Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng mô hình sân khấu hóa trong dạy học trích đoạn Tình yêu và thù hận (Trích: Rô-mê - ô và Giu-li- ét - U.Sếch- xpia) trong chương trình Ngữ văn lớp 11
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là tạo sự hứng thú và phát huy được năng lực khi tìm hiểu trích đoạn “Tình yêu và thù hận” (Trích: Rô-mê - ô và Giu-li- ét - U.Sếch- xpia). Từ đó rút ra được nhiều bài học sâu sắc trong tình yêu – một vấn đề cần quan tâm ở lứa tuổi học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng mô hình sân khấu hóa trong dạy học trích đoạn Tình yêu và thù hận (Trích: Rô-mê - ô và Giu-li- ét - U.Sếch- xpia) trong chương trình Ngữ văn lớp 11
- PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Có một nhà văn từng nói “Văn là người. Học văn là để học làm người. Làm người hơn muôn loài ở chỗ có cảm xúc, biết yêu thương cái đẹp, ghét chê cái xấu, cảm thông chia sẻ, biết rơi lệ trước nỗi đau, biết cười trong cuộc sống…”. Nhưng làm thế nào để học sinh có thể cảm được những cái hay, cái đẹp của môn Ngữ văn trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay? Đó là điều mà các thầy cô giáo dạy văn luôn trăn trở. Tai cac nha tr ̣ ́ ̀ ương con co nhiêu hoc sinh ch ̀ ̀ ́ ̀ ̣ ưa ́ ọc môn Ngữ văn, thậm chí có những em bị hổng kiến thức, học để đối thich h phó khi kiểm tra, thi cử. Nhằm khắc phục tình trạng đó gần đây các trường đã bàn nhiều đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Mối quan tâm của những giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn là làm thế nào để phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh, khơi gợi niềm say mê, tạo hứng thú cho học sinh trong tình hình hiện nay. Để giải quyết vấn đề trên thay vì dạy theo phương pháp cũ thì chúng ta nên phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp và tùy vào đặc trưng của từng tác phẩm để tổ chức một tiết học hiệu quả. Vì thế, đội ngũ giáo viên đã không ngừng tìm tòi những hình thức, phương pháp dạy học mới nhăm muc ̀ ̣ ́ ưa văn hoc đên gân v đich đ ̣ ́ ̀ ơi cac em hoc sinh, tao h ́ ́ ̣ ̣ ưng thu cho cac em trong qua ́ ́ ́ ́ ̉ ̣ ́ ̉ trinh cam thu tac phâm. M ̀ ột trong những phương pháp đổi mới hình thức dạy học là phương pháp sân khấu hóa tác phẩm văn học. Sân khấu hóa tác phẩm văn học là một hình thức sáng tạo về phương pháp học văn trên ghế nhà trường từ cấp Tiểu học cho đến Trung hoc phô thông ̣ ̉ (THPT) đã được áp dụng từ nhiều năm nay. Đây là một hình thức mới trong thực hiện định hướng dạy học phát triển năng lực học sinh. Thông qua hình thức sân khấu hóa đã đưa những tác phẩm văn học, trích đoạn văn học đến gần với các em học sinh, giúp các em có thể đồng sáng tạo với nhà văn và tạo ra sân chơi bổ ích cho các em học sinh, làm cho những tiết học văn thú vị, hấp dẫn hơn rất nhiều. Bởi thê, nhi ́ ều tác phẩm văn học trong nước và nước ngoài đã được đưa lên sân khấu một cách linh hoạt, sinh động, mới mẻ. Mặt khác qua thực tế dạy học Ngữ văn ở cấp THPT, tôi nhận thấy phần văn học nước ngoài chưa thực sự được đầu tư, giáo viên và học sinh còn dành thời lượng ít. Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn lớp 11 học kỳ 1 có trích đoạn “ Tình yêu và thù hận” (Trích: Rômê ô và Giuli ét – U.Sếch xpia) là một trích đoạn hay, có nhiều ý nghĩa nhưng lại khó tiếp nhận đối với học sinh. Học sinh thường chỉ tiếp nhận nội dung qua ngôn ngữ, qua các lời thoại được trích trong sách giáo khoa. Học sinh chưa hiểu hết được những thông điệp mà nhà viết kịch gửi gắm, chưa liên hệ được tác phẩm văn học với thực tế cuộc sống. 1
- Từ thực tế đó tôi nhận thấy cần đổi mới hình thức dạy học, thay vì các em tiếp nhận văn bản theo cách truyền thống, tôi cho các em được đóng vai hóa thân vào nhân vật, đóng vai MC đê dân dăt câu chuyên, đóng vai chuyên gia...g ̉ ̃ ́ ̣ ọi chung là mô hình sân khấu hóa tác phẩm văn học. Qua hình thức dạy học đó các em vừa tham gia trải nghiệm, vừa phát huy năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ của bản thân, đồng thời rút ra nhiều bài học có ý nghĩa sâu sắc. Trong phạm vi đề tài này tôi xin chia sẻ phương pháp đổi mới dạy học bằng hình thức sử dụng mô hình sân khấu hóa trong dạy học trích đoạn “Tình yêu và thù hận” (Trích: Rômê ô và Giuli ét U.Sếch xpia) trong chương trinh Ng ̀ ư văn l ̃ ơp 11. ́ 2. Mục đích nghiên cứu Đối với giáo viên: Chia sẻ với đồng nghiệp về kinh nghiệm khi dạy học trích đoạn “Tình yêu và thù hận” (Trích: Rômê ô và Giuli ét U.Sếch xpia). Đối với học sinh: Tạo sự hứng thú và phát huy được năng lực khi tìm hiểu trích đoạn “Tình yêu và thù hận” (Trích: Rômê ô và Giuli ét U.Sếch xpia). Từ đó rút ra được nhiều bài học sâu sắc trong tình yêu – một vấn đề cần quan tâm ở lứa tuổi học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. 3.2. Đề xuất hình thức sân khấu hóa khi dạy học trích đoạn “Tình yêu và thù hận” (Trích: Rômê ô và Giuli ét U.Sếch xpia). 3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xem xét khả năng ứng dụng của đề tài. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tìm hiểu, đề xuất các hình thức tổ chức sân khấu hóa khi dạy học trích đoạn “Tình yêu và thù hận” (Trích: Rômê ô và Giuli ét U.Sếch xpia) cho giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn và học sinh lớp 11 tại các trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương. 5. Đối tượng nghiên cứu Mô hình sân khấu hóa dạy học trích đoạn “Tình yêu và thù hận” (Trích: Rô mê ô và Giuli ét U.Sếch xpia). 6. Phương pháp nghiên cứu Để đạt tới mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện tôi sử dụng các nhóm phương pháp sau: Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, suy luận... 2
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp thống kê. Dựa trên cơ sở thu thập những số liệu qua dự gi ờ các giờ đọc hiểu văn bản trên lớp, chúng tôi đi sâu phân tích để làm cơ sở nghiên cứu và tổ chức dạy đọc hiểu văn bản hướng tới việc bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Đồng thời, tiến hành so sánh các tài liệu, các kết quả nghiên cứu để thấy được độ tin cậy, sự biến đổi... Sau đó áp dụng phương pháp tổng hợp để có những nhận định, đánh giá và luận điểm phù hợp với những kết quả nghiên cứu đã đạt được. 7. Đóng góp mới của đề tài Tính mới của đề tài: Mô hình sân khấu hóa khi dạy trích đoạn “Tình yêu và thù hận” (Trích: Rômê ô và Giuli ét U.Sếch xpia): + Giúp học sinh phát huy được năng lực diễn xuất đóng vai, phát huy được sở trường điểm mạnh của bản thân trong quá trình giao tiếp; + Tạo sự hứng thú khi tiếp nhận một văn bản nước ngoài tương đối khó, ngôn ngữ có phần xa lạ với học sinh; + Thông qua các tiết học các em sẽ rút ra được bài học và cách ứng xử trong tình yêu đặc biệt là tình yêu lứa tuổi học trò. Những đóng góp của đề tài. Thông qua nội dung bài viết này tôi muốn đóng góp thêm với các bạn đồng nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn nói chung về đổi mới PPDH nhằm phát huy năng lực học sinh hiện nay. Một vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm và đề cập đến rất nhiều trong công cuộc đổi mới giáo dục. 8. Kết cấu của đề tài : Gồm 3 phần Phần I : Đặt vấn đề Phần II: Nội dung Phần III: Kết luận. 3
- PHẦN HAI: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Tổng quan về hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học 1.1.1. Khái niệm sân khấu hóa Khái niệm nghệ thuật diễn xuất sân khấu hay nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật biểu diễn … được dùng để chỉ một nghệ thuật vốn tồn tại bằng phương thức “diễn” trên sàn diễn bởi con người (peromance). Trong nghiên cứu văn học nghệ thuật, cách tiếp cận peromance nghĩa là nghiên cứu một hành động, một sự kiện, một thể loại hay một hình thức từ mọi góc độ để thấy đối tượng thực thi ra sao? Bằng cách thức nào? Trong bối cảnh nào? Ai là người thực hiện? Ai là người tham gia? Sân khấu là nghệ thuật mang tính tổng hợp cao. Trong một tác phẩm sân khấu hội tụ giá trị văn học, diễn xuất, hội họa, âm nhạc, múa…Nói một cách hình tượng thì sân khấu như một cái lò luyện hợp kim, nguyên liệu khác nhau song liên kết với nhau bởi một số thuộc tính cần.Phương pháp sân khấu hóa là những hoạt động đại chúng (chính trị, văn hóa, giáo dục…) được tiến hành theo những đặc trưng của nghệ thuật sân khấu. Các nội dung sinh hoạt được chuyển tải liên tục, chặt chẽ bằng nghệ thuật dàn cảnh và biểu diễn. Nghiên cứu đề tài này, tôi đã tham khảo kỹ lưỡng các loại tài liệu có liên quan đến vấn đề: sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước…Trên thực tế đã có rất nhiều các tài liệu, các công trình nghiên cứu, các bài viết về việc đổi mới dạy học môn Ngữ Văn trong nhà trường. Tuy nhiên, với việc đưa mô hình sân khấu hóa tác phẩm văn học trong nhà trường THPT nhằm tăng hiệu quả dạy học Văn thì chưa thực sự có một công trình nào nghiên cứu một cách công phu, kỹ càng làm cơ sở pháp lý để các giáo viên dạy Ngữ văn tham khảo, tiếp nhận và ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình dù trên thực tế cũng đã có không ít trường áp dụng hình thức này (với ý thức tự phát). Thực hiện sáng kiến kinh nghi ệm này tôi dựa trên cơ sở nắm vững các yêu cầu của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường THPT; các mục tiêu cần đạt của tác phẩm Văn học in trong chương trình sách giáo khoa hiện hành. 1.1.2. Sự khac nhau gi ́ ưa mô hinh day hoc truyên thông va mô hinh sân ̃ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ ̀ ̀ khâu hoa ́ ́ Theo mô hình lớp học truyền thống: Ở lớp học truyền thống, học sinh đến lớp, ngồi nghe giảng, phân tích, trả lời và ghi chép. Giáo viên tổ chức các hoạt động học tập nhưng kiến thức chủ 4
- yếu chỉ được học gói gọn trong sach giao khoa. Các em ti ́ ́ ếp xúc với nhân vật và lời thoại trên trang sách, việc mở rộng liên hệ với thực tiễn còn rất hạn chế. Theo mô hình sân khấu hóa: Theo mô hình này học sinh được học tập theo từng nhóm, chuẩn bị một cách kỹ lưỡng để “hóa thân” vào nhân vật trong các tác phẩm thuộc chương trình giảng dạy. Phương pháp này giúp học sinh chủ động tiếp cận văn bản, thâm nhập vào thế giới của tác phẩm để cảm nhận về các nhân vật và chi tiết trong tác phẩm sau đó tái hiện trên sân khấu lớp học. Ngoài ra học sinh còn được tự mình sáng tạo trong cách diễn xuất làm sao để diễn tả được sâu sắc tính cách, nội tâm của nhân vật mình đóng vai. Với những học sinh không tham gia diễn xuất cũng cần đọc văn bản thật kĩ và cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm để đối chiếu với hình ảnh nhân vật được tái hiện trên sân khấu lớp học và đưa ra nhận xét của mình. Từ đó, các tiết học ngoại khóa theo hình thức sân khấu đã thực sự tạo được hứng thú cho đại đa số học sinh để các em học tập có hiệu quả. Phương pháp học này cũng góp phần xây dựng ở các bạn học sinh thói quen đọc sách đề hiểu tác phẩm nhiều hơn. Đồng thời, ngoài việc được “hóa thân” vào nhân vật các em còn phát huy được khả năng làm MC dẫn dắt chương trình, tham gia hùng biện, được đóng vai “chuyên gia” chia sẻ với bạn bè những vấn đề thiết thực trong cuộc sống. 1.2. Tác dụng của mô hình sân khấu hóa Thứ nhất: Tạo ra môi trường học tập mới Việc dạy học theo mô hình sân khấu hóa sẽ làm thay đổi thói quen học tập truyền thống, tránh sự nhàm chán khô khan. Học với mô hình này các em sẽ có cơ hội thể hiện mình, cơ hội được trải nghiệm, cơ hội được giao lưu chia sẻ và tích lũy thêm kiến thức cho bản thân. Mô hình này sẽ tạo ra môi trường mới cho các em diễn xuất, nhập vai đồng thời gắn văn bản văn học với thực tiễn cuộc sống. Các em không chỉ đóng vai trong không gian lớp học, mà có thể chọn nhiều không gian khác nhau như sân trường, thư viện, gia đình...miễn là phù hợp với bối cảnh. Thứ hai:Tạo cơ hội đổi mới phương pháp và hình thức dạy học Chuyển từ chỗ người học chỉ chiếm lĩnh được một loại kiến thức (đơn ngành) sang việc tích hợp nhiều loại kiến thức (đa ngành, đa lĩnh vực). Chuyển từ hoạt động cá nhân nghe, viết, đọc sang hình thức đối thoại cùng tương tác với nhau, hùng biện, tranh luận. Đổi mới phương pháp dạy và học vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu của việc áp dụng mô hình sân khấu hóa các tác phẩm văn học vào dạy học hiện nay; dạy học theo hình thức đóng vai, tranh luận và trình bày, nêu vấn đề và giải quyết, dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ... càng ngày sẽ càng chiếm ưu 5
- thế trước hình thức thuyết giảng độc thoại một chiều do mô hình này thực sự tạo hứng thú cho học sinh, thu hút được nhiều người tham gia cùng một lúc. 1.3 Kha năng ap dung mô hinh sân khâu hoa vao day hoc cac tac phâm ̉ ́ ̣ ̀ ́ ́ ̀ ̣ ̣ ́ ́ ̉ trong chương trinh Ng ̀ ư văn l ̃ ơp 11 ́ 1.3.1. Đăc điêm ch ̣ ̉ ương trinh ̀ Chương trình Ngữ Văn lớp 11 trong học kỳ I dành thời lượng cho thể loại kịch qua 2 trích đoạn: Vĩnh biệt cửu trùng đài (trích Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng) , “Tình yêu và thù hận” (Trích: Rômê ô và Giuli ét U.Sếch xpia). Trong đó trích đoạn “Tình yêu và thù hận” (Trích : Rômê ô và Giuli ét U.Sếch xpia) là trích đoạn duy nhất thuộc bộ phận văn học nước ngoài. 1.3.2. Kha năng ap dung ̉ ́ ̣ Mô hình sân khấu hóa khi dạy trích đoạn “Tình yêu và thù hận” (Trích : Rô mê ô và Giuli ét U.Sếch xpia) sẽ áp dụng có hiệu quả trong quá trình giảng dạy tại các lớp bởi vì mô hình này học sinh dễ dàng tham gia, những nhiệm vụ đặt ra gần gũi với thực tiễn trong cuộc sống của các em. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng dạy học trích đoạn “Tình yêu và thù hận” (Trích: Rô mê ô và Giu li ét U.Sếchxpia) Đối với trích đoạn“Tình yêu và thù hận”(Trích: Rômê ô và Giuli ét U.Sếch xpia) thường chỉ được dạy theo hình thức dạy học trong lớp truyền thống. Học sinh đọc văn bản, soạn bài trước khi lên lớp, giáo viên thiết kế giáo án theo các bước đã quy định, khi tổ chức dạy học giáo viên có cho xem đoạn phim, chia nhóm thảo luận, phân vai để đọc văn bản….. Tuy giáo viên có đổi mới hình thức dạy học nhưng hiệu quả không cao, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh. Bởi vì đây là một trích đoạn ngắn, nhân vật ít (chỉ có 2 nhân vật Rô mê ô và Giu li ét), trên lớp giáo viên chỉ tập trung vào việc phân tích tính cách, tâm trạng nhân vật Rô mê ô và Giu li ét nên dạy xong học sinh thường lãng quên. Hơn nữa tâm lý của giáo viên cũng chỉ dạy cho xong, không thực sự đầu tư vì đây là văn bản văn học nước ngoài ít có trong các đề thi. Chính vì thế, cứ đến bài học này là cô cảm thấy khó dạy và trò cảm thấy khó tiếp nhận. 2.2. Thực trạng dạy học sử dụng mô hình sân khấu hóa qua trích đoạn “Tình yêu và thù hận” (Trích: Rômê ô và Giuli ét U.Sếch xpia) Việc sử dụng phương pháp sân khấu hóa các tác phẩm văn học trong các nhà trường là vấn đề không còn mới mẻ, đã được áp dụng từ lâu, qua nhiêu tac ̀ ́ ̉ phâm. Trong quá trình gi ảng dạy giáo viên đã chủ động chọn một số trích đoạn, văn bản để học sinh đóng vai trình diễn kể cả trích đoạn “Tình yêu và thù hận” (Trích: Rômê ô và Giuli ét U.Sếch xpia). 6
- Trong quá trình triển khai đã thực sự có đầu tư công phu như viết lại kịch bản, trang phục, bối cảnh …. Tuy nhiên, cả giáo viên và học sinh cũng chỉ mới dừng lại ở việc chuyển văn bản sang hình thức cho học sinh đóng vai, hóa thân vào nhân vật. Số lượng các em tham gia đóng vai nhân vật ít,do trong đoạn trích chỉ có 2 nhân vật. Vì vậy không huy động được sự tham gia của nhiều học sinh khác. Thậm chí khi diễn các em cũng chỉ diễn đơn điệu, xoay quanh hình thức độc thoại, đối thoại giữa 2 nhân vật. Nếu học sinh diễn xuất không tốt, không thể hiện được sự biểu cảm, hoăc diên không co c ̣ ̃ ́ ảm xúc thì sẽ tạo ra sự nhàm chán cho người xem. Đoạn trích ngắn, nội dung chỉ xoay quanh cuộc đối thoại, gặp gỡ của 2 nhân vật vì thế thời lượng đóng kịch không nhiều. Khi xem xong các em cũng chưa có điều kiện để tham gia trao đổi, thảo luận để rút ra được bài học, những thông điệp sâu sắc trong tình yêu. Nhận thấy những hạn chế đó trong quá trình giảng dạy trích đoạn “Tình yêu và thù hận”(Trích: Rômê ô và Giuli ét U.Sếch xpia) bản thân tôi đã sử dụng mô hình sân khấu hóa: Học sinh không chỉ được hóa thân vào nhân vật mà còn được tham gia thảo luận, bày tỏ chia sẻ, được đóng nhiều vai diễn khác nhau, huy động được sự tham gia của cả tập thể. Sau đây là những giải pháp dạy học trích đoạn“Tình yêu và thù hận”(Trích : Rômê ô và Giuli ét U.Sếch xpia). II. GIẢI PHÁP DẠY HỌC TRÍCH ĐOẠN “TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN” (TRÍCH: RÔ MÊ Ô VÀ GIU LIET U.S ́ ẾCHXPIA.) THEO MÔ HÌNH SÂN KHẤU HÓA . 1. Xác định các hình thức áp dụng va câu truc nhiêm vu cua cac tiêt ̀ ́ ́ ̣ ̣ ̉ ́ ́ 1.1. Cac hinh th ́ ̀ ưc ap dung ́ ́ ̣ Hình thức đóng vai nhân vật; Hình thức đóng vai MC; Hình thức đóng vai chuyên gia tư vấn tâm lý. 1.2. Câu truc nhiêm vu cac tiêt ́ ́ ̣ ̣ ́ ́ Trích đoạn “Tình yêu và thù hận” (Trích: Rômêô và GiuliétU.Sếchxpia) được tiến hành giảng dạy trong 3 tiết (tiết 67,68,69 theo kế hoạch dạy học). Tiết 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của đoạn trích theo hướng dẫn câu hỏi sách giáo khoa trong thời gian 25 phút. Trong thời gian 20 phút còn lại giáo viên giao nhiệm vụ chuẩn bị cho 2 tiết học tiếp theo: Học sinh tham gia đóng kịch, đóng vai MC, đóng vai chuyên gia tư vấn tâm lý; hương dân viêt kich ban cho cac phân. ́ ̃ ́ ̣ ̉ ́ ̀ ̉ ̣ ̣ ̉ Tiêt 2: Nhom 1, 2 triên khai theo nôi dung kich ban đa xây d ́ ́ ̃ ựng. ̉ ̣ ̣ ̉ Tiêt 3: Nhom 3 triên khai theo nôi dung kich ban đa xây d ́ ́ ̃ ựng; giao viên ́ ̉ ́ ận xét, đánh giá… tông kêt, nh 7
- 2. Tiêt 1: Phân công nhi ́ ệm vụ, định hướng cho học sinh (tiêt 67 theo ́ KHDH) Hình thức : Chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận. Nhiệm vụ : Nhóm 1 Thảo luận xây dựng kịch bản, đóng kịch; Nhóm 2 Thảo luận xây dựng chủ đề giao lưu chia sẻ đóng vai MC; Nhóm 3 Thảo luận xây dựng tình huống tư vấn đóng vai chuyên gia tư vấn tâm lý. 2.1. Đinh h ̣ ương hình th ́ ức đóng vai nhân vật 2.1.1. Xây dựng kịch bản Định hướng : Có thể trình bày lại kịch bản theo sự hiểu biết của bản thân, lời thoại có thể ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi với các em nhưng đảm bảo được nội dung chính của đoạn trích. Hình thức : Đóng kịch. Mô tả công việc: Thay bằng việc soạn bài ở nhà theo các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa, giáo viên giao nhiệm vụ cho các em viết lại kịch bản, chọn thành viên trong nhóm tham gia đóng kịch. Yêu cầu: Đối với “diễn viên” khi hóa thân vào nhân vật cần đọc kỹ văn bản, hiểu được diễn biến tâm trạng của từng nhân vật để diễn xuất tốt; lựa chọn trang phục, bối cảnh diễn xuất thích hợp. Đối với những học sinh tham gia viết lại kịch bản cần đọc kỹ văn bản để chọn ngôn ngữ thích hợp, phù hợp với nội dung của trích đoạn. 2.1.2. Chọn học sinh đóng vai nhân vật Sau khi thảo luận, giao viên h ́ ương dân nhóm 1 l ́ ̃ ựa chọn “diễn viên” tham gia đóng kịch: + Lê Đạt đóng vai Rô – mê ô. + Thúy Na đóng vai Giu – li –et. 2.2. Đinh h ̣ ương hình th ́ ức đóng vai MC (ngươi dân ch ̀ ̃ ương trinh) ̀ 2.2.1. Xây dựng chủ đề giao lưu Định hướng: Chủ đề giao lưu thiết thực, những câu hỏi đặt ra trong chủ đề thú vị, lôi cuốn được sự tham gia của nhiều học sinh trong lớp. Hình thức: MC dẫn chương trình và đặt câu hỏi cho khán giả trả lời. Mô tả công việc: Sau khi học xong tiết 1 của đoạn trích các em hiểu được ý nghĩa và những thông điệp, những giá trị nhân văn mà tác giả gửi tới người đọc. Từ những nội 8
- dung đặt ra trong đoạn trích vừa học các em sẽ được tham gia giao lưu chia sẻ một chủ đề các em đang rất quan tâm: tình yêu tuổi học trò. Xây dựng chủ đề qua hệ thống câu hỏi: Câu hỏi 1: Em hiểu tình yêu là gì ? Câu hỏi 2: Theo em ở độ tuổi nào là thích hợp để bắt đầu yêu? Câu hỏi 3: Thế nào là tình yêu tuổi học trò? Câu hỏi 4: Tại sao chúng ta lại nảy sinh tình yêu ở tuổi học trò? Câu hỏi 5: Theo em, chúng ta nên hay không nên yêu ở lứa tuổi học trò? Yêu cầu: Đối với MC cần tự tin, nhanh nhẹn, diễn đạt lưu loát, ứng xử linh hoạt, lựa chọn trang phục phù hợp (mặc áo dài, váy ..). Đối với các thành viên con lai trong l ̀ ̣ ớp, chuẩn bị tốt các phương án trả lời. 2. 2.2. Chọn học sinh đóng vai MC. Sau khi giao viên cho th ́ ảo luận, nhóm 2 lựa chọn học sinh đóng vai MC: Tú Linh . 2.3. Đinh h ̣ ương hình th ́ ức đóng vai chuyên gia tư vấn tâm lý 2.3.1. Xây dựng các tình huống Định hướng: Đặt ra những tình huống có vấn đề mà các em thường gặp trong cuộc sống nhưng lúng túng chưa biết cách tháo gỡ hoặc giải quyết chưa hợp lý. Hình thức: Môt h ̣ ọc sinh đóng vai chuyên gia, các bạn học sinh khac đóng ́ vai khách mời đặt ra những tình huống trong thực tiễn nhờ chuyên gia tư vấn, tìm cách gỡ rối tơ lòng. Mô tả công việc: Thảo luận xây dựng các tình huống, chọn thành viên đóng vai chuyên gia tư vấn tâm lý. Để tạo sự hào hứng vui vẻ có thể đặt tên chuyên gia tư vấn tâm lý: Giáo sư Cù Trọng Xoay. Buổi tư vấn sẽ đặt ra các tình huống sau: Tình huống 1: Em có tình cảm rung động với một bạn trai học cùng khóa với em trong trường, em không rõ bạn có tình cảm với em không? Vậy em có nên bày tỏ tình cảm của mình cho bạn đó biết không? Tình huống 2: Em có bạn gái khi bắt đầu vào học lớp 11, nhưng em vẫn duy trì được thành tích học tập của mình. Bố mẹ phát hiện ra em có bạn gái đã ra sức ngăn cấm và theo dõi mọi hoạt động của em, không cho em sử dụng điện thoại để em khỏi liên lạc. Vậy em phải làm thế nào để thuyết phục được bố mẹ em? Tình huống 3: Bạn của em mới bị một bạn nữ đe dọa vì dám yêu người yêu của bạn ấy, vậy theo chuyên gia bạn của em phải làm gì? 9
- Tình huống 4: Em và bạn trai em đã yêu nhau được 6 tháng nay rồi, bạn trai em đã đi làm và lớn hơn em 2 tuổi. Trong quá trình yêu nhau bạn trai quan tâm chăm sóc em chu đáo: hay rủ em đi uống trà sữa, trà chanh, nạp thẻ điện thoại cho em….Nhưng bạn trai em thường xuyên quản lý thời gian của em, kiểm tra điện thoại tin nhắn, không cho em giao lưu với bạn khác giới khiến em cảm thấy mệt mỏi khó chịu. Theo giáo sư đây là hiện tượng ghen hay cuồng yêu? Em có nên tiếp tục tình yêu này không ạ? Yêu cầu: Đối với thành viên đóng vai chuyên gia nên lựa chọnhọc sinh nam nhanh nhẹn hoạt bát, hoạt ngôn và có ngoại hình gần giống phong thái của giáo sư. Lựa chọn trang phục tạo sự lôi cuốn (Complete, áo trắng). 2.3.2. Chọn học sinh đóng vai chuyên gia tư vấn tâm lý Sau khi thảo luận, nhóm 3 lựa chọn học sinh đóng vai chuyên gia tư vấn tâm lý: Bùi Hùng. ̉ ̣ ̣ ̣ Sau khi cho cac nhom thao luân, phân vai va phân công nhiêm vu cho cac ́ ́ ̀ ́ ̀ ̉ thanh viên cua 3 nhom, giao viên h ́ ́ ương dân cac nhom tiêp tuc hoan thiên cac ́ ̃ ́ ́ ́ ̣ ̀ ̣ ́ ̣ công viêc sau: ́ ơi nhom 1: Đôi v ́ ́ ́ ̣ ̉ ̉ ̣ ̣ ̉ ̣ + Viêt kich ban, chuân bi trang phuc, đong vai cua hai nhân vât Rô mê ô va ́ ̀ Giu li ét. ̀ ̃ ̀ ́ ̣ + Tham gia trinh diên vao tiêt hoc tiêp theo. ́ ́ ơi nhom 2: Đôi v ́ ́ + Xây dựng kich ban chu đê giao l ̣ ̉ ̉ ̀ ưu; ̉ ̣ ̣ ̣ ̉ ̉ ̃ ́ ̉ + Chuân bi trang phuc cho MC, hê thông câu hoi đê dân dăt cua MC; ́ + Thực hiên giao l ̣ ưu vao tiêt hoc tiêp theo. ̀ ́ ̣ ́ ́ ơi nhom 3: Đôi v ́ ́ + Xây dựng tình huống tư vấn ̉ ̣ ̣ + Chuân bi trang phuc cho chuyên gia , sắp xếp các tình huống để nhờ chuyên gia tư vấn; + Thực hiên t ̣ ư vấn vao tiêt hoc tiêp theo. ̀ ́ ̣ ́ 3. Tiêt 2: Nhom 1 va nhom 2 triên khai theo kich ban (tiêt 68 theo KHDH) ́ ́ ̀ ́ ̉ ̣ ̉ ́ 3.1. Nhom 1 triên khai đóng k ́ ̉ ịch Kịch bản : Tình yêu và thù hận Cảnh 1: Sau lễ hội hóa trang Cả hai đều nhận ra được sự thật phũ phàng vì thế tâm trạng của Rô – mê – ô và Giu – li – ét đều ngỡ ngàng đau khổ. 10
- Rô – mê – ô:Thốt lên đau đớn. Nàng là họ Ca – piu – lét sao ? Ôi oan trái yêu quý, đời sống của ta nằm trong tay người thù ( Đặt tay lên ngực suy tư đau khổ) Giu – li – ét: Chàng là Rô – mê –ô, chàng là họ Môn – ta – ghiu ư . Cuộc đời sao lắm trớ trêu. (Giu – li – ét than thở ) Một mối thù sinh một mối tình Vội chi sớm gặp biết đành muộn sao! Tình đâu trắc trở gian lao Hận thù mà lại khát khao ân tình. Cảnh 2: Vườn nhà Ca – piu – lét. Rô – mê – ô ra. Rô – mê – ô: Thật nhẹ nhàng, những tia sáng bên trong cửa sổ Giu – li – ét xuất hiện trên cửa sổ. Đó là phía đông và Giu – li – ét là mặt trời. Mặt trời nóng bỏng che lấp mặt trăng lạnh lẽo. Cô ấy là thiên thần Chúa mang đến cho thế gian. Chờ đã. Đó là người phụ nữ của tôi, là tình yêu của tôi. Cô ấy biết điều này không?. Đôi gò má ấy như những vì sao trên trời. Tỏa sáng như ánh mặt trời. Đôi mắt cô ấy như những ánh sáng trên thiên đường rọi xuống tỏa ánh sáng làm cho những con chim sẽ chẳng phân biệt được ngày hay đêm. Nhìn cô ấy nghiêng đầu trên bàn tay kia, ước gì tôi là bàn tay đó để có thể chạm được vào má cô ấy. Cô ấy đang nói ( Rô – mê – ô chạy vội vã lại gần hơn với Giu – li – ét ). Nói lại đi thiên thần. Giu – li – ét: Ôi! Rô – mê – ô, Rô – mê – ô. Anh ở nơi nào vậy Rô – mê – ô?. Bất chấp danh dự của gia đình và bản thân mạo hiểm để theo đuổi một tình yêu. Tôi sẽ không còn là tiểu thư của nhà Ca – piu – lét nữa. Rô – mê – ô: Mình nên nghe hay trả lời nàng đây. Giu – li – ét : Nhưng cái tên đó lại là kẻ thù của dòng họ tôi. Anh ấy sẽ không còn là chính mình nếu không phải là người của dòng họ Môn – ta – ghiu. Có gì trong một cái tên chứ ?.Chúng ta gọi hoa hồng bằng những cái tên khác thì hương thơm của nó vẫn ngọt ngào. Rô – mê – ô nếu chàng được gọi bằng một tên khác thì mười phân chàng cũng vẫn vẹn mười. Chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi để đổi lấy em đây. Rô – mê – ô đối với dòng họ em là kẻ thù nhưng với trái tim em anh là tất cả. Rô – mê – ô:( Nói to ) Ta tin lời của nàng ( Khiến Giu – li – ét giật mình) . Hãy lắng nghe tiếng nói từ trái tim và anh sẽ rửa tội ngay lúc này. Anh sẽ không cần cái tên Rô – mê – ô nữa. Giu – li – ét : Anh là ai ? Sao lại biết được điều tôi ấp ủ trong lòng ? Rô – mê – ô: Anh chẳng biết phải nói thế nào nữa, tên của anh …( Ngập ngừng) là nỗi khổ của bản thân anh lúc này vì nó là kẻ thù của nhà em. (Rô – mê – ô nhẹ nhàng cởi mũ xuống ) 11
- Giu – li – ét : Ta chưa nói chuyện được nhiều nhưng em biết âm thanh ngọt ngào này. Anh là Rô – mê – ô dòng họ Môn – ta – ghiu? Rô – mê – ô : Không đâu, tình yêu, nếu em không thích nó. ( Rô – mê – ô cởi áo khoác chạy lại leo lên tầng nhà Giu – li – ét) Giu – li – ét : Anh sẽ gặp nguy hiểm nếu người nhà em trông thấy anh. Rô – mê – ô : Với đôi cánh tình yêu thì những bức tường này có cao bao nhiêu cũng không ngăn nổi được anh. Tình yêu có thể vượt qua mọi thứ nếu ta cố gắng. Dù người dòng họ của nhà em ở đây cũng không thể khiến anh dừng bước được. Để được thấy em dù có 20 lưỡi kiếm kề cổ anh cũng chẳng sợ. Em chính là động lực để anh làm tất cả những điều này. Giu – li – ét : Em chẳng bao giờ muốn họ bắt gặp anh nơi đây. Rô – mê – ô : Hỡi em yêu! Em chính là niềm vui và sự sống của anh . Đêm hôm nay dưới ánh trăng này anh thề sẽ yêu em mãi mãi. Cho dù sự thù hận của dòng họ ngăn cản nhưng anh tin vào tiếng nói của trái tim anh. Tình yêu sẽ đem đến cho anh sự can đảm và dũng khí để vượt qua hận thù. ( Đưa tay về phía Giu – li – ét) Giu – li – ét : Ôi anh Rô – mê – ô! Những lời của anh nói làm trái tim em tan chảy, em ước gì em không phải là tiểu thư của dòng họ Ca – piu – lét. Dù em là con cháu của dòng họ Ca – piu – lét nhưng tình yêu không có lỗi. Tình yêu em dành cho anh không có lỗi đúng không anh? ( Trong nhà có tiếng kêu : Tiểu thư ! tiểu thư ơi !) Giu – li – ét : Người nhà em xuất hiện rồi anh ơi!. Anh hãy rời khỏi chốn này đi, nơi đây sẽ là địa ngục nếu họ bắt gặp anh. Rô – mê – ô : Nhưng dù thế nào anh cũng không muốn rời xa em lúc này. Không! Dù họ bắt gặp, anh cũng không thấy sợ. Anh chỉ sợ đôi mắt em không có hình bóng của anh thôi, Giu – li – ét nàng ơi ? Hãy cho anh niềm tin để anh vượt qua tất cả. Giu – li – ét : Em yêu anh Rô – mê – ô. Hãy rời xa chốn này để em được nhìn thấy anh mỗi ngày . Đi đi anh ( Có tiếng gọi gấp gáp tiểu thư ! tiểu thư ơi !) Rô – mê – ô : Anh tạm rời xa em hôm nay nhé tình yêu của anh. ( Rô – mê – ô rời khỏi vườn nhà Giu – li – ét, còn Giu – li – ét đứng trông theo hình bóng của Rô – mê – ô khuất dần trong đếm tối ) Diễn kịch : Theo đường link: https://youtu.be/H2IEaAhRbsA Hoặc: https://youtu.be/S10sqnRTN4o 3.2. Nhom 2 đóng vai MC ́ Diễn biến hoạt động giao lưu đóng vai MC 12
- MC Tú Linh : Các bạn học sinh thân mến, tình yêu là một đề tài muôn thuở. Luôn nhận được sự quan tâm của mọi thế hệ. Mỗi thời đại sẽ có cách nhìn nhận và quan điểm khác nhau về tình yêu, đặc biệt là tình yêu tuổi học trò. Để trao đổi về chủ đề này hôm nay lớp chúng ta sẽ tổ chức một buổi giao lưu, chia sẻ xung quanh đề tài được các bạn trẻ quan tâm “ Tình yêu tuổi học trò”. Đến với buổi giao lưu hôm nay, tôi xin trân trọng vinh dự giới thiệu sự có mặt của giáo viên chủ nhiệm, cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn 2 cô giáo sẽ là 2 vị khách mời đặc biệt của buổi giao lưu. Ngoài ra còn có sự tham gia đầy đủ của các bạn học sinh trong lớp – những vị khách chính của buổi giao lưu. Chào mừng sự tham gia đầy đủ của các cô giáo, của các bạn thành viên trong lớp. Sau đây, chúng ta cùng tham gia trả lời một số câu hỏi của MC để tìm hiểu về “ Tình yêu tuổi học trò” Câu hỏi 1: Bạn hiểu tình yêu là gì ? Hoàng Anh : Theo mình hiểu tình yêu sự rung động khi mình thích thích một ai đó Ngọc Ánh : Bản thân mình nghĩ tình yêu đơn giản là được quan tâm, chia sẻ, cùng nhau thấu hiểu, cùng sở thích và khi xa thì mình thấy nhớ. Khánh Huyền : Mình chưa yêu ai nhưng mình hiểu tình yêu cực kỳ đơn giản; là niềm vui được nhìn thấy người mình thương mỗi ngày. Trọng Toàn: Theo môn giáo dục công dân thì mình biết tình yêu là : Tình cảm cao nhất của 2 người khác giới, ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt, làm cho họ có nhu cầu được gần gũi với nhau, tự nguyện sống vì nhau và hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. MC: Có thể nói tình yêu có rất nhiều định nghĩa khác nhau, đến như các nhà thơ nhà văn còn tốn biết bao giấy mực khi đi tìm định nghĩa về tình yêu : Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu còn băn khoăn: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu Có nghĩa gì đâu một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu Nhà thơ Xuân Quỳnh từng đặt câu hỏi : Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau ? 13
- Trước rất nhiều ý kiến và quan niêm về tình yêu xin mời cô giáo dạy Văn cho ý kiến: Cô giáo: Cô thấy mỗi em đều có những nhận định đúng và hay về tình yêu cô chỉ tổng hợp lại những ý kiến của các em, theo cô : Tình yêu là hành động quan tâm, chăm sóc và lo lắng ….. dành cho một người nào đó mà bạn yêu thương và mong muốn mang lại thật nhiều hạnh phúc cho cuộc sống của họ. MC: Chúng em xin cảm ơn cô giáo . Câu hỏi 2: Theo bạn ở độ tuổi nào là thích hợp để bắt đầu yêu ? Hoàng Khánh : Bản thân mình nghĩ tình yêu không tuổi tác chỉ cần khi chúng ta trưởng thành là có thể bắt đầu yêu. Văn Tùng : Đối với bản thân mình thì khi bắt đầu lên học THPT là có thể bắt đầu tình yêu, độ tuổi tầm 16 – 17 vì đây là độ tuổi trăng tròn đẹp nhất của mỗi người. Văn Mạnh : Quan điểm của mình khi có công việc ổn định, có thu nhập tương đối, tự chủ về kinh tế….thì khi đó mới bắt đầu tình yêu. Vì chỉ khi đó mới có thể đảm bảo được sự bền vững của tình yêu và tình yêu mới phát triển tới hôn nhân. Huy Hoàng : Độ tuổi đẹp nhất để bắt đầu tình yêu và có thể tiến tới hôn nhân theo quy định của pháp luật thì theo mình nên bắt đầu từ 22 tuổi đối với nữ và 25 tuổi đối với nam. Hoài Thương: Mình thì nghĩ tình yêu đến bất chợt bằng cảm xúc không thể xác định nên yêu ở độ tuổi nào. Xem bộ phim Hàn quốc “ Hạ cánh nơi anh” mình thấy tình yêu đến bất chợt, tình yêu không biên giới. Mình chỉ mong có được một tình yêu như thế trong tương lai. MC : Rất cảm ơn sự đóng góp nhiệt tình của các bạn theo mình nghĩ tình yêu là những cảm xúc, rung động về tình cảm nên nó không quy định về độ tuổi nhất định, tuy nhiên để cảm nhận và chia sẻ được tình cảm này thì chúng ta phải ở độ tuổi phát triển khá đầy đủ cả về tâm lý, sinh lý, nhận thức để xây dựng, giữ gìn được 1 tình yêu đep. Câu hỏi 3: Thế nào là tình yêu tuổi học trò ? Hoàng Huế : Tình yêu tuổi học trò là tình yêu của những bạn đang còn ở lứa tuổi đi học từ lớp 10 đến lớp 12 Hoài Thương : Theo mình tình yêu tuổi học trò là những rung động đầu tiên thầm kín của những người học cùng lớp hoặc cùng trường. Thúy Nga : Có thể nói tình yêu tuổi học trò là tình cảm trong sáng thuần khiết và đẹp đẽ nhất trong mỗi cuộc đời của mỗi người. Cho nên mình nghĩ nên phát huy tình cảm này . 14
- Cô giáo chủ nhiệm : Theo cô hiểu tình yêu tuổi học trò là tình cảm trong sáng, hồn nhiên và đơn giản. Là những rung động đầu đời dành cho một người khác giới. Đồng thời tình yêu tuổi học trò thường có những biểu hiện chân thành và ngộ nghĩnh đáng yêu. Cô chỉ mong các em luôn giữ được sự trong sáng, những rung động, những cảm xúc đẹp đẽ của tuổi học trò đề cùng nhau cố gắng học tập, lập nghiệp. Đừng phạm sai lầm để rồi sau này hối hận, tiếc nuối. MC: Xin chân thành cảm ơn ý kiến chia sẻ rất chân thành của cô giáo, mong cô sẽ có nhiều định hướng hơn cho các em trong thời gian tiếp. Câu hỏi 4: Tại sao chúng ta lại nảy sinh tình yêu ở tuổi học trò ? Hồng Hạnh : Mình hiểu đây là lứa tuổi mới lớn có nhu cầu tìm bạn cao đặc biệt là bạn khác giới. Hơn nữa đây là lứa tuổi mong muốn được thể hiện mình, chứng minh sự trưởng thành. Vì thế nảy sinh những tình cảm ở lứa tuổi này. Đức Trọng : Có người yêu ở tuổi học trò như “mốt”, thấy bạn có người yêu bản thân mình cũng muốn có. Nên mình có cảm xúc khi gặp bạn gái và từ đó nảy sinh tình yêu. Thúy Nga : Vì đây là lứa tuổi bồng bột nhất thời, nhiều khi chưa đủ chín chắn để phân biệt được cảm xúc, thường hay có những thần tượng trong suy nghĩ. Vì thế khi gặp một bạn trai nào đó gần giống với thần tượng của mình nên dễ nảy sinh tình yêu. MC: Xin mời cô giáo dạy môn Văn có ý kiến để chia sẻ với các bạn về vấn đề này. Cô giáo dạy Văn : Cô thấy những ý kiến đóng góp của các em vô cùng hay và thú vị, đây là cơ hội để các em được bày tỏ suy nghĩ, tâm tư của bản thân từ đó điều chỉnh tình cảm của mình cho đúng chuẩn mực. Trước câu hỏi của MC thì cô có những chia sẻ như sau: Tại sao nhiều bạn trẻ lại nảy sinh tình yêu tuổi học trò là do 2 nguyên nhân: + Nguyên nhân chủ quan: Do các em đang ở lứa tuổi phát triển và thay đổi về tâm sinh lý. Nhận thức chưa đúng đắn về tình yêu : yêu theo phong trào, yêu để giải trí, yêu để lợi dụng… + Nguyên nhân khách quan: Do gia đình chưa quan tâm đến con cái, chưa có nhiều biện pháp tích cực, hiệu quả để định hướng và tác động đến nhận thức của học sinh. Mặt khác do ảnh hưởng của xã hội, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, phim ảnh ... MC: Xin cảm ơn sự quan tâm của cô, qua sự tư vấn của cô mong rằng các bạn sẽ có những thay đổi trong cách thể hiện tình cảm của bản thân. 15
- Câu hỏi 5: Theo bạn, chúng ta nên hay không nên yêu ở lứa tuổi học trò ? Thúy Na : Theo em nên vì : + Giúp hoàn thiện tâm lí bản thân, sống thật với cảm xúc của bản thân + Giúp chúng ta có lối sống tích cực và biết suy nghĩ hơn + Giúp giải tỏa phiền muộn, bớt căng thẳng và giúp đỡ nhau trong học tập Doãn Đạt : Em cũng đồng ý với ý kiến là nên yêu ở lứa tuổi học trò vì : khi yêu có người bạn tri kỉ để chia sẻ và thấu hiểu mọi chuyện buồn vui. Bên cạnh đó tình yêu cũng làm cho cuộc sống tinh thần phong phú hơn, biết yêu thương quan tâm người khác nhiều hơn . Anh Đức : Em thì thấy không nên vì : + Ở lứa tuổi học trò chưa đủ chín chắn và trưởng thành để nhận thức về tình yêu + Chưa biết kiềm chế, kiểm soát cảm xúc nêm dễ rơi vào những trạng thái tiêu cực làm nảy sinh những hành động sai trái, thậm chí để lại hậu quả như là bỏ học, mang thai ngoài ý muốn, tự tử ... + Đặc biệt nhiều bạn không làm chủ được đã làm ảnh hưởng đến thời gian học tập tối về không lo làm bài tập mà chỉ lo nhắn tin, gọi điện. MC kết luận: Tình yêu là thứ tình cảm kỳ diệu, đẹp đẽ của con người xuất phát từ sự chân thành, tự nhiên. Tình yêu tuổi học trò cũng rất đáng được tôn trọng. Tuy nhiên những người trong cuộc phải biết giữ gìn để tình yêu đó không bị chi phối bới những dục vọng tầm thường, không làm tổn hại thanh danh người mình yêu và nhất là không cản trở việc học tập và phấn đấu của bản thân. Hãy là người có bản lĩnh, biết kiểm soát tình cảm của mình bằng lí trí tỉnh táo để có thể biến tình yêu thành động lực, thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn vượt qua những khó khăn, những thử thách để xây dựng tình yêu tuổi học trò thật đẹp, thật ý nghĩa ... Buổi giao lưu của chúng ta đến đây kết thúc, xin chân thành cảm ơn sự có mặt của 2 cô giáo và sự nhiệt tình tham gia của các bạn. Mình hy vọng sẽ có nhiều buổi giao lưu chia sẻ như thế này để chúng ta có cơ hội trải lòng hơn. 4. Tiêt 3: Nhom 3 triên khai theo kich ban; giao viên t ́ ́ ̉ ̣ ̉ ́ ổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm (tiêt 69 theo KHDH) ́ 4.1. Nhom 3 đóng vai chuyên gia t ́ ư vấn tâm lý Diễn biến hoạt động tư vấn đóng vai chuyên gia tâm lý. Chuyên gia tư vấn giáo sư Cù Trọng Xoay : Các em thân mến ! Tuổi học trò là lứa tuổi chứng kiến nhiều sự thay đổi trong tâm sinh lý của con người. Lúc này đã bắt đầu hình thành khái niệm “ thích”, “ yêu”, “kết”, “ cặp đôi”…. 16
- Sự gắn bó hàng ngày trên lớp học dễ dàng tạo điều kiện cho học trò có tình cảm với người khác giới. Tình yêu học đường đến như một lẽ rất tự nhiên từ trong chính tâm hồn, trái tim mỗi người. Tuy nhiên, tình cảm học trò cũng sẽ có lúc gặp nhiều rắc rối mà chúng ta không thể giải quyết được, khiến chúng ta rơi vào cảnh bế tắc chán nản thậm chí tuyệt vọng. Vì vậy, hôm nay chúng ta tổ chức buổi giao lưu để được chia sẻ cùng với nhau những khó khăn rắc rối thường gặp để hướng đến xây dựng một tình yêu học trò đẹp đẽ trong sáng. Xin mời các em chia sẻ những băn khoăn, vướng mắc của mình, rất mong các em tự tin mạnh dạn để chúng ta cùng nhau hợp tác tìm cách giải quyết tốt nhất. Thúy Na: Thưa chuyên gia, em có tình cảm rung động với một bạn trai học cùng khóa với em trong trường, em thì không rõ bạn có tình cảm với em không?. Vậy em có nên bày tỏ tình cảm của mình cho bạn đó biết không? Chuyên gia tư vấn giáo sư Cù Trọng Xoay: Tình cảm từ một phía ta thường gọi là tình yêu đơn phương, đây cũng là một tình yêu đẹp. Tuy nhiên có nên bày tỏ tình yêu đơn phương này cho phía còn lại biết hay không thì các em cần cân nhắc thêm một số vấn đề: Xác định đúng là mình đã “yêu” bạn ấy chưa ? Để ý xem bạn ấy có biểu hiện nào là quan tâm đến mình, thích mình không ? Tìm hiểu xem bạn ấy đã có người yêu chưa ? Nếu: bạn ấy chưa có người yêu và có quan tâm đến mình thì có thể chủ động bày tỏ trước tình cảm của mình với bạn ấy. Nếu: bạn ấy đã có người yêu thì mình cũng nên mạnh dạn bày tỏ tình cảm của mình để bạn ấy biết, việc đó không có gì sai trái nhưng không nên tìm mọi cách để có được người mình yêu. Nhưng chỉ nên tìm cơ hội nói chuyện riêng với bạn ấy, tránh những chỗ đông người dễ bị bàn tán, dèm pha. Và quan trọng nhất là sau khi bày tỏ tình cảm của mình nếu bị từ chối thì các em không nên buồn bã, bi lụy mà phải xem đó là việc bình thường vì tình cảm là không thể gượng ép, hãy tiếp tục sống lạc quan, vui vẻ cố gắng học tập, hoàn thiện bản thân mình hơn. Thúy Na: Em xin chân thành cảm ơn chuyên gia, sau khi nghe những lời tư vấn của chuyên gia em thấy tự tin hơn và có những suy nghĩ tích cực hơn. Em sẽ suy nghĩ kỹ về vấn đề này. Lê Đạt: Thưa chuyên gia, em có bạn gái khi bắt đầu vào học lớp 11, nhưng em vẫn duy trì được thành tích học tập của mình. Bố mẹ em phát 17
- hiện ra em có bạn gái đã ra sức ngăn cấm và theo dõi mọi hoạt động của em, không cho em sử dụng điện thoại để em khỏi liên lạc. Vậy em phải làm thế nào để thuyết phục được bố mẹ em? Chuyên gia tư vấn giáo sư Cù Trọng Xoay: Trước hết em phải hiểu việc phản đối của bố mẹ là hợp lí, với vai trò của những người làm cha làm mẹ họ luôn lo lắng cho con cái, mong con cái học tập thành đạt. Hơn nữa trong mắt của các bậc phụ huynh con cái dù lớn nhưng họ vẫn xem còn nhỏ, còn “con nít”. Sau đó các em cũng cần hiểu tại sao bố mẹ lại không ủng hộ tình yêu ở tuổi học trò để tự mình củng cố khắc phục niềm tin với bố mẹ: + Thông qua các phương tiện truyền thông các bố mẹ đều thấy những hậu quả mà tình yêu tuổi học trò mang lại: như bỏ học đi chơi, sa sút việc học tập, vượt qua giới hạn mang thai khi còn học sinh …. Cho nên tâm lý chung của những ông bố bà mẹ đều không muốn con mình yêu ở độ tuổi này. Vì vậy với bản thân em cần: + Em cần phải học tập thật tốt thậm chí tốt hơn trước đó để bố mẹ thấy rằng tình cảm của các em không ảnh hưởng gì đến kết quả học tập mà còn làm kết quả học tập tốt hơn. + Ngoài ra hãy luôn duy trì trạng thái lạc quan vui vẻ, sống tích cực, tạo niềm tin để phụ huynh yên tâm tin tưởng vào sự trưởng thành của con cái. + Có thể nói chuyện, trao đổi thoải mái với bố mẹ về tình cảm của mình để bố mẹ đồng cảm và chia sẻ, tư vấn thêm. + Còn em nên giải thích với bố mẹ, điện thoại là một phương tiện cần thiết để phục vụ nhu cầu học tập, chia sẻ thông tin chứ không chỉ để liên lạc với bạn gái. Việc thu giữ điện thoại hoàn toàn không phù hợp. Lê Đạt: Em rất cảm ơn lời khuyên của chuyên gia, thật sự những ngày qua em rất buồn và oán trách bố mẹ. Sau cuộc trò chuyện này em sẽ có cách để nói chuyện cùng bố mẹ và em tin niềm vui sẽ đến với em khi được bố mẹ đồng ý, cảm thông. Thanh Hằng : Thưa chuyên gia, bạn của em mới bị một bạn nữ đe dọa vì dám yêu người yêu của bạn ấy, vậy theo chuyên gia bạn của em phải làm gì ? Chuyên gia tư vấn giáo sư Cù Trọng Xoay: Việc nhiều người cùng yêu một người là việc hay xảy ra trong tình cảm do có nhiều bạn rất có sức hút, sức hấp dẫn với người khác giới. Nhưng đáng báo động hiện nay là tình trạng “ giải quyết tranh chấp” người yêu của các em lại thường theo xu hướng bạo lực như việc bạn em đang gặp phải: đe dọa rồi gây gổ ẩu đả, “thanh toán” nhau khá quyết liệt. Những hành động này của các em sẽ 18
- dẫn đến nhiều hậu quả lớn và có thể vì vậy mà đánh mất người mình yêu chứ không phải là để giữ người mình yêu như mục đích ban đầu. Vì vậy, khi rơi vào tình huống này các em hãy bình tĩnh tìm cách xử lý phù hợp, tuyệt đối tránh xung đột. Tốt nhất hãy sắp xếp một buổi gặp mặt nói chuyện cả 3 người gồm bạn của em, bạn nữ đe dọa và bạn nam có liên quan. Trong buổi nói chuyện bạn em cần chủ động làm rõ vấn đề bạn nam đó có tình cảm thực sự với ai. + Nếu có tình cảm thực sự với bạn của em thì cần nói rõ để bạn nữ kia rút lui, chấm dứt hành động dọa dẫm. + Nếu có tình cảm với bạn nữ kia thì bạn em chủ động rút lui và cũng nhắc nhở bạn kia mình không liên quan gì nữa nên không được gây sự với mình. + Nếu bạn nam đó không có tình cảm với ai trong 2 người thì cả 2 bạn càng nên vui vẻ bắt tay làm bạn, cùng kết thúc một tình yêu đơn phương. Thanh Hằng: Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm thấu hiểu của chuyên gia, em cũng hy vọng bạn của em sẽ chấm dứt được những mối quan hệ không tốt để yên tâm học tập. Chúc giáo sư luôn mạnh khỏe để có thể giúp chúng em gỡ rối nhiều hơn nữa. Tố Nga : Thưa giáo sư em và bạn trai em đã yêu nhau được 6 tháng nay rồi, bạn trai em đã đi làm và lớn hơn em 2 tuổi. Trong quá trình yêu nhau bạn trai em quan tâm chăm sóc em chu đáo : hay rủ em đi uống trà sữa, trà chanh, nạp thẻ điện thoại cho em….Nhưng bạn trai em thường xuyên quản lý thời gian của em, kiểm tra điện thoại tin nhắn, không cho em giao lưu với bạn khác giới khiến em cảm thấy mệt mỏi khó chịu. Theo giáo sư đây là hiện tượng ghen hay cuồng yêu ? Em có nên tiếp tục tình yêu này không ạ? Chuyên gia tư vấn giáo sư Cù Trọng Xoay: Câu hỏi của em cũng là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm bởi hiện tượng ghen hay cuồng yêu như em nói không còn mới mẻ. Trong thực tế có nhiều người vì ghen hoặc cuồng yêu mà phạm sai lầm để lại hậu quả nghiêm trọng : như vụ án giết bạn gái, tạt a xít, thuê xã hội đen đe dọa. Riêng với câu hỏi của em tôi xin chia sẻ như sau: Trước hết chúng ta sẽ phân biệt ghen và cuồng yêu Ghen tuông : Ghen là một dạng bản năng của con người không thể loại bỏ mà chỉ có thể kiểm soát bằng lý trí, khả năng tự làm chủ bản thân hoặc thông qua những mối quan hệ xã hội tích cực, thiện chí, là một trạng thái tình cảm bí ẩn ngay cả với chính người trong cuộc, đó là hình thức luôn liên quan tới cảm giác sợ mất mát. Khi ghen thường có biểu hiện giận dữ, lo lắng, sợ hãi, thậm chí có những hành động hung hăng, bạo lực, kiểm soát. 19
- Cuồng yêu: Hội chứng "cuồng yêu" có tên gọi khoa học là hội chứng Adele. Đây là hội chứng tâm lý khiến người bệnh có cảm giác yêu đến mức cuồng điên. Dẫn đến những hành động không thể kiểm soát được. Như vậy bạn trai của em là hiện tượng ghen tuông vì luôn có cảm giác lo lắng sợ mất. Trở lại với câu chuyện của bản thân em, thì em nên xem lại mối quan hệ này một cách thấu đáo, bởi vì mới chỉ quen nhau 6 tháng nhưng thường rủ rê em đi chơi, đi uống trà sữa làm ảnh hưởng đến thời gian học tập của em. Nếu một người yêu em chân thành thì sẽ động viên em học tập chu đáo chứ không thường xuyên rủ rê đi chơi. Mặt khác, nếu liên tục kiểm tra điện thoại tin nhắn của em là vi phạm quyền riêng tư và không tôn trọng em. Em còn đi học cần gặp bạn bè, gặp mọi người nếu bạn trai em không tin tưởng thì không thể tiếp tục mối quan hệ này lâu dài. Chính vì sự nghi ngờ sẽ làm cho cả hai mệt mỏi vô cùng. Em cần nói chuyện chia sẻ với bạn trai của em nếu bạn trai không thay đổi thì em cần suy nghĩ lại mối quan hệ này. Tình yêu chỉ bền vững khi cả 2 tôn trọng, yêu thương, chia sẻ cùng nhau. Chúng ta vừa học xong đoạn trích “Tình yêu và thù hận” (Trích: Rô mê ô và Giu li ét – U.Sếch xpia) thông điệp mà tác giả gửi tới là tình yêu vượt qua thù hận nhường chỗ cho sự bao dung vị tha. Vì thế mong các em duy trì được một tình cảm tốt đẹp cao thượng. Mong em bình tĩnh sáng suốt để chọn đúng người bạn của mình. Tố Nga: Xin cảm ơn những lời khuyên chân thành của chuyên gia, em nghĩ những lời khuyên của chuyên gia sẽ là định hướng cho em trong thời gian tới. Kính chúc giáo sư sức khỏe hạnh phúc. Chuyên gia tư vấn giáo sư Cù Trọng Xoay: Các em thân mến!. Ở lứa tuổi học trò tình yêu là tình cảm trong sáng, hồn hậu đẹp đẽ của cuộc đời mỗi con người, nhưng tình yêu không phải là tất cả. Ở lứa tuổi này các em vẫn còn đang còn nhiều tình cảm đáng quý như : tình bạn, tình thầy trò, tình anh em…. Các em cũng đang còn rất nhiều việc phải hoàn thành tốt như : học tập, lập nghiệp, lập danh….. Vì vậy, bên cạnh tình yêu các em nên dành thời gian để quan tâm đến bạn bè, gia đình, người thân, hàng xóm và nên đặt mục tiêu phấn đấu cho cuộc đời mình. Buổi tư vấn về tình yêu tuổi học trò đến đây kết thúc xin chúc các em chăm ngoan, học giỏi và sau này tìm được hạnh phúc trọn vẹn. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các em vào buổi giao lưu sau. 4.2. Tông kêt, rut kinh nghiêm ̉ ́ ́ ̣ Sau khi thực hiện xong các hoạt động 3 nhóm tự nhận xét đánh giá lại công việc của nhóm mình, các nhóm tự nhận xét đánh giá lẫn nhau, giáo viên bổ sung góp ý. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 41 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 25 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các bài hát, tục ngữ, ca dao trong dạy học Địa lí 10, 12
31 p | 66 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống, khắc sâu kiến thức Hoá học hữu cơ lớp 12 cơ bản
30 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 27 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 12 trường THPT Trần Đại Nghĩa làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao
41 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo mô hình STEM bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ và bài Ankan, Hoá học 11 ở trường THPT
56 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) để tổng hợp kiến thức ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối 12
6 p | 55 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh theo chủ đề tích hợp liên môn trong bài “Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều” chương trình công nghệ 12 ở trường THPT Y
55 p | 62 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để phát triển năng lực tư duy cho học sinh
106 p | 25 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảng hệ thống kiến thức nhằm nâng cao chất lượng trong ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông phần Lịch sử Việt Nam (1919-1945)
47 p | 41 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn