Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại và máy tính để rèn luyện kỹ năng nói Tiếng Anh tại nhà
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến "Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại và máy tính để rèn luyện kỹ năng nói Tiếng Anh tại nhà" nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, khuyến khích cho học sinh tham gia vào nhiều hoạt động trong lớp có sử dụng nói Tiếng Anh; rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho học sinh từ đó giúp các em tự cải thiện và nâng cao vốn từ vựng Tiếng Anh của chính mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại và máy tính để rèn luyện kỹ năng nói Tiếng Anh tại nhà
- Trường THPT Nguyễn Tất Thành Giáo viên: Nguyễn Thị Tường Vy SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẮK NÔNG TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH ---------- ---------- SỬ DỤNG CÁC ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI VÀ MÁY TÍNH ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH TẠI NHÀ Lĩnh vực chuyên môn : Tiếng Anh Tên tác giả: Nguyễn Thị Tường Vy Giáo viên môn: Tiếng Anh Đơn vị công tác : THPT Nguyễn Tất Thành Năm học: 2021 – 2022
- Trường THPT Nguyễn Tất Thành Giáo viên: Nguyễn Thị Tường Vy PHẦN I: GIỚI THIỆU Những năm qua chương trình giáo dục phổ thông đã có nhiều sự thay đổi từ mọi cấp, phương pháp dạy học vì thế cũng phải thay đổi theo, đặc biệt là phương pháp dạy bộ môn ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng. Chính vì thế sách giáo khoa ngày nay được biên soạn theo chủ đề, chủ điểm và mục đích giao tiếp: Nâng cao khả năng nghe và nói của học sinh. Thực hiện dạy và học theo chương trình Tiếng Anh THPT được biên soạn theo mục tiêu giao tiếp, phát triển tư duy độc lập và sáng tạo của học sinh, coi việc hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp: Nghe – Nói – Đọc – Viết là mục tiêu cuối cùng của quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, trong 3 năm học gần đây do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp. Học sinh và giáo viên phải học tập và giảng dạy online trong một thời gian khá dài, quá trình học tập và tương tác giữa học sinh và giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Việc luyện tập kỹ năng tiếng anh bị hạn chế, đặc biệt là kỹ năng nghe và nói. Bên cạnh đó để ứng phó với tình hình dịch bệnh, một số tiết kỹ năng Nghe, Nói bị cắt giảm trong phân phối chương trình nên học sinh không có nhiều cơ hội luyện tập, cũng như rèn luyện các kỹ năng một cách tự nhiên. Điều đó dẫn đến tình trạng học sinh cảm thấy rất khó khăn khi nói Tiếng Anh, và các em không phản ứng kịp thời các tình huống đơn giản hằng ngày cần giao tiếp bằng Tiếng Anh. Sau khi thực hiện một số phương pháp như thực tế dạy, dự giờ, thăm dò, phỏng vấn học sinh cùng đồng nghiệp, tôi đã tìm ra một số nguyên nhân như sau: Học sinh thực hành kỹ năng nói và nghe ở lớp quá ít. Ngoài những bài thực hành mang tính chất lặp lại, thay thế, học sinh ít có cơ hội vận dụng vào các tình huống giao tiếp cụ thể, gắn với đời sống hàng ngày; Nhiều học sinh 1
- Trường THPT Nguyễn Tất Thành Giáo viên: Nguyễn Thị Tường Vy không tự tin khi nói Tiếng Anh vì các em sợ sai; Vì các em ngại nói nên lâu dần trở nên “ lười nói”, ngay cả trong tiết SPEAKING; Và nguyên nhân cuối cùng là các em chưa có hứng thú trong các tiết học Tiếng Anh. Thực tế ở trường THPT Nguyễn Tất Thành học sinh ở vùng sâu, vùng xa ít được tiếp xúc với thành thị hiện đại, các em thường nhút nhát và ngại giao tiếp, học sinh thuộc nhiều vùng miền và học sinh đồng bào không ít nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc học Tiếng Anh. Từ thực trạng và những nguyên nhân nêu trên, tôi đã chọn đề tại : “Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại và máy tính để rèn luyện kỹ năng nói Tiếng Anh tại nhà” để thực hiện, góp phần giúp học sinh mạnh dạn và tự tin hơn trong giờ học Tiếng Anh nhất là giờ học SPEAKING, cũng như giao tiếp thực tế hàng ngày; Đây cũng là những hoạt động giúp các em luyện tập kỹ năng nghe, nói trong quá trình học online, và trong bối cảnh cắt giảm một số tiết dạy kỹ năng trong phân phối chương trình. Qua đó làm cơ sở, niềm tin để các em có thể tiếp thu tốt hơn các kỹ năng khác của bộ môn Tiếng Anh nói chung và nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn ngoại ngữ nói riêng. Do xuất phát từ thực tế dạy và học của thầy trò trường chúng tôi nên đề tài này tôi chỉ nghiên cứu giới hạn ở học kì I và nửa đầu học kì II ở khối 10 và 11năm học 2021- 2022. 2. Mục đích nghiên cứu - Tạo hứng thú học tập cho học sinh, khuyến khích cho học sinh tham gia vào nhiều hoạt động trong lớp có sử dụng nói Tiếng Anh. - Rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho học sinh từ đó giúp các em tự cải thiện và nâng cao vốn từ vựng Tiếng Anh của chính mình. 2
- Trường THPT Nguyễn Tất Thành Giáo viên: Nguyễn Thị Tường Vy - Giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng, pháp huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh, giúp các em hiểu bài kỹ hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu cho sáng kiến này là học sinh các lớp 10A1, 10A3, 11A6. Phạm vi nghiên cứu trong các tiết “Speaking” và một số tiết tự chọn trong chương trình lớp 10 và lớp 11. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp sau: - Thu thập thông tin - Thu thập hình ảnh, video 5. Kế hoạch nghiên cứu: Gồm ba phần: Phần I: Giới thiệu 1. Lý do nghiên cứu 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Kế hoạch nghiên cứu Phần II: Nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Nghiên cứu Chương 3: Đề xuất giảng dạy Phần III: Kết luận 3
- Trường THPT Nguyễn Tất Thành Giáo viên: Nguyễn Thị Tường Vy PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Thuận lợi - Nhờ vào việc ứng dụng công nghệ thông tin, các ứng dụng trên máy tính và điện thoại thông minh ta có thể tích hợp các kỹ năng vào việc yêu cầu học sinh làm video Tiếng Anh giao tiếp và nói theo chủ đề, cũng như sử dụng một số ứng dụng của điện thoại để luyện tập nói Tiếng Anh hằng ngày. - Khá nhiều đề tài hay phù hợp với tư duy của học sinh và gần gũi với đời sống hàng ngày. 1.2 Khó khăn 1.2.1. Về phía giáo viên - Giáo viên chưa chú trọng việc đa dạng hóa bài tập, các hoạt động học nói Tiếng Anh. - Mặt khác giáo viên chưa tạo nhiều cơ hội cho học sinh tương tác với nhau, sửa lỗi cho nhau cũng như hỗ trợ nhau trong việc học tập. - Giáo viên chưa phát huy hết được tính chủ động trong học tập cho học sinh, đôi khi còn áp đặt học sinh học theo khuôn khổ đóng khung trong chương trình SGK và trong phạm vi lớp học. 1.2.2 Về phía học sinh - Phần lớn học sinh chỉ sử dụng máy tính, điện thoại vào việc giải trí, xem tin tức,…..chưa có ý thức sử dụng các phương tiện đó trong học tập. - Nhiều học sinh bỏ lỡ các hoạt động học tập do bỏ ra quá nhiều thời gian cho việc chơi máy tính, điện thoại. 1.2.3 Nguyên nhân Sở dĩ có thực trạng nêu trên, theo tôi là do những nguyên nhân chủ yếu như sau: - Học sinh chỉ chú trọng vào các ứng dụng giải trí của máy tính và điện 4
- Trường THPT Nguyễn Tất Thành Giáo viên: Nguyễn Thị Tường Vy thoại, chưa biết khai thác các tiềm năng khác mà máy tính và điện thoại mang lại trong việc học tập. - Học sinh không được hướng dẫn về các phần mềm và các ứng dụng hữu ích trong việc học đặc biệt là học Tiếng Anh. - Giáo viên không yêu cầu học sinh tự tìm tòi, khám phá cũng như sáng tạo trong việc học. 5
- Trường THPT Nguyễn Tất Thành Giáo viên: Nguyễn Thị Tường Vy CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG CÁC ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI VÀ MÁY TÍNH ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÓI TẠI NHÀ. 2.1. Mục tiêu của nghiên cứu Làm video Tiếng Anh và luyện nói Tiếng Anh bằng ứng dụng là một hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống từ đó giúp các em cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp nhất là giao tiếp với người nước ngoài bằng Tiếng Anh. Quá trình học theo các ứng dụng Tiếng Anh và sản xuất video cá nhân giúp học sinh tự học, tự tìm tòi, khám phá kiến thức thông qua các chủ đề gần gũi với các em từ đó giúp các em củng cố vốn từ vựng Tiếng Anh theo các chủ đề, nâng cao khả năng giao tiếp, khả năng nói Tiếng Anh; xây dựng các kỹ năng hợp tác, giao tiếp và học tập độc lập, chuẩn bị hành trang cho các em trong sự nghiệp học tập suốt đời và đối mặt với các thử thách trong cuộc sống. Quá trình làm video, và luyện nói với các ứng dụng giúp những học sinh ngại giao tiếp, hay xấu hổ, sợ nói Tiếng Anh tự tin hơn; đặc biệt là những học sinh yếu kém có cơ hội thể hiện mình từ đó tạo hứng thú cho đối tượng này trong việc thực hành nói Tiếng Anh. 2.2. Nguyên tắc Để đạt được mục tiêu trên, giáo viên sử dụng hoạt động làm video trong giảng dạy cần tuân theo các nguyên tắc sau đây: Giáo viên cần đa dạng hóa các hình thức và chủ đề khi yêu cầu học sinh làm video để tránh nhàm chán. Giáo viên cần đưa ra hướng dẫn rõ ràng cho học sinh về các loại phần mềm, ứng dụng có thể làm video dễ dàng trên điện thoại cũng như máy 6
- Trường THPT Nguyễn Tất Thành Giáo viên: Nguyễn Thị Tường Vy tính. Giáo viên cần đưa ra các đề tài, bài tập khi yêu cầu học sinh sử dụng ứng dụng để làm bài, kiểm tra sản phẩm của học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách nộp bài cho giáo viên qua Internet: sử dụng Padlet.com Giáo viên cần đưa ra thời gian nộp bài rõ ràng để tránh sự lười biếng của học sinh Hỏi học sinh về sự cho phép của cha mẹ trước khi sử dụng máy tính, điện thoại để học tập. Luôn nhận xét tận tình về những ưu và nhược điểm đối với mỗi sản phẩm của học sinh. 2.3. Một số hoạt động tạo môi trường luyện tập tiếng anh cho học sinh Để thực hiện tốt việc dạy kỹ năng nói Tiếng Anh, tùy thuộc vào từng bài dạy cụ thể, khả năng nắm bắt của học sinh từng lớp, giáo viên có thể áp dụng linh hoạt một số hoạt động dưới đây. 2.3.1 Hoạt động 1: Làm video Tiếng Anh 2.3.1.1 Video chủ đề giao tiếp hàng ngày. Để tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả trong quá trình học Online cũng như tạo hứng thú trong hoạt động giao tiếp bằng Tiếng Anh, tôi luôn khuyến khích học sinh áp dụng các bài học giao tiếp vào tình huống thực tế. Do phân phối chương trình có cắt giảm một số tiết kỹ năng nói ở một số Unit nên tôi cố gắng lồng ghép các chủ đề đơn giản, có liên quan để hướng dẫn học sinh thực hành làm ra sản phẩm video của mình. Các đề tài, tình huống giao tiếp gần gũi với cuộc sống hàng ngày, các chủ đề đơn giản như: Daily routine, people’s background, education……và các câu hỏi thân thuộc với học sinh làm cho học sinh hứng thú hơn trong việc giao tiếp và dần quen với việc giao tiếp bằng Tiếng Anh một cách tự nhiên và chủ động hơn. 7
- Trường THPT Nguyễn Tất Thành Giáo viên: Nguyễn Thị Tường Vy Ví dụ1: Unit 2- English 10- School talk – Speaking - Học sinh làm video về giao tiếp, hỏi và trả lời về Daily routine và Time table ở Unit 1 và vận dụng cách mở đầu và kết thúc bài hội thoại ở Unit 2. Học sinh có thể bắt cặp để làm video bằng hình thức quay trực tiếp, hoặc video call để hoàn thành bài tập của mình. Sau khi các em có sản phẩm, giáo viên yêu cầu học sinh gửi lên trang padled để các nhóm khác có thể xem và góp ý. Starting a conversation Closing a conversation Good morning./ Hi Sorry, I’ve got to go. Talk to you later How’s everything at school ? Well, It’s been nice meeting you. Hello. How are you? Goodbye. See you later Hello. What are you doing? Great. I’ll see you tomorrow. Hi. How is school? Catch up with you later. Ví dụ 3: UNIT 2- ENGLISH 10- SPEACIAL EDUCATION- SPEAKING 8
- Trường THPT Nguyễn Tất Thành Giáo viên: Nguyễn Thị Tường Vy Dựa vào bài hội thoại mẫu trong sách giáo khoa, giáo viên yêu cầu học sinh bắt cặp và làm một bài hội thoại tương tự về chủ đề EDUCATION. Ở bài học này giáo viên yêu cầu học sinh làm trước buổi học và trình bày video cho cả lớp ở tiết học online bằng cách chia sẻ màn hình video của mình. 2.3.1.2 Video thảo luận về một vấn đề trong xã hội. Về bản chất hoạt động này cũng tương tự như hoạt động số 1, nhưng giáo viên không phải yêu cầu học sinh hỏi và trả lời các câu hỏi hàng ngày như: What’s your name? , How old are you?, What’s your favourite subject?....... Vì khi các em đã làm quen được với kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh, các nhiệm vụ quá dễ sẽ khiến các em cảm thấy nhàn chán và lười biếng. Thảo luận về một vấn đề trong xã hội, và nêu ý kiến của bản thân về vấn đề đó sẽ làm cho các em thêm phần hứng thú, các em sẽ dành nhiều thời gian tìm hiểu về vấn đề đó hơn, ngoài nâng cao kỹ năng giao tiếp, các em còn cải thiện được kỹ năng đọc và vốn từ vựng của mình. Ví dụ: UNIT 1- ENGLISH 10- FAMILY LIFE 9
- Trường THPT Nguyễn Tất Thành Giáo viên: Nguyễn Thị Tường Vy Sau các tiết học kỹ năng trong sách giáo khoa 10 thí điểm, học sinh phần nào có được từ vựng và thông tin cần thiết về chủ đề Family Life. Để cũng cố lại kiến thức cũng như từ vựng của học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh làm video về gia đình mình. Như vậy học sinh sẽ chủ động được thời gian và thoải mái sáng tạo nội dung video phù hợp với hoàn cảnh gia đình cũng như dịch bệnh đang cần tránh tiếp xúc với người khác. “ This is my family. This is my mother. She is a teacher . She is preparing dinner for my family. This is my father. He is watering the plants. In my family, everybody shares the household duties. My mother often cooks and shops for groceries, my father cleans the house and does the heavy lifting, my sister does all the laundry, and I do the washing-up and take out the rubbish……….” Ví dụ: UNIT 8 – THE STORY OF MY VILLAGE – SPEAKING - ENGLISH 10 Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra những vấn đề mà làng quê các em đang gặp phải như rác thải, đường hư hỏng, lầy lội, xe cộ đông đúc ……và thảo luận kế hoạch giúp giải quyết vấn đề đó bằng mẫu câu : We should ………, We shouldn’t ……..Các em học sinh rất hào hứng ở hoạt động này, vì các em có cơ hội trải nghiệm thực tế và nói lên ý kiến của mình. Các em tìm đến những con đường hư hỏng nặng, những vũng lầy trên đường, những khu tập kết rác thải …..để thực hiện quay video clip lên quan điểm của chính mình. 10
- Trường THPT Nguyễn Tất Thành Giáo viên: Nguyễn Thị Tường Vy 2.3.1.3 Lồng tiếng cho một đoạn phim. Ở hoạt động này giáo viên sẽ cho học sinh một đoạn phim ngắn khoảng 1 đến 2 phút, yêu cầu phải có 2 đến 3 nhân vật cùng hội thoại. Nhiệm vụ của học sinh là sẽ sáng tạo ra một đoạn hội thoại phù hợp với đoạn phim trên. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng một số phần mềm làm video đơn giản trên ứng dụng điện thoại, máy tính để thu âm lồng tiếng. Học sinh sản xuất nội dung theo nhóm và phân công một số học sinh đại diện lồng tiếng cho đoạn phim. Các em được thỏa sức sáng tạo, mỗi sản phẩm video là một bài hội thoại, một chủ đề khác nhau. Ví dụ: Unit 13: Film and cinema - speaking. Giáo viên chọn bối cảnh trong bộ phim Friends có 6 nhân vật và 15 câu hội thoại trong 1 phút để hs thực hành. 11
- Trường THPT Nguyễn Tất Thành Giáo viên: Nguyễn Thị Tường Vy 2.3.1.4 Làm quảng cáo Nhằm giúp học sinh luyện tập khả năng mô tả, giới thiệu về một vật thực, giáo viên yêu cầu học sinh làm một video quảng cáo về một vật bất kì mà các em sở hữu và thuyết phục mọi người hãy mua sản phẩm đó. Trong video học sinh sẽ trình bày về các ưu điểm, nhược điểm, và tính năng của sản phẩm, ngoài ra các em còn luyện tập được khả năng trình bày khi cầm một vật thật trên tay. Ví dụ: UNIT 5 – ENGLISH 10 – INVENTIONS – SPEAKING Ở sách giáo khoa Tiếng Anh 10 thí điểm, học sinh được giáo viên hướng dẫn chi tiết về cách giới thiệu 1 sản phẩm với người khác như : tên sản phẩm, tính chất, tính năng và lợi ích của sản phẩm. Sau bài học giáo viên giao bài tập nhóm cho học sinh. Các em có thể chọn nói về các vật như: laptop, e-book reader, food processor, Usb stick….. Dưới đây là bài nói của học sinh đã thực hiện: “ Hello everyone. Today, I would like to introduce a new product of my company. This is a modern smartphone called SS30. It allows you to do more 12
- Trường THPT Nguyễn Tất Thành Giáo viên: Nguyễn Thị Tường Vy than make phone calls and send text messages. You will take a lot of wonderful pictures with camera 13 MP, and store them in 245 GB memory. With a powerful operating system, you can download any game you want and enjoy them everywhere. Let order early, you will get discount. 2.3.1.5 Hoạt động nối câu, phát triển ngôn ngữ Tôi áp dụng hoạt động này để giúp học sinh thực hành, phát triển ngôn ngữ sau bài học về câu điều kiện của Unit 11, lớp 10. Giáo viên sẽ làm một video gồm 10 câu nói, tuy nhiên giáo viên chỉ đặt một vế ở mệnh đề if. Yêu cầu các em học sinh suy nghĩ và nói mệnh đề tiếp theo sao cho hợp nghĩa. Sau mỗi mệnh đề ở video giáo viên chờ khoảng 30 giây để học sinh có thể ghép giọng nói của mình vào. Như vậy ở hoạt động này, giáo viên sẽ gửi video gốc đề bài để học sinh có thể làm tại nhà. 13
- Trường THPT Nguyễn Tất Thành Giáo viên: Nguyễn Thị Tường Vy Ví dụ: Giáo viên Học sinh If I had got some money, I would have buy a new motorbike. If It rained, I wouldn’t go to school. If I had a boyfriend, I would love him so much. If I were you, ….………………………………. If I didn’t go to school, ….……………………………….. If I had studied harder, ….……………………………….. 2.3.2 Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại và máy tính để luyện nói Tiếng Anh 2.3.2.1 Luyện nói bằng SPEAKINGPAL SpeakingPal là ứng dụng tiếng Anh nhắm đến sự tương tác cùng với nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh, ứng dụng này được lập trình sử dụng công nghệ nhận dạng giọng nói rất chính xác và tuyệt vời. Ứng dụng này mô phỏng một cuộc hội thoại với người nói tiếng Anh bản xứ nhằm giúp học sinh cải thiện cách phát âm của mình. Ứng dụng có 100 cấp độ học, tương ứng với độ khó tăng dần. Học sinh được nghe bài hội thoại và luyện tập theo bài hội thoại đó. Ứng dụng sẽ thu âm giọng nói của học sinh và kiểm tra sự chính xác trong phát âm. Thông qua ứng dụng này học sinh không chỉ học được cách phát âm chuẩn mà còn biết cách giao tiếp trong từng 14
- Trường THPT Nguyễn Tất Thành Giáo viên: Nguyễn Thị Tường Vy chủ đề. Giáo viên linh hoạt sử dụng các bài học trong ứng dụng này trong bài dạy của mình. Ví dụ : Unit 9: The post office - English 11 Giáo viên yêu cầu học sinh luyện tập theo bài hội thoại chủ đề “post office” cùng với ứng dụng. Học sinh sẽ được đóng vai từng nhân vật và được kiểm tra phát âm bằng tính năng nhận diện giọng nói AI. Giáo viên sẽ kiểm tra kết quả luyện tập của các em bằng cách kiểm tra miệng ở lớp học. 15
- Trường THPT Nguyễn Tất Thành Giáo viên: Nguyễn Thị Tường Vy 2.3.2.2 Luyện nói cùng SIRI và IRIS Không có người thực hành kỹ năng nói tại nhà là một vấn đề mà người học tiếng Anh nào cũng gặp phải. Hầu hết học sinh đều có điện thoại thông minh và coi chúng như những người bạn bất ly thân. Học sinh có thể luyện nói tiếng anh cùng một người bạn trên điện thoại của mình đó là SIRI đối với điện thoại hệ điều hành IOS hoặc IRIS với hệ điều hành ANDROID. SIRI và IRIS là các cô nàng trợ lý ảo rất thông minh, học sinh có thể nói chuyện với SIRI và IRIS bằng điện thoại. Học sinh có thể tương tác bất cứ chủ đề gì với người bạn này và họ sẵn sàng đáp lại; hoặc yêu cầu SIRI, IRIS làm bất cứ điều gì đối với chiếc điện thoại, ví dụ: đặt báo thức, tìm đường đến đâu đó, hoặc gọi cho ai đó. SIRI sẽ nhận dạng dọng nói của bạn, miễn là bạn phát âm chính xác. Từ việc nói chuyện với các người bạn ảo này mà học sinh tăng cường được khả năng phản xạ ngôn ngữ của mình, đồng thời luyện tập nhuần nhuyễn các mẫu mệnh lệnh. 16
- Trường THPT Nguyễn Tất Thành Giáo viên: Nguyễn Thị Tường Vy 2.3.2.3 Luyện nói tiếng Anh trực tuyến cùng người nước ngoài. Có rất nhiều trang web, ứng dụng giúp học sinh có thể giao tiếp tiếng anh trực tuyến với người nước ngoài.Những trang web này cung cấ p cho học sinh khả năng tiế p câ ̣n tứ c thì vớ i nhữ ng người bả n ngữ nó i tiế ng Anh bằ ng cá ch trò chuyê ̣n qua video trực tiế p. Những người bạn thân thiê ̣n sẵ n sà ng giú p đỡ ba ̣n luyê ̣n cá c kỹ năng đà m thoa ̣i, phát âm và bất kỳ kỹ năng tiếng Anh nà o khác mà bạn muốn cải thiện. Ngoài luyện nói tiếng anh, các em học sinh còn có thể làm quen với rất nhiều người bạn trên thế giới, hiểu biết thêm về văn hóa, lịch sử truyền thống của thế giới, và mở mang tri thức. Một số trang web giao tiếp trực tuyến mà tôi đã thử và thấy rất hiệu quả : LingoGlobe, HelloTalk, Easy Language Exchange, Conservation Exchange, Penpal World, Cambly…. Giáo viên cho học sinh chủ đề và yêu cầu học sinh giao tiếp với một người bản xứ về chủ đề đó. Học sinh sẽ chọn một trang web mà các em yêu thích, quay lại quá trình nói chuyện của mình và gửi kết quả cho giáo viên. Vd: Unit 13: Hobbies, English 11 Tôi yêu cầu học sinh thảo luận về chủ đề Hobbies với một người bản xứ. 17
- Trường THPT Nguyễn Tất Thành Giáo viên: Nguyễn Thị Tường Vy 18
- Trường THPT Nguyễn Tất Thành Giáo viên: Nguyễn Thị Tường Vy PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đề tài này đã đưa ra các hoạt động hữu ích nhằm giúp tạo môi trường dạy và học Tiếng Anh bằng video và các ứng dụng điện thoại đạt hiệu quả. Những đề xuất cũng được đưa ra để giải quyết vấn đề cho cả học sinh và giáo viên. Đối với học sinh, các hoạt động này giúp các em tham gia rèn luyện kỹ năng nói tích cực hơn, mạnh dạn hơn, hạn chế được thời gian các em dùng điện thoại, máy tính vô ích. Đối với giáo viên, các hoạt động này gây hứng thú học tập cho học sinh hơn, tạo môi trường học tập Tiếng Anh có tính tương tác, ganh đua bên ngoài lớp học cao. Hiện nay, ngoài các ứng dụng nêu trên còn có rất nhiều các ứng dụng hỗ trợ người học rèn luyện các kỹ năng Tiếng Anh một cách hiệu quả. Tùy vào nhu cầu của mình người học cần sử dụng máy tính, điện thoại vào mục đích học tập có hiệu quả hơn. Giáo viên cần cập nhật những xu hướng mới nhất trong giảng dạy tiếng Anh nhằm cải thiện chất lượng đầu ra cho học sinh ở bộ môn này. Làm video và học bằng ứng dụng chỉ là một trong những xu hướng được sử dụng gần đây. Giáo viên cần tìm hiểu thêm những phương thức giảng dạy khác và tìm tòi cách kết hợp các phương pháp truyền thống và hiện đại để nâng cao hiệu quả giảng dạy. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và ứng dụng học liệu số trong nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 Bộ Cánh diều
49 p | 64 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 26 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 119 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
24 p | 119 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12
6 p | 56 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học phần điện từ học lớp 11 THPT
38 p | 54 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảng hệ thống kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phần Lịch sử Việt Nam (1919-1945)
47 p | 42 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 54 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn