intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực học sinh trong tiết dạy tự chọn tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Sử dụng kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực học sinh trong tiết dạy tự chọn tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài" nhằm giúp học sinh có cách tiếp cận hệ thống kiến thức về văn hoá vùng miền trong các truyện ngắn được học trong chương trình Ngữ văn 12, đáp ứng yêu cầu nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực học sinh trong tiết dạy tự chọn tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

  1. Mẫu M3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Trường THPT Yên Khánh A - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình. Chúng tôi là: Tỷ lệ (%) Trình Ngày đóng độ TT Họ và tên tháng Nơi công tác Chức vụ góp vào chuyên năm sinh việc tạo môn ra sáng kiến Trường THPT Giáo 1 Nguyễn Thị Loan 23/03/1982 Cử nhân 40% Yên Khánh A viên Trường THPT Giáo 2 Nguyễn Thị Minh Huệ 01/02/1980 Thạc sĩ 20% Yên Khánh A viên Tổ Trường THPT trưởng 3 Phan Sỹ Quý 13/03/1985 Thạc sĩ 20% Yên Khánh A chuyên môn Trường THPT Giáo 4 Phạm Thị Thanh Mai 26/10/1984 Thạc sĩ 20% Yên Khánh A viên 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: SỬ DỤNG KIẾN THỨC VĂN HOÁ VÙNG MIỀN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG TIẾT DẠY TỰ CHỌN TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” CỦA TÔ HOÀI Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy môn Ngữ văn 12 Thời gian áp dụng: từ năm học 2019-2020 đến năm học 2021- 2022 2. Nội dung a. Giải pháp cũ thường làm: - Chi tiết giải pháp cũ: + Học sinh ngoài việc đọc SGK, GV giao nhiệm vụ về nhà tìm hiểu thêm các thông tin về tác giả, tác phẩm, đặc trưng văn hóa Tây Bắc rồi trình bày trước lớp (dưới hình thức một bài giới thiệu hoặc một video có kèm hình ảnh minh họa kèm lời dẫn – tùy vào sự sáng tạo của HS)... + Giáo viên sưu tầm video ngắn, tranh ảnh, tư liệu để cung cấp, mở rộng kiến thức về tác giả Tô Hoài và những nét đặc trưng văn hóa Tây Bắc cho học sinh. (Minh chứng phần phụ lục) - Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục: 1
  2. + Ưu điểm: Do có hình ảnh, video nên tiết học sinh động, hấp dẫn hơn, tạo được hứng thú trong tiếp nhận kiến thức bài học (giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật) và kiến thức mở rộng (về văn hóa vùng miền) cho HS. + Nhược điểm: Do chỉ cung cấp video, hình ảnh một cách đơn thuần nên HS mới chỉ tiếp nhận bằng trực quan, chưa có cơ hội được bắt tay vào trải nghiệm, ít nhiều dẫn đến những hạn chế trong việc tiếp nhận tác phẩm (chưa hình dung cụ thể về văn hóa lễ hội và lối sống sinh hoạt), chưa phát huy được năng lực học sinh … + Những tồn tại cần khắc phục: Học sinh chủ yếu tìm hiểu, cóp nhặt từ các trang phương tiện thông tin, chưa thực sự hiểu sâu sắc về văn hóa Tây Bắc; còn hiểu hời hợt, chưa hiểu sâu tác phẩm, đặc biệt là những chi tiết nghệ thuật có liên quan đến văn hóa vùng miền (lễ hội, trang phục, ẩm thực, ngôn ngữ…) nên chưa kích thích được sự sáng tạo cũng như chưa phát huy được nhiều năng lực tiềm ẩn của học sinh. b. Giải pháp mới cải tiến: - Mô tả bản chất của giải pháp mới: Trước những khoảng trống trong nhận thức của học sinh về kiến thức văn hóa vùng miền (liên quan trực tiếp đến việc đọc hiểu, tiếp nhận tác phẩm), chúng tôi đề xuất giải pháp mới để kích thích sự sáng tạo của HS, giúp HS có cơ hội bộc lộ năng lực trên nhiều phương diện như: âm nhạc, trang phục, món ăn, lễ hội và ngôn ngữ của văn hóa Tây Bắc khi giảng dạy tiết tự chọn về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài trong chương trình Ngữ văn 12. Từ đó, bước đầu giúp học sinh có cách tiếp cận hệ thống kiến thức về văn hoá vùng miền trong các truyện ngắn được học trong chương trình Ngữ văn 12, đáp ứng yêu cầu nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ … Xuất phát từ việc tìm hiểu những năng lực, đam mê của HS, giáo viên chia nhóm HS với những yêu cầu nhiệm vụ học tập khác nhau. Mỗi yêu cầu nhiệm vụ học tập, HS ngoài việc sưu tầm tư liệu thì còn tìm các chi tiết trong tác phẩm liên quan đến lĩnh vực nhóm đảm nhận. Bao gồm các lĩnh vực: Trang phục và nhạc cụ, Lễ hội và sinh hoạt, Ẩm thực, Ngôn ngữ), tạo cơ hội cho học sinh tìm hiểu, bổ sung kiến thức về văn hoá, ngôn ngữ miền núi Tây Bắc. Từ đó, góp phần hiểu tác phẩm sâu sắc hơn, tạo hứng thú cho các em với bộ môn hơn. - Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: Tính sáng tạo thể hiện rõ từ việc chuẩn bị cho bài học đến tiến trình thực hiện tại lớp. * Tìm hiểu đối tượng học sinh: Giáo viên căn cứ vào lực học trong học kỳ I và sở thích của học sinh lớp 12 giảng đang giảng dạy, chia các lớp thành 4 nhóm: + Nhóm 1: Nhóm “Trang phục và nhạc cụ” (những em yêu thích thời trang và âm nhạc, có thể hát, múa...) + Nhóm 2: Nhóm “Ẩm thực” (Những em yêu thích nấu ăn) + Nhóm 3: Nhóm “Lễ hội và sinh hoạt” (Những em thích du lịch, khám phá, muốn trở thành hướng dẫn viên du lịch...) + Nhóm 4: Nhóm “Ngôn ngữ” (những học sinh yêu thích tiếng Việt ) Việc chia nhóm theo sở thích và năng lực sẽ tạo điều kiện cho các em khám phá năng lực bản thân qua những tình huống cụ thể. 2
  3. * Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Để chuẩn bị cho bài học giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm tìm hiểu, sưu tầm tư liệu văn hoá vùng Tây Bắc theo từng sở trường của các nhóm và các yêu cầu bài học để trình bày trong một khoảng thời gian quy định. + Nhóm 1: Nhóm “Trang phục và nhạc cụ”: Tìm tư liệu về trang phục, nhạc cụ đặc trưng của vùng Tây Bắc (khèn, sáo…), chọn một bộ trang phục đặc sắc nhất để giới thiệu trong thời gian không quá 6 phút. Hệ thống các câu văn miêu tả trang phục được nhắc đến trong tác phẩm và nêu ý nghĩa của nó. (Minh chứng phần phụ lục) + Nhóm 2: Nhóm “Ẩm thực”: Sưu tầm, tìm hiểu các món ăn thường nhật của vùng Tây Bắc và chọn một món ăn ấn tượng nhất và giới thiệu trong thời gian 5 phút. Hệ thống các món ăn được nhắc đến trong tác phẩm và nêu ý nghĩa của nó. (Minh chứng phần phụ lục) + Nhóm 3: Nhóm “Lễ hội và sinh hoạt”: Sưu tầm tư liệu về các lễ hội truyền thống vùng Tây Bắc và các sinh hoạt thường nhật trong tác phẩm, giới thiệu trong 5 phút. Giới thiệu về đêm tình mùa xuân, lễ hội ném pao, ném quay, phong tục cúng trình ma, tục cướp vợ… của người dân nơi đây và ý nghĩa của nó. (Minh chứng phần phụ lục) + Nhóm 4: Nhóm “Ngôn ngữ”: Hệ thống trong tác phẩm những từ ngữ mang đặc trưng vùng Tây Bắc và giới thiệu trong thời gian 5 phút (chú ý cách nói chuyện, cách xưng hô trong các mối quan hệ khác nhau). Chỉ ra cách giao tiếp, xưng hô ấy được thể hiện trong tác phẩm. * Công việc của giáo viên: Thiết kế bài dạy, sưu tầm tư liệu về văn hoá vùng Tây Bắc. + Giáo viên tạo tâm thế bằng cách cho học sinh xem video hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam các vùng miền, đặc biệt là vùng Tây Bắc + Các nhóm sẽ trình bày sản phẩm của nhóm. + Giáo viên, học sinh cùng trao đổi, thảo luận. + Giáo viên đưa tình huống tại lớp cho học sinh bộc lộ năng lực, củng cố bài học 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được - Hiệu quả kinh tế: HS không cần tốn kém thời gian, tiền bạc đi trải nghiệm. Nguồn tư liệu phong phú; Tận dụng hiệu quả các phương tiện thiết bị dạy học có sẵn: máy tính, ti vi, máy chiếu, loa… - Hiệu quả xã hội: Sau khi áp dụng tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát huy năng lực của học sinh trong việc học các tiết tự chọn: * Đối với học sinh: + Tạo ra môi trường học tập hiện đại, thân thiện: Các em học sinh học văn không nhàm chán, thoải mái, vui vẻ trong các tiết học. Các em tự tin đưa ra ý kiến của cá nhân mình. Giáo viên luôn đóng vai trò chỉ dẫn và khích lệ các em chiếm lĩnh tri thức mới + Học sinh hình thành các năng lực phẩm chất cao quý cần thiết cho xã hội hiện đại: năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết 3
  4. vấn đề sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực tin học; năng lực thẩm mĩ… Hình thành các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm… + Các em đã có những chuyển biến tích cực trong tâm lí, thái độ học tập. Vì phát huy được trí tuệ tập thể khiến các em có được vốn hiểu biết sâu rộng về Tây Bắc nói riêng, trên cơ sở đó các em có thể tìm hiểu văn hóa các vùng miền khác của đất nước. Từ những hiểu biết ban đầu về văn hoá vùng miền, học sinh biết trân trọng, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam. Đồng thời các em cũng hiểu sâu sắc hơn về các tác phẩm. + HS biết gắn tác phẩm với môi trường văn hóa của nó. Các em được hình thành phát triển phương pháp tự học tập, đặc biệt là phương pháp tự học suốt đời; biết ứng dụng những kiến thức và kĩ năng học được vào cuộc sống, phát triển năng lực tư duy, biết cách suy luận, đánh giá tính hợp lí, ý nghĩa của những thông tin và ý tưởng được tiếp nhận. * Đối với giáo viên - Bản thân giáo viên cũng thấy có hứng thú hơn khi giảng dạy các tiết tự chọn, từ đó mà gắn bó hơn với công việc giảng dạy của mình. - Giáo viên có điều kiện tiếp cận và vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại, nâng cao năng lực chuyên môn. - Phát huy tối đa vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học. - Chất lượng môn Ngữ văn của trường qua các kì thi quốc gia: Điểm trung bình môn Ngữ văn của trường luôn vượt bình quân chung của tỉnh và toàn quốc. Đặc biệt, kết quả thi môn Ngữ văn của trường trong các kì thi THPT quốc gia luôn nằm trong tốp 4 của tỉnh; kì thi THPT quốc gia năm 2019 toàn tỉnh có 2 học sinh đạt điểm 9 môn văn, trong đó có một học sinh của trường; kì thi Tốt nghiệp THPT năm 2020, toàn tỉnh có 4 điểm 9,5 môn văn, trong đó có 2 điểm 9,5 là học sinh của Trường THPT Yên Khánh A… Bảng thống kê kết quả đánh giá học lực môn Ngữ văn các lớp giảng dạy Năm học 2019 - 2020 Lớp Giáo viên dạy % Giỏi % Khá % TB % Yếu 12M Nguyễn Thị Minh Huệ 32 51 17 0 12N Phạm Thị Thanh Mai 39 56 5 0 12P Phan Sỹ Quý 53 47 0 0 Năm học 2020 - 2021 Lớp Giáo viên dạy % Giỏi % Khá % TB % Yếu 12M Nguyễn Thị Minh Huệ 35 56 9 0 12N Nguyễn Thị Loan 43 56 1 0 12P Nguyễn Thị Ngọc Lan 67 33 0 0 Năm học 2021 - 2022 Lớp Giáo viên dạy % Giỏi % Khá % TB % Yếu 12M Phan Sỹ Quý 74 26 0 0 12N Nguyễn Thị Loan 53 47 0 0 12P Phạm Thị Thanh Mai 45 50 5 0 4
  5. 4. Điều kiện và khả năng áp dụng - Điều kiện áp dụng: + Học sinh không phải chuẩn bị đồ dùng học tập công phu, tốn kém: giấy, bút, màu… + Học sinh không phải qua trải nghiệm thực tế mới có thể thực hiện + Có thể tận dụng sự hỗ trợ: công nghệ thông tin. Tận dụng tối đa các phương tiện đồ dùng dạy học… - Khả năng áp dụng cao + Áp dụng đối với nhiều tác phẩm ở nhiều khối lớp: Lớp 12: Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình… Lớp 11: Chí Phèo; Đây thôn Vĩ Dạ, Câu cá mùa thu… Lớp 10: Sử thi Đăm Săn, Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy, Truyện cổ tích Tấm Cám… + Áp dụng đối với học sinh thiên hướng theo các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; học sinh khá, giỏi và học sinh trung bình, yếu + Áp dụng rộng rãi đối với tất cả các trường THPT - Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến: Ngày Trình độ Nội dung Nơi công Chức TT Họ và tên tháng năm chuyên công việc hỗ tác danh sinh môn trợ 1 Nguyễn Thị 23/03/1982 THPT Giáo Cử nhân Giảng dạy và Loan Yên viên hướng dẫn Khánh A HS thực hiện tại các lớp 12N (năm học 2020-2021), 12N (năm học 2021-2022) 2 Nguyễn Thị 01/02/198 THPT Giáo Thạc sĩ Giảng dạy và Minh Huệ 0 Yên viên hướng dẫn Khánh A HS thực hiện tại các lớp 12M (năm học 2019- 2020), 12M (năm học 2020-2021) 3 Phan Sỹ Quý 13/03/1985 THPT Tổ Thạc sĩ Giảng dạy và Yên trưởng hướng dẫn Khánh A CM HS thực hiện 5
  6. tại các lớp:12P (năm học 2019- 2020) lớp 12M (năm học 2021- 2022) 4 Phạm Thị Thanh 26/10/1984 THPT Giáo Thạc sĩ Giảng dạy và Mai Yên viên hướng dẫn Khánh A HS thực hiện tại các lớp: 12 N năm học 2019 – 2020) lớp 12P (năm học 2021- 2022) 5 Nguyễn Thị 06/04/1979 THPT Giáo Cử nhân Giảng dạy và Ngọc Lan Yên viên hướng dẫn Khánh A HS thực hiện tại các lớp: 12 P năm học 2020 – 2021) Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ Yên Khánh, ngày 25 tháng 4 năm 2022 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Loan Nguyễn Thị Minh Huệ Phan Sỹ Quý Phạm Thị Thanh Mai 6
  7. Phụ lục Kế hoạch bài dạy Tự chọn tiết 33: ÔN TẬP VỢ CHỒNG A PHỦ Phần I: Một số đặc sắc văn hoá vùng Tây Bắc I. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức : Giúp học sinh - Nắm được một số kiến thức cơ bản và sự tương đồng, khác biệt về văn hoá vùng Tây Bắc, như: món ăn, trang phục, lễ hội truyền thống, âm nhạc, ngôn ngữ. 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh các kỹ năng cơ bản để hình thành các năng lực sau : - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin, thu thập xử lí thông tin liên quan đến nhiệm vụ học tập được giao. - Bộc lộ các năng lực cá nhân: năng lực tin học, vẽ tranh, hát, múa, diễn kịch…. - Năng lực tư duy: Tổng hợp, so sánh, hợp tác theo nhóm - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về các giá trị văn hoá truyền thống, bồi đắp niềm say mê tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp của quê hương, có ý thức giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống. II. Chuẩn bị của GV và HS : 1. Giáo viên : - Lập kế hoạch, tìm hiểu đối tượng học sinh. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm - Sưu tầm tư liệu, Thiết kế bài dạy, bố trí thời gian. 2. Học sinh : - Chuẩn bị bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên - Lập kế hoạch làm việc của nhóm, phân công báo cáo viên III. Tổ chức dạy và học * Bước 1 : Ổn định tổ chức * Kiểm tra việc chuẩn bị bài của các nhóm * Tổ chức dạy học bài mới : * Hoạt động 1: Khởi động - Phương pháp: gợi mở - Thời gian : 8 phút Hoạt động của Hoạt độngChuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt Ghi chú GV của HS - Giáo viên cho -Xem tư liệu - Nắm được lịch sử văn hóa vùng Tây học sinh xem tư - Nêu cảmBắc liệu giới thiệu về nhận - Có được những cảm nhận tích cực, bộc lịch sử văn hóa lộ được cảm nhận đó bằng ngôn ngữ. vùng Tây Bắc -Yêu cầu học sinh 7
  8. nêu cảm nhận - Gv dẫn vào bài *Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Thời gian : 30 phút - Phương pháp : Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn, tích hợp - Kỹ thuật: dạy học dự án, tia chớp Hoạt động của GV Hoạt độngChuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt Ghi của HS chú - Gv mời đại diện các I. Một số đặc sắc văn hoá vùng Tây Bắc: nhóm trình bày sự 1. Trang phục chuẩn bị ở nhà 2. Âm nhạc + Nhóm 1: Nhóm -Xem tư3. Món ăn “Trang phục và nhạc liệu. 4. Lễ hội cụ”: Tìm tư liệu về 5. Ngôn ngữ trang phục, âm nhạc của vùng Tây Bắc, II. Yếu tố văn hoá vùng miền trong chọn một bộ trang truyện ngắn : “Vợ chồng A Phủ” phục yêu thích nhất để giới thiệu trong thời Phương Chi tiết thể hiện gian không quá 7 phút. diện Hệ thống các câu văn Quay sợi gai, thái cỏ miêu tả trang phục ngựa, dệt vải, cõng được nhắc đến trong Sinh hoạt nước, chẻ củi, hái tác phẩm và nêu ý thường thuốc phiện, lên nương nghĩa của nó. - Bổ sung ý nhật bẻ bắp, giặt đay, xe + Nhóm 2: Nhóm kiến. đay, … “Ẩm thực”: Sưu tầm Cướp vợ, hút thuốc các món ăn vùng Tây Lễ hội, phiện, đêm tình mùa Bắc và chọn một món phong tục xuân, ném pao, ném yêu thích và giới quay, uống rượu bên thiệu? bếp lửa, cúng trình + Nhóm 3: Nhóm “Lễ ma… hội và sinh hoạt”: Những chiếc váy hoa Sưu tầm tư liệu về các sặc sỡ phơi trên những lễ hội truyền thống mỏm đá; tiếng sáo, vùng Tây Bắc. Tìm Trang tiếng khèn, “Mày có hiểu về lễ hội: đêm phục, nhạc con trai con gái rồi, tình mùa xuân, ném -Thảo luận cụ, bài hát Mày đi làm nương. Ta pao, ném quay, phong không có con trai con tục cướp vợ, cúng gái. Ta đi tìm người trình ma ở Tây Bắc? yêu”; “Anh ném pao +Nhóm 4: Nhóm em không bắt. Em “Ngôn ngữ”: Hệ không yêu quả pao rơi thống trong tác phẩm rồi”… 8
  9. những từ ngữ, câu văn Xưng hô: mày – tao; mang đặc trưng vùng Cách nói: “Cho tao văn hóa Tây Bắc. đứa con gái này về ?Nêu vai trò của làm dâu thì tao xóa hết những từ ngữ đó trong - Ghi bài nợ cho”. “Tôi đã cướp tác phẩm. Ngôn ngữ được con gái bố làm vợ, tôi đem về cúng - Học sinh cả lớp nhận trính ma nhà tôi rồi, xét, bổ sung ý kiến. bây giờ tôi đến trình bố biết”. “Mày muốn đi chơi à?”... 1-2 HS trình Câu nói: gắn gọn, - Gv chốt ý cho học bày mang một nội dung sinh ghi bài thông báo… * Ý nghĩa: - Mang lại màu sắc văn hoá vùng miền cho ? Vai trò của các yếu tác phẩm, làm nên nét chân thực, sinh tố văn hoá vùng miền động, hấp dẫn cho truyện ngắn, góp phần trong các truyện ngắn thể hiện tư tưởng nghệ thuật và tình cảm trên? của nhà văn với vùng đất trong tác phẩm của mình. GV nhận xét, chốt ý. - Sự am hiểu của Tô Hoài về văn hóa vùng miền – khởi nguồn cho mảng tác phẩm với đề tài phong tục trong sáng tác của Tô Hoài. * Hoạt động 3-4: Luyện tập, vận dụng - Thời gian : 5 phút - Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình - Kỹ thuật: tia chớp Hoạt động của GV Hoạt động củaChuẩn kiến thức, kỹ năngGhi HS cần đạt chú - Gv nêu tình huống giả định: - Vào vai hướng- Giới thiệu được một nét Em là một hướng dẫn viên du dẫn viên du lịchđẹp của văn hoá Tây Bắc: lịch, được hỏi về nét đẹp của để giới thiệu mộtâm nhạc, ẩm thực, trang văn hoá Tây Bắc, hãy chọn nét đẹp văn hoáphục, lễ hội truyền thống, một vấn đề để giới thiệu cho Tây Bắc ngôn ngữ... vị khách nước ngoài đó. - Nghe giai điệu, đoán tên thể - nghe giai điệu, - Đoán đúng tên thể loại loại nhạc, xuất xứ đoán tên thể loại nhạc, xuất xứ * Củng cố, dặn dò Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về văn hóa Tây Bắc 9
  10. VĂN HÓA ẨM THỰC TÂY BẮC 10
  11. 11
  12. VĂN HÓA LỄ HỘI TÂY BẮC 12
  13. Hình ảnh trải nghiệm văn hóa Tây Bắc của HS 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2