intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng chuyên đề pH của dung dịch vào quá trình dạy học và liên hệ với đời sống thực tiễn cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài "Sử dụng chuyên đề pH của dung dịch vào quá trình dạy học và liên hệ với đời sống thực tiễn cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông" nhằm tìm hiểu, giúp đỡ học sinh tiếp thu, thực hiện có hiệu quả hơn những kiến thức của các bài học, kiến thức mở rộng, nâng cao liên quan đến pH của dung dịch, cách tính pH, những vấn đề trong đời sống thực tiễn cần đo độ pH của dung dịch. Qua đó khắc sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh tham gia học tập môn hóa học lớp 11 trung học phổ thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng chuyên đề pH của dung dịch vào quá trình dạy học và liên hệ với đời sống thực tiễn cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông

  1. ĐỀ TÀI “SỬ DỤNG CHUYÊN ĐỀ pH CỦA DUNG DỊCH VÀO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VÀ LIÊN HỆ VỚI ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN CHO HỌC SINH LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” MÔN HÓA HỌC
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 4 ===  === ĐỀ TÀI “SỬ DỤNG CHUYÊN ĐỀ pH CỦA DUNG DỊCH VÀO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VÀ LIÊN HỆ VỚI ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN CHO HỌC SINH LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ” MÔN HOÁ HỌC Tác giả: Lê Văn Hậu Tổ: Khoa học tự nhiên Năm học: 2023 - 2024 Số điện thoại : 0987469646
  3. MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích của đề tài 2 1.3. Nhiệm vụ của đề tài 2 1.4. Phạm vi của đề tài 2 1.5. Tính mới của đề tài 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 1.1. pH của dung dịch 4 1.1.1. Khái niệm pH 4 1.1.2. Nồng độ của các ion H+ và OH- trong nước, dung dịch 4 acid, base 1.1.3. Phương pháp tìm pH của dung dịch 4 1.1.3.1. Phương pháp tìm pH của dung dịch acid mạnh 4 1.1.3.2. Phương pháp tìm pH của dung dịch base mạnh 4 1.1.3.3. Phương pháp tìm pH của dung dịch acid yếu 4 1.1.3.4. Phương pháp tìm pH của dung dịch base yếu 5 1.1.3.5. Phương pháp tìm pH của dung dịch đệm 6 1.1.3.6. Phương pháp tìm pH của dung dịch đa acid 7 1.1.4. Thang pH 8 1.1.5. Giá trị độ pH của các loại môi trường 8 1.2. Một số dụng cụ và thiết bị giúp con ngƣời xác định 8 pH 1.2.1. Sử dụng giấy quỳ tím 8 1.2.2. Sử dụng bút đo pH 9 1.2.3. Sử dụng máy đo pH để bàn 10 1.2.4. Sử dụng bộ test pH Sera 11
  4. 1.3. Một số công dụng của độ pH trong đời sống 11 1.4. Độ pH phù hợp trong cơ thể 12 1.5. Cách làm cân bằng pH trong cơ thể 12 1.5.1. Ăn nhiều rau xanh, củ, quả 12 1.5.2. Suy nghĩ tích cực và lạc quan 13 1.5.3. Uống đủ lượng nước tốt cho cơ thể 14 1.6. Độ pH của những môi trƣờng dung dịch phổ biến hiện 15 nay 1.6.1. Độ pH của nước 15 1.6.2. Độ pH của đất 15 1.6.3. Độ pH của acid và base trong phòng thí nghiệm 17 1.6.4. Độ pH của nước tiểu và máu 17 1.7. Dấu hiệu và cách điều chỉnh khi độ pH ở mức thấp 18 1.7.1. Dấu hiệu nhận biết pH thấp 18 1.7.2. Cách điều chỉnh khi dung dịch có độ pH thấp 18 1.8. Cách bảo quản các dụng cụ đo độ pH 19 1.9. Thực trạng của chuyên đề pH của dung dịch trong sách 20 giáo khoa “chân trời sáng tạo” hóa học lớp 11 và việc dạy học của giáo viên, học sinh tại trƣờng phổ thông nơi tác giả thực hiện đề tài hiện nay 1.10. Kết quả khảo sát học sinh khi chƣa sử dụng đề tài 20 CHƢƠNG 2. SỬ DỤNG CHUYÊN ĐỀ pH CỦA DUNG 20 DỊCH VÀO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VÀ LIÊN HỆ VỚI ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN CHO HỌC SINH LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Cơ sở để sử dụng chuyên đề pH của dung dịch vào quá 20 trình dạy học và liên hệ với đời sống thực tiễn cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông 2.2. Nguyên tắc sử dụng chuyên đề pH của dung dịch vào 21 quá trình dạy học và liên hệ với đời sống thực tiễn cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông
  5. 2.3. Quy trình sử dụng chuyên đề pH của dung dịch vào 21 quá trình dạy học và liên hệ với đời sống thực tiễn cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông 2.4. Sử dụng chuyên đề pH của dung dịch vào quá trình 22 dạy học và liên hệ với đời sống thực tiễn cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông 2.4.1. Sử dụng chuyên đề dạy bài “Cân bằng trong dung dịch 22 nước” 2.4.2. Sử dụng chuyên đề dạy bài “ Ôn tập chương 1 phần cân 26 bằng trong dung dịch nước, pH của dung dịch” 2.4.3. Sử dụng chuyên đề dạy bài “ Một số hợp chất với 30 oxygen của nitrogen phần các oxide của nitrogen – hiện tượng mưa acid” 2.4.4. Sử dụng chuyên đề pH để dạy chuyên đề phân bón hóa 30 học trong phần sử dụng phân bón và ôn tập phần sử dụng phân bón 2.4.5. Sử dụng chuyên đề pH dạy bồi dưỡng nâng cao cho học 30 sinh 2.4.5.1. Bài tập tìm pH của dung dịch acid mạnh 31 2.4.5.2. Bài tập tìm pH của dung dịch base mạnh 31 2.4.5.3. Bài tập tìm pH của dung dịch acid yếu 32 2.4.5.4. Bài tập tìm pH của dung dịch base yếu 34 2.4.5.5. Bài tập tìm pH của dung dịch đệm 35 2.4.6. Bài tập pha loãng, pha trộn dung dịch các chất điện li để 36 đạt được giá trị pH xác định trước 2.4.7. Bài tập tìm pH của dung dịch đa acid 40 2.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 41 2.6. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ “KHẢO SÁT SỰ CẤP 42 THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT” PHẦN III: KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
  6. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, kiến thức của con người ngoài biết được tất cả các lĩnh vực thì cần thiết phải có tầm nhìn sâu rộng về thế giới tự nhiên để thích nghi, ứng dụng và xử lí các vấn đề liên quan đến cuộc sống của con người. Ngoài kiến thức mỗi con người học được từ sách vở, từ trường lớp, thầy cô, thì việc học tập qua đời sống thực tiễn cũng là một nhiệm vụ quan trọng cho người học. Hiện nay môn hóa học là một trong những môn học có nhiều ứng dụng thực tiễn nhất trong đời sống con người. Tuy nhiên không giống với chương trình trước đây, hóa học là môn học bắt buộc cho tất cả học sinh trung học phổ thông, thì hiện nay trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn hóa học được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Trong chương trình sách giáo khoa có nhiều nội dung, chuyên đề học tập mới và được phân tích đánh giá là khó đối với học sinh. Chính vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên nói chung và tác giả đề tài nói riêng phải không ngừng tìm tòi khám phá tri thức, khai thác tối đa thiết bị dạy học, vận dụng các kiến thức hóa học vào quá trình thực hành làm bài tập và liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo viên có nhiều nội dung quan trọng cần phải thực hiện, nhưng đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, chủ động tìm tòi, học hỏi, tích lũy kiến thức và biết liên hệ kiến thức đã học vào thực tiễn là vấn đề mà nhiều thầy cô giáo và những nhà quản lí giáo dục rất quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Trong chương trình sách giáo khoa và sách chuyên đề hóa học lớp 11 trung học phổ thông khi giảng dạy các bài “cân bằng trong dung dịch nước; một số hợp chất với oxygen của nitrogen; chuyên đề phân bón hóa học” ngoài việc truyền thụ kiến thức của bài học, hướng dẫn cho học sinh làm được những bài tập cơ bản, tác giả nhận thấy cần thiết phải mở rộng thêm chuyên đề bồi dưỡng nâng cao khi tính pH của dung dịch, các vấn đề liên quan đến đời sống thực tiễn về môi trường của pH như pH trong hệ thống tiêu hóa của cơ thể người, trong môi trường đất, môi trường nước, các món ăn, ...Những vấn đề trên được thể hiện qua việc tổ chức các hoạt động dạy học tích cực cho học sinh. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng đam mê, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh tri thức, phát triển, phát huy khả năng tự học của học sinh. Trước t h ự c t ế đó người giáo viên cần phải không ngừng tìm tòi khám phá, khai thác, tổ chức các hoạt động dạy học, vận dụng, sử dụng phối kết hợp các hình thức dạy học trong các giờ học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh khả năng tư duy l o g i c , chủ động, hợp tác, trải nghiệm, sán g tạo và vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề của môn học và thực tiễn. 1
  7. Trước tình hình đó tác giả chọn đề tài “Sử dụng chuyên đề pH của dung dịch vào quá trình dạy học và liên hệ với đời sống thực tiễn cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông”, nhằm mở rộng, hỗ trợ, khắc phục cho giáo viên và học sinh một phần nào đó những vướng mắc gặp phải trong quá trình dạy học phần kiến thức liên quan đến pH của dung dịch thuộc môn hóa học lớp 11 trung học phổ thông. 1.2. Mục đích của đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu, giúp đỡ học sinh tiếp thu, thực hiện có hiệu quả hơn những kiến thức của các bài học, kiến thức mở rộng, nâng cao liên quan đến pH của dung dịch, cách tính pH, những vấn đề trong đời sống thực tiễn cần đo độ pH của dung dịch. Qua đó khắc sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh tham gia học tập môn hóa học lớp 11 trung học phổ thông. 1.3. Nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu nội dung các bài học liên quan đến pH của dung dịch, cách thức, phương pháp giảng dạy, giải học tập của giáo viên và học sinh trong các bài học liên quan. Nghiên cứu thực trạng của học sinh trong việc học tập, thực hành tính pH của dung dịch và những vấn đề về môi trường pH trong cuộc sống. Từ thực trạng, tác giả đưa ra hệ thống câu hỏi, bài tập để các em học sinh thực hành, qua đó đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh đối với chủ đề bài học. Khảo sát các cấp độ nhận thức của học sinh về những nội dung mà đề tài nghiên cứu. Từ đó, tác giả đề tài sẻ có các giải pháp và phương pháp phù hợp hơn cho các em học sinh học bộ môn hóa học lớp 11 trung học phổ thông. 1.4. Phạm vi của đề tài Phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu về cân bằng trong dung dịch nước, pH của dung dịch, phân bón hóa học cho môi trường đất, hiện tượng mưa acid, hiện tượng phú dưỡng, bài tập nâng cao về pH, cách xác định, điều chỉnh và công dụng của độ pH trong đời sống. Phạm vi thuộc chương trình sách giáo khoa hóa học 11, sách chuyên đề hóa học 11 thuộc trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, đồng thời có mở rộng nghiên cứu nâng cao nhằm phát huy tính tích cực, nâng cao tầm hiểu biết cho học sinh khi học môn hóa học lớp 11 trung học phổ thông. 1.5. Tính mới của đề tài Trong nội dung đề tài “Sử dụng chuyên đề pH của dung dịch vào quá trình dạy học và liên hệ với đời sống thực tiễn cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông”, lần đầu tiên được áp dụng để nghiên cứu, thực hiện trong quá trình giảng dạy sách giáo khoa mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tính mới của đề tài còn được thể hiện trong mỗi chủ đề bài học, mục đề thuộc các bài liên quan đến pH của dung dịch, ở đó tác giả đề tài đưa vào các câu hỏi, bài tập vận dụng kiến thức bài học và liên hệ kiến thức để giải quyết vấn đề 2
  8. liên quan đến pH trong thực tiễn cuộc sống nhằm nâng cao kiến thức và khả năng hiểu biết cho học sinh. Đề tài gợi mở cho học sinh khám phá khoa học từ sách giáo khóa đến những kiến thức thực tiễn cuộc sống nhằm mục tiêu học sinh học tập tốt hơn, nâng cao tầm hiểu biết về kiến thức hóa học thuộc chuyên đề pH của dung dịch và pH trong các môi trường khác của tự nhiên. 3
  9. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. pH của dung dịch 1.1.1. Khái niệm pH pH là chỉ số để đo mức độ hoạt động của ion H + trong một loại dung dịch nhờ tác động của một hằng số điện ly. pH là chỉ số đánh giá độ acid hay độ base của một dung dịch. Độ pH là chỉ số chuyên dùng để xác định tính acid hay base của nước hoặc một dung dịch nào đó. 1.1.2. Nồng độ của các ion H+ và OH- trong nước, dung dịch acid, base Nước là chất điện li yếu, chỉ có một số ít phân tử phân li theo phương trình sau: H2 O + H 2 O H+ + H 3 O+ Hoặc H2 O H+ + OH- Gọi Kw là tích số ion của nước, khi đó ta có: KW = [H+].[OH-] Ở 25oC, KW = [H+].[OH-] = 10-14 Vì nước có môi trường trung tính nên [H +] = [OH-] = 10-7. Dung dịch acid có nồng độ ion [H +] > 10-7. Dung dịch base có nồng độ ion [H+] < 10-7. 1.1.3. Phương pháp tìm pH của dung dịch 1.1.3.1. Phương pháp tìm pH của dung dịch acid mạnh Giả sử có dung dịch acid mạnh HA với nồng độ C A(M). Bỏ qua sự phân li của nước, ta có phương trình điện li acid như sau HA  H+ + A- [H+] = [A-] = [HA] = CA  pH = -lg[H+] = - lgCA 1.1.3.2. Phương pháp tìm pH của dung dịch base mạnh Giả sử có dung dịch base mạnh là NaOH nồng độ CB, bỏ qua sự điện li của nước ta có NaOH  Na+ + OH- [OH-] = [NaOH] = CB  pOH = -lg[OH-] = - lgCB Trong dung dịch pH + pOH = 14  pH = 14 - pOH 1.1.3.3. Phương pháp tìm pH của dung dịch acid yếu 4
  10. Giả sử có dung dịch acid yếu HA nồng độ C A. Khi đó, trong dung dịch này có 2 cân bằng sau: HA H+ + A - (1) H2 O H+ + OH- (2) Để tính pH của dung dịch, ta có thể đi từ phương trình bảo toàn proton: [H+] = [OH-] + [A-] (3) Phương trình bảo toàn khối lượng với HA [HA] + [A-] = CA (4) Phương trình hằng số acid HA: Ka  H A  .      H  K a .HA HA   A (5) Từ (3) ta có [A-] = [H+] – [OH-] (6) Từ (4) và (6) ta có [HA] = CA- [H+] + [OH-] (7) Thay vào (5) ta có: H    K a .     C A  H   OH      H   OH  (8) + Nếu coi nước phân li không đáng kể thì ta bỏ qua nồng độ ion [OH -], khi đó ta có: H    Ka.   CA  H    H (9) + Nếu [H+]
  11. - Phương trình bảo toàn proton: [OH-] = [BH+] + [H+] (3) - Phương trình bảo toàn khối lượng đối với base B: [B] + [BH+] = CB (4) - Phương trình của hằng số base: Kb  OH BH   .  (5) B Từ các phương trình (3), (4), (5) ta rút ra được: OH   K      C B  OH   H  b     OH   H  (6) Phương trình tổng quát trên là phương trình bậc 3 đối với [OH -] nên việc giải rất khó khăn. Tuy nhiên trong những điều kiện cụ thể phương trình (6) cũng có thể đơn giản hóa tương tự như dung dịch đơn acid yếu. Khi [H+]
  12. Để tính pH chúng ta có các phương trình sau: - Phương trình hằng số acid: Ka  H A   .  (3) HA - Phương trình bảo toàn khối lượng của HA và A -: [HA] + [A-] = CA + CB (4) - Phương trình trung hòa điện (bảo toàn điện tích): [H+] + [Na+] = [OH-] + [A-] Hoặc [H+] + CB = [OH-] + [A-]  [A-] = CB + [H+] - [OH-] (5) Từ (4) và (5) suy ra: [HA] = CA - [H+] + [OH-] (6) Từ (3), (5), (6) suy ra: H    K a .    C A  H   OH      C B  H   OH   (7) Đối với các dung dịch đệm thường có nồng độ H + và OH- không đáng kể so với CA và CB nên phương trình (7) được đơn giản hóa: H   K  a CA CB (8) Logarit hóa 2 vế và đổi dấu ta được: CA -lg[H+] = -lgKa - lg (9) CB Vì pH = -lg[H+]; pKa = -lgKa nên từ phương trình (9) ta có: CA pH = pKa - lg (10) CB 1.1.3.6. Phương pháp tìm pH của dung dịch đa acid Trong dung dịch đa acid HnA có khả năng phân li theo từng nấc HnA H+ + Hn-1A- Ka (1) 1 Hn-1A- H+ + Hn-2A2- Ka (2) 2 ... ... ... ... HA(n-1) H + An- + K an (n) Có thể coi đa acid như một hỗn hợp gồm nhiều đơn acid. Nếu K a  K a  K a  ...  K a thì có thể coi sự phân li của đa acid xảy ra 1 2 3 n chủ yếu ở nấc 1 và có thể tính nồng độ ion H+ của cân bằng theo nấc phân li thứ nhất của acid: 7
  13. HnA H+ + Hn-1A- K a1 Nồng độ mol/L C-x x x 2 x K a1  → Giải tìm được x. Với [H+] = x, ta tính được pH của dung Cx dịch. 1.1.4. Thang pH [H+ ](mol/L)10 -1 10-2 10-3 10-4 10-5 10 -6 10-7 10-8 10-910-10 10-11 10-12 10-1310-14 pH 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1.1.5. Giá trị độ pH của các loại môi trường Dựa vào giá trị độ pH người ta có thể xác định được môi trường của dung dịch các chất như sau: - Nước nguyên chất có pH = 7 có môi trường trung tính. - Những dung dịch có pH < 7 có môi trường acid. - Những dung dịch có pH > 7 có môi trường base. Ví dụ: Bằng thực nghiệm người ta đã rút ra được bảng màu sắc so sánh độ pH của môi trường các loại dung dịch từ pH = 4 đến pH = 10 như sau: 1.2. Một số dụng cụ và thiết bị giúp con ngƣời xác định pH 1.2.1. Sử dụng giấy quỳ tím Dùng giấy quỳ tím ta có thể xác định được dung dịch đó thuộc tính chất nào. Nếu giấy quỳ tím từ màu tím ban đầu chuyển dần sang màu đỏ thì dung dịch đó có tính acid, ngược lại nếu giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh thì dung dịch đó có tính base. 8
  14. Ưu điểm: - Sử dụng giấy quỳ tím là phương pháp đơn giản nhất với chi phí thấp nhất để xác định tính chất của dung dịch và thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu và ở các trường học. - Cho ra kết quả nhanh chóng, có thể dễ dàng xác định được độ pH mà không cần đến nhiều kiến thức chuyên ngành. Hạn chế: - Không biết được chính xác chỉ số pH cụ thể của dung dịch là bao nhiêu mà chỉ xác định được chỉ số này ở vào khoảng nào dựa vào màu sắc dung dịch, bên cạnh đó quỳ tím cũng có thể xác định được dung dịch thuộc tính chất acid, base hay trung tính. Ảnh - Dùng giấy quỳ tím để đo độ pH 1.2.2. Sử dụng bút đo pH Phương pháp này ngày càng được sử dụng rộng rãi để đo độ pH của dung dịch. Bút đo độ pH hiện nay trên thị trường có 2 loại chính gồm: - Bút đo pH nước: Đây là loại bút chuyên dùng để đo độ pH của dung dịch, bằng việc nhúng đầu bút vào trong dung dịch cần đo, sau ít phút trên màn hình đo pH của bút sẽ cho ra kết quả độ pH chính xác của dung dịch đó. Phương pháp này thường được sử dụng để đo độ base trong dung dịch. - Bút đo pH đất: Là loại bút chuyên sử dụng để đo độ pH của các loại đất khác nhau. Việc sử dụng bút đo pH đất giúp chúng ta xác định được chính xác môi trường các loại đất, từ đó có thể đưa ra quyết định nên trồng loại cây nào cho phù hợp với loại đất đó. Ưu điểm: - Thiết bị nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác. 9
  15. - Dễ dàng bảo quản và kiểm tra các chỉ số nhanh chóng. Hạn chế: - Chỉ số đo độ pH (Power of hydrogen) không được tuyệt đối như dòng máy đo để bàn. Hình - Bút đo pH 1.2.3. Sử dụng máy đo pH để bàn Đây là phương pháp đo độ pH được xem là chính xác nhất hiện nay, với máy đo để bàn sẽ cho ra kết quả kết quả lên đến 2 số thập phân so với chỉ 1 số thập phân như các thiết bị đo thông thường khác. Ưu điểm: - Khả năng đo chính xác độ pH của tất cả các loại dung dịch. - Vận hành tự động, có thể hiển thị kết quả ra màn hình và khả năng lưu trữ kết quả trên máy tính. Hạn chế: - Có giá thành cao. Hình - Máy đo độ pH để bàn 10
  16. 1.2.4. Sử dụng bộ test pH Sera Đây là bộ test pH đến từ thương hiệu nước Đức, đây là thương hiệu chuyên sản xuất các thiết bị kiểm tra nước như các chỉ số acid, base, nồng độ các khí hòa tan trong nước, độ pH của môi trường nuôi thủy sản các loại. Một bộ test pH Sera gồm có: - Một chai thuốc thử. - Một bảng màu để so sánh nồng độ pH. - Một ống nghiệm dùng để test nước cần phân tích. Ưu điểm: - Bộ dụng cụ này có khả năng kiểm tra nhanh độ pH của các môi trường nuôi thủy sản như nuôi tôm, cá và các thực vật thủy sinh. - Giá thành bộ test Sera khá rẻ đi kèm với khả năng sử dụng nhiều lần, có thể lên đến 100 lần test. Hạn chế: - Bộ dụng cụ này chỉ dùng để kiểm tra độ pH của các môi trường nuôi thủy sản và không có khả năng kiểm tra được ở các môi trường, dung dịch khác. Hình - Bộ test pH Sera 1.3. Một số công dụng của độ pH trong đời sống Trong cuộc sống hàng ngày đôi khi chúng ta đưa ra những câu hỏi như: "Chỉ số pH của thực phẩm mình sử dụng hàng ngày là bao nhiêu? Liệu nó có phù hợp đối với sức khỏe hay không? Hay như loại nước mình đang uống có tính acid, trung tính hay base?" Dưới đây là một vài ví dụ khi xác định được chính xác độ pH vào trong đời sống sẽ giúp mang lại những công dụng hữu ích nào cho chúng ta: - Những loại thịt tươi sống thường có độ pH giao động trong khoảng từ 5,5 đến 6,2. Nếu loại thịt chúng ta mua có độ pH < 5,3 thì khả năng cao loại thịt đó đã bị thiu, từ đó chúng ta không nên tiếp tục mua hoặc sử dụng. 11
  17. - Da và tóc của chúng ta thường có chỉ số pH vào khoảng 5,5. Vì vậy nếu chúng ta muốn có một làn da và tóc khỏe mạnh thì hãy chọn các loại mỹ phẩm có độ pH < 7, hoặc chúng ta có thể sử dụng nước ion acid có độ pH = 5,5 để xịt lên da nhằm cấp ẩm cho làn da thêm khỏe mạnh. 1.4. Độ pH phù hợp trong cơ thể Cơ thể con người từ lúc mới sinh ra trong cơ thể đã mang tính base với độ pH từ 7,3 – 7,4, đây là chỉ số tốt nhất giúp cơ thể con người có thể hoạt động một cách khỏe mạnh bình thường, vì vậy hãy tích cực ăn các loại thực phẩm có tính base thay thế thực phẩm có tính acid. Trong đời sống hàng ngày, do chế độ ăn uống không khoa học đi kèm với ô nhiễm môi trường, thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, sử dụng chất kích thích, chất hóa học, chất bảo quản,… nên cơ thể chúng ta dần mất đi tính base tự nhiên vốn có mà sẽ chuyển sang tính acid. Lượng acid dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư, các bệnh liên quan đến dạ dày, đường ruột,… Bác sĩ Otto Heinrich Warburg (người Đức), đạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1931, đã có phát biểu về nguồn gốc của bệnh ung thư như sau: “Các tế bào ung thư có tính acid, trong khi các tế bào khỏe mạnh mang tính base”. Ảnh - Otto Heinrich Warburg từng đoạt giải Nobel năm 1931 Tiến sĩ, bác sĩ y khoa Arthur C. Guyton (Mỹ) cũng nói trong quyển sách giáo khoa “Sinh lý học Y khoa”: “Bước đầu tiên trong việc duy trì sức khỏe là kiềm hóa cơ thể”. 1.5. Cách làm cân bằng pH trong cơ thể Để cơ thể sống trở về tính kiềm tự nhiên, có một số cách được các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu thế giới khuyên nên thực hiện thường xuyên như sau: 1.5.1. Ăn nhiều rau xanh, củ, quả 12
  18. Hình – Một số loại thực phẩm giàu tính base tự nhiên tốt cho sức khỏe cần được bổ sung trong thực đơn hằng ngày Vì sao các chuyên gia y tế khuyên chúng ta nên ăn nhiều rau củ quả, bởi tự thân những loại thực phẩm này đã mang sẵn tính kiềm, ăn nhiều rau xanh sẽ giúp trung hòa lượng acid dư thừa trong cơ thể cùng với việc bổ sung nhiều Vitamin cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm giàu tính base mà bạn có thể dễ dàng tìm được như: Cải bó xôi (rau chân vịt, rau bina): Trong thành phần của cải bó xôi có rất nhiều chất diệp lục giúp base hóa cơ thể một cách hiệu quả. Ớt chuông: Là loại thực phẩm có tính base rất cao, thường xuyên ăn ớt chuông sẽ giúp base hóa cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư… Cần tây: tính base trong cần tây cũng dồi dào không kém các loại rau củ trên, trong cần tây còn có chất phtalic và chất coumarin nhằm giúp giảm nguy cơ mắc ung thư và giảm hàm lượng Cholesterol xấu trong cơ thể. Bơ: Là loại trái cây vừa dễ ăn lại mang tính base mạnh giúp trung hòa acid có trong dạ dày. Ăn bơ còn giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm khác. 1.5.2. Suy nghĩ tích cực và lạc quan Hình ảnh – Minh họa sự lạc quan giúp cơ thể giữ được tính base Khi suy nghĩ tiêu cực, lo lắng hoặc stress, cơ thể cũng tự tiết ra acid có hại cho sức khỏe, chính vì vậy để giữ được tính base trong cơ thể nhằm giúp cơ thể 13
  19. khỏe mạnh, ngoài chế độ ăn uống khoa học, mỗi người cũng nên duy trì lối suy nghĩ tích cực, lạc quan và yêu đời. Ngoài ra, theo các chuyên gia nghiên cứu, suy nghĩ lạc quan và cười nhiều sẽ giúp giảm căng thẳng, cải thiện và tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch chuyên săn lùng và tiêu diệt các tế bào ung bướu và tế bào nhiễm virus. 1.5.3. Uống đủ lượng nước tốt cho cơ thể Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Đối với cơ thể dư thừa acid do nhiều nguyên nhân như ăn các thức ăn chứa nhiều acid hoặc uống thức uống có tính acid cao (rượu, bia, nước ngọt có gas,...) thì việc uống nước lọc, nước sạch thôi chưa đủ mà nên là nước tốt cho sức khỏe, giàu tính base để cân bằng lại tính acid. Tuy nhiên, chọn nước có tính base phải là các loại nước có tính base tự nhiên, tránh nước được bổ sung base nhân tạo bằng lõi tạo base (alkaline) hoặc base từ công nghệ gốm khoáng ceramic. Bộ Y tế Nhật chỉ công nhận và khuyến khích sử dụng loại nước có tính base tự nhiên là nước điện giải ion base, được tạo ra từ công nghệ điện giải tân tiến của Nhật Bản. Nước ion base giàu tính base tự nhiên như rau xanh giúp bổ sung base và chất điện giải, chất chống oxy hóa hằng ngày tốt cho cơ thể, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. Dùng nước ion base là cách hiệu quả nhất để base hóa cơ thể, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp,… Nước ion base có tính base tự nhiên như rau xanh, theo Giáo sư Hatana Gya Suki của trường Đại học Shimane – Nhật Bản đã nghiên cứu và đưa ra kết quả rằng uống 1,5 lít nước ion base với độ pH = 9,5 mỗi ngày bằng ăn 516 quả táo, 756 quả chuối, 45 cây rau chân vịt, 38 củ cà rốt, 3,7 quả bí đỏ. Hình - Nước ion base được xem là bí quyết sống khỏe mạnh và trường thọ của người Nhật Bản từ hơn 50 năm qua được cả thế giới biết đến Công dụng của nước điện giải ion base là giúp trung hòa lượng acid dư thừa trong cơ thể, trả lại tính base tự nhiên cho cơ thể như lúc mới sinh, loại bỏ các gốc tự do có hại giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính gây ra như: đau dạ dày, gout, tiểu đường, huyết áp, tim mạch, ung thư,… Như vậy, để có một cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ, ngoài việc ăn uống khoa học, suy nghĩ tích cực, làm việc điều độ,… thì uống nước ion base chính là 14
  20. một trong những biện pháp hiệu quả nhất. Công dụng “thần kỳ” của nước ion base sẽ bảo vệ sức khỏe vàng của bạn và những người thân yêu. 1.6. Độ pH của những môi trƣờng dung dịch phổ biến hiện nay Mỗi một chất tồn tại trên trái đất đều có một độ pH nhất định, vì vậy để giúp người dùng có thể dễ dàng hình dung hơn, theo số liệu của các nhà phân tích cung cấp thì độ pH của những dung dịch phổ biến hiện nay gồm: 1.6.1. Độ pH của nước Hình - Đo độ pH của nước Đây là dung dịch có độ bao phủ lớn nhất khi chiếm đến 3/4 bề mặt trái đất. Nước có nhiều loại như nước mặn, nước ngọt và nước phèn. Mỗi loại có một độ pH riêng và độ ngọt của nước một phần phụ thuộc vào chỉ số này. Độ pH của nước tinh khiết là 7, đây là loại nước đã được làm sạch và trải qua quá trình lọc nước. Ngoài ra, độ pH có thể uống được của nước base là từ 8,5 – 9,5, hay độ pH của nước ion acid là < 6,5 đây là loại nước không dùng để uống mà chuyên sử dụng để sát khuẩn và làm đẹp. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, nước dùng để uống sẽ có độ pH giao động từ 6,5 – 8,5, còn theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO thì độ pH của nước an toàn để uống là từ 6,5 – 9,5. Độ pH của nguồn nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn Bộ Y tế Việt Nam là từ 6,0 – 8,5. 1.6.2. Độ pH của đất 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2