intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng học liệu số hỗ trợ dạy học môn Ngữ văn lớp 10, chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, góp phần chuyển đổi hoạt động dạy học môn Ngữ văn từ không gian truyền thống sang không gian số thông qua công nghệ mới, giúp khả năng tƣ duy, sáng tạo, chủ động của giáo viên và học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng học liệu số hỗ trợ dạy học môn Ngữ văn lớp 10, chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT

  1. MỤC LỤC Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1 1.Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2 6. Điểm mới và đóng góp của đề tài ....................................................................... 3 7. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................... 3 Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ....................................... 4 1.1Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 4 1.1.1 Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo ................................................................... 4 1.1.2. Một số khái niệm về học liệu số.................................................................... 5 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 9 1.2.1. Về phía giáo viên........................................................................................... 9 1.2.2. Về phía học sinh ............................................................................................ 11 Chƣơng 2: SỬ DỤNG HỌC LIỆU SỐ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP ......... 12, NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THPT .............. 12 2.1. Thực trạng học tập môn Ngữ văn ở Trƣờng THPT ........................................ 12 2.2. Cấu trúc sách giáo khoa Ngữ văn THPT (bộ sách kết nối tri thức cuộc sống) chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 .................................................................. 14 2.3. Cách xây dựng học liệu số hỗ trợ dạy học môn Ngữ Văn lớp 10, chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 ......................................................................................... 14 2.3.1. Sử dụng học liệu số (vi deo, các tệp âm thanh, hình ảnh) để khởi động vào bài mới tạo hứng thú học tập cho học sinh ................................................................... 14 2.3.2. Sử dụng học liệu số (Phần mềm dạy học, phần mềm tạo học liệu số, vi deo, các tệp hình ảnh trình chiếu, các tệp âm thanh, bài giảng điện tử) giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới......................................................................................... 15 2.3.3. Sử dụng học liệu số (các tệp âm thanh, hình ảnh, phần mềm học liệu số, vi deo,…) để luyện tập, vận dụng kiến thức đã học phát triển các kĩ năng cho học sinh ................................................................................................................................. 16 1
  2. 2.3.4. Sử dụng học liệu số (bảng dữ liệu điện tử, vi deo, các tệp âm thanh, các tệp hình ảnh) để học sinh vận dụng giải quyết các tình huống trong thực tiễn ...... 18 2.3.5. Sử dụng học liệu số (vi deo, các tệp âm thanh, hình ảnh, bài kiểm tra đánh giá điện tử) để học sinh tìm tòi, mở rộng phát triển kĩ năng tự học, tự sáng tạo .......... 19 2.4. Sử dụng học liệu số trong dạy học Ngữ Văn 10 (Bộ sách Kết nối tri thức cuộc sống) ........................................................................................................................ 20 2.4.1. Sử dụng học liệu số trong dạy học bài “ Sức hấp dẫn của truyện kể” ........ 20 2.4.2. Sử dụng học liệu số trong dạy học bài “ Vẻ đẹp thơ ca” ............................. 22 2.4.3. Sử dụng học liệu số trong dạy học bài “ Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận” ................................................................................................................ 23 2.3. Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 27 2.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ................................ 29 2.4.1. Mục đích khảo sát ......................................................................................... 29 2.4.2. Nội dung và phƣơng pháp khảo sát..................................................................... 29 Phần 3. KẾT LUẬN ................................................................................................ 48 1. Hiệu quả của sáng kiến........................................................................................ 48 2. Nhận định về áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề tài ....... 49 3. Kiến nghị ............................................................................................................. 49 3.1. Đối với Giáo viên ............................................................................................. 49 3.2. Đối với học sinh ............................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 50 2
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 KTĐG Kiểm tra đánh giá 2 HĐGD Hoạt động giáo dục 3 CT Chƣơng trình 4 HĐ Hoạt động 5 HS Học sinh 6 PC Phẩm chất 7 NL Năng lực 8 GDPT Giáo dục phổ thông 9 THPT Trung học phổ thông 10 GD Giáo dục 11 GV Giáo viên 12 CNTT Công nghệ thông tin 13 DH Dạy học 3
  4. Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Chƣơng trình GDTH PT 2018 kèm theo thông tƣ 32/2018/Bộ GD – ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 nêu rõ mục tiêu mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là nhằm phát triển toàn diện con ngƣời Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; có phẩm chất và năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nƣớc, tinh thần dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Ngữ văn là một một học mà ở đó ngƣời học cảm nhận bằng tình cảm, cảm xúc, thông qua môn học, học sinh cảm hiểu đƣợc giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học, hiểu đƣợc tâm tƣ mà nhà văn gửi gắm, từ đó bồi dƣỡng tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, con ngƣời. Các phƣơng tiện, thiết bị dạy học môn Ngữ Văn vừa cung cấp tri thức văn học, vừa là phƣơng tiện minh họa nội dung dạy học. Các thiết bị dạy học tổ chức, hƣớng dẫn học sinh biết khai thác, chiếm lĩnh kiến thức từ các phƣơng tiện dạy học. Để nâng cao hiệu quả dạy học qua việc sử dụng học liệu số, khai thác nguồn học liệu số, yêu cầu giáo viên phải có phƣơng pháp và quy trình khai thác kiến thức hợp lí từ các thiết bị dạy học. Cùng với sự phát triển của internet, học liệu số đã tạo ra sự ƣu việt trong nguồn thiết bị dạy học. Đồng thời thực hiện chỉ thị số 2919/CT-BGD-ĐT ngày 10 tháng 8 năm 2018 “Xây dựng và đưa vào sử dụng, khai thác có hiệu quả kho học liệu số hóa toàn ngành giáo dục”, các giáo viên tập trung thiết kế, sử dụng học liệu số vào tổ chức dạy học là giải pháp cần thiết làm tăng hiệu quả dạy học. Thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu mới, việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ còn là sử dụng giáo án điện tử, kết hợp trình chiếu âm thanh, hình ảnh mà đòi hỏi ở các môn học nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng dạy học dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng internet. Trên nền tảng công nghệ, giáo viên là ngƣời truyền tải kiến thức cơ bản, cốt lõi, đóng vai trò là ngƣời hƣớng dẫn học sinh cách thức khai thác thông tin dồi dào, đa chiều từ Internet, giáo viên là ngƣời làm chủ công nghệ để sẵn sàng hỗ trợ cho học sinh sử dụng công nghệ. Phẩm chất và năng lực là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách con ngƣời, môn Ngữ văn là môn học mang giá trị nhân văn cao đẹp, đầy tính thẩm mĩ, sử dụng học liệu số tạo đƣợc không khí vui vẻ, phát huy tính tự lực, tự tìm tòi, sáng tạo và chủ 1
  5. động, ngoài năng lực chung, năng lực văn học đƣợc phát huy rõ rệt, học sinh tiếp nhận văn bản tốt hơn. Với những lí do trên, chúng tôi chọn “Sử dụng học liệu số hỗ trợ dạy học môn Ngữ văn lớp 10, chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THPT” để nghiên cứu và ứng dụng. 2. Mục đích nghiên cứu Góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học, góp phần chuyển đổi hoạt động dạy học môn Ngữ văn từ không gian truyền thống sang không gian số thông qua công nghệ mới, giúp khả năng tƣ duy, sáng tạo, chủ động của giáo viên và học sinh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Thực tế giảng dạy của bản thân theo chƣơng trình môn Ngữ Văn. - Bộ sách giáo khoa lớp 10, Nhà xuất bản Kết nối tri thức với cuộc sống - Chƣơng trình GDPT tổng thể; - Kho học liệu điện tử môn Ngữ văn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu lý luận của các nhà giáo dục về đổi mới phƣơng pháp dạy học để gây hứng thú học tập cho học sinh trong các tài liệu giáo dục, tài liệu chuyển đổi số và các tài liệu Ngữ Văn có liên quan đến đề tài. Tìm hiểu thực tiễn việc dạy học môn Ngữ Văn tại trƣờng phổ thông hiện nay, chất lƣợng giảng dạy bộ môn, tình hình hứng thú qua tổ chức giờ dạy của học sinh THPT. Tiến hành thực nghiệm ở một lớp để kiểm chứng các biện pháp sƣ phạm trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lý luận dạy học môn Ngữ văn, các tài liệu hƣớng dẫn, các tài liệu học liệu số… - Phương pháp thực nghiệm: Thông qua một số tiết dạy thể nghiệm và rút kinh nghiệm thực nghiệm giảng dạy chƣơng trình Ngữ Văn lớp 10 khi sử dụng học liệu số. - Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu khảo sát, thăm dò GV và HS; Khảo sát giờ dạy của một số giáo viên ở các Trƣờng THPT; Làm bài kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của đề tài 2
  6. - Phương pháp chuyên gia: Báo cáo trƣớc tổ, nhóm, hội đồng khoa học nhà trƣờng nhận đƣợc những đóng góp, ý kiến của các thành viên. 6. Điểm mới và đóng góp của đề tài - Đề tài góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học trong dự thảo kế hoạch chuyển đổi số ngành giáo dục giai đoạn 2021 – 2025 (tầm nhìn 2030) - Thông qua việc dạy đọc hiểu một số văn bản sử dụng học liệu số trong Chƣơng trình Ngữ Văn 10 giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực đặc thù - Sử dụng học liệu số giúp học sinh ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin, học sinh có thể tạo lập các sản phẩm bằng công nghệ số. - Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong giảng dạy môn Ngữ văn và có thể dùng cho học sinh nghiên cứu, đọc thêm. 7. Cấu trúc của đề tài Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 6. Điểm mới và đóng góp của đề tài 7. Cấu trúc của đề tài Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn Chƣơng 2. Sử dụng học liệu số hỗ trợ dạy học môn Ngữ Văn 10 nhằm phát huy phẩm chất, năng lực học sinh THPT Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm PHẦN 3. KẾT LUẬN 3
  7. Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1 Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo Phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng giáo dục. Một phƣơng pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên, và học sinh phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tƣ duy. Một phƣơng pháp, hình thức tổ chức giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của ngƣời thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của ngƣời học. Để nâng cao chất lƣợng môn Ngữ Văn, tạo hứng thú say mê và phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh thì việc đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức, kĩ thuật giảng dạy là việc làm cấp thiết và cần tiến hành một cách đồng bộ. Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hƣớng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Việc tạo ra sự hứng khởi, hứng thú học tập đối với HS trong các hoạt động dạy và học là cần thiết. Việc tạo hứng thú học tập cho học sinh không chỉ giúp giờ học trở nên sinh động hơn mà còn giúp học sinh lĩnh hội kiến thức dàng hơn, ghi nhớ bài học vững chắc hơn. HS sẽ thay đổi khi thầy cô chúng ta thay đổi. Sự hứng thú biểu hiện trƣớc hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của ngƣời học. Học tập là một quá trình sáng tạo. Nếu không có hứng thú sẽ không đem lại kết quả mong đợi, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực (chán học, sợ học…). Nếu có hứng thú học tập thì HS sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động của mình, làm nảy sinh mong muốn hoạt động một cách sáng tạo. Từ đó, kết quả đƣợc nâng lên. Xuất phát từ các cơ sở lí luận đó, tôi luôn tìm hiểu và áp dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú cho HS. Và tôi nhận thấy, việc sử dụng học liệu số hỗ trợ dạy học môn ngữ văn đem lại hiệu quả khá tốt trong phát huy phẩm chất, năng lực học sinh. Trong những năm gần đây, việc chuyển đổi số đang là xu thế đƣợc các ngành, nghề quan tâm, trƣớc cuộc cách mạng công nghệ 4.0, hầu hết các lĩnh vực nhƣ đƣợc chắp thêm đôi cánh trang bị cho ngành, nghề phát triển, trong lĩnh vực giáo dục học liệu số cũng trở thành mối quan tâm của các nhà giáo dục. Xuất phát từ các văn bản của Đảng, Nhà nƣớc về việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, Bộ giáo dục và đào tạo cũng kịp thời có những hƣớng dẫn 4
  8. cụ thể, đặc biệt với chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018. Trƣớc tình hình đổi mới dạy học, Bộ giáo dục chú trong phát huy phẩm chất, năng lực cho các môn học, đặc biệt là ở bộ môn Ngữ Văn mang tính đặc thù riêng, thì việc sử dụng học liệu số thực sự đem lại nhiều hiệu quả trong môn học - phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh 1.1.2. Một số khái niệm về học liệu số 1.1.2.1. Khái niệm về học liệu số Học liệu số (hay học liệu điện tử) là tập hợp các phƣơng tiên điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm: giáo trình điện tử, sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, vi deo, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm mô phỏng và các học liệu đƣợc số hóa khác. 1.2.1.2. Phân loại học liệu số - Phân loại theo dạng kĩ thuật, học liệu số bao gồm các phần mềm máy tính (kể cả các phần mềm thí nghiệm mô phỏng), văn bản (text), bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, vi deo và hỗn hợp các dạng thức nói trên. - Phân loại theo mục đích sử dụng học liệu số trong các bƣớc của hoạt động học, đƣợc chia thành: học liệu số nội dung dạy học, giáo dục, gồm hình ảnh, vi deo, bài trình chiếu, thí nghiệm ảo, học liệu số nội dung kiểm tra, đánh giá, gồm bài tập, câu hỏi trắc nghiệm, phiếu khảo sát,… Việc phân loại tùy thuộc vào mục đích sử dụng hay vận dụng thế nào trong dạy học để đạt mục tiêu, yêu cầu cần đạt. 1.2.1.3. Vai trò của học liệu số trong dạy học a. Tác động đến các thành tố của quá trình dạy học - Tác động đến mục tiêu dạy học Mục tiêu dạy học bậc phổ thông ở Việt Nam hiện nay là phát triển các PC và NL ở HS đƣợc quy định trong chƣơng trình GDPT 2018. Việc sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số để triển khai hoạt động học không những giúp HS phát triển NL đặc thù của môn học, các NL chung mà còn góp phần phát triển NL tin học. Qua đó, HS có thêm cơ hội thích nghi và hội nhập với thời kì cách mạng công nghiệp 4.0. Cũng cần thấy, khi máy vi tính, thiết bị di động thông minh chƣa đƣợc đƣa vào quá trình học tập thì ngƣời học chủ yếu làm việc với học liệu trong SGK hoặc các tài liệu do GV biên soạn. Khi GV kết hợp tổ chức hoạt động học trên lớp với việc giao nhiệm vụ học tập tại nhà có ứng dụng thiết bị công nghệ và học liệu số thì HS có thêm cơ hội chủ động phát triển đƣợc nhiều thành phần/thành tố của mỗi NL chung nhƣ NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo trong quá trình tự học đó. Hiện nay, nhiều yêu cầu cần đạt trong chƣơng trình môn học, HĐGD đòi hỏi GV sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số. Theo đó, nếu bối cảnh nhà trƣờng 5
  9. không có điều kiện cho HS tiến hành thí nghiệm thực thì việc sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo hoặc học liệu số dạng video là rất cần thiết để có thể giúp HS đáp ứng mục tiêu dạy học mà chƣơng trình môn học, HĐGD đã đặt ra. Nhờ học liệu số, khi HS khai thác phù hợp nghĩa là không chỉ phát triển về tri thức mà còn phát triển các kĩ năng sống có liên quan: kĩ năng lựa chọn và khai thác thông tin. Bên cạnh đó, khi làm quen, tiếp cận và sử dụng các thiết bị công nghệ trong DH, GD, HS sẽ có cơ hội để thực hành, rèn luyện một cách trực tiếp hay mô phỏng, đồng thời đây cũng là cách để chuẩn bị cho HS về tƣ duy làm việc khoa học, công nghệ để thay đổi cả suy nghĩ, định hƣớng thích ứng với các yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0. Nói cách khác, thiết bị và công nghệ góp phần thực thi nhằm đạt đƣợc mục tiêu DH, GD thông qua các hoạt động học hay chuỗi hoạt động học phù hợp. - Tác động đến nội dung dạy học Theo chƣơng trình GDPT 2018, nội dung trong SGK chỉ đóng vai trò tham khảo. GV có thể chủ động xây dựng nội dung dạy học phù hợp từ nhiều nguồn học liệu khác nhau: học liệu truyền thống trên trong SGK, hay học liệu số đƣợc chia sẻ trên Internet hoặc từ đồng nghiệp nhất là các kho học liệu số hữu dụng, các học liệu số đƣợc kiểm duyệt và khuyến khích dùng chung. Từ các nguồn học liệu đó, GV sẽ chủ động thiết kế, biên tập thành các dạng học liệu số mới đa dạng hơn, sinh động hơn, phù hợp với nội dung dạy học và nội dung kiểm tra, đánh giá đƣợc xác lập. Đối với hoạt động học của HS, học liệu số có thể đƣợc coi là nguồn cung cấp thông tin vô tận. Nó bao gồm các học liệu số mà GV cung cấp và học liệu số mà HS tự tìm kiếm, tự lƣu trữ để tham khảo phục vụ cho mục tiêu tìm hiểu, khám phá và vận dụng. Giúp ngƣời học có thể chủ động tiếp cận không giới hạn nguồn tài nguyên ở lĩnh vực mà họ đang học tập và nghiên cứu, từ đó khai thác và thúc đẩy việc phát triển NL ở các lĩnh vực ngƣời học quan tâm, hứng thú cũng nhƣ có tiềm lực, tố chất. Thực tế cho thấy thiết bị công nghệ dần trở nên quen thuộc với HS, không chỉ tiếp xúc ở trƣờng học mà HS còn làm quen, tìm hiểu ở nhiều nơi khác nhau. Điều này sẽ giúp HS có thể tìm hiểu chính mình khi khai thác các nội dung có liên quan về tự đánh giá, tự nhận thức thông qua các tính năng, giá trị của học liệu số và thiết bị công nghệ. Đây là cơ hội để nhận diện bản thân: hứng thú, tính cách, nhu cầu, ƣớc mơ… và định hƣớng kế hoạch phát triển chính mình. Trên cơ sở này, nội dung DH, GD sẽ đƣợc HS chủ động tìm kiếm, sở hữu để khám phá, làm chủ và vận dụng một cách hiệu quả. - Tác động đến phương pháp và kĩ thuật dạy học Trong dạy học phát triển NL, HS là chủ thể của hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng và chuyển hóa kiến thức, kĩ năng thành NL. Vì vậy, xét góc độ cách thức tổ chức dạy học, để giúp HS phát triển NL thì GV cần sử dụng các phƣơng pháp dạy học (PPDH) tích cực hóa hoạt động của HS nhƣ dạy học trực quan, dạy học khám phá, dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề… 6
  10. Mỗi PPDH thƣờng đƣợc triển khai qua bốn bƣớc theo tiến trình chung. Thiết bị công nghệ cùng tính đa dạng của học liệu số sẽ thể hiện ƣu thế khác nhau trong hỗ trợ đối với mỗi bƣớc triển khai PPDH cụ thể. Chẳng hạn, thiết bị trình chiếu các học liệu số dạng hình ảnh, video, câu hỏi sẽ rất hiệu quả trong bƣớc chuyển giao nhiệm vụ học tập của PPDH trực quan. Sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số giúp thể hiện thí nghiệm ảo sẽ hiệu quả trong bƣớc HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo dạy học khám phá, dạy học giải quyết vấn đề. Ở bƣớc tổ chức thảo luận, việc trình chiếu các sản phẩm học tập dạng học liệu số khác nhau cũng dễ dàng đƣợc triển khai bởi các thiết bị công nghệ phù hợp (nhƣ máy vi tính với MS PowerPoint hoặc máy vi tính kết nối Internet cùng phần mềm Padlet). Ở bƣớc đánh giá, học liệu số phục vụ KTĐG có thể đƣợc trình chiếu trực tiếp tại lớp học hoặc thể hiện qua công cụ trực tuyến. - Tác động đến phương tiện dạy học và học liệu DH, GD Về bản chất, thiết bị công nghệ và học liệu số cũng là phƣơng tiện và học liệu DH, GD. Nhƣ vậy, chính thiết bị công nghệ và học liệu số có vai trò làm đa dạng hoá, hiện đại hóa các phƣơng tiện và học liệu DH, GD, từ đó giúp cho việc DH, GD trở nên “trực quan” hơn, hứng thú và hiệu quả hơn. - Tác động đến quá trình kiểm tra, đánh giá Việc tổ chức KTĐG trong dạy học phát triển PC, NL đòi hỏi đa dạng về hình thức, phƣơng pháp, công cụ đánh giá. Các thiết bị công nghệ và học liệu số dạng câu hỏi, bài tập KTĐG góp phần giải quyết yêu cầu trên. Nói cách khác, sự đa dạng của các thiết bị công nghệ và học liệu số sẽ thích ứng với sự đa dạng về hình thức đánh giá, phƣơng pháp và công cụ đánh giá. Chẳng hạn, trong lựa chọn phƣơng pháp KTĐG, dạng học liệu số là câu hỏi sẽ phù hợp với phƣơng pháp hỏi – đáp và phƣơng pháp kiểm tra viết, dạng học liệu số là bài tập sẽ chủ yếu phù hợp với phƣơng pháp kiểm tra viết. Để đánh giá PC thông qua hành vi, bên cạnh sự quan sát trực tiếp, GV còn có thể sử dụng dữ liệu của thiết bị camera ghi lại hình ảnh hoạt động của HS tại lớp, sử dụng các dữ kiện đƣợc ghi nhận trên hệ thống hỗ trợ học tập khi HS tham gia trực tuyến. Để có kết quả kiểm tra, khảo sát nhanh, đồng thời phân tích khách quan và lƣu trữ dễ dàng thì GV có thể sử dụng máy vi tính hoặc thiết bị di động thông minh có phần mềm thân thiện nhƣ Google Forms, Quizziz. Hai trong số những yêu cầu quan trọng của quá trình KTĐG là bảo đảm tính khách quan và nhanh chóng có sự phản hồi kết quả. Sự kết hợp hợp lí giữa một số thiết bị công nghệ và học liệu số cùng với đội ngũ nhân sự tinh gọn cũng sẽ cho cho phép tiến hành quá trình kiểm tra, đánh giá hay các kì thi đáp ứng hai yêu cầu trên. Việc tổ chức các kì thi đánh giá NL HS phổ thông trên máy vi tính gần đây ở Việt Nam đã chứng minh vai trò đắc lực của thiết bị công nghệ và học liệu số trong kiểm tra, đánh giá. b. Tạo điều kiện và kích thích GV tổ chức hoạt động DH, GD đa dạng, hiệu quả 7
  11. – Học liệu số tạo động lực, kích thích ngƣời dạy khai thác ý tƣởng dạy học mới, thiết kế KHBD hiện đại với sự kết hợp giữa CNTT, học liệu số và yêu cầu khác có liên quan đến thiết bị công nghệ. Chẳng hạn với một ý tƣởng sƣ phạm tổ chức KHBD thành một “game show”- trò chơi giáo dục liên hoàn, nếu không có học liệu số hay thiết bị công nghệ, GV khó có thể thực hiện một cách khả thi với các điều kiện về thời gian, môi trƣờng, thiết bị dạy học… không thay đổi. Hay ý tƣởng sƣ phạm tổ chức dạy học bằng hình thức thi đua các nhóm, đội hoặc du lịch qua từng chặng nhờ vào thiết bị công nghệ và học liệu số, GV cùng HS sẽ có thể cùng đầu tƣ, cùng tƣơng tác một cách hiệu quả. Song song đó, học hiệu số và thiết bị công nghệ còn góp phần hỗ trợ cho việc số hóa các nguồn học liệu, tài nguyên phục vụ dạy học, giáo dục theo các ý tƣởng, kịch bản sƣ phạm đã đƣợc đầu tƣ. - Học liệu số còn hỗ trợ ngƣời dạy triển khai các ý tƣởng sƣ phạm để tổ chức DH, GD đa dạng theo hình thức dạy học trực tuyến, dạy học bán trực tuyến kết hợp. Thực tế cho thấy, các hình thức dạy học này đã và đang trở thành yêu cầu thực tiễn đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của ngƣời học, cũng nhƣ thực hiện trong bối cảnh có thể xảy ra thiên tai, bất thƣờng cho nên thiết bị công nghệ và học liệu số trở thành “tài nguyên, công cụ” quan trọng và thiết yếu để có thể thực hiện DH, GD nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, phát triển ngƣời học. - Học liệu số còn tạo điều kiện để GV chủ động chọn lựa PP, KTDH, hình thức dạy học, công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục đáp ứng yêu cầu của DH, GD phát triển NL, PC. - Học liệu số còn góp phần hỗ trợ, cải tiến các phƣơng pháp DH, GD truyền thống cũng nhƣ thay thế khi cần thiết, phù hợp nhất là trong điều kiện tự nhiên, các bối cảnh khó khăn của dịch bệnh, các tác động khó kiểm soát khác từ bối cảnh ảnh hƣởng đến việc DH, GD để triển khai DH, GD một cách chủ động. Cụ thể, có học liệu số và thiết bị công nghệ, có thể dạy học trong các điều kiện khác nhau với thời gian hạn định vẫn đảm bảo các YCCĐ và mục tiêu mong đợi ở ngƣời học. Khi có học liệu số, thiết bị công nghệ, thời gian đầu tƣ trực tiếp để chuẩn bị học liệu và đồ dùng dạy học sẽ giảm đi, thay vào đó là đầu tƣ để làm chủ thiết bị công nghệ, đánh giá, lựa chọn và sử dụng học liệu số phù hợp. Mỗi GV sẽ có thể khai thác học liệu số và thiết bị công nghệ theo định hƣớng sƣ phạm để hoạt động trên lớp dành thời gian tối đa, điều kiện tối đa cho HS thể hiện và rèn luyện bản thân. c. Góp phần phát triển hứng thú học tập và kĩ năng của ngƣời học - Học liệu số góp phần “trực quan hoá” các dữ liệu học tập cùng với các tiện ích của chúng đã tạo thêm sự hứng thú học tập, kích thích ý tƣởng và hoạt động khám phá, sáng tạo của ngƣời học. Ngoài ra, còn giúp ngƣời học có động lực và trách nhiệm hơn trong việc tự học để hoàn thiện chính mình, góp phần phát triển khả năng ngƣời học nói chung và khả năng công nghệ trong việc khai thác học liệu số và thiết bị công nghệ. Nhờ học liệu số, khi HS khai thác phù hợp nghĩa là không chỉ phát triển về tri thức mà còn phát triển các kĩ năng sống có liên quan: kĩ năng lựa chọn và khai thác thông tin. Bên cạnh đó, khi làm quen, tiếp cận và sử dụng 8
  12. các thiết bị công nghệ trong DH, GD, HS sẽ có cơ hội để thực hành, rèn luyện một cách trực tiếp hay mô phỏng, đồng thời đây cũng là cách để chuẩn bị cho HS về tƣ duy làm việc khoa học, công nghệ để thay đổi cả suy nghĩ, định hƣớng thích ứng với các yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0. Học liệu số giúp ngƣời học có thể chủ động tiếp cận không giới hạn nguồn tài nguyên ở lĩnh vực mà họ đang học tập và nghiên cứu, từ đó khai thác và thúc đẩy việc phát triển NL ở các lĩnh vực ngƣời học quan tâm, hứng thú cũng nhƣ có tiềm lực, tố chất. Thực tế cho thấy thiết bị công nghệ dần trở nên quen thuộc với HS, không chỉ tiếp xúc ở trƣờng học mà HS còn làm quen, tìm hiểu ở nhiều nơi khác nhau. Điều này sẽ giúp HS có thể tìm hiểu chính mình khi khai thác các nội dung có liên quan về tự đánh giá, tự nhận thức thông qua các tính năng, giá trị của học liệu số và thiết bị công nghệ. Đây là cơ hội để nhận diện bản thân: hứng thú, tính cách, nhu cầu, ƣớc mơ… và định hƣớng kế hoạch phát triển chính mình. Hoặc kho học liệu số và các thành phần khác có liên quan đến hệ sinh thái giáo dục với cầu nối là các thiết bị công nghệ sẽ tạo điều kiện để HS tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu… Học liệu số còn góp phần làm đa dạng các hình thức tƣơng tác trong hoạt động của HS: tƣơng tác giữa HS – HS, HS – GV, HS – cộng đồng. Các tƣơng tác này tạo cơ hội phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác bên cạnh các PC và NL đã đƣợc xác định trong CT GDPT 2018. Có thể khẳng định về sự kết hợp chặt chẽ giữa CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong DH, GD HS nhƣ một mối liên kết đồng thời. Cùng với CNTT và học liệu số, thiết bị công nghệ có vai trò quan trọng trong DH, GD bởi học liệu số, CNTT giúp thực hiện những hoạt động mà nếu không có nó sẽ không thể thực hiện đƣợc, CNTT, học liệu số giúp tăng hiệu quả thực hiện hoạt động (nhanh hơn, hiệu quả hơn về mức độ đạt đƣợc của NL, PC học sinh. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Về phía giáo viên Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã có cuộc khảo sát thăm dò giáo viên và học sinh về việc sử dụng học liệu số trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn (Phụ lục 1, phụ lục 2). Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn đối với giáo viên và học sinh khi sử dụng học liệu số trong dạy học nhƣ sau: 1.2.1.1. Những khó khăn Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng học liệu số vì nghĩ rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide trong các giờ học lý thuyết là một điều mà các giáo viên không muốn nghĩ đến. Để có một bài giảng nhƣ thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị mà đó chính là điều mà các giáo viên thƣờng hay tránh. 9
  13. Việc sử dụng phƣơng pháp mới đòi hỏi một giáo án mới. Thực ra, muốn “click” chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm Power point, Violet,… giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tƣ liệu từ nhiều nguồn. Hơn nữa trong quá trình thiết kế, để có đƣợc một giáo án điện tử tốt, từng cá nhân giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc tự đi tìm hình ảnh minh hoạ, âm thanh sôi động, tƣ liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà một số giáo viên thƣờng đƣa ra để tránh né việc thực hiện dạy ứng dụng CNTT, học liệu số. Mỗi giáo viên ngoài việc hoàn thiện về chuyên môn bên cạnh đó còn phải trang bị cho bản thân những kiến thức Tin học về các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy. Mặc dù đã bƣớc đầu soạn giảng nhƣng kinh nghiệm xử lí còn nhiều hạn chế. Thƣờng trình chiếu nội dung bài dạy suốt cả tiết học làm cho học sinh mỏi mắt, đƣa vào tình trạng mệt mỏi, kém tích cực. Có một số nội dung không nhất thiết phải trình chiếu cũng thể hiện lên. Chƣa chắt lọc đƣợc phần kiến thức nào thì dùng phần mềm để hỗ trợ. Một số hoạt động tiếp cận khái niệm, mô tả khái niệm, định nghĩa chƣa biết khai thác thế mạnh của các phần mềm ứng dụng nhƣ Power point, Sketchpat, . . . Ngoài ra, việc sử dụng học liệu số trong dạy học giáo viên còn gặp những khó khăn nhƣ: không gian phòng học chƣa phù hợp, số lƣợng học sinh trong mỗi nhóm còn nhiều, cách quản lí và điều tiết học sinh khi thực hiện các thiết bị dạy học, không đủ thời gian để các nhóm trình bày sản phẩm, việc giao nhiệm vụ cho học sinh cũng khó khăn hơn. Chính vì những khó khăn trên mà các giáo viên chỉ ứng dụng CNTT, học liệu số khi có nhu cầu. Tức là chỉ có thao giảng, thì mới sử dụng và việc làm này chỉ mang tính chất đối phó. Tình trạng này cũng phổ biến trong các trƣờng THPT. Mục đích sử dụng máy tính phục vụ cho công tác giảng dạy chỉ đƣợc áp dụng trong các tình huống này. 1.2.1.2. Những thuận lợi Sử dụng học liệu số trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn đem lại khá nhiều thuận lợi cho giáo viên: Giáo viên đƣợc làm chủ công nghệ, vận dụng kiến thức từ công nghệ, sử dụng công nghệ trong đổi mới phƣơng pháp dạy học, việc sử dụng công nghệ để định hƣớng tạo động lực cho học sinh trong hoạt động học phát huy phẩm chất, năng lực học sinh rất khả quan, giáo viên có thể sử dụng phần mềm điện tử để kiểm tra, đánh giá theo phƣơng pháp mới, ngoài ra giáo viên thu thập đƣợc ngân hàng dữ liệu từ kho học liệu số,… giáo viên có thể sử dụng phần mềm hỗ trợ xây dựng bài giảng, có thể sử dụng phần mềm lƣu trữ dữ liệu, chia sẻ thông tin, và có thể sử dụng các phần mềm giao bài tập củng cố kiến thức. Đặc biệt giáo viên có thể thực hiện các bài quay từ E-Learning phong phú, trực quan, sinh động 10
  14. 1.2.2. Về phía học sinh 1.2.2.1. Những khó khăn Máy tính, smarphon, internet,… là phƣơng tiện cần thiết trong học tập nhƣng một số học sinh thiếu phƣơng tiện, không cập nhật đƣợc thông tin trong học tập. Nhiều học sinh chƣa đƣợc làm quen với công nghệ nên còn lúng túng trong hoạt động vận dụng, luyện tập, hoặc chƣa tạo đƣợc bài tập khi đƣợc thầy/cô giao câu hỏi Khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phƣơng pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu qua mang lại chỉ có 30%, trong khi hiệu quả của phƣơng pháp sử dụng học liệu số trong dạy học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng lên đến 70%. Nhƣ vậy thiết bị, phƣơng tiện điện tử là yếu tố quan trọng trong việc dạy học sử dụng học liệu số đối với học sinh. 1.2.2.2. Những thuận lợi Học sinh càng ngày càng quen thuộc với công nghệ. Trong quá trình học tập, học sinh có thể tìm kiếm tƣ liệu trên máy vi tính, có kết nối internet Chủ động tự học, tự nghiên cứu các vấn đề xung quanh cuộc sống, không bị giới hạn kiến thức sách vở Học sinh có cơ hội tiếp xúc bên ngoài, thích làm dự án, thích hoạt động nhóm, say sƣa với công nghệ, tích cực, chủ động trong sáng tạo. Việc sử dụng học liệu số trong hoạt động học khiến học sinh rất có hứng thú, điều này thể hiện qua cuộc khảo sát thăm dò khá rõ nét, rất nhiều học sinh có mong muốn khi tham gia hoạt động học đƣợc sử dụng học liệu số. 11
  15. Chƣơng 2 SỬ DỤNG HỌC LIỆU SỐ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 10, NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THPT 2.1. Thực trạng học tập môn Ngữ văn ở Trƣờng THPT Thực trạng của việc dạy và học Ngữ văn hiện nay cho thấy vẫn còn nhiều HS ở phổ thông không thích học môn Ngữ văn, tình trạng HS học lệch, học tủ để thi tốt nghiệp THPT, Đại học là phổ biến. Nó dẫn đến một hệ quả nghiêm trọng khác là khiến cho ngƣời dạy nhiều khi cũng chán dạy, giáo viên thuyết giảng nhiều. Giờ học Ngữ văn trở nên nặng nề với cả GV và HS. Một trong những nguyên nhân không thể phủ nhận cho tình trạng trên là: đổi mới phƣơng pháp dạy học mới dừng lại ở lý thuyết, hay ở các tiết hội giảng, các tiết thanh tra, kiểm tra còn trên thực tế trong phần lớn các tiết dạy GV chỉ là ngƣời truyền thụ kiến thức một chiều mà chƣa khơi dậy đƣợc tính chủ động, hứng thú học tập cho HS. Kết quả thi THPT năm học 2021 - 2022 của tỉnh Nghệ An cho thấy trƣờng THPT Thái Lão điểm trung bình thấp hơn so với trung bình chung cả nƣớc 0,05 điểm. Vì vậy việc tạo hứng thú cho học sinh trong sử dụng học liệu số ở bộ môn Ngữ văn nhằm phát huy tính tích cực chủ động là một trong những vấn đề ƣu tiên, cấp bách và mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2021 VÀ 2022 CỦA TRƢỜNG THPT THÁI LÃO NĂM 2020 NĂM 2021 Tổng Tổng Tổng Lệch Tổng Lệch số HS số HS số HS Điểm So với số HS Điểm So với dự thi dự thi dự thi TB thi ĐTB dự thi TB Thi ĐTB của của môn cả nƣớc môn cả nƣớc trƣờng trƣờng 253 253 6,73 -0,05 288 288 6,91 -0,05 (Nguồn: Phòng GDTH - Sở GD&ĐT Nghệ An) Thực trạng dạy văn ở Trƣờng THPT còn cho thấy nhiều giáo viên chƣa thực hiện việc chuyển đổi số trong dạy học, hầu hết giáo viên còn sử dụng phƣơng pháp truyền thống. Chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát cho hơn 1000 học sinh lớp 10 ở các trƣờng trong Huyện Hƣng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chƣơng theo bảng câu hỏi sử dụng học liệu số, kết quả thu nhận về hơn 90% học sinh chƣa đƣợc tiếp thu bài học mà các thầy, cô sử dụng học liệu số. 12
  16. Cuộc khảo sát thực hiện với 39 giáo viên (Phụ lục 1), kết quả thu đƣợc, nhiều giáo viên thỉnh thoảng, hoặc rất ít khi và có giáo viên chƣa bao giờ sử dụng học liệu số trong dạy học Ngữ văn ở trƣờng THPT nhƣ sau: https://docs.google.com/forms/d/1B9gsjJYl6sbyNAGvwLmTzjmGpiWCdB5E1 qoejCbvsPg/edit 9% 10% Chưa bao giờ Rất ít khi Thỉnh thoảng 23% 58% Thường xuyên Cuộc khảo sát thực hiện với 1216 học sinh (Phụ lục 2), kết quả thu nhận nhiều học sinh trong quá trình tham gia hoạt động học môn Ngữ văn rất ít khi đƣợc thầy/ cô sử dụng học liệu số trong dạy học (nguồn khảo sát google) nhƣ sau: 9% 8% Chưa bao giờ Rất ít khi Thỉnh thoảng 24% 59% Thường xuyên Từ thực trạng đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp xây dựng và thực hiện học liệu số hỗ trợ môn Ngữ Văn lớp 10, chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 để phát triển phẩm chất năng lực học sinh đem lại chất lƣợng giáo dục cao hơn cho ngành giáo dục. 13
  17. 2.2. Cấu trúc sách giáo khoa Ngữ văn THPT (bộ sách kết nối tri thức cuộc sống) chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 Chƣơng trình môn Ngữ Văn 10 (Tập 1) bao gồm 5 bài: Sức hấp dẫn của truyện kể; Vẻ đẹp của thơ ca; Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận; Sức sống của sử thi; Tích trò sân khấu dân gian. Chƣơng trình môn Ngữ văn 10 (tập 2) gồm 4 bài: Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”; Quyền năng của ngƣời kể chuyện; Thế giới đa dạng của thông tin; Hành trang cuộc sống. Nhƣ vậy, với những bài trên, nội dung kiến thức hay lƣợng kiến thức có một phần khác với chƣơng trình giáo dục 2006, cách tiếp cận các bài học cơ bản khác ở mục tiêu cần đạt, điều này buộc giáo viên dạy văn cần đổi mới phƣơng pháp để định hƣớng bài học cho học sinh, trong đó có việc sử dụng học liệu số hỗ trợ dạy học. 2.3. Cách xây dựng học liệu số hỗ trợ dạy học môn Ngữ Văn lớp 10, chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 2.3.1. Sử dụng học liệu số (vi deo, các tệp âm thanh, hình ảnh) để khởi động vào bài mới tạo hứng thú học tập cho học sinh Hoạt động Khởi động trong giờ dạy có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động trên lớp giúp học sinh định hƣớng nội dung bài học, bƣớc đầu giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học. Hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Hoạt động khởi động thƣờng đƣợc tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị phần khởi động nhƣ thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tƣợng học sinh và cả điều kiện của giáo viên. Hoạt động khởi động dù chỉ là một khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm kiến thức cần đạt nhƣng nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng, hƣng phấn cho học sinh vào đầu giờ học. Yêu cầu với phần giới thiệu bài cần ngắn gọn, súc tích, khái quát cao và gợi mở sự hứng thú của học sinh. Điều đó có nghĩa là nó sẽ ảnh hƣởng lớn đến toàn bộ bài dạy. Vậy nên sử dụng học liệu số để khởi động sẽ tạo đƣợc không khí hào hứng, sôi nổi cho tiết học. Ví dụ 1: Khi dạy bài 8 – Thế giới đa dạng của thông tin, văn bản Phục hồi tầng ozone: thành công và nỗ lực toàn cầu (Lê My); Sự sống và cái chết (Trịnh Xuân Thuận) giáo viên thực hiện hoạt động khởi động bằng việc theo dõi vi deo và ghi lại những tác hại của việc suy giảm tầng ozone Ví dụ 2: Với bài 6 – Nguyễn Trãi Trò chơi ai nhanh hơn ai? Câu hỏi điền vào chỗ trống (đƣợc thực hiện trình chiếu) 14
  18. Hoặc giáo viên cung cấp một số hình ảnh để học sinh nhận biết , ví dụ nhƣ dạy bài: Sức hấp dẫn của truyện kể Hình 2.1. Nguồn kho học liệu Ngoài việc đƣa ra một số trò chơi trên các học liệu, giáo viên còn đƣa ra một số câu hỏi dƣới hình thức phiếu học tập để giao việc cho học sinh hoạt động Sau đó GV dẫn dắt HS vào bài mới. 2.3.2. Sử dụng học liệu số (Phần mềm dạy học, phần mềm tạo học liệu số, vi deo, các tệp hình ảnh trình chiếu, các tệp âm thanh, bài giảng điện tử) giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới Hoạt động chiếm lĩnh kiến thức mới giúp HS lĩnh hội đƣợc kiến thức, kĩ năng bằng cách tổ chức các hoạt động thành phần tƣơng thích với từng nội dung học tập. Các hoạt động thành phần này nhằm vào một mục tiêu cụ thể, ví dụ nhƣ phát triển tƣ duy, kiến tạo kiến thức, tri thức phƣơng pháp, củng cố tại chỗ (ví dụ về nhận dạng và thể hiện). Hình thức của hoạt động: cá nhân, cặp, nhóm (bể cá, khăn trải bàn, lớp học xếp hình, ...). Các phƣơng pháp dạy học và kĩ thuật dạy học, đặc biệt là sử dụng học liệu số đƣợc áp dụng chủ yếu ở hoạt động này. Trong hoạt động này, giáo viên có thể sử dụng: tài liệu điện tử, bảng trình chiếu điện tử, bảng dữ liệu điện tử, vi deo, các tệp âm thanh, các tệp hình ảnh, phần mềm dạy học, phần mềm tạo học liệu số để giúp học sinh chiếm lính kiến thức mới. Việc sử dụng học liệu số vào dạy học sẽ giúp HS lĩnh hội đƣợc kiến thức mới dễ dàng hơn, nâng cao năng lực giải quyết các tình huống trong thực tiễn. 15
  19. Ví dụ 1: Khi dạy bài 1 – Sức hấp dẫn của sử thi. Giáo viên sử dụng vi deo sự hình thành của trái đất, sau đó đƣa ra các câu hỏi phát vấn học sinh: + Để lý giải cho sự ra đời của trái đất tác giả dân gian đã lí giải nhƣ thế nào? + Vì sao tác giả dân gian cho rằng các vị thần tạo nên sự hình thành của trái đất? + Để thuyết phục ngƣời nghe tác giả dân gian đã kể nhƣ thế nào? Sức hấp dẫn của sử thi nằm ở đâu? Giáo viên định hƣớng học sinh bằng việc gợi ý các câu trả lời theo hình thức phát vấn từ các vi deo, clip, bản trình chiếu điện tử đƣợc xây dựng trong các bài học Ví dụ 2: Khi dạy bài Vẻ đẹp thơ ca, giáo viên có thể sự dụng trò chơi để hình thành kiến thức cho học sinh, giáo viên ra câu hỏi, giải mã ô chữ bí mật Giáo viên có thể cho học sinh nghe tệp âm thanh, tệp vi deo ngâm thơ của các Nghệ sĩ: Bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử, do nghệ sĩ Ngọc Sang diễn ngâm https://youtu.be/-6k_bcYdWyY Bài thơ “Tiếng Thu” của Lƣu Trọng Lƣ, do Đài tiếng nói Việt Nam giới thiệu qua giọng ngâm của Nghệ sĩ ƣu tú Vũ Kim Dung – tƣ liệu từ trung tâm sản xuất và lƣu giữ chƣơng trình https://youtu.be/XserBrJaGDk Hình 2.2. Nguồn học liệu số 2.3.3. Sử dụng học liệu số (các tệp âm thanh, hình ảnh, phần mềm học liệu số, vi deo,…) để luyện tập, vận dụng kiến thức đã học phát triển các kĩ năng cho học sinh Luyện tập là hoạt động giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội đƣợc. Trong hoạt động này giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh các hoạt 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2