tài „Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học Pháp luật môn GDCD 12 .” III. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học pháp luật GDCD 12 3.1. Những lưu ý khi sử dụng ca dao, tục ngữ vào giảng dạy Pháp luật Việc lựa chọn các câu ca dao, tục ngữ vào bài học Pháp luật yêu cầu Giáo viên phải nắm vững các nguyên tắc sư phạm, nắm vững lí luận dạy học,đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh. Tùy vào từng bài, từng phần nội dung bài học, Giáo viên chọn những câu ca dao, tục ngữ có liên quan để tăng thêm phần thuyết phục cho bài học. Tránh lạm dụng vì có thể dẫn tới sự lan man, không tập trung vào nội dung trọng tâm của bài. Ca dao, tục ngữ có thể lồng ghép vào tất cả các khâu trong quá trình dạy học một cách linh hoạt như giới thiệu vào bài, kiểm tra bài cũ, vào nội dung bài, củng cố, hướng dẫn học ở nhà. Trên thực tế có nhiều vấn đề khác nhau được đề cập trong thơ ca dao, tục ngữ. Vì vậy, việc lựa chọn điển hình phải dựa trên những tiêu chí cụ thể. Ngày nay, một số câu ca dao, tục ngữ không còn chính xác nữa. Do đó, khi 7
  13. giảng dạy cần phải đặt trong từng trường hợp để lí giải và ch ra cho học sinh chỗ đúng và chỗ không phù hợp để học sinh vừa hiểu kiến thức, vừa mở rộng được vấn đề và vận dụng được một cách chính xác, linh hoạt vào thực tiễn. 3.2. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy Pháp luật ở chương trình GDCD 12 Do sự phong phú về nội dung của ca dao, tục ngữ như: thể hiện các quan niệm, chuẩn mực thuộc đời sống tinh thần, tình cảm của con người mối quan hệ giữa con người với con người, mối quan hệ giữa con người với mọi mặt của đời sống xã hội… Nên khi dạy học Pháp luật có thể sử dụng được nhiều câu ca dao, tục ngữ. Ở phần nội dung này tôi cũng xin liệt kê và đưa ra các câu ca dao, tục ngữ được ứng dụng trong nhiều bài thuộc phần Pháp luật trong chương trình GDCD 12. Có nhiều cách để đưa ca dao, tục ngữ lồng ghép vào bài giảng Pháp luật. 3.2.1.Sử dụng ca dao, tục ngữ để phục vụ cho hoạt động khởi động Một tiết dạy thu hút được sự chú ý, kích thích được sự tò mò tìm hiểu của học sinh phải xuất phát ngay hoạt động khởi động để tạo nên hứng thú học tập cho học sinh trong suốt quá trình diễn ra tiết học. Hoạt động khởi động (tạo tình huống xuất phát) rất cần thiết trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, phát triển năng lực tư duy nêu để giải quyết vấn đề. Hoạt động này cần tạo ra những tình huống, những vấn đề mà ở đó người học cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học. Việc sử dụng ca dao, tục ngữ để tổ chức hoạt động khởi động trong mỗi tiết học GDCD nói chung và tiết học pháp luật nói riêng ở trường THPT là cơ sở cho các giải pháp đổi mới trong việc thực hiện hoạt động khởi động của tiết học để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức của học sinh. *Ví dụ 1: Khi dạy bài 1 – GDCD 12: Pháp luật và đời sống. GV có thể khởi động bằng cách tổ chức trò chơi thử tài: 8
  14. Cung cấp thông tin về ô chữ trong đó có 6 câu hỏi. - HS theo dõi. GV hướng dẫn học sinh cách chơi: HS có thể chọn bất kỳ con số nào, mỗi con số tương ứng với một câu hỏi. HS quan sát và trao đổi nhanh để nhận diện. HS tham gia chơi: GV nhận xét, chốt ý và đưa ra đáp án: 9
  15. Từ đó dẫn dắt vào bài mới: GV: Trong lịch sử phát triển của các xã hội văn minh, việc từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống Pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có ý nghĩa sống còn đối với các thể chế nhà nước, đối với xã hội nói chung và mỗi công dân nói riêng. Tại sao Pháp luật lại có vai trò quan trọng như vậy? Pháp luật có mối quan hệ như thế nào đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội? Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1: Pháp luật và đời sống. Ví dụ 2: Khi dạy bài 2 – GDCD 12: Thực hiện Pháp luật. GV có thể khởi động bằng câu tục ngữ: “Pháp luật bất vị thân” Câu tục ngữ này nghĩa là pháp luật không trừ bất kỳ ai, dù là người có chức quyền có địa vị như thế nào pháp luật đều được áp dụng và bắt buộc mọi người phải tuân theo. Từ thời phong kiến cho đến xã hội hiện đại ngày nay người Việt ta luôn coi trọng tình nghĩa vì thế mà câu tục ngữ thể hiện mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa con người với con người nhưng đó là điểm tích cực. Bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ sự tiêu cực mặc dù nhìn chung cũng có nhiều người có địa vị khi vi phạm pháp luật vẫn bị trừng trị trước pháp luật. Tuy nhiên nó vẫn chưa được áp dụng được hết và chưa hoàn toàn công bằng với tất cả mọi người được. Chính vì vậy câu tục ngữ này ra đời như để răn dạy cũng như để mọi người noi theo. Bất kỳ ai nếu vi phạm pháp luật đều phải chấp nhận hứng chịu hậu quả của mình gây ra trước Pháp luật, còn những người thi hành pháp luật phải minh bạch công bằng không thiên vị bất kỳ ai dù là những người thân trong gia đình hay những người có địa vị cao. Như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ch phát huy tác dụng khi được mọi người dân, tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện nghiêm ch nh; nếu các nhân, tổ chức nào vi phạm Pháp luật thì đều bị xử lý nghiêm. Nội dung bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu thế nào là thực hiện Pháp luật và xử lý vi phạm Pháp luật. * Đánh giá hiệu quả sau khi sử ca dao, tục ngữ để dạy phần động khởi động trong dạy pháp luật- GDCD 12 Có thể nói rằng khi sử dụng ca dao tục ngữ để khởi động đã làm bầu không khí trong lớp học luôn sôi nổi, hấp dẫn và thu hút người học, hiệu quả mang lại rất rõ rệt. Các em đã được giải tỏa áp lực tâm lý kiểm tra bài cũ, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ của mình, giờ học sôi nổi, sinh động, thực sự gây hứng thú. Việc lĩnh hội tri thức của các em có tính hiệu quả cao, tạo sự hào hứng, thoải mái, khắc phục được sự tẻ nhạt của bộ môn, kích thích tính ham hiểu biết, cô và trò bình đẳng trong quá trình khám phá, sáng tạo, hình thành và phát huy năng lực học sinh. Tạo mối quan hệ gắn kết giữa giáo viên và học sinh, tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính chủ động,tích cực, sáng tạo trong học tập. Đây là điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học cũng như tạo được hứng thú và niềm đam mê môn GDCD của học sinh. 10
  16. 3.2.2. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong hoạt động hình thành kiến thức mới Trong quá trình hình thành kiến thức mới, để khắc sâu kiến thức và tạo hứng thú học tập cho HS, GV có thể áp dụng các cách sau: - Dùng ca dao, tục ngữ để gợi mở giúp HS tìm ra kiến thức : Ví dụ 1: Khi dạy chủ đề: Công dân bình đẳng trước Pháp luật – mục 2 – “Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình”, GV sử dụng ca dao kết hợp với kỹ thuật chia sẻ cặp đôi. *GV chuẩn bị: - Giấy A4, bút dạ và bài ca dao sau: Anh bì anh có tiền bồ Anh đi anh lấy bảy cô một lần Cô hai buôn tảo bán tần Cô ba đòi nợ chỗ gần chỗ xa Cô tư dọn dẹp trong nhà Cô năm sắc thuốc mẹ già dưỡng nuôi Cô sáu trải chiếu, treo mùng Một mình cô bảy nằm chung với chồng” * Cách tiến hành: - Chia 2 bạn là 1 cặp đôi. - Phát dụng cụ cho mỗi cặp. - Chiếu 2 hình ảnh trên lên máy chiếu, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi sau: Câu 1: Đọc bài ca dao trên và nêu nội dung bài ca dao đó? Câu 2: Trình bày nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình - Thời gian thảo luận: 4 phút. - Học sinh nhận nhiệm vụ học tập. - Cùng nhau đọc câu hỏi giáo viên giao và chú ý những đơn vị kiến thức liên quan đến nhiệm vụ được giao. -Từng nhóm đôi: thảo luận,chia sẻ ý tưởng của mình. 11
  17. - Mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận trên giấy A4. - Giáo viên hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. - Hết thời gian thảo luận đại diện các nhóm chia sẻ ý tưởng của nhóm mình. Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến. - Giáo viên và học sinh thống nhất từng đáp án. Sản phẩm: Kết quả làm việc nhóm đôi của HS. - Giáo viên chính xác hóa câu trả lời của học sinh. * Bình đẳng giữa vợ và chồng: Luật Hôn nhân và gia đình nước ta quy định “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”, biểu hiện rõ nét trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. * Bình đẳng giữa cha mẹ và con: - Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con (thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc…), không được phân biệt đối xử giữa các con, kể cả con nuôi… - Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nôi dưỡng cha mẹ, không được có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. * Bình đẳng giữa ông bà và cháu: - Là mối quan hệ hai chiều: Ông bà có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, trông nom, giáo dục cháu sống mẫu mực và nêu gương tốt cho các cháu; ngược lại, cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ngoại. * Bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình: Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Ví dụ 2: Sau khi dạy xong tiết 1 “Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình” GV có thể sử dụng một trong hai bài ca dao sau để chuyển tiếp sang nội dung 2 “Bình đẳng trong lao động”: “Từ nay tôi cạch đến già Tôi chẳng dám cấy ruộng bà nữa đâu Ruộng bà vừa xấu vừa sâu Vừa bé hạt thóc vừa lâu đồng tiền Tôi về cấy ruộng quan điền Hạt gạo đã lớn, quan tiền trao tay” 12
  18. Hoặc: Bà về thêm gạo thêm tiền Thì tôi lại cấy cho liền hàng sông Bao giờ tiền hết gạo không Thì tôi lại cấy hàng sông bằng thuyền” Vi dụ 3: Khi dạy bài 2 - Thực hiện Pháp luật: Ở mục 1b. Các hình thức thực hiện Pháp luật- ở nội dung tuân thủ Pháp luật sử dụng bài ca dao: “Thế gian chẳng ít thì nhiều Không dưng ai dễ đặt điều cho ai Làm người mà chẳng biết suy Đến khi nghĩ lại còn gì là thân” Hoặc câu tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” “Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành” Ở mục 2a.. Vi phạm Pháp luật - sử dụng câu: “Con chim ham ăn còn mắc cái tròng Người mà ham của sao khỏi mắc vòng gian nan” Ở mục 2b. Trách nhiệm Pháp lý - sử dụng câu: “Có gan ăn cắp có gan có gan chịu đòn” Ở mục 2c. Các loại vi phạm Pháp luật và Trách nhiệm Pháp lý - sử dụng câu: “Hùm giết người hùm ngủ Người giết người thức đủ năm canh” Hoặc: “Đời xưa quả báo còn chầy Đời nay quả báo một dây nhãn tiền” Ví dụ 4: Khi dạy Bài 5 – GDCD 12: “Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo”. Sau khi GV giảng xong kiến thức phần 2: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thì đọc câu ca dao: “Đừng nài Lương Giáo khác dòng Vốn đều Lạc Hồng con cháu khi xưa” 13
  19. Hoặc: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn để HS khắc sâu kiến thức về chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết đồng bào theo nhiều Tôn giáo khác nhau, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo để động viên sức mạnh toàn dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ví dụ 5: Khi dạy bài 6 – Công dân với các quyền tự do cơ bản - Ở mục 1b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Sử dụng câu: “ Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh khi còn trẻ” Hoặc: “ Danh dự quý hơn tiền bạc” - Ở mục 1e. Quyền tự do ngôn luận. Sử dụng câu: “Vàng thì thử lửa gian nan Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời” Hoặc: “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Hoặc: “Trăm năm bia đá thì mòn Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” *Đánh giá hiệu quả sử dụng ca dao, tục ngữ tổ chức hoạt động hình thành kiến thức trong dạy pháp luật - GDCD12 Qua hoạt động ở trên lớp cũng như quá trình thực hiện và theo dõi, tôi nhận thấy học sinh ngày càng tỏ ra hứng thú và tích cực tham gia học tập. Sử dụng ca dao, tục ngữ còn giải quyết một phần khó khăn, mâu thuẫn giữa thời gian và dung lượng kiến thức trong tiết học pháp luật. Việc sử dụng ca dao, tục ngữ đã phát huy năng lực suy nghĩ, tính tích cực, động não của học sinh, từ đó chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Kiến thức trong tiết học các em học sinh lĩnh hội được chính là của các em vì những gì các em cùng tham gia, cùng giải quyết được những vấn đề đặt ra giúp gây hứng thú học tập bởi đó là sản phẩm của chính học sinh làm ra chứ không phải của thầy, cô. 14
  20. 3.2.3. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong hoạt động củng cố, luyện tập Hoạt động củng cố, luyện tập là một trong những tiến trình quan trọng của hoạt động dạy học, là một yếu tố dẫn đến sự thành công của bài học. Hoạt động này giúp HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức của bài học. Ngoài việc xác định kiến thức trọng tâm, HS còn có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình, từ đó các em có thể điều ch nh lại phương pháp học sao cho phù hợp. Hơn nữa, bản thân ca dao, tục ngữ đã chứa đựng trong đó những kiến thức Pháp luật. Khai thác điều này GV có thể xây dựng thành bài tập cụ thể, yêu cầu HS sử dụng kiến thức đã có để giải thích nội dung câu ca dao, tục ngữ. Điều này không ch tạo sự mới lạ trong hình thức ra đề mà còn khiến đề bài gần gũi với cuộc sống hơn giúp HS thấy thích thú, háo hức hơn khi làm bài. Hơn nữa, hầu hết các bài GDCD 12 có khối lượng kiến thức khá nhiều, thời gian trên lớp không đủ để GV giải thích cặn kẽ các câu ca dao, tục ngữ đưa ra. Việc xây dựng thành các bài tập cụ thể yêu cầu HS làm là giải pháp khắc phục nhược điểm trên. Ví dụ 1 : Khi dạy bài 2 : “Thực hiện pháp luật” . Để củng cố kiến thức GV có thể sử dụng ca dao, tục ngữ kết hợp với kỹ thuật trình bày một phút Cụ thể tôi đã tiến hành như sau - Chiếu lên màn hình máy chiếu câu tục ngữ “Chạy trời không khỏi nắng” Bằng kiến thức Pháp luật đã học em hãy giải thích câu tục ngữ trên? + Học sinh suy nghĩ, viết ra giấy. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2